Tham luận về Quách Tấn
Quách Giao
Ngày 21 tháng 12 năm 2007 là ngày giỗ lần thứ 15 của thân phụ
tôi mà cũng là thầy của Lê Triều Phương. Chúng tôi phối hợp với tạp chí Xưa Và
Nay tổ chức tại trụ sở tòa soạn tạp chí tại TP. HCMinh một buổi tưởng
niệm gồm các bạn hữu và thân nhân các nhà thơ Chế Lan Viên, Bích Khê, Yến Lan.
Buổi họp mặt dự trù có mặt của vợ chồng Lê Triều Phương song đến giờ chót Lê
Triều Phương phải nhập viện nên nhà thơ chỉ gởi đến bài "Trần Gian Gởi lại"
dự định đọc trong buổi họp mặt. Bài tham luận này được tạp chí Văn Hóa Phật
Giáo đăng tải vào số 61 ngày 1-7 2008. Nguyên văn như sau:
Trần gian để lại ...
Một mai ba tấc đất vùi
Trần gian gởi lại nụ cười cho hoa.
Trần gian để lại... là đề tài mà chúng tôi muốn trình bày với
quý vị về đôi điều tâm sự của thi sĩ Quách Tấn đã gây cho tôi nhiều xúc động và
suy nghĩ nhất. Trần gian để lại... được rút từ câu thơ "Trần gian để lại nụ cười cho
hoa.". Có phải Quách Tấn chỉ để cho trần gian duy có một nụ cười cho hoa?
Chắc chắn là không! Quách Tấn đã để lại cho trần gian nhiều thứ lắm chứ. Nào là
gia tài văn thơ đồ sộ với 22 tác phẩm thơ, thơ dịch và 35 tác phẩm văn xuôi,
trong đó có những tác phẩm gồm có 2-4 tập hơn cả nghìn trang. Nào là quan niệm
về văn thơ, về kinh nghiệm sống trong thời chiến tranh, về quê hương v.. v..
Nhưng tại sao Quách Tấn mong để lại nụ cười cho hoa trước khi được chôn trong
lòng đất?
Một mai ba tấc đất vùi
Trần gian gởi lại nụ cười cho hoa.
Trần gian gởi lại nụ cười cho hoa.
Từ vùi trong câu Một mai ba tấc đất vùi nghe sao mà đau xót
cho một số phận của một nhà thơ. Và Trần gian để lại nụ cười cho hoa có thể gây
cho người đọc một thoáng cao ngạo nào đó ẩn hiện trong câu thơ.
Bất cứ một câu thơ, một bài thơ nào cũng được sự cảm nhận, sự
đánh giá và phê phán từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng tôi chỉ xin được phép giới
thiệu hai câu thơ ấy như một trong những chìa khóa quan trọng để mở cửa đi vào
một phần nào tâm sự hay nói chính xác hơn là đi vào tư tưởng và đời sống tâm
linh của Quách Tấn. Đó là 2 trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá tầm
vóc quốc tế của thi nhân và văn nhân.
Thứ nhất, chúng tôi xin nói đến hoàn cảnh chiến tranh đã diễn
ra trên quê hương thân yêu của chúng ta. Chúng tôi gọi đó là một "hoàn cảnh
lớn" khó mấy ai thoát khỏi. Bởi vì sự càn quét của nó tương tự như mùa thu
vùng ôn đới. Hoa, lá đều phải lìa cành. Chết chóc, tang thương, khổ đau, nghi
ngờ, thù hận ảnh hưởng sâu sắc vào tâm thức, tư duy và cách hành xử của con người.
Quách Tấn đã chia sẻ tất cả những gì mà toàn thể dân tộc phải
trải qua. Ông đã mất mát và thiệt thòi. Chiến tranh đã cướp mất người con trai
thân yêu của ông. Ông đã khái quát hóa nó là thời loạn mà kiếp nam nhi không thể
nào tránh như bài Khóc con IV đã ghi:
Không nói lòng đau khổ
Nói, không nói được gì
Canh tàn nằm nuốt lệ
Thời loạn kiếp nam nhi."
(Giọt Trăng)
Nói, không nói được gì
Canh tàn nằm nuốt lệ
Thời loạn kiếp nam nhi."
(Giọt Trăng)
Chính thuốc khai quang, theo Hồi ký của ông, đã giết chết cây
mận vô cùng thương quý của ông, một bảo vật của ông. Sân rợp bóng mận là nơi đoàn
tụ hạnh phúc của gia đình, là nơi sum họp ấm cúng với bạn bè tri âm tri kỷ:
Sân không còn bóng mận
Buồn ngập ánh trăng thanh
(Tình Mận - Giọt Trăng)
Buồn ngập ánh trăng thanh
(Tình Mận - Giọt Trăng)
Là lời than mang nỗi buồn da diết .
Thứ hai, cũng như bao nghệ sĩ khác đời sống tình cảm của
Quách Tấn vô cùng bén nhạy. Sân mận không còn nữa và đau xót thay cho cảnh:
Lui cui ngày vắng tiếp đêm dài
Chuyện vãn khi buồn chẳng có ai.
Bè bạn mỗi người đi mỗi ngã
Anh em ba đứa ở ba nơi.
(Thư Hoài, Phấn Bướm Còn Vương)
Chuyện vãn khi buồn chẳng có ai.
Bè bạn mỗi người đi mỗi ngã
Anh em ba đứa ở ba nơi.
(Thư Hoài, Phấn Bướm Còn Vương)
Và, mỗi một người bạn ra đi là mất đi một con người tin cậy để
gởi gấm tâm sự, mất đi một mái ấm che đỡ gió sương:
Bốn trụ tinh thần gãy một rồi
Thương lòng nhau quá Lộc Đình ơi!
Còn đâu những bức thư đầm ấm
Che bớt phong sương lúc trở trời.
(Khóc Lộc Đình, Xuân Còn Rơi Rớt)
Thương lòng nhau quá Lộc Đình ơi!
Còn đâu những bức thư đầm ấm
Che bớt phong sương lúc trở trời.
(Khóc Lộc Đình, Xuân Còn Rơi Rớt)
Thứ ba, chúng ta có thể hỏi: bạn tri âm tri kỷ vốn khó kiếm,
nhưng Quách Tấn không tìm thấy tình người và niềm vui nơi những bạn giao lưu
thông thường hay sao?
Có, có chứ. Nếu tìm được tình người và niềm vui nơi những bạn
giao lưu thông thường thì đã là diễm phúc rồi. Nhưng Quách Tấn đã gặp phải bao
nhiêu cảnh não lòng (Trắng Mộng Hoa Lê, Xuân Còn rơi Rớt) trong sự giao
du:
Người mong đến không đến
Người đến lại không mong
(Cô Quạnh, Cánh Chim Thu)
Người đến lại không mong
(Cô Quạnh, Cánh Chim Thu)
Từ nay tránh bớt khách xa gần
Khỏi sợ phiền người khỏi lụy thân.
Dù chẳng phải chiên dù chẳng ghẻ
Biết ai là ngụy biết ai chân.
(Tránh Khách, Phấn Bướm Còn Vương)
Khỏi sợ phiền người khỏi lụy thân.
Dù chẳng phải chiên dù chẳng ghẻ
Biết ai là ngụy biết ai chân.
(Tránh Khách, Phấn Bướm Còn Vương)
Từ "chiên" trong câu "Dù chẳng phải chiên dù
chẳng ghẻ" chỉ có thể hiểu như một điển tích" riêng dành cho một hoàn
cảnh vô cùng éo le, bị nghi ngờ đeo đuổi dai dẳng và hàm oan chỉ có trời cao mới
biết:
Giá lẫn vàng thau khôn biện bạch
Tình chung non nước có cao xanh
(Khúc Đường Quanh, Phấn Bướm Còn Vương)
Tình chung non nước có cao xanh
(Khúc Đường Quanh, Phấn Bướm Còn Vương)
Cao xanh thì xa vợi, nhưng không có cao xanh, không có chỗ rỗng
không mù mịt ấy thì cũng chẳng có non nước. Nó là chân lý cuối cùng và huyền
nhiệm theo chân lý tuyệt đối của nhà Phật. Non chỉ có thể nhú lên và vươn cao,
nước chỉ có thể chảy và luân lưu nếu không có chỗ rỗng ấy. Có và không tùy dưới
con mắt bình thường, theo chân lý tương đối của nhà Phật, là hai thực thể đối
nghịch, song mất một trong hai thì không có vũ trụ này.
Giả và chân, biện bạch và không biện bạch là hai mặt của cuộc
đời. Cái "tình chung non nước", theo thế thường, thì non không thể hiểu
được mà nước cũng chẳng nhận ra. Chỉ có cao xanh huyền nhiệm mới thấy rõ. Quách
Tấn đã nhận rằng mình có chịu ảnh hưởng của Đạo Phật. Vì vậy, dù "tuổi già
thêm tịch mịch" đi nữa ông vẫn chấp nhận làm "thân cô nhạn".
Trước hết là ra ngoài cái dòng sông thế sự trôi ngoài áng mây (Trôi ngoài, Giàn
Hoa Lý) Ngoảnh lại bao bức xúc của mình trước cảnh tướng tá "lì da mặt"
để chỉ nghĩ đến "bầu cơm nặng khúc thân". Quách Tấn không còn muốn
phê phán nữa:
Xưa kia tướng tá gội phong trần
Tướng tá rày lo hưởng thú xuân
Mây vút lâu đài xương chiến sĩ
Hương tràn yến tiệc mỡ lương dân.
(Tướng Tá, Tiếng Vàng Khô)
Tướng tá rày lo hưởng thú xuân
Mây vút lâu đài xương chiến sĩ
Hương tràn yến tiệc mỡ lương dân.
(Tướng Tá, Tiếng Vàng Khô)
Tuy ông không còn muốn tranh danh đoạt lợi để tránh những kẻ
có thể làm cho mình phiền não, song không vì vậy mà tự làm tường lũy ngăn cách
mình với người:
Danh lợi mình không tranh với ai
Vườn không rào kín ngõ không cài
Sân lồng gió biển cháu kèo mận
Hiên ngát hương trời ông thưởng mai
(Xuân Riêng,Tiếng Vàng Khô)
Vườn không rào kín ngõ không cài
Sân lồng gió biển cháu kèo mận
Hiên ngát hương trời ông thưởng mai
(Xuân Riêng,Tiếng Vàng Khô)
Quách Tấn ngày càng rõ rằng:
Có mình đời chẳng hơn chi.
Không mình cũng chẳng thiệt gì đến ai
Rừng chim một nhánh hôm mai
Dòng sông thế sự trôi ngoài áng mây.
(Trôi Ngoài, Cánh Chim Thu )
Không mình cũng chẳng thiệt gì đến ai
Rừng chim một nhánh hôm mai
Dòng sông thế sự trôi ngoài áng mây.
(Trôi Ngoài, Cánh Chim Thu )
Quách Tấn đã muốn nhìn sự thật bằng chính con mắt của mình,
không nhìn cuộc đời qua sử sách, qua thông tin được ghi trên giấy hiện ra mờ tỏ
dưới ánh sáng ngọn hàn đăng. Ông đã dùng biểu tượng "tháo kính" để
nói lên tư tưởng loại bỏ cái cách nhìn gián tiếp, không chân thật, không lập
qua một lăng kính nào. Ông muốn nhận thấy và nhận thức với con mắt uyên nguyên
của mình để có thể đi vào bản chất của sự vật của chính nó. Quách Tấn muốn vươn
lên khỏi chân lý thế gian để tiến đến chân lý vĩnh hằng. Ông vẫn ý thức rằng
mình chưa tắm gội được trong ánh hào quang của trăng và thấy đủ mãn nguyện khi
chỉ cảm nhận trực tiếp được qua đôi giọt trăng:
Nghìn xưa trang giấy lật
Hiu hắt ngọn hàn đăng
Tháo kính ra thềm đứng
Cành rơi đôi giọt trăng.
(Tháo kính, Giọt Trăng)
Hiu hắt ngọn hàn đăng
Tháo kính ra thềm đứng
Cành rơi đôi giọt trăng.
(Tháo kính, Giọt Trăng)
Để cúng dường ngày Phật đản, Quách Tấn đã nhận thấy mình vẫn
còn vô minh tức là vẫn chưa nhận thức được sự thật như nó là. Vẫn còn:
Khi nhận thức được mình là con thuyền lênh đênh trên biển thức,
thức tỉnh được mình quanh quẩn với bước vong vơ Quách Tấn đã cảm được mình có
duyên thấy được hoa đàm nở. Và Quách Tấn hứa hẹn rằng dù không là Phật tử Quách Tấn
vẫn khẳng định rằng thơ phải đạt được đạo của chân của thiện và của mỹ
Phước duyên được thấy hoa đàm nở
Lòng đạo nguyền dâng trọn ý thơ
(Hồi Hướng, Tiếng Vàng Khô)
Lòng đạo nguyền dâng trọn ý thơ
(Hồi Hướng, Tiếng Vàng Khô)
Đạo của thơ Quách Tấn là đạo mà Quách Tấn tu dưỡng rất nghiêm
nhặt. Về mặt hình thức của thơ Quách Tấn không chạy theo trường thơ mới. Nhiều kẻ
đã gọi ông là kẻ cứng đầu không biết chạy theo thời, ông thấy rất rõ tất cả bạn
bè đều ùn ùn tiến theo con đường thơ mới ông ý thức rằng: "thơ lỗi thời
văn chẳng thích thời" nhưng ông vẫn "ngày ngày cặm cụi viết không
thôi". (Viết Văn, Xuân còn Rơi Rớt) Nhưng ông thà chịu dại để: Không thay
nết thật thà (Tùy Ngộ, Xuân Còn Rơi Rớt)
Người ta xen vào thời thơ mới hàng văn nhân thi sĩ hầu như là
vẫn mặc cái áo cũ rích chật hẹp bó sát con tim, bó sát tư duy, tư tưởng bay
lên.
Nhưng chúng tôi càng được học thêm về thơ văn càng nhận thấy
rằng nhà thơ nhà văn cũng như nhà trình diễn nghệ thuật phải dày công học tập
và hàm dưỡng về kỹ thuật. Chính nhờ sự hàm dưỡng và tôi luyện, nhà nghệ sĩ đã
đưa vào kỹ thuật trí tuệ và nội lực của mình vào giây đàn tiếng nhạc để rồi sự
trình diễn nghệ thuật như một sáng tạo tuyệt vời mà không có bất cứ một thầy
nào có thể truyền đạt. Đạo Phật coi sự bừng lên này là trí vô sư (một trí tuệ
không có thầy dạy). Những ai học và nhuần nhuyễn về tư duy sáng tạo đều hiểu
rõ. Kỹ thuật càng cao thì càng có thể truyền đạt được nhiều chất liệu càng
chính xác. Với cái áo chật hẹp của luật thơ Đường thì khi đã thể nhập được vào
thi pháp thì ta có thể dễ dàng diễn tả ý tưởng tình cảm tâm linh của mình sao
cho chính xác như trí tuệ và tâm tưởng của mình quyện nhập vào nhau thành tác
phẩm nghệ thuật. Những năm gần đây thơ Đường luật đã chẳng lại nở rộ trên quê
hương chúng ta đó sao. Quách Tấn đã không chạy theo cái mới nếu mình không thấy
đó là một hình thức sáng tạo mới mà chỉ là một hình thức đã được lập trình ở
đâu đó. Vậy thì thế nào là tiến bộ, thế nào là lỗi thời.
Về mặt tư tưởng và tâm linh chúng không thể cất cánh bay bổng
nếu chúng ta không siêu vượt lên mọi hình thức.
Thơ là Đạo thì hiển nhiên Quách Tấn đã làm thơ với tâm hồn
trang trọng nghiêm túc trong trầm tư tỉnh lặng như khi suy nghiệm về một bài
kinh. Bỡi vậy QuáchTấn khẳng định rằng trước khi cầm bút chấm vào mực
QuáchTấn đã chấm vào máu của mình. Ôi một nhà thơ như vậy làm sao không thể nhập
vào với thơ, với tình thơ, với hương sắc, với tất cả sự thâm sâu của nó. Đối tượng
của tỉnh lặng không phải là sự ồn ào suốt ngày của máy thu thanh, của xe cộ
chạy trên đường, của máy bay ào ào xé không gian mà chính là cái vẻ đẹp uyên
nguyên của thiên nhiên dù cho đơn sơ mộc mạc chơn chất như thế nào chăng nữa:
Trong tỉnh lặng của không gian và tâm hồn mọi sự vật hiện ra
mọi sự vật kỳ bí mà một tâm hồn bình thường không thể cảm nhận nổi, Quách Tấn đã
để lòng giao thoa với nụ hoa với con sâu với cánh se sẻ với cánh én với hoa
xoài với đá với cây u nần. Chúng là nguyên bản của đất trời chúng đã nhận sự
chiếu rọi và giao thoa trở lại để hiện lên vẻ đẹp phi thường và chúng thể nghiệm
chớ không cắt nghĩa được. Đó là chân lý vĩnh hằng. Bởi vậy:
Nước mây hằng tự tại
Vàng đá chẳng vô tri.
Vàng đá chẳng vô tri.
Đó không phải là cảm nghĩ bình thường để có thể biểu lộ được
tính chất triết lý và tâm linh trong tâm tư của thi sĩ. Trong Nước Non Bình Định,
Quách Tấn đã viết "đá cũng biết cúi đầu đảnh lễ.... Cũng trong sách ấy,
Quách Tấn đã trang trọng ngắm hoa xoài.... Ngắm bằng mắt, bằng tai, bằng lưỡi, bằng
xúc cảm, bằng tâm linh và Quách Tấn đã dẫn được cái đẹp tuyệt vời mà ít ai biết
đến:
......"Hoa xoài ngắm từng nhánh không đẹp, ngắm cả cành
cũng không đẹp, ngắm cả cây cũng chưa thấy đẹp. Muốn thấy rõ vẻ đẹp của hoa
xoài phải ngắm cả rừng hoa. Và không đâu có thể thưởng thức đầy đủ bằng lúc
xoài ra hoa (tháng chạp, tháng giêng âm lịch)...Trước mặt chúng ta một màu vàng
linh động, dính liền với sắc trời xanh. Không có một màu nào khác (cho đến cả
màu xanh của lá) lẫn lộn vào. Đó là đồng lúa chín của miền lục tỉnh trong Nam?
Không, vì sắc lúa chín vàng đậm, còn màu hoa xoài vàng tươi. Đó là rừng hoa hòe nở hạ? Không, vì hoa hòe không có mùi hương. Đó là rừng huỳnh cúc, rừng huỳnh
mai? Có thể ví được. Chỉ khác là hương cúc lành lạnh đăng đắng, hương mai dìu dịu
và chỉ thoảng qua. Còn hương hoa xoài thì mùi lờn lợt nhưng vị lại ngòn ngọt,
bay vào mũi rồi thấm lần xuống cổ, khiến khi đứng ngắm hoa xoài, nhản, nhỉ, tỷ,
thiệt, ý...của chúng ta đều chung hưởng thú. (Nước non Bình Định, NXB Thanh
Niên (tái bản), TP HCM 1999, trang 99).
Quách Tấn đã đãi ngộ thiên nhiên như một người bạn tri âm và
thiên nhiên cũng trao tặng lại tình thông cảm của mình.
Tuy không người đối bóng
Bầy én bạn tương tri
(Vàng Ngập Bến, Mây Cổ Tháp).
Bầy én bạn tương tri
(Vàng Ngập Bến, Mây Cổ Tháp).
Gió đã đưa hương sen phủ đầy thuyền, một con thuyền của dòng
thơ Đường luật, một con thuyền của sự xóa bỏ những mây giăng lớp lớp nhân
tình. Bởi vậy khi thức dậy vào buổi bình minh hương sen và hoa sen đã trao trọn
hương sắc của mình cho tác giả:
Ao nhà một giấc ngủ say
Bình mình trở dây thuyền đầy hương sen
(Gió Sen, Trăng Hoàng Hôn)
Bình mình trở dây thuyền đầy hương sen
(Gió Sen, Trăng Hoàng Hôn)
Đó là một ngày mới khinh an với sắc hương tinh khiết Đó là bắt
đầu của một kiếp mới rạng rỡ thơm tho Đó là ánh vàng của "mai vàng bên giếng
chửa quên xuân".
Khi bè bạn "mỗi người đi mỗi ngã", "anh em ba
đứa ở ba nơi" thì có nỗi buồn nào sâu sắc hơn là nỗi buồn không được sum họp.
Khi ngoảnh lại tình người đã tặng cho mình trong cơn thất thế:
Có việc chớ mong nhờ kẻ trí
Sa cơ đành chịu gánh phần ngu
(Bóng Tang Du, Phấn Bướm Còn Vương.)
Sa cơ đành chịu gánh phần ngu
(Bóng Tang Du, Phấn Bướm Còn Vương.)
Khi tác giả đã lấy thơ làm đạo để tu dưỡng thì ý thức rằng dù
có lo buồn gì đi nữa thì nỗi buồn thế thái chẳng làm được gì, tham gia được gì
và chẳng lẽ để mình trầm lắng vào nỗi trầm cảm không biết vui với cái vui của
người với cái vui của cuộc đời:
Vui buồn nghĩ chẳng ích chi
Đời còn vui được ta thì cứ vui
Đời còn vui được ta thì cứ vui
Đó là tư tưởng lạc quan tin tưởng vào cuộc đời hạnh phúc và
mai sau khi bị vùi vào lòng đất thì nụ cười là biểu tượng của hạnh phúc khi
Quách Tấn trao lại cho hoa bởi vì người nay còn chưa hiểu mình thì người sau đâu dể thấu tình
người nay"... Để lại hoa cho trần thế hiểu mình thì chỉ là một hành động
không đem cho mình tươi vui và cho người hạnh phúc. Hoa là một biểu tượng cho
tinh hoa vũ trụ có mặt trên mọi kinh tuyến vĩ tuyến trên đầu non, bên bờ hồ cạnh
dòng sông và có cả hoa trong lòng biển. Hoa có tàn nhưng không tận luôn luôn hiện
diện theo sự tuần hoàn của vũ trụ. Sắc đẹp muôn màu vẫn không hề thay đổi và làn
hương thanh thoát vẫn không bao giờ đổi thay và sự vĩnh hằng tươi đẹp đã trao lại
cho những ai cảm được hoa sống với hoa giao thoa với hoa để cùng hòa quyện với
nhau thì đó là sự vĩnh hằng trong vũ trụ. Quách Tấn không kiêu ngạo khi trao nụ
cười cho hoa. Đó là tư tưởng sống đã vượt lên mức độ bình thường để đi vào vĩnh
cửu:
Về con sâu cửu
Hoa mướp trải huỳnh kim
Châu thân trùm phí thuý
Đôi mắt ngời kim cương
mộng trên cành dạ lý hương.
Châu thân trùm phí thuý
Đôi mắt ngời kim cương
mộng trên cành dạ lý hương.
Sương lá nghe được tiếng kinh cũng vọng lại. Thiên nhiên đã
giao thoa với lời cầu và phản hồi lại tâm cầu nguyện. Hoa khế đã nhỏ lệ vì cảm
thông:
Sương lá vọng lời kinh
Thương thân ai thương mình
Sụt sùi hoa khế rụng
Đêm rựng ánh bình minh.
Thương thân ai thương mình
Sụt sùi hoa khế rụng
Đêm rựng ánh bình minh.
Nơi đây chúng tôi mở vòng ngoặc để báo hiệu tại sao Quách Tấn
tìm thấy ở hoa, lá, chim muông là người bạn tri âm... Vì yêu thiên nhiên nên
Quách Tấn tự nguyện làm một nhà đạo đức để khuyên các em bé đừng sát hại con
chim chớp mào bởi vì nó đã tô đẹp cho thiên nhiên cho nên:
Em nỡ nào
Đánh con chóp mào
Em nỡ nào.
Đánh con chóp mào
Em nỡ nào.
Quách Tấn không những nghĩ đến con chim mà còn nhớ đến:
Bầy con nhỏ
Nằm há mỏ chờ mong mẹ về...
Hình ảnh này ta cũng bắt gặp trong bài
Hởi anh trương ná dừng tay lại
Cửa tổ chim con ngóng mẹ về.
Nằm há mỏ chờ mong mẹ về...
Hình ảnh này ta cũng bắt gặp trong bài
Hởi anh trương ná dừng tay lại
Cửa tổ chim con ngóng mẹ về.
Tác giả đã thực hành đúng nguyên tắc bảo vệ thiên nhiên và bảo
vệ môi trường mà chúng tôi đã được học. Kinh tế phát triển, xã hội bền vững còn
phải bảo vệ thiên nhiên. Đó là 4 trụ để bảo vệ đời sống. Thiếu đạo đức là thiếu
sự quan tâm đến thiên nhiên và sống theo một bộ luật bảo vệ thiên nhiên và môi
trường: Để bảo vệ thiên nhiên, Quách Tấn chẳng những chỉ thương hoa lá , chim
muôn, núi non hồ biển mà còn dám chịu trách nhiệm ngăn chặn bàn tay vô ý thức
chỉ muốn lợi riêng cho mình. Ý thức hành động yêu thương sự vật Quách Tấn luôn
luôn trồng hoa mặc dù biết rằng:
Hoa không ấm cật no lòng
Người trồng bắp lúa ta trồng hoa thơm
Khi đời ấm áo no cơm
Hái năm ba nhánh vào đơm bàn thờ
(Trồng Hoa, Trăng Hoàng Hôn)
Người trồng bắp lúa ta trồng hoa thơm
Khi đời ấm áo no cơm
Hái năm ba nhánh vào đơm bàn thờ
(Trồng Hoa, Trăng Hoàng Hôn)
Quách Tấn khi biết rằng mình bất lực trước những cảnh tàn phá
thiên nhiên nên ông chấm dứt sự nghĩ suy trên đời vì đã lệ rơi bao lần:
Tình đời những khói cùng mây
Nghĩ chi cho lệ vơi đầy gió sương
(Tình Đời, Nửa Rừng Trăng Lạnh)
Nghĩ chi cho lệ vơi đầy gió sương
(Tình Đời, Nửa Rừng Trăng Lạnh)
Chúng tôi vô cùng cảm ơn ban tổ chức đã không để cho Quách Tấn
tủi với tâm sự của mình và hôm nay là một bằng chứng chỉ cho chúng ta thấy tâm
sự của Quách Tấn được soi rọi, được phân tích được đánh giá và như vậy dấu giày
của Quách Tấn để lại không phải là dấu giày rêu phong.
Xin cảm ơn ban tổ chức và các vị diễn giả cùng quí vị thính
giả đến tham gia buổi tham luận về nhà thơ Quách Tấn NHÂN DỊP TƯỞNG NIỆM 15 NĂM
NGÀY MẤT NHÀ THƠ được tổ chức tại trụ sở của tạp chí Xưa và Nay. Xin trân trọng
cảm ơn.
Tp. HCM ngày tưởng niệm 15 năm ngày mất của nhà thơ
Quách Tấn. (21/12/1992 - 21/12/2007)
Giáo sư Tiến sĩ Lê văn Tâm
Đồng thời nhà thơ cũng gởi kèm theo một bài cảm nhận sau khi
đọc tập thi thoại Hương Vườn Cũ mới được Hội Nhà Văn xuất bản năm
2007:
Đọc Thi Thoại Hương Vườn Cũ của Quách Tấn.
Trong văn học Việt Nam từ trước đến nay rất nhiều người làm
thơ Đường luật nhưng lại rất ít người nghiên cứu và nói về thơ Đường luật. Thời
tiền chiến nhà văn Phan Khôi có in tập Chương Dân thi thoại, Tản Đà có nói chuyện
thơ trên báo An Nam tạp chí. Thời hậu chiến có nhà thơ Đông Hồ viết Úc Viên thi
thoại, Lãng Nhân có Giai Thoại Làng Nho và Chơi Chữ v.v.. Trừ cuốn Gia Thoại
Làng Nho số trang hơi dày còn lại đều không trên 200 trang.
Riêng Quách Tấn có đến 4 tập thi thoại, mỗi tập dày trên 500
trang. Năm 2007 nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành tập thi thoại Hương Vườn Cũ và
doanh nghiệp sách Thành Nghĩa 288B An Dương Vương T.P Hồ Chí Minh phát hành.
Sách dày 843 trang có 67 chương mục gồm hầu hết các bài thơ
xưa có giá trị với thời gian cho nên được gọi là Hương Vườn Cũ.
Trong từng chương mục các nhà thơ hữu danh được bàn đến cùng
với những bài thơ đặc sắc và đặc biệt. Có nhiều chương dành riêng cho các nhà
thơ nữ như Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Đoàn thị Điểm cùng các nhà thơ
khác như Ngô Chi Lan, Phạm Lam Anh, Thường Sơn công chúa,Nguyệt Đình công chúa,
Lại Đức công chúa, Ngọc Hân công chúa, Nguyễn thị Ngọc Vinh, Trương Quỳnh Như,
Trương Thượng Hòa, Nguyễn thị Du, Hoàng Vinh Vĩnh, Trương thị Ngọc Chữ, bà Bang
Nhãn, bà Sương Nguyệt Anh v.v..
Lại có nhiều chương nói riêng về các thi nhân vua chúa như
vua Tự Đức, Minh Mạng
và các thi nhân hoàng tộc như Tương An quận vương, Tùng Thiện
vương, Tuy Lý vương cùng với các nhà thơ xứ Huế như Tôn thất Mỹ, Nguyễn Khoa
Vy, Tôn Thất Lương, Thúc Giạ Thị v.v..
Về miền Nam thì có các nhà thơ Phan Thanh Giản, Nguyễn Đình
Chiểu, Tôn Thọ Tường, Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt, Đỗ Minh Tâm, Phan Tử Nhàn
v.v..
Về Bình Định thì có Mai Xuân Thưởng, Tăng Bạt Hổ, bốn cha con
nhà họ Nguyễn thôn Vân Sơn, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Diêu, Đào Tấn v.v..
Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề nghi vấn văn chương, thơ của
người này lại ghi là của người nọ và còn có nhiều nhà thơ bị mai một.
Những chương cuối sách gồm đầy đủ những nhận xét về thơ cũ và
thơ mới sự ảnh hưởng lẫn nhau và theo tôi thì chương 66 là một chương đặc biệt
nhất vì tác giả đã nêu lên bốn nhà thơ Tản Đà, Đông Hồ, Bích Khê, Hàn Mặc Tử để
có nhận xét: Đó là bốn người thơ. Cuộc đời của bốn nhà là bốn bài thơ sống vĩ đại
mà tác phẩm là những hình ảnh phản chiếu vào văn chương.
Tôi đã đọc cuốn thi thoại Hương Vườn Cũ không hề gián đoạn và
có cảm tưởng như tôi đang được ngồi nghe nhà thơ Đường Quách Tấn nói chuyện về
thơ trong một đêm trăng sáng vào giữa mùa thu.
Lê Triều Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét