Trong số hàng ngàn các loại ong, ong mật có lẽ là loài được
biết đến nhiều nhất vì sự phát triển mạnh mẽ của chúng xung quanh con người
cũng như nhiều loại thực vật. Trong bài viết, GenK xin cung cấp tới bạn đọc một
số thông tin về loài ong này và cả thủ lĩnh của bầy: ong chúa.
Hẳn nhiều người trong số chúng ta đã từng bị ong đốt hoặc vô
tình thấy các tổ ong ở đâu đó, trên cửa sổ hay góc tường. Nếu bị ong đốt hẳn bạn
sẽ không quên ghi hận với loại động vật này. Tuy nhiên, trên thực tế, ong đóng
vai trò rất quan trọng đối với thế giới tự nhiên và quá trình sản xuất nông
nghiệp của con người. Mỗi năm, nhờ có ong mà nước Mỹ có thể thu về 10 tỷ đô USD
trong gieo trồng cây nông nghiệp. Trong số hàng ngàn các loại ong, ong mật có lẽ
là loài được biết đến nhiều nhất vì sự phát triển mạnh mẽ của chúng xung quanh
con người cũng như nhiều loại thực vật. Trong bài viết, GenK xin cung cấp tới bạn
đọc một số thông tin về loài ong này.
Trong số hàng ngàn loài ong, có lẽ ong mật
là được con người
biết đến nhiều nhất.
Một con ong thợ thường bay xa tổ khoảng 2 – 3 km để tìm mật
và trên chặng đường này, chúng thường ghé qua 50 – 100 nụ hoa trước khi về tổ.
Một chuyến đi của ong thợ cũng
phải qua 50 -100 bông hoa đang
khoe sắc.
Một con ong trong suốt cuộc đời tạo ra một lượng mật chưa bằng
một thìa cà phê. Để tạo ra được khoảng nửa cân mật ong thì ong trong tổ phải
bay khoảng 88000 km và tìm mật trên gần 2 triệu bông hoa.
Một con ong suốt cuộc đời tạo ra
lượng mật chưa bằng một thìa
cà phê.
Một con ong thợ sống khoảng 4 tuần vào mùa xuân và mùa hè. Nếu
thời tiết mát mẻ, tuổi thọ của chúng có thể kéo dài lên 6 tuần. Vào mùa đông,
ong mật có thể sống được vài tháng.
Ong mật có thể bay khoảng 24km/h với tần số vỗ cánh khoảng
11000 lần/phút.
Khi ong đốt người, người đau mà ong thì cũng bỏ mạng.
Ong mật khi đốt người thì sẽ lưu lại ngòi trên da người, như
vậy ong sẽ chết. Nhưng khi tấn công các côn trùng khác, ngòi ong mật thường
xuyên qua kẻ thù, và không lưu lại trên đó nên ong mật không bị mất ngòi và vẫn
sống sót.
…. Và câu chuyện về bà chúa ong
Ong chúa thật sự có một cuộc sống vương giả. Không giống như
ong thợ phải bay đi xa kiếm mật, ong chúa rất hiếm khi rời tổ.
Ong chúa và cuộc sống vương giả không rời xa tổ.
Trong tổ ong thường chỉ có đúng một ong chúa và bà hoàng này
có kích cỡ nhỉnh hơn so với các ong thợ.Vai trò của ong chúa là đẻ trứng. Một
ngày, ong chúa có thể đẻ được hàng ngàn trứng. Quả là một khả năng đáng nể!
Một ngày, ong chúa có thể đẻ được hàng ngàn trứng.
Tuổi thọ của ong chúa gấp 10 lần tuổi thọ của ong thợ. Không
chỉ vậy, chúng còn duy trì khả năng sinh sản trong suốt cuộc đời.
Ngôi vị thì ai cũng muốn, và ong cũng vậy.
Khi còn trẻ và có nhiều sức mạnh, ong chúa sẽ cảm nhận được
con ong nào mới nở có thể trở thành ong chúa. Và tránh để bị chiếm ngôi, ong
chúa sẽ theo dõi con ong non này và chích nó cho đến chết. Chỉ khi đã già yếu,
khoảng hơn hai năm tuổi, ong chúa sẽ bị một con ong khác chiếm ngôi và kết thúc
cuộc đời của nó.
Nếu lượng ong quá lớn, chúng có thể
tách ra để tìm kiếm những
vùng đất mới.
Dĩ nhiên, cũng có trường hợp khi dân số quá đông trong một tổ
ong, con ong chúa mới sinh sẽ có quyền được sống nhưng nó phải bay đi xa tổ và
lập một tổ mới, tự gây dựng nên một vương quốc mới của bà chúa ong.
Nguồn: ehow
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét