Say đắm vẻ đẹp của dòng sông xanh
Đứng trên đỉnh đèo hùng vĩ Mã Pì Lèng, phóng tầm mắt xuống
phía dưới vực sâu, ta sẽ ngắm nhìn được vẻ đẹp mê hồn, uốn lượn mềm mại quanh
chân núi màu thiên thanh của dòng sông Nho Quế - một trong những dòng sông đã
đi vào huyền thoại và trở thành biểu tượng của cao nguyên Hà Giang hùng vĩ.
Vẻ đẹp uốn lượn mềm mại của dòng
sông
Nho Quế - Ảnh:Vo Van Truong Anh
Nho Quế - Ảnh:Vo Van Truong Anh
Được bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn - Vân Nam (Trung Quốc)
với độ cao 1500m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, dòng sông Nho Quế mang vẻ
đẹp nên thơ, kì bí như những sợi chỉ màu lung linh, huyền ảo ẩn hiện
giữa núi rừng Đông Bắc hoang vu, hiểm trở.
Dòng sông Nho Quế như những
sợi chỉ đẹp lung linh, kỳ vĩ - Ảnh: Nguyensong91
sợi chỉ đẹp lung linh, kỳ vĩ - Ảnh: Nguyensong91
Sông Nho Quế chảy vào Việt Nam từ địa phận thôn
Séo Lủng xã Lũng Cú huyện Đồng Văn, đi qua hẻm núi Tu Sản rồi chạy dọc theo đèo
Mã Pì Lèng. Khi đến Mèo Vạc thì tách ra chảy theo hướng Đông - Đông Nam vào địa
phận Cao Bằng, cuối cùng đổ nước vào sông Gâm. Ở giáp ranh tỉnh Cao Bằng, sông
Nho Quế còn có một chi lưu đổ vào dòng sông Nhiệm thơ mộng.
Xuôi dòng Nho Quế - Ảnh: Chi Khanh
Truyền thuyết kể rằng: từ thời xa xưa, khi quả núi vẫn còn
nguyên vẹn, nước chảy xuống bị ứ lại bên kia quả núi. Bên này thì chưa có sông,
đất đá, cỏ cây khô cằn, trơ trụi. Một hôm, thần Sông đề nghị thần Núi nằm dịch
qua một bên để nước sông chảy qua tưới mát cho vùng núi khô hạn, nhưng thần Núi
giả vờ không nghe, cứ nằm im một chỗ. Thấy vậy, thần Sông bèn tâu lên Ngọc
Hoàng, người ra lệnh cho thần Núi nằm dịch sang một bên nhưng thần núi vẫn giả
vờ ngủ, ngủ mãi từ đông sang hè rồi lại từ hè sang đông. Vào một đêm mưa gió, sấm
sét thi nhau rạch cắt màn đêm, bỗng có một tiếng nổ làm rung chuyển đất trời.
Thần sét rút gươm lên. Thần Núi vỡ ra làm đôi. Nước bị ứ lại lâu ngày xối ra ào
ào, nước chảy thành dòng lớn rồi thành sông, Nước đi đến đâu cỏ cây xanh tốt đến
đấy. Chỉ qua một đêm mà sườn núi khô hạn đã mướt màu xanh. Nước cứ đi, đi mãi
và trở thành dòng sông Nho Quế ngày nay xẻ qua đá núi sừng sững, chia cắt một
bên là đèo Mã Pì Lèng, một bên là dãy Săm Pun (có nghĩa làm sấm sét và gió).
Dòng sông Nho Quế thơ mộng, xẻ qua đá núi sừng sững,
chia cắt một bên là đèo Mã Pì Lèng, một bên là dãy
Săm Pun hùng vĩ - Ảnh: Tuan Nguyen
chia cắt một bên là đèo Mã Pì Lèng, một bên là dãy
Săm Pun hùng vĩ - Ảnh: Tuan Nguyen
Với địa hình vô cùng hiểm trở, vực sông Nho Quế được xem là một
trong những hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á và là một trong những thung
lũng có kiến tạo địa chất độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Đi trên đỉnh đèo bốn mùa
bồng bềnh trong mây, nhìn xuống vực dưới sâu hàng nghìn mét, ta có thể ngắm
nhìn dòng sông Nho Quế xanh ngắt uốn lượn quanh triền núi và cảm nhận sự hùng
vĩ của thiên nhiên được thể hiện qua sự giãn nở của các tầng địa chất tạo nên hẻm
vực.
Vực sông Nho Quế được xem là một trong những hẻm vực sâu và
có kiến tạo độc đáo nhất Việt Nam - Ảnh: Chinny Plus
Để khám phá dòng sông Nho Quế, bạn có thể đi xe máy theo lối
mòn của người dân bản địa trên sườn núi chạy song song với dòng sông phía dưới,
nhiều đoạn phải đi đường vòng do bị vực sâu, núi cao chia cắt. Những con đường
hẹp, chênh vênh, nham nhở đá
tai mèo đến độ mỗi lần thả dốc, ôm cua đều khiến cho những tay lái vững
vàng bậc nhất cũng phải nín thở.
Những con đường đưa ta xuôi dòng Nho Quế - Ảnh: Khoa Linh
Vượt qua những khúc cua nghiêng ngả, những ghềnh đá lởm chởm
cũng là lúc ta được đặt chân đến bờ hẻm vực sông Nho Quế. Hai bên là vách núi dựng
đứng, cao vút tạo thành một khe núi vừa sâu, vừa hẹp, tiếng rì rầm của con nước
dưới chân đem đến một cảm giác khó tả, vừa hân hoan vui sướng, vừa được tận hưởng
luồng khí mát lạnh toát lên từ hơi nước lại vừa được ngắm nhìn không gian bao
la của núi đá mây trời. Sông Nho Quế có những đoạn chảy qua nhiều tầng đá tai
mèo sắc nhọn hình thành những thác ghềnh trắng xóa. Vô số các khúc quanh, bãi
đá lố nhố trên mặt nước, cuộn xoáy, rền rĩ như một bầy ngựa hung hăng, kì dị...
Nước sông chảy xiết tạo thành những
thác ghềnh trắng xóa - Ảnh: Midori Q
thác ghềnh trắng xóa - Ảnh: Midori Q
… nhưng cũng có đoạn nước sông êm ả trôi lững lờ, mơ màng như
dải tóc mây dài bất tận của người thiếu nữ. Đoạn sông Nho Quế chảy qua khe núi
Tu Sản và đèo Mã Pì Lèng được xem là có cảnh sắc ngoạn mục và nên thơ nhất. Nước
sông mang một màu xanh ngọc đẹp say đắm lòng
người, hòa cùng màu xanh của núi rừng tạo nên một bức tranh Hà Giang tuyệt đẹp.
Khung cảnh thiên nhiên đẹp như một
bức tranh thủy mặc - Ảnh: Khoa Linh
bức tranh thủy mặc - Ảnh: Khoa Linh
Vào mùa hè, cả cao
nguyên đá nắng cháy như một hỏa diệm sơn khổng lồ. Nguồn nước sinh hoạt
của người dân lúc này vô cùng khó khăn chỉ có thể dựa vào sông suối tự nhiên.
Chính vì thế, dòng sông Nho Quế trở thành nơi lũ trẻ Mông tắm mát, các cô gái,
bà lão dặt quần áo và mọi người thay nhau gánh nước từ đây về sinh hoạt.
Thiếu nữ bên dòng Nho Quế - Ảnh: Jamie Mai
Không chỉ cung cấp nước cho sinh hoạt của người dân, sông Nho
quế còn là nguồn nước quan trọng cho hầu hết các thửa ruộng bậc thang, nương rẫy
của bà con sinh sống quanh khu vực này.
Sông Nho Quế còn là nguồn cung cấp nước chủ yếu
cho những thửa ruộng bậc thang của đồng bào
dân tộc Mông sinh sống quanh khu vực - Ảnh: sưu tầm
cho những thửa ruộng bậc thang của đồng bào
dân tộc Mông sinh sống quanh khu vực - Ảnh: sưu tầm
Với vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng bên con đèo Mã Pì Lèng hùng
vĩ, dòng sông Nho Quế huyền thoại đã làm say đắm biết bao bước chân du khách mỗi
lần ghé qua, để rồi hàng năm, cùng với những chuyến phượt vào mùa hoa, mùa lúa
trên cao nguyên đại ngàn, người ta lại không quên dành cho mình chút thời gian,
vượt những con đường hiểm trở đến với dòng sông xanh như để thỏa nỗi ham muốn
khám phá, chinh phục của mình.
Vẻ đẹp mê hồn nơi dòng Nho Quế - Ảnh: Hoang Tai Ngoc
Đã bao thế kỷ qua, dòng sông Nho Quế hùng vĩ mang màu xanh bất
tận cứ lặng lẽ chảy trôi cùng thời gian, hòa cùng những con sông khác cất lên
khúc ca mang hình hài đất nước, tô điểm cho non sông tươi đẹp và trở thành một
biểu tượng không thể thiếu của Hà Giang - mảnh đất cao nguyên nơi địa đầu Tổ
Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét