Đợi phố trên đồi xanh tơ
Gió thổi thốc vào mặt tôi. Thứ gió lộng mang dòng dõi hoang
hoải. Nơi nào mà chả có gió, song rõ ràng gió ở đây nó rất khác, có gì đó quá
riêng, đặc trưng.
Tôi đang đi trong một thành phố mà, chứ nào phải một nơi chốn trống không. Ừ, thì Gia Nghĩa đang ở cuộc sống của một tỉnh lỵ, là dĩ nhiên “thị”, “phố” rồi. Đi một mình giữa nó mà không thấy cô đơn. Đơn chiếc trong nó vẫn không thấy lạc loài. Tôi không có bóng hồng nào ở xứ đây, kể cả người thân, họ hàng. Nó tinh khôi với tôi như tôi tinh khôi với nó. Phố xá đầy dốc, đường cong, thẳng, méo, muôn hình vạn dạng, theo địa hình núi đồi, suối khe, thung lũng, vườn rẫy tự nhiên liên tiếp. Cái thứ gió kia nó đánh bạt suy nghĩ về hình hài đô thị phải là những tổ chức cấu trúc bàn cờ, dãy phố, hàng quán sắp lớp hai bên, và phải có những tổ người lố nhố, dài lê thê, xe cộ ken dày và còi kèn vang động, rộn rã. Một cảm giác trống không về một thành phố đang “sống”, đang hiện hữu bằng da thịt của nó. Lúc này tôi không nghĩ điều gì có thể chia rẽ tôi với nó. Và tôi cũng chẳng cần có bóng hồng nào ở đây nữa để làm gì. Có khi dính vào một bóng hồng, nó sẽ phá tung sự tinh khôi ở tôi về một thành phố.
Tôi đang đi trong một thành phố mà, chứ nào phải một nơi chốn trống không. Ừ, thì Gia Nghĩa đang ở cuộc sống của một tỉnh lỵ, là dĩ nhiên “thị”, “phố” rồi. Đi một mình giữa nó mà không thấy cô đơn. Đơn chiếc trong nó vẫn không thấy lạc loài. Tôi không có bóng hồng nào ở xứ đây, kể cả người thân, họ hàng. Nó tinh khôi với tôi như tôi tinh khôi với nó. Phố xá đầy dốc, đường cong, thẳng, méo, muôn hình vạn dạng, theo địa hình núi đồi, suối khe, thung lũng, vườn rẫy tự nhiên liên tiếp. Cái thứ gió kia nó đánh bạt suy nghĩ về hình hài đô thị phải là những tổ chức cấu trúc bàn cờ, dãy phố, hàng quán sắp lớp hai bên, và phải có những tổ người lố nhố, dài lê thê, xe cộ ken dày và còi kèn vang động, rộn rã. Một cảm giác trống không về một thành phố đang “sống”, đang hiện hữu bằng da thịt của nó. Lúc này tôi không nghĩ điều gì có thể chia rẽ tôi với nó. Và tôi cũng chẳng cần có bóng hồng nào ở đây nữa để làm gì. Có khi dính vào một bóng hồng, nó sẽ phá tung sự tinh khôi ở tôi về một thành phố.
Gia Nghĩa tinh khôi vì nó là thành phố nằm trong rẫy, toàn rẫy
bao quanh, màu xanh len lỏi mọi con đường, ngõ lối. Nó thanh lành vì nó rơi xuống
những dải núi đồi bát úp cổ xưa. Núi đồi xanh êm ả đang che chở, vun bồi phố.
“Phố” đang nghe được tiếng của đất đai, thảo mộc. Nó ngây dại, lệch ra khỏi quy
luật đám đông. Vượt lên cái của trời đất, nó mang theo cái thuần hậu của nền
văn hóa sơn nguyên M’Nông đặc sắc. Sắc dân M’Nông là tộc người bản địa của cao
nguyên này. Nhà Tây Nguyên học hàng đầu Henri Maitre kia đã đặt tên cho nó là
“Cao nguyên M’Nông” vì thế. Dòng suối Đak Nông (Đak: con nước; Nông: người
M’Nông) vẫn chảy qua giữa lòng phố ngày nay, và cái tên tỉnh Đak Nông bây giờ
càng định danh biểu thị cho điều đắc vị đó. Từ cao nguyên sơn nguyên đến cao nguyên
rẫy vườn, sang cao nguyên phố thị. Cái hồn cốt ấy vẫn quanh đây. Phẩm chất cao
nguyên, thứ cao nguyên lộng gió trong thảo mộc, văn hóa người sơn cước, văn hóa
người lưu lạc (di cư). Thứ văn hóa thuần hậu với thứ văn hóa vong phận nghĩa
khí. Nghĩa là đô thị Gia Nghĩa được trồng trên không gian đó, cho dù có áp đặt
thứ kiến trúc gì xuống trên đất đi nữa.
Bất cứ vị trí nào trong số sáu điểm cao nhất ở đây: Đồi Đức Mẹ, đỉnh Num Rạ, đồi Pháo, đồi Mỏ Đá, đồi Sân bay dã chiến, hay đồi Tỉnh đội tôi đều nhận ra vẹn nguyên hết dáng hình Gia Nghĩa.
Đô thị mang dòng máu của thảo nguyên.
Một kịch bản, quy hoạch rõ ràng cho Gia Nghĩa kịp ra đời ngay sau khi tách tỉnh Đak Nông ra khỏi Đak Lak và có vẻ chính quyền quyết tâm hiện thực cho được một đô thị tử tế. Người ta muốn một Gia Nghĩa sang cả, hiện đại, và “Tây” như Đà Lạt thời vàng son hôm nào, thậm chí đặc sắc hơn thế nữa. Trước hết, như cái hồ Đak Nông giữa lòng đô thị này là phiên bản thông minh của hồ Xuân Hương ở Đà Lạt. Nhưng hồ này thì rộng gấp bốn lần hồ Xuân Hương và vừa hình thành đã ấn tượng, tráng lệ hơn nhiều. Rồi, nhà cửa chỉ mong toàn kiến trúc biệt thự Âu, Mỹ, Nhật. Và, những đường phố được quy định trồng hết loài cây hoa phượng vàng đẹp tinh khiết của cao nguyên M’Nông-để tạo ra một bản sắc nên thơ riêng. Đường phố thì có thể rồi đây đầy loài hoa đặc sắc đó, nhưng dân tình cày rẫy lấy tiền đâu cất biệt thự. Chắc nông dân rồi chẻ đất vườn ra bán để đổi đời, hoặc chính quyền quy hoạch phân lô thật nhiều khu dân cư mới để mời dân có tiền lên mua ở thì mục tiêu kia khả dĩ chạm đến.
Tất nhiên, dù đôi nét thơ mộng gần nhau, nhưng cao nguyên M’Nông là cao nguyên M’Nông, cao nguyên Lạch (Langbian) là cao nguyên Lạch, và người Pháp khi làm đô thị khác người Việt tôi làm.
Tôi ném mình vào trong Gia Nghĩa. Thị xã nhấn nhá những khóm bê tông, nhà cửa trong sự bát ngát xanh của rẫy nương. Cũng có đôi ba con đường mở ra như đại lộ.
Nhưng đại lộ đẹp ngây ngất giữa một phố thị chỉ có vài vạn dân đã khiến thành phố lưa thưa, hắt hiu, cô quạnh ngay giữa ban ngày. Nhiều con đường toàn công sở mà vẫn buồn, cho dù công sở nào cũng to khủng khiếp khó thấy ở tỉnh thành nào khác (nó ngược 180 độ so với làn sóng xây dựng trung tâm hành chính tập trung đang diễn ra ở nhiều tỉnh thành-dù không biết cái nào đúng-sai). Hệ thống đèn điều tiết giao thông cũng đã dựng đặt ở nhiều ngã đường. Chỉ có điều, đường sá thênh thang, phố thưa vắng người, mà đèn giao thông hiện hữu thì tín hiệu kia thành vật cản ngại giao thông. Sự “đi trước”, đón đầu thái quá. Đà Lạt kia ra đời 124 năm rồi, dân số mấy trăm ngàn, nhưng đến giờ vẫn không cần đến đèn giao thông.
Chiếc áo khoác lên cho việc “lên đời” của Gia Nghĩa đang to hơn thân thể
thực của nó. Từ nền văn minh nương rẫy sang nền văn minh đô thị.
Gia Nghĩa là đô thị còn (là) của thiên nhiên và những khát khao thanh lành, dễ thương của con người.
Mọi đô thị đều ở dưới vòm trời. Nhưng không phải đô thị nào cũng còn nhớ về trời xanh, gợn về thiên nhiên như nơi này.
Chợ thị xã tỉnh lỵ mà nó mộc mạc, đơn sơ còn hơn bao chợ huyện trên cái đất nước này-chẳng có gì là trung tâm thương mại hàng tỉnh. Dĩ nhiên cá biển là đưa từ Bình Thuận lên theo đường 28. Cá nước ngọt đánh bắt từ sông suối, các lòng hồ thủy điện và nuôi trong các nương rẫy. Rau muống, rau xà lách xoong, rau mùi hãy còn được đưa từ Buôn Ma Thuột xuống. Và cà rốt, khoai tây, súp lơ, hoa cúc, hoa hồng vẫn đưa từ Đà Lạt sang. Đô thị Gia Nghĩa chưa có nền trồng rau cơ bản-yếu tố căn bản của một đô thị và ngoại ô của nó thường đảm nhận việc này. Ngay nguồn nhân viên, cán bộ cho bộ máy chính quyền hoạt động vẫn hơn một phần ba là người từ Buôn Ma Thuột chi viện mà-được đưa đi đưa về hàng tuần. Vì Gia Nghĩa bị “bắt cóc”, hoặc là ban đặc ân để làm một tỉnh lỵ chứ nó không có nền về đời sống xã hội phường nghề, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực. Có lẽ nhờ thế, nó là một kiểu đô thị thanh lành riêng. Ngay như cái khu khai thác khoáng Bauxite khổng lồ Nhân Cơ tự dưng rơi xuống cách đó hai mươi cây số theo đường chim bay kia cũng trở nên lạc lõng với một cao nguyên an lành thảo mộc, thuần nông, thuần lâm.
Tôi có những ngày dài ngắm sương ở Gia Nghĩa. Người Gia Nghĩa thấy sương bình
thường, còn tôi thấy sương đây lạ. Sương nó làm cho thành phố này đã mềm còn mềm
thêm, lành hơn. Giữa thời khắc thế này thì nên ngắm nhìn vóc dáng của nó với tư
thế rón rén, từ tốn, để nhận ra Gia Nghĩa rất bẽn lẽn, dung dị, nết na. Mà không
chỉ ban mai, ở đây, trong một ngày, xem ra như có đủ cả bốn mùa tiết trời, mà
phải để ý ta sẽ nhận ra nó xê dịch rất nhẹ êm. Tôi gọi đô thị này là “nàng”.
“Nàng” có trời đất sang cả, ở trên cao, đủ nắng gió, ẩm ướt, mát lành và nhất là sự may mắn chưa vào vòng hỗn tạp chung. Nhưng không biết “nàng” đoan trang, tử tế được bao lâu, sự kiên trì đến đâu trước tư duy và lèo lái đô thị theo nhiệm kỳ chung của xã hội.
“Nàng” như một chấm nhỏ, “chấm đô thị”, giữa một cao nguyên M’Nông với đầy đủ chua ngọt của đất trời.
Bất cứ vị trí nào trong số sáu điểm cao nhất ở đây: Đồi Đức Mẹ, đỉnh Num Rạ, đồi Pháo, đồi Mỏ Đá, đồi Sân bay dã chiến, hay đồi Tỉnh đội tôi đều nhận ra vẹn nguyên hết dáng hình Gia Nghĩa.
Đô thị mang dòng máu của thảo nguyên.
Một kịch bản, quy hoạch rõ ràng cho Gia Nghĩa kịp ra đời ngay sau khi tách tỉnh Đak Nông ra khỏi Đak Lak và có vẻ chính quyền quyết tâm hiện thực cho được một đô thị tử tế. Người ta muốn một Gia Nghĩa sang cả, hiện đại, và “Tây” như Đà Lạt thời vàng son hôm nào, thậm chí đặc sắc hơn thế nữa. Trước hết, như cái hồ Đak Nông giữa lòng đô thị này là phiên bản thông minh của hồ Xuân Hương ở Đà Lạt. Nhưng hồ này thì rộng gấp bốn lần hồ Xuân Hương và vừa hình thành đã ấn tượng, tráng lệ hơn nhiều. Rồi, nhà cửa chỉ mong toàn kiến trúc biệt thự Âu, Mỹ, Nhật. Và, những đường phố được quy định trồng hết loài cây hoa phượng vàng đẹp tinh khiết của cao nguyên M’Nông-để tạo ra một bản sắc nên thơ riêng. Đường phố thì có thể rồi đây đầy loài hoa đặc sắc đó, nhưng dân tình cày rẫy lấy tiền đâu cất biệt thự. Chắc nông dân rồi chẻ đất vườn ra bán để đổi đời, hoặc chính quyền quy hoạch phân lô thật nhiều khu dân cư mới để mời dân có tiền lên mua ở thì mục tiêu kia khả dĩ chạm đến.
Tất nhiên, dù đôi nét thơ mộng gần nhau, nhưng cao nguyên M’Nông là cao nguyên M’Nông, cao nguyên Lạch (Langbian) là cao nguyên Lạch, và người Pháp khi làm đô thị khác người Việt tôi làm.
Tôi ném mình vào trong Gia Nghĩa. Thị xã nhấn nhá những khóm bê tông, nhà cửa trong sự bát ngát xanh của rẫy nương. Cũng có đôi ba con đường mở ra như đại lộ.
Nhưng đại lộ đẹp ngây ngất giữa một phố thị chỉ có vài vạn dân đã khiến thành phố lưa thưa, hắt hiu, cô quạnh ngay giữa ban ngày. Nhiều con đường toàn công sở mà vẫn buồn, cho dù công sở nào cũng to khủng khiếp khó thấy ở tỉnh thành nào khác (nó ngược 180 độ so với làn sóng xây dựng trung tâm hành chính tập trung đang diễn ra ở nhiều tỉnh thành-dù không biết cái nào đúng-sai). Hệ thống đèn điều tiết giao thông cũng đã dựng đặt ở nhiều ngã đường. Chỉ có điều, đường sá thênh thang, phố thưa vắng người, mà đèn giao thông hiện hữu thì tín hiệu kia thành vật cản ngại giao thông. Sự “đi trước”, đón đầu thái quá. Đà Lạt kia ra đời 124 năm rồi, dân số mấy trăm ngàn, nhưng đến giờ vẫn không cần đến đèn giao thông.
Gia Nghĩa là đô thị còn (là) của thiên nhiên và những khát khao thanh lành, dễ thương của con người.
Mọi đô thị đều ở dưới vòm trời. Nhưng không phải đô thị nào cũng còn nhớ về trời xanh, gợn về thiên nhiên như nơi này.
Chợ thị xã tỉnh lỵ mà nó mộc mạc, đơn sơ còn hơn bao chợ huyện trên cái đất nước này-chẳng có gì là trung tâm thương mại hàng tỉnh. Dĩ nhiên cá biển là đưa từ Bình Thuận lên theo đường 28. Cá nước ngọt đánh bắt từ sông suối, các lòng hồ thủy điện và nuôi trong các nương rẫy. Rau muống, rau xà lách xoong, rau mùi hãy còn được đưa từ Buôn Ma Thuột xuống. Và cà rốt, khoai tây, súp lơ, hoa cúc, hoa hồng vẫn đưa từ Đà Lạt sang. Đô thị Gia Nghĩa chưa có nền trồng rau cơ bản-yếu tố căn bản của một đô thị và ngoại ô của nó thường đảm nhận việc này. Ngay nguồn nhân viên, cán bộ cho bộ máy chính quyền hoạt động vẫn hơn một phần ba là người từ Buôn Ma Thuột chi viện mà-được đưa đi đưa về hàng tuần. Vì Gia Nghĩa bị “bắt cóc”, hoặc là ban đặc ân để làm một tỉnh lỵ chứ nó không có nền về đời sống xã hội phường nghề, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực. Có lẽ nhờ thế, nó là một kiểu đô thị thanh lành riêng. Ngay như cái khu khai thác khoáng Bauxite khổng lồ Nhân Cơ tự dưng rơi xuống cách đó hai mươi cây số theo đường chim bay kia cũng trở nên lạc lõng với một cao nguyên an lành thảo mộc, thuần nông, thuần lâm.
“Nàng” có trời đất sang cả, ở trên cao, đủ nắng gió, ẩm ướt, mát lành và nhất là sự may mắn chưa vào vòng hỗn tạp chung. Nhưng không biết “nàng” đoan trang, tử tế được bao lâu, sự kiên trì đến đâu trước tư duy và lèo lái đô thị theo nhiệm kỳ chung của xã hội.
“Nàng” như một chấm nhỏ, “chấm đô thị”, giữa một cao nguyên M’Nông với đầy đủ chua ngọt của đất trời.
Nguyễn Hàng Tình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét