Ghen - Nguyễn Bính
Ghen Cô nhân tình bé của tôi ơi!
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi và mắt chỉ
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi.
Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai
Đừng hôn dù thấy cánh hoa tươi (*)
Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ
Đừng tắm chiều nay biển lắm người.
Tôi muốn mùi thơm của nước hoa
Mà cô thường xức chẳng bay xa
Chẳng làm ngây ngất người qua lại
Dẫu chỉ qua đường khách lại qua.
Tôi muốn những đêm đông giá lạnh
Chiêm bao đừng lẩn quất bên cô
Bằng không tôi muốn cô đừng gặp
Một trẻ trai nào trong giấc mơ.
Tôi muốn làn hơi cô thở nhẹ
Đừng làm ẩm áo khách chưa quen.
Chân cô in vết trên đường bụi
Chẳng vết chân nào được dẫm lên.
Có nghĩa là ghen quá đấy mà thôi
Thế nghĩa là yêu quá mẩt rồi
Và nghiã là cô là tất cả
Cô là tất cả của riêng tôi.
Ghen có
thể nói là một đặc tính cố hữu của tình yêu đôi lứa. Một điều nghe đã quá đỗi
quen thuộc nhưng không hề cũ trong mọi thời đại. Nó đã tồn tại lâu đời, như
một thực tại khách quan trong ý thức hệ của con người từ khi sinh ra và còn tồn
tại mãi mãi cùng với cuộc sống của con người trong vũ trụ.
Đã có không biết bao nhiêu giấy mực của nhiều tác giả tự cổ chí kim viết về cái sự ghen trong tình yêu. Cũng không phải ít những sự bàn thảo phi giấy mực về ghen theo lối khẩu ngữ lưu truyền trong dân gian từ xưa đến nay. Người ta đã và vẫn sẽ còn viết mãi về cái đề tài muôn thuở ấy dưới nhiều góc độ khác nhau: tích cực có, tiêu cực cũng có.
Khoan hãy nói về cái mặt trái hay cái tính tiêu cực của cái ghen gây ra những tấn bi kịch theo kiểu Hoạn Thư ngày trước hay những trận tạt a xít, hoặc ẩu đả, làm hại danh dự, nhân phẩm và thể xác lẫn nhau vì ghen tuông một cách quá đáng (của một số cái ghen để trong ngoặc kép) ở một số người trong cái thời buổi @ này mà ta hãy bàn về cái nét thi vị, cái mặt tích cực, cái gia vị đặc biệt làm thăng hoa tình yêu của cái ghen trong tình yêu của nam và nữ như trong bài thơ Ghen trên đây của nhà thơ Nguyễn Bính.
Thiết tưởng khi đọc xong bài thơ, ai cũng thấy có cái riêng rất tâm đắc của mình trong cái chung rộng lớn ấy.
Đã có không biết bao nhiêu giấy mực của nhiều tác giả tự cổ chí kim viết về cái sự ghen trong tình yêu. Cũng không phải ít những sự bàn thảo phi giấy mực về ghen theo lối khẩu ngữ lưu truyền trong dân gian từ xưa đến nay. Người ta đã và vẫn sẽ còn viết mãi về cái đề tài muôn thuở ấy dưới nhiều góc độ khác nhau: tích cực có, tiêu cực cũng có.
Khoan hãy nói về cái mặt trái hay cái tính tiêu cực của cái ghen gây ra những tấn bi kịch theo kiểu Hoạn Thư ngày trước hay những trận tạt a xít, hoặc ẩu đả, làm hại danh dự, nhân phẩm và thể xác lẫn nhau vì ghen tuông một cách quá đáng (của một số cái ghen để trong ngoặc kép) ở một số người trong cái thời buổi @ này mà ta hãy bàn về cái nét thi vị, cái mặt tích cực, cái gia vị đặc biệt làm thăng hoa tình yêu của cái ghen trong tình yêu của nam và nữ như trong bài thơ Ghen trên đây của nhà thơ Nguyễn Bính.
Thiết tưởng khi đọc xong bài thơ, ai cũng thấy có cái riêng rất tâm đắc của mình trong cái chung rộng lớn ấy.
Bản chất của
tình yêu là không thể chia sẻ. Bất cứ một sự chia sẻ nào cũng làm cho tình yêu
trở nên không trọn vẹn và mất đi sự thiêng liêng của một thứ vốn có tính chất
bền vững vĩnh cửu trong đời sống tinh thần của nhân loại.
Khi đã có lòng yêu ai, người ta chỉ muốn người ấy chỉ là của riêng mình một cách tuyệt đối. Vì thế cái ghen luôn luôn tỷ lệ thuận với mức độ mãnh liệt trong tình yêu hay nói cách khác, nó chính là thước đo tình yêu. Theo đó, những người yêu chưa hết mình, theo kiểu nửa vời hoặc những kẻ tính toán, hẳn nhiên không thể có cái ghen nồng nàn, đáng yêu, đẹp đẽ như một người có sự trao gửi tuyệt đối về tư tưởng và hành động đối với người mình yêu.
Trở lại với bài thơ, cái điệp khúc "tôi muốn ...." được lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài, trong nhiều hoàn cảnh cụ thể khác nhau của đời sống thường nhật mà người yêu của anh đang trú ngụ trong cõi thực. Những sự mong muốn sở hữu ấy, thậm chí có lúc trở nên vô lý, vì người con trai rất "lạ lùng" kia còn có cả cái tính ghen với những sự vật vô tri vô giác, mà cô gái thường sử dụng như: những cánh hoa,như chiếc gối, ....chỉ vì chúng có được cái diễm phúc rất to lớn là thường xuyên được cô gái ôm ấp, nâng niu, và hôn một cách rất tình tứ, say mê.
Trong cõi thực, anh chàng si tình đó vẫn có cái sự ghen rất nhạy cảm đối với những việc làm của cô gái: ví như cô đi tắm biển chẳng hạn. Không thể nói là cái ghen vô lý được nữa, bởi ở cái bãi biển đó, cô gái đã phô bày hầu hết cơ thể như một sự trở về nguyên thủy với thiên nhiên. Một mình cái biển xanh không thôi với những bờ cát phẳng lì tuyệt đẹp, với những con sóng bạc đầu dữ dội, điệp điệp trùng trùng, đầy thèm khát ấy cũng đã đủ làm cho một người con gái thấy ngượng ngùng e thẹn, giống cái ngượng của một người con gái khác khi tắm dưới cái ánh trăng, của Hàn Mặc Tử:
"Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm,
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe"
Huống hồ là trước cái bãi biển đông người, với hàng ngàn hàng vạn những ánh mắt đang chiêm ngưỡng cái vẻ đẹp tuyệt vời của cô, một sản phẩm tuyệt tác của tạo hóa, hỏi làm sao chàng trai của chúng ta lại không ghen cho được?
Nói về một chi tiết thứ hai, bằng cách chọn lọc một số hình ảnh tiêu biểu, Nguyễn Bính nhắc đến dấu chân của người con gái. Hẳn là cô gái ấy phải đẹp lắm, nên cái dấu chân kia mới gây nhiều ấn tượng cho chàng trai của chúng ta, ca dao nói:
"Người xinh đi đứng cũng xinh
Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn"
Tự cổ chí kim, người ta còn nói đến gót chân của người phụ nữ, như nói tới một vẻ đẹp nhuần nhị, dịu dàng, thể hiện tính cách bên trong đầy nữ tính của người con gái. Vết chân của con gái, tất nhiên khác với vết chân của người con trai, bởi nó được cấu thành trên cơ thể của một giới "chân yếu tay mềm". Những dấu chân của phái đẹp nói chung như những điểm xuyết mà tạo hóa ban xuống tô điểm cho bãi biển đời người của trần thế, một nét hoa văn nổi bật giữa những bàn chân thô nhám của cánh mày râu.
Khi đã có lòng yêu ai, người ta chỉ muốn người ấy chỉ là của riêng mình một cách tuyệt đối. Vì thế cái ghen luôn luôn tỷ lệ thuận với mức độ mãnh liệt trong tình yêu hay nói cách khác, nó chính là thước đo tình yêu. Theo đó, những người yêu chưa hết mình, theo kiểu nửa vời hoặc những kẻ tính toán, hẳn nhiên không thể có cái ghen nồng nàn, đáng yêu, đẹp đẽ như một người có sự trao gửi tuyệt đối về tư tưởng và hành động đối với người mình yêu.
Trở lại với bài thơ, cái điệp khúc "tôi muốn ...." được lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài, trong nhiều hoàn cảnh cụ thể khác nhau của đời sống thường nhật mà người yêu của anh đang trú ngụ trong cõi thực. Những sự mong muốn sở hữu ấy, thậm chí có lúc trở nên vô lý, vì người con trai rất "lạ lùng" kia còn có cả cái tính ghen với những sự vật vô tri vô giác, mà cô gái thường sử dụng như: những cánh hoa,như chiếc gối, ....chỉ vì chúng có được cái diễm phúc rất to lớn là thường xuyên được cô gái ôm ấp, nâng niu, và hôn một cách rất tình tứ, say mê.
Trong cõi thực, anh chàng si tình đó vẫn có cái sự ghen rất nhạy cảm đối với những việc làm của cô gái: ví như cô đi tắm biển chẳng hạn. Không thể nói là cái ghen vô lý được nữa, bởi ở cái bãi biển đó, cô gái đã phô bày hầu hết cơ thể như một sự trở về nguyên thủy với thiên nhiên. Một mình cái biển xanh không thôi với những bờ cát phẳng lì tuyệt đẹp, với những con sóng bạc đầu dữ dội, điệp điệp trùng trùng, đầy thèm khát ấy cũng đã đủ làm cho một người con gái thấy ngượng ngùng e thẹn, giống cái ngượng của một người con gái khác khi tắm dưới cái ánh trăng, của Hàn Mặc Tử:
"Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm,
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe"
Huống hồ là trước cái bãi biển đông người, với hàng ngàn hàng vạn những ánh mắt đang chiêm ngưỡng cái vẻ đẹp tuyệt vời của cô, một sản phẩm tuyệt tác của tạo hóa, hỏi làm sao chàng trai của chúng ta lại không ghen cho được?
Nói về một chi tiết thứ hai, bằng cách chọn lọc một số hình ảnh tiêu biểu, Nguyễn Bính nhắc đến dấu chân của người con gái. Hẳn là cô gái ấy phải đẹp lắm, nên cái dấu chân kia mới gây nhiều ấn tượng cho chàng trai của chúng ta, ca dao nói:
"Người xinh đi đứng cũng xinh
Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn"
Tự cổ chí kim, người ta còn nói đến gót chân của người phụ nữ, như nói tới một vẻ đẹp nhuần nhị, dịu dàng, thể hiện tính cách bên trong đầy nữ tính của người con gái. Vết chân của con gái, tất nhiên khác với vết chân của người con trai, bởi nó được cấu thành trên cơ thể của một giới "chân yếu tay mềm". Những dấu chân của phái đẹp nói chung như những điểm xuyết mà tạo hóa ban xuống tô điểm cho bãi biển đời người của trần thế, một nét hoa văn nổi bật giữa những bàn chân thô nhám của cánh mày râu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét