Cảm hứng về sông nước quê hương qua
hai tác phẩm: Ai
đã đặt tên
cho dòng sông? Người lái đò sông Đà
Từ xưa đến nay thiên nhiên luôn là một nguồn cảm hứng vô tận
với các nhà thơ, nhà văn làm đề tài sáng tác. Nếu như những thi nhân, văn nhân
trung đại hướng tâm hồn mình với mây, hoa, tuyết, nguyệt, cầm, kì, thi, tửu- những
thú vui tao nhã ở đời thì những tác giả hiện đại lại hướng ngòi bút của mình về
cảnh sắc thiên nhiên của đất nước, của con người trong thời đại đổi mới. Họ
luôn tìm thấy trên quê hương có những vùng núi non tuyệt đẹp, những di sản
thiên nhiên đáng để con người trân trọng, luyến lưu. Và sông nước chính là một
trong những cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy, dòng sông với dòng nước chảy, với lịch
sử hình thành cũng như những đặc điểm độc đáo về địa lý đã khơi gợi trong lòng
các nhà văn những cảm xúc dạt dào nhất khiến họ phải cầm bút và sáng tạo nghệ
thuật. “Người lái đò Sông Đà” –Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
–Hoàng Phủ Ngọc Tường được ra đời từ chính sự thôi thúc trước cái đẹp của các
nhà văn. Tuy được sáng tác ở những khoảng thời gian khác nhau nhưng ở cả hai
tác phẩm đều tái hiện thành công vẻ đẹp trữ tình, đằm thắm của những dòng sông
quê hương.
Viết về đề tài sông nước đã có nhiều bài thơ, bài văn rất
thành công. Ta đã được chiêm ngưỡng một dòng sông mênh mông, hoang vắng, buồn
man mác thấm đượm nỗi nhớ nhà trong “Tràng giang” của Huy Cận hay một khung cảnh
đìu hiu, cách biệt của thiên nhiên sông nước Kinh Bắc trong bài thơ “Bên kia
sông Đuống” của Hoàng Cầm. Nếu những bài thơ trên chỉ là điều kiện, chỉ là cái
cớ để các nhà thơ bày tỏ lòng mình thì đến với “Người lái đò sông Đà” và “Ai đã
đặt tên cho dòng sông?” người đọc mới cảm nhận được rõ nét về một tác phẩm viết
về dòng sông thực sự. Dưới ngòi bút của các nhà văn hình ảnh dòng sông “độc bắc
lưu” và hình ảnh dòng sông của xứ Huế mộng mơ hiện lên mang nhiều nét chung độc
đáo.
Cả hai nhà văn đều khắc họa hình tượng dòng sông với vẻ đẹp,
dáng vẻ phong phú, đa dạng ở nhiều khoảng thời gian, không gian,với điểm nhìn
khác nhau. Dòng sông Đà trước tiên được Nguyễn Tuân có lúc nhìn ngắm như một
người xa lạ, có lúc lại như một cố nhân thân thuộc; có khi ngắm nhìn sông Đà từ
trên cao, khi lại tiến đến cận cảnh để nhận ra rõ hơn vẻ đẹp của nó. Về thời
gian, sông Đà được nhà văn chiêm ngưỡng ở cả bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông- mỗi
mùa lại đem đến cho tác giả những xúc cảm, ấn tượng riêng. Qua đó nhà văn muốn
đưa đến cho người đọc một cái nhìn đa dạng, toàn diện về vẻ đẹp của con sông
yêu thương. Với dòng sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thể hiện thành công
vẻ đẹp hoàn chỉnh về nhiều góc độ của nó. Nhà văn đã ghi lại được vẻ đẹp phong phú
của sông Hương lúc ở thượng lưu, ở ngoại vi, ở giữa lòng thành phố Huế. Và như
vậy dường như vẫn chưa đủ, ông còn mang đến cho người đọc một cái nhìn đầy đủ
hơn về sông Hương qua vẻ đẹp trong lịch sử, cuộc đời và thi ca. Có thể nói, cả
hai nhà văn đã tái hiện thật độc đáo và đa dạng vẻ đẹp của dòng sông gắn bó tha
thiết với mình qua nhiều phương diện khác nhau. Chính điều đó đã tạo nên sức hấp
dẫn, sự lôi cuốn cho người đọc, để lại trong họ nhiều ấn tượng đậm nét.
Để có được tác phẩm hay như vậy, để làm nổi bật được vẻ đẹp
trữ tình của hình tượng dòng sông đó, tất cả đều phải trải qua ngòi bút tài
hoa, uyên bác của các nhà văn. Ở mỗi nhà văn lại có cách diễn đạt và cảm nhận
riêng, song họ lại bắt gặp, đồng điệu tâm hồn trong sự khả năng quan sát tinh tế
thông qua những liên tưởng, so sánh đầy tính tạo hình, biểu cảm. Vẻ đẹp của
dòng sông cũng vì thế mà càng đậm nét hơn, ấn tượng hơn. Cả hai con sông đều được
ví như những người con gái trẻ trung mang trong mình những vẻ đẹp trong sáng,
tinh khôi “ Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình; đầu tóc,
chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai” ;
“người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”… Bằng vốn
hiểu biết phong phú, bằng sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo các nhà văn đã vẽ
lên bức tranh thiên nhiên miền sông nước với vẻ đẹp trữ tình đằm thắm tạo nên ấn
tượng mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc đồng thời làm sống dậy trong họ tình cảm
yêu thương, niềm tự hào với vẻ đẹp của quê hương, xứ sở, của Tổ quốc.
Bên cạnh những nét chung độc đáo, vẻ đẹp trữ tình của hai con sông còn mang những nét riêng vô cũng đặc sắc. Đầu tiên là vẻ đẹp của dòng sông Đà. Con Sông Đà hùng vĩ dài trên năm trăm cây số, ở nơi thượng nguồn nó mang một vẻ đẹp hào hùng và thách thức, vậy mà vượt qua đoạn thượng nguồn dòng sông hoàn toàn mang bộ mặt khác: thơ mộng, trữ tình, thanh bình, yên ả; nó giống như một cô thiếu nữ xinh đẹp trút bỏ cái vẻ “đỏng đảnh” để trở về với vẻ đẹp dịu dàng lãng mạn của mình- một nét tính khác của Sông Đà được Nguyễn Tuân dùng ngòi bút tài hoa để miêu tả mang đậm chất chữ tình. Và cũng giống như con Sông Đà khi hung bạo, nó được con người luôn khát khao tìm kiếm cái đẹp kia miêu tả ở nhiều góc độ. Lúc thì nhà văn nhìn con sông từ trên tàu bay, từ trên cao, có lúc lại nhìn qua đám mây mùa xuân, khi nhìn qua đám mây mùa thu, có khi tác giả cảm nhận dòng sông bằng nỗi nhớ của cố nhân, gặp thì vui mừng, xa thì nhớ nhung. Cũng có khi bằng đôi mắt lịch sử, của hồi ức, của quá khứ, và ở điểm nhìn, con Sông Đà lại có một vẻ đẹp khác nhau. Khát khao tìm đến một cái vẻ đẹp mới hoàn mỹ cùng bản tính của một người nghệ sĩ luôn mong muốn tìm kiếm sự mới lạ độc đáo đã khiến cho dòng Sông Đà trở nên sinh động “ đóng đinh” vào trong lòng người đọc. Con sông đầy ghềnh thác tung bọt trắng xóa nhìn từ trên xuống ngoằn ngoèo như một cái dây thừng. Rồi có lúc nó lại giống như một thiếu nữ mà có lẽ nói đúng hơn là một tiên nữ giáng trần khiến cho người ta phải mê mẩn: “Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.
Bên cạnh những nét chung độc đáo, vẻ đẹp trữ tình của hai con sông còn mang những nét riêng vô cũng đặc sắc. Đầu tiên là vẻ đẹp của dòng sông Đà. Con Sông Đà hùng vĩ dài trên năm trăm cây số, ở nơi thượng nguồn nó mang một vẻ đẹp hào hùng và thách thức, vậy mà vượt qua đoạn thượng nguồn dòng sông hoàn toàn mang bộ mặt khác: thơ mộng, trữ tình, thanh bình, yên ả; nó giống như một cô thiếu nữ xinh đẹp trút bỏ cái vẻ “đỏng đảnh” để trở về với vẻ đẹp dịu dàng lãng mạn của mình- một nét tính khác của Sông Đà được Nguyễn Tuân dùng ngòi bút tài hoa để miêu tả mang đậm chất chữ tình. Và cũng giống như con Sông Đà khi hung bạo, nó được con người luôn khát khao tìm kiếm cái đẹp kia miêu tả ở nhiều góc độ. Lúc thì nhà văn nhìn con sông từ trên tàu bay, từ trên cao, có lúc lại nhìn qua đám mây mùa xuân, khi nhìn qua đám mây mùa thu, có khi tác giả cảm nhận dòng sông bằng nỗi nhớ của cố nhân, gặp thì vui mừng, xa thì nhớ nhung. Cũng có khi bằng đôi mắt lịch sử, của hồi ức, của quá khứ, và ở điểm nhìn, con Sông Đà lại có một vẻ đẹp khác nhau. Khát khao tìm đến một cái vẻ đẹp mới hoàn mỹ cùng bản tính của một người nghệ sĩ luôn mong muốn tìm kiếm sự mới lạ độc đáo đã khiến cho dòng Sông Đà trở nên sinh động “ đóng đinh” vào trong lòng người đọc. Con sông đầy ghềnh thác tung bọt trắng xóa nhìn từ trên xuống ngoằn ngoèo như một cái dây thừng. Rồi có lúc nó lại giống như một thiếu nữ mà có lẽ nói đúng hơn là một tiên nữ giáng trần khiến cho người ta phải mê mẩn: “Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.
Cũng giống như rất nhiều những câu văn sau đó nữa, câu văn
ngân vang lên như một bài thơ, dòng sông giờ đây trở nên thật hiền lành, nó như
một nét vẽ đẹp tô điểm cho bức tranh của núi rừng Tây Bắc. Và vẻ đẹp của Sông
Đà không bao giờ nhàm chán. Ở mỗi thời điểm khác nhau người ta lại thấy Sông Đà
trong một dáng vẻ, hình hài khác nhau: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích chứ nước
Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước sông Đà
lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ
ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về…” Dường như ở con sông Đà không
có chỗ cho những cái sơ sài, tất cả đều phải là tuyệt đỉnh.
Không gian lắng đọng trong vẻ đẹp của “bờ sông Đà, bãi sông
Đà, chuồn chuồn bươm bướm sông Đà”. Nguyễn Tuân đã gợi lên vẻ đẹp của sông Đà bằng
hai từ “gợi cảm”. Và quả thực ,vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông khiến cho người
ngoạn cảnh gặp lại có cảm giác “đằm đằm ấm ấm”, gợi biết bao thi vị. Trong vẻ đẹp
của Sông Đà, họ phát hiện ra nó đẹp như một bức tranh đường thi vẽ cảnh “Yêu
hoa tam nguyệt há Dương Châu “của Lý Bạch. Vẻ đẹp như trang nghiêm trong mạch cổ
Đường thi, vừa lắng đọng về một thời Lí, Trần, Lê vừa bâng khuâng cảm giác về sự
sống đâm chồi nảy lộc: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng
tờ. Hình như từ thời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà
thôi . Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh
không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra nhưng nõn búp. Một đàn hươu cúi
đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ
sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Vừa vượt qua ghềnh thác Sông
Đà, ai nghĩ Sông Đà lại có một quãng sông lặng tờ đến vậy ? ấy thế mà điều đó lại
đang hiện hữu. Đến quãng sông này, Sông Đà như môt dòng sông vắt qua thời gian,
như một chứng nhân im lặng đang âm thầm đóng góp vẻ đẹp của mình cho đất trời.
Nhà văn đã để cho dòng cảm xúc dào dạt thốt lên thành lời đối thoại với thiên
nhiên,bờ bãi ven sông. Dường như con người muốn hòa mình cùng cảnh vật để chiêm
ngưỡng vẻ đẹp đầy sức cuốn hút của dòng sông. Bờ sông lúc này như biến thành một
bờ cổ tích. Giữa con người và thiên nhiên có một mối chan hòa, giao cảm và đồng
điệu tuyệt vời: “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương ,chăm chăm
nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà
như hỏi tôi bằng cái nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải
ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt
sông, bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt
biến”. Cuộc đối thoại tưởng tượng của nhà văn khiến cho thiên nhiên hiện hình với
tất cả vẻ hoang sơ của nó, dường như nằm ngoài những biến động, âm thanh của cuộc
sống con người. Có lẽ ở nơi đây chỉ có thiên nhiên làm chủ vẻ đẹp của chính
mình và con người chỉ đóng vai trò là một “ông khách” thưởng ngoạn cái đẹp. Giữa
con người và thiên nhiên có một mối quan hệ hòa hợp, thân thiện. Mọi chuyển động
dường như đều cố gắng để không làm ảnh hưởng đến cái dòng chảy tĩnh lặng như thời
tiền sử ấy. Quá khứ và hiện tại đan xen khẳng định vẻ đẹp bất biến theo thời
gian.
Ngòi bút và ngôn ngữ của Nguyễn Tuân tràn đầy âu yếm và nâng
niu. Mỗi câu chữ đều quyện chặt tình yêu với con sông thể hiện sinh động qua biện
pháp nhân hóa. Màu sắc và hình ảnh hiện lên đẹp như một bức tranh. Nhà văn đã
khiến cho bức tranh ấy mang một vẻ đẹp hoàn hảo, độc đáo và đầy ấn tượng. Có
dòng sông, có nước sông, có cảnh vật hai bên bờ sông nhưng đó phải là con sông
như một áng tóc trữ tình, bờ sông như một bờ tiền sử, như một nỗi niềm cổ tích
ngày xưa. Sông Đà đẹp! đó là điều không thể phủ nhận. Nhưng với Nguyễn Tuân
dòng sông mang một vẻ đẹp hoàn mĩ. Nó không chỉ đơn giản là một dòng sông chảy
tràn qua núi rừng Tây Bắc mà trở thành một sinh thể sống động, một linh hồn
tinh tế và nhạy cảm. Dòng sông Đà hùng vĩ, hiểm trở là kẻ thù, là thách thức,
là một kẻ “hằng năm đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người”; vượt
qua đoạn thượng nguồn nó đã trở thành một cố nhân. Và khi trước cảnh: “Dải Sông
Đà bọt nước lênh đênh- Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” Sông Đà trở thành “người
tình nhân chưa quen biết”… Cứ thế, bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Tuân
dẫn dắt người đọc chiếm lĩnh vẻ đẹp của con sông bằng tất cả niềm say mê, tình
yêu với sông núi, giang san. Nhà văn đã hát lên những lời ngợi ca say sưa về vẻ
đẹp trữ tình tuyệt vời của Sông Đà như một khúc ca hùng tráng, ngập tràn yêu
thương đối với một vùng thiên nhiên tươi đẹp của đất nước.
Đến với dòng sông của xứ Huế thơ mộng, như một “hướng dẫn
viên du lịch” tài năng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho người đọc một cái
nhìn vô cùng toàn diện nhưng không kém phần hấp dẫn về vẻ đẹp trữ tình của sông
Hương. Ở thượng nguồn sông Hương mang vẻ đẹp huyền bí, chẳng phải ngẫu nhiên
nhà văn lại gọi dòng sông như một “bản trường ca của rừng già”. Ở nơi khơi nguồn
của dòng chảy, gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, con sông toát lên vẻ đẹp
của một sức sống mãnh liệt, vừa hùng vĩ, vừa trữ tình như một bản trường ca bất
tận của thiên nhiên.
Tại nơi rừng đại ngàn sông Hương “như một cô gái Di-gan phóng
khoáng và man dại” đây là một liên tưởng thú vị và độc đáo. Với hình ảnh so
sánh này, nhà văn đã khắc vào tâm trí người đọc một ấn tượng mạnh mẽ về vẻ đẹp
hoang dại nhưng cũng rất tình tứ của con sông. Không những thế tác giả còn nhân
hóa dòng sông khiến nó hiện lên như một con người có cá tính, tâm hồn “rừng già
đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Ra khỏi
rừng già, sông Hương trở thành một “người mẹ phù sa” của một vùng văn hóa xứ sở.
Nó không chỉ giúp người đọc có thêm một góc nhìn, một sự hiểu biết về vẻ đẹp
hùng vĩ, man dại, đầy chất thơ của sông Hương mà còn mang đến một cái nhìn sâu
sắc hơn muốn ghi công: sông Hương như một đấng sáng tạo đã góp phần tạo nên,
gìn giữ và bảo tồn văn hóa của một vùng thiên nhiên, xứ sở. Sông Hương chính là
một khởi nguồn, một sự bắt đầu của một không gian văn hóa- văn hóa Huế.
Khi ở ngoại vi thành phố Huế nhà văn đã cảm nhận “sông Hương
như một người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” được
người tình mong đợi đến đánh thức. Từ đây thủy trình của con sông khi nó bắt đầu
về xuôi tựa như một cuộc tìm kiếm có ý thức trong một câu chuyện tình yêu lãng
mạn, nhuốm màu cổ tích. Dòng sông lúc này mang một dáng vóc mới đầy khát khao
và lãng mạn “sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh
đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm”. Hành trình đến với “người
tình mong đợi” của “người gái đẹp” khá gian truân và nhiều thử thách khi nó phải
vượt qua một loạt chướng ngại vật :điện Hòn Chén, vấp Ngọc Trản, đất bãi Nguyệt
Biều, Lương Quán… nhưng chính trong quá trình ấy nó lại có cơ hội khoe tất cả vẻ
đẹp của mình- vẻ đẹp gợi cảm với những đường cong tuyệt mỹ. Hoàng Phủ Ngọc Tường
còn thấy được ở dòng sông này một vẻ đẹp khác nữa sâu lắng hơn, bí ẩn hơn đó là
vẻ trầm mặc như triết lý, như cổ thi của sông Hương đi giữa thiên nhiên. Sông
Hương cũng chuyển mình ngày đêm bên những lăng tẩm thành quách của vua chúa thời
Nguyễn, con sông hiền hòa ở ngoại vi thành phố Huế như đang nép mình bên giấc
ngủ nghìn năm của những vua chúa phong kín trong lòng.
Đến khi sông Hương đổ vào thành phố tương lai của nó, “nó đã
kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam-đông bắc…, nó đã thấy chiếc cầu
trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như vành trăng non”. Nhà
văn đã dành cho sông Hương một tình cảm trìu mến, thân thương. Có như vậy, ông
mới liên tưởng trạng thái sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến như
một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Đôi mắt sâu sắc của nhà văn đã nhìn
ra mối quan hệ biện chứng giữa dòng sông Hương mềm mại với con người xứ Huế.
Sông Hương dịu dàng, duyên dáng như đã góp phần hình thành nên tính cách nết
na, ý nhị của người con gái cố đô.Với một trình độ văn hoá uyên bác, Hoàng Phủ
Ngọc Tường đã so sánh vẻ đẹp của sông Hương với nhiều dòng sông nổi tiếng thế
giới như sông Xen của Pari, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, sông Nê-va của Nga,…Từ
đó mà ông đã tôn vinh vẻ đẹp độc đáo của dòng sông Hương vào buổi đêm về, “vẫn
lập lòe trong đêm sương, những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa
cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được”. Nhà văn quý điệu chảy
lững lờ của sông Hương qua thành Huế. Ông cho rằng “Đây là điệu slow tình cảm
dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa
đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy… chao nhẹ trên mặt nước như những
vấn vương của một nỗi lòng.”
Có thể nói rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là một nhà văn hoá
Huế thực sự, ông không chỉ nhìn sông Hương trôi ở trong hiện tại, ngày ngày
mang phù sa và nguồn nước ngọt trao tặng vô tư cho những cánh đồng Châu Hóa,
cho cuộc sống người dân xứ Huế; mà ông còn nhìn sông Hương như là khởi nguồn
cho những giá trị tinh thần lịch sử.Sông Hương trong quá khứ qua các triều đại
phong kiến vàng son, nó đã từng mang cái tên Linh giang, dòng sông viễn châu đã
chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam Tổ quốc nước Đại Việt. Nó đã từng
vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của anh hùng Nguyễn Huệ, rồi nó đi suốt
qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ góp phần làm nên những chiến công lẫy
lừng vang dội cả thế giới như lời đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phát biểu: “Lịch
sử Đảng đã ghi bằng nét son tên của thành phố Huế, thành phố tuy nhỏ nhưng đã cống
hiến rất xứng đáng cho Tổ quốc”.
Từ hiện thực kiêu hùng của Huế, mà Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng:
“Sông Hương là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết dưới màu cỏ
lá xanh biếc”. Mặt khác, sông Hương cũng là cội nguồn của thi ca nghệ thuật. Có
biết bao văn nhân, thi sĩ đã từng rung động với dòng sông Hương như Nguyễn Du,
Cao Bá Quát, Tản Đà, Tố Hữu. Nhà văn đã tin rằng “có một dòng sông thi ca về
sông Hương và tôi hy vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng
dòng sông ấy không bao giờ lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”. Cao Bá
Quát đã từng nhìn sông Hương mà thốt lên rằng: “Trường giang như kiếm lập thanh
thiên”.Thu Bồn nhìn dòng nước lững lờ của sông Hương mà bâng khuâng
“Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
Và với Nguyễn Trọng Tạo, Hương Giang lãng đãng một bầu khí quyển huyền thoại thi ca giúp nhà thơ thăng hoa những vần thơ mê đắm:
“Con sông đám cưới Huyền Trân
Bỏ quên dải lụa phù vân trên nguồn
Hèn chi thơm thảo nỗi buồn
Niềm riêng nhuộm tím hoàng hôn đến giờ
Con sông nửa thực nửa mơ
Nửa mong Lí Bạch, nửa chờ Khuất Nguyên”
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
Và với Nguyễn Trọng Tạo, Hương Giang lãng đãng một bầu khí quyển huyền thoại thi ca giúp nhà thơ thăng hoa những vần thơ mê đắm:
“Con sông đám cưới Huyền Trân
Bỏ quên dải lụa phù vân trên nguồn
Hèn chi thơm thảo nỗi buồn
Niềm riêng nhuộm tím hoàng hôn đến giờ
Con sông nửa thực nửa mơ
Nửa mong Lí Bạch, nửa chờ Khuất Nguyên”
Qua những trang ký tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường sông
Hương hiện ra với những vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế, góp phần làm cho Huế trở nên
một bức tranh sơn thủy hữu tình. Hơn thế, sông Hương còn là dòng sông lịch sử,
văn hóa, thơ ca, nghệ thuật. Nó đã là một phần trong đời sống tâm linh của người
Huế trầm mặc, sâu sắc.
Cùng là vẻ đẹp trữ tình, cùng được thể hiện qua ngòi bút tài
hoa, uyên bác nhưng ở sông Đà, Nguyễn Tuân chủ yếu thể hiện vẻ đẹp hoang dại của
thiên nhiên nhằm thỏa mãn thú ham xê dịch, còn sông Hương lại tập trung tái hiện
vẻ đẹp văn hóa giàu chất trữ tình của dòng Hương giang. Sông Đà được miêu tả từ
góc nhìn địa lý còn sông Hương lại được nhìn trên phương diện văn hóa, lịch sử.Tất
cả điều đó đã tạo nên một ấn tượng độc đáo riêng của mỗi tác giả trong tâm hồn
bạn đọc; đồng thời mang đến cho họ một cái nhìn mới mẻ, đa dạng về vẻ đẹp của
thiên nhiên Tổ quốc.
Qua hai tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”- Nguyễn Tuân và “Ai
đã đặt tên cho dòng sông?”- Hoàng Phủ Ngọc Tường, ta có thể cảm nhận thật rõ nét
vẻ đẹp trữ tình đầy thơ mộng, hấp dẫn của hai con sông quê hương. Nó không chỉ
mang nét đẹp của thiên nhiên mà nó còn mang nhiều giá trị văn hóa, địa lý, lịch
sử độc đáo. Qua đó thể hiện vẻ đẹp đa dạng, phong phú của cảnh sắc quê hương, bộc
lộ tình yêu thiết tha, gắn bó với đất Việt của các nhà văn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét