Chờ cho trăng lặn bóp l... Nguyệt Nga
Xin nói ngay: tôi không có ý định khen đây là bài ca dao
hay.
Không hay, nhưng nó không hẳn chỉ là một cách nói tục tĩu,
nhảm nhí, và chắc chắn không phải là những câu vần vè vô nghĩa như lâu nay
chúng ta vẫn thường tưởng.
Chỉ cần đặt câu hỏi: tại sao người ta lại không nói Kim Trọng
hay Từ Hải hay Sở Khanh hay Mã Giám Sinh ‘ngồi dưới gốc môn’? Trả lời câu hỏi
ấy, chúng ta sẽ thấy ngay tác giả của câu ca dao này chính là những độc giả của
Nguyễn Đình Chiểu. Thế nhưng, ở đây lại nảy ra một câu hỏi khác: tại sao,
trong truyện Lục Vân Tiên, người ta không chọn nhân vật nào khác, như Bùi Kiệm,
một nhân vật được Nguyễn Đình Chiểu mô tả bằng những lời lẽ rất nặng nề, rất
thích hợp với vai trò của kẻ ‘ngồi dưới gốc môn’: “Còn thằng Bùi Kiệm máu dê/ Ngồi chề bê mặt như sề thịt trâu”? Tại sao?
Tại sao người ta lại chọn ngay chính Lục Vân Tiên, một nhân
vật được xem là nghiêm trang, nghiêm túc, thậm chí nghiêm khắc, có thể xem
như một khuôn mẫu về đạo đức, để bắt làm cái chuyện phàm phu tục tử ấy? Tại
sao người ta lại chọn cái nhân vật không dám nhìn cả phụ nữ “Khoan khoan ngồi
đó chớ ra/ Nàng là phận gái, ta là phận trai”, không dám lần khân lâu bên phụ
nữ “Vân Tiên ngó lại rằng: Ừ/ Làm thơ cho kịp chừ chừ chớ lâu” lại làm cái
việc ‘công xúc tu sỉ’ ấy?
Tại sao? Chắc chắn là có lý do. Và lý do cũng không có gì
khó hiểu: Chúng ta dễ dàng thấy được câu ca dao trên là một cách phản ứng chống
lại thái độ đạo đức khắt khe, có phần giả tạo của Lục Vân Tiên, và phần nào
cũng là của Nguyễn Đình Chiểu. Chế diễu thái độ đạo đức cứng nhắc ấy, dân
chúng đã cho Lục Vân Tiên làm cái việc nhảm nhí là ‘ngồi dưới gốc môn, chờ
cho trăng lặn...’ Trong cách nhìn này, câu ca dao trên có cùng trường nghĩa với
một câu ca dao khác, từ lâu vẫn được xem là có ‘lập trường tiến bộ’ và ‘đứng
đắn’ hơn:
Ban ngày quan lớn như thần,
Ban đêm quan lớn tần mần như ma.
Nói cách khác, tôi nghĩ, chúng ta hoàn toàn có lý để xem
câu ‘Vân Tiên ngồi dưới gốc môn...’ như một cách đọc truyện Lục Vân Tiên. Đó
là một lời phê bình cuốn Lục Vân Tiên. Trong vô số những lời phê bình truyện
Lục Vân Tiên, không chừng cách phê bình này của dân gian là một cách phê bình
hay. Hay và sắc sảo. Nó nhắm vào một trong những vấn đề trung tâm của tác phẩm
là quan niệm đạo đức cũng như cách thức xây dựng nhân vật của cụ Đồ Chiểu nói
chung.
Cũng vậy, chúng ta có thể đọc những câu:
Vân Tiên cõng mẹ chạy ra,
Đụng phải cột nhà, cõng mẹ chạy vô.
Vân Tiên cõng mẹ chạy vô,
Đụng phải cái bồ, cõng mẹ chạy ra.
như một sự phê phán quan điểm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu:
ông một mực đề cao những chuẩn mực đạo đức cổ điển và cổ kính như trung, hiếu,
tiết, nghĩa với hy vọng là chúng sẽ giúp duy trì sự ổn định trong xã hội, tuy
nhiên, một là, xã hội Việt Nam vào nửa sau thế kỷ 19, trong sự cọ xát dữ dội
với văn minh Tây phương và thế lực thực dân, cứ ngày một rạn nứt, vô phương
hàn gắn; hai là, bản thân những chuẩn mực đạo đức tưởng đâu là chân lý vĩnh cửu
ấy thật ra rất đáng ngờ, và với sự lung lay của Nho học, càng ngày càng đáng
ngờ thêm. Con thuyền ‘chở đạo’ của Nguyễn Đình Chiểu, do đó, không phải chỉ
trôi trên một dòng nước ngược mà còn, hơn nữa, trên thực tế, chỉ loay hoay
mãi trong một vũng nước tù, không có lối thoát, hết ‘đụng’ cái này thì ‘đụng’
cái kia, cứ quanh quanh quẩn quẩn mãi trong sự tuyệt vọng và bế tắc. Nói cách
khác, đó là những lý tưởng ở đường cùng. Biện pháp dựa trên nguyên tắc đạo đức
mà Nguyễn Đình Chiểu đề xuất, hay đúng hơn, cổ vũ, đã không giải được bài
toán của thời đại.
Theo tôi, chỉ với cách hiểu như thế, chúng ta mới giải
thích được tại sao một nhân vật chính diện trong một tác phẩm nặng dụng tâm
giáo huấn của một tác giả được xem là tiêu biểu nhất của dòng văn học giáo huấn
lại biến thành - không phải một lần mà là nhiều lần, ít nhất là hai lần như vừa
nêu - một nhân vật hài trong nền văn học dân gian.
Một ngày nào đó, nếu tôi đủ hứng thú và can đảm làm một tuyển
tập phê bình về Nguyễn Đình Chiểu, có khi tôi sẽ chọn in những câu ca dao
trên ngay ở trang đầu. Ở đâu đó, bên kia thế giới, đã xa lắm lắm những lời dạy
lẩm cẩm kiểu ‘trai thời trung hiếu làm đầu/ gái thời tiết hạnh làm câu trau
mình’, đọc những lời phê bình thông minh và hóm hỉnh ấy, không chừng cụ Đồ sẽ
cả cười.
|
Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017
Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Mái tóc người vợ
Mái tóc người vợ HỘI LÀNG MẤT VUI Thuở ấy, giặc Minh đang xâm chiếm nước ta. Ở một vùng khuất nẻo, hội vật làng Liễu đang vào ngày cuố...
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét