Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2024

Quanh một chồi cây đổ

Quanh một chồi cây đổ

Hoạt cảnh bằng thơ
Một chiếc xe “ca” vừa đổ ở mép đường liên tỉnh, nơi có con đường nhỏ rẻ vào thôn xóm. trên xe hối hả bước xuống một bà cụ tuổi quá sáu mươi, và một cháu trai, già dặn tuổi thiếu niên, ăn mặc theo kiểu người ở Miền Nam. Người trên chuyển hộ mấy cái làn và chiếc va ly, vừa xong thì xe tiếp tục chạy. sau khi đám khói xăng tan nhẹ vào hàng cây, bà cụ cũng thu gọn hành lý dựa gốc sấu to ở bên đường. Cách vài mét chỗ hai bà cháu đứng định hướng, một chồi cây tơ bị quặt xuống từ lúc nào, thân oằn cong, ngọn sà chấm mặt đất, lá hãy đang xanh giữa những cành nhỏ, vương vãi chung quanh. Bà cụ bỗng ôm mặt ngồi sụp xuống.
Bà sao thế, bà ơi? Hay bị nhọc,
Đường đang sửa, mấp mô xe lại xóc?
Không, bà chỉ vừa ngây ngất một cơn mê;
Có lẽ vì xúc cảm với tình quê!
Nhưng có thật đúng đây là lối rẽ?
Vì tất cả những gì bà đã kể...
Cháu nhìn quanh-không phải thế này đâu!
Ấy trên xe bà hỏi kỹ từ đầu,
Có người biết đã thực thà chỉ rõ...
Giờ, mang máng bà nhớ ra từng chỗ...
Có phải cũng...
Cánh đồng Eo nơi hút gió Tây?
Khúc đề quai, năm lụt lớn lở choài?
Dãy gò Nổ với cà gai, cỏ đắng,
Và... cái giếng, nước phèn luôn đóng ván...?
Nhưng quê hương...? Cháu biết chữa? Quê hương
Có những mối giây quấn quýt, buộc ràng;
Gút chặt trong ta những thầm kín nhất.
Cho đến cả những vật xưa đã mất
Cứ còn tuyền trong hơi ấm tim gan!
.- Cháu thấy như ta xuống quá vội vàng!
Từ thị xã về đây chừng nửa buổi,
Vẫn chưa trải qua chang chang cát bụi
Lối xưa bà thất thểu bước di cư!
Không!
Đúng nơi rồi! Kìa, có phải cái đình hư,
Nền đá tảng khuất đâu trong gò sặt?
(Hồi họp một lát)
Bà nghe rõ nhiệp bồi hồi của đất,
Nơi người thân ta đã yên nằm!
Ôi, làng quê xa cách mấy mươi năm,
Vẵn cứ tưởng như vừa dăm bảy bữa!
Cái thôn nhỏ niêm đầy tiếng mõ,
Tàn tro bay trong tràng súng cầm canh...
Mà ở đây dằng dặc quãng đường xanh,
Bóng lá lao xao, hàng cây thẳng tắp,
Đâu cái oi nồng trưa hè nắng ngập?
Đâu nền đường phơi ải sổng lưng trâu?
Hàng chuối te theo rìa đất bạc màu,
Cái cây gạo, nửa thân, sâu đục ruỗng!
Đây đâu phải chốn bà đã sống
(vẫn đưa mắt tìm kiếm, bỗng hất hàm về phía trong)
Ờ cái bốt kia rồi.... ở góc chân đê,
Cháu có nhắc, bà nhìn lâu mới thấy.
Thôi chớ kể lại chi ngày ấy
Thẳng lối này - nào bà cháu ta đi!
Bên phải đây là nẻo lại nhà dì,
Và nhà cậu, vòng qua mô đất trọc.
Bà không thấy cả một lùm dương mọc?
(họ định nhặt hành lý lên, bỗng bà cụ tặc lưỡi)
Thôi hỏng rồi quên mất nón trên xe,
Những “chiếc bài thơ” trắng nõn lá kè,
Lấy chi biếu bà con hàng xóm!
Mãi thế đấy, đã bao năm thắt thõm
Gặp quê rồi bà vẫn cứ nôn nao!
Nhưng cũng may đường rợp, bóng cao.
Ta thong thả đi lần theo lối mát.
Vào trong đó, cả thôi dài lăng lắc,
Mà đồ lề lích kích vướng chân tay;
(nhìn quanh, rồi quay sang chỗ thân cây đổ)
Ừ!-Hay là ta dứt cái thân cây
Làm đòn gánh, bà cháu mình khiêng tạm?
(Một bà già, tuổi lớn hơn bà cụ vài tuổi, một em bé
Chợt đi đến. Họ mang theo xẻng, đọt tre tươi, và bó lạc)
Ơ kìa, cháu!... Sao làm điều sai phạm,
Có phải chừng muốn bức rễ cây con?
Việc này... nay ít thấy ở trong thôn,
Dù một nhánh cũng không ai nỡ bẻ!
Xin lỗi cụ, cháu nó đang chợt nghĩ,
Và cũng may, cụ vừa kịp đến nơi.
(Dịu giọng lại và ung dung)
Từ trung du mang về tận dưới xuôi,
Giữ cho vẹn rễ cành, đâu phải dễ
Giống gỗ tốt, sẽ tiếp trồng xen kẽ
Giữa những cây già chờ đẵn nay mai
Ôi những chồi tơ, ngắm đến mê say!
Nhưng thưa cụ, cái cây này đã đổ!
(Tý, em thiếu niên đi cùng ông cụ, bước tới)
Hợp tác xã vừa tậu con trâu cộ,
Quen lẻ bầy nên chưa chịu ăn chung.
Mấy hôm nay dường nhớ suối, nhớ thung,
Nhớ vách đá, thêm lạ mùi cỏ nội ;
Chiều hôm qua, hiu hiu gió núi,
Rượt theo đàn nó húc cả chồi tươi...
Đấy, cháu xem! Đâu phải tự tay người!
( Lại quay sang Tý)
Nào, cháu Tý, hãy đưa ông cái chạc
Rồi xuống ruộng nhúng cho mềm bó lạt
Ta sẽ cùng nhau dựng thẳng lại chồi,
Rễ chưa lìa, thân sẽ vương nhanh thôi
Rồi cháu sẽ ở lại đây tưới nước,
Nhà đang bận, ông nên về trước.
Chà việc gì cháu cũng để tâm
Thôi, nhân đây ông chỉ cách cháu làm,
Việc xong tất, ta cùng về một thể.
Vâng, cháu biết trồng cây không phải dễ.
Có thế này mới tươi mát làng thôn,
Người chăm cây như thể chăm con!
việc đã hóa bình thường sao bà mới thấy?
(Bỗng ngừng tay,nhìn kỹ hai bà cháu)
A, xin lỗi, cứ ngần ngừ từ nãy;
Bà ở trong kia? Ra, hẳn tìm ai?
Tôi vốn người quê ở đất này,
Bị bức di cư nghẹn đường trở lại!
Nhờ giải phóng, nay về thăm con gái
Buổi ra đi nó chậm bước lỡ đò...
Ấy phút đầu tiên tôi đã ngợ ngờ:
Lối ăn mặc thì theo vùng giải phóng,
Nhưng dáng dấp... thấy hao hao bà giống...
(Cướp lời nhanh)
Mẹ con út đây... con nó đã ngần này (chỉ vào cháu)
Còn cụ là... tôi cố nhớ lại đây...
Cụ là... bác!... bác cả Sung ngày nọ!
(Cười sảng khoái)
Có phải cái ngày tôi ra sông hỏi vợ,
Bà cấy dười đồng hát ghẹo mấy câu...
(Cả hai cùng cười)
Cụ đến là tài, trí nhớ cũng lâu
Tôi hát: “Trúc xinh, một mình cây trúc đứng...”
Nghĩa câu ấy, vẫn dồi dào cảm hứng
Nhưng giờ đây... cây đẹp có bạn bầu!
Hãy kể chuyện gần...từ có rễ, có dâu
Thoạt mới đó mà đầu đều trắng xóa.
Nhanh thật đấy, một đời người mấy nã!
Nhưng bà nhìn quê cũ ở chung quanh
Lại trẻ ra tươi đẹp một màu xanh
Chính vì thế mà thoạt nhìn thấy lạ
Tôi cứ tưởng sau bao năm khói lửa
Trở về đây sẽ lội giữa tàn tro!
Ấy, từ vâng lời dạy của Bác Hồ,
Chúng tôi lợp đất này trong bóng mát.
(vung tay chỉ từng hướng)
Kìa gò Nổ, hết mìn ra sỏi cát,
Và đồng Eo, thôi se nỏ chân chim,
Những mái kho, trường, trại, dài thêm,
Cây gỗ đó đúng tầm đem cất dựng,
Vui lắm nhé mỗi, xuân về nắng hửng
Tết cổ truyền thêm cái tết trồng cây.
Bà xem kìa...cây đứng cách tầm tay;
Cây phủ xóm, niêm bờ đồng, lối ngõ,
Cứ mỗi tết lại trồng thêm một lứa,
Thế mà xưa, trần trụi,giải dầu...
Mãi cơn bảo, đổ nhà nát cửa,
Bà biết đấy,dân chạy đâu ra gỗ?
Vâng, cả tháng hè đi làm cỏ, bỏ phân,
Nước trong đồng luột bỏng cả tay chân
Một nắm lá ngụy trang cho bộ đội,
Phải chiu chắt từng đợt dong, cành duối.
(Bổng vang một góc trời tiếng đàn sáo chen đậu vào một
Ông ơi, ông có thấy cả tuần nay,
Từ mạn rừng chim chóc lại về đây?
Tiếng lánh lót rộn hơn mùa năm trước.
Bỡi đất quê ta đã thành đất mật
(Nói với cháu bà cụ)
Rồi mai kia thêm cả những đàn ong,
Khi giữa làng nhản vải đơm bông...
Và rộn cả lòng ta thêm sách vở,
Tiếng ve ran bừng lên màu phượng đỏ.
(Nói với Tý)
Mình chưa từng được hưởng thú này đây!
Bạn bảo sao?- Trong ấy cũng rừng cây...
Thầy giáo kể: còn sum sê biết mấy.
Nó sinh ra đã nếm mùi lửa cháy
Tại miền Trung-cả một xứ dừa ;
Suốt một vùng dừa, mít hóa vườn trơ
Dưới bụi độc « phong quay » của Mỹ.
Chúng muốn biến đất trồng ra than xỉ,
Diệt mần xanh, diệt vào tận mầm tươi
Nguồn chứa chan sự sống sự sống của con người.
Sau trận ấy, tiếp bao trận khác,
Người ta kể cả Tây Nguyên, Đồng Tháp!
nghĩ đó, càng thêm nhớ đức Bác Hồ
Yêu cỏ cây, không chỉ viết ra thơ,
Còn thật sự nâng niu chăm bón.
Cây vú sữa qua muốn trùng rào đón
Từ miền Nam, vẫn lớn ở bên Người
Vốn non sông thống nhất tự bao đời
Nghìn việc lớn, không lúc nào nhàn rỗi
Ngót tám mươi, Bác còn gắng lên đồi
Cháu đã được đi tham quan Vật-lại
Tất cả quê đồi = cành đau bóng trải
Nhìn cây đa ngày ấy Bác trồng,
Thầy giáo nghẹn ngào: “Đây Bác đứng mênh mong”
Tay bắt nhịp cho cả dàn nhạc lớn
Khắp đất nước sóng xanh lên cuồn cuồn.
Và chúng ta vẫn hôm sớm thấy Người
Trong xanh tươi mãi mãi sắc cây đời.
(Một tiếng gọi từ bên trong: Tý ơi! Tý đây phải không?
Tất cả quay về phía ấy-Một em bé bằng tuổi Tý, tên là đông
Di đến; trên vai có một chồi cây tơ và cái cuốc)
Kìa bạn Đông! bỗng nhiên vắng mặt,
Sáng hôm nay mình đi tìm gọi khắp.
Ông cụ biết rồi, đâu phải rầy la
Việc đã xong, sao giờ bạn mới ra?
Mình lãnh phần tậo con trâu cộ,
Vì vô ý, để nó lồng, cây đổ,
Nên quyết tâm dậy sớm tìm cây,
Thế thì tốt... và không thừa đâu nhá!
Cái cây đỗ vẫn còn nguyên rễ lá,
Tý và ông đã dựng đứng lại rồi,
Còn cái cây này, ta trồng tiếp một nơi,
Thêm tán, thêm tàn, làng càng mát mẻ
Nào ta đặt nó ngay đầu chỗ rẽ
(Tý và Đông sửa soan bắt tay vào việc. Trong lúc đó, ông cụ bỗng “À”
lên một tiếng và quay nhìn bà cụ)
Có phải ở làng cụ còn một cháu trai?
Gọi bằng cô, cũng ở quanh đây
Với bên cụ, nó là con nhà chú?
Ngày ra đi tuổi nó mới mười hai...
Tên Bảy chứ gì?
(Bà cụ gật và ông cụ chỉ vào Đông)
Và cụ hãy nhìn đây
Xem nó giống?
(Chuẩn bị lại đồ lề và chồi cây mới)
Thôi, sẽ gặp, còn nhiều tâm sự
Giờ đã trưa, chắc bà cũng nóng lòng
(Bảo sang Tý)
Tý ở đây, ta tiếp tục cuốc trồng,
Còn cháu Đông sẽ đưa bà về trước.
(Trong khi Đông bỡ ngỡ, thì bà cụ sờ lên đầu vuốt tóc)
Quá vui sướng, mắt muốn nhòa lệ ướt,
Cháu bước đi cho bà vịn lên vai;
Ta ung dung đi giữa hàng cây,
Thêm ấm áp tình quê ngày trở lại.
Lâm Bích Thủy
Theo http://vietnamthuquan.eu/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những ồn ào hòa tấu khúc mưa rơi

Những ồn ào hòa tấu khúc mưa rơi Nhà thơ Phạm Ánh Sao còn có bút danh Triều Vân, sinh trưởng ở Hải Dương, học Đại học Văn hoá Hà Nội và kh...