Chương 1
Buổi tối, mưa như trút nước. Đứng ở dưới con dốc cheo leo, Quỳnh run lên từng hồi vì lạnh. Đêm hun hút chung quanh cô và vắng vẻ đến lạ thường. Bỗng chợt từ phía trên dốc cao, một ánh đèn xe pha thẳng đến chỗ cô. Quỳnh mừng rỡ rồi lao ra vẫy …
Chiếc xe không biết có nhận ra cô không mà vẫn cứ lao nhanh như một mũi tên xuống con dốc đứng, mang theo cả tiếng động cơ gầm rú đến ghê hồn. Một lát, khi chiếc xe sắp đến gần, cảm nhận được tốc độ khủng khiếp của chiếc xe, Quỳnh vừa nhanh chân nhảy vào lề , vừa hoảng hốt bịt chặt tai để ráng tránh tiếng động cơ.
Giống như con thú điên, vượt qua khỏi chỗ cô đang đứng, chiếc xe vẫn lao nhanh, xồng xộc xuống dốc. Để rồi khi bất ngờ gặp phải khúc quanh nhỏ, nó chợt chồm lên dữ dội và húc mạnh đầu vào vách đá rồi bật tung xuống vực.
Lúc này, sau phút sững sờ kinh hãi, Quỳnh chạy vội đến cho chiếc xe bị nạn thì bất chợt một tin chớp lóe sáng, soi cho cô thấy rõ gương mặt Đoàn đang ràn rụa những máu và đang nhìn cô thật buồn. Bên trong chiếc xe đang rơi vùn vụt xuống dốc của bờ vực đen ngòm.
Vừa hoảng hốt, vừa tuyệt vọng, Quỳnh chợt bật lên tiếng kêu cứu khẩn thiết, nhưng chẳng hiểu sao, tiếng kêu cầu cứ ằng ặc ằng ặc mãi trong cổ họng đến rát đau.
- Quỳnh! Quỳnh! Tỉnh dậy đi con. Mơ thấy gì mà la dữ vậy?
Choàng bật dậy khi nghe tiếng gọi của mẹ , Quỳnh ôm vội bà Tần, giọng hoảng hốt:
- Anh Đoàn ….anh Đoàn …Mẹ Ơi.
- Thằng Đoàn à? Thằng Đoàn làm sao?
- Con thấy anh Đoàn …. bị rơi xuống vực. Anh ấy chảy máu nhiều lắm.
Nhìn vẻ mặt đầy kinh hoàng của Quỳnh, bà Tần vội ôn tồn:
- Đó chỉ là giấc mơ thôi, con à . Thằng Đoàn thật sự chẳng bị gì cả đâu.
Nghe mẹ nói vậy, Quỳnh lau vội những giọt mồ hôi còn đọng quanh trán rồi thở dài:
- Nếu đó là giấc mơ thì nó phải là giấc mơ dữ và kinh khủng nhất trong đời con. Con không biết giấc mơ ấy có phải báo cho con điềm dữ gì không?
Bà Tấn chặc lưỡi:
- Mơ là mơ, chứ có điềm gì không biết nữa. Cả ngày tơ tưởng tới thằng Đoàn, đến tới rồi mộng mị, vậy thôi.
- Nhưng giấc mơ làm con sợ, mẹ à. Vì những giấc mơ của con thường rất …
Bà Tấn ngắt lời con :
- Thôi , đừng suy nghĩ vẩn vơ nữa, con uống nước đi rồi còn ngủ tiếp , khuya lắm rồi đó.
Đón lấy ly nước từ tay mẹ , Quỳnh uống nhanh rồi nhìn mẹ hỏi nho?
- Lúc nãy con hét to lắm hả mẹ?
- Đâu có , chỉ vừa điếc tai ..mẹ thôi
- Con xin lỗi vì đã làm mất giấc ngủ của me.
- Đâu có gì. Vả lại , mẹ cũng chưa ngủ mà.
Quỳnh nhìn đồng hồ rồi nhìn mẹ , ngạc nhiên :
- gần hai giờ sáng rồi mà mẹ vẫn chưa đi ngủ sao? Thức khuya quá sẽ có hại đấy
Bà Tần lắc đầu :
- mẹ còn có chút công việc phải làm , gần cuối năm rồi , sổ sách bận bịu lắm.
Quỳnh đến ngồi cạnh bà Tần , vẻ quan tâm :
- mẹ à ! Con thấy dạo này mẹ gầy hẳn đi , công việc buôn bán của mẹ dạo này không được tốt , phải không ?
- chẳng phải mình mẹ mà gần như là tình hình chung , mấy tháng gần đây buôn bán ế ẩm lắm , chổ của mẹ Ở chợ lại sắp giải toa? nên mẹ đang rất lo lắng.
- không bán hàng được thì mình sang hàng đi mẹ . Nhà có hai mẹ con, con nghĩ mẹ cũng đừng nên vất vả quá làm gì. Tiền lương hàng tháng của con, nếu biết tiết kiệm, hai mẹ con mình xài cũng dư mà.
- nhưng mẹ làm việc quen rồi , giờ ngồi không khó chịu lắm.
Quỳnh ôm lấy lưng mẹ rồi thì thầm :
- mẹ lớn tuổi rồi, thấy mẹ buôn bán vất vã, con xót lòng không chịu được.
- không chịu được cũng phải ráng chịu thôi, cô ơi. Giờ không lo buôn bán kiếm sống để mai mốt cô theo chồng thì tôi phải đi ăn xin à?
- sao lại ăn xin , con sẽ sống với mẹ suốt đời mà.
Bà Tần nhìn Quỳnh rồi bật cười :
- thôi đi ! Sống với mẹ suốt đời thì thằng Đoàn , con bỏ cho ai ?
Nghe nhắc đền Đoành , giọng Quỳnh buôn thiu :
_ Chuyện của con với anh Đoàn không biết rồi sẽ đến đâu , con nghe nói mẹ của anh Đoàn dữ lắm . Với lại , nhà mình nghèo quá …
Biết được tâm sự của con, bà Tấn cũng buồn lây :
_ Ừ. Nhà nó giàu quá, làm tổng giám đốc của một công ty du lịch , không dữ mới là lạ đó . Nhưng mà mẹ thấy thằng Đoàn thương con nhiều lắm , đúng không?
Quỳnh gật đầu:
- Dạ . Anh Đoàn rất yêu thương con , anh ấy còn nói sẽ cưới con làm vợ nữa , mẹ à . Nhưng thật sự con rất lo , vì giữa con và anh ấy có một khoảng cách lớn quá.
- Biết được thân phận cũng tốt , nhưng con cũng đừng nên bi quan quá . Cái chính là thằng Đoàn yêu con thật lòng và muốn cùng con gầy dựng tương lai
- Nhưng còn gia đình của anh , nếu như ảnh không vượt qua được thì chắc con sẽ chết vì buồn đó me.
Bà Tần xua tay:
- Bậy bạ quá ! Yêu thì phải tin chứ . Mẹ nghĩ thằng Đoàn là một đứa tốt . Nếu nó yêu con như vậy thì nhất định nó sẽ phải tìm cách để cưới cho được con . Còn gia đình mình tuy chẳng cao sang giàu có như nhà của nó nhưng là gia đình có nề nếp đàng hoàng …
- Nề nếp đàng hoàng thì sao chứ ? Bây giờ tiền bạc mới là điều người ta quan tâm mẹ Ơi.
Bà Tần nhìn Quỳnh rồi hỏi nhỏ :
- Mẹ muốn biết do đâu con có ý nghĩ đó ? Chẳng lẽ thằng Đoàn nói với con à ?
- Không phải anh Đoàn , mà là con nghĩ vậy . Thú thật , con mặc cảm khi ở bên cạnh anh ấy , nhà mình nghèo thì mình đâu có quyền trèo cao , phải không ?
Bà Tần không trả lời con mà thở dài trong xót xa , vì bà hiểu điều gì đang xảy ra trong lòng con gái của bà . Hai mươi tuổi đời , những mộng mơ tươi đẹp của hai mươi tuổi xuân đời con gái đã bị khóa chặt trong chữ “ nghèo” triền miên đến tội nghiệp.
Năm năm trước , ông Sang chồng bà chẳng may mắc phải bệnh nan y, căn bệnh kéo dài mang theo nợ cả gia tài mà vợ chồng dành dụm bao nhiêu năm. Và đến khi ông mất đi, thì ngoài số tài sản của gia đình đội nón ra đi , bà còn phải còng thêm một số nợ khổng lồ với những lãi suất cao chóng mặt . Cửa hảng bán đồ mã của bà cũng dần dần xẹp đi và cuộc sống thì cứ ngày một khó khăn.
Rởi khỏi ghế nhà trường , Tương Quỳnh – con gái của bà – đã phải vội vã xin vào làm việc ở một công ty liên doanh , vì ba kô có tiền để cho cô đi học thêm đại học . Thế là cả mẹ cả con , lại lao vào cuộc sống vất vả để kiếm tiền mà trang trải cho xong số nợ …
_ Mẹ à ! Mẹ nghĩ gì vậy mẹ ?
Đang vẫn vơ với những suy nghĩ một mình , nghe tiếng Quỳnh hỏi , bà Tần khẽ thở dài :
- Mẹ đang nghĩ về con đấy thôi
- Nghĩa về con à? mà nghĩ về cái gì mới được?
- Thì chuyện tương lai của con, chuyện chồng con nữa …
Quỳnh đỏ mặt xua tay:
- Chuyện của con thì có gì mà lo. Con vẫn khỏe, vẫn làm ăn tốt , vẫn ổn định tương lai thì có gì phải lo chứ . Còn chuyện chồng chỉ là chuyện phụ , có cũng được mà không có cũng được mà.
Bà Tần lắc đầu :
- Không thể nói như vậy đâu . Con gái có thì , mẹ không muốn vì công nợ của gia đình làm lỡ duyên của con.
- Mẹ ! Con đâu đã hứa hẹn gì với ai đâu chứ
- Vậy còn thằng Đoàn , nếu nó ngỏ lời cầu hôn với con thì con sẽ nhận hay không đây ?
- Mẹ à ..
- Gì chứ? Con và Đoàn yêu nhau như vậy thì cũng phải lo đến tương lai chứ , đúng không?
- Nhưng …chuyện ấy còn xa vời lắm, và con thật sự cũng chưa dám nghĩ đến.
- Bây giờ không nghĩ thì còn chờ đến khi nào? Tuổi xuân con gái qua nhanh lắm đấy
Giọng Tương Quỳnh nũng nịu :
- Mẹ . Chuyện chồng con chờ đến sau khi mẹ con mình trả nợ xong thì hãy tính đi …ha.
Nghe đến chuyện nợ nần , giọng bà Tần buồn buồn :
- Trả xong nợ à ? Biết đến bao giờ đây con ? Món tiền mẹ con mình thiếu người ta lớn quá thì làm sao con chờ được ?
- Không được cũng phải được , vì con kô thể để mẹ trả món nợ ấy một mình. Nếu anh Đoàn yêu con thật lòng thì chuyện chờ đợi con cũng là một cơ hội để con thử thách con tim của anh ấy đó.
Nhìn vẻ mặt cương quyết của con , bà Tần thở dài :
- Con bướng bĩnh không khác gì ba con
- Giống ba con thì tốt chứ me.
- Tốt thì tốt đấy , nhưng khổ đến cả đời
Tương Quỳnhuỳnh lắc đầu:
- Khổ hay không là do mình thôi . Cuộc sống mà , phải biết cách để thích nghi được với nó thì mới có thể tồn tại được , mẹ à
Nhưng mà thôi , khuya rồi , mẹ con mình ngủ đi , mẹ thức quá sẽ bệnh đấy
- Con ngủ trước đi , mẹ thức chút nữa đã.
- Không được . Mẹ phải ngủ ngay bây giờ . Nếu không , mai mẹ sẽ bệnh cho xem
- Nhưng còn sổ sách?
- Sổ sách cứ để đấy , mai sẽ làm tiếp
- Nhưng mà …
- Không nhưng nữa . Mẹ phải nghe con mới được, thức khuya không có lợi cho sức già đâu
Biết kô thể thoái thác, bà Tần đành gật đầu:
- Ừ thì ngủ , nhưng mai con phải gọi mẹ dậy sờm đấy nhé
- Dậy sớm à? Chi vậy mẹ?
- Mẹ có mua ít nếp thơm , dậy sớm một chút mẹ sẽ nấu xôi cho con ăn.
- Xôi đậu phộng hả mẹ?
- Ừ. Xôi đậu phộng nước dừa . Chịu hôn?
Giọng Quỳnh reo vui:
- Chịu. Con thích lắm mẹ à. Xôi đậu phộng nước dừa là con thích nhất đấy. Nhưng mẹ phải cho con mang theo đi làm với , con Nhã cũng thích nữa mẹ à.
- Ừ. Mai mẹ sẽ nấu cho con thật nhiều ha
- Quỳnh thích thú reo lên rồi ôm lấy bà Tần hôn một cái thật kêu
- Mẹ tốt quá . Con thương mẹ nhiều quá
- Cảm động vì cử chỉ trẻ con của cô , bà Tần kéo con gái nằm xuống rồi với tay tắt đèn
- Thôi , ngủ đi con , con làm mẹ sắp khóc rồi đấy. Ngủ đi để mai còn đi làm , khuya lắm rồi.
- Quỳnh gật đầu rồi nằm xuống bên cạnh mẹ :
- dạ , mẹ cũng ngủ đi nha
- Ừ . Ngủ ngon.
- Mẹ à ..
- Gì nữa đây ?
- Quỳnh choàng tay ôm mẹ rồi thì thầm :
- Chó con …cho con sờ tí nhé
- Điến quá ! Lớn rồi mà con …
- Quỳnh đưa tay vào áo mẹ rồi nũng nịu :
- Mẹ , con thích mà
- Bà Tần mỉm cười không trả lời con , mà chỉ nằm yên bên cạnh cô một cách yêu thương. Đêm lắng sâu chung quanh bà , lắng sâu và tĩnh mịch đến vô cùng . Ngoài sân , một chút trăng còn lại của đêm mười sáu . Trăng sáng cả một khoảng trời . Có tiếng con chim bìm bịp gọi sáng , hòa cùng với tiếng của một chú gà trống nào đó gọi bình mình làm dậy lan trong lòng bà một chút ấm áp…Khẽ nhắm đôi mắt lại , một giấc ngủ hiền hòa mang theo những giấc mơ bình yên chợt đến . Thanh nhàn và cũng thật dịu êm…
- Vừa nhắm nháp xong mấy miếng xôi cuối cùng , Nhã nhìn Quỳnh hít hà:
- Trời ơi! Đã quá . Chưa bao giờ tao được ăn xôi đậu phộng ngon như thế này . Mẹ của mày thật là “number one“ đó nghe.
Quỳnh đẩy mấy hạt đậu phộng còn vương trên giấy rồi nói mát với N:
_ nè! Còn mấy hột đậu phộng nè , mày ăn luôn đi cho nó khỏi ..lạc đàn . Gớm . Ăn gì mà như hạm , cả một gói xôi to tướng vậy mà chỉ đớp một loáng là sạch ráo , chẳng biết nể nang bạn bè gì cả,
Nhã gãi đầu chữa thẹn :
_ tại xôi ngon chứ bộ . Đem mỡ dâng đến miệng mèo , biểu còn nguyên sao được . Vả lại, sáng nay tao dậy trễ , nên chưa kịp ăn sáng đó thôi
Quỳnh cười cưới rồi vuốt bụng Nhã :
- Ăn ngon như vậy, con chừng thành bà địa bây giờ. Cái bụng này sắp được đưa vào kỷ lục thế giới rồi đó.
Nhã đỏ mặt lắc đầu:
- Đâu có . Vẫn eo co đàng hoàng đó chứ
- Eo gì mà eo, sắp trông như hạt mít rồi kìa . Coi chừng tăng thêm cân lên kiểu đó, anh Phan của mày sẽ chạy mất mật cho xem
Nhã bỉu môi vẻ tự tin:
- Anh Phan của tao là người đàn ông chung thủy nhất thế giới đó mày. Ảnh cũng đã từng tuyên bố với tao rằng cho dù sau này tao có “xí“ cỡ Thị Nỡ đi nữa thì anh ấy cũng sẽ yêu tao đến suốt đời …
- Ảnh nói vậy là mày tin?
Nhã lấy khăn lau miệng rồi gật :
_ sao không tin . Tình yêu mà, phải có lòng tin mới được chứ , đúng không?
Nhìn vẻ mặt Nhã , Quỳnh phì cười :
- Mày đúng là …
Nhã cũng cười khì:
- Đúng là “số dzách“ phải không?
- Là khùng thì đúng hơn. Ăn nói cứ như mụ “mát” chính hiệu vậy. Thôi, ăn rồi thì lo làm đi , còn mấy văn bản nữa ráng lo cho xong đi. Chút nữa trưởng phòng hành chính xuống kiểm tra, lo không kịp có mà nhừ xương với ổng
Nhã gật rồi nhìn Quỳnh:
- Tao biết rồi. Nhưng nghe đâu, hôm nay cô con gái bà chủ đi theo nữa đó. Nghe nói con nhỏ này kiêu kỳ lắm.
- Kiêu kỳ là đúng rồi, con gái nhà giàu mà. Với gia tài kếch xù của ba mẹ thì cái mặt của nó vênh lên đụng tới cung trăng thì cũng chẳng phải là chuyện lạ đâu. Nhưng nói gì thì nói , chuyện của mình lo đi , còn việc kiêu kỳ ấy cứ nhường cho người ta là xong.
- Thì tao có nói gì đâu , chỉ là chút chuyện hành lang thôi mà
- Quỳnh vừa nhanh tay làm việc, vừa nhắc Nhã :
- _ chuyện hành lang , nghe nhiều cũng không tốt đâu . mấy đứa làm thuê như mình , càng ít chuyện chừng nào thì càng tốt chừng ấy, biết chưa.
- Giọng Nhã ỉu xìu :
- Tao biết rồi . Nhưng tao vẫn còn chuyện để hỏi mày đấy.
- Quỳnh nhìn đồng hồ rồi nhíu mày :
- Vẫn còn chuyện hả? Để trưa nói có được không?
- Chỉ một chút thôi mà , không tốn nhiều thời gian đâu
- Nhưng tao rất sợ bị la …
- Chuyện liên quan đến mày đó , không muốn nghe thì thôi
- Đến tao?
- Ừ . Đến mày đó, có nghe không?
- Nghe thì nghe, nhưng mà phải nhanh lên, mình chuyện trò hoài như vậy phiền người ta làm
- Nhã nhìn Quỳnh chắc lưỡi:
- Phiền gì chứ . Lương thì ít làm ít chứ tội gì mà còn cho nhiều việc thêm mệt. Nói thật nha, tao chán công việc này lắm rồi đó.
- Quỳnh nhìn Nhã rồi thở dài :
- Gia đình mày khá giả , mày chán công việc này thì cón có cơ hội để tìm đến với công việc khác . Còn tao , với hoàn cảnh khó khăn hiện tại , tao thật sự rất sợ phải mất việc Nhã à.
- - Thì tao có bảo mày bỏ việc đâu mà . Tao chỉ muốn nhắc mày nhớ ngày mai là ngày sinh nhật của anh Đoàn thôi.
- Quỳnh ngừng tay rồi nhìn N:
- Ngày mai ư?
- - Chẳng phải mai thì chừng nào? Yêu người ta mà ngày sinh nhật của người ta cũng không buồn nhớ, thật là tệ.
- Quỳnh chống chế:
- Tại nhiều việc quá nên tao quên thôi mà. Với lại, cả tuần nay không gặp anh Đoàn nên tao cũng chẳng nhớ.
- - Cũng may là còn bộ Óc vĩ đại của tao nên mày mới không “xù“ sinh nhật của người yêu. Chứ nếu không , tao cũng chẳng nghĩ ra được cách để giúp mày chống chế với ảnh đâu.
- Giọng Quỳnh giận lẫy:
- Gì chứ ! Sinh nhật ảnh, ảnh có mời mình đâu mà phải nhớ cho mệt chứ. Mai sinh nhật rồi, mà giờ cũng chẳng nói tiếng nào …
- Nhã nhăn mặt:
- Mày điên rồi hả Quỳnh? Thiệp mời sinh nhật chẳng phải anh Đoàn đã đưa hôm tuần trước rồi sao?
- Quỳnh chưng hửng một lát, rồi hỏi lại Nhã:
- Đã đưa rồi hả? Sao tao không nhớ gì hết trơn vậy?
- Trời đất ! Mày phải đi kiểm tra lại bộ nhớ đi, tao coi bộ có một ngăn nào trong đó hết bình rồi thì phải.
- Thật mà . Tao thật sự quên rồi Nhã ơi! Vậy là tao lại trách lầm anh Đoàn mất rồi.
- -Trách lầm thi không sao , nhưng không nhớ để đi thì mệt đó …
- Chần chứ một lát, Quỳnh vừa viết vừa nói với N:
- Nói thật nha . Ta cũng chẳng muồn đi chút nào đâu
- Giỡn chơi hoài. Sinh nhật người yêu mà không đi thì còn ra thể thống gì?
- Tao thấy tốt nhất là minh không nên đi, vì có lẽ giữa ta và anh ấy chênh lệch nhau nhiều quá
- Nhã khoát tay:
- Chệnh lệch thì chệnh lệch chứ , cái chính là tụi mày yêu nhau.
- Nhưng tao sợ phải đối diện với gia đình anh D, mình nghèo, họ giàu , tao ngại lắm.
- Mày và anh Đoàn yêu nhau chẳng phải đã tiên liệu trước điều này rồi sao? Con dâu thì phải ra mặt gia đình chồng chứ.
- Quỳnh chống cằm than thở:
- Quả là lúc yêu anh Đoàn, tao cũng chưa biết nhiều về gia cảnh của anh . Mãi đến sau này khi biết anh là một đại thiếu gia , tao lại thật sự lo , vì sợ gặp phải ánh mắt kỳ thị của gia đình ảnh
- Nhã trề môi bướng bỉnh:
- Mày yêu anh Đoàn , sau này lấy anh Đoàn chứ có lấy gia đình ảnh đâu mà sợ. Tao nghĩ anh Đoàn là người đàng hoàng nhất định anh ấy sẽ không để mày thấy thiệt thòi đâu.
- Đành là vậy, nhưng trong lòng vẫn cứ thấy ái ngại vì gia cảnh của mình . Nếu trong tương lai, ba mẹ anh Đoàn cảm thông mà chấp nhận tao thì tao sẽ đỡ khổ còn nếu như họ vì sự phân biệt giàu nghèo mà chia cách chúng tao thì tao sẽ đau đớn lắm - Điều đó là đương nhiên rồi , nhưng thời đại bây giờ thoáng lắm. Tao nghĩ họ cũng không đến nỗi hẹp hòi đâu . Chỉ cần hai đứa mày có một tình yêu thật sự với nhau thì không có khó khăn gì mà tụi mày phải lo lắng cả . Mày đẹp gái, hơi nghèo một chút nhưng đứng đắn đàng hoàng , còn gì phải lo chứ
- Đẹp thì sao ? Đàng hoàng thì sao? Thời đại này , nếu mày không có tiền thì kô có tất cả đấy
- Nhã chống cằm nhìn Quỳnh :
- hỏi thật nha . Mày có vẻ không có lòng tin với tình yêu của mình, vì sao vậy ? Chẳng lẽ mày cảm nhận được anh Đoàn không thật lòng với mày ?
- Quỳnh lắc đầu :
- Không phải . Anh ấy rất yêu tao , nhưng tao thì lại luôn mặc cảm.
- Anh ấy yêu mày thì được rồi . Còn mày thì phải vứt bỏ mặc cảm đi . Phải biết đón nhận tình yêu chân thành của Đoàn đề còn cùng anh ấy vượt qua mọi trở lực chứ . Than thở hoài như vậy cũng không có ích gì đâu.
- Nhưng tao vẫn cứ luôn cảm thấy lo lắng …
- Lo lắng gì chứ . Yêu cái kiểu của mày thì có ngày nhồi máu cơ tim chứ chẳng chơi . Bây giờ là thời đại gì rồi , yêu thì phải giành giật , phải tranh đấu nhiều mới mong có hạnh phúc , biết chưa ?
- Nhiều lúc tao thật sự ganh tỵ với mày vì tình yêu giữa mày và anh Phan bình yên quá . Với tao , có lẽ tao cũng chỉ cần những hạnh phúc giản đơn vậy thôi.
- Nhã trề môi :
- Trời kêu ai nấy dạ mày ơi . Mày muốn cũng không được đâu.
- Chính vì muốn cũng không được , nên tao mới ước mơ . Chẳng lẽ ước mơ cũng không được à ?
- Có một tình yêu thật sự lại đi mơ ước viễn vông . Mày không thấy là phi lý hay sao? Với tao, khi yêu ai, tao chỉ cần đối phương yêu lại là đủ rồi.
- Quỳnh cười cười :
- Chẳng lẽ mày không sợ bị “xù“?
- Vụ đó thì không à nha . Lão Phan của tao không phải là loại người dễ thay lòng đổi dạ đâu.
- Nhưng mà mày “chằn“ quá! Ở chung với mày chắc chỉ có mình ..Thạch Sanh …
- Nhã nguýt dài :
- Không thèm nói với mày nữa , chuyên châm chích người ta, mày không thuộc mạng ong vò vẽ, cũng là mạng bò cạp , đúng không?
- Nghe cái giọng pha chút dỗi hờn của Nhã, Quỳnh bật cười:
- Đùa chút mà giận sao?
- Hơi đâu mà giận người dưng? Ý của ta cũng chỉ muốn mày gút lại xem có đi sinh nhật Đoàn không? Nếu mày đi thì tao mới đi , còn không thì thôi.
- Anh Phan thì sao ?
- Y chang như tao vậy ? Suy nghĩ rồi trả lời đi.
- Quỳnh gật đầu :
- Nhưng …nhưng tao không có quần áo.
- Nhã cười ngất :
- Mày không có quần áo ? Vậy từ đó đến giờ mày vẫn đi làm mà …không mặc đồ ư ?
- Không phải vậy . Ý của tao là …
- Không có quần áo mới chứ gì?
- Thấy Quỳnh ngần ngừ rồi gật đầu, Nhã xua tay :
- Tưởng chuyện gì khó , yên trí đi, chiều tao dẫn mày ra shop..là sẽ có ngay.
- Shop, shop …cái gì! Bây giờ là cuối tháng, tiền mua quà đã khó thì lấy tiền đâu mả sắm đồ?
- Vậy thì đi mướn, đến mấy chỗ cho thuê đồ cưới mướn một cái là được rồi.
- Thôi. Đi sinh nhật mà mướn đồ , dị lắm.
- Trời đất ! Thế này không chịu , thế kia cũng không chịu thì sao đây.
- Chình vì vậy nên tao không muốn đi chút nào ở chỗ đó. Người ta giàu có, quần áo đắt tiền, còn mình, mặc đồ lèng xèng quá , tủi lắm.
- Nghe Quỳnh nói vậy , Nhã suy nghĩ một lát rồi quay nhìn Quỳnh
- Hay mảy lấy của tao mà mặc, tao mới may một cái đầm màu trắng , đẹp lắm.
- Mặc áo của mày à? Vậy còn mày?
- Tao mặc cái khác lo gì?
- Nhưng mà …
- Không nhưng nữa , cứ vậy nhé . Chiều nay , mày đến nhà tao lấy ao . Ở đó , mày chọn tùy ý thích . Tao muốn mày phải thật đẹp trong buổi tiệc đó . Cho bọn nhà giàu lắc mắt luôn , chịu hôn ?
- Đang định trả lời Nhã , Quỳnh chợt giật mình khi thấy ông trường phòng hành chính và một cô gái trẻ đã đứng sau lưng Nhã từ lúc nào . Không biết phải làm sao, Quỳnh vội nháy mát ra hiệu cho Nhã . Nhưng vì không hiều được ý của Quỳnh , nên thay vì yên lặng , cô còn lớn tiếng đùa với Quỳnh :
- Sao vậy ? Mừng quá rồi “ á khẩu “ luôn phải không ? Cho mày hay , tủ quần áo của tao cũng có hạng lắm đấy.
- Thấy Nhã huyênh hoang . Quỳnh huých bạn rồi chỉ ra sau :
- Im đi , có người kìa …
Có thì có chứ , tao nói thật mà.
Cô gái đi theo ông trưởng phòng chợt lên tiếng :
- Nếu nhiều áo quần như vậy , thì mai khỏi cần đến làm , cứ tự nhiên ở nhà để mặc đi nhé.
Nghe giọng lạ , Nhã quay ra sau và hoảng hồn khi thấy vẻ mặt cau có của ông trưởng phòng . Lính quýnh chào ông ta , Nhã liếc sang Quỳnh khẽ nói :
- Sếp tới mà không nói gì hết . Mày hại chết tao rồi
- Tao có nói mà mày không để ý chứ bộ.
Nhã đang định mở miệng thì ông trường phòng nạt lớn:
- Nói đủ chưa ? Bộ các người không làm việc sao ? Bây giờ là mấy giờ rồi ?
Nhã coi đồng hồ lúng túng:
- Dạ thưa... dạ thưa...
- Thưa gởi cái gì ! Cuối giờ làm , cô đến chỗ tôi , cô sẽ phải trả lời tôi vì sao cô dám phí phạm giờ làm việc của công ty . Rõ chưa ?
Nhã tái mặt ấp úng :
- Thưa ông trưởng phòng ..tôi ..tôi
Cô con gái chủ khoanh tay , vẻ kiêu kỳ:
- Kô cần lảng phí vì hạng người này đâu bác ạ. Theo tôi , bác cứ cho nó nghỉ quách cho rồi.
Ông trường phòng nhìn cô gái:
- Thưa cô Cát Lan , tôi nghĩ là...
Ngắt ngang lời ông trưởng phòng, Cát Lan - tên cô gái - vội nói nhanh :
- Cái gì cũng do thói quen mà ra , chúng ta bắt được nó lần này, còn những lần sao thì sao ? Ăn cắp giờ làm việc của cong ty, nhất định phải sa thải.
Lúc này, không chịu được vẻ phách của Cô Lan, Quỳnh bèn lên tiếng:
- Cô Lan ! Bạn của tôi trong lúc mang giấy tờ đến cho tôi, nên nói chút chuyện thôi má . Chẳng lẽ chỉ vì vài ba câu nói mà cô nỡ đuổi nó sao ?
- Đuổi chứ không à ? Mỗi một giây , một phút các người làm , công ty đều trả tiền đầy đủ , vậy mà lãng phí thời gian ví những chuyện không đâu như thế , chẳng lẽ không được xem là quá đáng ? Nếu ai cũng như các người , thì công ty của tôi sẽ sập tiệm mất thôi.
- Nhưng đây chỉ mới là sai phạm lần đầu.
- Sai phạm là sai phạm , không kể lần đầu hay lần cuối . Vả lại , sự sai phạm này , nếu được trừng trị thích đáng sẽ là tấm gương cho mọi người nhìn đó mà theo.
Nhã mím môi uất ức:
- Nhưng trong điều lệ nội qui của công ty , đâu có lệnh cấm nói chuyện trong giờ hành chính chứ?
Cô Lan quắc mắt nhìn Nhã:
- Đã sai con cãi nữa hả? Ăn cắp giờ làm việc của công ty , tội đó đâu có nhẹ , đúng không? Ba mẹ tôi thêu các người đến đây để làm việc, chứ đâu phải đến để nói chuyện , đúng không?
Không chịu được vẻ ngang tàng hống hách của Cô Lan, Nhã vung tay hét lớn:
- Đúng, đúng... cái nỗi gì! Nghỉ thì nghỉ chứ sợ gì, bộ cô tưởng giàu là ngon lắm hả? Coi trời bằng vung , có ngày lãnh quả báo đó nghe.
Cô Lan hỡi sững người vì thái độ chống trả của Nhã , nên lồng lộn:
- À, à ! Cố chống hả? Được. Ông trưởng phòng! Cho cô này nghỉ ngay cho tôi . Đã chểnh mảng công việc lại còn láo.
Quỳnh thấy tình hình căng thẳng, nên vội bấm Nhã yên lặng , rồi quay sang Cô Lan ôn tồn:
- Cô Cô Lan á! Có thể cho tôi nói một lời được không? Cô Lan nhìn Quỳnh sững sờ:
- Lời gì nữa? Chẳng lẽ cô muốn giống như cô ta?
Quỳnh lắc đầu :
- Người lao động chúng tôi nỗi lo lắng lớn nhất chính là mất việc đó cô ạ.
- Sợ mất việc , sao còn lười biếng và hỗn láo?
Giọng Quỳnh nghiêm trang:
- Nếu gọi việc chúng tôi nói chuyện một chút trong giờ làm việc là lười biếng , thì có lẽ chín mươi phần trăm viên chức trong công ty này cũng phạm tội đó rồi . Bởi vì chúng tôi đâu phải là người máy và cũng chẳng đứa nào bị câm. Làm việc suốt ngày trong công ty, với một điều kiện khắc nghiệt như vậy thì ai chịu cho nổi?
- Không chịu nổi thì nghỉ, thế thôi.
- Chúng tôi là công nhân. chúng tôi lao động theo đúng khả năng của mình. Vả lại , cũng còn có luật pháp bảo vệ cho người lao động như chúng tôi , vì vậy dù cho cô có là con của ông chủ đi nữa , cũng không có quyền đuổi việc chúng tôi một cách vô cớ vậy đâu.
Nghe những lời nói của Quỳnh , cơn giận trong Cô Lan bỗng dâng lên ngùn ngụt. Cô vừa quay sang ông trưởng phòng, vừa chỉ tay vào mặt Quỳnh mà hét lớn:
- Ông …ông ..đuổi ..đuổi luôn con nhỏ này …này …cho …cho…tôi.
Thấy Quỳnh trả lời có hiệu quả , lại thấy Cô Lan vì tức tối mà hoá cà lăm, Nhã cười ngất:
- Trời ơi ! Hóa ra là người ta cà ..cà lăm . Chắc là cà ..cà …chớn quá nên trời phạt chớ gì.
Thấy Nhã bắt chước để ghẹo Cô Lan, Quỳnh bấm tay bạn rồi nói nhỏ :
- Im đi mày, chế dầu vô lửa hoài. Chuyện đâu còn có đó mà.
Nhã ngắt ngang lời Quỳnh:
- Ở đó mà chuyện đâu còn có đó . Nói chuyện một chút mà bị đuổi thì còn đạo lý gì nữa chứ. Con nhỏ này ỷ giàu ăn hiếp người ta, có ngảy trời phạt ..câm luôn bây giờ. Còn mày , lo sắp xếp rồi về vườn đi , ở đây hoài chướng mắt lắm.
Thấy vẻ căng thẳng dâng lên trong phòng cùng sự bực tức của những công nhân chung quanh, ông trưởng phòng vội bấm tay Cô Lan , nói nhỏ :
- Đừng làm to chuyện nữa cô . Chúng ta về đi.
Nghe đến đây , Cô Lan quắc mắt:
- Sao lại về ? chưa đuổi xong hai con nhỏ này , tôi chưa về.
- Ngày mai tôi sẽ báo chuyện này lên ông giám đốc.
- Không . Tôi muốn đuổi tụi nó ngay bây giờ.
- Nhưng hai cô này do ông giám đốc đưa vào làm đó.
- Ảnh đưa vào làm thì đã sao? Anh Hai tôi đưa vào được thì tôi đưa nó ra được.
- Nhưng mà …
- Không nhưng nhị gì hết , tôi bảo đuổi là đuổi , nghe chưa…
Thấy vẻ giận dữ của Cô Lan , ông trưởng phòng đành gật đầu:
- Dạ , đuổi thì đuổi . Lát nữa hai cô qua phòng tôi , tính toán và lãnh lương rồi về, biết chưa?
Cô Lan nhìn Quỳnh và Nhã , vẻ hả hê:
- Thấy hậu quả rồi hả? Trứng mà đòi chọi đá, bể là cái chắc. Thôi, an tâm mà về đi, hai người cũng có chút nhan sắc, nếu không công ty nào nhận làm thì làm đại gà mống đỏ …chắc cũng không đến nỗi ế hàng đâu ha.
Nghe giọng khiêu khích của Cô Lan , Nhã tức cành hông :
- Ê , con nhỏ chằng kia ! Mày bảo ai làm gà móng đỏ hả ?
Quỳnh níu tay Nhã , nói nhỏ :
- Đừng mày , tao khó nghe lắm . Thôi , họ đuổi thì mình đi kiếm chỗ khác . Tao nghĩ trời đất bao la thế này , đâu phải chỉ có một mình công ty này cần người làm thôi đâu . Chỉ có điều tao hối tiếc cho họ , mang tiếng là con nhà giàu có ăn , có học mà cư xử kém quá . Đáo để như vậy , thế nào cũng có ngày bị quả báo …
Nghe Quỳnh nói vậy , Nhã bật cười:
- Mày nói đúng ý tao quá . Đất lành thì chim đậu , còn đất này không lành thì cứ để cho ..quạ Ở . Mình về nghỉ cho khỏe rồi tìm việc khác mà làm , lo gì.
Thấy vẻ thản nhiên của Quỳnh và Nhã, Cô Lan cố nén giận để nói “mát mẻ“ với hai người:
- Muốn khỏe thì cứ từ từ mà nghỉ đi nha, dù sao cũng rảnh rang dài hạn mà. Thôi kệ, đây không lành thì cứ trả lại cho quạ , còn ở ngoài kia có thiếu gì đất lành, cố tìm đi rồi làm ..gà cũng không muộn . Ha!
Dứt câu nói , Cô Lan cười lớn rồi bỏ đi. Ông trưởng phòng lắc đầu nhìn Quỳnh và Nhã rồi nói như phân bua :
- Hai người cũng điên thật đó, hết chuyện rồi lại đi chọc nhầm tổ ong vò vẽ . Phen này , tôi cũng chẳng làm gì giúp được đâu.
- Không có gì đâu ông, tụi tui quen rồi. Mình nghèo mà , thấp cổ bé họng nên bị hiếp đáp , riết rồi cũng thấy bình thường. Vả lại, biết đâu đây là cơ hội đổi đời của mình thì sao.
Ông trưởng phòng đợi Cô Lan đi khuất rồi chặc lưỡi:
- Nói là nói vậy, nhưng hai cô cũng cứng quà, “ Mềm nắn, rắn buông”, chẳng lẽ điều đó mà hai cô không hiểu?
Nhã xua tay :
- Nhưng con nhỏ đó ngang ngược quá, ỷ giàu rồi hống hách , ai chịu được.
- Gì thì gì , cô ấy cũng là con gái cưng của ông chủ , và là em gái của ông giám đốc. Tránh voi chẳng xấu mặt nào mà , đúng không ?
Quỳnh thở dài:
- Biết vậy, nhưng cũng phải có ai đó nói cho nó hiểu những khiếm khuyết từ nhân cách của nó chứ. Chẳng lẽ cứ thấy địa vị nó cao , nhà nó giàu là đúng hay sai gì cũng phải nhịn hết à.
Ông trưởng phòng gật đầu:
- Vậy thì tôi cũng không còn cách. Thôi, lát nữa hai cô lên phòng tôi nhận lương rồi về nghỉ, có lẽ nơi này không hợp với mấy cô.
- Tôi biết ông cũng có ý tốt , Nhưng nói thật , dù cho công việc có tốt đến đâu đi nữa, mà thái độ của chủ đối với công nhân như thế , tôi cũng không ham . Cô ấy đuổi rồi thì thôi , đành phải thất nghhiệp một thời gian để đi tìm việc mới vậy
Ông trưởng phòng chặc lưỡi:
- Nhưng tôi khó ăn nói với ông Thạch quá , vì chính ông Thạch đã đưa hai cô vào làm …
Quỳnh xua tay :
- Có gì đâu , chúng tôi vào làm cũng chỉ qua sự giới thiệu bắng miệng của ông ấy , chứ ông ấy và chúng tôi cũng đâu đã biết mặt nhau . Vả lại, công ty lớn thế này thì việc thêm vào hay bớt đi hai đứa tôi cũng không ảnh hưởng gì cả đâu mà.
- Sao lại không ảnh hưởng gì ? Lỡ mai mốt ông ấy muốn tìm hai cô thì tôi biết làm sao ? Vả lại, bây giờ ông ấy đang đi công tác xa , nên tôi không thể báo cho ổng được . Chừng ổng về , chắc chắn tôi sẽ bị la.
Nhã xoa tay rồi nói giọng lừng khừng :
- Nếu ông chủ mà tốt như vậy , thì ổng có thể gọi chúng tôi làm việc lại khi có yêu cầu , vì dù gì tụi tui lúc này cũng rành.
Quỳnh lừ mắt:
- Sao kì vậy mày . Đã nghỉ thì nghỉ luôn, còn mong làm lại sao được
- Gì mà kỳ ? Mình vô cớ bị trù dập , chớ đâu phải tự ý nghỉ đây mà . Khi nào ông chủ truy xét lại , nếu thấy mình bị Oan , nhất định ổng sẽ mời mình đi làm lại , chừng đó đâu phải dể mà từ chối, đúng hôn?
Nghe giọng Nhã , Quỳnh bật cười :
- Ừ, thì cứ nghỉ đi đã rồi hẳn chờ . Họ đã là anh em với nhau, họ không bênh nhau chẳng lẽ lại đi bênh mình à ?
Rồi quay qua ông trưởng phòng, cô tiếp: - Cám ơn ông đã lo cho chúng tôi . Nhưng tôi nghĩ đây cũng là chuyện nhỏ nhặt , chắc ông chủ cũng không rảnh mà để ý đến đâu. Thôi, ông cứ lo việc của ông đi , còn mọi việc khác cứ để cho nó tự nhiên cũng được . Bây giờ chúng tôi dọn dẹp đồ để về, chút nửa chúng tôi sẽ qua phòng ông.
Ông trưởng phòng nhìn Quỳnh rồi gật đầu :
Nếu cô nói vậy thì cứ vậy đi ha. Thôi, tôi đi làm đây . Tôi sẽ chờ hai cô đến phòng của tôi.
Quỳnh khẽ gật đầu rồi cố nén tiếng thở dài khi thấy ông trưởng phòng quay lưng. Bởi vì tuy ngoài miệng cô nói cứng như vậy , nhưng trong lòng cô vẫn luôn bị dằn vặt bởi một nỗi buồn và sự ân hận …Ông trường phòng nói đúng . Chính vì sự tự ái quá lớn trong lòng, cô đạ làm mất đi một chỗ làm việc tốt mà Đoàn đã phải nhờ cậy bạn bè mới tìm được. Với Nhã thì không sao , không làm việc ở công ty này , thì nó có thể ở nhà ăn bám mẹ. Còn cô, mặc dù đồng lương của cô ít ỏi, nhưng hàng tháng cô vẫn có thể trợ giúp cho mẹ cô những việc trang trải cần thiết trong gia đình. Nay mất việc thế này, cô biết ăn nói làm sao với mẹ cô bây giờ?
Buổi tối, mưa như trút nước. Đứng ở dưới con dốc cheo leo, Quỳnh run lên từng hồi vì lạnh. Đêm hun hút chung quanh cô và vắng vẻ đến lạ thường. Bỗng chợt từ phía trên dốc cao, một ánh đèn xe pha thẳng đến chỗ cô. Quỳnh mừng rỡ rồi lao ra vẫy …
Chiếc xe không biết có nhận ra cô không mà vẫn cứ lao nhanh như một mũi tên xuống con dốc đứng, mang theo cả tiếng động cơ gầm rú đến ghê hồn. Một lát, khi chiếc xe sắp đến gần, cảm nhận được tốc độ khủng khiếp của chiếc xe, Quỳnh vừa nhanh chân nhảy vào lề , vừa hoảng hốt bịt chặt tai để ráng tránh tiếng động cơ.
Giống như con thú điên, vượt qua khỏi chỗ cô đang đứng, chiếc xe vẫn lao nhanh, xồng xộc xuống dốc. Để rồi khi bất ngờ gặp phải khúc quanh nhỏ, nó chợt chồm lên dữ dội và húc mạnh đầu vào vách đá rồi bật tung xuống vực.
Lúc này, sau phút sững sờ kinh hãi, Quỳnh chạy vội đến cho chiếc xe bị nạn thì bất chợt một tin chớp lóe sáng, soi cho cô thấy rõ gương mặt Đoàn đang ràn rụa những máu và đang nhìn cô thật buồn. Bên trong chiếc xe đang rơi vùn vụt xuống dốc của bờ vực đen ngòm.
Vừa hoảng hốt, vừa tuyệt vọng, Quỳnh chợt bật lên tiếng kêu cứu khẩn thiết, nhưng chẳng hiểu sao, tiếng kêu cầu cứ ằng ặc ằng ặc mãi trong cổ họng đến rát đau.
- Quỳnh! Quỳnh! Tỉnh dậy đi con. Mơ thấy gì mà la dữ vậy?
Choàng bật dậy khi nghe tiếng gọi của mẹ , Quỳnh ôm vội bà Tần, giọng hoảng hốt:
- Anh Đoàn ….anh Đoàn …Mẹ Ơi.
- Thằng Đoàn à? Thằng Đoàn làm sao?
- Con thấy anh Đoàn …. bị rơi xuống vực. Anh ấy chảy máu nhiều lắm.
Nhìn vẻ mặt đầy kinh hoàng của Quỳnh, bà Tần vội ôn tồn:
- Đó chỉ là giấc mơ thôi, con à . Thằng Đoàn thật sự chẳng bị gì cả đâu.
Nghe mẹ nói vậy, Quỳnh lau vội những giọt mồ hôi còn đọng quanh trán rồi thở dài:
- Nếu đó là giấc mơ thì nó phải là giấc mơ dữ và kinh khủng nhất trong đời con. Con không biết giấc mơ ấy có phải báo cho con điềm dữ gì không?
Bà Tấn chặc lưỡi:
- Mơ là mơ, chứ có điềm gì không biết nữa. Cả ngày tơ tưởng tới thằng Đoàn, đến tới rồi mộng mị, vậy thôi.
- Nhưng giấc mơ làm con sợ, mẹ à. Vì những giấc mơ của con thường rất …
Bà Tấn ngắt lời con :
- Thôi , đừng suy nghĩ vẩn vơ nữa, con uống nước đi rồi còn ngủ tiếp , khuya lắm rồi đó.
Đón lấy ly nước từ tay mẹ , Quỳnh uống nhanh rồi nhìn mẹ hỏi nho?
- Lúc nãy con hét to lắm hả mẹ?
- Đâu có , chỉ vừa điếc tai ..mẹ thôi
- Con xin lỗi vì đã làm mất giấc ngủ của me.
- Đâu có gì. Vả lại , mẹ cũng chưa ngủ mà.
Quỳnh nhìn đồng hồ rồi nhìn mẹ , ngạc nhiên :
- gần hai giờ sáng rồi mà mẹ vẫn chưa đi ngủ sao? Thức khuya quá sẽ có hại đấy
Bà Tần lắc đầu :
- mẹ còn có chút công việc phải làm , gần cuối năm rồi , sổ sách bận bịu lắm.
Quỳnh đến ngồi cạnh bà Tần , vẻ quan tâm :
- mẹ à ! Con thấy dạo này mẹ gầy hẳn đi , công việc buôn bán của mẹ dạo này không được tốt , phải không ?
- chẳng phải mình mẹ mà gần như là tình hình chung , mấy tháng gần đây buôn bán ế ẩm lắm , chổ của mẹ Ở chợ lại sắp giải toa? nên mẹ đang rất lo lắng.
- không bán hàng được thì mình sang hàng đi mẹ . Nhà có hai mẹ con, con nghĩ mẹ cũng đừng nên vất vả quá làm gì. Tiền lương hàng tháng của con, nếu biết tiết kiệm, hai mẹ con mình xài cũng dư mà.
- nhưng mẹ làm việc quen rồi , giờ ngồi không khó chịu lắm.
Quỳnh ôm lấy lưng mẹ rồi thì thầm :
- mẹ lớn tuổi rồi, thấy mẹ buôn bán vất vã, con xót lòng không chịu được.
- không chịu được cũng phải ráng chịu thôi, cô ơi. Giờ không lo buôn bán kiếm sống để mai mốt cô theo chồng thì tôi phải đi ăn xin à?
- sao lại ăn xin , con sẽ sống với mẹ suốt đời mà.
Bà Tần nhìn Quỳnh rồi bật cười :
- thôi đi ! Sống với mẹ suốt đời thì thằng Đoàn , con bỏ cho ai ?
Nghe nhắc đền Đoành , giọng Quỳnh buôn thiu :
_ Chuyện của con với anh Đoàn không biết rồi sẽ đến đâu , con nghe nói mẹ của anh Đoàn dữ lắm . Với lại , nhà mình nghèo quá …
Biết được tâm sự của con, bà Tấn cũng buồn lây :
_ Ừ. Nhà nó giàu quá, làm tổng giám đốc của một công ty du lịch , không dữ mới là lạ đó . Nhưng mà mẹ thấy thằng Đoàn thương con nhiều lắm , đúng không?
Quỳnh gật đầu:
- Dạ . Anh Đoàn rất yêu thương con , anh ấy còn nói sẽ cưới con làm vợ nữa , mẹ à . Nhưng thật sự con rất lo , vì giữa con và anh ấy có một khoảng cách lớn quá.
- Biết được thân phận cũng tốt , nhưng con cũng đừng nên bi quan quá . Cái chính là thằng Đoàn yêu con thật lòng và muốn cùng con gầy dựng tương lai
- Nhưng còn gia đình của anh , nếu như ảnh không vượt qua được thì chắc con sẽ chết vì buồn đó me.
Bà Tần xua tay:
- Bậy bạ quá ! Yêu thì phải tin chứ . Mẹ nghĩ thằng Đoàn là một đứa tốt . Nếu nó yêu con như vậy thì nhất định nó sẽ phải tìm cách để cưới cho được con . Còn gia đình mình tuy chẳng cao sang giàu có như nhà của nó nhưng là gia đình có nề nếp đàng hoàng …
- Nề nếp đàng hoàng thì sao chứ ? Bây giờ tiền bạc mới là điều người ta quan tâm mẹ Ơi.
Bà Tần nhìn Quỳnh rồi hỏi nhỏ :
- Mẹ muốn biết do đâu con có ý nghĩ đó ? Chẳng lẽ thằng Đoàn nói với con à ?
- Không phải anh Đoàn , mà là con nghĩ vậy . Thú thật , con mặc cảm khi ở bên cạnh anh ấy , nhà mình nghèo thì mình đâu có quyền trèo cao , phải không ?
Bà Tần không trả lời con mà thở dài trong xót xa , vì bà hiểu điều gì đang xảy ra trong lòng con gái của bà . Hai mươi tuổi đời , những mộng mơ tươi đẹp của hai mươi tuổi xuân đời con gái đã bị khóa chặt trong chữ “ nghèo” triền miên đến tội nghiệp.
Năm năm trước , ông Sang chồng bà chẳng may mắc phải bệnh nan y, căn bệnh kéo dài mang theo nợ cả gia tài mà vợ chồng dành dụm bao nhiêu năm. Và đến khi ông mất đi, thì ngoài số tài sản của gia đình đội nón ra đi , bà còn phải còng thêm một số nợ khổng lồ với những lãi suất cao chóng mặt . Cửa hảng bán đồ mã của bà cũng dần dần xẹp đi và cuộc sống thì cứ ngày một khó khăn.
Rởi khỏi ghế nhà trường , Tương Quỳnh – con gái của bà – đã phải vội vã xin vào làm việc ở một công ty liên doanh , vì ba kô có tiền để cho cô đi học thêm đại học . Thế là cả mẹ cả con , lại lao vào cuộc sống vất vả để kiếm tiền mà trang trải cho xong số nợ …
_ Mẹ à ! Mẹ nghĩ gì vậy mẹ ?
Đang vẫn vơ với những suy nghĩ một mình , nghe tiếng Quỳnh hỏi , bà Tần khẽ thở dài :
- Mẹ đang nghĩ về con đấy thôi
- Nghĩa về con à? mà nghĩ về cái gì mới được?
- Thì chuyện tương lai của con, chuyện chồng con nữa …
Quỳnh đỏ mặt xua tay:
- Chuyện của con thì có gì mà lo. Con vẫn khỏe, vẫn làm ăn tốt , vẫn ổn định tương lai thì có gì phải lo chứ . Còn chuyện chồng chỉ là chuyện phụ , có cũng được mà không có cũng được mà.
Bà Tần lắc đầu :
- Không thể nói như vậy đâu . Con gái có thì , mẹ không muốn vì công nợ của gia đình làm lỡ duyên của con.
- Mẹ ! Con đâu đã hứa hẹn gì với ai đâu chứ
- Vậy còn thằng Đoàn , nếu nó ngỏ lời cầu hôn với con thì con sẽ nhận hay không đây ?
- Mẹ à ..
- Gì chứ? Con và Đoàn yêu nhau như vậy thì cũng phải lo đến tương lai chứ , đúng không?
- Nhưng …chuyện ấy còn xa vời lắm, và con thật sự cũng chưa dám nghĩ đến.
- Bây giờ không nghĩ thì còn chờ đến khi nào? Tuổi xuân con gái qua nhanh lắm đấy
Giọng Tương Quỳnh nũng nịu :
- Mẹ . Chuyện chồng con chờ đến sau khi mẹ con mình trả nợ xong thì hãy tính đi …ha.
Nghe đến chuyện nợ nần , giọng bà Tần buồn buồn :
- Trả xong nợ à ? Biết đến bao giờ đây con ? Món tiền mẹ con mình thiếu người ta lớn quá thì làm sao con chờ được ?
- Không được cũng phải được , vì con kô thể để mẹ trả món nợ ấy một mình. Nếu anh Đoàn yêu con thật lòng thì chuyện chờ đợi con cũng là một cơ hội để con thử thách con tim của anh ấy đó.
Nhìn vẻ mặt cương quyết của con , bà Tần thở dài :
- Con bướng bĩnh không khác gì ba con
- Giống ba con thì tốt chứ me.
- Tốt thì tốt đấy , nhưng khổ đến cả đời
Tương Quỳnhuỳnh lắc đầu:
- Khổ hay không là do mình thôi . Cuộc sống mà , phải biết cách để thích nghi được với nó thì mới có thể tồn tại được , mẹ à
Nhưng mà thôi , khuya rồi , mẹ con mình ngủ đi , mẹ thức quá sẽ bệnh đấy
- Con ngủ trước đi , mẹ thức chút nữa đã.
- Không được . Mẹ phải ngủ ngay bây giờ . Nếu không , mai mẹ sẽ bệnh cho xem
- Nhưng còn sổ sách?
- Sổ sách cứ để đấy , mai sẽ làm tiếp
- Nhưng mà …
- Không nhưng nữa . Mẹ phải nghe con mới được, thức khuya không có lợi cho sức già đâu
Biết kô thể thoái thác, bà Tần đành gật đầu:
- Ừ thì ngủ , nhưng mai con phải gọi mẹ dậy sờm đấy nhé
- Dậy sớm à? Chi vậy mẹ?
- Mẹ có mua ít nếp thơm , dậy sớm một chút mẹ sẽ nấu xôi cho con ăn.
- Xôi đậu phộng hả mẹ?
- Ừ. Xôi đậu phộng nước dừa . Chịu hôn?
Giọng Quỳnh reo vui:
- Chịu. Con thích lắm mẹ à. Xôi đậu phộng nước dừa là con thích nhất đấy. Nhưng mẹ phải cho con mang theo đi làm với , con Nhã cũng thích nữa mẹ à.
- Ừ. Mai mẹ sẽ nấu cho con thật nhiều ha
- Quỳnh thích thú reo lên rồi ôm lấy bà Tần hôn một cái thật kêu
- Mẹ tốt quá . Con thương mẹ nhiều quá
- Cảm động vì cử chỉ trẻ con của cô , bà Tần kéo con gái nằm xuống rồi với tay tắt đèn
- Thôi , ngủ đi con , con làm mẹ sắp khóc rồi đấy. Ngủ đi để mai còn đi làm , khuya lắm rồi.
- Quỳnh gật đầu rồi nằm xuống bên cạnh mẹ :
- dạ , mẹ cũng ngủ đi nha
- Ừ . Ngủ ngon.
- Mẹ à ..
- Gì nữa đây ?
- Quỳnh choàng tay ôm mẹ rồi thì thầm :
- Chó con …cho con sờ tí nhé
- Điến quá ! Lớn rồi mà con …
- Quỳnh đưa tay vào áo mẹ rồi nũng nịu :
- Mẹ , con thích mà
- Bà Tần mỉm cười không trả lời con , mà chỉ nằm yên bên cạnh cô một cách yêu thương. Đêm lắng sâu chung quanh bà , lắng sâu và tĩnh mịch đến vô cùng . Ngoài sân , một chút trăng còn lại của đêm mười sáu . Trăng sáng cả một khoảng trời . Có tiếng con chim bìm bịp gọi sáng , hòa cùng với tiếng của một chú gà trống nào đó gọi bình mình làm dậy lan trong lòng bà một chút ấm áp…Khẽ nhắm đôi mắt lại , một giấc ngủ hiền hòa mang theo những giấc mơ bình yên chợt đến . Thanh nhàn và cũng thật dịu êm…
- Vừa nhắm nháp xong mấy miếng xôi cuối cùng , Nhã nhìn Quỳnh hít hà:
- Trời ơi! Đã quá . Chưa bao giờ tao được ăn xôi đậu phộng ngon như thế này . Mẹ của mày thật là “number one“ đó nghe.
Quỳnh đẩy mấy hạt đậu phộng còn vương trên giấy rồi nói mát với N:
_ nè! Còn mấy hột đậu phộng nè , mày ăn luôn đi cho nó khỏi ..lạc đàn . Gớm . Ăn gì mà như hạm , cả một gói xôi to tướng vậy mà chỉ đớp một loáng là sạch ráo , chẳng biết nể nang bạn bè gì cả,
Nhã gãi đầu chữa thẹn :
_ tại xôi ngon chứ bộ . Đem mỡ dâng đến miệng mèo , biểu còn nguyên sao được . Vả lại, sáng nay tao dậy trễ , nên chưa kịp ăn sáng đó thôi
Quỳnh cười cưới rồi vuốt bụng Nhã :
- Ăn ngon như vậy, con chừng thành bà địa bây giờ. Cái bụng này sắp được đưa vào kỷ lục thế giới rồi đó.
Nhã đỏ mặt lắc đầu:
- Đâu có . Vẫn eo co đàng hoàng đó chứ
- Eo gì mà eo, sắp trông như hạt mít rồi kìa . Coi chừng tăng thêm cân lên kiểu đó, anh Phan của mày sẽ chạy mất mật cho xem
Nhã bỉu môi vẻ tự tin:
- Anh Phan của tao là người đàn ông chung thủy nhất thế giới đó mày. Ảnh cũng đã từng tuyên bố với tao rằng cho dù sau này tao có “xí“ cỡ Thị Nỡ đi nữa thì anh ấy cũng sẽ yêu tao đến suốt đời …
- Ảnh nói vậy là mày tin?
Nhã lấy khăn lau miệng rồi gật :
_ sao không tin . Tình yêu mà, phải có lòng tin mới được chứ , đúng không?
Nhìn vẻ mặt Nhã , Quỳnh phì cười :
- Mày đúng là …
Nhã cũng cười khì:
- Đúng là “số dzách“ phải không?
- Là khùng thì đúng hơn. Ăn nói cứ như mụ “mát” chính hiệu vậy. Thôi, ăn rồi thì lo làm đi , còn mấy văn bản nữa ráng lo cho xong đi. Chút nữa trưởng phòng hành chính xuống kiểm tra, lo không kịp có mà nhừ xương với ổng
Nhã gật rồi nhìn Quỳnh:
- Tao biết rồi. Nhưng nghe đâu, hôm nay cô con gái bà chủ đi theo nữa đó. Nghe nói con nhỏ này kiêu kỳ lắm.
- Kiêu kỳ là đúng rồi, con gái nhà giàu mà. Với gia tài kếch xù của ba mẹ thì cái mặt của nó vênh lên đụng tới cung trăng thì cũng chẳng phải là chuyện lạ đâu. Nhưng nói gì thì nói , chuyện của mình lo đi , còn việc kiêu kỳ ấy cứ nhường cho người ta là xong.
- Thì tao có nói gì đâu , chỉ là chút chuyện hành lang thôi mà
- Quỳnh vừa nhanh tay làm việc, vừa nhắc Nhã :
- _ chuyện hành lang , nghe nhiều cũng không tốt đâu . mấy đứa làm thuê như mình , càng ít chuyện chừng nào thì càng tốt chừng ấy, biết chưa.
- Giọng Nhã ỉu xìu :
- Tao biết rồi . Nhưng tao vẫn còn chuyện để hỏi mày đấy.
- Quỳnh nhìn đồng hồ rồi nhíu mày :
- Vẫn còn chuyện hả? Để trưa nói có được không?
- Chỉ một chút thôi mà , không tốn nhiều thời gian đâu
- Nhưng tao rất sợ bị la …
- Chuyện liên quan đến mày đó , không muốn nghe thì thôi
- Đến tao?
- Ừ . Đến mày đó, có nghe không?
- Nghe thì nghe, nhưng mà phải nhanh lên, mình chuyện trò hoài như vậy phiền người ta làm
- Nhã nhìn Quỳnh chắc lưỡi:
- Phiền gì chứ . Lương thì ít làm ít chứ tội gì mà còn cho nhiều việc thêm mệt. Nói thật nha, tao chán công việc này lắm rồi đó.
- Quỳnh nhìn Nhã rồi thở dài :
- Gia đình mày khá giả , mày chán công việc này thì cón có cơ hội để tìm đến với công việc khác . Còn tao , với hoàn cảnh khó khăn hiện tại , tao thật sự rất sợ phải mất việc Nhã à.
- - Thì tao có bảo mày bỏ việc đâu mà . Tao chỉ muốn nhắc mày nhớ ngày mai là ngày sinh nhật của anh Đoàn thôi.
- Quỳnh ngừng tay rồi nhìn N:
- Ngày mai ư?
- - Chẳng phải mai thì chừng nào? Yêu người ta mà ngày sinh nhật của người ta cũng không buồn nhớ, thật là tệ.
- Quỳnh chống chế:
- Tại nhiều việc quá nên tao quên thôi mà. Với lại, cả tuần nay không gặp anh Đoàn nên tao cũng chẳng nhớ.
- - Cũng may là còn bộ Óc vĩ đại của tao nên mày mới không “xù“ sinh nhật của người yêu. Chứ nếu không , tao cũng chẳng nghĩ ra được cách để giúp mày chống chế với ảnh đâu.
- Giọng Quỳnh giận lẫy:
- Gì chứ ! Sinh nhật ảnh, ảnh có mời mình đâu mà phải nhớ cho mệt chứ. Mai sinh nhật rồi, mà giờ cũng chẳng nói tiếng nào …
- Nhã nhăn mặt:
- Mày điên rồi hả Quỳnh? Thiệp mời sinh nhật chẳng phải anh Đoàn đã đưa hôm tuần trước rồi sao?
- Quỳnh chưng hửng một lát, rồi hỏi lại Nhã:
- Đã đưa rồi hả? Sao tao không nhớ gì hết trơn vậy?
- Trời đất ! Mày phải đi kiểm tra lại bộ nhớ đi, tao coi bộ có một ngăn nào trong đó hết bình rồi thì phải.
- Thật mà . Tao thật sự quên rồi Nhã ơi! Vậy là tao lại trách lầm anh Đoàn mất rồi.
- -Trách lầm thi không sao , nhưng không nhớ để đi thì mệt đó …
- Chần chứ một lát, Quỳnh vừa viết vừa nói với N:
- Nói thật nha . Ta cũng chẳng muồn đi chút nào đâu
- Giỡn chơi hoài. Sinh nhật người yêu mà không đi thì còn ra thể thống gì?
- Tao thấy tốt nhất là minh không nên đi, vì có lẽ giữa ta và anh ấy chênh lệch nhau nhiều quá
- Nhã khoát tay:
- Chệnh lệch thì chệnh lệch chứ , cái chính là tụi mày yêu nhau.
- Nhưng tao sợ phải đối diện với gia đình anh D, mình nghèo, họ giàu , tao ngại lắm.
- Mày và anh Đoàn yêu nhau chẳng phải đã tiên liệu trước điều này rồi sao? Con dâu thì phải ra mặt gia đình chồng chứ.
- Quỳnh chống cằm than thở:
- Quả là lúc yêu anh Đoàn, tao cũng chưa biết nhiều về gia cảnh của anh . Mãi đến sau này khi biết anh là một đại thiếu gia , tao lại thật sự lo , vì sợ gặp phải ánh mắt kỳ thị của gia đình ảnh
- Nhã trề môi bướng bỉnh:
- Mày yêu anh Đoàn , sau này lấy anh Đoàn chứ có lấy gia đình ảnh đâu mà sợ. Tao nghĩ anh Đoàn là người đàng hoàng nhất định anh ấy sẽ không để mày thấy thiệt thòi đâu.
- Đành là vậy, nhưng trong lòng vẫn cứ thấy ái ngại vì gia cảnh của mình . Nếu trong tương lai, ba mẹ anh Đoàn cảm thông mà chấp nhận tao thì tao sẽ đỡ khổ còn nếu như họ vì sự phân biệt giàu nghèo mà chia cách chúng tao thì tao sẽ đau đớn lắm - Điều đó là đương nhiên rồi , nhưng thời đại bây giờ thoáng lắm. Tao nghĩ họ cũng không đến nỗi hẹp hòi đâu . Chỉ cần hai đứa mày có một tình yêu thật sự với nhau thì không có khó khăn gì mà tụi mày phải lo lắng cả . Mày đẹp gái, hơi nghèo một chút nhưng đứng đắn đàng hoàng , còn gì phải lo chứ
- Đẹp thì sao ? Đàng hoàng thì sao? Thời đại này , nếu mày không có tiền thì kô có tất cả đấy
- Nhã chống cằm nhìn Quỳnh :
- hỏi thật nha . Mày có vẻ không có lòng tin với tình yêu của mình, vì sao vậy ? Chẳng lẽ mày cảm nhận được anh Đoàn không thật lòng với mày ?
- Quỳnh lắc đầu :
- Không phải . Anh ấy rất yêu tao , nhưng tao thì lại luôn mặc cảm.
- Anh ấy yêu mày thì được rồi . Còn mày thì phải vứt bỏ mặc cảm đi . Phải biết đón nhận tình yêu chân thành của Đoàn đề còn cùng anh ấy vượt qua mọi trở lực chứ . Than thở hoài như vậy cũng không có ích gì đâu.
- Nhưng tao vẫn cứ luôn cảm thấy lo lắng …
- Lo lắng gì chứ . Yêu cái kiểu của mày thì có ngày nhồi máu cơ tim chứ chẳng chơi . Bây giờ là thời đại gì rồi , yêu thì phải giành giật , phải tranh đấu nhiều mới mong có hạnh phúc , biết chưa ?
- Nhiều lúc tao thật sự ganh tỵ với mày vì tình yêu giữa mày và anh Phan bình yên quá . Với tao , có lẽ tao cũng chỉ cần những hạnh phúc giản đơn vậy thôi.
- Nhã trề môi :
- Trời kêu ai nấy dạ mày ơi . Mày muốn cũng không được đâu.
- Chính vì muốn cũng không được , nên tao mới ước mơ . Chẳng lẽ ước mơ cũng không được à ?
- Có một tình yêu thật sự lại đi mơ ước viễn vông . Mày không thấy là phi lý hay sao? Với tao, khi yêu ai, tao chỉ cần đối phương yêu lại là đủ rồi.
- Quỳnh cười cười :
- Chẳng lẽ mày không sợ bị “xù“?
- Vụ đó thì không à nha . Lão Phan của tao không phải là loại người dễ thay lòng đổi dạ đâu.
- Nhưng mà mày “chằn“ quá! Ở chung với mày chắc chỉ có mình ..Thạch Sanh …
- Nhã nguýt dài :
- Không thèm nói với mày nữa , chuyên châm chích người ta, mày không thuộc mạng ong vò vẽ, cũng là mạng bò cạp , đúng không?
- Nghe cái giọng pha chút dỗi hờn của Nhã, Quỳnh bật cười:
- Đùa chút mà giận sao?
- Hơi đâu mà giận người dưng? Ý của ta cũng chỉ muốn mày gút lại xem có đi sinh nhật Đoàn không? Nếu mày đi thì tao mới đi , còn không thì thôi.
- Anh Phan thì sao ?
- Y chang như tao vậy ? Suy nghĩ rồi trả lời đi.
- Quỳnh gật đầu :
- Nhưng …nhưng tao không có quần áo.
- Nhã cười ngất :
- Mày không có quần áo ? Vậy từ đó đến giờ mày vẫn đi làm mà …không mặc đồ ư ?
- Không phải vậy . Ý của tao là …
- Không có quần áo mới chứ gì?
- Thấy Quỳnh ngần ngừ rồi gật đầu, Nhã xua tay :
- Tưởng chuyện gì khó , yên trí đi, chiều tao dẫn mày ra shop..là sẽ có ngay.
- Shop, shop …cái gì! Bây giờ là cuối tháng, tiền mua quà đã khó thì lấy tiền đâu mả sắm đồ?
- Vậy thì đi mướn, đến mấy chỗ cho thuê đồ cưới mướn một cái là được rồi.
- Thôi. Đi sinh nhật mà mướn đồ , dị lắm.
- Trời đất ! Thế này không chịu , thế kia cũng không chịu thì sao đây.
- Chình vì vậy nên tao không muốn đi chút nào ở chỗ đó. Người ta giàu có, quần áo đắt tiền, còn mình, mặc đồ lèng xèng quá , tủi lắm.
- Nghe Quỳnh nói vậy , Nhã suy nghĩ một lát rồi quay nhìn Quỳnh
- Hay mảy lấy của tao mà mặc, tao mới may một cái đầm màu trắng , đẹp lắm.
- Mặc áo của mày à? Vậy còn mày?
- Tao mặc cái khác lo gì?
- Nhưng mà …
- Không nhưng nữa , cứ vậy nhé . Chiều nay , mày đến nhà tao lấy ao . Ở đó , mày chọn tùy ý thích . Tao muốn mày phải thật đẹp trong buổi tiệc đó . Cho bọn nhà giàu lắc mắt luôn , chịu hôn ?
- Đang định trả lời Nhã , Quỳnh chợt giật mình khi thấy ông trường phòng hành chính và một cô gái trẻ đã đứng sau lưng Nhã từ lúc nào . Không biết phải làm sao, Quỳnh vội nháy mát ra hiệu cho Nhã . Nhưng vì không hiều được ý của Quỳnh , nên thay vì yên lặng , cô còn lớn tiếng đùa với Quỳnh :
- Sao vậy ? Mừng quá rồi “ á khẩu “ luôn phải không ? Cho mày hay , tủ quần áo của tao cũng có hạng lắm đấy.
- Thấy Nhã huyênh hoang . Quỳnh huých bạn rồi chỉ ra sau :
- Im đi , có người kìa …
Có thì có chứ , tao nói thật mà.
Cô gái đi theo ông trưởng phòng chợt lên tiếng :
- Nếu nhiều áo quần như vậy , thì mai khỏi cần đến làm , cứ tự nhiên ở nhà để mặc đi nhé.
Nghe giọng lạ , Nhã quay ra sau và hoảng hồn khi thấy vẻ mặt cau có của ông trưởng phòng . Lính quýnh chào ông ta , Nhã liếc sang Quỳnh khẽ nói :
- Sếp tới mà không nói gì hết . Mày hại chết tao rồi
- Tao có nói mà mày không để ý chứ bộ.
Nhã đang định mở miệng thì ông trường phòng nạt lớn:
- Nói đủ chưa ? Bộ các người không làm việc sao ? Bây giờ là mấy giờ rồi ?
Nhã coi đồng hồ lúng túng:
- Dạ thưa... dạ thưa...
- Thưa gởi cái gì ! Cuối giờ làm , cô đến chỗ tôi , cô sẽ phải trả lời tôi vì sao cô dám phí phạm giờ làm việc của công ty . Rõ chưa ?
Nhã tái mặt ấp úng :
- Thưa ông trưởng phòng ..tôi ..tôi
Cô con gái chủ khoanh tay , vẻ kiêu kỳ:
- Kô cần lảng phí vì hạng người này đâu bác ạ. Theo tôi , bác cứ cho nó nghỉ quách cho rồi.
Ông trường phòng nhìn cô gái:
- Thưa cô Cát Lan , tôi nghĩ là...
Ngắt ngang lời ông trưởng phòng, Cát Lan - tên cô gái - vội nói nhanh :
- Cái gì cũng do thói quen mà ra , chúng ta bắt được nó lần này, còn những lần sao thì sao ? Ăn cắp giờ làm việc của cong ty, nhất định phải sa thải.
Lúc này, không chịu được vẻ phách của Cô Lan, Quỳnh bèn lên tiếng:
- Cô Lan ! Bạn của tôi trong lúc mang giấy tờ đến cho tôi, nên nói chút chuyện thôi má . Chẳng lẽ chỉ vì vài ba câu nói mà cô nỡ đuổi nó sao ?
- Đuổi chứ không à ? Mỗi một giây , một phút các người làm , công ty đều trả tiền đầy đủ , vậy mà lãng phí thời gian ví những chuyện không đâu như thế , chẳng lẽ không được xem là quá đáng ? Nếu ai cũng như các người , thì công ty của tôi sẽ sập tiệm mất thôi.
- Nhưng đây chỉ mới là sai phạm lần đầu.
- Sai phạm là sai phạm , không kể lần đầu hay lần cuối . Vả lại , sự sai phạm này , nếu được trừng trị thích đáng sẽ là tấm gương cho mọi người nhìn đó mà theo.
Nhã mím môi uất ức:
- Nhưng trong điều lệ nội qui của công ty , đâu có lệnh cấm nói chuyện trong giờ hành chính chứ?
Cô Lan quắc mắt nhìn Nhã:
- Đã sai con cãi nữa hả? Ăn cắp giờ làm việc của công ty , tội đó đâu có nhẹ , đúng không? Ba mẹ tôi thêu các người đến đây để làm việc, chứ đâu phải đến để nói chuyện , đúng không?
Không chịu được vẻ ngang tàng hống hách của Cô Lan, Nhã vung tay hét lớn:
- Đúng, đúng... cái nỗi gì! Nghỉ thì nghỉ chứ sợ gì, bộ cô tưởng giàu là ngon lắm hả? Coi trời bằng vung , có ngày lãnh quả báo đó nghe.
Cô Lan hỡi sững người vì thái độ chống trả của Nhã , nên lồng lộn:
- À, à ! Cố chống hả? Được. Ông trưởng phòng! Cho cô này nghỉ ngay cho tôi . Đã chểnh mảng công việc lại còn láo.
Quỳnh thấy tình hình căng thẳng, nên vội bấm Nhã yên lặng , rồi quay sang Cô Lan ôn tồn:
- Cô Cô Lan á! Có thể cho tôi nói một lời được không? Cô Lan nhìn Quỳnh sững sờ:
- Lời gì nữa? Chẳng lẽ cô muốn giống như cô ta?
Quỳnh lắc đầu :
- Người lao động chúng tôi nỗi lo lắng lớn nhất chính là mất việc đó cô ạ.
- Sợ mất việc , sao còn lười biếng và hỗn láo?
Giọng Quỳnh nghiêm trang:
- Nếu gọi việc chúng tôi nói chuyện một chút trong giờ làm việc là lười biếng , thì có lẽ chín mươi phần trăm viên chức trong công ty này cũng phạm tội đó rồi . Bởi vì chúng tôi đâu phải là người máy và cũng chẳng đứa nào bị câm. Làm việc suốt ngày trong công ty, với một điều kiện khắc nghiệt như vậy thì ai chịu cho nổi?
- Không chịu nổi thì nghỉ, thế thôi.
- Chúng tôi là công nhân. chúng tôi lao động theo đúng khả năng của mình. Vả lại , cũng còn có luật pháp bảo vệ cho người lao động như chúng tôi , vì vậy dù cho cô có là con của ông chủ đi nữa , cũng không có quyền đuổi việc chúng tôi một cách vô cớ vậy đâu.
Nghe những lời nói của Quỳnh , cơn giận trong Cô Lan bỗng dâng lên ngùn ngụt. Cô vừa quay sang ông trưởng phòng, vừa chỉ tay vào mặt Quỳnh mà hét lớn:
- Ông …ông ..đuổi ..đuổi luôn con nhỏ này …này …cho …cho…tôi.
Thấy Quỳnh trả lời có hiệu quả , lại thấy Cô Lan vì tức tối mà hoá cà lăm, Nhã cười ngất:
- Trời ơi ! Hóa ra là người ta cà ..cà lăm . Chắc là cà ..cà …chớn quá nên trời phạt chớ gì.
Thấy Nhã bắt chước để ghẹo Cô Lan, Quỳnh bấm tay bạn rồi nói nhỏ :
- Im đi mày, chế dầu vô lửa hoài. Chuyện đâu còn có đó mà.
Nhã ngắt ngang lời Quỳnh:
- Ở đó mà chuyện đâu còn có đó . Nói chuyện một chút mà bị đuổi thì còn đạo lý gì nữa chứ. Con nhỏ này ỷ giàu ăn hiếp người ta, có ngảy trời phạt ..câm luôn bây giờ. Còn mày , lo sắp xếp rồi về vườn đi , ở đây hoài chướng mắt lắm.
Thấy vẻ căng thẳng dâng lên trong phòng cùng sự bực tức của những công nhân chung quanh, ông trưởng phòng vội bấm tay Cô Lan , nói nhỏ :
- Đừng làm to chuyện nữa cô . Chúng ta về đi.
Nghe đến đây , Cô Lan quắc mắt:
- Sao lại về ? chưa đuổi xong hai con nhỏ này , tôi chưa về.
- Ngày mai tôi sẽ báo chuyện này lên ông giám đốc.
- Không . Tôi muốn đuổi tụi nó ngay bây giờ.
- Nhưng hai cô này do ông giám đốc đưa vào làm đó.
- Ảnh đưa vào làm thì đã sao? Anh Hai tôi đưa vào được thì tôi đưa nó ra được.
- Nhưng mà …
- Không nhưng nhị gì hết , tôi bảo đuổi là đuổi , nghe chưa…
Thấy vẻ giận dữ của Cô Lan , ông trưởng phòng đành gật đầu:
- Dạ , đuổi thì đuổi . Lát nữa hai cô qua phòng tôi , tính toán và lãnh lương rồi về, biết chưa?
Cô Lan nhìn Quỳnh và Nhã , vẻ hả hê:
- Thấy hậu quả rồi hả? Trứng mà đòi chọi đá, bể là cái chắc. Thôi, an tâm mà về đi, hai người cũng có chút nhan sắc, nếu không công ty nào nhận làm thì làm đại gà mống đỏ …chắc cũng không đến nỗi ế hàng đâu ha.
Nghe giọng khiêu khích của Cô Lan , Nhã tức cành hông :
- Ê , con nhỏ chằng kia ! Mày bảo ai làm gà móng đỏ hả ?
Quỳnh níu tay Nhã , nói nhỏ :
- Đừng mày , tao khó nghe lắm . Thôi , họ đuổi thì mình đi kiếm chỗ khác . Tao nghĩ trời đất bao la thế này , đâu phải chỉ có một mình công ty này cần người làm thôi đâu . Chỉ có điều tao hối tiếc cho họ , mang tiếng là con nhà giàu có ăn , có học mà cư xử kém quá . Đáo để như vậy , thế nào cũng có ngày bị quả báo …
Nghe Quỳnh nói vậy , Nhã bật cười:
- Mày nói đúng ý tao quá . Đất lành thì chim đậu , còn đất này không lành thì cứ để cho ..quạ Ở . Mình về nghỉ cho khỏe rồi tìm việc khác mà làm , lo gì.
Thấy vẻ thản nhiên của Quỳnh và Nhã, Cô Lan cố nén giận để nói “mát mẻ“ với hai người:
- Muốn khỏe thì cứ từ từ mà nghỉ đi nha, dù sao cũng rảnh rang dài hạn mà. Thôi kệ, đây không lành thì cứ trả lại cho quạ , còn ở ngoài kia có thiếu gì đất lành, cố tìm đi rồi làm ..gà cũng không muộn . Ha!
Dứt câu nói , Cô Lan cười lớn rồi bỏ đi. Ông trưởng phòng lắc đầu nhìn Quỳnh và Nhã rồi nói như phân bua :
- Hai người cũng điên thật đó, hết chuyện rồi lại đi chọc nhầm tổ ong vò vẽ . Phen này , tôi cũng chẳng làm gì giúp được đâu.
- Không có gì đâu ông, tụi tui quen rồi. Mình nghèo mà , thấp cổ bé họng nên bị hiếp đáp , riết rồi cũng thấy bình thường. Vả lại, biết đâu đây là cơ hội đổi đời của mình thì sao.
Ông trưởng phòng đợi Cô Lan đi khuất rồi chặc lưỡi:
- Nói là nói vậy, nhưng hai cô cũng cứng quà, “ Mềm nắn, rắn buông”, chẳng lẽ điều đó mà hai cô không hiểu?
Nhã xua tay :
- Nhưng con nhỏ đó ngang ngược quá, ỷ giàu rồi hống hách , ai chịu được.
- Gì thì gì , cô ấy cũng là con gái cưng của ông chủ , và là em gái của ông giám đốc. Tránh voi chẳng xấu mặt nào mà , đúng không ?
Quỳnh thở dài:
- Biết vậy, nhưng cũng phải có ai đó nói cho nó hiểu những khiếm khuyết từ nhân cách của nó chứ. Chẳng lẽ cứ thấy địa vị nó cao , nhà nó giàu là đúng hay sai gì cũng phải nhịn hết à.
Ông trưởng phòng gật đầu:
- Vậy thì tôi cũng không còn cách. Thôi, lát nữa hai cô lên phòng tôi nhận lương rồi về nghỉ, có lẽ nơi này không hợp với mấy cô.
- Tôi biết ông cũng có ý tốt , Nhưng nói thật , dù cho công việc có tốt đến đâu đi nữa, mà thái độ của chủ đối với công nhân như thế , tôi cũng không ham . Cô ấy đuổi rồi thì thôi , đành phải thất nghhiệp một thời gian để đi tìm việc mới vậy
Ông trưởng phòng chặc lưỡi:
- Nhưng tôi khó ăn nói với ông Thạch quá , vì chính ông Thạch đã đưa hai cô vào làm …
Quỳnh xua tay :
- Có gì đâu , chúng tôi vào làm cũng chỉ qua sự giới thiệu bắng miệng của ông ấy , chứ ông ấy và chúng tôi cũng đâu đã biết mặt nhau . Vả lại, công ty lớn thế này thì việc thêm vào hay bớt đi hai đứa tôi cũng không ảnh hưởng gì cả đâu mà.
- Sao lại không ảnh hưởng gì ? Lỡ mai mốt ông ấy muốn tìm hai cô thì tôi biết làm sao ? Vả lại, bây giờ ông ấy đang đi công tác xa , nên tôi không thể báo cho ổng được . Chừng ổng về , chắc chắn tôi sẽ bị la.
Nhã xoa tay rồi nói giọng lừng khừng :
- Nếu ông chủ mà tốt như vậy , thì ổng có thể gọi chúng tôi làm việc lại khi có yêu cầu , vì dù gì tụi tui lúc này cũng rành.
Quỳnh lừ mắt:
- Sao kì vậy mày . Đã nghỉ thì nghỉ luôn, còn mong làm lại sao được
- Gì mà kỳ ? Mình vô cớ bị trù dập , chớ đâu phải tự ý nghỉ đây mà . Khi nào ông chủ truy xét lại , nếu thấy mình bị Oan , nhất định ổng sẽ mời mình đi làm lại , chừng đó đâu phải dể mà từ chối, đúng hôn?
Nghe giọng Nhã , Quỳnh bật cười :
- Ừ, thì cứ nghỉ đi đã rồi hẳn chờ . Họ đã là anh em với nhau, họ không bênh nhau chẳng lẽ lại đi bênh mình à ?
Rồi quay qua ông trưởng phòng, cô tiếp: - Cám ơn ông đã lo cho chúng tôi . Nhưng tôi nghĩ đây cũng là chuyện nhỏ nhặt , chắc ông chủ cũng không rảnh mà để ý đến đâu. Thôi, ông cứ lo việc của ông đi , còn mọi việc khác cứ để cho nó tự nhiên cũng được . Bây giờ chúng tôi dọn dẹp đồ để về, chút nửa chúng tôi sẽ qua phòng ông.
Ông trưởng phòng nhìn Quỳnh rồi gật đầu :
Nếu cô nói vậy thì cứ vậy đi ha. Thôi, tôi đi làm đây . Tôi sẽ chờ hai cô đến phòng của tôi.
Quỳnh khẽ gật đầu rồi cố nén tiếng thở dài khi thấy ông trưởng phòng quay lưng. Bởi vì tuy ngoài miệng cô nói cứng như vậy , nhưng trong lòng cô vẫn luôn bị dằn vặt bởi một nỗi buồn và sự ân hận …Ông trường phòng nói đúng . Chính vì sự tự ái quá lớn trong lòng, cô đạ làm mất đi một chỗ làm việc tốt mà Đoàn đã phải nhờ cậy bạn bè mới tìm được. Với Nhã thì không sao , không làm việc ở công ty này , thì nó có thể ở nhà ăn bám mẹ. Còn cô, mặc dù đồng lương của cô ít ỏi, nhưng hàng tháng cô vẫn có thể trợ giúp cho mẹ cô những việc trang trải cần thiết trong gia đình. Nay mất việc thế này, cô biết ăn nói làm sao với mẹ cô bây giờ?
Chương 2
Đang lui cui mở tiệm thì Quỳnh tới . Nhìn thấy con, bà Tần ngạc nhiên :
- Ủa ! sao giờ con còn ở đây? Mẹ tưởng con phải đi làm rồi chứ.
Bỏ ngăn cà-mèn xuống bàn, Quỳnh vừa bưng cho mẹ thùng giấy tiền vàng bạc, vừa thở dài :
- Con nghỉ làm rồi mẹ à. Công ty đuổi con và Nhã rồi.
Giọng bà Tần ngạc nhiên :
- Sao lại đuổi ? Con và con Nhã vi phạm kỷ luật gì sao ?
- Chỉ nói chuyện một chút trong giờ làm việc thôi.
- Nói chuyện trong giờ làm việc mà bị đuổi à ?
Quỳnh sửa lại chỗ để mấy ngôi nhà bằng giấy cho có thứ tự rồi nói, giọng buồn buồn :
- Tại con và Nhã xui xẻo, gặp ngày con nhỏ Cô Lan , con gái ông chủ nên mới bị nó đuổi . Ban đầu nó chỉ đuổi Nhã thôi , nhưng vì thấy con bênh vực Nhã nên nó ghét, nó đuổi luôn con.
Bà Tần ngồi xuống ghế thở dài :
- Con Nhã bị đuổi thì không sao , nhưng con bị đuổi thì nguy . Công việc tốt như vậy bỏ đi thì tiếc lắm . Vả lại con thấy đó cửa hàng của mình dạo này sa sút hẳn đi , sợ đến tiết Thanh Minh mà mẹ chẳng có tiền để nhập hàng vào . Mẹ lo lắm.
Nắn nót mấy thỏi vàng bằng giấy , giọng Quỳnh chua chát :
- Người chết vậy là sướng , chẳng cần phải làm gì , cũng được người thân đốt theo bao nhiêu là tiền vàng , tài sản. Còn người sống, làm việc cật lực, mà lúc nào tiền bạc cũng co hẹp, khó khăn.
Bà Tần nhìn con rồi xua tay :
- Hết chuyện rồi sao mà đi so sánh với người chết ? Dù sao còn mạng sống , còn hơi thở vẫn quý hơn chứ . Nhưng mà thôi . mẹ nói là nói vậy , không làm được chỗ này thì xin chổ khác chứ có gì đâu mà lo . Mẹ còn cửa hàng . mẹ có thể nuôi đủ hai mẹ con mình mà.
Quỳnh nhìn gian hàng rồi thở dài :
- Người chết thì mới xài được giấy tiền vàng bạc , còn mình thì không mẹ à. Cửa hàng nhà mình thì có gì để đảm bảo cuộc sống . Khi công nợ cứ vây quanh mình như những vệ tinh ? Nói thật , mất việc làm con buồn lắm đó mẹ.
Nghe những lời nói của con , bà Tần thở dài rồi cay đắng gật đầu :
- Me biết . Nhưng biết rồi thì sao đây ? Mẹ và con có lẽ cũng chung một phần khổ mà thôi . Mẹ thì già rồi , mẹ chịu đựng được . Nhưng còn con, phải chịu lấy cảnh nghèo với mẹ thì mẹ đau lòng lắm . Có lẽ vì vậy, khi thấy con quen và yêu thằng Đoàn , mẹ cũng thấy mừng cho con. Gia đình nó giàu , có thể khi lấy nó làm chồng , con sẽ tìm được cho mình một cơ hội đội đời.
Nhìn sững mẹ một hồi , Quỳnh mới nói giọng chậm rãi :
- Mẹ nghĩ như vậy thật sao ?
- Nếu không nghĩ như vậy thì mẹ còn biết nghĩ gì nữa đây . Gia sản của mẹ con mình , ngoài ngôi nhà nhỏ bé và cửa hàng vàng mả này thì còn có gì đáng giá . Từ ngày ba con lâm bệnh rồi mất đi , tiền nợ nần chồng chất khiến mẹ không dám tin mình còn có tương lai . Nay con quen được thằng Đoàn , lại thấy nó yêu thương con thật lòng, mẹ nghĩ có lẽ đấy chính là ông trới đang tạo cơ hội để bù đắp những thiệt thòi cho con đó.
- Nhưng gia đình anh Đoàn khó lắm. Vả lại, tuy anh Đoàn yêu con thật, nhưng con không biết được chúng con có thể vượt qua được hố sâu của giàu nghèo giữa chúng con không nữa.
Bà Tần chặc lưỡi :
- Mấy lần mẹ dò hỏi nó , nó đều nói là nhất định cưới con , dù cho gia đình nó có đồng ý hay không . Mẹ nghĩ, nói như vậy thì đối với con , nó đã nặng tình lắm rồi . Với lại , phận làm cha mẹ , con cái tìm được người ưng ý , chẳng lẹ lại ngăn cấm sao ?
Mang thùng giấy đủ màu dành để cắt áo binh ra ngoài, Quỳnh vừa xếp chúng lại vừa thở dài :
- Mẹ thì dễ nhưng người ta không dễ đâu. Người giàu thường nhìn đời bằng nữa con mắt . Mình nghèo như vậy , chưa chắc họ đã đồng ý cưới cho con của họ.
Bà Tần xua tay :
- Thôi đừng đoán gà đoán vịt nữa mà . Nhà mình tuy nghèo nhưng gia giáo , còn con thì xinh đẹp như thế này , mẹ tin rằng sau này nhất định con sẽ rất hạnh phúc.
Nghe bà Tần nói và nhìn vào gương mặt của mẹ , Quỳnh tin là bà đạ nghĩ như thế thật. Nhưng còn cô, chẳng hiểu vì sao linh tính trong cô luôn mách bảo rằng , hình như chuyện của cô và Đoàn sẽ chẳng bao giờ có một kết thúc tốt đẹp. Linh tính đó và cả những mặc cảm luôn tồn tại trong cô , khiến cho cô dù sống trong tình yêu đầy mật ngọt của Đoàn , Quỳnh vẫn luôn mang theo trong lòng nỗi lo lắng sâu sắc và một cảm giác không an toàn…
- Con đang nghĩ gì mà thừ người ra vậy Quỳnh ?
Đang thả hồn một chút bên những suy tư, câu hỏi của bà Tần kéo Quỳnh trở về thực tại. Cô xếp chồng áo binh vừa cắt rồi với tay lấy cà-men đưa cho mẹ.
- Nãy giờ lo nói chuyện mà con quên, con có mua cho mẹ tô bánh canh giò heo nè , mẹ ăn đi cho nóng
- Vậy còn con, con đã ăn gì chưa?
- Con không muốn ăn
- Sao lại không muốn ăn? Con bệnh à?
- Con cũng không bệnh, chỉ tại con không thích ăn thôi . Vả lại , lúc này con ăn cũng chẳng còn cảm giác ngon.
Bà Tần đẩy tô bánh canh qua cho Quỳnh rồi nói :
- Không ăn được cũng phải ăn ,con à . Mẹ thấy con dạo này ốm hẳn đi . Lúc trước đi làm thì lo làm quá nên sút người , giờ được nghỉ xả hơi, con nên lợi dụng thời gian này mà tẩm bổ lại đi . Con gái thì cả một thời, nếu con không giữ gìn thì sẽ mau già, mau xấu lắm đấy.
Nghe giọng bà Tần đầy vẻ quan tâm , Quỳnh bật cười :
- Gì vậy mẹ? Con không ăn cũng là một hình thức giảm cân mà mẹ, con gái thời nay chẳng chuộng “ phọt ông Địa “ đâu . Ăn nhiều, dư thừa calori cũng chẳng tốt gì cho sức khỏe và sắc đẹp cả. Me cứ ăn đi . Còn con , con sẽ ăn khi đói mà.
- Nếu con không ăn thì mẹ cũng không ăn
- Đừng ép con ăn mà mẹ , con thật sự nuốt không nổi đâu . Mẹ ăn đi . Nếu mẹ không ăn , con sẽ giận đấy.
- Nhưng mà …
Vừa đưa tô bánh canh lên tận tay mẹ , Quỳnh vừa ngắt lời :
- Không nhưng nữa , mẹ ăn đi . Con để bụng đến chiều còn đi sinh nhật của anh Đ.
Bà Tần lừ mắt nhìn con gái :
- À, ra thế ! Có vậy mà cũng kín tiếng ghê.
Quỳnh cúi đầu ngần ngừ :
- Cái mới thì không đẹp , còn cái đẹp thì không mới , biết sao mà chọn bây giờ ?
Quỳnh nhìn tủ quần ào chật ních của bạn mà lắc đấu :
- Tao cũng thua , quần ào gì mà xếp chật cả tủ , bố ai mà chọn cho được.
- Nếu ngay cả mày cũng không giúp thì tao đành phải ở nhà vậy.
- Thì cứ chọn đại một bộ như tao vậy , đi sinh nhật thôi mà , đâu trình diễn thời trang mà mày phải lo.
- Đâu được. Sinh nhật của anh Đoàn chứ đâu phải giỡn . Cỡ thiếu gia như anh ầy mà mời sinh nhật thì phải là một đại tiệc , ăn mậc xềnh xoàng sẽ khó coi lắm.
Quỳnh nhìn Nhã lắc đầu :
- Có gì mà khó coi chứ . Ăn mặc đơn giản nhưng lịch sự và đứng đắn là tốt rồi . Tao nghĩ anh Đoàn không phải là loại người chuộng hình thức đâu.
Nhã xua tay :
- Tao đâu nói đến anh Đoàn , vì tao biết Đoàn của mày là “ number one”. Tao chỉ nói đến cái bọn quý tộc đến dự kia kìa , nhất là mấy ả con gái như nhỏ Cô Lan , đỏng đảnh kiêu kỳ. Mình đến đó không chưng diện một chút sẽ là đề tài cho chúng nó bêu riếu đấy.
Quỳnh xịu mặt khi nhìn xuống chiếc đầm trắng giản dị của mình , rồi nói với Nhã :
- Nếu mày nói vậy thì tao chính là người không tiện đi.
- Tự nhiên đối ý , mày điên rồi hả ?
- Thì mày cứ nhìn tao xem , chiếc áo này của tao đơn sơ quá. Tao chỉ sợ đến đấy lại biến thành trò cười…
- Tại mày thích thế mà . Bảo mày lấy áo tao để mặc thì lại không chịu.
- Lấy thế nào được . Số đo của mày và tao đâu giống nhau . Vả lại, áo của mày sặc sỡ quá không hợp với tao.
Nhã vừa bôi thêm má hồng , vừa trề môi :
- Không thích màu thì mặc áo trắng là đúng “ gu “ rồi còn gì . Tao nói thật nghe , nhìn mày lúc nào cũng kín cổng cao tường như một nữ tu, tao thật lòng thấy lo cho mày đó. Sống sang thiên niên kỷ mới rồi, phải thoáng một chút chứ. Vả lại, thời trang bây giờ cũng đâu có gì quá cầu kỳ. Có thêm vài gam màu tươi tắn thì cuộc sống mới thêm nét thú vị đó , biết ko?
Quỳnh nhún vai :
- Có lẽ đối với tao, sắc màu không phù hợp. Nói thật lòng, tao chỉ thích có hai màu trắng và đen mà thôi.
- Trời đất! Đen và trắng mà cũng gọi là màu sao ? Với tao thì hai sắc tố rất ảm đạm và tang tóc , nhìn thấy nó là tao đã thấy sợ rồi.
Quỳnh lấy lượt chải tóc cho Nhã rồi cười :
- Sợ gì? Màu trắng chẳng phải là màu áo của tuổi học sinh sao ? Nó luôn mang lại cho tao một cảm giác bình an và trong sáng
Nhã xua tay :
- Thôi đi mày ơi. Ngay cả đến việc cắt áo giấy cho người chết mà người ta còn chọn loại giấy có hoa văn hoặc màu mè nữa là người sống. Tao thật không thể nghĩ được cảm giác của tao sẽ ra sao, khi mở tủ quần áo ra chỉ thấy chúng chỉ có mỗi hai màu : đen và trắng.
- Đó là sở thích của tao mà . Cũng giống như mày . tao dị ứng với những màu sắc mà mày Ok vậy . Nhưng mà thôi, nhiều chuyện quá rồi. Mày chọn đại bộ đầm hồng này mà mặc đi , màu của nó trông cũng nhã lắm . Mặc nhanh để còn đi , kẻo trễ. Tao không muốn mình trở thành trung tâm của những dòm ngó vì đi trễ đâu.
Nhã lắc đầu rồi lấy một chiếc jupe dài mà cam sặc sỡ rồi nhìn Quỳnh:
- Chiếc áo này thích hơn, màu cam đang là mốt , nhưng được cái là nó kén da, nên mặc cũng ít sợ bị ” đụng hàng”.
- Thích thì mặc đi, nhanh lên.
- Được rồi. Chọn thì lâu chứ mặc chỉ một chút thôi mà . Bây giờ mày xuống nhà đợi tao khoảng năm phút rồi sẽ đi ngay.
Quỳnh le lười nhìn Nhã :
- Năm phút của mày…
Không đợi Quỳnh nói hết câu , Nhã đã đẩy vội Quỳnh ra phòng rồi ngắt ngang lời cô :
- Năm phút là năm phút, được chưa ? Xuống lấy xe ra giùm tao rồi đi kẻo trễ.
Nghe giọng chắc nịch của Nhã . Quỳnh gật nhanh rồi xuống nhà.
Đẩy được xe ra sân, cô mới hay trời đang chuyển mưa dữ dội . Ở một góc trời , những đám măy đen kịt đang kéo đến ùn ùn và gió đã bắt đầu vùng vẫy trên những tán lá rậm, để mang theo nó âm thanh đáng sợ của một cơn giông lờn. Sồt ruột vì lo, Quỳnh hỏi Nhã khi thấy cô xuất hiện ở cửa :
- Nè .. lẹ lên, mưa to rồi kìa . Nhanh để ướt hết bây giờ.
Giọng Nhã bình thản :
- Mưa thì che dù, lo gì.
Quỳnh bực mình gắt bạn :
- Điên quá. Mưa to mà che dù nỗi gì. Chậm như rùa thế này , thì không khéo sẽ ướt như chuột lột chứ chẳng chơi . Nhanh lên.
Lính quýnh mang đôi giày cao gót đến cho Quỳnh , Nhã nhăn nhó :
- Hối như giặc , suýt chút nữa trặc chân người ta.
Đợi Nhã ngồi lên yên , Quỳnh vừa mở công tắc xe , vừa càu nhàu :
- Người có nửa thước mà mang đôi giày đến một thước như vậy mà không bị trặc chân mới là lạ đó . Thôi, bây giờ ngồi yên , tao chạy nhanh nha , trời sắp mưa rồi , không chần chừ được đâu.
Vứa nói, Quỳnh vừa nhấn ga cho xe chạy lên , cô tranh thủ để tránh mưa nên cô chạy rất nhanh . Ngoài phố , tốc độ của các xe khác cũng tăng , vì ai cũng hối hả chạy về nhà . Ôm cứng lưng Quỳnh , Nhã la chói lọi :
- Mày điên hả , chạy gì dữ vậy ?
- Điên gì. Lo ngồi cho chắc , sắp tới rồi.
Thế là mặc cho Nhã phản ứng , Quỳnh vẫn giữ nguyên tốc độ . Khoảng cách từ nhà Nhã đến nhà Đoàn vì thế càng lúc càng rút ngắn. Khi chỉ còn một ngã tư nữa thì đến nơi , bất chợt cơn mưa ập đến nhanh hơn dự tính . Nhã ở đằng sau la chói lọi.
- Mưa rồi Quỳnh ơi ! Tìm chỗ núp đi.
Nhìn quanh quất không thấy có nơi trú tạm nên Quỳnh càng vọt ga nhanh.
- Nè ! Mưa ướt rồi , núp mưa đi.
Quỳnh vừa nuốt những giọt mưa trên mặt , vừa trả lời Nhã :
- Không có chỗ . Giờ chì có đi hoặc về thôi.
- Nhưng tao ướt hết rồi.
- Mày tưởng là tao khô chắc ? Nhà Đoàn ở trước mặt kìa, mình đến tặng quà cho ảnh rồi về cũng được.
Thấy tiến thoái lưỡng nan , Nhã đành phải chịu theo cách sắp xếp của Quỳnh . Vì thế , khi đến nhà Đoàn , cả hai cô đều ướt mèm từ đấu đến chân . Bước xuống xe , Nhã rên thầm khi nhìn thấy bộ dạng thảm hại của mình :
- Trời ơi ! Ướt sạch trơn rồi . Giống chuột lột như vậy thì có tiệc tùng gì nữa chứ ?
Quỳnh vừa run bần bật vì lạnh, vừa nhìn Nhã :
- Mình bấm chuông cho anh ấy ra nhận quà rồi về nhà . Tao cũng ướt quá , mình vào trong như vậy khó coi lắm.
Nhã gật đấu rồi đứng núp sát vào cổng, càu nhàu :
- Mưa gì mà dữ vậy không biết . Chờ năm phút nữa người ta đến nơi rồi hãy mưa, có tốt hơn không ? Bây giờ ngưới ngợm không giống ai như vậy thì đi cũng dở mà vào cũng dở.
Quỳnh đụng xe rồi chặc lưỡi :
- Tại mày chứ còn ai . Giá như lúc nãy, mày chọn áo nhanh lên một chút thì đâu đến nội khổ sở như thế này. Bây giớ diện cho đẹp và để tắm mưa, coi cũng ngộ lắm.
Nhã giẫm chân :
- Khi như vậy cỏn chưa đủ sao mà cứ vẫn nhăn hoài vậy. Biết thế này , cho vàng tao cũng chẳng thèm đi.
Quỳnh bật cười nhìn bạn :
- Muốn hay không muốn thì cũng đã đến rồi , ráng chịu đựng chút đi . Chờ tao đợi anh Đoàn ra rồi mình về cho xong.
- Gọi thì gọi nhanh lên . tao lạnh muốn chết rồi đây . Giờ này ở trong đó chắc người ta đang ấm cúng và vui vẻ lắm . Chả bù cho tao với mày, vừa lạnh , vừa bực mình kinh khủng.
Quỳnh cố an ủi bạn :
- Thôi , đừng ca cẩm nữa mày. Tặng quà xong , tao sẽ đưa mày về ngay.
Vừa nói, Quỳnh vừa định nhón tay bấm chuông thì từ phải trước mặt có tiếng đèn xe hơi và ánh đèn sáng quá chiếu thẳng vào mặt cô . Nhíu mày vì bực bội, Quỳnh đừng nhìn vào người đàn ông vừa mở dù khi bước xuống xe , miệng cằn nhằn :
- Chiếu đẻn thẳng vào mặt người ta , thật bất lịch sự.
Vì tiếng mưa rơi rất to nên người đàn ông không nghe thấy tiếng của Q. Và cứ thế, điềm đạm đến chỗ Quỳnh, giọng ông ta nhỏ nhẹ:
- Thưa cô, cô cũng đi dự sinh nhật Đoàn phải không?
Thấy cách ăn nói có vẻ học thức của người đàn ông, Quỳnh gật nhanh :
- Vâng. Ông có chuyện gì không?
- Tôi cũng đi dự tiệc như cô , nhưng xe của tôi bị “pan”. Tôi muốn bấm chuông gọi Đoàn ra để đưa em gái tôi vào trước . Còn tôi, đem xe vào gara xong thì sẽ đến sau.
Nghe người đàn ông nói vậy, Quỳnh đứng nép sang bên Nhã rồi gật:
- Mời ông cứ tự nhiên.
Lúc này, ở ngoài xe, một cô gái vừa cầm dù bưóc nhanh đến chỗ mọi người , vừa léo nhéo om sòm :
- Anh hai ! Anh gọi anh Đoàn chưa ? Mưa ướt em hết rồi nè.
Vừa nhấn chuông . người đàn ông vừa trả lời em mình :
- Chịu khó một chút đi . Anh ấy sẽ ra ngay bây giờ.
Lúc lắc cho những hạt mưa bắn trên dù rơi ra , giọng cô gái thật khó nghe :
- Mưa như vậy mà đích thân anh Đoàn không ra đón em thì em không vào đâu . Đi dự sinh nhật của anh ấy mệt chết đi được.
Nghe giọng chua ngoa của cô gái , lại vừa bị nước mưa trên dù của cô ta bắn cả vào người , Nhã không nhịn được nên vội nói :
- nè , cô ơi ! Cô làm ướt tôi rối đó.
Nghe tiếng Nhã , cô gái nhìn sang rồi bật kêu :
- Ha ! Là cô hả ? Cô đến đây để... tắm mưa hả ?
Nhận ra mặt cô gái là Cô Lan , Nhã bực bội ra mặt :
- Đúng là xui tận mạng mà , gặp khắc tinh , hèn gì mà không hên nổi.
Người đàn ông nhìn em gái rồi hỏi :
- Cô Lan ! Bộ em quen hai cô này hả ?
Cô Lan cười nửa miệng :
- Chẳng những quen , mà giữa tụi em còn có kỉ niệm nữa đấy.
Nhã nhìn Cô Lan , nghiến răng :
- Đồ sao chổi ! Xuất hiện ở đâu là ở đó thối không chịu được . Kỷ niệm với cô là sự kinh bỉ mà thôi.
Giọng người đàn ông ngạc nhiên :
- Gì vậy ! Chẳng lẽ giữa các người có sự xích mích à ?
Quỳnh cũng tức tối nên góp lời :
- Chính cô ấy đã làm cho chúng tôi mất việc làm. Ỷ giàu mà ăn hiếp người khác, coi chừng trời trả báo đó.
- Em gái tôi làm mất việc làm của hai cô ư?
Quỳnh gật đầu:
- Phải. Chúng tôi chỉ trao đổi một chút cho đỡ căng thẳng trong lúc làm việc nên đã bị cô ấy đuổi.
- Cô Lan? Nó lấy tư cách gì mà đuổi các cô?
Giọng Nhã chua chát:
- Thì là em gái giám đốc đó . Ỷ là em ông chủ rồi muốn sa thải ai thì sa thải , hành động đó thật là vô nhân đạo. Nói thật nghe, nếu không vì nể anh Đoàn đã giới thiệu chúng tôi thì chúng tôi cũng không thèm làm đâu. Ở chỗ đó vừa chật hẹp, bề bộn, công việc thì nhiều mà lương chẳng được bao nhiêu.
Người đàn ông nhìn Quỳnh và Nhã, ngạc nhiên:
- Các cô là do Đoàn giới thiệu đến sao? Chẳng lẽ các cô là ..
Quỳnh chưa kịp trả lời thì cổng bật mở, Đoàn mang theo mấy cây dù vội vã bước ra . Thấy Q, giọng Đoàn mừng rỡ :
- Quỳnh hả ? trời ơi ! Anh tưởng em không đến chứ ? Em ướt hết rồi , mà vào nhà đi em.
Thấy Đoàn có vẻ lo lắng cho Quỳnh , Nhã thở dài rên rỉ :
- Ở đây có bốn người, mà chì thấy có mình nhỏ Quỳnh, còn bao nhiêu chẳng lẽ vô hình hết sao ?
Nghe giọng trách của Nhã , Đoàn thấy hớ hênh của mình nên vội lên tiếng :
- Nhã hả ? Cho anh xin lỗi nghe , em cũng vào nhà đi.
Lúc này Cô Lan cũng lấn sang chỗ Đoàn , nắm lấy tay anh , nhõng nhẽo :
- Vậy còn em và anh Thạch , anh không mời em và ảnh vô sao ?
Quay sang thấy Thach, Đoàn bật cười :
- Là mày à ? Sao không vào đi , mà đứng đây cho ướt ?
Thạch bắt tay Đoàn rồi nói :
- Xe tao pan . Mày đưa nhỏ Cô Lan vào , tao đưa xe đến gara rồi sẽ quay lại ngay.
Đoàn lắc đầu :
- Không cần , cứ cho xe vào nhà . Lát nữa, tao gọi tài xế của tao đi cho , tiệc bắt đầu rồi , đừng chần chờ nữa.
Vừa nói với bạn , Đoàn cũng vừa kéo tay Quỳnh , hối thúc :
- Vào nhà đi em . Mưa lớn lắm , em ở ngoài này một chút nữa sẽ bị cảm lạnh cho xem.
Thấy Đoàn có vẻ quan tâm đến Quỳnh , Cô Lan nói dỗi :
- Con nhỏ nhà quê đó có gì mà anh lo cho nó dữ vậy . Chẳng lẽ em không quan trọng chút nào trong anh sao ?
Rút tay ra khỏi Cô Lan , Đoàn vừa che dù cho Quỳnh vừa giới thiệu :
- Xin lỗi, đây là Quỳnh , người yêu của anh . Còn đây là Nhã , bạn của cô ấy . Đối với anh , Quỳnh là nhân vật chính trong buổi tiệc tối nay.
Cô Lan giậm chân :
- Vậy còn em ?
- Thì em và Thạch là bạn thân , là em gái của anh, là khách mời của buổi tiệc.
Cô Lan nhăn mặt không chịu buông tay Đoàn :
- Em không thèm . Em muốn làm nhân vật chính của buổi tiệc này kìa.
Thấy Cô Lan ngúng ngẩy, Nhã không dằn được vội lên tiếng :
- Trơ trẽn cũng vừa thôi. Khách mà đòi ngồi chỗ của cô dâu tương lai thì coi sao được.
Cô Lan quay nguýt Nhã :
- Cái gì mà coi được với không coi được chứ ? Đỉa mà đòi đeo chân hạc , chính các người mói thật là khó coi đó.
Thạch thấy Cô Lan ăn nói quá quắt, vội chen vào :
- Cô Lan , để anh đưa em vào . Còn Đoàn , hãy đưa cô Quỳnh và cô Nhã vào đi , trời mưa to lắm rồi đấy.
Đoàn gật đầu , rồi níu tay Quỳnh :
- Đi vào em , cho cô Nhã vào với , hai người ướt cả rồi.
Tự ái vì những lời của Cô Lan, lại thấy tủi cho phận mình, Quỳnh đứng yên rồi lắc đầu:
- em không vào đâu. Anh đưa cô Cô Lan vào đi . Em và Nhã sẽ về ngay bây giờ.
Giọng Đoàn ngạc nhiên:
- Sao lại về? Chẳng phải em đến đây để dự tiệc sinh nhật của anh sao?
- Đúng là em đến đây để dự sinh nhật anh . Nhưng mà... tụi em bị mưa ưót hết rồi. Em nghĩ là trao quà cho anh rồi sẽ về ngay vì trong bộ dạng này , nếu để mọi người nhìn thấy , sẽ khó coi lắm
- Không được . Em không thể về được . Vì không có em , anh không còn thích tiệc tùng gì nữa hết . Em vào đi , anh sẽ lấy quần áo khác cho em thay.
- Như vậy chẳng tiện đâu anh à.
- Có gì mà không tiện . Em đến đây là anh mừng rồi , còn mọi chuyện khác anh không quan tâm.
Cô Lan nhìn Quỳnh nguýt dài :
- Muốn về thì cứ về , sao còn đứng đó cho người ta năn nỉ . Nghèo mà cũng bày đặt làm giá.
Thạch nghe Lan nói thế thì rầy em :
- Cô Lan ! Chuyện của anh Đoàn và cô Quỳnh không khiến em xen vào . Bây giờ em theo anh vô nhà để cho người ta được yên.
Cô Lan lắc đầu nhõng nhẽo :
- em không thèm . Em không cần anh . Em muốn anh Đoàn đưa em vô thôi . Anh Đoàn ! Cô ấy cần về thì cho người đưa cô ấy về đi, chứ để cô ấy vào dự tiệc , chắc chắn anh sẽ bị bác gái la cho mà xem . Em biết bác ở nhà quan trọng câu môn đăng hổ đối lắm , để cho cô ấy về , chính là anh giúp cô ấy đỡ phải quê mặt với mọi người đó.
Bực mình vì giọng khinh miệt của Cô Lan , Nhã lớn tiếng :
- Ê, con nhỏ kia ! Phách lối vừa thôi chứ . Bộ tưởng giàu là ngon lắm hả ? Anh Đoàn và con Quỳnh yêu nhau , cóc cần cái giàu của mấy người . Cái thứ có được nhúm tiền thì xem trời bắng vung coi chừng có ngày á.
Cô Lan cong môi :
- Có ngày làm sao, hở?
- Có ngày đi ăn mày chứ sao? trên đời này chuyện lên voi xuống chó mấy hồi. Giàu mà có đức thì còn tồn tại lâu , chứ cái thừ thất đức , miệng mồm như rắn hổ mang thì coi chừng...
Cô Lan cười nửa miệng :
- Xin lỗi nha, lo chi xa vậy . Của cải nhà người ta bộ dễ hết vậy sao ? Có lo là lo cho thân của mấy người kìa, nghèo mà bày đặt yêu, yêu ai không yêu lại đi yêu anh Đoàn . Tôi biết ,mấy người thấy ảnh giàu nên mới yêu chứ gì . Đừng có hòng ! Con nhỏ Quỳnh kia không có lòng tự trọng , bộ tưởng người ta không biết ,mấy người muốn bòn của sao? Tôi cho hay nha , nếu không biết thân mà rút lui cho sớm, sẽ có ngày mang nhục cho coi.
Sững sờ vì nhửng lời nói của Cô Lan , Quỳnh bật khóc rồi bỏ chạy ra ngoài. Đoàn hốt hoảng định chạy theo thì Quỳnh đã lớn tiếng nói lại :
- Anh đừng đi theo em , hãy để cho em về.
- Nhưng mà anh có nhiều việc muốn nói với em lằm.
Quỳnh lắc đầu rồi đưa tay vuốt dòng lệ dâng túa cùng nước mưa xuống má :
- Nếu anh đi theo em một bước , thì suốt đời này em sẽ chẳng bao giờ gặp lại anh đây.
Vừa nói xong, cô quay lưng vội vả bước đi trong màn mưa đêm dày đặc. Đoàn toan chạy theo thì Nhã đã cản lại :
- Anh đừng đi , Quỳnh nó nói là nó làm đó. Anh cứ ở lại lo tiệc đi , ngày mai rồi tìm gặp nó cũng chưa muộn.
Thạch cũng gật đầu đồng tình :
- Phải đó anh Đoàn . Anh đừng nên theo cô ấy giờ này . Cô ấy đang bị tổn thương vì những lời nói của Cô Lan . Anh hãy để cho cô ấy có thời gian để lắng dịu lại.
Nhã nhìn Đoàn cảm thông rồi đút vào tay anh gói quà và nói :
- Thôi , anh vô đi , để em chở nó về , muốn nói gì thì mai hẹn nó vậy . Em biết anh yêu nó thật.
Đang lui cui mở tiệm thì Quỳnh tới . Nhìn thấy con, bà Tần ngạc nhiên :
- Ủa ! sao giờ con còn ở đây? Mẹ tưởng con phải đi làm rồi chứ.
Bỏ ngăn cà-mèn xuống bàn, Quỳnh vừa bưng cho mẹ thùng giấy tiền vàng bạc, vừa thở dài :
- Con nghỉ làm rồi mẹ à. Công ty đuổi con và Nhã rồi.
Giọng bà Tần ngạc nhiên :
- Sao lại đuổi ? Con và con Nhã vi phạm kỷ luật gì sao ?
- Chỉ nói chuyện một chút trong giờ làm việc thôi.
- Nói chuyện trong giờ làm việc mà bị đuổi à ?
Quỳnh sửa lại chỗ để mấy ngôi nhà bằng giấy cho có thứ tự rồi nói, giọng buồn buồn :
- Tại con và Nhã xui xẻo, gặp ngày con nhỏ Cô Lan , con gái ông chủ nên mới bị nó đuổi . Ban đầu nó chỉ đuổi Nhã thôi , nhưng vì thấy con bênh vực Nhã nên nó ghét, nó đuổi luôn con.
Bà Tần ngồi xuống ghế thở dài :
- Con Nhã bị đuổi thì không sao , nhưng con bị đuổi thì nguy . Công việc tốt như vậy bỏ đi thì tiếc lắm . Vả lại con thấy đó cửa hàng của mình dạo này sa sút hẳn đi , sợ đến tiết Thanh Minh mà mẹ chẳng có tiền để nhập hàng vào . Mẹ lo lắm.
Nắn nót mấy thỏi vàng bằng giấy , giọng Quỳnh chua chát :
- Người chết vậy là sướng , chẳng cần phải làm gì , cũng được người thân đốt theo bao nhiêu là tiền vàng , tài sản. Còn người sống, làm việc cật lực, mà lúc nào tiền bạc cũng co hẹp, khó khăn.
Bà Tần nhìn con rồi xua tay :
- Hết chuyện rồi sao mà đi so sánh với người chết ? Dù sao còn mạng sống , còn hơi thở vẫn quý hơn chứ . Nhưng mà thôi . mẹ nói là nói vậy , không làm được chỗ này thì xin chổ khác chứ có gì đâu mà lo . Mẹ còn cửa hàng . mẹ có thể nuôi đủ hai mẹ con mình mà.
Quỳnh nhìn gian hàng rồi thở dài :
- Người chết thì mới xài được giấy tiền vàng bạc , còn mình thì không mẹ à. Cửa hàng nhà mình thì có gì để đảm bảo cuộc sống . Khi công nợ cứ vây quanh mình như những vệ tinh ? Nói thật , mất việc làm con buồn lắm đó mẹ.
Nghe những lời nói của con , bà Tần thở dài rồi cay đắng gật đầu :
- Me biết . Nhưng biết rồi thì sao đây ? Mẹ và con có lẽ cũng chung một phần khổ mà thôi . Mẹ thì già rồi , mẹ chịu đựng được . Nhưng còn con, phải chịu lấy cảnh nghèo với mẹ thì mẹ đau lòng lắm . Có lẽ vì vậy, khi thấy con quen và yêu thằng Đoàn , mẹ cũng thấy mừng cho con. Gia đình nó giàu , có thể khi lấy nó làm chồng , con sẽ tìm được cho mình một cơ hội đội đời.
Nhìn sững mẹ một hồi , Quỳnh mới nói giọng chậm rãi :
- Mẹ nghĩ như vậy thật sao ?
- Nếu không nghĩ như vậy thì mẹ còn biết nghĩ gì nữa đây . Gia sản của mẹ con mình , ngoài ngôi nhà nhỏ bé và cửa hàng vàng mả này thì còn có gì đáng giá . Từ ngày ba con lâm bệnh rồi mất đi , tiền nợ nần chồng chất khiến mẹ không dám tin mình còn có tương lai . Nay con quen được thằng Đoàn , lại thấy nó yêu thương con thật lòng, mẹ nghĩ có lẽ đấy chính là ông trới đang tạo cơ hội để bù đắp những thiệt thòi cho con đó.
- Nhưng gia đình anh Đoàn khó lắm. Vả lại, tuy anh Đoàn yêu con thật, nhưng con không biết được chúng con có thể vượt qua được hố sâu của giàu nghèo giữa chúng con không nữa.
Bà Tần chặc lưỡi :
- Mấy lần mẹ dò hỏi nó , nó đều nói là nhất định cưới con , dù cho gia đình nó có đồng ý hay không . Mẹ nghĩ, nói như vậy thì đối với con , nó đã nặng tình lắm rồi . Với lại , phận làm cha mẹ , con cái tìm được người ưng ý , chẳng lẹ lại ngăn cấm sao ?
Mang thùng giấy đủ màu dành để cắt áo binh ra ngoài, Quỳnh vừa xếp chúng lại vừa thở dài :
- Mẹ thì dễ nhưng người ta không dễ đâu. Người giàu thường nhìn đời bằng nữa con mắt . Mình nghèo như vậy , chưa chắc họ đã đồng ý cưới cho con của họ.
Bà Tần xua tay :
- Thôi đừng đoán gà đoán vịt nữa mà . Nhà mình tuy nghèo nhưng gia giáo , còn con thì xinh đẹp như thế này , mẹ tin rằng sau này nhất định con sẽ rất hạnh phúc.
Nghe bà Tần nói và nhìn vào gương mặt của mẹ , Quỳnh tin là bà đạ nghĩ như thế thật. Nhưng còn cô, chẳng hiểu vì sao linh tính trong cô luôn mách bảo rằng , hình như chuyện của cô và Đoàn sẽ chẳng bao giờ có một kết thúc tốt đẹp. Linh tính đó và cả những mặc cảm luôn tồn tại trong cô , khiến cho cô dù sống trong tình yêu đầy mật ngọt của Đoàn , Quỳnh vẫn luôn mang theo trong lòng nỗi lo lắng sâu sắc và một cảm giác không an toàn…
- Con đang nghĩ gì mà thừ người ra vậy Quỳnh ?
Đang thả hồn một chút bên những suy tư, câu hỏi của bà Tần kéo Quỳnh trở về thực tại. Cô xếp chồng áo binh vừa cắt rồi với tay lấy cà-men đưa cho mẹ.
- Nãy giờ lo nói chuyện mà con quên, con có mua cho mẹ tô bánh canh giò heo nè , mẹ ăn đi cho nóng
- Vậy còn con, con đã ăn gì chưa?
- Con không muốn ăn
- Sao lại không muốn ăn? Con bệnh à?
- Con cũng không bệnh, chỉ tại con không thích ăn thôi . Vả lại , lúc này con ăn cũng chẳng còn cảm giác ngon.
Bà Tần đẩy tô bánh canh qua cho Quỳnh rồi nói :
- Không ăn được cũng phải ăn ,con à . Mẹ thấy con dạo này ốm hẳn đi . Lúc trước đi làm thì lo làm quá nên sút người , giờ được nghỉ xả hơi, con nên lợi dụng thời gian này mà tẩm bổ lại đi . Con gái thì cả một thời, nếu con không giữ gìn thì sẽ mau già, mau xấu lắm đấy.
Nghe giọng bà Tần đầy vẻ quan tâm , Quỳnh bật cười :
- Gì vậy mẹ? Con không ăn cũng là một hình thức giảm cân mà mẹ, con gái thời nay chẳng chuộng “ phọt ông Địa “ đâu . Ăn nhiều, dư thừa calori cũng chẳng tốt gì cho sức khỏe và sắc đẹp cả. Me cứ ăn đi . Còn con , con sẽ ăn khi đói mà.
- Nếu con không ăn thì mẹ cũng không ăn
- Đừng ép con ăn mà mẹ , con thật sự nuốt không nổi đâu . Mẹ ăn đi . Nếu mẹ không ăn , con sẽ giận đấy.
- Nhưng mà …
Vừa đưa tô bánh canh lên tận tay mẹ , Quỳnh vừa ngắt lời :
- Không nhưng nữa , mẹ ăn đi . Con để bụng đến chiều còn đi sinh nhật của anh Đ.
Bà Tần lừ mắt nhìn con gái :
- À, ra thế ! Có vậy mà cũng kín tiếng ghê.
Quỳnh cúi đầu ngần ngừ :
- Cái mới thì không đẹp , còn cái đẹp thì không mới , biết sao mà chọn bây giờ ?
Quỳnh nhìn tủ quần ào chật ních của bạn mà lắc đấu :
- Tao cũng thua , quần ào gì mà xếp chật cả tủ , bố ai mà chọn cho được.
- Nếu ngay cả mày cũng không giúp thì tao đành phải ở nhà vậy.
- Thì cứ chọn đại một bộ như tao vậy , đi sinh nhật thôi mà , đâu trình diễn thời trang mà mày phải lo.
- Đâu được. Sinh nhật của anh Đoàn chứ đâu phải giỡn . Cỡ thiếu gia như anh ầy mà mời sinh nhật thì phải là một đại tiệc , ăn mậc xềnh xoàng sẽ khó coi lắm.
Quỳnh nhìn Nhã lắc đầu :
- Có gì mà khó coi chứ . Ăn mặc đơn giản nhưng lịch sự và đứng đắn là tốt rồi . Tao nghĩ anh Đoàn không phải là loại người chuộng hình thức đâu.
Nhã xua tay :
- Tao đâu nói đến anh Đoàn , vì tao biết Đoàn của mày là “ number one”. Tao chỉ nói đến cái bọn quý tộc đến dự kia kìa , nhất là mấy ả con gái như nhỏ Cô Lan , đỏng đảnh kiêu kỳ. Mình đến đó không chưng diện một chút sẽ là đề tài cho chúng nó bêu riếu đấy.
Quỳnh xịu mặt khi nhìn xuống chiếc đầm trắng giản dị của mình , rồi nói với Nhã :
- Nếu mày nói vậy thì tao chính là người không tiện đi.
- Tự nhiên đối ý , mày điên rồi hả ?
- Thì mày cứ nhìn tao xem , chiếc áo này của tao đơn sơ quá. Tao chỉ sợ đến đấy lại biến thành trò cười…
- Tại mày thích thế mà . Bảo mày lấy áo tao để mặc thì lại không chịu.
- Lấy thế nào được . Số đo của mày và tao đâu giống nhau . Vả lại, áo của mày sặc sỡ quá không hợp với tao.
Nhã vừa bôi thêm má hồng , vừa trề môi :
- Không thích màu thì mặc áo trắng là đúng “ gu “ rồi còn gì . Tao nói thật nghe , nhìn mày lúc nào cũng kín cổng cao tường như một nữ tu, tao thật lòng thấy lo cho mày đó. Sống sang thiên niên kỷ mới rồi, phải thoáng một chút chứ. Vả lại, thời trang bây giờ cũng đâu có gì quá cầu kỳ. Có thêm vài gam màu tươi tắn thì cuộc sống mới thêm nét thú vị đó , biết ko?
Quỳnh nhún vai :
- Có lẽ đối với tao, sắc màu không phù hợp. Nói thật lòng, tao chỉ thích có hai màu trắng và đen mà thôi.
- Trời đất! Đen và trắng mà cũng gọi là màu sao ? Với tao thì hai sắc tố rất ảm đạm và tang tóc , nhìn thấy nó là tao đã thấy sợ rồi.
Quỳnh lấy lượt chải tóc cho Nhã rồi cười :
- Sợ gì? Màu trắng chẳng phải là màu áo của tuổi học sinh sao ? Nó luôn mang lại cho tao một cảm giác bình an và trong sáng
Nhã xua tay :
- Thôi đi mày ơi. Ngay cả đến việc cắt áo giấy cho người chết mà người ta còn chọn loại giấy có hoa văn hoặc màu mè nữa là người sống. Tao thật không thể nghĩ được cảm giác của tao sẽ ra sao, khi mở tủ quần áo ra chỉ thấy chúng chỉ có mỗi hai màu : đen và trắng.
- Đó là sở thích của tao mà . Cũng giống như mày . tao dị ứng với những màu sắc mà mày Ok vậy . Nhưng mà thôi, nhiều chuyện quá rồi. Mày chọn đại bộ đầm hồng này mà mặc đi , màu của nó trông cũng nhã lắm . Mặc nhanh để còn đi , kẻo trễ. Tao không muốn mình trở thành trung tâm của những dòm ngó vì đi trễ đâu.
Nhã lắc đầu rồi lấy một chiếc jupe dài mà cam sặc sỡ rồi nhìn Quỳnh:
- Chiếc áo này thích hơn, màu cam đang là mốt , nhưng được cái là nó kén da, nên mặc cũng ít sợ bị ” đụng hàng”.
- Thích thì mặc đi, nhanh lên.
- Được rồi. Chọn thì lâu chứ mặc chỉ một chút thôi mà . Bây giờ mày xuống nhà đợi tao khoảng năm phút rồi sẽ đi ngay.
Quỳnh le lười nhìn Nhã :
- Năm phút của mày…
Không đợi Quỳnh nói hết câu , Nhã đã đẩy vội Quỳnh ra phòng rồi ngắt ngang lời cô :
- Năm phút là năm phút, được chưa ? Xuống lấy xe ra giùm tao rồi đi kẻo trễ.
Nghe giọng chắc nịch của Nhã . Quỳnh gật nhanh rồi xuống nhà.
Đẩy được xe ra sân, cô mới hay trời đang chuyển mưa dữ dội . Ở một góc trời , những đám măy đen kịt đang kéo đến ùn ùn và gió đã bắt đầu vùng vẫy trên những tán lá rậm, để mang theo nó âm thanh đáng sợ của một cơn giông lờn. Sồt ruột vì lo, Quỳnh hỏi Nhã khi thấy cô xuất hiện ở cửa :
- Nè .. lẹ lên, mưa to rồi kìa . Nhanh để ướt hết bây giờ.
Giọng Nhã bình thản :
- Mưa thì che dù, lo gì.
Quỳnh bực mình gắt bạn :
- Điên quá. Mưa to mà che dù nỗi gì. Chậm như rùa thế này , thì không khéo sẽ ướt như chuột lột chứ chẳng chơi . Nhanh lên.
Lính quýnh mang đôi giày cao gót đến cho Quỳnh , Nhã nhăn nhó :
- Hối như giặc , suýt chút nữa trặc chân người ta.
Đợi Nhã ngồi lên yên , Quỳnh vừa mở công tắc xe , vừa càu nhàu :
- Người có nửa thước mà mang đôi giày đến một thước như vậy mà không bị trặc chân mới là lạ đó . Thôi, bây giờ ngồi yên , tao chạy nhanh nha , trời sắp mưa rồi , không chần chừ được đâu.
Vứa nói, Quỳnh vừa nhấn ga cho xe chạy lên , cô tranh thủ để tránh mưa nên cô chạy rất nhanh . Ngoài phố , tốc độ của các xe khác cũng tăng , vì ai cũng hối hả chạy về nhà . Ôm cứng lưng Quỳnh , Nhã la chói lọi :
- Mày điên hả , chạy gì dữ vậy ?
- Điên gì. Lo ngồi cho chắc , sắp tới rồi.
Thế là mặc cho Nhã phản ứng , Quỳnh vẫn giữ nguyên tốc độ . Khoảng cách từ nhà Nhã đến nhà Đoàn vì thế càng lúc càng rút ngắn. Khi chỉ còn một ngã tư nữa thì đến nơi , bất chợt cơn mưa ập đến nhanh hơn dự tính . Nhã ở đằng sau la chói lọi.
- Mưa rồi Quỳnh ơi ! Tìm chỗ núp đi.
Nhìn quanh quất không thấy có nơi trú tạm nên Quỳnh càng vọt ga nhanh.
- Nè ! Mưa ướt rồi , núp mưa đi.
Quỳnh vừa nuốt những giọt mưa trên mặt , vừa trả lời Nhã :
- Không có chỗ . Giờ chì có đi hoặc về thôi.
- Nhưng tao ướt hết rồi.
- Mày tưởng là tao khô chắc ? Nhà Đoàn ở trước mặt kìa, mình đến tặng quà cho ảnh rồi về cũng được.
Thấy tiến thoái lưỡng nan , Nhã đành phải chịu theo cách sắp xếp của Quỳnh . Vì thế , khi đến nhà Đoàn , cả hai cô đều ướt mèm từ đấu đến chân . Bước xuống xe , Nhã rên thầm khi nhìn thấy bộ dạng thảm hại của mình :
- Trời ơi ! Ướt sạch trơn rồi . Giống chuột lột như vậy thì có tiệc tùng gì nữa chứ ?
Quỳnh vừa run bần bật vì lạnh, vừa nhìn Nhã :
- Mình bấm chuông cho anh ấy ra nhận quà rồi về nhà . Tao cũng ướt quá , mình vào trong như vậy khó coi lắm.
Nhã gật đấu rồi đứng núp sát vào cổng, càu nhàu :
- Mưa gì mà dữ vậy không biết . Chờ năm phút nữa người ta đến nơi rồi hãy mưa, có tốt hơn không ? Bây giờ ngưới ngợm không giống ai như vậy thì đi cũng dở mà vào cũng dở.
Quỳnh đụng xe rồi chặc lưỡi :
- Tại mày chứ còn ai . Giá như lúc nãy, mày chọn áo nhanh lên một chút thì đâu đến nội khổ sở như thế này. Bây giớ diện cho đẹp và để tắm mưa, coi cũng ngộ lắm.
Nhã giẫm chân :
- Khi như vậy cỏn chưa đủ sao mà cứ vẫn nhăn hoài vậy. Biết thế này , cho vàng tao cũng chẳng thèm đi.
Quỳnh bật cười nhìn bạn :
- Muốn hay không muốn thì cũng đã đến rồi , ráng chịu đựng chút đi . Chờ tao đợi anh Đoàn ra rồi mình về cho xong.
- Gọi thì gọi nhanh lên . tao lạnh muốn chết rồi đây . Giờ này ở trong đó chắc người ta đang ấm cúng và vui vẻ lắm . Chả bù cho tao với mày, vừa lạnh , vừa bực mình kinh khủng.
Quỳnh cố an ủi bạn :
- Thôi , đừng ca cẩm nữa mày. Tặng quà xong , tao sẽ đưa mày về ngay.
Vừa nói, Quỳnh vừa định nhón tay bấm chuông thì từ phải trước mặt có tiếng đèn xe hơi và ánh đèn sáng quá chiếu thẳng vào mặt cô . Nhíu mày vì bực bội, Quỳnh đừng nhìn vào người đàn ông vừa mở dù khi bước xuống xe , miệng cằn nhằn :
- Chiếu đẻn thẳng vào mặt người ta , thật bất lịch sự.
Vì tiếng mưa rơi rất to nên người đàn ông không nghe thấy tiếng của Q. Và cứ thế, điềm đạm đến chỗ Quỳnh, giọng ông ta nhỏ nhẹ:
- Thưa cô, cô cũng đi dự sinh nhật Đoàn phải không?
Thấy cách ăn nói có vẻ học thức của người đàn ông, Quỳnh gật nhanh :
- Vâng. Ông có chuyện gì không?
- Tôi cũng đi dự tiệc như cô , nhưng xe của tôi bị “pan”. Tôi muốn bấm chuông gọi Đoàn ra để đưa em gái tôi vào trước . Còn tôi, đem xe vào gara xong thì sẽ đến sau.
Nghe người đàn ông nói vậy, Quỳnh đứng nép sang bên Nhã rồi gật:
- Mời ông cứ tự nhiên.
Lúc này, ở ngoài xe, một cô gái vừa cầm dù bưóc nhanh đến chỗ mọi người , vừa léo nhéo om sòm :
- Anh hai ! Anh gọi anh Đoàn chưa ? Mưa ướt em hết rồi nè.
Vừa nhấn chuông . người đàn ông vừa trả lời em mình :
- Chịu khó một chút đi . Anh ấy sẽ ra ngay bây giờ.
Lúc lắc cho những hạt mưa bắn trên dù rơi ra , giọng cô gái thật khó nghe :
- Mưa như vậy mà đích thân anh Đoàn không ra đón em thì em không vào đâu . Đi dự sinh nhật của anh ấy mệt chết đi được.
Nghe giọng chua ngoa của cô gái , lại vừa bị nước mưa trên dù của cô ta bắn cả vào người , Nhã không nhịn được nên vội nói :
- nè , cô ơi ! Cô làm ướt tôi rối đó.
Nghe tiếng Nhã , cô gái nhìn sang rồi bật kêu :
- Ha ! Là cô hả ? Cô đến đây để... tắm mưa hả ?
Nhận ra mặt cô gái là Cô Lan , Nhã bực bội ra mặt :
- Đúng là xui tận mạng mà , gặp khắc tinh , hèn gì mà không hên nổi.
Người đàn ông nhìn em gái rồi hỏi :
- Cô Lan ! Bộ em quen hai cô này hả ?
Cô Lan cười nửa miệng :
- Chẳng những quen , mà giữa tụi em còn có kỉ niệm nữa đấy.
Nhã nhìn Cô Lan , nghiến răng :
- Đồ sao chổi ! Xuất hiện ở đâu là ở đó thối không chịu được . Kỷ niệm với cô là sự kinh bỉ mà thôi.
Giọng người đàn ông ngạc nhiên :
- Gì vậy ! Chẳng lẽ giữa các người có sự xích mích à ?
Quỳnh cũng tức tối nên góp lời :
- Chính cô ấy đã làm cho chúng tôi mất việc làm. Ỷ giàu mà ăn hiếp người khác, coi chừng trời trả báo đó.
- Em gái tôi làm mất việc làm của hai cô ư?
Quỳnh gật đầu:
- Phải. Chúng tôi chỉ trao đổi một chút cho đỡ căng thẳng trong lúc làm việc nên đã bị cô ấy đuổi.
- Cô Lan? Nó lấy tư cách gì mà đuổi các cô?
Giọng Nhã chua chát:
- Thì là em gái giám đốc đó . Ỷ là em ông chủ rồi muốn sa thải ai thì sa thải , hành động đó thật là vô nhân đạo. Nói thật nghe, nếu không vì nể anh Đoàn đã giới thiệu chúng tôi thì chúng tôi cũng không thèm làm đâu. Ở chỗ đó vừa chật hẹp, bề bộn, công việc thì nhiều mà lương chẳng được bao nhiêu.
Người đàn ông nhìn Quỳnh và Nhã, ngạc nhiên:
- Các cô là do Đoàn giới thiệu đến sao? Chẳng lẽ các cô là ..
Quỳnh chưa kịp trả lời thì cổng bật mở, Đoàn mang theo mấy cây dù vội vã bước ra . Thấy Q, giọng Đoàn mừng rỡ :
- Quỳnh hả ? trời ơi ! Anh tưởng em không đến chứ ? Em ướt hết rồi , mà vào nhà đi em.
Thấy Đoàn có vẻ lo lắng cho Quỳnh , Nhã thở dài rên rỉ :
- Ở đây có bốn người, mà chì thấy có mình nhỏ Quỳnh, còn bao nhiêu chẳng lẽ vô hình hết sao ?
Nghe giọng trách của Nhã , Đoàn thấy hớ hênh của mình nên vội lên tiếng :
- Nhã hả ? Cho anh xin lỗi nghe , em cũng vào nhà đi.
Lúc này Cô Lan cũng lấn sang chỗ Đoàn , nắm lấy tay anh , nhõng nhẽo :
- Vậy còn em và anh Thạch , anh không mời em và ảnh vô sao ?
Quay sang thấy Thach, Đoàn bật cười :
- Là mày à ? Sao không vào đi , mà đứng đây cho ướt ?
Thạch bắt tay Đoàn rồi nói :
- Xe tao pan . Mày đưa nhỏ Cô Lan vào , tao đưa xe đến gara rồi sẽ quay lại ngay.
Đoàn lắc đầu :
- Không cần , cứ cho xe vào nhà . Lát nữa, tao gọi tài xế của tao đi cho , tiệc bắt đầu rồi , đừng chần chờ nữa.
Vừa nói với bạn , Đoàn cũng vừa kéo tay Quỳnh , hối thúc :
- Vào nhà đi em . Mưa lớn lắm , em ở ngoài này một chút nữa sẽ bị cảm lạnh cho xem.
Thấy Đoàn có vẻ quan tâm đến Quỳnh , Cô Lan nói dỗi :
- Con nhỏ nhà quê đó có gì mà anh lo cho nó dữ vậy . Chẳng lẽ em không quan trọng chút nào trong anh sao ?
Rút tay ra khỏi Cô Lan , Đoàn vừa che dù cho Quỳnh vừa giới thiệu :
- Xin lỗi, đây là Quỳnh , người yêu của anh . Còn đây là Nhã , bạn của cô ấy . Đối với anh , Quỳnh là nhân vật chính trong buổi tiệc tối nay.
Cô Lan giậm chân :
- Vậy còn em ?
- Thì em và Thạch là bạn thân , là em gái của anh, là khách mời của buổi tiệc.
Cô Lan nhăn mặt không chịu buông tay Đoàn :
- Em không thèm . Em muốn làm nhân vật chính của buổi tiệc này kìa.
Thấy Cô Lan ngúng ngẩy, Nhã không dằn được vội lên tiếng :
- Trơ trẽn cũng vừa thôi. Khách mà đòi ngồi chỗ của cô dâu tương lai thì coi sao được.
Cô Lan quay nguýt Nhã :
- Cái gì mà coi được với không coi được chứ ? Đỉa mà đòi đeo chân hạc , chính các người mói thật là khó coi đó.
Thạch thấy Cô Lan ăn nói quá quắt, vội chen vào :
- Cô Lan , để anh đưa em vào . Còn Đoàn , hãy đưa cô Quỳnh và cô Nhã vào đi , trời mưa to lắm rồi đấy.
Đoàn gật đầu , rồi níu tay Quỳnh :
- Đi vào em , cho cô Nhã vào với , hai người ướt cả rồi.
Tự ái vì những lời của Cô Lan, lại thấy tủi cho phận mình, Quỳnh đứng yên rồi lắc đầu:
- em không vào đâu. Anh đưa cô Cô Lan vào đi . Em và Nhã sẽ về ngay bây giờ.
Giọng Đoàn ngạc nhiên:
- Sao lại về? Chẳng phải em đến đây để dự tiệc sinh nhật của anh sao?
- Đúng là em đến đây để dự sinh nhật anh . Nhưng mà... tụi em bị mưa ưót hết rồi. Em nghĩ là trao quà cho anh rồi sẽ về ngay vì trong bộ dạng này , nếu để mọi người nhìn thấy , sẽ khó coi lắm
- Không được . Em không thể về được . Vì không có em , anh không còn thích tiệc tùng gì nữa hết . Em vào đi , anh sẽ lấy quần áo khác cho em thay.
- Như vậy chẳng tiện đâu anh à.
- Có gì mà không tiện . Em đến đây là anh mừng rồi , còn mọi chuyện khác anh không quan tâm.
Cô Lan nhìn Quỳnh nguýt dài :
- Muốn về thì cứ về , sao còn đứng đó cho người ta năn nỉ . Nghèo mà cũng bày đặt làm giá.
Thạch nghe Lan nói thế thì rầy em :
- Cô Lan ! Chuyện của anh Đoàn và cô Quỳnh không khiến em xen vào . Bây giờ em theo anh vô nhà để cho người ta được yên.
Cô Lan lắc đầu nhõng nhẽo :
- em không thèm . Em không cần anh . Em muốn anh Đoàn đưa em vô thôi . Anh Đoàn ! Cô ấy cần về thì cho người đưa cô ấy về đi, chứ để cô ấy vào dự tiệc , chắc chắn anh sẽ bị bác gái la cho mà xem . Em biết bác ở nhà quan trọng câu môn đăng hổ đối lắm , để cho cô ấy về , chính là anh giúp cô ấy đỡ phải quê mặt với mọi người đó.
Bực mình vì giọng khinh miệt của Cô Lan , Nhã lớn tiếng :
- Ê, con nhỏ kia ! Phách lối vừa thôi chứ . Bộ tưởng giàu là ngon lắm hả ? Anh Đoàn và con Quỳnh yêu nhau , cóc cần cái giàu của mấy người . Cái thứ có được nhúm tiền thì xem trời bắng vung coi chừng có ngày á.
Cô Lan cong môi :
- Có ngày làm sao, hở?
- Có ngày đi ăn mày chứ sao? trên đời này chuyện lên voi xuống chó mấy hồi. Giàu mà có đức thì còn tồn tại lâu , chứ cái thừ thất đức , miệng mồm như rắn hổ mang thì coi chừng...
Cô Lan cười nửa miệng :
- Xin lỗi nha, lo chi xa vậy . Của cải nhà người ta bộ dễ hết vậy sao ? Có lo là lo cho thân của mấy người kìa, nghèo mà bày đặt yêu, yêu ai không yêu lại đi yêu anh Đoàn . Tôi biết ,mấy người thấy ảnh giàu nên mới yêu chứ gì . Đừng có hòng ! Con nhỏ Quỳnh kia không có lòng tự trọng , bộ tưởng người ta không biết ,mấy người muốn bòn của sao? Tôi cho hay nha , nếu không biết thân mà rút lui cho sớm, sẽ có ngày mang nhục cho coi.
Sững sờ vì nhửng lời nói của Cô Lan , Quỳnh bật khóc rồi bỏ chạy ra ngoài. Đoàn hốt hoảng định chạy theo thì Quỳnh đã lớn tiếng nói lại :
- Anh đừng đi theo em , hãy để cho em về.
- Nhưng mà anh có nhiều việc muốn nói với em lằm.
Quỳnh lắc đầu rồi đưa tay vuốt dòng lệ dâng túa cùng nước mưa xuống má :
- Nếu anh đi theo em một bước , thì suốt đời này em sẽ chẳng bao giờ gặp lại anh đây.
Vừa nói xong, cô quay lưng vội vả bước đi trong màn mưa đêm dày đặc. Đoàn toan chạy theo thì Nhã đã cản lại :
- Anh đừng đi , Quỳnh nó nói là nó làm đó. Anh cứ ở lại lo tiệc đi , ngày mai rồi tìm gặp nó cũng chưa muộn.
Thạch cũng gật đầu đồng tình :
- Phải đó anh Đoàn . Anh đừng nên theo cô ấy giờ này . Cô ấy đang bị tổn thương vì những lời nói của Cô Lan . Anh hãy để cho cô ấy có thời gian để lắng dịu lại.
Nhã nhìn Đoàn cảm thông rồi đút vào tay anh gói quà và nói :
- Thôi , anh vô đi , để em chở nó về , muốn nói gì thì mai hẹn nó vậy . Em biết anh yêu nó thật.
Chương 3
- Mày khóc đủ chưa ? Sắp lụt phòng của tao rồi đó.
Quỳnh vừa lau nước mắt, vừa nghẹn ngào :
- Tao... đâu có muốn khóc , nước mắt tự rơi... cơ chứ.
- Tự nhiên mà rơi à ? Ở đâu mà có nước mắt sẵn vậy ?
- Tao cũng chẳng biết nữa . Nhưng mà cứ mỗi lần nghỉ lại những điều con nhỏ đó nói , tao thấy thật tủi thân.
Bỏ một cục đá nhỏ vào miệng , Nhã vừa nằm , vừa nói tỉnh bơ :
- Ôi xời ! Gì mà tủi thân chứ . Nó là bọn nhà giàu , mà con gái nhà giàu lại là chúa đanh đá , hơi đâu mà để ý đến lời của tụi nó chứ.
Quỳnh nhìn Nhã trầm ngâm :
- Nhưng mà những điều nó nói là sự xúc phạm...
- Có gì đâu . Mày là tình địch của nó mà . Nếu có thể , nó còn dám " thịt " mày nữa chứ chẳng chơi.
- Nhưng tao và anh Đoàn yêu nhau trước mà.
- Thì bởi , biết mình không còn cơ hội chen chân nên con nhỏ đó càng ghen tức lồng lộn lên . Nó tận dụng tất cả những lời nói miệt thị để mong cho tự ái trong mày bùng lên . Lúc đó , hễ mày kéo cờ trằng đầu hàng thì nghiễm nhiên nó trở thành kẻ thắng cuộc , biết chưa ?
Quỳnh vuốt lại mái tóc vẫn còn đẫm nước mưa của mình , giọng trầm ngâm :
- Cũng có thể điều đó sẽ xảy ra Nhã à . Tao không muồn vì tao mà anh Đoàn phải khổ . Mới chỉ gặp có người ngoài thôi , mà tao đã không chịu nổi sự phân biệt cay đắng đó rồi . Mai này , nếu gặp phải ba mẹ ảnh thì chỉ cần họ nhìn thôi là tao cũng đã thấy thua rồi.
Nhã nghe Quỳnh nói thế , sững sờ :
- Mày không đùa chứ Quỳnh ? Làm như vậy , có khác gì hai tay dâng anh Đoàn cho con quỷ cái đó.
Giọng Quỳnh buồn thiu :
- Tao nghĩ hai đứa tao có duyên mà không phận mày à . Tao biết tao không thể vượt ra được sự phân biệt giàu nghèo trong quan hệ của hai đứa tao . Ngày nào còn cố níu kéo thì ngày ấy tao khổ mà anh Đoàn cũng khổ.
- Vậy là mày chịu rút lui hả?
Quỳnh cúi đầu, mân mê vạt áo của mình trong lòng bàn tay :
- Không muốn cũng phải muốn mày ơi.
Nhã xua tay giọng nóng nảy :
- Mệt mày quá! Chưa ra trận mà đã chịu thua rồi , đồ hèn.
Quỳnh lắc đầu:
- Tao không hèn, nhưng tao không muốn sự cố chấp của mình gây nên sự đau khổ.
- Biết vậy , sao hồi đó yêu ai không yêu lại đi yêu ông Đoàn?
Nhớ lại kỉ niệm mới quen Đoàn , Quỳnh cười buồn:
- Lúc tao yêu ảnh, ảnh cũng giản dị và bình dân lắm. Ai mà biết được ảnh là con của tỷ phú chứ.
- Thì bây giờ ảnh cũng vậy mà . Giản dị và rất dễ gần là đặc điểm dễ thương của ảnh. Thú thật nha, hồi đó nếu không vì nể mày đã "chấm" ông Đoàn rồi thì tao đã không dễ gì mà buông tha ổng đâu. Cuộc sống đôi khi phải biết chụp giựt một chút mới được.
Quỳnh nhìn bạn khẽ khàng :
- Phải chi hồi ấy mày theo đuổi ý định đó giùm tao , thì bây giờ tao dễxử rồi.
Nhã xua tay:
- Bậy mày. Ruộng ai thì nấy đắp bờ chứ. Tao theo cua ông Đoàn , còn ông Phan của tao thì bỏ cho ai ?
Đang buồn héo hắt, nghe Nhã nói vậy, Quỳnh cũng bật cười :
- Biết vậy thì tốt, chứ lắm mối coi chừng tối nằm không đó nghe. Thôi, tao về, tạnh mưa rồi . Giờ này chắc mẹ tao đang trông.
- Để tao gọi điện báo cho mẹ mày biết là mày ở đây ngủ với tao sáng về, chứ bây giờ khuya rồi, về nhà một mình không tiện đâu.
Quỳnh lắc đầu:
- không được đâu . Mẹ tao không được khỏe, để bà ở nhà một mình, tao không yên tâm.
- không khỏe à? Mẹ mày bệnh gì?
- Tim tái phát. Chỉ tại mấy lúc gần đây, tiền bạc eo hẹp nên mẹ tao lo lắng nhiều quá.
Nhã nhìn Quỳnh lo âu:
- Quỳnh nè! Tao nói mày biết chuyện này nghe. Dạo này, mẹ tao nghe người ta bảo rằng mẹ mày hay lui tới chỗ bà Cát Tường lắm.
- Bà Cát Tường à? Nhưng bà ta là ai?
- Là một mụ chuyên môn cho vay nặng lãi, miệng của mụ ta thì dẻo như mật , ngọt như đường, nhưng con tim thì là tim của chó sói.
- Cho vay nặng lãi à? Nhưng mẹ tao gặp mụ ấy làm gì?
- Cái đó thì phải hỏi mẹ mày mới biết được. Nhưng nói thật nghe, dính dáng tới con mụ đó thì không có gì tốt đẹp hết trơn.
Quỳnh đi tới đi lui trong phòng , vẻ lo lắng :
- Mấy lúc gần đây, mẹ tao hay than thở về chuyện tiền bạc túng thiếu . Nhưng tao nghĩ cũng đâu đến nỗi phải đi vay mượn người ta, trong khi số tiền vay trước đây vẫn chưa trả xong.
- Hay là khi nào vì những chủ nợ trước thúc bách quá , mà mẹ mày buộc lòng phải vay thêm tiến bên ngoài để trả ?
Quỳnh lắc đầu :
- Không đến nỗi nào đâu . Vì tiền nợ đều có phát xuất từ những người thân quen và được hẽn trả theo hạn định . Vả lại, nếu có chuyện gì đột xuất thì mẹ tao phải nói với tao chứ.
- Cái đó thì tao không biết . Nhưng nếu như mẹ mày có điều gì đó không tiện nói ra thì mẹ mày vẫn có thể chọn lựa sự bí mật hoàn toàn chứ.
Quỳnh mím môi bứt rứt :
- Mày làm tao lo quá . tao phải về ngay bây giờ đây.
Nhã ngăn bạn lại :
- Ở lại đây với tao đi , khuya lắm rồi.
- Khuya tao cũng phải về gặp mẹ tao. Tao nhất định phải hỏi cho ra lẽ.
- Hỏi gì? Chuyện đâu còn có đó chứ . Mày làm om xòm , bộ muốn giết chết mẹ mày à? tao biết mẹ con mày khổ lắm , nhưng gì thì gì cũng phải lựa lời an ủi bảo ban nhau , đừng làm lớn chuyện không tốt cho sức khỏe của mẹ mày.
Quỳnh nhìn Nhã ứa nước mắt :
- Mày làm như tao không thương mẹ tao vậy, nhưng vì tao quá nóng lòng đó thôi . Dây vào bọn cho vay nặng lãi , chính là tự cầm dây thắt cổ mình mà không biết.
- Tao cũng đống ý với mày. Nhưng chuyện nợ nần , nếu không cùng quẫn thì người ta vay làm gì chứ. Từ từ tìm hiểu xem mẹ mày đã vay tiền bọn nó chưa, rồi còn tìm cách để gỡ.
Quỳnh ngồi phịch xuống giường, nói như khóc :
- Mày nói tao làm sao mà gỡ đây ? Tao mất việc làm rồi.
Xót xa cho cảnh ngộ của bạn, Nhã choàng vai Quỳnh , an ủi :
- Chuyện gì cũng có cách giải quyết cả Quỳnh à . Mày hãy bình tỉnh lại đi, vì chưa chắc mẹ mày gặp bà Cát Tường để mượn nợ đâu mà.
Quỳnh chặc lưỡi :
- Tìm đến bọn cho vay , nếu không mượn nợ thì còn tìm đến làm gì chứ . Phen này, nhất định tao gặp khổ rồi Nhã à.
- Thôi, đừng buốn. Mai này, tao sẽ nhờ người đi xin việc khác . Thành phố thời mở cửa mà , thiếu gì việc đang cần người.
- Nếu thật có việc đang cần người như vậy thì mình đâu bị đuổi.
Nghe Quỳnh nói vậy , Nhã nổi xung thiên :
- Thì chỉ vì con quỷ cái đó thôi . Nếu nó đừng trù dập thì mình đâu đến nỗi . Trứng chọi đá , chịu sao thấu , đúng hôn. Nhưng mà hông sao đâu , trời không triệt đường sống của người ngay đâu. Mình cố chịu đựng một chút thì nhất định sẽ có cơ hội mà.
Quỳnh nhìn ra ngoài cửa sổ rồi nói bằng giọng buồn tênh :
- Cơ hội tốt thì không , nhưng cơ hội xấu thì tao có rồi. Nhiều lúc tao nghĩ không biết tao sinh vào mạng con gì mà khổ vậy không biết nữa.
- Mày tuổi dần, khổ là phải. Đàn bà con gái tuổi dần , ba chìm bảy nổi, chín long đong, cơ cực đến cả đời đó mày ạ.
Quỳnh nhìn Nhã rồi phì cười:
- Mày học làm thấy tướng hồi nào vậy?
- Không phải. Tại tao nghe người ta nói, đàn bà con gái tuổi dần cao số lắm, nhất định phải lận đận về đường chồng con.
- Lận đận đường chồng con à?
- Ừ. Nhưng được cái là đào hoa lắm. Sướng nhé.
- Đồ điên! Đào hoa mà sướng gì. Khổ thì có, lắm mối tối nằm không.
- Nằm không hay nằm có gì thì tao không biết, nhưng có nhiều người yêu mình vẫn thích hơn là ma ế . Đúng hôn?
Quỳnh không trả lời bạn mà chỉ lặng yên ngẫm nghĩ về mình . Lận đận về đường chồng con ư? Có phải khi cô sinh ra , số phận của cô đã buộc cô phải thế. Đào hoa thì chưa thấy nhưng khổ vì đường tình thì cô đã và đang phải trải qua.
- Quỳnh nè! Vậy bây giờ máy tính sao?
Bỏ quên những suy tư, Quỳnh ngẩn người nhìn Nhã:
- Tính cái gì?
- thì chuyện mày với Đoành, và cả với mẹ mày nữa?
- Chẳng phải mày đã bảo chuyện gì đến sẽ đến sao?
- Còn chuyện đi làm nữa , nếu như tao không tìm được việc làm cho mày , chắc tao ân hận lắm. Vì tao mà mày phải chịu liên lụy...
Nghe Nhã nói vậy . Quỳnh đứng lên rồi xua tay:
- Mày điên quá . Bạn bè mà tính toán chi vậy. Nơi đó hai đứa cùng đến làm, giờ mày nghỉ thì tao đi làm chi nữa chứ? Mình là hai đứa bạn thân, sướng cùng sướng, khổ cùng khổ mà. Thôi, tao về đây, khuya rồi, có gì mai gặp lại thì tha hồ mà nói ha.
Nhã đưa cho Quỳnh gói áo đầm ướt sũng nước mưa mà Quỳnh vừa thay ra, rồi dúi vào trong túi áo cô một gói nhỏ âm ấm. Quỳnh nhìn Nhã ngạc nhiên:
- Gì vậy?
- Hột me tây rang, còn nóng vừa thổi vừa ăn, bỏ túi đi về nhà , cho có cái để nhai trước khi ngủ. Ha.
Quỳnh khẽ cười trước sự hồn nhiên của bạn , cầm lấy áo xuống nhà . Lúc này , nhà của Nhã đã yên lặng , chỉ còn tiếng động đều đều của chiếc đồng hồ quả lắc cổ xưa vang lên ở phía dưới phòng khách mà thơi. Lách qua cửa , Quỳnh nhìn Nhã :
- Tao về nhà.
- hay mày lấy xe tao , để xe đạp lại mà về cho nhanh , mày à.
Quỳnh lắc đầu :
- Tao thích đi xe tao hơn. Với lại, trăng sáng lắm, đi xe đạp thong thả và thú vị hơn nhiều.
- Khuya rồi, lo chạy nhanh mà về , ở đó còn thư thả ngắm trăng , ngâm thơ , coi chừng ma nhát cho bây giớ.
Quỳnh cười khúc khích :
- Yên tâm đi. Tao không nhát ma thì thôi chứ làm gì có ma nào dám nhát tao . Thôi, mày vào ngủ đi , để tao ra xong rồi bóp ống khóa lại luôn cho.
Nhã gật rồi vừa ngáp dài, vừa khóa cửa lại :
- Ngủ ngon nha , nhỏ.
Vừa " ừ " nho nhỏ trong miệng , Quỳnh vừa dẫn xe đạp ra ngoài. Sau khi bốp lại khoá cổng cho Nhã , Quỳnh đạp xe một mình quay trở về nhà. Đường phố về khuya yên tĩnh đền lạ lùng. Sau cơn mưa to hồi đầu hôm, Quỳnh không còn nghe thấy mùi bụi khói khai nồng trong gió nửa , mà thay vào đó là mùi của hơi nước , mùi của những giọt sương long lanh đọng trên những tàn lá cây tọ Thỉnh thoáng, đi ngược lại cô , họ cùng song hành với cô với dáng điệu gấp gáp , tất tả của những người công nhân vừa tan ca hoặc đang đi làm thêm cạ Nhìn họ và nghe tiếng xe đạp khua lanh canh bên tai , bất chợt Quỳnh thấy cuộc sống sao mà bình yên quá. Bên những con người nhỏ bé và bên cả những lo toan vất vả đời thường, cuộc sống vẫn cứ êm ả trôi, ngày ngày , tháng tháng...
Nhắm mắt , hít một hơi dài mùi hương hoa dạ lý từ đâu bay đến , tự dưng Quỳnh mơ mình được biến thành một ngôi sao , nhỏ thôi và ở đâu đó bình yên trên bầu trời , để cho con tim cô ,cuộc đời cô thoát khỏi những buộc ràng , vướng víu từ cuộc đời này , một cuộc đời mà cô luôn chẳng bao giờ tìm được nguồn vui.
Đi một vòng quanh nhà , Thạch mới tìm thấy Đoàn đang đứng lặng lẽ một mình với chai rượu đang uống dở trong tay . Biết Đoàn đang có tâm sự, Thạch đến bên anh , an ủi :
- Nè ! sao trốn ra đây uống rượu một mình vậy ? Ngày sinh nhật mà không thấy vui à ?
Nhìn thấy Thạch ra , Đoàn cười ngượng :
- Theo mày , trong hoàn cảnh này , tao nên vui sao ?
Thạch gật đầu bối rối :
- Tao không ngờ Cát Lan lại gây ra chuyện như vậy , cho tao xin lỗi nha.
Giọng Đoàn buồn buồn :
- Cát Lan chỉ là chuyện nhỏ . Cái chính là giữa tao và Quỳnh có một hố sâu ngăn cách wá lớn.
Thạch nhìn Đoàn ngạc nhiên :
- ngăn cách à? Chẳng phải cô ấy và mày yêu nhau lắm sao ?
Đoàn gật đầu rối kéo tay bạn ra vườn , nơi có bộ ghế đá kê phía dưới gốc của một cây sứ trắng, rồi tâm sự bằng một giọng buồn tênh:
- Ừ, Tụi tao yêu nhau lắm . Hồi mày đi du học ở Mỹ thì cũng là lúc tao quen và yêu Quỳnh . Mẹ cô ấy có một cửa hàng bán đồ vàng mã , ba cô ấy thì bệnh hoạn rồi mất sớm . Lúc chạy chữa và chôn cất ông ấy , gia đình Quỳnh đã hao tốn tiền bạc rất nhiều . Chính vì vậy, hoàn cảnh gia đình cô ấy bây giờ vô cùng khó khăn.
- Khó khăn rồi thì sao? Chẳng lẽ mày yêu cô ấy , mà lại đi so đo về vấn đề kinh tế của người ta?
Đoàn uống một ngụm rượu rồi trả lời Tần:
- Không phải là tao đâu Thạch à . Mà là mẹ của tao kìa. Mẹ tao luôn luôn đả kích cô ấy , dù chưa một lần gặp mặt.
- Chưa gặp mà sao đả kích được?
- Thì mẹ tao nghe người ta nói về gia đình của nhà cô ấy . Mày biết rồi đó, mẹ tao lại là một người nặng phần môn đăng hộ đối , bà ấy nhất định không chịu gặp mặt Quỳnh.
- Vẫn còn ba mày?
- Ba tao thì dễ dãi hơn, nhưng lại rất nể nang mẹ tao . Tao biết ba tao không thể giúp tao, nếu như mẹ tao triệt để cấm cản.
- Triệt để cấm cản hả? gì ghê vậy?
- Ừ. Mẹ tao không muốn gặp mặt Quỳnh nên cấm cản tao . Bà ấy không muốn tao và Quỳnh tiếp tục yêu nhau , nên cứ liên tục giục tao lấy vợ.
- Lấy vợ à? nhưng mày lấy ai mới được?
- Thì Cát Lan chớ còn ai? Bà ấy liên tục buộc tao phải lấy Cát Lan, vì trong mắt bà ấy chỉ có Cát Lan mới có thể xứng được với tao.
Thạch che miệng cười :
- Cát Lan à? Mẹ mày điên rồi chắc? Con nhỏ đó dữ như vậy , nhất định nó sẽ nhai sống mày, nếu mày cưới nó.
Đoàn cười buồn :
- Nhưng mẹ tao lại muốn thế
- Hèn gì thái độ của nó trân tráo quá . Vậy còn mày thì sao
- Tao hả? bên tình bên hiếu , tao cũng chẳng biết phải giải quyết cách nào cho đúng nữa.
Thạch giũ mớ lá cây đang sũng nước trước mặt rồi nói với Đoàn :
- Mày nói như vậy là sao? Có vẻ lừng khừng như vậy , hay là mày chưa thật lòng yêu Quỳnh?
- Sao mày lại hỏi tao như thế?
- Tao hỏi để mày xác định lại lòng mày . Vì nếu Quỳnh là Juliette thì liệu rằng mày có dám làm Roméo?
- Chẳng lẽ mày ví chuyện của tao và Quỳnh cũng giống như chuyện tình của họ?
- Còn không à! Chuyện của mày và Quỳnh tuy chưa có vẻ bi đát hơn họ, nhưng nếu không tự mình tìm cách giải quyết cho thỏa đáng thì hậu quả cũng chẳng sáng sủa gì đâu.
Uống một hớp rượu trong miệng, Đoàn ngước mắt nhìn lên bầu trời, nơi có thật nhiều những vì sao, rồi nói với bạn trong một cảm giác nhập nhàng:
- Tao hiểu nhưng điều mày vừa nói, vì thật sự những điều ấy tao cũng đã từng có lúc nghĩ quá, và tuy tao không biết được anh chàng Roméo kia yêu Juliette có bằng tao không, nhưng tao cảm nhận được rằng tao sẵn lòng chết để bảo vệ Quỳnh, bởi vì trong lòng tao , cô ấy là tất cả.
Thạch nghe Đoàn nói thế thì gật đầu:
- Vậy là được rồi. Tình yêu chỉ cần có thế, vì đó cũng là điều kiện cần và đủ để dẫn đến hạnh phúc sau này của hai người.
Đốt một điếu thuốc cho mình . Đoàn rít một hơi dài rồi nhìn Thạch:
- Đó chỉ là lý thuyết thôi Thạch à. Vì tao cũng chẳng biết là phải bắt đằu từ đâu.
- Thì công khai tỏ thái độ với ba mẹ mày, buộc họ phải chấp nhận Quỳnh.
- Mày tường tao là ai mà dám ép buộc ba mẹ tao? Vả lại, mẹ tao nổi tiếng là người đàn bà thép mà
- Thép nấu riết cũng chảy vậy, chỉ cần tốn một chút công phu thôi.
Đoàn xua tay:
- Vô ích Thạch à . Má tao đã từng tuyên bố giữa bà và Quỳnh phải chọn một trong hai.
Thạch cau mày thắc mắc:
- Gì mà triệt để dữ vậy. Hay Quỳnh đã làm điều gì khiến cho mẹ mày có thành kiến?
- Chỉ có nghèo thôi Thạch à. Cô ấy chỉ có một tội nghèo. Còn lại thì mầy thấy rồi đó, vừa đẹp người vừa ngoan nết và cũng vừa rất hiếu thảo , đảm đang.
- Nếu đặt lên bàn cân thì tiêu chuần đó cũng đã nặng ký lắm rồi . Còn giàu hay nghèo đâu thành vấn đề.
Đoàn rít một hơi thuồc rồi thở dài :
- Sao lại không ? Tiêu chuẩn số một của mẹ tao là con nhà giàu , chỉ cần là tiểu thư thôi thì cũng gọi là đủ rồi.
- Tiểu thư cỡ như Cát Lan nhà tao vậy hả ?
- Ừ . Giá như Cát Lan là Quỷnh thì có lẽ mọi chuyện đơn giản hơn nhiều.
- Ở đời này đâu có chuyện trùng hợp vậy chứ.
- Vậy mới khổ cho tao , cho Quỳnh.
Thạch suy nghĩ một lát rồi nói nhanh :
- Hay mình làm chuyện “ tiền trảm hộ tấu “ . Sau này khi mọi việc đã xếp đặt xong xuôi thì hãy nói với mẹ mày.
Đoàn xua tay :
- Không được đâu . Tao không muốn làm tổn hại đến thanh danh của Quỳnh. Chuyện “ gạo nấu thành cơm” chẳng phải là một chuyện hay đâu.
Thạch lắc đầu :
- Không phải . Mày điên quá ! Ai mà dám xúi mày làm cái chuyện tồi tệ như vậy đâu chứ . Việc tao muốn nói là mày có thể chuyền về Đà Lạt làm việc, rồi sau đó hẳng tính.
Nghe Thạch nói đến đây , Đoàn nhăn nhó :
- Chuyển về Đà Lạt? Bộ mày định chuyển cho tao nghề trồng rau à?
Thạch xua tay :
- Mày quen mày là kiến trúc sư sao? Đà Lạt lại là một thành phố du lịch , nên họ đang rất cần những công trình kiến trúc đẹp và lạ mắt . Tao biết mày có tài , vả lại kinh doanh không phải là ý nguyện của mày , nên tao nghĩ mày nên về trên ấy để lo chuyện tương lai . Khi nào có chỗ làm việc và kinh tế ổn định , thì dù mẹ mày có đồng ý hay không đi nữa , mày cũng vẫn có quyền cưới Quỳnh một cách đàng hoàng và hợp phát. Vài ba năm sau , về thăm và mang cho một thằng cháu kháu khỉnh để nó gọi bà nội là ổn hết.
- Đó cũng là một cách tiền trảm hậu tấu vậy.
- Nhưng cách này an toàn và hợp pháp . Mày được xã hội đồng tình mà.
Đoàn cười nhẹ :
- Tao chỉ sợ chừng đó mẹ tao theo tao lên Đà Lạt luôn , rồi tặng thêm cho tao một cái ..búa tạ nữa là tiêu.
- Mày lo chi xa vậy . Mình lớn rồi , mình có quyền tạo dựng hạnh phúc cho mình chứ . Vả lại , bây giờ là thời đại gì rồi , chuyện cha mẹ đặt đâu con ngồi đó , coi bộ lạc hậu quá.
Đoàn lặng yên để suy nghĩ lời của Thạch một lúc rồi hỏi :
- Nhưng tao chưa từng nghĩ sẽ làm xa như vậy . Với lại , ở Đà Lạt tao đâu có quen ai?
- Chuyện đó tao sẽ lo cho mày . Bạn tao lả kỹ sư trưởng của một công trình , ông ấy cũng đang rất cần người . Tao giới thiệu mày cho ổng thì không lo thất nghiệp đâu.
- Nhưng còn chỗ ở ? Tao ở khách sạn hoài chịu sao thấu.
Thạch cười ngặt :
- Điên wá . Đi làm mà ở khách sạn sao được . Nếu mày không chê , tao sẽ dẫn mày đến ở chỗ dì tao . Dì tao không có con , mà nhà lại rộng . có mày nhất định dì tao sẽ rất thích.
Đoàn nhìn Thạch vẻ phấn chấn :
- Được đó , kế hoạch tốt . Nhưng chừng nào thì bắt đầu được ?
- Cái đó tùy ở mày . mày sắp xếp sao cho thuận tiện là được , nhất là phải bàn kỹ với Quỳnh , xem cô ấy có chấp nhận không ?
- Quỳnh nhất định sẽ bằng lòng , vì cô ấy và tao rất ý hợp tâm đầu
- Mày tin thế à ?
- Ừ . Tao tin.
- Vậy thì tốt . Mai , tao chờ ý kiến của mày rồi sẽ nhắn bạn tao ở Đà Lạt.
- Được rồi, mày nhớ giúp tao. Sau này tụi tao thảnh vợ chồng, cái đầu heo ông mai nhất định phải dành cho mày. Chịu hôn?
Thạch choàng vai bạn cười hiền :
- Đám cưới tụi mày, rượu bia thì tao uống, chứ đầu heo thì tao thua.
- Sao vậy , chê hả?
- Không phải chê, nhưng đầu heo toàn xương và da không hà , ngán lắm.
Đoàn cũng cười, nụ cười thoải mái nhất khi những âu lo được tạm thời giải toa? một chút, sau những toan tính mang đến một lối thoát, dù chỉ là một lối thoát mang tính cấp thời.
- Chỉ cần tụi tao được hạnh phúc , thì tụi tao sẽ nhớ ơn mày đến suốt đời.
Thạch xua tay :
- Gì mà đao to búa lớn dữ vậy . Tao chỉ cần thằng nhóc đầu tiên của mày, phải ưu tiên cho tao đặt tên là đủ.
Đoàn gật đầu:
- OK. Tao duyệt. Nhưng mày phải hứa với tao là chỉ đặt những cái tên đẹp cho con tao thôi đấy nhé.
- Ừ. Tao nhớ mà.
Vừa nói, Thạch vừa đưa tay đón lấy chai rượu từ tay Đoàn rồi uống lấy một hớp
- Đoàn nè ! Có thật là Quỳnh tuyệt lắm không?
Đoàn nhìn Thạch ngạc nhiên :
- Sao , mày không tin khả năng chọn lựa của tao ư?
- Không phải, tao hỏi thế chỉ muốn được chắc chắn thôi.
- Chắc chắn chuyện gì?
- Chỉ một câu hỏi.
- Thì hỏi đi.
Thạch cười cười :
- Nhưng không được chọc quê tao đấy nhé
- Ừ . Tao hứa . Mày hỏi đi.
Thạch kề tai Đoàn hỏi nhỏ :
- Câu hỏi của tao đơn giản lắm . Mày chỉ cho tao biết rằng Quỳnh có chị hay em gái gì không?
Đoàn tròn mắt:
- Chi vậy?
Thạch gãi đầu:
- Tại thấy mày ca tụng Quỳnh quá , tao đâm ngưỡng mộ , nên tao …muốn làm anh em ..cột chèo với mày vậy mà.
Đoàn bật cười :
- À ra vậy ! Hóa ra anh bạn này cũng muốn cưới vợ đây . Nhưng tao cũng báo cho mày hay một tin buồn là Quỳnh của tao , ngoài cô bạn tên Nhã ra thi chẳng còn chị hay em gái gì cả . Cô ấy là con một mà.
- Không có em hay chị gái gì sao ?
- Ừ . Chỉ có một cô bạn , nhưng cô ấy cũng đã có người yêu mất rồi.
Giọng Thạch tiu nghỉu :
- Tao không ngờ tao lại vô duyên đến thế.
Đoàn nheo mắt nhìn Thạch , dưới ánh đèn hắt từ nha ra , gương mặt của Thạch sáng trưng và đôn hậu.
- Gì mà tự ti dữ vậy . Mày trông cũng bảnh bao lắm mà , chẳng lẽ không tìm ra được một người ưng ý hay sao ?
- Người thì có , nhưng mà ưng ý thì chưa , vì những người con gái đến với tao không ai được như Quỳnh . Nói thật nha . Lúc nãy vừa mới gặp cô ấy , tao bị sốc đó mày ạ.
- Sốc cái gì , người yêu của bạn đấy
Thạch cười giòn :
- Vì biết cô ấy là người yêu của mày nên tao thôi , chứ của thằng khác …thì nhất định tao không chịu thua đâu.
Đoàn dứ dứ nắm đấm vào mặt bạn rồi dọa :
- Mày mà léng phéng đền Quỳnh phải bước qua xác chết của tao đấy nhé.
Thạch chấp tay nhìn Đoàn :
- Dạ , tao biết rồi . Tao không dám chơi đại đâu
- Nhưng cũng không được ăn hiếp Quỳnh
- Tao có ăn hiếp cô ấy bao giờ ?
- Chẳng phải lúc nãy , con nhỏ em gái chằn tinh của mày đã nói là đuổi việc Nhã và Quỳnh rồi đó sao ? Tao đã gửi hai cô ấy cho mày , sao mày lại để xảy ra sự việc đó ? Mày có biết gia đình của Quỳnh đang rất cần tiền không?
Thạch chặc lưỡi:
- cái đó không phải lỗi ở tao, vì tao bận quá nên sơ xuất. Vả lại, Cát Lan làm việc ấy hồi nào tao đâu có hay.
- Vậy bây giờ mày tính sao?
- Mai tao còn phải ra Hà Nội dự một cuộc họp hội thoa? nữa . Mốt tao về , tao sẽ gửi giấy mời hai cô ấy đến làm việc lại, chịu chưa?
- Thật không?
- Láo chết !
- Thôi . Không phải thề . Mày nói vậy là tao yên tâm rồi, để lát nữa tao báo cho Quỳnh để cô ấy vui.
Thạch nhìn đồng hồ rồi nhìn Đoàn: - Lát nữa à ? Mày đừng nói với tao là mày bỏ tiệc để đến nhà Quỳnh nha.
Đoàn hít một hơi thuốc rồi cười buồn :
- Tại sao không ? Mày thấy đó , sinh nhật tao mà đâu có ai cần tao. Không có người cần thì mình ở lại cũng thừa. Vả lại , tao cũng muốn đến để an ủi Quỳnh , vì lúc nãy những lời nói của Cát Lan nhất định làm cho cô ấy đau lòng lắm
- Đoàn à ! Cho tao xin lỗi.
Đoàn xua tay :
- Gì chứ ! mày đâu có lỗi gì mà xin. Điều đó chắc cũng là một sắp đặt khác của số phận mà thôi.
Thấy Đoàn có vẻ không vui, Thạch liền lảng sang chuyện khác :
- À ! Lúc nãy tao thấy Quỳnh có tặng quà cho mày . Mày có thể cho tao chiêm ngưỡng với, được không?
- Gì mà phải xin phép dữ vậy, chuyện đó đâu có gì phải giấu giếm . Chờ chút nghe , để tao vào lấy.
Vừa nói Đoàn vừa đừng lên rồi chạy vào nhà . Một lát sau , anh khệ nệ mang món quà Quỳnh tặng ra để lên bàn :
- Khui đi Đoàn . Tao hồi hộp quá.
Đoàn nghe Thạch hối thì bật cười :
- Xem mày còn nôn hơn tao nữa đó
- Tại tao tò mò mà . Mở đi.
Đoàn gật đầu rồi nhẹ nhàng mở lấy gói wà . Khi nắp hộp mở ra , Thạch trầm trồ khi nhìn thấy trong hộp là một đôi giày rất đẹp.
- Trời ! Mốt mới nhất nha mày. Quỳnh thật là sắc sảo đó nhe.
Giọng Đoàn thoáng vẻ tự hào:
- Người yêu của tao mà. Trong trái đất này chỉ có một và duy nhất.
- Thôi đi . Không khiêm tốn chút nào. Nhưng mà nè , giày đẹp thì đẹp thật, nhưng tao nghe nói yêu nhau tặng giày là không nên.
- Không nên? Sao vậy?
- Thì giày để đi mà . Tình yêu mà đi thì …
Đoàn nhìn Thạch bật cười:
- trời đất ! Làm khoa học gì mà mê tín dữ vậy cha . Giày không để đi thì để làm gì? Còn tình yêu của tao và Quỳnh thì không bao giờ thay đổi , trừ phi…
- Trừ phi cái gì?
- Trừ phi tao chết . Vì chỉ có cái chết mới có thể chia cắt tao với Quỳnh mà thôi.
Thạch bụm miệng Đoàn rồi gắt nhẹ :
- Đồ điên! Lớn rồi mà ăn nói tầm bậy . Bộ chuyện chết sống dành cho mày nói chơi sao?
Đoàn cười ngất :
- gì vậy , sợ hả ? Nói vậy chứ tao không dễ chết vậy đâu . Thầy bói nói tao thọ ít nhất là một trăm lẻ năm tuối đó . Chừng ấy , đi đến đâu chắc phải nhờ mày cõng quá.
- Chân của mày, mày tự đi . Mầy một trăm lẻ năm tuổi thì tao cũng vậy, chừng đó thân tao đi một mình không biết có nổi chưa , ở đó mà cõng mày. Nhưng từ này, nhất định mày phải hứa với tao là không được nói đến chuyện chết chóc nữa , nghe chưa ? Không hiểu sao từ ngày mẹ tao chết đi cho đến bây giờ , tao vẫn không thể nào bình tâm được khi nghe hai từ đó.
Đoàn vỗ vai bạn, ôn tồn:
- Tao đùa vậy mà . Thôi, bỏ qua đi . mày đừng buồn nữa ha . Bây giờ mày vào nhà, tiếp tục dự tiệc . Tao đưa mày chìa khóa xe tao , lát nữa tan tiệc mày về . Được hôn?
- Mày để tao vào trong ấy một mình chán lắm.
- Chán cũng phải vào, vì nhiệm vụ của mày là đánh lạc hướng mẹ tao . Tao không cần biết mày làm cách nào , nhưng tao muốn mày phải làm cho mẹ tao tin sự vắng mặt của tao là hợp lý.
Thạch gãi đầu nhăn nhó :
- Trời ơi! tao lo vụ này không nổi đâu . Tao đóng kịch dở ẹc hà.
Đoàn chặc lưỡi:
- Ban đầu chưa quen, nói riết rồi cũng quen thôi . Cái chính là phải có nghĩa khí.
- Nhưng mà …
Ngắt ngang lời Thạch, Đoàn đứng dậy giao cho Thạch hộp giày và chai rượu rồi nói :
- Rượu thì mày uống giùm, nhưng giày thì chỉ được cất giùm chứ không được mang đâu đấy. Nhớ lựa lời nói khéo một chút nha . Ngoan đi sẽ được thưởng.
- Nhưng mà …
- Đã nói là không nhưng mà …Gắng hoàn thành nhiệm vụ vì bạn đi nhé.
Biết không thể chối từ, Thạch đành phài gật đầu:
- Thôi được, chịu hôi thì đành chơi tới …cùi luôn . Phen này để xem giữa tao và thằng cuội …Ai nói “ dzóc “ tài hơn?
Đoàn cười khì:
- Cám ơn nha. Vậy là tao yên tâm rồi.
- Mày đến nhà Quỳnh có lâu không?
- Chưa biết, còn tùy tình hình nữa.
- Vậy mày đi bằng gì?
Đoàn chỉ vào chiếc xe đạp cà tàng dựng sẵn bên góc sân rồi nói :
- Đó. Xe “ lô-ca chân “ . Tiện và không hao xăng , nhưng ô-kê nhất là không gây ồn.
Thạch che miệng :
- Thiếu gia gì mà đi chiếc xe thấy ghê . Xe mày có cho không , ve chai lông vịt cũng chẳng thèm lấy.
- Vậy mà nó có nhiều kỷ niệm cùng tao lắm đầy . Mày biết hôn , Quỳnh yêu tao cũng nhờ nó đó.
- Nhờ nó à? kể nghe đi.
Đoàn nhìn đồng hồ rồi giãy nảy :
- Không được. Tao phải đi. Tao có linh cảm giờ này Quỳnh đang còn ở đâu đó đợi tao.
- Đợi mày giờ này ở ngoài đường cho ma nhát hả . Đồ điên !
Đoàn vừa đến dắt xe, vừa nói:
- Mày chưa yêu nên mày không biết, linh cảm tình yêu là không sai đâu . Thôi , tao đi ha.
Thạch gật nhẹ , rồi ngồi yên nhìn Đoàn thót lên chiếc xe đạp cà tàng để đến chổ Quỳnh mà thấy thương cho bạn . Và rồi , chợt nhớ ra một chuyện , Thạch vội gọi Đoàn:
- Đoàn ! Khoan đi đã.
Nghe tiếng Thạch, Đoàn quay lại:
- Gì vậy? Đổi ý rồi hả?
- Không phải, Trời mới mưa lạnh lắm , lấy áo khoác của tao mà mặc.
Vừa nói Thạch vừa choàng áo của mình lên Đoàn , cử chỉ này của anh , khiến Đoàn cảm động . Biết Đoàn định nói gì , Thạch liền đẩy xe anh lên phía trước rồi nói :
- Đi đi, Quỳnh đang chờ mày đấy.
Đoàn nhìn Thạch lặng yên và rồi sau cúi đầu khẽ khàng . Anh lên xe, đạp nhanh vào màn đêm dằng dặc những sương , nhưng bàng bạc trắng dưới ánh trăng non cong vút…
Còn lại một mình , Thạch mân mê đôi giày Quỳnh tặng cho Đoàn với một cảm giác khó tả. Và rồi, bất chợt trong một thoáng trong tâm trải anh, gương mặt xinh xắn, dịu dàng và đẫm đầy nước mắt của Quỳnh lại hiện ra. Gương mặt ấy lúc thấy thoáng chập chờn. lúc hiện hữu như đang tồn tại quanh anh …
Quỳnh ơi! Cô giống như một đóa hoa mong manh đang đong đưa cùng số phận nghiệt ngã và tôi thì chợt giống như thằng gù vô dụng quanh cô . Cuộc sống đã ban tặng cô cho Đoàn và tôi vẫn chưa là một kẻ ngưỡng mộ muộn màng. Dù một phút chao lòng trong lần gặp mặt đầu tiên , nhưng trong tận thâm tâm tôi , tôi vẫn mong cô và Đoàn hạnh phúc. Nghĩ đến đây, Thạch nghiêng chai uống một hớp rượu, rượu đắng và cay chợt tràn đầy trên lưỡi. Cảm giác yêu đầu đời có giống như vậy hay không?
Len lỏi giữa phố đêm đầy ánh đèn màu, Đoàn cho xe chạy vội vào ngõ hẻm nhà Quỳnh. Con phố vắng tênh, lơ thơ vài ngọn đèn đường vàng vọt , đang né qua một con chó nhỏ hung hăng để rẽ vào ngôi nhà Quỳnh, bất chợp xe của Đoàn cán phải đinh thủng lốp. Nghe tiếng xe xì lốp, Đoàn thở dài rồi quăng xe ngồi bệt xuống đường, bực bội:
- Xui gì mà xui dữ quá vậy . Còn chút xíu đường nữa mà cũng hư cho được.
Đang càu nhàu một mình bất chợt trong tai anh vang lên tiếng xe đạp quen thuộc . Ngẩng vội lên , nhìn về phía phát ra tiếng động , mắt Đoàn chợt sáng lên khi thấy phía đằng kia . Quỳnh cũng đang chầm chậm đạp xe về trên chiếc xe đạp nhỏ nhắn của mình.
- Quỳnh ! Quỳnh ơi ! Anh nè.
Đang suy tư một mình theo vòng bánh xe quay , nghe tiếng Đoàn , Quỳnh ngẩng lên nhìn và thật ngạc nhiên khi thấy anh đang đứng ở trước mặt mình :
- Ủa ! Sao anh lại ở đây?
- Là anh hỏi em mới đúng. Sao bây giờ khuya rồi mà em vẫn còn lang thang ngoài đường thế này?
Bước xuống xe nhẹ nhàng . Quỳnh trả lời Đoàn:
- Lúc nãy Nhã chở em về, nên em ở nhà Nhã trú mưa , cho trời tạnh em mới về đây.
Giọng Đoàn lo âu:
- Em về khuya thế này không an toàn đâu . Lần sau phải nhớ là không được đi một mình trong đêm hom thế này , em biết chưa ?
Giọng Quỳnh nghịch ngợm:
- Nhưng em đâu biết bay? nếu anh không cho em đi , thì anh bảo em phải làm sao để về đến nhà đây?
- Ý của anh muốn là em nên về sớm hơn để tránh nguy hiểm vậy thôi.
Biết Đoàn lo lắng cho mình thật lòng, Quỳnh thôi không đùa nữa , mà hỏi Đoàn thật nghiêm trang:
- Cỏn anh, sao bây giờ anh lại ở đây? Quăng xe giữa đường như vậy, bộ anh không sợ cản trở lưu thông hay sao?
Đoàn nhìn Quỳnh bằng tia mắt yêu thương :
- Anh nhớ em và lo cho em , nên anh đến để tìm em.
- Tìm em à? Vậy còn buổi tiệc sinh nhật của anh thì sao?
- Không có em , buổi tiệc sinh nhật của anh chẳng còn có ý nghĩa gì nữa.
- Nhưng mà em …
Đoàn ngắt ngang lời Quỳnh :
- chẳng phải anh đã từng nói với em là : với anh em quan trọng hơn tất cả đó sao? Lúc nãy em về rồi , anh mới thật sự thấy trống vắng và buồn tênh.
Quỳnh dựng xe rồi đứng nép vào thân của một gốc bàng ven đường mà hỏi nhỏ :
- Chung quanh anh đông nghịt người như vậy , sao gọi là trống vắng được chứ?
- Chỉ cần không có em thì chung quanh anh, cuộc sống chẳng còn chút ý nghĩa nào.
- Anh quan trọng hoá vấn đề rồi đó . Em nhỏ bé và vô nghĩa đối với tất cả mọi người . Còn đối với anh , nếu như còn yêu em thì em sẽ trở thành gánh nặng của cuộc đời anh.
Níu lấy tay Quỳnh ngồi xuống vệ đường , Đoàn vừa nhìn Quỳnh , vừa nói :
- Không phải vậy đâu Quỳnh. Mình yêu nhau đã lâu, lẽ nào em không hiểu rõ được lòng anh? Anh thật sự muốn gắn bó cuộc đời của anh với em , để được cùng em tạo dựng hạnh phúc, mặc kệ cho mọi người đồng ý hay không?
Đưa mắt ngước nhìn Đoàn, Quỳnh không kịp nhận ra sự chân thành toát ra từ tia nhìn của anh, nhưng khi nghĩ đến những trở ngại lớn trong cuộc tình của hai người, Quỳnh lại khẽ thở dài :
- Vô ích thôi, anh à . Anh không thể vì em mà quay lưng chống đối lại mọi người , trong đó có cả người đã sinh thành ra anh.
- Nhưng em vẫn chưa gặp mặt mẹ anh , biết đâu khi gặp nhau sẽ xảy ra kỳ tích thì sao?
- Chẳng phải hôm nay là cơ hội đầu tiên để em gặp mặt mẹ anh đó sao? Nhưng rồi anh thấy đó, cả lòng trời lẫn lòng người đều không muốn cho em có được cơ hội này. Trời thì đổ mưa to, còn người thì ghen ghét . Anh có biết em nhục nhã thế nào khi nghe những lời miệt thị của Cát Lan hay không?
Siết chặt tay Quỳnh trong tay mình, Đoàn nói như rên:
- Anh rất hiểu cảm giác của em lúc đó , và anh thật sự còn đau khổ nhiều hơn cả em.
Quỳnh cúi đầu thật lâu rồi nói chậm :
y là ..hay là anh quên em đi , quên em đi Đoàn à . Em không xứng đáng với anh đâu.
Đoàn cắt ngang lời Quỳnh một cách nóng nảy :
- Em nói được những lời đó , có phải là em đã hết yêu anh rồi không?
- Không , không phải ..
- Không phải là được rồi, anh và em yêu nhau thì không có lý do nào để có thể ngăn cản được tình cảm của hai đứa được.
- Nhưng còn mẹ anh?
- Anh sẽ tìm cách thu xếp cho em gặp mặt bà một lần , để xem giữa hai người có thể dung hoà được với nhau không?
Giọng Quỳnh gấp gáp:
- Nếu như gặp mặt mà chẳng lay chuyển được mẹ anh thì sao?
- Thì anh sẽ tự quyết định chuyện hạnh phúc của đời anh.
- Có nghĩa là …
- Có nghĩa là anh sẽ bỏ đi nơi khác tạo dựng sự nghiệp rồi sẽ trở về để cưới em.
- Bỏ đi ư?
- Ừ . Bỏ đi . tách ra khỏi vòng xoáy của mẹ anh . Anh muốn chứng minh rằng anh đã trưởng thành và anh đủ sáng suốt để làm chủ cuộc đời mình.
- Nhưng anh bỏ đi như thế sẽ khiến mẹ anh đau lòng.
- Chỉ cần điều anh làm là đúng thì anh chẳng còn biết sợ gỉ nữa.
- Bỏ đi rồi anh lấy gì mà sống ? Rồi anh ăn đâu , ở đâu?
Nghe giọng điệu lo lắng của Quỳnh, Đoàn cảm động:
- Em quan tâm đến anh như vậy, sao còn bảo anh quên em? Quỳnh à ! Trọn kiếp này anh xin thề, ngoại trừ cái chết ra, thì không có gì khiến cho anh xa em.
Lấy tay bịt miệng Đoàn một cách vội vàng. Quỳnh xuýt xoa :
- Anh đừng nói bậy được không . Em sợ hai tiếng chết chóc lắm.
Đoàn cười xòa :
- Có gì đâu . Đó là anh ví dụ vậy thôi mà . Anh chỉ muốn cho em tin rằng lòng anh đối với em luôn là sự chân thật.
Quỳnh nhìn Đoàn gật nhanh :
- Tin rồi , em tin rồi . Và em đối với anh cũng vậy.
- Nếu thế , từ nay em đã có thể có thêm sức mạnh để đấu tranh với số phận khắc nghiệt rồi.
- Nhưng em thì khổ lắm , vì em đã là kẻ cướp con trai của mẹ anh . em nghĩ bà sẽ khó lòng mà tha thứ cho em.
Đoàn lắc đầu rồi nói với giọng phấn khởi :
- Chỉ cần anh có một cơ nghiệp to, em là một người vợ tốt và sinh cho anh những đứa con ngoan là đủ. Dần dà, khi mọi thứ đâu vào đấy , nhất định mẹ sẽ thay đổi cách nhìn về chúng ta mà tha lỗi.
- Eo ơi ! Ngày đó chờ lâu lắm đó anh.
- Lâu cũng phải chờ, vì anh tin ngày ấy nhất định sẽ đến.
Nghe được những lời nói của Đoàn, Quỳnh thấy ngọt ngào trong dạ, dù rằng chỉ mấy phút trước đó, cô đang từng ao ước rằng mình sẽ có đủ dũng cảm để chia tay với anh ấy. - Nhưng anh chưa cho em biết là anh sẽ đi đâu và làm gì?
Đoàn nhìn Quỳnh rồi nói với giọng hồ hỡi:
- Anh sẽ đi Đà Lạt. Anh được Thạch giới thiệu làm kiến trúc sư ở đó, nghe nói kiến trúc sư trưởng công trình là bạn của Thạch, anh sẽ đến ở nhà dì của nó để đi làm. Khi nào công việc ổn định, anh sẽ về đón em lên.
- Đón em lên?
- Ừ . Anh định mình sẽ gầy dựng sự nghiệp ở xứ sở thơ mộng đó . Anh muốn con cái mình sẽ lớn lên và thành đạt ở đây.
Nghe Đoàn nói đến đây, giọng Quỳnh chần chừ :
- Có lẽ em ..em không đi được.
- Sao vậy? Sao lại không đi được?
- Vì em còn mẹ em, còn cửa hàng của mẹ. Mẹ em già rồi . Em không thể để bà ở một mình.
Đoàn xua tay:
- Sao lại ở một mình, chúng ta sẽ đưa mẹ đi cùng chứ . Còn cửa hàng thì mình sang lại. Rồi khi lên Đà Lạt. mình sẽ kiếm một cửa hàng khác cho mẹ. Vả lại, anh thấy mẹ cũng già rồi, nên để mẹ Ở nhà nghỉ ngơi, hoặc tìm một công việc gì khác để làm, chứ buôn bán cửa hàng vàng mã như thế, anh sợ lắm.
Quỳnh lắc đầu:
- Không đổi hàng khác được đâu . Ông ngoại em là người Việt gốc Hoa ,ông em làm nghề này theo tính cách cha truyền con nối . Ông em mất đi , thì mẹ em phải đảm đương cửa hàng chứ sao bỏ được ?
- Em đừng nói với anh là em cũng có ý định tiếp nghề của mẹ em nha . Anh sợ ma lắm đó.
Quỳnh bật cười :
- Ma có gì mà sợ chứ . Em chỉ sợ người sống thôi.
- Nhưng đâu có ai bắt buộc em phải theo nghề cũ , phải không?
- Không phải là bắt buộc mà là tự nguyện . Vả lại, em học hành dang dở , đi làm thì bị đuổi việc . Không bám vào cửa hàng để buôn bàn sinh sống thì em còn biết làm gì?
Nghe Quỳnh nói đến đây , Đoàn sáng mắt lên :
- Có phải em có việc làm rồi thì sẽ không bán cửa hàng của mẹ nữa không?
Quỳnh thở dài:
- Có tóc thì ai thích trọc đầu chứ?
- Nếu thế thì em chuẩn bị đi làm lại đi. Thạch hứa là ngày mai sẽ gởi giấy mời em và Nhã đi làm lại đó.
Quỳnh trợn mắt:
- Đi làm lại à?
- Ừ . Giám đốc của em là thằng Thạch, bạn thân của anh đó . Chuyện em và Nhã bị Cát Lan đuổi là chuyện vô tình. Vả lại , lúc đó nó bận đi họp xa nên không hay. Nay nó biết được, nên có hứa với anh là sẽ mời em và Nhã đi làm lại . Chuẩn bị tinh thần đi nhe.
Quỳnh nói vẻ giận dỗi :
- Mai đi làm rồi chừng nào đuổi lại?
- Sẽ không có chuyện đó nữa đâu . Cát Lan không có quyền hạn gì trong công việc làm ăn của nó . Em yên tâm đi.
- Vậy còn anh , chừng nào thì anh đi làm?
Suy nghĩ một lát , Đoàn nói :
- Chủ nhật tới là đến sinh nhật của ba anh. Ba anh không thích tổ chức sinh nhật một cách khoa trương, nên chỉ làm một bữa cơm thân mật ở gia đình thôi. Anh muốn mời em đến nhà anh để dự, được không?
Quỳnh co người sợ hãi:
- Em không dám đâu
- Dũng cảm lên chứ? Phải thử một lần, để biết được những khắc nghiệt của cuộc đời chứ. Em đã hứa với anh là sẽ cố vượt qua những thử thách mà, đúng hôn.
- Nhưng mà em …
- Không cần phải khẩn trương đâu , vì cho dù thái độ của mẹ anh có thế nào đi nữa thì mình vẫn có lối thoát khác mà . Tin anh đi , lần gặp này chính là cơ hội để em chứng tỏ tình yêu chân thành của em đối với anh đó.
- Nhưng em sợ gặp phải những tia nhìn khinh miệt và cả những lời nói sổ sàng như kiếu nói của Cát Lan . Em sợ mình không đủ dũng cảm.
Đoàn lắc đầu rồi ôm lấy vai Quỳnh :
- Hãy vì tình yêu của chúng ta mà trấn áp nỗi lo lắng đang đè nặng trong lòng em. Tuy biết áp lực từ gia đình anh đã tạo cho em sự lơ sợ triền miên, nhưng lúc nào anh cũng ở bên cạnh, anh luôn luôn yêu em và sẽ chia sớt cùng em những nỗi bất hạnh từ mọi phía, em chịu không?
Lặng yên trong vòng tay ấm áp của Đoàn, Quỳnh chợt thấy lòng mình nhẹ hẳn đi . Cảm giác an toàn từ anh truyền sang cho Quỳnh thêm thật nhiều sức mạnh để cô cùng đi với anh xây tiếp hành trình cho tương lai.
- Nhưng anh phải hứa là sẽ ủng hộ em tối đa mới được . Hồi ba em còn sống, ba em thường bảo em nhát như thỏ đế.
Đoàn cười nhẹ:
- Để bảo vệ tình yêu chân chính, thì dù cho em có nhát như thỏ đi nữa , anh cũng vẫn tin rằng em không thể đứng yên mà nhìn chuyện của mình dang dở, đúng không?
Giọng Quỳnh đùa vui:
- Nhưng nếu mẹ anh thuê xã hội đen thì em thua đó nha.
- Làm gì có, dù gì mẹ anh cũng là phật tử mà.
- Là phật tử sao mẹ anh không có trái tim nhân đạo của bồ tát?
- Vì mẹ anh là người mà . Nhân vô thập toàn mà, đúng hôn?
Quỳnh không trả lời mà chỉ khục khặc ho. Nghe tiếng Quỳnh ho, Đoàn mới chợt nhăn mặt thời tiết bên ngoài thật lạnh. Cởi vội chiếc áo choàng của Thạch đưa khi nãy. Đoàn khoác nhanh vào người Quỳnh một cách ân cần:
- Em lạnh phải không? Anh vô ý quá
Choàng khích chiếc áo vào người, Quỳnh nói với Đoàn :
- Mình về đi anh, khuya wá rồi. Em sợ mẹ sẽ trông.
- Nhưng anh thích ngồi bên cạnh em cho đến sáng.
- Không được đâu, ngồi ngoài đường như vậy suốt đêm , người ta tưởng mình là trộm chờ thời thì tiêu . Với lại, em lạnh quá . Có lẽ dầm mưa lúc nãy, em bị cảm rồi cũng nên.
Nghe Quỳnh nói vậy, Đoàn lính quýnh:
- Em bệnh hả? Có cần anh đưa em đi bác sĩ không?
- Không đâu . Em chỉ cần về nhà, chui vô mền là xong . Với lại khuya rồi , anh cũng nên về nghỉ ngơi đi để mai còn phải đi làm.
Đoàn nháy mắt :
- Em đuổi anh phải hôn?
Quỳnh nhìn Đoàn lắc đầu :
- Không phải . Nhưng chúng ta không nên tùy tiện quá , người ta cười . Anh về đi , ngày mai rảnh rỗi lại gặp mà.
Đoàn nghe vậy nhưng trong lòng vẫn buồn, vì anh không thích phải rời xa người mình yêu trong lúc này :
- Quỳnh à ! Cho anh ngồi một chút nữa đi.
Quỳnh nhìn đồng hồ rồi lắc đầu:
- Không được. Hơn một giờ rồi, mình phải về nhà thôi . Xe anh hư thì để lại nhà em rồi lấy xe em mà về , biết chưa?
- Em nhất định bắt anh phải về à?
- Ừ . Phải về.
Đoàn ngần ngừ:
- Vậy . Phải cho anh hôn …anh mới chịu về.
- Ra điều kiện với em hả?
- Không phải . Tại anh nhớ em . Không hôn em một cái , tối nay anh không ngủ được. Đò mặt vì những lời tình tứ của Đoàn , Quỳnh ngẩng lên nhìn anh rồi khẽ gật . Dưới ánh trăng non vằng vặc và trong đêm yên ắng thanh bình, gương mặt Quỳnh ngời lên trong sáng. Đoàn ân cần đặt lên đôi môi xinh xắn của Quỳnh một nụ hôn tình yêu ngọt ngào. Và lạ kỳ thay, sau nụ hôn ấy, họ như được tiếp thêm nhiều sức mạnh.
- Mày khóc đủ chưa ? Sắp lụt phòng của tao rồi đó.
Quỳnh vừa lau nước mắt, vừa nghẹn ngào :
- Tao... đâu có muốn khóc , nước mắt tự rơi... cơ chứ.
- Tự nhiên mà rơi à ? Ở đâu mà có nước mắt sẵn vậy ?
- Tao cũng chẳng biết nữa . Nhưng mà cứ mỗi lần nghỉ lại những điều con nhỏ đó nói , tao thấy thật tủi thân.
Bỏ một cục đá nhỏ vào miệng , Nhã vừa nằm , vừa nói tỉnh bơ :
- Ôi xời ! Gì mà tủi thân chứ . Nó là bọn nhà giàu , mà con gái nhà giàu lại là chúa đanh đá , hơi đâu mà để ý đến lời của tụi nó chứ.
Quỳnh nhìn Nhã trầm ngâm :
- Nhưng mà những điều nó nói là sự xúc phạm...
- Có gì đâu . Mày là tình địch của nó mà . Nếu có thể , nó còn dám " thịt " mày nữa chứ chẳng chơi.
- Nhưng tao và anh Đoàn yêu nhau trước mà.
- Thì bởi , biết mình không còn cơ hội chen chân nên con nhỏ đó càng ghen tức lồng lộn lên . Nó tận dụng tất cả những lời nói miệt thị để mong cho tự ái trong mày bùng lên . Lúc đó , hễ mày kéo cờ trằng đầu hàng thì nghiễm nhiên nó trở thành kẻ thắng cuộc , biết chưa ?
Quỳnh vuốt lại mái tóc vẫn còn đẫm nước mưa của mình , giọng trầm ngâm :
- Cũng có thể điều đó sẽ xảy ra Nhã à . Tao không muồn vì tao mà anh Đoàn phải khổ . Mới chỉ gặp có người ngoài thôi , mà tao đã không chịu nổi sự phân biệt cay đắng đó rồi . Mai này , nếu gặp phải ba mẹ ảnh thì chỉ cần họ nhìn thôi là tao cũng đã thấy thua rồi.
Nhã nghe Quỳnh nói thế , sững sờ :
- Mày không đùa chứ Quỳnh ? Làm như vậy , có khác gì hai tay dâng anh Đoàn cho con quỷ cái đó.
Giọng Quỳnh buồn thiu :
- Tao nghĩ hai đứa tao có duyên mà không phận mày à . Tao biết tao không thể vượt ra được sự phân biệt giàu nghèo trong quan hệ của hai đứa tao . Ngày nào còn cố níu kéo thì ngày ấy tao khổ mà anh Đoàn cũng khổ.
- Vậy là mày chịu rút lui hả?
Quỳnh cúi đầu, mân mê vạt áo của mình trong lòng bàn tay :
- Không muốn cũng phải muốn mày ơi.
Nhã xua tay giọng nóng nảy :
- Mệt mày quá! Chưa ra trận mà đã chịu thua rồi , đồ hèn.
Quỳnh lắc đầu:
- Tao không hèn, nhưng tao không muốn sự cố chấp của mình gây nên sự đau khổ.
- Biết vậy , sao hồi đó yêu ai không yêu lại đi yêu ông Đoàn?
Nhớ lại kỉ niệm mới quen Đoàn , Quỳnh cười buồn:
- Lúc tao yêu ảnh, ảnh cũng giản dị và bình dân lắm. Ai mà biết được ảnh là con của tỷ phú chứ.
- Thì bây giờ ảnh cũng vậy mà . Giản dị và rất dễ gần là đặc điểm dễ thương của ảnh. Thú thật nha, hồi đó nếu không vì nể mày đã "chấm" ông Đoàn rồi thì tao đã không dễ gì mà buông tha ổng đâu. Cuộc sống đôi khi phải biết chụp giựt một chút mới được.
Quỳnh nhìn bạn khẽ khàng :
- Phải chi hồi ấy mày theo đuổi ý định đó giùm tao , thì bây giờ tao dễxử rồi.
Nhã xua tay:
- Bậy mày. Ruộng ai thì nấy đắp bờ chứ. Tao theo cua ông Đoàn , còn ông Phan của tao thì bỏ cho ai ?
Đang buồn héo hắt, nghe Nhã nói vậy, Quỳnh cũng bật cười :
- Biết vậy thì tốt, chứ lắm mối coi chừng tối nằm không đó nghe. Thôi, tao về, tạnh mưa rồi . Giờ này chắc mẹ tao đang trông.
- Để tao gọi điện báo cho mẹ mày biết là mày ở đây ngủ với tao sáng về, chứ bây giờ khuya rồi, về nhà một mình không tiện đâu.
Quỳnh lắc đầu:
- không được đâu . Mẹ tao không được khỏe, để bà ở nhà một mình, tao không yên tâm.
- không khỏe à? Mẹ mày bệnh gì?
- Tim tái phát. Chỉ tại mấy lúc gần đây, tiền bạc eo hẹp nên mẹ tao lo lắng nhiều quá.
Nhã nhìn Quỳnh lo âu:
- Quỳnh nè! Tao nói mày biết chuyện này nghe. Dạo này, mẹ tao nghe người ta bảo rằng mẹ mày hay lui tới chỗ bà Cát Tường lắm.
- Bà Cát Tường à? Nhưng bà ta là ai?
- Là một mụ chuyên môn cho vay nặng lãi, miệng của mụ ta thì dẻo như mật , ngọt như đường, nhưng con tim thì là tim của chó sói.
- Cho vay nặng lãi à? Nhưng mẹ tao gặp mụ ấy làm gì?
- Cái đó thì phải hỏi mẹ mày mới biết được. Nhưng nói thật nghe, dính dáng tới con mụ đó thì không có gì tốt đẹp hết trơn.
Quỳnh đi tới đi lui trong phòng , vẻ lo lắng :
- Mấy lúc gần đây, mẹ tao hay than thở về chuyện tiền bạc túng thiếu . Nhưng tao nghĩ cũng đâu đến nỗi phải đi vay mượn người ta, trong khi số tiền vay trước đây vẫn chưa trả xong.
- Hay là khi nào vì những chủ nợ trước thúc bách quá , mà mẹ mày buộc lòng phải vay thêm tiến bên ngoài để trả ?
Quỳnh lắc đầu :
- Không đến nỗi nào đâu . Vì tiền nợ đều có phát xuất từ những người thân quen và được hẽn trả theo hạn định . Vả lại, nếu có chuyện gì đột xuất thì mẹ tao phải nói với tao chứ.
- Cái đó thì tao không biết . Nhưng nếu như mẹ mày có điều gì đó không tiện nói ra thì mẹ mày vẫn có thể chọn lựa sự bí mật hoàn toàn chứ.
Quỳnh mím môi bứt rứt :
- Mày làm tao lo quá . tao phải về ngay bây giờ đây.
Nhã ngăn bạn lại :
- Ở lại đây với tao đi , khuya lắm rồi.
- Khuya tao cũng phải về gặp mẹ tao. Tao nhất định phải hỏi cho ra lẽ.
- Hỏi gì? Chuyện đâu còn có đó chứ . Mày làm om xòm , bộ muốn giết chết mẹ mày à? tao biết mẹ con mày khổ lắm , nhưng gì thì gì cũng phải lựa lời an ủi bảo ban nhau , đừng làm lớn chuyện không tốt cho sức khỏe của mẹ mày.
Quỳnh nhìn Nhã ứa nước mắt :
- Mày làm như tao không thương mẹ tao vậy, nhưng vì tao quá nóng lòng đó thôi . Dây vào bọn cho vay nặng lãi , chính là tự cầm dây thắt cổ mình mà không biết.
- Tao cũng đống ý với mày. Nhưng chuyện nợ nần , nếu không cùng quẫn thì người ta vay làm gì chứ. Từ từ tìm hiểu xem mẹ mày đã vay tiền bọn nó chưa, rồi còn tìm cách để gỡ.
Quỳnh ngồi phịch xuống giường, nói như khóc :
- Mày nói tao làm sao mà gỡ đây ? Tao mất việc làm rồi.
Xót xa cho cảnh ngộ của bạn, Nhã choàng vai Quỳnh , an ủi :
- Chuyện gì cũng có cách giải quyết cả Quỳnh à . Mày hãy bình tỉnh lại đi, vì chưa chắc mẹ mày gặp bà Cát Tường để mượn nợ đâu mà.
Quỳnh chặc lưỡi :
- Tìm đến bọn cho vay , nếu không mượn nợ thì còn tìm đến làm gì chứ . Phen này, nhất định tao gặp khổ rồi Nhã à.
- Thôi, đừng buốn. Mai này, tao sẽ nhờ người đi xin việc khác . Thành phố thời mở cửa mà , thiếu gì việc đang cần người.
- Nếu thật có việc đang cần người như vậy thì mình đâu bị đuổi.
Nghe Quỳnh nói vậy , Nhã nổi xung thiên :
- Thì chỉ vì con quỷ cái đó thôi . Nếu nó đừng trù dập thì mình đâu đến nỗi . Trứng chọi đá , chịu sao thấu , đúng hôn. Nhưng mà hông sao đâu , trời không triệt đường sống của người ngay đâu. Mình cố chịu đựng một chút thì nhất định sẽ có cơ hội mà.
Quỳnh nhìn ra ngoài cửa sổ rồi nói bằng giọng buồn tênh :
- Cơ hội tốt thì không , nhưng cơ hội xấu thì tao có rồi. Nhiều lúc tao nghĩ không biết tao sinh vào mạng con gì mà khổ vậy không biết nữa.
- Mày tuổi dần, khổ là phải. Đàn bà con gái tuổi dần , ba chìm bảy nổi, chín long đong, cơ cực đến cả đời đó mày ạ.
Quỳnh nhìn Nhã rồi phì cười:
- Mày học làm thấy tướng hồi nào vậy?
- Không phải. Tại tao nghe người ta nói, đàn bà con gái tuổi dần cao số lắm, nhất định phải lận đận về đường chồng con.
- Lận đận đường chồng con à?
- Ừ. Nhưng được cái là đào hoa lắm. Sướng nhé.
- Đồ điên! Đào hoa mà sướng gì. Khổ thì có, lắm mối tối nằm không.
- Nằm không hay nằm có gì thì tao không biết, nhưng có nhiều người yêu mình vẫn thích hơn là ma ế . Đúng hôn?
Quỳnh không trả lời bạn mà chỉ lặng yên ngẫm nghĩ về mình . Lận đận về đường chồng con ư? Có phải khi cô sinh ra , số phận của cô đã buộc cô phải thế. Đào hoa thì chưa thấy nhưng khổ vì đường tình thì cô đã và đang phải trải qua.
- Quỳnh nè! Vậy bây giờ máy tính sao?
Bỏ quên những suy tư, Quỳnh ngẩn người nhìn Nhã:
- Tính cái gì?
- thì chuyện mày với Đoành, và cả với mẹ mày nữa?
- Chẳng phải mày đã bảo chuyện gì đến sẽ đến sao?
- Còn chuyện đi làm nữa , nếu như tao không tìm được việc làm cho mày , chắc tao ân hận lắm. Vì tao mà mày phải chịu liên lụy...
Nghe Nhã nói vậy . Quỳnh đứng lên rồi xua tay:
- Mày điên quá . Bạn bè mà tính toán chi vậy. Nơi đó hai đứa cùng đến làm, giờ mày nghỉ thì tao đi làm chi nữa chứ? Mình là hai đứa bạn thân, sướng cùng sướng, khổ cùng khổ mà. Thôi, tao về đây, khuya rồi, có gì mai gặp lại thì tha hồ mà nói ha.
Nhã đưa cho Quỳnh gói áo đầm ướt sũng nước mưa mà Quỳnh vừa thay ra, rồi dúi vào trong túi áo cô một gói nhỏ âm ấm. Quỳnh nhìn Nhã ngạc nhiên:
- Gì vậy?
- Hột me tây rang, còn nóng vừa thổi vừa ăn, bỏ túi đi về nhà , cho có cái để nhai trước khi ngủ. Ha.
Quỳnh khẽ cười trước sự hồn nhiên của bạn , cầm lấy áo xuống nhà . Lúc này , nhà của Nhã đã yên lặng , chỉ còn tiếng động đều đều của chiếc đồng hồ quả lắc cổ xưa vang lên ở phía dưới phòng khách mà thơi. Lách qua cửa , Quỳnh nhìn Nhã :
- Tao về nhà.
- hay mày lấy xe tao , để xe đạp lại mà về cho nhanh , mày à.
Quỳnh lắc đầu :
- Tao thích đi xe tao hơn. Với lại, trăng sáng lắm, đi xe đạp thong thả và thú vị hơn nhiều.
- Khuya rồi, lo chạy nhanh mà về , ở đó còn thư thả ngắm trăng , ngâm thơ , coi chừng ma nhát cho bây giớ.
Quỳnh cười khúc khích :
- Yên tâm đi. Tao không nhát ma thì thôi chứ làm gì có ma nào dám nhát tao . Thôi, mày vào ngủ đi , để tao ra xong rồi bóp ống khóa lại luôn cho.
Nhã gật rồi vừa ngáp dài, vừa khóa cửa lại :
- Ngủ ngon nha , nhỏ.
Vừa " ừ " nho nhỏ trong miệng , Quỳnh vừa dẫn xe đạp ra ngoài. Sau khi bốp lại khoá cổng cho Nhã , Quỳnh đạp xe một mình quay trở về nhà. Đường phố về khuya yên tĩnh đền lạ lùng. Sau cơn mưa to hồi đầu hôm, Quỳnh không còn nghe thấy mùi bụi khói khai nồng trong gió nửa , mà thay vào đó là mùi của hơi nước , mùi của những giọt sương long lanh đọng trên những tàn lá cây tọ Thỉnh thoáng, đi ngược lại cô , họ cùng song hành với cô với dáng điệu gấp gáp , tất tả của những người công nhân vừa tan ca hoặc đang đi làm thêm cạ Nhìn họ và nghe tiếng xe đạp khua lanh canh bên tai , bất chợt Quỳnh thấy cuộc sống sao mà bình yên quá. Bên những con người nhỏ bé và bên cả những lo toan vất vả đời thường, cuộc sống vẫn cứ êm ả trôi, ngày ngày , tháng tháng...
Nhắm mắt , hít một hơi dài mùi hương hoa dạ lý từ đâu bay đến , tự dưng Quỳnh mơ mình được biến thành một ngôi sao , nhỏ thôi và ở đâu đó bình yên trên bầu trời , để cho con tim cô ,cuộc đời cô thoát khỏi những buộc ràng , vướng víu từ cuộc đời này , một cuộc đời mà cô luôn chẳng bao giờ tìm được nguồn vui.
Đi một vòng quanh nhà , Thạch mới tìm thấy Đoàn đang đứng lặng lẽ một mình với chai rượu đang uống dở trong tay . Biết Đoàn đang có tâm sự, Thạch đến bên anh , an ủi :
- Nè ! sao trốn ra đây uống rượu một mình vậy ? Ngày sinh nhật mà không thấy vui à ?
Nhìn thấy Thạch ra , Đoàn cười ngượng :
- Theo mày , trong hoàn cảnh này , tao nên vui sao ?
Thạch gật đầu bối rối :
- Tao không ngờ Cát Lan lại gây ra chuyện như vậy , cho tao xin lỗi nha.
Giọng Đoàn buồn buồn :
- Cát Lan chỉ là chuyện nhỏ . Cái chính là giữa tao và Quỳnh có một hố sâu ngăn cách wá lớn.
Thạch nhìn Đoàn ngạc nhiên :
- ngăn cách à? Chẳng phải cô ấy và mày yêu nhau lắm sao ?
Đoàn gật đầu rối kéo tay bạn ra vườn , nơi có bộ ghế đá kê phía dưới gốc của một cây sứ trắng, rồi tâm sự bằng một giọng buồn tênh:
- Ừ, Tụi tao yêu nhau lắm . Hồi mày đi du học ở Mỹ thì cũng là lúc tao quen và yêu Quỳnh . Mẹ cô ấy có một cửa hàng bán đồ vàng mã , ba cô ấy thì bệnh hoạn rồi mất sớm . Lúc chạy chữa và chôn cất ông ấy , gia đình Quỳnh đã hao tốn tiền bạc rất nhiều . Chính vì vậy, hoàn cảnh gia đình cô ấy bây giờ vô cùng khó khăn.
- Khó khăn rồi thì sao? Chẳng lẽ mày yêu cô ấy , mà lại đi so đo về vấn đề kinh tế của người ta?
Đoàn uống một ngụm rượu rồi trả lời Tần:
- Không phải là tao đâu Thạch à . Mà là mẹ của tao kìa. Mẹ tao luôn luôn đả kích cô ấy , dù chưa một lần gặp mặt.
- Chưa gặp mà sao đả kích được?
- Thì mẹ tao nghe người ta nói về gia đình của nhà cô ấy . Mày biết rồi đó, mẹ tao lại là một người nặng phần môn đăng hộ đối , bà ấy nhất định không chịu gặp mặt Quỳnh.
- Vẫn còn ba mày?
- Ba tao thì dễ dãi hơn, nhưng lại rất nể nang mẹ tao . Tao biết ba tao không thể giúp tao, nếu như mẹ tao triệt để cấm cản.
- Triệt để cấm cản hả? gì ghê vậy?
- Ừ. Mẹ tao không muốn gặp mặt Quỳnh nên cấm cản tao . Bà ấy không muốn tao và Quỳnh tiếp tục yêu nhau , nên cứ liên tục giục tao lấy vợ.
- Lấy vợ à? nhưng mày lấy ai mới được?
- Thì Cát Lan chớ còn ai? Bà ấy liên tục buộc tao phải lấy Cát Lan, vì trong mắt bà ấy chỉ có Cát Lan mới có thể xứng được với tao.
Thạch che miệng cười :
- Cát Lan à? Mẹ mày điên rồi chắc? Con nhỏ đó dữ như vậy , nhất định nó sẽ nhai sống mày, nếu mày cưới nó.
Đoàn cười buồn :
- Nhưng mẹ tao lại muốn thế
- Hèn gì thái độ của nó trân tráo quá . Vậy còn mày thì sao
- Tao hả? bên tình bên hiếu , tao cũng chẳng biết phải giải quyết cách nào cho đúng nữa.
Thạch giũ mớ lá cây đang sũng nước trước mặt rồi nói với Đoàn :
- Mày nói như vậy là sao? Có vẻ lừng khừng như vậy , hay là mày chưa thật lòng yêu Quỳnh?
- Sao mày lại hỏi tao như thế?
- Tao hỏi để mày xác định lại lòng mày . Vì nếu Quỳnh là Juliette thì liệu rằng mày có dám làm Roméo?
- Chẳng lẽ mày ví chuyện của tao và Quỳnh cũng giống như chuyện tình của họ?
- Còn không à! Chuyện của mày và Quỳnh tuy chưa có vẻ bi đát hơn họ, nhưng nếu không tự mình tìm cách giải quyết cho thỏa đáng thì hậu quả cũng chẳng sáng sủa gì đâu.
Uống một hớp rượu trong miệng, Đoàn ngước mắt nhìn lên bầu trời, nơi có thật nhiều những vì sao, rồi nói với bạn trong một cảm giác nhập nhàng:
- Tao hiểu nhưng điều mày vừa nói, vì thật sự những điều ấy tao cũng đã từng có lúc nghĩ quá, và tuy tao không biết được anh chàng Roméo kia yêu Juliette có bằng tao không, nhưng tao cảm nhận được rằng tao sẵn lòng chết để bảo vệ Quỳnh, bởi vì trong lòng tao , cô ấy là tất cả.
Thạch nghe Đoàn nói thế thì gật đầu:
- Vậy là được rồi. Tình yêu chỉ cần có thế, vì đó cũng là điều kiện cần và đủ để dẫn đến hạnh phúc sau này của hai người.
Đốt một điếu thuốc cho mình . Đoàn rít một hơi dài rồi nhìn Thạch:
- Đó chỉ là lý thuyết thôi Thạch à. Vì tao cũng chẳng biết là phải bắt đằu từ đâu.
- Thì công khai tỏ thái độ với ba mẹ mày, buộc họ phải chấp nhận Quỳnh.
- Mày tường tao là ai mà dám ép buộc ba mẹ tao? Vả lại, mẹ tao nổi tiếng là người đàn bà thép mà
- Thép nấu riết cũng chảy vậy, chỉ cần tốn một chút công phu thôi.
Đoàn xua tay:
- Vô ích Thạch à . Má tao đã từng tuyên bố giữa bà và Quỳnh phải chọn một trong hai.
Thạch cau mày thắc mắc:
- Gì mà triệt để dữ vậy. Hay Quỳnh đã làm điều gì khiến cho mẹ mày có thành kiến?
- Chỉ có nghèo thôi Thạch à. Cô ấy chỉ có một tội nghèo. Còn lại thì mầy thấy rồi đó, vừa đẹp người vừa ngoan nết và cũng vừa rất hiếu thảo , đảm đang.
- Nếu đặt lên bàn cân thì tiêu chuần đó cũng đã nặng ký lắm rồi . Còn giàu hay nghèo đâu thành vấn đề.
Đoàn rít một hơi thuồc rồi thở dài :
- Sao lại không ? Tiêu chuẩn số một của mẹ tao là con nhà giàu , chỉ cần là tiểu thư thôi thì cũng gọi là đủ rồi.
- Tiểu thư cỡ như Cát Lan nhà tao vậy hả ?
- Ừ . Giá như Cát Lan là Quỷnh thì có lẽ mọi chuyện đơn giản hơn nhiều.
- Ở đời này đâu có chuyện trùng hợp vậy chứ.
- Vậy mới khổ cho tao , cho Quỳnh.
Thạch suy nghĩ một lát rồi nói nhanh :
- Hay mình làm chuyện “ tiền trảm hộ tấu “ . Sau này khi mọi việc đã xếp đặt xong xuôi thì hãy nói với mẹ mày.
Đoàn xua tay :
- Không được đâu . Tao không muốn làm tổn hại đến thanh danh của Quỳnh. Chuyện “ gạo nấu thành cơm” chẳng phải là một chuyện hay đâu.
Thạch lắc đầu :
- Không phải . Mày điên quá ! Ai mà dám xúi mày làm cái chuyện tồi tệ như vậy đâu chứ . Việc tao muốn nói là mày có thể chuyền về Đà Lạt làm việc, rồi sau đó hẳng tính.
Nghe Thạch nói đến đây , Đoàn nhăn nhó :
- Chuyển về Đà Lạt? Bộ mày định chuyển cho tao nghề trồng rau à?
Thạch xua tay :
- Mày quen mày là kiến trúc sư sao? Đà Lạt lại là một thành phố du lịch , nên họ đang rất cần những công trình kiến trúc đẹp và lạ mắt . Tao biết mày có tài , vả lại kinh doanh không phải là ý nguyện của mày , nên tao nghĩ mày nên về trên ấy để lo chuyện tương lai . Khi nào có chỗ làm việc và kinh tế ổn định , thì dù mẹ mày có đồng ý hay không đi nữa , mày cũng vẫn có quyền cưới Quỳnh một cách đàng hoàng và hợp phát. Vài ba năm sau , về thăm và mang cho một thằng cháu kháu khỉnh để nó gọi bà nội là ổn hết.
- Đó cũng là một cách tiền trảm hậu tấu vậy.
- Nhưng cách này an toàn và hợp pháp . Mày được xã hội đồng tình mà.
Đoàn cười nhẹ :
- Tao chỉ sợ chừng đó mẹ tao theo tao lên Đà Lạt luôn , rồi tặng thêm cho tao một cái ..búa tạ nữa là tiêu.
- Mày lo chi xa vậy . Mình lớn rồi , mình có quyền tạo dựng hạnh phúc cho mình chứ . Vả lại , bây giờ là thời đại gì rồi , chuyện cha mẹ đặt đâu con ngồi đó , coi bộ lạc hậu quá.
Đoàn lặng yên để suy nghĩ lời của Thạch một lúc rồi hỏi :
- Nhưng tao chưa từng nghĩ sẽ làm xa như vậy . Với lại , ở Đà Lạt tao đâu có quen ai?
- Chuyện đó tao sẽ lo cho mày . Bạn tao lả kỹ sư trưởng của một công trình , ông ấy cũng đang rất cần người . Tao giới thiệu mày cho ổng thì không lo thất nghiệp đâu.
- Nhưng còn chỗ ở ? Tao ở khách sạn hoài chịu sao thấu.
Thạch cười ngặt :
- Điên wá . Đi làm mà ở khách sạn sao được . Nếu mày không chê , tao sẽ dẫn mày đến ở chỗ dì tao . Dì tao không có con , mà nhà lại rộng . có mày nhất định dì tao sẽ rất thích.
Đoàn nhìn Thạch vẻ phấn chấn :
- Được đó , kế hoạch tốt . Nhưng chừng nào thì bắt đầu được ?
- Cái đó tùy ở mày . mày sắp xếp sao cho thuận tiện là được , nhất là phải bàn kỹ với Quỳnh , xem cô ấy có chấp nhận không ?
- Quỳnh nhất định sẽ bằng lòng , vì cô ấy và tao rất ý hợp tâm đầu
- Mày tin thế à ?
- Ừ . Tao tin.
- Vậy thì tốt . Mai , tao chờ ý kiến của mày rồi sẽ nhắn bạn tao ở Đà Lạt.
- Được rồi, mày nhớ giúp tao. Sau này tụi tao thảnh vợ chồng, cái đầu heo ông mai nhất định phải dành cho mày. Chịu hôn?
Thạch choàng vai bạn cười hiền :
- Đám cưới tụi mày, rượu bia thì tao uống, chứ đầu heo thì tao thua.
- Sao vậy , chê hả?
- Không phải chê, nhưng đầu heo toàn xương và da không hà , ngán lắm.
Đoàn cũng cười, nụ cười thoải mái nhất khi những âu lo được tạm thời giải toa? một chút, sau những toan tính mang đến một lối thoát, dù chỉ là một lối thoát mang tính cấp thời.
- Chỉ cần tụi tao được hạnh phúc , thì tụi tao sẽ nhớ ơn mày đến suốt đời.
Thạch xua tay :
- Gì mà đao to búa lớn dữ vậy . Tao chỉ cần thằng nhóc đầu tiên của mày, phải ưu tiên cho tao đặt tên là đủ.
Đoàn gật đầu:
- OK. Tao duyệt. Nhưng mày phải hứa với tao là chỉ đặt những cái tên đẹp cho con tao thôi đấy nhé.
- Ừ. Tao nhớ mà.
Vừa nói, Thạch vừa đưa tay đón lấy chai rượu từ tay Đoàn rồi uống lấy một hớp
- Đoàn nè ! Có thật là Quỳnh tuyệt lắm không?
Đoàn nhìn Thạch ngạc nhiên :
- Sao , mày không tin khả năng chọn lựa của tao ư?
- Không phải, tao hỏi thế chỉ muốn được chắc chắn thôi.
- Chắc chắn chuyện gì?
- Chỉ một câu hỏi.
- Thì hỏi đi.
Thạch cười cười :
- Nhưng không được chọc quê tao đấy nhé
- Ừ . Tao hứa . Mày hỏi đi.
Thạch kề tai Đoàn hỏi nhỏ :
- Câu hỏi của tao đơn giản lắm . Mày chỉ cho tao biết rằng Quỳnh có chị hay em gái gì không?
Đoàn tròn mắt:
- Chi vậy?
Thạch gãi đầu:
- Tại thấy mày ca tụng Quỳnh quá , tao đâm ngưỡng mộ , nên tao …muốn làm anh em ..cột chèo với mày vậy mà.
Đoàn bật cười :
- À ra vậy ! Hóa ra anh bạn này cũng muốn cưới vợ đây . Nhưng tao cũng báo cho mày hay một tin buồn là Quỳnh của tao , ngoài cô bạn tên Nhã ra thi chẳng còn chị hay em gái gì cả . Cô ấy là con một mà.
- Không có em hay chị gái gì sao ?
- Ừ . Chỉ có một cô bạn , nhưng cô ấy cũng đã có người yêu mất rồi.
Giọng Thạch tiu nghỉu :
- Tao không ngờ tao lại vô duyên đến thế.
Đoàn nheo mắt nhìn Thạch , dưới ánh đèn hắt từ nha ra , gương mặt của Thạch sáng trưng và đôn hậu.
- Gì mà tự ti dữ vậy . Mày trông cũng bảnh bao lắm mà , chẳng lẽ không tìm ra được một người ưng ý hay sao ?
- Người thì có , nhưng mà ưng ý thì chưa , vì những người con gái đến với tao không ai được như Quỳnh . Nói thật nha . Lúc nãy vừa mới gặp cô ấy , tao bị sốc đó mày ạ.
- Sốc cái gì , người yêu của bạn đấy
Thạch cười giòn :
- Vì biết cô ấy là người yêu của mày nên tao thôi , chứ của thằng khác …thì nhất định tao không chịu thua đâu.
Đoàn dứ dứ nắm đấm vào mặt bạn rồi dọa :
- Mày mà léng phéng đền Quỳnh phải bước qua xác chết của tao đấy nhé.
Thạch chấp tay nhìn Đoàn :
- Dạ , tao biết rồi . Tao không dám chơi đại đâu
- Nhưng cũng không được ăn hiếp Quỳnh
- Tao có ăn hiếp cô ấy bao giờ ?
- Chẳng phải lúc nãy , con nhỏ em gái chằn tinh của mày đã nói là đuổi việc Nhã và Quỳnh rồi đó sao ? Tao đã gửi hai cô ấy cho mày , sao mày lại để xảy ra sự việc đó ? Mày có biết gia đình của Quỳnh đang rất cần tiền không?
Thạch chặc lưỡi:
- cái đó không phải lỗi ở tao, vì tao bận quá nên sơ xuất. Vả lại, Cát Lan làm việc ấy hồi nào tao đâu có hay.
- Vậy bây giờ mày tính sao?
- Mai tao còn phải ra Hà Nội dự một cuộc họp hội thoa? nữa . Mốt tao về , tao sẽ gửi giấy mời hai cô ấy đến làm việc lại, chịu chưa?
- Thật không?
- Láo chết !
- Thôi . Không phải thề . Mày nói vậy là tao yên tâm rồi, để lát nữa tao báo cho Quỳnh để cô ấy vui.
Thạch nhìn đồng hồ rồi nhìn Đoàn: - Lát nữa à ? Mày đừng nói với tao là mày bỏ tiệc để đến nhà Quỳnh nha.
Đoàn hít một hơi thuốc rồi cười buồn :
- Tại sao không ? Mày thấy đó , sinh nhật tao mà đâu có ai cần tao. Không có người cần thì mình ở lại cũng thừa. Vả lại , tao cũng muốn đến để an ủi Quỳnh , vì lúc nãy những lời nói của Cát Lan nhất định làm cho cô ấy đau lòng lắm
- Đoàn à ! Cho tao xin lỗi.
Đoàn xua tay :
- Gì chứ ! mày đâu có lỗi gì mà xin. Điều đó chắc cũng là một sắp đặt khác của số phận mà thôi.
Thấy Đoàn có vẻ không vui, Thạch liền lảng sang chuyện khác :
- À ! Lúc nãy tao thấy Quỳnh có tặng quà cho mày . Mày có thể cho tao chiêm ngưỡng với, được không?
- Gì mà phải xin phép dữ vậy, chuyện đó đâu có gì phải giấu giếm . Chờ chút nghe , để tao vào lấy.
Vừa nói Đoàn vừa đừng lên rồi chạy vào nhà . Một lát sau , anh khệ nệ mang món quà Quỳnh tặng ra để lên bàn :
- Khui đi Đoàn . Tao hồi hộp quá.
Đoàn nghe Thạch hối thì bật cười :
- Xem mày còn nôn hơn tao nữa đó
- Tại tao tò mò mà . Mở đi.
Đoàn gật đầu rồi nhẹ nhàng mở lấy gói wà . Khi nắp hộp mở ra , Thạch trầm trồ khi nhìn thấy trong hộp là một đôi giày rất đẹp.
- Trời ! Mốt mới nhất nha mày. Quỳnh thật là sắc sảo đó nhe.
Giọng Đoàn thoáng vẻ tự hào:
- Người yêu của tao mà. Trong trái đất này chỉ có một và duy nhất.
- Thôi đi . Không khiêm tốn chút nào. Nhưng mà nè , giày đẹp thì đẹp thật, nhưng tao nghe nói yêu nhau tặng giày là không nên.
- Không nên? Sao vậy?
- Thì giày để đi mà . Tình yêu mà đi thì …
Đoàn nhìn Thạch bật cười:
- trời đất ! Làm khoa học gì mà mê tín dữ vậy cha . Giày không để đi thì để làm gì? Còn tình yêu của tao và Quỳnh thì không bao giờ thay đổi , trừ phi…
- Trừ phi cái gì?
- Trừ phi tao chết . Vì chỉ có cái chết mới có thể chia cắt tao với Quỳnh mà thôi.
Thạch bụm miệng Đoàn rồi gắt nhẹ :
- Đồ điên! Lớn rồi mà ăn nói tầm bậy . Bộ chuyện chết sống dành cho mày nói chơi sao?
Đoàn cười ngất :
- gì vậy , sợ hả ? Nói vậy chứ tao không dễ chết vậy đâu . Thầy bói nói tao thọ ít nhất là một trăm lẻ năm tuối đó . Chừng ấy , đi đến đâu chắc phải nhờ mày cõng quá.
- Chân của mày, mày tự đi . Mầy một trăm lẻ năm tuổi thì tao cũng vậy, chừng đó thân tao đi một mình không biết có nổi chưa , ở đó mà cõng mày. Nhưng từ này, nhất định mày phải hứa với tao là không được nói đến chuyện chết chóc nữa , nghe chưa ? Không hiểu sao từ ngày mẹ tao chết đi cho đến bây giờ , tao vẫn không thể nào bình tâm được khi nghe hai từ đó.
Đoàn vỗ vai bạn, ôn tồn:
- Tao đùa vậy mà . Thôi, bỏ qua đi . mày đừng buồn nữa ha . Bây giờ mày vào nhà, tiếp tục dự tiệc . Tao đưa mày chìa khóa xe tao , lát nữa tan tiệc mày về . Được hôn?
- Mày để tao vào trong ấy một mình chán lắm.
- Chán cũng phải vào, vì nhiệm vụ của mày là đánh lạc hướng mẹ tao . Tao không cần biết mày làm cách nào , nhưng tao muốn mày phải làm cho mẹ tao tin sự vắng mặt của tao là hợp lý.
Thạch gãi đầu nhăn nhó :
- Trời ơi! tao lo vụ này không nổi đâu . Tao đóng kịch dở ẹc hà.
Đoàn chặc lưỡi:
- Ban đầu chưa quen, nói riết rồi cũng quen thôi . Cái chính là phải có nghĩa khí.
- Nhưng mà …
Ngắt ngang lời Thạch, Đoàn đứng dậy giao cho Thạch hộp giày và chai rượu rồi nói :
- Rượu thì mày uống giùm, nhưng giày thì chỉ được cất giùm chứ không được mang đâu đấy. Nhớ lựa lời nói khéo một chút nha . Ngoan đi sẽ được thưởng.
- Nhưng mà …
- Đã nói là không nhưng mà …Gắng hoàn thành nhiệm vụ vì bạn đi nhé.
Biết không thể chối từ, Thạch đành phài gật đầu:
- Thôi được, chịu hôi thì đành chơi tới …cùi luôn . Phen này để xem giữa tao và thằng cuội …Ai nói “ dzóc “ tài hơn?
Đoàn cười khì:
- Cám ơn nha. Vậy là tao yên tâm rồi.
- Mày đến nhà Quỳnh có lâu không?
- Chưa biết, còn tùy tình hình nữa.
- Vậy mày đi bằng gì?
Đoàn chỉ vào chiếc xe đạp cà tàng dựng sẵn bên góc sân rồi nói :
- Đó. Xe “ lô-ca chân “ . Tiện và không hao xăng , nhưng ô-kê nhất là không gây ồn.
Thạch che miệng :
- Thiếu gia gì mà đi chiếc xe thấy ghê . Xe mày có cho không , ve chai lông vịt cũng chẳng thèm lấy.
- Vậy mà nó có nhiều kỷ niệm cùng tao lắm đầy . Mày biết hôn , Quỳnh yêu tao cũng nhờ nó đó.
- Nhờ nó à? kể nghe đi.
Đoàn nhìn đồng hồ rồi giãy nảy :
- Không được. Tao phải đi. Tao có linh cảm giờ này Quỳnh đang còn ở đâu đó đợi tao.
- Đợi mày giờ này ở ngoài đường cho ma nhát hả . Đồ điên !
Đoàn vừa đến dắt xe, vừa nói:
- Mày chưa yêu nên mày không biết, linh cảm tình yêu là không sai đâu . Thôi , tao đi ha.
Thạch gật nhẹ , rồi ngồi yên nhìn Đoàn thót lên chiếc xe đạp cà tàng để đến chổ Quỳnh mà thấy thương cho bạn . Và rồi , chợt nhớ ra một chuyện , Thạch vội gọi Đoàn:
- Đoàn ! Khoan đi đã.
Nghe tiếng Thạch, Đoàn quay lại:
- Gì vậy? Đổi ý rồi hả?
- Không phải, Trời mới mưa lạnh lắm , lấy áo khoác của tao mà mặc.
Vừa nói Thạch vừa choàng áo của mình lên Đoàn , cử chỉ này của anh , khiến Đoàn cảm động . Biết Đoàn định nói gì , Thạch liền đẩy xe anh lên phía trước rồi nói :
- Đi đi, Quỳnh đang chờ mày đấy.
Đoàn nhìn Thạch lặng yên và rồi sau cúi đầu khẽ khàng . Anh lên xe, đạp nhanh vào màn đêm dằng dặc những sương , nhưng bàng bạc trắng dưới ánh trăng non cong vút…
Còn lại một mình , Thạch mân mê đôi giày Quỳnh tặng cho Đoàn với một cảm giác khó tả. Và rồi, bất chợt trong một thoáng trong tâm trải anh, gương mặt xinh xắn, dịu dàng và đẫm đầy nước mắt của Quỳnh lại hiện ra. Gương mặt ấy lúc thấy thoáng chập chờn. lúc hiện hữu như đang tồn tại quanh anh …
Quỳnh ơi! Cô giống như một đóa hoa mong manh đang đong đưa cùng số phận nghiệt ngã và tôi thì chợt giống như thằng gù vô dụng quanh cô . Cuộc sống đã ban tặng cô cho Đoàn và tôi vẫn chưa là một kẻ ngưỡng mộ muộn màng. Dù một phút chao lòng trong lần gặp mặt đầu tiên , nhưng trong tận thâm tâm tôi , tôi vẫn mong cô và Đoàn hạnh phúc. Nghĩ đến đây, Thạch nghiêng chai uống một hớp rượu, rượu đắng và cay chợt tràn đầy trên lưỡi. Cảm giác yêu đầu đời có giống như vậy hay không?
Len lỏi giữa phố đêm đầy ánh đèn màu, Đoàn cho xe chạy vội vào ngõ hẻm nhà Quỳnh. Con phố vắng tênh, lơ thơ vài ngọn đèn đường vàng vọt , đang né qua một con chó nhỏ hung hăng để rẽ vào ngôi nhà Quỳnh, bất chợp xe của Đoàn cán phải đinh thủng lốp. Nghe tiếng xe xì lốp, Đoàn thở dài rồi quăng xe ngồi bệt xuống đường, bực bội:
- Xui gì mà xui dữ quá vậy . Còn chút xíu đường nữa mà cũng hư cho được.
Đang càu nhàu một mình bất chợt trong tai anh vang lên tiếng xe đạp quen thuộc . Ngẩng vội lên , nhìn về phía phát ra tiếng động , mắt Đoàn chợt sáng lên khi thấy phía đằng kia . Quỳnh cũng đang chầm chậm đạp xe về trên chiếc xe đạp nhỏ nhắn của mình.
- Quỳnh ! Quỳnh ơi ! Anh nè.
Đang suy tư một mình theo vòng bánh xe quay , nghe tiếng Đoàn , Quỳnh ngẩng lên nhìn và thật ngạc nhiên khi thấy anh đang đứng ở trước mặt mình :
- Ủa ! Sao anh lại ở đây?
- Là anh hỏi em mới đúng. Sao bây giờ khuya rồi mà em vẫn còn lang thang ngoài đường thế này?
Bước xuống xe nhẹ nhàng . Quỳnh trả lời Đoàn:
- Lúc nãy Nhã chở em về, nên em ở nhà Nhã trú mưa , cho trời tạnh em mới về đây.
Giọng Đoàn lo âu:
- Em về khuya thế này không an toàn đâu . Lần sau phải nhớ là không được đi một mình trong đêm hom thế này , em biết chưa ?
Giọng Quỳnh nghịch ngợm:
- Nhưng em đâu biết bay? nếu anh không cho em đi , thì anh bảo em phải làm sao để về đến nhà đây?
- Ý của anh muốn là em nên về sớm hơn để tránh nguy hiểm vậy thôi.
Biết Đoàn lo lắng cho mình thật lòng, Quỳnh thôi không đùa nữa , mà hỏi Đoàn thật nghiêm trang:
- Cỏn anh, sao bây giờ anh lại ở đây? Quăng xe giữa đường như vậy, bộ anh không sợ cản trở lưu thông hay sao?
Đoàn nhìn Quỳnh bằng tia mắt yêu thương :
- Anh nhớ em và lo cho em , nên anh đến để tìm em.
- Tìm em à? Vậy còn buổi tiệc sinh nhật của anh thì sao?
- Không có em , buổi tiệc sinh nhật của anh chẳng còn có ý nghĩa gì nữa.
- Nhưng mà em …
Đoàn ngắt ngang lời Quỳnh :
- chẳng phải anh đã từng nói với em là : với anh em quan trọng hơn tất cả đó sao? Lúc nãy em về rồi , anh mới thật sự thấy trống vắng và buồn tênh.
Quỳnh dựng xe rồi đứng nép vào thân của một gốc bàng ven đường mà hỏi nhỏ :
- Chung quanh anh đông nghịt người như vậy , sao gọi là trống vắng được chứ?
- Chỉ cần không có em thì chung quanh anh, cuộc sống chẳng còn chút ý nghĩa nào.
- Anh quan trọng hoá vấn đề rồi đó . Em nhỏ bé và vô nghĩa đối với tất cả mọi người . Còn đối với anh , nếu như còn yêu em thì em sẽ trở thành gánh nặng của cuộc đời anh.
Níu lấy tay Quỳnh ngồi xuống vệ đường , Đoàn vừa nhìn Quỳnh , vừa nói :
- Không phải vậy đâu Quỳnh. Mình yêu nhau đã lâu, lẽ nào em không hiểu rõ được lòng anh? Anh thật sự muốn gắn bó cuộc đời của anh với em , để được cùng em tạo dựng hạnh phúc, mặc kệ cho mọi người đồng ý hay không?
Đưa mắt ngước nhìn Đoàn, Quỳnh không kịp nhận ra sự chân thành toát ra từ tia nhìn của anh, nhưng khi nghĩ đến những trở ngại lớn trong cuộc tình của hai người, Quỳnh lại khẽ thở dài :
- Vô ích thôi, anh à . Anh không thể vì em mà quay lưng chống đối lại mọi người , trong đó có cả người đã sinh thành ra anh.
- Nhưng em vẫn chưa gặp mặt mẹ anh , biết đâu khi gặp nhau sẽ xảy ra kỳ tích thì sao?
- Chẳng phải hôm nay là cơ hội đầu tiên để em gặp mặt mẹ anh đó sao? Nhưng rồi anh thấy đó, cả lòng trời lẫn lòng người đều không muốn cho em có được cơ hội này. Trời thì đổ mưa to, còn người thì ghen ghét . Anh có biết em nhục nhã thế nào khi nghe những lời miệt thị của Cát Lan hay không?
Siết chặt tay Quỳnh trong tay mình, Đoàn nói như rên:
- Anh rất hiểu cảm giác của em lúc đó , và anh thật sự còn đau khổ nhiều hơn cả em.
Quỳnh cúi đầu thật lâu rồi nói chậm :
y là ..hay là anh quên em đi , quên em đi Đoàn à . Em không xứng đáng với anh đâu.
Đoàn cắt ngang lời Quỳnh một cách nóng nảy :
- Em nói được những lời đó , có phải là em đã hết yêu anh rồi không?
- Không , không phải ..
- Không phải là được rồi, anh và em yêu nhau thì không có lý do nào để có thể ngăn cản được tình cảm của hai đứa được.
- Nhưng còn mẹ anh?
- Anh sẽ tìm cách thu xếp cho em gặp mặt bà một lần , để xem giữa hai người có thể dung hoà được với nhau không?
Giọng Quỳnh gấp gáp:
- Nếu như gặp mặt mà chẳng lay chuyển được mẹ anh thì sao?
- Thì anh sẽ tự quyết định chuyện hạnh phúc của đời anh.
- Có nghĩa là …
- Có nghĩa là anh sẽ bỏ đi nơi khác tạo dựng sự nghiệp rồi sẽ trở về để cưới em.
- Bỏ đi ư?
- Ừ . Bỏ đi . tách ra khỏi vòng xoáy của mẹ anh . Anh muốn chứng minh rằng anh đã trưởng thành và anh đủ sáng suốt để làm chủ cuộc đời mình.
- Nhưng anh bỏ đi như thế sẽ khiến mẹ anh đau lòng.
- Chỉ cần điều anh làm là đúng thì anh chẳng còn biết sợ gỉ nữa.
- Bỏ đi rồi anh lấy gì mà sống ? Rồi anh ăn đâu , ở đâu?
Nghe giọng điệu lo lắng của Quỳnh, Đoàn cảm động:
- Em quan tâm đến anh như vậy, sao còn bảo anh quên em? Quỳnh à ! Trọn kiếp này anh xin thề, ngoại trừ cái chết ra, thì không có gì khiến cho anh xa em.
Lấy tay bịt miệng Đoàn một cách vội vàng. Quỳnh xuýt xoa :
- Anh đừng nói bậy được không . Em sợ hai tiếng chết chóc lắm.
Đoàn cười xòa :
- Có gì đâu . Đó là anh ví dụ vậy thôi mà . Anh chỉ muốn cho em tin rằng lòng anh đối với em luôn là sự chân thật.
Quỳnh nhìn Đoàn gật nhanh :
- Tin rồi , em tin rồi . Và em đối với anh cũng vậy.
- Nếu thế , từ nay em đã có thể có thêm sức mạnh để đấu tranh với số phận khắc nghiệt rồi.
- Nhưng em thì khổ lắm , vì em đã là kẻ cướp con trai của mẹ anh . em nghĩ bà sẽ khó lòng mà tha thứ cho em.
Đoàn lắc đầu rồi nói với giọng phấn khởi :
- Chỉ cần anh có một cơ nghiệp to, em là một người vợ tốt và sinh cho anh những đứa con ngoan là đủ. Dần dà, khi mọi thứ đâu vào đấy , nhất định mẹ sẽ thay đổi cách nhìn về chúng ta mà tha lỗi.
- Eo ơi ! Ngày đó chờ lâu lắm đó anh.
- Lâu cũng phải chờ, vì anh tin ngày ấy nhất định sẽ đến.
Nghe được những lời nói của Đoàn, Quỳnh thấy ngọt ngào trong dạ, dù rằng chỉ mấy phút trước đó, cô đang từng ao ước rằng mình sẽ có đủ dũng cảm để chia tay với anh ấy. - Nhưng anh chưa cho em biết là anh sẽ đi đâu và làm gì?
Đoàn nhìn Quỳnh rồi nói với giọng hồ hỡi:
- Anh sẽ đi Đà Lạt. Anh được Thạch giới thiệu làm kiến trúc sư ở đó, nghe nói kiến trúc sư trưởng công trình là bạn của Thạch, anh sẽ đến ở nhà dì của nó để đi làm. Khi nào công việc ổn định, anh sẽ về đón em lên.
- Đón em lên?
- Ừ . Anh định mình sẽ gầy dựng sự nghiệp ở xứ sở thơ mộng đó . Anh muốn con cái mình sẽ lớn lên và thành đạt ở đây.
Nghe Đoàn nói đến đây, giọng Quỳnh chần chừ :
- Có lẽ em ..em không đi được.
- Sao vậy? Sao lại không đi được?
- Vì em còn mẹ em, còn cửa hàng của mẹ. Mẹ em già rồi . Em không thể để bà ở một mình.
Đoàn xua tay:
- Sao lại ở một mình, chúng ta sẽ đưa mẹ đi cùng chứ . Còn cửa hàng thì mình sang lại. Rồi khi lên Đà Lạt. mình sẽ kiếm một cửa hàng khác cho mẹ. Vả lại, anh thấy mẹ cũng già rồi, nên để mẹ Ở nhà nghỉ ngơi, hoặc tìm một công việc gì khác để làm, chứ buôn bán cửa hàng vàng mã như thế, anh sợ lắm.
Quỳnh lắc đầu:
- Không đổi hàng khác được đâu . Ông ngoại em là người Việt gốc Hoa ,ông em làm nghề này theo tính cách cha truyền con nối . Ông em mất đi , thì mẹ em phải đảm đương cửa hàng chứ sao bỏ được ?
- Em đừng nói với anh là em cũng có ý định tiếp nghề của mẹ em nha . Anh sợ ma lắm đó.
Quỳnh bật cười :
- Ma có gì mà sợ chứ . Em chỉ sợ người sống thôi.
- Nhưng đâu có ai bắt buộc em phải theo nghề cũ , phải không?
- Không phải là bắt buộc mà là tự nguyện . Vả lại, em học hành dang dở , đi làm thì bị đuổi việc . Không bám vào cửa hàng để buôn bàn sinh sống thì em còn biết làm gì?
Nghe Quỳnh nói đến đây , Đoàn sáng mắt lên :
- Có phải em có việc làm rồi thì sẽ không bán cửa hàng của mẹ nữa không?
Quỳnh thở dài:
- Có tóc thì ai thích trọc đầu chứ?
- Nếu thế thì em chuẩn bị đi làm lại đi. Thạch hứa là ngày mai sẽ gởi giấy mời em và Nhã đi làm lại đó.
Quỳnh trợn mắt:
- Đi làm lại à?
- Ừ . Giám đốc của em là thằng Thạch, bạn thân của anh đó . Chuyện em và Nhã bị Cát Lan đuổi là chuyện vô tình. Vả lại , lúc đó nó bận đi họp xa nên không hay. Nay nó biết được, nên có hứa với anh là sẽ mời em và Nhã đi làm lại . Chuẩn bị tinh thần đi nhe.
Quỳnh nói vẻ giận dỗi :
- Mai đi làm rồi chừng nào đuổi lại?
- Sẽ không có chuyện đó nữa đâu . Cát Lan không có quyền hạn gì trong công việc làm ăn của nó . Em yên tâm đi.
- Vậy còn anh , chừng nào thì anh đi làm?
Suy nghĩ một lát , Đoàn nói :
- Chủ nhật tới là đến sinh nhật của ba anh. Ba anh không thích tổ chức sinh nhật một cách khoa trương, nên chỉ làm một bữa cơm thân mật ở gia đình thôi. Anh muốn mời em đến nhà anh để dự, được không?
Quỳnh co người sợ hãi:
- Em không dám đâu
- Dũng cảm lên chứ? Phải thử một lần, để biết được những khắc nghiệt của cuộc đời chứ. Em đã hứa với anh là sẽ cố vượt qua những thử thách mà, đúng hôn.
- Nhưng mà em …
- Không cần phải khẩn trương đâu , vì cho dù thái độ của mẹ anh có thế nào đi nữa thì mình vẫn có lối thoát khác mà . Tin anh đi , lần gặp này chính là cơ hội để em chứng tỏ tình yêu chân thành của em đối với anh đó.
- Nhưng em sợ gặp phải những tia nhìn khinh miệt và cả những lời nói sổ sàng như kiếu nói của Cát Lan . Em sợ mình không đủ dũng cảm.
Đoàn lắc đầu rồi ôm lấy vai Quỳnh :
- Hãy vì tình yêu của chúng ta mà trấn áp nỗi lo lắng đang đè nặng trong lòng em. Tuy biết áp lực từ gia đình anh đã tạo cho em sự lơ sợ triền miên, nhưng lúc nào anh cũng ở bên cạnh, anh luôn luôn yêu em và sẽ chia sớt cùng em những nỗi bất hạnh từ mọi phía, em chịu không?
Lặng yên trong vòng tay ấm áp của Đoàn, Quỳnh chợt thấy lòng mình nhẹ hẳn đi . Cảm giác an toàn từ anh truyền sang cho Quỳnh thêm thật nhiều sức mạnh để cô cùng đi với anh xây tiếp hành trình cho tương lai.
- Nhưng anh phải hứa là sẽ ủng hộ em tối đa mới được . Hồi ba em còn sống, ba em thường bảo em nhát như thỏ đế.
Đoàn cười nhẹ:
- Để bảo vệ tình yêu chân chính, thì dù cho em có nhát như thỏ đi nữa , anh cũng vẫn tin rằng em không thể đứng yên mà nhìn chuyện của mình dang dở, đúng không?
Giọng Quỳnh đùa vui:
- Nhưng nếu mẹ anh thuê xã hội đen thì em thua đó nha.
- Làm gì có, dù gì mẹ anh cũng là phật tử mà.
- Là phật tử sao mẹ anh không có trái tim nhân đạo của bồ tát?
- Vì mẹ anh là người mà . Nhân vô thập toàn mà, đúng hôn?
Quỳnh không trả lời mà chỉ khục khặc ho. Nghe tiếng Quỳnh ho, Đoàn mới chợt nhăn mặt thời tiết bên ngoài thật lạnh. Cởi vội chiếc áo choàng của Thạch đưa khi nãy. Đoàn khoác nhanh vào người Quỳnh một cách ân cần:
- Em lạnh phải không? Anh vô ý quá
Choàng khích chiếc áo vào người, Quỳnh nói với Đoàn :
- Mình về đi anh, khuya wá rồi. Em sợ mẹ sẽ trông.
- Nhưng anh thích ngồi bên cạnh em cho đến sáng.
- Không được đâu, ngồi ngoài đường như vậy suốt đêm , người ta tưởng mình là trộm chờ thời thì tiêu . Với lại, em lạnh quá . Có lẽ dầm mưa lúc nãy, em bị cảm rồi cũng nên.
Nghe Quỳnh nói vậy, Đoàn lính quýnh:
- Em bệnh hả? Có cần anh đưa em đi bác sĩ không?
- Không đâu . Em chỉ cần về nhà, chui vô mền là xong . Với lại khuya rồi , anh cũng nên về nghỉ ngơi đi để mai còn phải đi làm.
Đoàn nháy mắt :
- Em đuổi anh phải hôn?
Quỳnh nhìn Đoàn lắc đầu :
- Không phải . Nhưng chúng ta không nên tùy tiện quá , người ta cười . Anh về đi , ngày mai rảnh rỗi lại gặp mà.
Đoàn nghe vậy nhưng trong lòng vẫn buồn, vì anh không thích phải rời xa người mình yêu trong lúc này :
- Quỳnh à ! Cho anh ngồi một chút nữa đi.
Quỳnh nhìn đồng hồ rồi lắc đầu:
- Không được. Hơn một giờ rồi, mình phải về nhà thôi . Xe anh hư thì để lại nhà em rồi lấy xe em mà về , biết chưa?
- Em nhất định bắt anh phải về à?
- Ừ . Phải về.
Đoàn ngần ngừ:
- Vậy . Phải cho anh hôn …anh mới chịu về.
- Ra điều kiện với em hả?
- Không phải . Tại anh nhớ em . Không hôn em một cái , tối nay anh không ngủ được. Đò mặt vì những lời tình tứ của Đoàn , Quỳnh ngẩng lên nhìn anh rồi khẽ gật . Dưới ánh trăng non vằng vặc và trong đêm yên ắng thanh bình, gương mặt Quỳnh ngời lên trong sáng. Đoàn ân cần đặt lên đôi môi xinh xắn của Quỳnh một nụ hôn tình yêu ngọt ngào. Và lạ kỳ thay, sau nụ hôn ấy, họ như được tiếp thêm nhiều sức mạnh.
Chương 4
Đang loay hoay dọn dẹp chỗ hàng vừa mới bán xong thì bà Tần chợt nghe tiếng chân người xào xáo ở phía sau lưng. Tưởng có khách, bà vụt đứng dậy với ý định chào mời thì nhận ra những người mới đến không ai khác hơn là bà Cát Tường, cùng đám đàn em mặt mày dữ dằn, nanh nọc . Sa sầm nét mặt, bà Tần thụt lùi lại một bước rồi nhìn bà Cát Tường, hỏi nhanh:
- Các người đến đây làm gì?
Nhếch một nụ cười nửa miệng trên đôi môi tô son thâm sì, bà Cát Tường giọng the thé:
- Bà hỏi nghe lạ , tụi tui đền đây đòi tiền chứ còn làm gì nữa? Số tiền của bà nợ tôi nay đã lên nhiều quá rồi , tôi không thể ngồi ở nhà chờ bà được nữa.
Giọng bà Tần bối rối :
- Số tiền đó ..số tiền đó tôi chưa có . Bà thông cảm cho tôi đến cuối năm , tôi sẽ cố gắng hoàn trả lại cho bà.
Bà Cát Tường xua tay :
- Bà nói nghe dễ quá . Đầu năm thì hẹn cuối năm , cuối năm lại hẹn đầu năm. Bà làm như tiền của tôi không có lổ xỏ vậy.
- Năm nay tôi buôn bán ế ẩm quá , phần con gái tôi cứ bị thất nghiệp hoài nên gia đình tôi túng lắm . Bà cố gắng thông cảm cho tôi , để tôi có thời gian kiếm tiền trả bà.
Bà Cát Tường ngắt ngang lời bà Tần một cách bực dọc :
- Đừng có hẹn nữa, tôi không phải con nít đâu mà bà hòng qua mặt tôi. Tiền của tôi là tiền sống chết chứ đâu phải tiền dư tiền mục . Vả lại, tiền bà thiếu tôi nay đã tới con số năm mươi triệu rồi , bây giờ không lo trả thì đến bao giờ mới trả.
Bà Tần tái mặt nhìn bà Cát Tường :
- Cái gì? Bà nói nợ nào lên đến năm mươi triệu ? Tôi chỉ mượn bà có ba mươi triệu thôi mà.
Bà Cát Tường kéo chiếc ghế trong cửa hàng rồi quát lớn :
- Bà điên quá ! Bà mượn ba mươi triệu rồi ba mươi triệu này nó nằm im chờ đến khi bà trả chắc? Hồi bà mượn tiền, tôi đã từng nói là tiền của tôi ăn bạc ba mươi , bộ bà quên ha? Ba chục triệu, một ngày là bao nhiêu lời, một tháng đẻ bao nhiêu lãi. Rồi một năm là bao nhiêu? Đó là tôi đã bỏ bớt cho bà lãi đúng của mười triệu bà mượn sau đó rồi, chứ nếu không, đã là năm mươi mấy triệu chứ chẳng chơi.
Bà Tần ngồi phệt xuống nhà, giọng ấm ức:
- Nói là nói ba mươi triệu, chứ năm kia tôi mượn bà chỉ có mười tám triệu thôi . Số tiền đó tôi muốn để trả cho những người tôi đã mượn để lo cho chồng tôi. Vậy mà năm nay, vừa rồi bà nói với tôi là tối thiếu bà ba mươi triệu. Còn bây giờ, bà phù phép thế nào mà số tiền đó lại lên năm mươi triệu? Tiền lời kể đến hai mươi triệu như vậy thì tôi lấy đâu mà trả cho bà?
Bà Cát Tường trừng mặt :
- Kể cái gì? Tiền lời không đóng , vốn không trả mà còn nói kể này kể nọ nữa hả? Có phải là bà muốn nói ngang để xù tiền của tôi không?
Bà Tần lắc đầu giọng đau khổ :
- Không phải là tôi xù, nhưng hoàn cảnh tôi khó khăn , tôi chỉ mong bà nương tay giùm tôi một chút.
- Miễn đi ! Tiền thì đếm đủ, lúa thì đong đầy, không ai dư hơi mà nương tay cho người khác. Tiền của tôi là tiền chạy, nên càng để thì càng lên , bà không lo trả sớm thì liệu hồn.
- Tôi đã nói là tôi trả . Nhưng nhiều như vậy, bà bảo tôi phải chạy ở đâu ra để trả cho bà bây giờ đây chứ? Hay là bà thư thả để đến cuối năm.
Đập tay lên bàn cái rầm , bà Cát Tường quát lớn:
- Không cuối năm , đầu năm gì hết. Số tiền đó bà phải trả ngay , còn không trả thì tôi sẽ xiết nhà để trừ nợ.
Nhìn thái độ dữ dằn của bà Cát Tường , bà Tần úa nước mắt :
- Tôi xin bà, bà đừng có nói như vậy. Bà lấy nhà thì mẹ con rồi biết sống ở đâu?
- Sống ở đâu thì kệ mấy người. Nhưng tiền thiều tôi thì phải trả , chứ nếu không thì tôi không để yên đâu.
- Bà Cát Tường ! Tôi xin bà, bà cho tôi một thời gian để tôi tìm cách trả cho bà . Chứ giờ đang buôn bán ế ẩm như vậy , tôi thật sự không thể nào có tiền để trả cho bà được.
- Không có tiền thì giao nhà , dễ thôi.
Giữa lúc bà Tần đang tuyệt vọng thì Quỳnh chở Nhã đến. Vừa dừng xe ở trước cửa, nghe câu nói của bà Cát Tường . Quỳnh vội hỏi mẹ thật nhanh:
- Có chuyện gì vậy mẹ. Bà ấy nói giao tiền, giao nhà cho ai vậy mẹ?
Bà Tần sợ Quỳnh biết chuyện nên vội nói lảng đi:
- Bà ấy nhờ mẹ mua giùm nhà cho bà ấy đó mà.
Quỳnh nhìn bà Cát Tường rồi nhìn mẹ, giọng cô đầy vẻ nghi ngờ :
- Mua giùm nhà à? Con thấy không giống đâu. Mẹ! Hình như có chuyện gì mẹ giấu con, phải không?
Bà Tần lau nước mắt rồi nhìn Quỳnh:
- không có gì cả đâu. Còn và Nhã về đi , chút nữa mang cơm ra cho mẹ.
Nhã chăm chú quan sát bà Cát Tường rồi ngạc nhiên hỏi :
- Bác khóc hả? Con thấy mặt của bác đỏ hết rồi.
Bối rối vì không giấu được , bà Tần liền xua tay :
- Khóc đâu mà khóc. Tại bác đau mắt đỏ mà.
Thấy bà Tần cố giấu quanh co, bà Cát Tường liền lên tiếng :
- Thôi, giấu làm gì, cho tụi nó biết đi, để tụi nó còn nghĩ cách giúp cho bà nữa. Ôm một mình trong lòng, coi chừng có ngày nhảy lầu đó nghe.
Thấp thỏm vì thái độ của mẹ, lại thấy vẻ mặt ngông nghênh của bà Cát Tường , Quỳnh liền nhìn bà rồi hỏi :
- Xin lỗi , bà là ai? bà đến đây để mua hàng hay có việc gì không?
Bà Cát Tường nhìn xuống mớ giấy tiền vàng bạc rồi nhảy nhỏm lên:
- Bậy bạ quá! Nhà tôi có ai cần ba cái này đâu mà mua chứ. Tôi đến đây để đòi nợ mẹ cô thôi.
Lơ mơ hiểu được phần nào câu chuyện , Quỳnh hỏi bà Cát Tường , giọng gấp gáp:
- Mẹ tôi nợ bà à? Nợ bao nhiêu?
Bà Cát Tường hất mặt về phía bà Tần :
- Cô cứ hỏi mẹ cô đó.
Chụp lầy tay mẹ , Quỳnh hỏi dồn :
- Mẹ ! Mẹ nợ bà ta à ? mẹ nợ bao nhiêu vậy?
- Mẹ ..mẹ ..
- Mẹ ! Con van mẹ , mẹ nói đi. Mẹ nợ bà ta bao nhiêu?
Đưa đôi mắt đẫm lệ nhìn con, bà Tần nói bằng giọng uất ức:
- Mẹ nợ ..nợ năm mươi triệu …
Nghe những lời nói này của mẹ , Quỳnh hoảng hốt, lắp bắp :
- Mẹ nói ..bao nhiêu?
Vừa gục mắt khóc nức nở, bà Tần vừa nói :
- Mẹ thiếu bà ấy vừa tiền góp, vừa tiền lời là năm mươi triệu.
Nghe thấy con số tiền nợ lên đến năm mươi triệu , Quỳnh tái mặt ngồi phệt xuống đất . Nhã thấy vậy , liền chạy đến đỡ cô dậy :
- Quỳnh ! Mày bình tĩnh lại đi , chuyện gì cũng có cách giải quyết hết mà.
Quỳnh ôm lấy Nhã , bật khóc :
- Giải quyết à? Mày bảo tao làm sao giải quyết đây ? Năm mươi triệu đó Nhã.
Biết được tâm trạng của Quỳnh , Nhã tìm cách trấn an :
- Từ từ rồi tìm cách mà . Chứ mày và bác gái khóc như vậy cũng đâu có giải quyết được gì?
Quỳnh giẫm chân khổ sở:
- Còn cách nào nữa đây? Tao biết tìm ở đâu ra số tiền đó để trả cho người ta bây giờ?
Thấy Quỳnh dằn vặt, đau lòng, bà Tần khóc ngất :
- Quỳnh ơi! Me xin lỗi con. Mẹ hại con rồi , Quỳnh ơi.
Nhìn vẻ mặt đau khổ của mẹ, Quỳnh ôm lấy mẹ vào lòng rồi cùng khóc với bà :
- Mẹ Ơi ! sao lại thế này hở mẹ? Tại sao mẹ lại thiếu người ta món nợ quá lớn đến vậy? Con biết tìm ở đâu ra số tiền đó để giúp mẹ bây giờ.
Thấy cảnh hai mẹ con Quỳnh ôm nhau khóc , bà Tường hứ dài rồi nói giọng đanh:
- Khóc, khóc đủ chưa? nếu mày người khóc mà té được ra tiền thì khóc, còn bằng không thì lo tìm cách kiếm tiền trã tôi , chứ nếu không thì ra đường mà ở.
Nghe giọng điệu của bà Cát Tường , Nhã nóng mặt chen vào :
- Nè bà kia! Bà có tim không vậy? Người ta khổ sở thế kia mà sao bà dửng dưng được hở. Thiếu nợ thôi mà, chừng nào người ta có thì người ta trả chứ.
Bà Càt Tường cười gàn :
- Chừng nào có thì trả hả? Nói dễ nghe quá ha. Ê, mày ! Mày là con nào mà ăn nói mắc cười vậy? Mày có ngon thì mày lặp lại lần nữa coi.
- Bà dữ dằn như thế thì có lợi gì không chứ? Bộ bà tưởng có bộ dạng giống chằn tinh như vậy thì muốn ăn hiếp ai cũng được à ? Tôi không có sợ đâu , nợ nần không trả được thì phải thư thả cho người ta , chứ ép người ta như vậy, bộ muốn lấy mạng hay sao?
- Ừ đó. Tao lấy mạng nó đó, nếu lấy mạng hai mẹ con nó mà chưa đủ tiền cho tao thì tao thịt mày nữa, có được không? Thiếu nợ thì phải trả, đó là quy luật , biết chưa?
- Quy luật gì thì tôi kô biết, nhưng cái kiểu ăn lời cắt cổ như bà thì không khá đâu . Chuyện gì cũng phải nói đến luật pháp, bà tới đây đe dọa lấy mạng người ta , bộ bà tưởng tôi không dám báo công an sao?
Bà Cát Tường chống nạnh xáp tới:
- Nè ! Mày ăn nói ngang ngược vậy, coi chừng ăn bạt tai nghe con. Mày tưởng đem công an ra hù tao là tao sợ hả? Tao thách mày đi kêu công an đó , kêu mấy ổng tới bắt hai mẹ con nhà này cho tao, đố ăn cướp.
Thấy Nhã vì bênh mình mà gây hấn với bà Cát Tường, Quỳnh bèn đến can ngăn:
- Nhã à ! Thôi đi, chuyện này để tao lo, mày qua chăm sóc cho mẹ tao giùm đi.
- Nhưng cái giọng của bả khó nghe quá. Cái bọn hút máu người này, hiền quá nó ăn hiếp . mày cứ để tao báo công an rồi tới đâu thì tới.
Nhìn vẻ mặt đằng đằng sát khí của bọn đàn em bà Cát Tường , Quỳnh đành dịu giọng bấm Nhã :
- Mày thôi đi , bây giờ làm lớn chuyện thì không có lợi đâu . Cứ để đó cho tao.
Nhã nhìn Quỳnh vẻ lo lắng :
- Mày liệu có được không đó ? Tụi này không dễ nuốt đâu nghe.
Quỳnh cười buồn :
- Mình có đánh lộn đâu mà sợ không đánh lại , tao chỉ muốn nói phải trái với họ thôi.
- Phải trái à ? Tụi nó chịu nghe mới là chuyện lạ đó . Mày xem đi , mặt đứa nào đứa nấy giống y như cái tô lạnh , chỉ nhìn thôi đã muốn đắp mền rồi , ở đó mà nó chịu nghe mày nói phải trái. Muốn chắc ăn cứ kêu công an tới là xong.
Quỳnh lắc đầu :
- Giờ là mẹ tao thiếu nợ người ta, tao đâu thể làm lớn chuyện được chứ . Mày cứ để tao nói chuyện với họ đàng hoàng, nếu như ho không nghe , hoặc kiếm cớ hành hung thì mình mới nhờ đến chính quyền can thiệp.
- Nhưng mà tao lo cho mày…
- Tao không sao đâu. Mày lo giùm mẹ tao đi, tao thấy sắc mặt của mẹ tao kém quá.
Nhìn lại chỗ ba Tần, thấy vẻ bờ phờ nhọc mệt của bà, Nhã đành phải gật đầu :
- Ừ. Mày muốn làm thì làm đi , có tao ủng hộ mày. Nếu tụi nó làm tới, cứ chơi tới …cùi luôn cho tao.
Nãy giờ nghe Quỳnh và Nhã rù rì , bà Cát Tường bực dọc hét to :
- Nè ! Nói đủ chưa vậy . Nói đủ rồi thì trả tiền cho tôi , để tôi còn về . Tôi không rảnh đâu để ngồi nghe mấy người tâm sự đâu nha.
Vừa đẩy Nhã đến chỗ mẹ , Quỳnh vừa đến gần bà Cát Tường , nhỏ nhẹ:
- Thưa bà, chuyện mẹ tôi thiếu nợ bà nay tôi mới được biết . Thôi thì vì hoàn cảnh gia đình khó khăn bà có thể thư thả cho tôi một thời gian được không?
Bà Cát Tường “ hừ” dài rồi xua tay :
- Thời gian hả ? Không được đâu . Tôi không có dư thời gian để cho mấy người . Mẹ nào con nấy , hễ gặp mặt là hẹn lần , hẹn lựa. Nè , nói cho cô biết nghe không trả tiền cho tôi thì không có yên đâu.
- Tôi không có nói là sẽ không trả tiền cho bà . Nhưng số tiền đó lớn quá, bảo phải trả ngay thì tôi lấy gì mà trả chứ ?
- Không có tiền thì giao nhà và cửa hàng này cho tôi là xong.
- Không được . Đây là tài sản của chúng tôi , tôi không cho phép bà lấy nó để cấn nợ.
Bà Cát Tường cười nửa miệng , rồi lấy trong túi ra một xấp giấy tờ dứ dứ trước mắt Quỳnh :
- Tôi không lấy , mà chính mẹ cô đưa cho tôi khi mượn nợ . Trong giấy nợ, bà ấy có ghi rõ ràng khi nào bà ấy không có khả năng trả nợ cho tôi thì bà ấy sẽ giao nhà và cửa hàng để trừ nợ.
Quỳnh mím môi lắc đầu :
- không . Tôi không tin . Mẹ tôi không thể nào làm như vậy.
Quăng xấp giấy xuống đất , giọng bà Cát Tường đầy vẻ đắc thắng :
- Nè , không tin thì cứ coi đi . Giấy trắng mực đen , chứ đâu phải tôi đặt chuyện.
Chần chừ nhìn xấp giấy tờ dưới đất , Quỳnh đau khổ nhìn mẹ . Trong ánh mắt cô lúc này chứa đầy sự trách móc, phẫn nộ và có cả sự bi ai :
- Sao? Coi đi chứ . Giấy tờ đó là do tôi photo, bản gốc tôi để ở nhà , cô coi đi rồi chuẩn bị tinh thần giao tài sản lại cho tôi.
Quắc đôi mắt căm hờn nhìn bà Cát Tường , Quỳnh uất ức đến nghẹn lời:
- Đưa mẹ tôi vào tròng , có phải là thủ đoạn của các người không ?
Bà Cát Tường cười nửa miệng :
- Mấy người đưa tôi vào tròng thì có , tiền của người ta thì biết lấy biết xài đến chừng trả tiền thì hẹn lần hẹn lựa . Cũng may , tôi còn giữ được của mấy người tờ giấy để làm chân chứ nếu không , giờ này , tôi có muốn sống chắc cũng không sống nổi.
- Nhưng theo lời mẹ tôi , mẹ tôi chỉ mượn của bà mười tám triệu đồng , tại sao bây giờ lại lên đến năm mươi triệu ?
- Cô nói nghe hay , Tiền của toi là tiền đẻ ngày, đẻ tháng , đẻ năm, chứ đâu phải tiền chùa . Mười tám triệu mà lên năm mươi triệu là còn nhân đạo lắm đó.
Nhã nghe đến đây thì tức tối lên tiếng :
- Nhân đạo hả . Nhân đạo của chó sói , của lũ quỷ hút máu người thì đúng hơn. Mười tám triệu thành năm mươi triệu , sao không đi cướp luôn.
Chỉ tay vào Nhã , bà Cát Tường xỉ vả :
- Nè, con kia ! Nãy giờ mày chửi tao nhiều rồi nha , mày có tin tao tát mày gẫy răng hông? Tiền của tao chứ phải tiền của mày đâu mà mày xót?
Rồi quay wa Quỳnh , bà ta nói tiếp :
- Thôi . Nói cũng nhiều, bây giờ có tình cho tôi đi , để tôi còn về lo công chuyện nữa.
Quỳnh buồn bã thở dài:
- Bây giờ bà bảo tôi phải trả mạng cho bà chắc dễ hơn là trả tiền đó . Nếu bà không đồng ý cho tôi khuất lại thì tôi giao mạng tôi cho bà đó, bà muốn chém hay giết gì cũng được.
Lặng lẽ ngắm Quỳnh một hồi , bà Cát Tường cười khẩy :
- Mạng hả , tôi cần gì phải lấy mạng cô cho uổng chứ ? Xinh đẹp như vầy thì thiếu gì cách để kiếm tiền.
- Bà muốn nói …
- Ý của tôi là con gái các cô có cái vốn tự có quý đền ngàn vàng , nếu biết cách khai thác thì tiền tự nhiên chui vào tới ào ào hà …
Lúc này , bà Tần nghe bà Cát Tường nói vậy thì giận dữ hét lớn :
- Bà im đi ! Bà không được xúc phạm đến con gái tôi.
- Bà nói lạ ! Câu nào của tôi xúc phạm đến cô ấy chứ? Con gái của bà có sắc thì tôi chỉ cách cho để cô ấy kiếm tiền thôi mà . Bây giờ , con gái người ta đi bán bia ôm, làm gái nhảy rần rần, khoẻ re mà tiền thì rủng rỉnh đầy túi.
- Nhưng con gái tôi là con nhà gia giáo, nghèo nhưng có tư cách , đạo đức.
Bà Cát Tường bĩu môi:
- Nghèo mà làm phách. Thời buổi này, đứa nào có tiền thì tự khắc có tư cách đạo đức ngay. Còn không có tiền hả, nhân phẩm chỉ để quăng vào sọt rác mà thôi.
Run rẩy trước những lời nói của bà Tường, bà Tấn tím mặt thở dốc:
- Bà không được nói nữa. Tiền của bà …de do toi tra ..không lien quan gi den con toi ca.
- Bà trả hả? Bà lấy gì mà trả đây? Phải nói cácd để con mình tìm phương mà cứu giúp chứ . Tôi có mấy người Đài Loàn muốn lấy vợ Việt Nam nhận lời là nó đưa năm ngàn USĐoàn để làm đám cưới liền . Bà trả tôi tiền nợ còn bao nhiêu thì để làm vốn buôn bán không sướng hả? Có con trai bây giờ cũng chẳng quý bằng con gái đâu , ưng một thằng chồng Việt kiều , hay ngoại kiều gì đó là đời lên hương ngay.
Càng nghe những lời nói của bà Cát Tường , cơn giận càng lúc càng bộc phát dữ dội, cộng thêm với sự hối hận giày vò , tai của bà Tần bỗng chốc ù lên, mắt hoa và tay chân lả dần đi . Thấy mẹ tự dưng tím ngắt và ngất xỉu, Quỳnh hoảng hốt hét lên :
- Mẹ! Mẹ Ơi! Mẹ làm sao vậy?
Mặc cho Quỳnh lay gọi , bà Tần càng lúc như càng mềm đi trên tay cô . Thấy vậy , Nhã quýnh quáng hỏi Quỳnh :
- bác ngất rồi , thấy khó thở lắm , mày chạy ra kêu xe đi , cần phải cấp cứu ngay mới được.
Quỳnh gật rồi hấp tấp chạy đi , còn lại một mình bà Tần . Nhã quắc mắt nhìn bà Cát Tường :
- Các người ép người ta đến chết rồi . Quân giết người !
Thấy tình trạng bà Tần như vậy , bà Cát Tường vội đứng lên :
- Cái gì mà ép chứ ? Cô nói khó nghe quá . Thôi , tôi về đây . Ít bữa nữa bả hết bệnh rồi tôi qua tính luôn một thể.
- Bà sấp lấy được một mạng rồi, sao không ráng ở lại chờ. Người ta đã hết lời năn nì mà còn làm khó dễ. Nếu bà ấy có mệnh hệ nào, tôi nhất định làm nhân chứng chỉ tội bà đó.
- Tội gì chứ? Thiếu nợ thì tôi đòi nợ chứ tôi có giết bà đâu. Có nhiều chuyện quá. Nhưng nè, nói gì thì nói, rảnh rỗi cô nhớ nhắc cô Quỳnh mấy mối người Đài Loan của tôi nha.
Nghe đến đây , Nhã hét lớn:
- Đồ vô nhân đạo ! Mấy thằng Đài Loan gì đó bà đem về cưới cho con gái bà đi. Mẹ một người, con một người, tha hồ sướng . Còn tụi tôi nghèo quá, thấy sống không nổi thì treo cổ chết, chứ không chịu nhục được đâu, biết chưa?
Thấy vẻ mặt của Nhã đằng đằng sát khí, lại thấy tình trạng nguy hiểm của bà Tần, bà Cát Tường lặng lẽ rút lui vì thấy ở lại cũng không có lợi. Lúc này Quỳnh cũng vừa kêu được xe, cô hấp tấp đỡ mẹ lên rồi ôm lấy bà. Nhã giục Quỳnh, sau khi dúi vào túi cô một ít tiền:
- Mày chớ bác đi cấp cứu ngay , để tao dọn cửa hàng rồi tao lên sau, nhớ nói là bác bị tim nghe . Đi đi , nhanh lên , kẻo không kịp.
Quỳnh gật đầu , ứa nước mắt rồi hối bác tài xế chạy nhanh nhanh . Nhã đứng nhìn theo phía sau lưng cô , cho đến khi họ khuất ở cuối con đường rồi mới thở dài mà quay trở vào trong . Loay hoay dọn dẹp một hồi , Nhã cũng đóng được cửa tiệm . Nhưng đến khi cô sửa soạn bóp ổ khóa , thì ở trong tiệm vang tiếng ngã đổ ầm ầm . Lật đật mở cửa ra , cô mới thấy một hình nhân bằng giấy bị rơi xuống đất . Vội vã bước đến để dựng nó lên , bất chợt nhìn thấy gương mặt của hình nhân , Nhã hoảng hốt hét lớn. Thì ra , khi bị ngã , vô tình nó lại ngã vào lon sơn màu đỏ đang mở nắp để kế bên, vì vậy sơn đã bắn lên đầy mặt hình nhân và chạy dài theo ngực áo . Màu sơn đỏ , tự dưng giống như màu máu, phủ lên trên hình nhân và bắn cả vào những tờ giấy vàng bạc quanh đó tạo thành một khung cảnh rợn người …Run rẩy, thụt lùi ra, Nhã cố trấn tĩnh mình để không phải sợ hại, Nhưng chẳng hiểu sao khi ra được đến ngoài thì cái cảm giác ớn lạnh ấy cũng không hề rời ra cô được.
Hấp tấp chạy vội qua mấy dãy hành lang đầy ắp người, Đoàn mới tìm được nơi bà Tần nằm. Thấy Quỳnh ngồi một bên nắm lấy tay mẹ một cách âu lo , Đoàn vội bước đến :
- bác gái sao rồi Quỳnh?
Nghe tiếng Đoàn , Quỳng ngẩng lên ứa nước mắt :
- Mẹ em bị tim nặng lắm . Bác sĩ nói mẹ em bị tim đã lâu , nay gặp sự âu lo triền miên và cú sốc hôm qua nên mẹ rất yếu.
- Bác vẫn còn mê man sao?
Quỳnh gật đầu :
- Dạ . Vào đây nãy giờ vẫn chưa tỉnh , em lo quá.
Đặt gói quà lên bàn , Đoàn kéo ghế ngồi xuống cạnh Quỳnh rồi hỏi :
- Chuyện gì xảy ra vậy em ? Sao bác lại ra nông nổi này ?
Quỳnh cúi đầu nói nhỏ :
- Mẹ em thiếu nợ người ta , nên người ta đến làm dữ . Phần thì lo tiền phần thì hối hận , lại thêm lo cho em nên mẹ mới bị lên con đau tim như vậy.
- Sao lại lo cho em ? em thì có dính dáng gì đến số nợ này ?
- Hôm wa bà Cát Tường bảo sẽ chỉ cho em cách để trả nợ cho mẹ . Nghe xong , mẹ giận đến tím người.
- Trả nợ thay à ? Cách gì vậy ?
- Nhận lời để lấy chồng Đài Loan . Chỉ cần em bằng lòng thì mẹ em có tiền trả nợ và còn một số vốn để làm ăn.
Giọng Đoàn gay gắt :
- Nếu mẹ em bằng lòng thì có khác gì bán con ? Mà nếu bán như vậy thì thà giết em chết đi còn hơn.
- Đương nhiên rồi . Cũng chính vì không thể kềm chế được sự giận dữ nên bệnh mẹ em mới tái phát như vậy.
Nghẹ giọng than thở của Quỳnh , Đoàn chợt thấy đồng cảm với cô , và trên hơn hết chính là ước mơ được cùng cô đồng cảm , cộng khổ.
- Quỳnh ơi ! em cũng đừng buồn , dù sao chuyện đã lỡ , bây giờ còn có cách là phải giải quyết thôi.
- Giải quyết à? Anh nói nghe dễ, năm mươi triệu chứ đâu phải ít , nếu dễ giải quyết thì mẹ em và em đâu lâm vào cảnh này ?
Nghe Quỳnh nói đến đây , Đoàn trợn mắt nhìn cô :
- cái gì? Em nói sao? Tiền mẹ em nợ lên đến số ấy à ? Vậy là em khổ rồi , Quỳnh ơi.
Quỳnh cúi đầu nghẹn ngào:
- Người ta đòi lấy nhà và cửa tiệm để cấn nợ, nhưng nếu giao hết cho họ thì mẹ con em sống ở đâu và sống bằng gì bây giờ?
- Chuyện nhà cửa thì không lo, nhưng cửa tiệm là của từ đường , làm sao có thể giao cho người ta được?
- Nếu không giao cho người ta thì mẹ em làm sao sống yên được ? em dự định kêu bán nhà và sang tiệm để trả nợ , sau đó em đi thuê một căn nhà nhỏ để mẹ em sống ở đó qua ngày , chờ một thời gian , em dành dụm đủ tiền sẽ mở cho mẹ em một căn tiệm nho nhỏ để mẹ em buôn bán.
- Anh nghĩ bác sẽ không bằng lòng đâu . Vì nếu cách giải quyết ấy là thượng sách thì bác đã không để xảy ra chuyện lớn như ngày nay.
- Dù cho bây giờ chuyện ấy là thượng sách hay hạ sách gì đi nữa thì em cũng phải làm, vì em thật sự chẳng còn con đường nào khác để chọn.
- Mình có thể tìm cách điều đình với người ta mà.
- Điều đình sao được? Số tiền đó đã được ghi nhận và bà Tường cũng đã giữ luôn giấy tờ nhà và cửa tiệm rồi. Bây giờ mà không bán để trả thì em còn cách gì nữa?
- Bà Tường à? Bà Tường là ai vậy?
- Em nghe mẹ em gọi là bà Cát Tường, nhà ở Chợ Lớn, chuyên cho vay nặng lãi . Bà ta có một đám em út dữ dằn lắm. không trả nợ cho bả, dể gì bả tha.
Nghe Quỳnh nói đến đây , Đoàn trợn mắt nhìn cô:
- Sao ,em nói mẹ em thiếu nợ bà Cát Tường ư?
- Ừ , là bà ấy . Bộ anh có quen à?
- Bà Cát Tường là mẹ kế của Thạch , và là mẹ ruột của Cát Lan đấy.
Quỳnh nghe Đoàn nói vậy thì gật gù:
- Hèn gì, rau nào sâu nấy, mẹ dữ như chằn làm sao con hiền cho được. Nhưng mà em càng nghĩ càng tức , chẳng hiểu kiếp trước em có nợ nần gì họ, mà kiếp này phải gánh cái nạn từ mẹ con họ lớn như vậy.
Đoàn bật cười rồi xoa tay:
- Làm gì mà có kiếp trước kiếp sau chứ . Chuyện gì cũng có nguyên nhân rồi mới có kết quả thôi . Chỉ tại không may cho mẹ em , mượn ai không mượn lại đi mượn bà ta , bà ấy là quỷ hút máu đó.
Giọng Quỳnh chua chát :
- Nghe nói có người rất được con gái bà ấy ái mộ lắm mà . Sắp làm con rể người ta mà nói xấu mẹ vợ như vậy , coi bộ không nên à nha.
Đoàn nghe đến đây thì xua tay :
- Chuyện vậy mà cũng giỡn cho được . Em nói ai là con rể và mẹ vợ chứ ? Anh không thích kiểu đùa đó đâu . Anh yêu em thì cả cuộc đời này của anh chỉ dành cho em thôi , em hiểu chưa ?
Thấy Đoàn nói với vẻ giận dỗi , Quỳnh bật cười :
- Em đùa chút vậy mà . Không đùa thì làm sao hiểu được lòng anh ? Và không đùa thì em cũng không biết làm sao để sống cho nổi đây nữa.
- Sống không nổi thì cũng không nên đùa kiểu ấy , vì anh thấy đau lòng khi thấy em luôn nghi ngờ anh . Với anh , Cát Lan chỉ là một con " zero " to tướng , em biết không ?
- Thôi thôi , em biết rồi mà . Giờ phút này , nghe được những lời đó của anh là em đã thấy vui rồi , Nhưng nói gì thì nói , em cũng phải cấp tốc tiến hành chuyện này thôi.
- Em không hỏi qua ý kiến của mẹ em sao ?
Quỳnh nhìn mẹ ứa nước mắt :
- Mẹ em sẽ rất đau lòng khi em hỏi mẹ điều ấy . Chi bằng làm cái sự đã rồi , để mẹ em không còn cách để mà từ chối . Sau này , khi mọi việc đâu vào đấy thì mẹ dù có biết cũng đã qua rồi.
- Anh chỉ có mấy triệu đồng tiền riêng , anh có thể giúp em trả nợ , nhưng so với số tiền đó thì thấy chẳng thấm vào đâu.
Quỳnh xua tay :
- Em cám ơn anh , nhưng em không nhận đâu , vì số tiền đó anh sẽ còn cần dùng đến khi phải đi làm ở xa.
- Hay là em chê ít quá ? Anh cũng có thể chạy cho em thêm ít.
- Em đã nói là không cần đâu . Giữa chúng ta , trên danh nghĩa vẫn chưa là gì của nhau , em không muốn mọi người cho là em giả vờ yêu anh để bòn của . Vả lại , nếu em bán nhà và cửa tiệm thì em thanh toán cũng đủ.
Giọng Đoàn buồn buồn :
- Không cho anh giúp đỡ , hay là em cho rằng anh không thể xứng đáng là người yêu của em ?
Nắm lấy tay Đoàn , Quỳnh siết nhẹ rồi lắc đầu :
- Em mà như vậy sao ? Chẳng lẽ tình cảm của em mà anh đành lòng nghi ngờ ? Em không muốn anh nhúng vào việc này chẳng qua là em muốn giữ danh dự cho anh và cho cả em thôi . Em không muốn bất cứ ai có thể lợi dụng sự giúp đỡ của anh dành cho em , mà bôi bác chuyện tình cảm của chúng ta.
- Hay là anh đến nhà bà Cát Tường để khuất nợ giùm em ?
Anh tưởng dễ lắm hả ? Biết anh thà là yêu em chứ không để ý đến con gái bả , thì bả có dễ dàng tha cho em không ?
- Hay là để anh nói với Thạch , nó là bạn tốt của anh.
- Lại càng không nên. Anh ấy là bạn anh , chứ đâu phải là bạn em ? Lợi dụng lòng tốt của người ta , em áy náy lắm.
Đọc thấy vẻ cuống quýt trong mắt Quỳnh , Đoàn càng thấy yêu cô hơn , bởi ở trong cô , lòng tự trọng và sự tự chủ của cô đã làm cho anh dấy lên lòng cảm phục. Thế mới biết có gian nan mới hiểu được lòng người.
- Em nói vậy thì anh nghe vậy. Nhưng nếu có gì cần đến anh thì nhất định anh không từ chối đâu nhé.
Quỳnh gật nhẹ đầu rồi nói như thì thầm :
- Với anh , điều duy nhất am em cần chính là một tình yêu chân thật và đậm đà. Bởi vì ngay lúc này , tình yêu ấy sẽ giúp cho em sức manh để vượt qua mọi thử thách.
Nghe những lời này , Đoàn cảm đông ôm ghì lây Quỳnh vào lòng. Và rồi như để minh chứng cho tình yêu của mình , anh nhẹ nhàng hôn lên trán cô một nụ hôn chứa đầy sự khát khao lẫn sự ngưỡng mộ và trân trọng đến vô cùng.
- Quỳnh nè ! Ngày mai là đến sinh nhật của ba anh rồi , tối anh sẽ đến đón em nhé.
Quỳnh nhìn mẹ rồi lắc đầu :
- Mẹ em như thế này , làm sao em đi được ?
- Em yên tâm đi. Chắc là bác sắp tỉnh rồi đó , ngày mai chắc tình trạng cũng khá hơn. Tối mai , anh sẽ nhờ Nhã chăm sóc bác giùm để anh đưa em đi. Nên nhớ , đây là cơ hội để em tiếp cận ba mẹ anh. Anh không muốn trắc trở khó khăn không đáng có.
- Nhưng ở hoàn cảnh này em làm sao còn lòng dạ nào để nghĩ đến chuyện của chúng ta ?
- Chẳng lẽ em hết yêu anh rồi ?
- Không phải vậy. Em không dám đến , chỉ vì em sợ gặp phải cái lắc đầu chối từ của gia đình anh thôi. Ngay lúc này mẹ em bệnh , nhà cửa lại sắp mất , nếu em lại nhận phải sự khước từ của mẹ anh nữa thì em còn biết phải làm sao ?
Giọng Đoàn vang lên mạnh mẽ :
- Nếu em mất tất cả thì cũng còn anh mà.
- Nhưng mà mẹ anh?
- Chẳng phải anh đã từng bàn bạc với em hướng giải quyết của anh sao? Chắc có lẽ việc mẹ em gặp nạn lúc này đã làm cho anh càng quyết tâm hơn.
- Quyết tâm gì vậy?
- Thì chính là chuyện đưa mẹ và em lên Đà Lạt. Tạm thời cứ như cách sắp xếp của em đi. Tuần sau , anh sẽ lo xúc tiến chuyện của anh. Anh nghĩ chúng ta chỉ còn có một cách duy nhất là tự lo cho mình mà thôi. vả lại , sau chuyện này , nếu mẹ em ở lại đây chắc chắn sẽ rất buồn và không có lợi cho sức khoẻ. Đưa mẹ và em lên Đà Lạt với anh , nhất định sẽ là một kế sách hay.
Suy nghĩ một lát , Quỳnh gật đầu :
- Thôi được , đành phải liều vậy. Đúng là đường đời thì vạn lối , mà lối để cho chúng ta đi chỉ có một mà thôi. Em chỉ mong sao , cuối cùng thì mọi việc tốt đẹp để mẹ , anh và cả em nữa thoát khỏi cảnh khổ triền miên.
- Nhất định rồi , chuyện gì cũng phải nói quyết tâm em à. Có một tình yêu đẹp đẽ và một quyết tâm bền cứng thì tương lai của mình nhất đinh sẽ tốt đẹp.
- Anh tin như vậy à?
- Anh tin chứ. Và còn rất tin là đằng khác.
Quỳnh nhìn Đoàn và thật vui lòng khi cô hiểu được những lời anh nói trước đó phát xuất từ sự chân thành:
- Em cũng vậy. Em cũng rất tin là hạnh phúc chỉ ở đâu đó phía trước chúng ta mà thôi. Đúng không anh?
Đoàn gật đầu và choàng tay qua vai cô âu yếm :
- Đúng. Hạnh phúc đang ở phía trước chúng ta. Nhưng nếu muốn đến được hạnh phúc , anh nghỉ ngay bây giờ em phải ăn chút gì mới được , anh trông em xanh xao lắm.
- Em không ăn đâu. Em không thấy đói.
- Không được. Em mệt như vậy , nếu không ăn sẽ không có sức để lo cho mẹ đâu. Lúc nãy, anh thấy ớ quán bên kia đường có bán thứa ăn ngon lắm , hai đứa mình qua bên đó ăn đi. - Em không đi được , em phải ở đây trông chừng mẹ.
- Anh sẽ gửi y tá trực trông giùm một chút. Em không sợ mẹ sẽ lo khi tỉnh dậy mà nhìn thấy gương mặt hốc hác vì buồn và đói của em à. Vả lại , chăm sóc mẹ cũng phải cần đến sức khoẻ , nếu em không ăn thì khi mẹ lành bệnh , chắc phải ở lại đây để nuôi em vì đến phiên em nằm viện đấy.
Nghe Đoàn nói vậy , Quỳnh bật cười :
- Thua anh rồi. Thôi ăn thì ăn nhưng chỉ đi một chút thoi vì em không yên tâm khi để mẹ lãi dây một mình.
- Không có gì đâu , em đừng lọ Anh có bạn làm y tá , bác sĩ ở đây nhiều lắm , chỉ cần mình lên tiếng là họ giúp đỡ ngaỵ Vả lại, em cũng nên mua chút thức an cho mẹ để lát nữa tỉnh dậy , mẹ có mà dùng liền. Người bệnh cũng cần phải tẩm bổ đấy.
Quỳnh gí tay vào mũi Đoàn khúc khích :
- Nói cho đang hoàng lại đi. Sao dám gọi mẹ người ta là mẹ chứ ?
Đoàn cười tỉnh bo , rồi níu tay Quỳnh :
- Gọi mẹ chỉ la chuyện sớm muộn thôi mà. Bây giờ anh tập dần cho quen , để sau này gọi khỏi ngượng mồm. Mà thôi, mình đi nhanh lên em , biết đâu mẹ sắp tỉnh lại rồi cũng nên.
- Khoan , để em gọi y tá trực đã.
- Không cần, mình để chỗ phòng trực luôn, anh sẽ nhờ người đến ngay mà.
- Có được không đó?
- sao lại không. Đi đi em, nhanh lên.
Quỳnh gật rồi bước nhanh chan theo Đoàn. Lúc này. khi bước chân của họ đã khá xa , bà Tần mới khẽ cựa mình va chớp vội đôi mắt để cho hai dòng lệ nóng đang đọng trong khoé mắt trào ra. Kỳ thật, bà đã tỉnh dậy từ nãy giờ, nhưng vì muốn hiếu thấu lòng con gái và những tình cảm mà Đoàn dành cho Quỳnh nên bà cứ giả vờ ngủ yên. Để đến bây giờ khi hiểu đưọc tất cả , trong lòng bà vừa quặn lên bởi sự đau khổ giày vò, lại vừa dậy lên rừng rực tình mẩu tử thiêng liêng. Bởi vì với bà bây giờ, sự ân cần chăm sóc và tình cảm của Quỳnh dành cho bà đã vượt len trên tất cả những gì bà mong đợi. Không một chút dỗi hờn, Quỳnh chấp nhận những sia lầm của bà như một sự mặc nhiên và lại còn cố không làm cho bà bị tổn thương vì những gì bà đã gây ra, đủ để chi bà hiểu được tấm lòng hiếu thảo của cô đối với bà sâu sắc thế nào. Cuộc sống có lẽ từ đây sẽ còn khó khăn gấp đôi, nhưng nếu có được tình cảm ấy của Quỳnh, bà nhất định sẽ vượt qua tất cả.
Đang loay hoay dọn dẹp chỗ hàng vừa mới bán xong thì bà Tần chợt nghe tiếng chân người xào xáo ở phía sau lưng. Tưởng có khách, bà vụt đứng dậy với ý định chào mời thì nhận ra những người mới đến không ai khác hơn là bà Cát Tường, cùng đám đàn em mặt mày dữ dằn, nanh nọc . Sa sầm nét mặt, bà Tần thụt lùi lại một bước rồi nhìn bà Cát Tường, hỏi nhanh:
- Các người đến đây làm gì?
Nhếch một nụ cười nửa miệng trên đôi môi tô son thâm sì, bà Cát Tường giọng the thé:
- Bà hỏi nghe lạ , tụi tui đền đây đòi tiền chứ còn làm gì nữa? Số tiền của bà nợ tôi nay đã lên nhiều quá rồi , tôi không thể ngồi ở nhà chờ bà được nữa.
Giọng bà Tần bối rối :
- Số tiền đó ..số tiền đó tôi chưa có . Bà thông cảm cho tôi đến cuối năm , tôi sẽ cố gắng hoàn trả lại cho bà.
Bà Cát Tường xua tay :
- Bà nói nghe dễ quá . Đầu năm thì hẹn cuối năm , cuối năm lại hẹn đầu năm. Bà làm như tiền của tôi không có lổ xỏ vậy.
- Năm nay tôi buôn bán ế ẩm quá , phần con gái tôi cứ bị thất nghiệp hoài nên gia đình tôi túng lắm . Bà cố gắng thông cảm cho tôi , để tôi có thời gian kiếm tiền trả bà.
Bà Cát Tường ngắt ngang lời bà Tần một cách bực dọc :
- Đừng có hẹn nữa, tôi không phải con nít đâu mà bà hòng qua mặt tôi. Tiền của tôi là tiền sống chết chứ đâu phải tiền dư tiền mục . Vả lại, tiền bà thiếu tôi nay đã tới con số năm mươi triệu rồi , bây giờ không lo trả thì đến bao giờ mới trả.
Bà Tần tái mặt nhìn bà Cát Tường :
- Cái gì? Bà nói nợ nào lên đến năm mươi triệu ? Tôi chỉ mượn bà có ba mươi triệu thôi mà.
Bà Cát Tường kéo chiếc ghế trong cửa hàng rồi quát lớn :
- Bà điên quá ! Bà mượn ba mươi triệu rồi ba mươi triệu này nó nằm im chờ đến khi bà trả chắc? Hồi bà mượn tiền, tôi đã từng nói là tiền của tôi ăn bạc ba mươi , bộ bà quên ha? Ba chục triệu, một ngày là bao nhiêu lời, một tháng đẻ bao nhiêu lãi. Rồi một năm là bao nhiêu? Đó là tôi đã bỏ bớt cho bà lãi đúng của mười triệu bà mượn sau đó rồi, chứ nếu không, đã là năm mươi mấy triệu chứ chẳng chơi.
Bà Tần ngồi phệt xuống nhà, giọng ấm ức:
- Nói là nói ba mươi triệu, chứ năm kia tôi mượn bà chỉ có mười tám triệu thôi . Số tiền đó tôi muốn để trả cho những người tôi đã mượn để lo cho chồng tôi. Vậy mà năm nay, vừa rồi bà nói với tôi là tối thiếu bà ba mươi triệu. Còn bây giờ, bà phù phép thế nào mà số tiền đó lại lên năm mươi triệu? Tiền lời kể đến hai mươi triệu như vậy thì tôi lấy đâu mà trả cho bà?
Bà Cát Tường trừng mặt :
- Kể cái gì? Tiền lời không đóng , vốn không trả mà còn nói kể này kể nọ nữa hả? Có phải là bà muốn nói ngang để xù tiền của tôi không?
Bà Tần lắc đầu giọng đau khổ :
- Không phải là tôi xù, nhưng hoàn cảnh tôi khó khăn , tôi chỉ mong bà nương tay giùm tôi một chút.
- Miễn đi ! Tiền thì đếm đủ, lúa thì đong đầy, không ai dư hơi mà nương tay cho người khác. Tiền của tôi là tiền chạy, nên càng để thì càng lên , bà không lo trả sớm thì liệu hồn.
- Tôi đã nói là tôi trả . Nhưng nhiều như vậy, bà bảo tôi phải chạy ở đâu ra để trả cho bà bây giờ đây chứ? Hay là bà thư thả để đến cuối năm.
Đập tay lên bàn cái rầm , bà Cát Tường quát lớn:
- Không cuối năm , đầu năm gì hết. Số tiền đó bà phải trả ngay , còn không trả thì tôi sẽ xiết nhà để trừ nợ.
Nhìn thái độ dữ dằn của bà Cát Tường , bà Tần úa nước mắt :
- Tôi xin bà, bà đừng có nói như vậy. Bà lấy nhà thì mẹ con rồi biết sống ở đâu?
- Sống ở đâu thì kệ mấy người. Nhưng tiền thiều tôi thì phải trả , chứ nếu không thì tôi không để yên đâu.
- Bà Cát Tường ! Tôi xin bà, bà cho tôi một thời gian để tôi tìm cách trả cho bà . Chứ giờ đang buôn bán ế ẩm như vậy , tôi thật sự không thể nào có tiền để trả cho bà được.
- Không có tiền thì giao nhà , dễ thôi.
Giữa lúc bà Tần đang tuyệt vọng thì Quỳnh chở Nhã đến. Vừa dừng xe ở trước cửa, nghe câu nói của bà Cát Tường . Quỳnh vội hỏi mẹ thật nhanh:
- Có chuyện gì vậy mẹ. Bà ấy nói giao tiền, giao nhà cho ai vậy mẹ?
Bà Tần sợ Quỳnh biết chuyện nên vội nói lảng đi:
- Bà ấy nhờ mẹ mua giùm nhà cho bà ấy đó mà.
Quỳnh nhìn bà Cát Tường rồi nhìn mẹ, giọng cô đầy vẻ nghi ngờ :
- Mua giùm nhà à? Con thấy không giống đâu. Mẹ! Hình như có chuyện gì mẹ giấu con, phải không?
Bà Tần lau nước mắt rồi nhìn Quỳnh:
- không có gì cả đâu. Còn và Nhã về đi , chút nữa mang cơm ra cho mẹ.
Nhã chăm chú quan sát bà Cát Tường rồi ngạc nhiên hỏi :
- Bác khóc hả? Con thấy mặt của bác đỏ hết rồi.
Bối rối vì không giấu được , bà Tần liền xua tay :
- Khóc đâu mà khóc. Tại bác đau mắt đỏ mà.
Thấy bà Tần cố giấu quanh co, bà Cát Tường liền lên tiếng :
- Thôi, giấu làm gì, cho tụi nó biết đi, để tụi nó còn nghĩ cách giúp cho bà nữa. Ôm một mình trong lòng, coi chừng có ngày nhảy lầu đó nghe.
Thấp thỏm vì thái độ của mẹ, lại thấy vẻ mặt ngông nghênh của bà Cát Tường , Quỳnh liền nhìn bà rồi hỏi :
- Xin lỗi , bà là ai? bà đến đây để mua hàng hay có việc gì không?
Bà Cát Tường nhìn xuống mớ giấy tiền vàng bạc rồi nhảy nhỏm lên:
- Bậy bạ quá! Nhà tôi có ai cần ba cái này đâu mà mua chứ. Tôi đến đây để đòi nợ mẹ cô thôi.
Lơ mơ hiểu được phần nào câu chuyện , Quỳnh hỏi bà Cát Tường , giọng gấp gáp:
- Mẹ tôi nợ bà à? Nợ bao nhiêu?
Bà Cát Tường hất mặt về phía bà Tần :
- Cô cứ hỏi mẹ cô đó.
Chụp lầy tay mẹ , Quỳnh hỏi dồn :
- Mẹ ! Mẹ nợ bà ta à ? mẹ nợ bao nhiêu vậy?
- Mẹ ..mẹ ..
- Mẹ ! Con van mẹ , mẹ nói đi. Mẹ nợ bà ta bao nhiêu?
Đưa đôi mắt đẫm lệ nhìn con, bà Tần nói bằng giọng uất ức:
- Mẹ nợ ..nợ năm mươi triệu …
Nghe những lời nói này của mẹ , Quỳnh hoảng hốt, lắp bắp :
- Mẹ nói ..bao nhiêu?
Vừa gục mắt khóc nức nở, bà Tần vừa nói :
- Mẹ thiếu bà ấy vừa tiền góp, vừa tiền lời là năm mươi triệu.
Nghe thấy con số tiền nợ lên đến năm mươi triệu , Quỳnh tái mặt ngồi phệt xuống đất . Nhã thấy vậy , liền chạy đến đỡ cô dậy :
- Quỳnh ! Mày bình tĩnh lại đi , chuyện gì cũng có cách giải quyết hết mà.
Quỳnh ôm lấy Nhã , bật khóc :
- Giải quyết à? Mày bảo tao làm sao giải quyết đây ? Năm mươi triệu đó Nhã.
Biết được tâm trạng của Quỳnh , Nhã tìm cách trấn an :
- Từ từ rồi tìm cách mà . Chứ mày và bác gái khóc như vậy cũng đâu có giải quyết được gì?
Quỳnh giẫm chân khổ sở:
- Còn cách nào nữa đây? Tao biết tìm ở đâu ra số tiền đó để trả cho người ta bây giờ?
Thấy Quỳnh dằn vặt, đau lòng, bà Tần khóc ngất :
- Quỳnh ơi! Me xin lỗi con. Mẹ hại con rồi , Quỳnh ơi.
Nhìn vẻ mặt đau khổ của mẹ, Quỳnh ôm lấy mẹ vào lòng rồi cùng khóc với bà :
- Mẹ Ơi ! sao lại thế này hở mẹ? Tại sao mẹ lại thiếu người ta món nợ quá lớn đến vậy? Con biết tìm ở đâu ra số tiền đó để giúp mẹ bây giờ.
Thấy cảnh hai mẹ con Quỳnh ôm nhau khóc , bà Tường hứ dài rồi nói giọng đanh:
- Khóc, khóc đủ chưa? nếu mày người khóc mà té được ra tiền thì khóc, còn bằng không thì lo tìm cách kiếm tiền trã tôi , chứ nếu không thì ra đường mà ở.
Nghe giọng điệu của bà Cát Tường , Nhã nóng mặt chen vào :
- Nè bà kia! Bà có tim không vậy? Người ta khổ sở thế kia mà sao bà dửng dưng được hở. Thiếu nợ thôi mà, chừng nào người ta có thì người ta trả chứ.
Bà Càt Tường cười gàn :
- Chừng nào có thì trả hả? Nói dễ nghe quá ha. Ê, mày ! Mày là con nào mà ăn nói mắc cười vậy? Mày có ngon thì mày lặp lại lần nữa coi.
- Bà dữ dằn như thế thì có lợi gì không chứ? Bộ bà tưởng có bộ dạng giống chằn tinh như vậy thì muốn ăn hiếp ai cũng được à ? Tôi không có sợ đâu , nợ nần không trả được thì phải thư thả cho người ta , chứ ép người ta như vậy, bộ muốn lấy mạng hay sao?
- Ừ đó. Tao lấy mạng nó đó, nếu lấy mạng hai mẹ con nó mà chưa đủ tiền cho tao thì tao thịt mày nữa, có được không? Thiếu nợ thì phải trả, đó là quy luật , biết chưa?
- Quy luật gì thì tôi kô biết, nhưng cái kiểu ăn lời cắt cổ như bà thì không khá đâu . Chuyện gì cũng phải nói đến luật pháp, bà tới đây đe dọa lấy mạng người ta , bộ bà tưởng tôi không dám báo công an sao?
Bà Cát Tường chống nạnh xáp tới:
- Nè ! Mày ăn nói ngang ngược vậy, coi chừng ăn bạt tai nghe con. Mày tưởng đem công an ra hù tao là tao sợ hả? Tao thách mày đi kêu công an đó , kêu mấy ổng tới bắt hai mẹ con nhà này cho tao, đố ăn cướp.
Thấy Nhã vì bênh mình mà gây hấn với bà Cát Tường, Quỳnh bèn đến can ngăn:
- Nhã à ! Thôi đi, chuyện này để tao lo, mày qua chăm sóc cho mẹ tao giùm đi.
- Nhưng cái giọng của bả khó nghe quá. Cái bọn hút máu người này, hiền quá nó ăn hiếp . mày cứ để tao báo công an rồi tới đâu thì tới.
Nhìn vẻ mặt đằng đằng sát khí của bọn đàn em bà Cát Tường , Quỳnh đành dịu giọng bấm Nhã :
- Mày thôi đi , bây giờ làm lớn chuyện thì không có lợi đâu . Cứ để đó cho tao.
Nhã nhìn Quỳnh vẻ lo lắng :
- Mày liệu có được không đó ? Tụi này không dễ nuốt đâu nghe.
Quỳnh cười buồn :
- Mình có đánh lộn đâu mà sợ không đánh lại , tao chỉ muốn nói phải trái với họ thôi.
- Phải trái à ? Tụi nó chịu nghe mới là chuyện lạ đó . Mày xem đi , mặt đứa nào đứa nấy giống y như cái tô lạnh , chỉ nhìn thôi đã muốn đắp mền rồi , ở đó mà nó chịu nghe mày nói phải trái. Muốn chắc ăn cứ kêu công an tới là xong.
Quỳnh lắc đầu :
- Giờ là mẹ tao thiếu nợ người ta, tao đâu thể làm lớn chuyện được chứ . Mày cứ để tao nói chuyện với họ đàng hoàng, nếu như ho không nghe , hoặc kiếm cớ hành hung thì mình mới nhờ đến chính quyền can thiệp.
- Nhưng mà tao lo cho mày…
- Tao không sao đâu. Mày lo giùm mẹ tao đi, tao thấy sắc mặt của mẹ tao kém quá.
Nhìn lại chỗ ba Tần, thấy vẻ bờ phờ nhọc mệt của bà, Nhã đành phải gật đầu :
- Ừ. Mày muốn làm thì làm đi , có tao ủng hộ mày. Nếu tụi nó làm tới, cứ chơi tới …cùi luôn cho tao.
Nãy giờ nghe Quỳnh và Nhã rù rì , bà Cát Tường bực dọc hét to :
- Nè ! Nói đủ chưa vậy . Nói đủ rồi thì trả tiền cho tôi , để tôi còn về . Tôi không rảnh đâu để ngồi nghe mấy người tâm sự đâu nha.
Vừa đẩy Nhã đến chỗ mẹ , Quỳnh vừa đến gần bà Cát Tường , nhỏ nhẹ:
- Thưa bà, chuyện mẹ tôi thiếu nợ bà nay tôi mới được biết . Thôi thì vì hoàn cảnh gia đình khó khăn bà có thể thư thả cho tôi một thời gian được không?
Bà Cát Tường “ hừ” dài rồi xua tay :
- Thời gian hả ? Không được đâu . Tôi không có dư thời gian để cho mấy người . Mẹ nào con nấy , hễ gặp mặt là hẹn lần , hẹn lựa. Nè , nói cho cô biết nghe không trả tiền cho tôi thì không có yên đâu.
- Tôi không có nói là sẽ không trả tiền cho bà . Nhưng số tiền đó lớn quá, bảo phải trả ngay thì tôi lấy gì mà trả chứ ?
- Không có tiền thì giao nhà và cửa hàng này cho tôi là xong.
- Không được . Đây là tài sản của chúng tôi , tôi không cho phép bà lấy nó để cấn nợ.
Bà Cát Tường cười nửa miệng , rồi lấy trong túi ra một xấp giấy tờ dứ dứ trước mắt Quỳnh :
- Tôi không lấy , mà chính mẹ cô đưa cho tôi khi mượn nợ . Trong giấy nợ, bà ấy có ghi rõ ràng khi nào bà ấy không có khả năng trả nợ cho tôi thì bà ấy sẽ giao nhà và cửa hàng để trừ nợ.
Quỳnh mím môi lắc đầu :
- không . Tôi không tin . Mẹ tôi không thể nào làm như vậy.
Quăng xấp giấy xuống đất , giọng bà Cát Tường đầy vẻ đắc thắng :
- Nè , không tin thì cứ coi đi . Giấy trắng mực đen , chứ đâu phải tôi đặt chuyện.
Chần chừ nhìn xấp giấy tờ dưới đất , Quỳnh đau khổ nhìn mẹ . Trong ánh mắt cô lúc này chứa đầy sự trách móc, phẫn nộ và có cả sự bi ai :
- Sao? Coi đi chứ . Giấy tờ đó là do tôi photo, bản gốc tôi để ở nhà , cô coi đi rồi chuẩn bị tinh thần giao tài sản lại cho tôi.
Quắc đôi mắt căm hờn nhìn bà Cát Tường , Quỳnh uất ức đến nghẹn lời:
- Đưa mẹ tôi vào tròng , có phải là thủ đoạn của các người không ?
Bà Cát Tường cười nửa miệng :
- Mấy người đưa tôi vào tròng thì có , tiền của người ta thì biết lấy biết xài đến chừng trả tiền thì hẹn lần hẹn lựa . Cũng may , tôi còn giữ được của mấy người tờ giấy để làm chân chứ nếu không , giờ này , tôi có muốn sống chắc cũng không sống nổi.
- Nhưng theo lời mẹ tôi , mẹ tôi chỉ mượn của bà mười tám triệu đồng , tại sao bây giờ lại lên đến năm mươi triệu ?
- Cô nói nghe hay , Tiền của toi là tiền đẻ ngày, đẻ tháng , đẻ năm, chứ đâu phải tiền chùa . Mười tám triệu mà lên năm mươi triệu là còn nhân đạo lắm đó.
Nhã nghe đến đây thì tức tối lên tiếng :
- Nhân đạo hả . Nhân đạo của chó sói , của lũ quỷ hút máu người thì đúng hơn. Mười tám triệu thành năm mươi triệu , sao không đi cướp luôn.
Chỉ tay vào Nhã , bà Cát Tường xỉ vả :
- Nè, con kia ! Nãy giờ mày chửi tao nhiều rồi nha , mày có tin tao tát mày gẫy răng hông? Tiền của tao chứ phải tiền của mày đâu mà mày xót?
Rồi quay wa Quỳnh , bà ta nói tiếp :
- Thôi . Nói cũng nhiều, bây giờ có tình cho tôi đi , để tôi còn về lo công chuyện nữa.
Quỳnh buồn bã thở dài:
- Bây giờ bà bảo tôi phải trả mạng cho bà chắc dễ hơn là trả tiền đó . Nếu bà không đồng ý cho tôi khuất lại thì tôi giao mạng tôi cho bà đó, bà muốn chém hay giết gì cũng được.
Lặng lẽ ngắm Quỳnh một hồi , bà Cát Tường cười khẩy :
- Mạng hả , tôi cần gì phải lấy mạng cô cho uổng chứ ? Xinh đẹp như vầy thì thiếu gì cách để kiếm tiền.
- Bà muốn nói …
- Ý của tôi là con gái các cô có cái vốn tự có quý đền ngàn vàng , nếu biết cách khai thác thì tiền tự nhiên chui vào tới ào ào hà …
Lúc này , bà Tần nghe bà Cát Tường nói vậy thì giận dữ hét lớn :
- Bà im đi ! Bà không được xúc phạm đến con gái tôi.
- Bà nói lạ ! Câu nào của tôi xúc phạm đến cô ấy chứ? Con gái của bà có sắc thì tôi chỉ cách cho để cô ấy kiếm tiền thôi mà . Bây giờ , con gái người ta đi bán bia ôm, làm gái nhảy rần rần, khoẻ re mà tiền thì rủng rỉnh đầy túi.
- Nhưng con gái tôi là con nhà gia giáo, nghèo nhưng có tư cách , đạo đức.
Bà Cát Tường bĩu môi:
- Nghèo mà làm phách. Thời buổi này, đứa nào có tiền thì tự khắc có tư cách đạo đức ngay. Còn không có tiền hả, nhân phẩm chỉ để quăng vào sọt rác mà thôi.
Run rẩy trước những lời nói của bà Tường, bà Tấn tím mặt thở dốc:
- Bà không được nói nữa. Tiền của bà …de do toi tra ..không lien quan gi den con toi ca.
- Bà trả hả? Bà lấy gì mà trả đây? Phải nói cácd để con mình tìm phương mà cứu giúp chứ . Tôi có mấy người Đài Loàn muốn lấy vợ Việt Nam nhận lời là nó đưa năm ngàn USĐoàn để làm đám cưới liền . Bà trả tôi tiền nợ còn bao nhiêu thì để làm vốn buôn bán không sướng hả? Có con trai bây giờ cũng chẳng quý bằng con gái đâu , ưng một thằng chồng Việt kiều , hay ngoại kiều gì đó là đời lên hương ngay.
Càng nghe những lời nói của bà Cát Tường , cơn giận càng lúc càng bộc phát dữ dội, cộng thêm với sự hối hận giày vò , tai của bà Tần bỗng chốc ù lên, mắt hoa và tay chân lả dần đi . Thấy mẹ tự dưng tím ngắt và ngất xỉu, Quỳnh hoảng hốt hét lên :
- Mẹ! Mẹ Ơi! Mẹ làm sao vậy?
Mặc cho Quỳnh lay gọi , bà Tần càng lúc như càng mềm đi trên tay cô . Thấy vậy , Nhã quýnh quáng hỏi Quỳnh :
- bác ngất rồi , thấy khó thở lắm , mày chạy ra kêu xe đi , cần phải cấp cứu ngay mới được.
Quỳnh gật rồi hấp tấp chạy đi , còn lại một mình bà Tần . Nhã quắc mắt nhìn bà Cát Tường :
- Các người ép người ta đến chết rồi . Quân giết người !
Thấy tình trạng bà Tần như vậy , bà Cát Tường vội đứng lên :
- Cái gì mà ép chứ ? Cô nói khó nghe quá . Thôi , tôi về đây . Ít bữa nữa bả hết bệnh rồi tôi qua tính luôn một thể.
- Bà sấp lấy được một mạng rồi, sao không ráng ở lại chờ. Người ta đã hết lời năn nì mà còn làm khó dễ. Nếu bà ấy có mệnh hệ nào, tôi nhất định làm nhân chứng chỉ tội bà đó.
- Tội gì chứ? Thiếu nợ thì tôi đòi nợ chứ tôi có giết bà đâu. Có nhiều chuyện quá. Nhưng nè, nói gì thì nói, rảnh rỗi cô nhớ nhắc cô Quỳnh mấy mối người Đài Loan của tôi nha.
Nghe đến đây , Nhã hét lớn:
- Đồ vô nhân đạo ! Mấy thằng Đài Loan gì đó bà đem về cưới cho con gái bà đi. Mẹ một người, con một người, tha hồ sướng . Còn tụi tôi nghèo quá, thấy sống không nổi thì treo cổ chết, chứ không chịu nhục được đâu, biết chưa?
Thấy vẻ mặt của Nhã đằng đằng sát khí, lại thấy tình trạng nguy hiểm của bà Tần, bà Cát Tường lặng lẽ rút lui vì thấy ở lại cũng không có lợi. Lúc này Quỳnh cũng vừa kêu được xe, cô hấp tấp đỡ mẹ lên rồi ôm lấy bà. Nhã giục Quỳnh, sau khi dúi vào túi cô một ít tiền:
- Mày chớ bác đi cấp cứu ngay , để tao dọn cửa hàng rồi tao lên sau, nhớ nói là bác bị tim nghe . Đi đi , nhanh lên , kẻo không kịp.
Quỳnh gật đầu , ứa nước mắt rồi hối bác tài xế chạy nhanh nhanh . Nhã đứng nhìn theo phía sau lưng cô , cho đến khi họ khuất ở cuối con đường rồi mới thở dài mà quay trở vào trong . Loay hoay dọn dẹp một hồi , Nhã cũng đóng được cửa tiệm . Nhưng đến khi cô sửa soạn bóp ổ khóa , thì ở trong tiệm vang tiếng ngã đổ ầm ầm . Lật đật mở cửa ra , cô mới thấy một hình nhân bằng giấy bị rơi xuống đất . Vội vã bước đến để dựng nó lên , bất chợt nhìn thấy gương mặt của hình nhân , Nhã hoảng hốt hét lớn. Thì ra , khi bị ngã , vô tình nó lại ngã vào lon sơn màu đỏ đang mở nắp để kế bên, vì vậy sơn đã bắn lên đầy mặt hình nhân và chạy dài theo ngực áo . Màu sơn đỏ , tự dưng giống như màu máu, phủ lên trên hình nhân và bắn cả vào những tờ giấy vàng bạc quanh đó tạo thành một khung cảnh rợn người …Run rẩy, thụt lùi ra, Nhã cố trấn tĩnh mình để không phải sợ hại, Nhưng chẳng hiểu sao khi ra được đến ngoài thì cái cảm giác ớn lạnh ấy cũng không hề rời ra cô được.
Hấp tấp chạy vội qua mấy dãy hành lang đầy ắp người, Đoàn mới tìm được nơi bà Tần nằm. Thấy Quỳnh ngồi một bên nắm lấy tay mẹ một cách âu lo , Đoàn vội bước đến :
- bác gái sao rồi Quỳnh?
Nghe tiếng Đoàn , Quỳng ngẩng lên ứa nước mắt :
- Mẹ em bị tim nặng lắm . Bác sĩ nói mẹ em bị tim đã lâu , nay gặp sự âu lo triền miên và cú sốc hôm qua nên mẹ rất yếu.
- Bác vẫn còn mê man sao?
Quỳnh gật đầu :
- Dạ . Vào đây nãy giờ vẫn chưa tỉnh , em lo quá.
Đặt gói quà lên bàn , Đoàn kéo ghế ngồi xuống cạnh Quỳnh rồi hỏi :
- Chuyện gì xảy ra vậy em ? Sao bác lại ra nông nổi này ?
Quỳnh cúi đầu nói nhỏ :
- Mẹ em thiếu nợ người ta , nên người ta đến làm dữ . Phần thì lo tiền phần thì hối hận , lại thêm lo cho em nên mẹ mới bị lên con đau tim như vậy.
- Sao lại lo cho em ? em thì có dính dáng gì đến số nợ này ?
- Hôm wa bà Cát Tường bảo sẽ chỉ cho em cách để trả nợ cho mẹ . Nghe xong , mẹ giận đến tím người.
- Trả nợ thay à ? Cách gì vậy ?
- Nhận lời để lấy chồng Đài Loan . Chỉ cần em bằng lòng thì mẹ em có tiền trả nợ và còn một số vốn để làm ăn.
Giọng Đoàn gay gắt :
- Nếu mẹ em bằng lòng thì có khác gì bán con ? Mà nếu bán như vậy thì thà giết em chết đi còn hơn.
- Đương nhiên rồi . Cũng chính vì không thể kềm chế được sự giận dữ nên bệnh mẹ em mới tái phát như vậy.
Nghẹ giọng than thở của Quỳnh , Đoàn chợt thấy đồng cảm với cô , và trên hơn hết chính là ước mơ được cùng cô đồng cảm , cộng khổ.
- Quỳnh ơi ! em cũng đừng buồn , dù sao chuyện đã lỡ , bây giờ còn có cách là phải giải quyết thôi.
- Giải quyết à? Anh nói nghe dễ, năm mươi triệu chứ đâu phải ít , nếu dễ giải quyết thì mẹ em và em đâu lâm vào cảnh này ?
Nghe Quỳnh nói đến đây , Đoàn trợn mắt nhìn cô :
- cái gì? Em nói sao? Tiền mẹ em nợ lên đến số ấy à ? Vậy là em khổ rồi , Quỳnh ơi.
Quỳnh cúi đầu nghẹn ngào:
- Người ta đòi lấy nhà và cửa tiệm để cấn nợ, nhưng nếu giao hết cho họ thì mẹ con em sống ở đâu và sống bằng gì bây giờ?
- Chuyện nhà cửa thì không lo, nhưng cửa tiệm là của từ đường , làm sao có thể giao cho người ta được?
- Nếu không giao cho người ta thì mẹ em làm sao sống yên được ? em dự định kêu bán nhà và sang tiệm để trả nợ , sau đó em đi thuê một căn nhà nhỏ để mẹ em sống ở đó qua ngày , chờ một thời gian , em dành dụm đủ tiền sẽ mở cho mẹ em một căn tiệm nho nhỏ để mẹ em buôn bán.
- Anh nghĩ bác sẽ không bằng lòng đâu . Vì nếu cách giải quyết ấy là thượng sách thì bác đã không để xảy ra chuyện lớn như ngày nay.
- Dù cho bây giờ chuyện ấy là thượng sách hay hạ sách gì đi nữa thì em cũng phải làm, vì em thật sự chẳng còn con đường nào khác để chọn.
- Mình có thể tìm cách điều đình với người ta mà.
- Điều đình sao được? Số tiền đó đã được ghi nhận và bà Tường cũng đã giữ luôn giấy tờ nhà và cửa tiệm rồi. Bây giờ mà không bán để trả thì em còn cách gì nữa?
- Bà Tường à? Bà Tường là ai vậy?
- Em nghe mẹ em gọi là bà Cát Tường, nhà ở Chợ Lớn, chuyên cho vay nặng lãi . Bà ta có một đám em út dữ dằn lắm. không trả nợ cho bả, dể gì bả tha.
Nghe Quỳnh nói đến đây , Đoàn trợn mắt nhìn cô:
- Sao ,em nói mẹ em thiếu nợ bà Cát Tường ư?
- Ừ , là bà ấy . Bộ anh có quen à?
- Bà Cát Tường là mẹ kế của Thạch , và là mẹ ruột của Cát Lan đấy.
Quỳnh nghe Đoàn nói vậy thì gật gù:
- Hèn gì, rau nào sâu nấy, mẹ dữ như chằn làm sao con hiền cho được. Nhưng mà em càng nghĩ càng tức , chẳng hiểu kiếp trước em có nợ nần gì họ, mà kiếp này phải gánh cái nạn từ mẹ con họ lớn như vậy.
Đoàn bật cười rồi xoa tay:
- Làm gì mà có kiếp trước kiếp sau chứ . Chuyện gì cũng có nguyên nhân rồi mới có kết quả thôi . Chỉ tại không may cho mẹ em , mượn ai không mượn lại đi mượn bà ta , bà ấy là quỷ hút máu đó.
Giọng Quỳnh chua chát :
- Nghe nói có người rất được con gái bà ấy ái mộ lắm mà . Sắp làm con rể người ta mà nói xấu mẹ vợ như vậy , coi bộ không nên à nha.
Đoàn nghe đến đây thì xua tay :
- Chuyện vậy mà cũng giỡn cho được . Em nói ai là con rể và mẹ vợ chứ ? Anh không thích kiểu đùa đó đâu . Anh yêu em thì cả cuộc đời này của anh chỉ dành cho em thôi , em hiểu chưa ?
Thấy Đoàn nói với vẻ giận dỗi , Quỳnh bật cười :
- Em đùa chút vậy mà . Không đùa thì làm sao hiểu được lòng anh ? Và không đùa thì em cũng không biết làm sao để sống cho nổi đây nữa.
- Sống không nổi thì cũng không nên đùa kiểu ấy , vì anh thấy đau lòng khi thấy em luôn nghi ngờ anh . Với anh , Cát Lan chỉ là một con " zero " to tướng , em biết không ?
- Thôi thôi , em biết rồi mà . Giờ phút này , nghe được những lời đó của anh là em đã thấy vui rồi , Nhưng nói gì thì nói , em cũng phải cấp tốc tiến hành chuyện này thôi.
- Em không hỏi qua ý kiến của mẹ em sao ?
Quỳnh nhìn mẹ ứa nước mắt :
- Mẹ em sẽ rất đau lòng khi em hỏi mẹ điều ấy . Chi bằng làm cái sự đã rồi , để mẹ em không còn cách để mà từ chối . Sau này , khi mọi việc đâu vào đấy thì mẹ dù có biết cũng đã qua rồi.
- Anh chỉ có mấy triệu đồng tiền riêng , anh có thể giúp em trả nợ , nhưng so với số tiền đó thì thấy chẳng thấm vào đâu.
Quỳnh xua tay :
- Em cám ơn anh , nhưng em không nhận đâu , vì số tiền đó anh sẽ còn cần dùng đến khi phải đi làm ở xa.
- Hay là em chê ít quá ? Anh cũng có thể chạy cho em thêm ít.
- Em đã nói là không cần đâu . Giữa chúng ta , trên danh nghĩa vẫn chưa là gì của nhau , em không muốn mọi người cho là em giả vờ yêu anh để bòn của . Vả lại , nếu em bán nhà và cửa tiệm thì em thanh toán cũng đủ.
Giọng Đoàn buồn buồn :
- Không cho anh giúp đỡ , hay là em cho rằng anh không thể xứng đáng là người yêu của em ?
Nắm lấy tay Đoàn , Quỳnh siết nhẹ rồi lắc đầu :
- Em mà như vậy sao ? Chẳng lẽ tình cảm của em mà anh đành lòng nghi ngờ ? Em không muốn anh nhúng vào việc này chẳng qua là em muốn giữ danh dự cho anh và cho cả em thôi . Em không muốn bất cứ ai có thể lợi dụng sự giúp đỡ của anh dành cho em , mà bôi bác chuyện tình cảm của chúng ta.
- Hay là anh đến nhà bà Cát Tường để khuất nợ giùm em ?
Anh tưởng dễ lắm hả ? Biết anh thà là yêu em chứ không để ý đến con gái bả , thì bả có dễ dàng tha cho em không ?
- Hay là để anh nói với Thạch , nó là bạn tốt của anh.
- Lại càng không nên. Anh ấy là bạn anh , chứ đâu phải là bạn em ? Lợi dụng lòng tốt của người ta , em áy náy lắm.
Đọc thấy vẻ cuống quýt trong mắt Quỳnh , Đoàn càng thấy yêu cô hơn , bởi ở trong cô , lòng tự trọng và sự tự chủ của cô đã làm cho anh dấy lên lòng cảm phục. Thế mới biết có gian nan mới hiểu được lòng người.
- Em nói vậy thì anh nghe vậy. Nhưng nếu có gì cần đến anh thì nhất định anh không từ chối đâu nhé.
Quỳnh gật nhẹ đầu rồi nói như thì thầm :
- Với anh , điều duy nhất am em cần chính là một tình yêu chân thật và đậm đà. Bởi vì ngay lúc này , tình yêu ấy sẽ giúp cho em sức manh để vượt qua mọi thử thách.
Nghe những lời này , Đoàn cảm đông ôm ghì lây Quỳnh vào lòng. Và rồi như để minh chứng cho tình yêu của mình , anh nhẹ nhàng hôn lên trán cô một nụ hôn chứa đầy sự khát khao lẫn sự ngưỡng mộ và trân trọng đến vô cùng.
- Quỳnh nè ! Ngày mai là đến sinh nhật của ba anh rồi , tối anh sẽ đến đón em nhé.
Quỳnh nhìn mẹ rồi lắc đầu :
- Mẹ em như thế này , làm sao em đi được ?
- Em yên tâm đi. Chắc là bác sắp tỉnh rồi đó , ngày mai chắc tình trạng cũng khá hơn. Tối mai , anh sẽ nhờ Nhã chăm sóc bác giùm để anh đưa em đi. Nên nhớ , đây là cơ hội để em tiếp cận ba mẹ anh. Anh không muốn trắc trở khó khăn không đáng có.
- Nhưng ở hoàn cảnh này em làm sao còn lòng dạ nào để nghĩ đến chuyện của chúng ta ?
- Chẳng lẽ em hết yêu anh rồi ?
- Không phải vậy. Em không dám đến , chỉ vì em sợ gặp phải cái lắc đầu chối từ của gia đình anh thôi. Ngay lúc này mẹ em bệnh , nhà cửa lại sắp mất , nếu em lại nhận phải sự khước từ của mẹ anh nữa thì em còn biết phải làm sao ?
Giọng Đoàn vang lên mạnh mẽ :
- Nếu em mất tất cả thì cũng còn anh mà.
- Nhưng mà mẹ anh?
- Chẳng phải anh đã từng bàn bạc với em hướng giải quyết của anh sao? Chắc có lẽ việc mẹ em gặp nạn lúc này đã làm cho anh càng quyết tâm hơn.
- Quyết tâm gì vậy?
- Thì chính là chuyện đưa mẹ và em lên Đà Lạt. Tạm thời cứ như cách sắp xếp của em đi. Tuần sau , anh sẽ lo xúc tiến chuyện của anh. Anh nghĩ chúng ta chỉ còn có một cách duy nhất là tự lo cho mình mà thôi. vả lại , sau chuyện này , nếu mẹ em ở lại đây chắc chắn sẽ rất buồn và không có lợi cho sức khoẻ. Đưa mẹ và em lên Đà Lạt với anh , nhất định sẽ là một kế sách hay.
Suy nghĩ một lát , Quỳnh gật đầu :
- Thôi được , đành phải liều vậy. Đúng là đường đời thì vạn lối , mà lối để cho chúng ta đi chỉ có một mà thôi. Em chỉ mong sao , cuối cùng thì mọi việc tốt đẹp để mẹ , anh và cả em nữa thoát khỏi cảnh khổ triền miên.
- Nhất định rồi , chuyện gì cũng phải nói quyết tâm em à. Có một tình yêu đẹp đẽ và một quyết tâm bền cứng thì tương lai của mình nhất đinh sẽ tốt đẹp.
- Anh tin như vậy à?
- Anh tin chứ. Và còn rất tin là đằng khác.
Quỳnh nhìn Đoàn và thật vui lòng khi cô hiểu được những lời anh nói trước đó phát xuất từ sự chân thành:
- Em cũng vậy. Em cũng rất tin là hạnh phúc chỉ ở đâu đó phía trước chúng ta mà thôi. Đúng không anh?
Đoàn gật đầu và choàng tay qua vai cô âu yếm :
- Đúng. Hạnh phúc đang ở phía trước chúng ta. Nhưng nếu muốn đến được hạnh phúc , anh nghỉ ngay bây giờ em phải ăn chút gì mới được , anh trông em xanh xao lắm.
- Em không ăn đâu. Em không thấy đói.
- Không được. Em mệt như vậy , nếu không ăn sẽ không có sức để lo cho mẹ đâu. Lúc nãy, anh thấy ớ quán bên kia đường có bán thứa ăn ngon lắm , hai đứa mình qua bên đó ăn đi. - Em không đi được , em phải ở đây trông chừng mẹ.
- Anh sẽ gửi y tá trực trông giùm một chút. Em không sợ mẹ sẽ lo khi tỉnh dậy mà nhìn thấy gương mặt hốc hác vì buồn và đói của em à. Vả lại , chăm sóc mẹ cũng phải cần đến sức khoẻ , nếu em không ăn thì khi mẹ lành bệnh , chắc phải ở lại đây để nuôi em vì đến phiên em nằm viện đấy.
Nghe Đoàn nói vậy , Quỳnh bật cười :
- Thua anh rồi. Thôi ăn thì ăn nhưng chỉ đi một chút thoi vì em không yên tâm khi để mẹ lãi dây một mình.
- Không có gì đâu , em đừng lọ Anh có bạn làm y tá , bác sĩ ở đây nhiều lắm , chỉ cần mình lên tiếng là họ giúp đỡ ngaỵ Vả lại, em cũng nên mua chút thức an cho mẹ để lát nữa tỉnh dậy , mẹ có mà dùng liền. Người bệnh cũng cần phải tẩm bổ đấy.
Quỳnh gí tay vào mũi Đoàn khúc khích :
- Nói cho đang hoàng lại đi. Sao dám gọi mẹ người ta là mẹ chứ ?
Đoàn cười tỉnh bo , rồi níu tay Quỳnh :
- Gọi mẹ chỉ la chuyện sớm muộn thôi mà. Bây giờ anh tập dần cho quen , để sau này gọi khỏi ngượng mồm. Mà thôi, mình đi nhanh lên em , biết đâu mẹ sắp tỉnh lại rồi cũng nên.
- Khoan , để em gọi y tá trực đã.
- Không cần, mình để chỗ phòng trực luôn, anh sẽ nhờ người đến ngay mà.
- Có được không đó?
- sao lại không. Đi đi em, nhanh lên.
Quỳnh gật rồi bước nhanh chan theo Đoàn. Lúc này. khi bước chân của họ đã khá xa , bà Tần mới khẽ cựa mình va chớp vội đôi mắt để cho hai dòng lệ nóng đang đọng trong khoé mắt trào ra. Kỳ thật, bà đã tỉnh dậy từ nãy giờ, nhưng vì muốn hiếu thấu lòng con gái và những tình cảm mà Đoàn dành cho Quỳnh nên bà cứ giả vờ ngủ yên. Để đến bây giờ khi hiểu đưọc tất cả , trong lòng bà vừa quặn lên bởi sự đau khổ giày vò, lại vừa dậy lên rừng rực tình mẩu tử thiêng liêng. Bởi vì với bà bây giờ, sự ân cần chăm sóc và tình cảm của Quỳnh dành cho bà đã vượt len trên tất cả những gì bà mong đợi. Không một chút dỗi hờn, Quỳnh chấp nhận những sia lầm của bà như một sự mặc nhiên và lại còn cố không làm cho bà bị tổn thương vì những gì bà đã gây ra, đủ để chi bà hiểu được tấm lòng hiếu thảo của cô đối với bà sâu sắc thế nào. Cuộc sống có lẽ từ đây sẽ còn khó khăn gấp đôi, nhưng nếu có được tình cảm ấy của Quỳnh, bà nhất định sẽ vượt qua tất cả.
Chương 5
Thạch đi đi lại lại trong phòng làm việc với vẻ sốt ruột mà không hiểu rõ nguyên nhân. Tới lui như vậy một lúc, anh mới thấy thật sự lo lắng , chỉ vì anh chợt hiểu ra sở dĩ tồn tại trong anh nỗi bồn chồn nãy giờ , đó là do anh trông đợi gặp mặt Quỳnh trong buổi hẹn hôm nay. Giật mình vì cảm giác đó, Thạch lại thấy tự hổ thẹn, vì những suy nghĩ kia mặc dù phát xuất từ những rung cảm chân thật nhưng lại được đặt không đúng chỗ … Gặp Quỳnh lần đầu tiên trong đêm sinh nhật Đoàn , cảm giác ấy đã thật sự lóa sáng trong anh , dẫn dắt anh mê muội bởi những rung động ngọt ngào …Quỳnh , cô gái thật bình thường , giản dị nhưng lại trong sáng và dễ thương đến lạ lùng , và mặc dù đóa quỳnh kia đã sắp thuộc về Đoàn , người bạn thân nhất của anh , nhưng sao tự dưng Thạch vẫn cứ mãi mong được lưu giữ ảnh hình của cô thật sâu trong tiềm thức.
Đang loay hoay với những suy nghĩ vẩn vơ lẫn lộn , tiếng đằng hắng của Cát Lan khiến cho anh giật mình. Quay nhìn lại cửa phòng , Thạch nhíu mày nhỉn em :
- Là em à ? Em đi đâu vậy ?
Cát Lan vừa đỏng đảnh ngồi xuống ghế , vừa trả lời anh :
- Đến để rủ anh lại nhà anh Đoàn chơi.
Thạch nhìn đồng hồ rồi nhìn Cát Lan :
- Em điên rồi hả ? Giờ này là giờ làm việc mà rủ anh đi chơi ?
Cát Lan xua tay :
- Ối trời ! Giám đốc thì làm việc giờ nào mà chẳng được chứ ? Với lại , dưới anh là mấy tay phụ tá đắc lực thì tội gì rước việc vào thân cho nó mệt. Anh cứ nghe lời em , giao hết mọi việc cho họ làm là xong.
- Em nói nghe dễ quá. Công ty này là của mình , không quản lý , không chăm sóc thì nó sập tiệm chớ chẳng chơi. Với lại anh cũng chẳng rỗi rảnh như em. Suốt ngày cứ nhởn nhơ vì chẳng có việc gì để làm.
Cát Lan vừa lấy thỏi son trong bóp ra rồi vừa tô lại môi , vừa nói :
- Tiểu thư như em mà làm việc cho nó uổng đời hả ? Anh nhìn em xem , đẹp đẽ như vậy mà bắt em phải suy nghĩ hoài nó sẽ chóng làm cho già đi đó. Vả lại , gia tài nhà mình kếch xù như vậy , em và anh có không mà ăn đến cả đời cũng không hết nữa.
Thạch nhìn Cát Lan rồi lắc đầu :
- Em mà có suy nghĩ như vậy thì anh thua. Nhưng mà anh nói cho em biết nha, ở không mà ăn thì núi cũng phải lỡ chứ đừng nói đến gia tài. Còn trẻ mà ỷ lại và lười biếng như em thì .. - Thì sao ? Anh vừa phải thôi nghe. Đến rủ anh đi chơi , không đi thì thôi , tự nhiên kiếm chuyện chửi người ta là sao ? Phải đó , em lười biếng , em ỷ lại đó , nhưng tiền là tiền của ba mẹ em , em có quyền ở không mà xài , đố ai dám nói.
Thạch thở dài :
- Anh biết. Nhưng vì là anh em với nhau nên anh mới khuyên em như thế. Với lại , hồi mẹ anh còn sống , bà luôn khuyên anh phải biết làm việc cho thật tốt. Cuộc sống tự lập sẽ giúp ta học hỏi thêm nhiều điều mới lạ đó.
Cát Lan xua tay :
- Thôi dẹp ba cái luận điệu đó đi. Mẹ anh dạy anh thì anh nghe , nhưng bà ấy chẳng phải là mẹ em , nên em cũng chẳng việc gì phải nghe cả. Làm việc , nếu ai thấy thích thì cứ tự nhiên mà làm. Còn em , em chỉ thích đi chơi , thích xài tiền và yêu thôi.
- Lồi sông như vậy là lối sống íck kỳ , không có tương lai. Con người sống mà không làm việc thì có khác gì côn trùng ?
- Sao anh chửi em hoài vậy ? Nể mặt anh là con của ba em , nên em mới gọi là anh , chứ anh đừng tưởng vậy mà có thể lên mặt được đâu nha. Anh không đi thì thôi , em đi một mình , càng khoẻ.
- Nhưng giờ này thằng Đoàn làm gì có ở nhà mà đến ? Nó cũng phải đi làm chứ ?
Cát Lan vừa bước ra cửa vừa nói :
- Không ở nhà thì còn đi đâu nữa. Lúc nãy em có gọi điện lại công ty của ảnh , người ta nói là ảnh vừa đi xong.
- Nhưng vừa đi không có nghĩa là nó về nhà. Nó đã hẹn với anh là … Nghe Thạch nói đến đây , Cát Lan liền quay lại hỏi :
- Anh hẹn với ảnh hả ? Hẹn đi đâu vậy ?
- Nó hẹn anh là … Thạch chưa nói hết câu thì đã nghe tiếng Đoàn ngoài cửa :
- Thạch ơi ! Tao tới nè.
Nghe tiếng Đoàn , Cát Lan mừng rỡ quay ra. Thấy anh , cô vừa chạy đến , vừa tíu tít :
- Anh Đoàn ! May quá , gặp anh ở đây rồi.
Đoàn thấy Cát Lan đang lao đến bên mình , vội thụt lùi lại rồi nói :
- Gì vậy ? Bộ anh có hẹn với em hả ?
Cát Lan lắc đầu :
- Không có. Nhưng vì em đang định tìm anh thì gặp anh bây giờ nên em mừng đó thôi.
- Mừng à ? Anh nhớ là anh đâu có mượn tiền ..góp của em , đúng hôn ? Gặp anh thì mắt em sáng lên như vậy , làm anh tưởng ..thịt của anh ăn được chứ.
Cô phụng phịu làm duyên , Cát Lan níu lấy tay Đoàn rồi nói giọng nhõng nhẽo:
- Cũng may là thịt anh không ăn được , chứ nếu không thì em cũng không tha đâu. Nhưng mà thôi , gặp anh ở đây rồi , mình đi chơi đi.
Đoàn trợn mắt :
- Đi chơi? Vào giờ này hả?
- Ừ.
- Em có điên hôn? Anh đang làm việc mà.
- Sao anh với anh Thạch khoái làm việc wá vậy. Thôi , bữa nay chiều em một bữa đi , em có nhỏ bạn có bồ là Việt Kiều sẵn bồ nó về nước nên nó rủ đi Lái Thiêu chơi. Anh nhận lời em nha ?
Rút tay ra khỏi Cát Lan , Đoàn lắc đầu :
- Không được , hôm nay anh bận lắm. Anh đến đây vì cái hẹn với Thạch , xong việc thì anh về công ty ngay.
Cát Lan bĩu môi :
- Về công ty ngay ..Anh làm như không có anh thì công ty nhà anh chạy trốn vậy. Không được cũng phải đi , hôm nay em nhất định bắt cóc anh một bữa.
Đoàn đang định mở miệng thì bất chợt ở ngoài cửa có tiếng nói vọng vào:
- Rõ dơ. Con gái gì mà vô duyên.
Nghe tiếng nói ám chỉ mình , Cát Lan vội nhìn ra cửa , gắt gỏng :
- Ai vậy? Ai vừa nói vậy?
Lúc này , Nhã mới kéo tay Quỳnh bước vào :
- Là tôi đó , được hôn?
Thấy mặt Nhã và Quỳnh , Cát Lan xỉa xói :
- Hai con nhỏ này bị đuổi rồi mà , sao còn dám vác mặt tới đây? Bảo vệ đâu ! Lôi cổ nó ra.
Thạch thấy Cát Lan giận quá nên vội nói :
- Em đừng làm vậy. Chính anh mời họ trở về làm việc đó.
Tròn xoe mắt nhìn Thạch , Cát Lan hỏi bằng giọng cay cú :
- Cái gì? Anh mời họ à? Anh làm vậy là ý gì? Anh biết em đuổi họ , sao anh còn mời trở lại? Anh xem thường em quá phải không?
- Không phải vậy , anh mời họ vì họ là do công ty gởi đi đào tạo , giờ tay nghề họ vững rồi ,bỏ đi thì tiếc lắm.
- Tiếc mấy cũng bỏ , vì bọn họ không xứng đáng là nhân viên của công ty.
Nghe giọng của Cát Lan , Nhã tức anh ách nên lên tiếng :
- Sao lại không đáng. Người ta làm việc cật lực sao lại không đáng ? Khi người ta tăng ca sôi cả mồ hôi , sao không thấy thưởng , vừa nói vừa làm mà đuổi là đuổi làm sao ?
Bước thẳng tới chỗ Nhã , Cát Lan sững sờ :
- Đây thích đuổi là đuổi , đuôc hôn ? Người ta làm chủ , người ta có quyền đuổi , còn thân phận làm công đả bị đuổi rồi mà cũng còn ráng muối mặt chạy chọt. Nè , nói cho biết nghe , đừng có ỷ là quen với ông Thạch và ông Đoàn rồi lên mặt nha. Đây đã đá ra rồi thì đừng hòng ai lượm lại.
Đến nước này, tự dưng Quỳnh thấy xúc phạm , cô nói bằng giọng uất ức:
- Xin lỗi cô, chúng tôi đến đây để làm việc chứ không phải đến để nghe cô mắng mỏ. Vả lại , việc chúng tôi có mặt ở nơi này hôm nay chính là vì ông giám đốc cho mới. Thật sự , tôi tưởng rằng anh em nhà cô đã thống nhất ý kiến với nhau nên chúng tôi mới đến , chứ nếu đến đây để nghe cô xỉ vả thế này thì tôi đã không đến làm gì.
Nhã gật đầu đồng tình:
- Chủ thì chủ chứ. Có đồng tiền bộ lớn lắm sao? Muốn mắng ai là mắng coi chừng có ngày ..phù mỏ bây giờ.
Cát Lan giận tái mặt, quắc mắt nhìn Quỳnh:
- Nè, con nhỏ kia! Cô đừng có cao giọng ở đây nghe. Chổ của cô là ngoài gầm cầu kia kìa, chuẩn bị Ở nhà để lo tiền trả nợ cho người ta, chứ đi làm thì cũng đâu cải thiện được gì. Tôi nghe mẹ tôi nói , mấy hôm nữa sẽ quay lấy nhà và căn tiệm rồi. Thôi , lo mà về để còn chuẩn bị đi là vừa, chứ túi của mấy ông anh tôi không có gì đâu mà bày đặt đeo bám cho mắc công.
Nghe những lời nói này , Nhã uất người la to:
- Nè, nói ai bám đeo? Tụi này nghèo thì có nghèo, nhưng cái chuyện đeo bám thì không giỏi bằng mấy người đâu. Giàu có gì mà mở miệng ra thì hôi như hầm cầu , khó chịu quá. Quỳnh! Thôi về mày, bây giờ ở đây mướn tao làm một tháng mấy triệu đi nữa, tao cũng không thèm.
Thấy Nhã kéo Quỳnh đi , Thạch liền lên tiếng :
- Khoan đã , đừng về. Hai cô hãy ở lại nhận việc theo lời của công ty. Chúng tôi sẽ tăng lương và tính luôn mấy ngày công của các cô cho mấy hôm nghỉ việc này. Nếu làm tốt công việc , nhất định tôi sẽ đề bạt các cô lên chức vụ cao hơn.
Không tin vào những điều vừa nghe thấy , Cát Lan níu tay Thạch vẻ khó chịu :
- Anh Hai ! Anh điên rồi hả ? anh biết anh vừa nói gì không ?
Thạch nhíu mày nhìn Cát Lan :
- Thôi đủ rồi , em về đi. Ở đây có anh lo là đủ rồi , em không có việc gì ở đây đâu.
- Đủ rồi là thế nào? Em cũng là con gái của ông chủ mà , đúng hôn ?
- Anh thừa nhận là thế , nhưng đây là công ty do anh làm giám đốc. Vì vậy , ở đây chỉ có anh mới được quyền ra lệnh mà thôi.
- Vậy là anh … - Anh đã quyết định để cô Quỳnh và cô Nhã ở lại làm việc , đó là lệnh của giám đốc. Em hiểu chưa ?
Cát Lan giẩy nãy :
- Em không chịu. Em phải đuổi hai con nhỏ đó. Hai con nhỏ đó , nó xúc phạm em.
- Con này con nọ , em xem em dùng những từ ngữ hay chưa kìa. Xưng là con gái của ba mà cử chỉ , lời nói của em khiến cho anh mất mặt quá. Dù sao , cô Quỳnh và cô Nhã cũng là nhân viên của mình , em ăn nói cũng nể nang một chút chứ.
- Nhưng tụi nó chửi em.
- Anh chỉ thấy em mắng người ta thôi. Đã vậy , còn xoi mói chuyện đời tư của người ta để làm trò cười cho mình , hành độbg đó là vô đạo đức lắm , em biết chưa ? Ở đời , sống thì dễ , nhưng biết sống thì khó vô cùng. Em phải làm sao cho nhân viên họ nhận thức được rằng công ty giống như nhả của họ và giám đốc cũng giống như là anh , là bạn , đối xử thân tình với họ như bằng hữu , để họ thật tâm mà làm việc , có như vậy công việc của mình mới tốt được.
- Anh bênh tụi nó , mắng em phải không ? Anh thà là nể mặt mấy con nhỏ nhà quê đó chứ không thèm bênh em , để em về em nói má. Chừng đó anh đừng trách em.
Thạch lắc đầu :
- Em đừng đem dì ra để hù anh , anh không sợ đâu. Thôi , bây giờ chuyện đã giải quyết xong ..em đi về đi.
Cát Lan nhìn Thạch muốn khóc:
- Anh đuổi em à?
- Không phải đuổi mà anh bảo em phải về. Và em phải nhớ rằng , từ rày về sau em không được quyền ...ng chạm đến cô Quỳnh và cô Nhã. Nếu anh nghe em còn theo sinh sự với họ thì đừng có trách anh.
- Anh sẽ làm gì tôi? Anh hăm doa. tôi hả? Tôi kô sợ đâu. Anh là anh của tôi mà anh lại đi bênh vực người dưng. Anh lấn át tôi để lấy lòng nó , có phải anh đã để ý nó rồi phải không?
- Em nói gì? Anh để ý ai chứ?
- Còn ai nữa. Thì con Quỳnh đó. Chẳng phải đã có lần anh khen nó đẹp đó sao.
Thạch nghe Cát Lan nói vậy thì xua tay rồi gạt ngang :
- Em điên quá ! Ăn nói tầm bậy như vậy , bộ em không sợ mếch lòng sao? Cô Quỳnh là người yêu của anh Đoàn đó.
Cát Lan cười khẩy :
- Có người yêu rồi thì sao ? Loại hồ ly tinh thì luôn luôn hấp dẫn đàn ông mà.
Đến lúc này thì Đoàn không thể yên lặng được nữa , anh nhìn Cát Lan rồi nói :
- Cát Lan ! Em tôn trọng anh một chút có được không ? Quỳnh là người yêu của anh , sau này cô ấy sẽ trở thành vợ của anh. Nếu như nể mặt anh , em đừng xỉ vả cô ấy nữa , có được không ? Em là người , cô ấy cũng là người , em và cô ấy chỉ khác nhau ở chổ giàu và nghèo mà thôi. Nhưng thật lòng mà nói nghèo cũng đâu phải là cái tội , đúng không em ?
- Nghèo thì không có tội , nhưng nghèo mà không biết thân , kô biết sĩ diện mà đeo bám đàn ông thì là tội lớn.
Nhã tức anh ách nhìn Cát Lan , cười khẩy :
- Đồng ý tụi này có nghèo hơn cô thật. Nhưng cái khoản đeo bám đàn ông , chắc tụi này không dám tranh phần của cô đâu. Con gái gì mà không biết mắc cỡ , níu đàn ông đến phát ngượng.
Cát Lan nhìn Nhã hỏi gằn :
- Ai deo ai thì mắc mớ gì đến cô ? Mà cho dù tôi có đeo ai đi nữa thì cũng phải lựa người hợp với mình để đeo. Kẻo không thôi , sau này đến tai người ta, người ta sẽ cười vào mũi tôi cái tội “ đỉa mà đòi đeo chân hạc “ đó.
Biết Cát Lan châm chọc mình , Quỳnh nhìn Đoàn , giọng buồn thiu :
- Mình về đi anh , ở đây không có chổ của em đâu.
Đoàn lắc đầu :
- Thằng Thạch nó đã nói vậy rồi , ngày mai em cứ đến đây mà làm việc như bình thường. Còn mọi chuyện khác để anh lo.
Quỳnh rân rấn nước mắt , nói với Đoàn giọng buồn thiu:
- Em tuy nghèo thật , nhưng em rất trọng sĩ diện của mình , em không muốn chỉ vì để mong có được một chỗ làm mà em phải chịu quỳ lụy người khác. Em cám ơn anh Thạch và anh đã cố gắng giúp đỡ em , nhưng công việc này em không làm nữa , bởi vì nó đã không còn thích hợp với em.
- Kìa Quỳnh ! Anh đã nói là … Quỳnh cắt ngang lời Đoàn rồi nhìn Thạch :
- Ông giám đốc thông cảm cho tôi. Vì nếu như tôi đến đây làm việc trở lại thì chắc chắn sẽ làm cho ông khó xử. Vả lại , với hoàn cảnh của tôi bây giờ , mà cứ đeo bám công việc này hoài cũng thật là khó coi. Thôi thì ông cho tôi rút lui , tôi và Nhã sẽ cố tìm một công việc khác thích hợp với mình hơn.
Thạch nhìn Quỳnh lắc đầu :
- Cô không cần đi đâu hết , vì công việc của cô chính là ở đây. Tôi mời cô đến làm việc , chẳng phải vì tư cách cá nhân , cũng không phải vì cô là người yêu của Đoàn , mà chính vì lợi ích chung của công ty. Nếu cô thoái thác trách nhiệm cũng có nghĩa là cô xem thường ban giám đốc , xem thường công ty.
Cát Lan chen vào giọng hả hê :
- Tụi nó chịu nghỉ thì cho nó nghỉ đi anh , năn nỉ làm gì mệt. Bộ anh lo không có tiền để mướn nổi người hay sao , mà phải cầu cạnh nó chứ.
Thạch gạt ngang lời Cát Lan :
- Còn em nữa , ở đây không có chuyện của em. Em về đi , em đừng ở đây hoài , anh không làm việc được.
- Nhưng mà em …
- Đã nói em về đi. Chuyện của anh , anh tự biết cách giải quyết.
Hơi quê trước thái độ của Thạch , Cát Lan dùng dằng một hồi rồi nhìn Thạch :
- Anh dung dưỡng nó thì có ngày anh sẽ hối hận đó.
Nói xong, Cát Lan hậm hực bỏ về. Đợi Cát Lan đi rồi, Thạch mới nhìn Quỳnh, phân bua:
- Cô thấy đó, người có quyền quyết định ở đây là tôi chứ không phải Cát Lan. Từ nay, cô hãy cứ yên tâm về chỗ làm của mình đi nhé.
Đoàn cũng gật đầu:
- Thạch nói vậy, em đã bằng lòng chưa? Đừng suy nghĩ gì hết nhé, ngày mai em đến làm lại đi.
Mặc cho Thạch và Đoàn nói thế nào, Quỳnh cũng vẫn giữ ý của mình , nên cô lắc đầu một cách cương quyết :
- Em đã nói không làm là không làm. Ông giám đốc và anh Đoàn đừng nói gì thêm nữa.
Đoàn nhăn mặt nhìn Quỳnh :
- Kìa em ! Có một chỗ làm tốt như vậy sao em chối từ chứ ? Với lại , khi em không nhân công việc này chính là em đã phủ nhận hảo ý của Thạch rồi.
- Em thật sự xin lỗi ông giám đốc vì quyết định của em. Nhưng dù sao đi nữa. Chuyện em không đến làm cũng chính là cách em đền đáp lại hảo ý của ông đó. Nhận việc được thì chắc chắn ông giám đốc sẽ làm mất lòng em gái mình và nhất định cô ấy cũng sẽ không bao giờ để cho em được yên. Vả lại , thà là em chết đói , còn hơn là phải đưa đầu chịu nhục để có được việc làm. Em nói vậy , chắc hai người đã hiểu rồi chứ ?
Đoàn nhìn Quỳnh , vẻ van nài :
- Em tự ái quá đó Quỳnh.
Quỳnh cười nhẹ :
- Em không tự ái mà chỉ tự trọng thôi. Bởi vì với em , danh dự và ý thích về nhân cách của mình là cái không tùy tiện được , dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Đoàn định lên tiếng thì Thạch đã ngăn anh lại :
- Nếu cô ấy không thích thì thôi , mày đừng ép. Có lẽ cô ấy nói đúng làm việc trong một hoàn cảnh không thoải mái thì cực lắm.
- Nhưng mà …
- Mày yên tâm đi , tao còn nhiều bạn bè làm doanh nhân mà. Tao sẽ tìm cho cô ấy một chổ thích hợp hơn.
- Mày nói thật chứ?
- Tất nhiên là thật rồi.
- Nếu vậy thì tao đỡ lo. Bởi vì tuy làm việc cho ba tao , nhưng tao không giao du nhiều trên thương trường , nên tao không thể giúp được cho Quỳnh. Có được lời hứa của mày là tao yên tâm.
Thạch cười rồi vỗ vai Đoàn :
- Mày khách sáo ghê quá. Chuyện của mày cũng là chuyện của tao mà. Từ nay có gì cần đến tao thì cứ việc lên tiếng, tao nhất định sẽ giúp mày. Ha.
Đoàn nghe vậy thì quay sang Quỳnh, giọng anh rôm rã:
- Vậy thì tốt rồi, từ nay anh sẽ đỡ lo hơn cho em. Thôi , mình về đi, cho Thạch nó làm việc. Lát nữa lên thăm mẹ, em chuẩn bị mọi thứ rồi chờ anh. Anh sẽ đem xe lên rước em.
Nghe Đoàn nói vậy, Thạch ngạc nhiên :
- Bác gái đi đâu mà phải rước về.
- À ! Mẹ Quỳnh bị bệnh phải nằm viện. Hôm nay thấy đỡ nên xin về.
- Bị bệnh à? Bác bệnh gì vậy?
Quỳnh trả lời Thạch thay Đoàn:
- Mẹ em bị tim anh à. Bệnh lâu rồi.
- Bệnh tim à? Nguy hiểm đấy. Phải tránh cho bác xúc động nhiều mới được.
Quỳnh gật nhẹ rồi quay sang Đoàn :
- Mình đi về , anh Đoàn.
Đoàn “ừ“ nhanh rồi nói với Thạch :
- Bây giờ tao phải đưa Quỳnh và Nhã về , bữa khác mình nói chuyện lâu hơn. À phải, tối nay sinh nhật ba tao , mày cũng đến nhé.
- Sinh nhật bác trai à? Suýt chút nữa tao quên.
Đoàn huých tay Thạch rồi nói giọng vui :
- Tối nay , tao định giới thiệu Quỳnh với gia đình , mày cũng nên đi sớm để ủng hộ tao nhé.
Nghe Đoàn nói thế, tự dưng Thạch quay qua nhìn Quỳnh và kịp thấy trên đôi má cô chợt xuất hiện những sắc hồng long lanh:
- Ừ. Nhất định rồi.
Mỉm cười trong hạnh phúc, Đoàn níu tay Quỳnh rồi nhìn Thạch, vẫy tay :
- Tui tao về nhé. Không làm phiền mày nữa. Tối đến nhé, tao chờ.
Thạch gật đầu rồi đứng yên ở đây nhìn theo ,và tự dưng khi thấy Đoàn choàng tay qua vai Quỳnh một cách thân mật, trong lòng Thạch chợt thấy buồn buồn. Cái cảm giác đó không biết có từ lúc nào , nhưng cứ mỗi khi anh nghĩ đến việc Quỳnh là người yêu của Đoàn thì nỗi buồn ấy lại đến , chầm chậm nhưng lan tỏa, không rạch ròi nhưng lại lưu giữ rất lâu trong anh … Thở một hơi dài, Thạch đến mở cửa sổ phòng làm việc ra , rồi đốt một điếu thuốc, khói thuốc nhẹ nhàng len lỏi chung quanh anh rồi rút nhanh về phía cửa. Ở đây , nhửng sợi khói trắng mang theo niềm tâm sự bất chợt mơn man bên khóm tóc tiên rực rỡ đỏ trên giàn rồi tan biến nhanh trong không gian.
Khuấy xong một ly sữa nhỏ, Quỳnh mang lên bàn rồi dặn Nhã:
- Mầy ở nhà coi chừng mẹ giùm tao. Tao đi khoảng một tiếng đồng hồ sẽ về.
Nhã vừa cầm chổi quýt nhà, vừa ngấm Quỳnh rồi nói:
- Có chắc một tiếng đông hồ không đó? Ra mắt phụ huynh, rồi còn chúc thọ cha chồng chắc phải lâu lắm mới về. Không khéo tối nay tao phải trực đêm ở đây luôn rồi.
- Lâu lâu giúp bạn một bữa, bộ không được sao?
- Tất nhiên là được rồi. Nhưng mà ở nhà trông một tâm trạng chờ đợi, coi nó hồi hợp dữ .. Quỳnh đắp mền cho mẹ rồi đến ghế ngồi, giọng cô cũng hơi tần ngần :
- Bộ mầy nói tao không hồi hợp hả ? Bụng tao bây giờ đang đánh lô tô đây nè. Nghe anh Đoàn nói, ba ảnh dễ chịu bao nhiêu thì mẹ ảnh khó bấy nhiêu. Liệu mình đi như vậy, tao thấy tao cũng gan cở ...ông trời chớ chẳng chơi ...
Quét nhà xong, Nhã cất chổi rồi đến chải tóc cho Quỳnh. Vừa vuốt ve mái tóc bóng mượt của bạn, cô vừa nói:
- Nè ! sao mầy không đi tiệm "tuốt" lại một chút. Dù sao đi cho người ta xem mắt cũng phải sửa soạn bộ cánh cho dữ dội lên chứ. Nhà người ta là nhà giàu, nên dù gì mình cũng fải chuẩn bị bộ vóc cho kỷ để người ta không khi dễ mình được.
Quỳnh lắc đầu :
- Không cần đâu, con người ta bình thường thế nào thì khi đến nhà anh Đoàn cũng sẽ như thế ấy. Tao không thích màu mè chút nào. Vả lại, anh Đoàn thường nói ảnh yêu tao là yêu chính con người tao, chứ chẳng fải yêu hình thức bên ngoài đâu.
Nhã trề mồi :
- Ấy là vì anh Đoàn yêu mầy nên ảnh mới nói vậy, chứ còn mẹ anh Đoàn đâu có yêu mầy mà mầy dễ ngươi.. Không sửa soạn một chút, để người ta chê thì quê mặt lắm.
- Tao mặc kệ. Người nhà anh Đoàn nếu thương anh Đoàn chắc cũng sẽ dễ dàng bỏ qua thôi.
- Nhưng ít ra mày cũng fải trang điểm một chút chứ. Không loè loẹt nhưng cũng fải làm đẹp mình lên, chứ để tự nhiên quá sẽ không bắt mắt đâu. Tao có đem qua cho mầy một cái đầm loại Thượng Hải, có xẻ tà, màu thiên thanh kìa, vô thay đi rồi ra đây tao trang điểm lại cho. Hoa hậu kia mà còn phải xài phấn nữa chứ đừng nói chi mầy .. Quỳnh tần ngần một lúc rồi nói:
- Tao nghỉ tao như vầy là được rồi, quần jean, sơ mi trắng là đủ lịch sự lắm. Mặc kiểu cách quá, tao thấy không quen.
- Không quen , mặc một lát sẽ quen. Bởi vì bây giờ mầy làm đẹp chẳng fải chỉ cho mầy, mà còn cho cả Đoàn nữa. Mầy nhem nhuốc quá, người nhà ảnh sẽ bảo ảnh là bị đui, chừng đó có muốn cũng không vào được cổng nhà người ta đâu.
- Mầy hù tao hả ?
- không fải là hù, mà là nhắc nhở. Nhà giàu bây giờ họ chuộng hình thức lắm, chứ chẳng fải như bọn nhà nghèo của mình đâu , mà chỉ lo tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Mầy cứ như cô bé lọ lem như vầy thì coi chừng vỡ mộng đó.
Cầm chiếc áo màu thanh thiên trên tay, giọng Quỳnh buồn thiu:
- Chưa ra trận mà tao đã thấy thua đến chín mươi chín phần trăm rồi. Một fần trăm còn lại chỉ là sự may mắn. Nhưng mầy thấy đó, số tao đen lắm , tao nghỉ một fần trăm vận may của tao chắc cũng như chờ trúng xổ số vậy thôi.
- Gì mà bi quan dữ vậy. Theo tao, chuyện tình cảm cũa mầy có thể xem như đã thành côngg được một nửa, tức là năm mươi phần trăm rồi. Bởi vì mầy đã có anh Đoàn yêu thương thật lòng, còn năm mươi phần trăm nữa là gia đình ảnh, nếu đặt luôn năm mươi phần trăm còn lại thì coi như ok .. - Ở đó mà OK. Mẹ anh Đoàn giống như sống thần vậy, chỉ cần phật ý một chút thôi, là bà ấy có thể cuộn phăng tao ra biển Đông luôn.
Nhã bật cười :
- Ở đó mà sóng thần, sóng "chằn" thì có, thần đâu có ác vậy đúng hông ? Nhưng nói gì thì nói, mầy cũng đi thay đồ nhanh lên, anh Đoàn sắp đến đón rồi đó.
Thấy Nhã hối thúc, Quỳnh đành phải nghe theo. Vào trong một lát, khi trở ra, Quỳnh chợt bật cười khi thấy nhỏ Nhã há hóc miệng ra mà nhìn mình :
- Gì vậy ? Thấy ác quỉ Dracula hả ?
Nhã lắc đầu:
- Không ! Hơi bị sóc khi thấy mầy đẹp quá .. Quỳnh xua tay:
- Đồ điên. Tao mà đẹp.
- Thiệt mà. Mặt đẹp và dễ thương vô cùng. Lại đây tao trang điểm thêm cho mầy một chút, bảo đảm hoa hậu Lý Thu Thảo gặp mầy cũng phải chịu thua luôn .. Quỳnh cười khanh khách, trên đôi má cô lại ẩn hiện sắc hồng:
- Mầy bị tâm thần rồi ngốc à. Tao mà đẹp như mầy nói thì tao đã không phải khổ như vầy.
- Hồng nhan thì truân chuyên mà mầy. Nhưng mầy đẹp hiền lành và phúc hậu như vậy, sau nầy nhất định sẽ hạnh phúc, tin tao đi .. Quỳnh ngồi xuống ghế rồi hỏi Nhã :
-Thôi, khen đủ rồi, vẽ vời gì thì nhanh lên, anh Đoàn sắp đến rồi đó.
Nhã gật đầu , rồi vừa nhanh tay trang điểm cho Quỳnh , cô vừa nói :
- Tao coi bộ ăn cái đầu heo của tụi mày chua quá. Yêu nhau gì mà khó dữ vậy. Chỉ có đi thăm phụ huynh thôi mà đã lắm chuyện vậy rồi. Mai mốt đến cưới hỏi chắc còn mệt nữa.
- Nếu được cưới hỏi đàng hoàng thì mệt cách mấy cũng được, chỉ sợ … - Sợ gì ?
- Thì sợ không thành chứ còn gì nữa? Chừng đó tao nghĩ có lẽ tao và anh Đoàn chắc phải khổ lắm.
Nhã quẹt một chút phấn hồng lên má Quỳnh rồi chặc lưỡi :
- Khổ là cái chắc. Yêu nhau mà như Roméo và Juliette thì … Nhã chưa nói dứt lời thì ở ngoài cổng đã nghe tiếng bóp còi xe inh ỏi. Nghĩ là Đoàn đến đón , Nhã vội chạy ra mở cửa. Nhưng đến khi nhìn thấy người vừa đến là Thạch thì cô ngạc nhiên:
- Ủa ! Sao lại là ông giám đốc? Anh Đoàn đâu?
- Anh Đoàn đang bận chút việc, nên nhờ tôi đến đón cô Quỳnh giùm.
- Sao kỳ vậy? Người yêu của mình mà biểu người khác đến đón là sao?
Thạch cười nhẹ rồi dắt xe vào trong nhà :
- Chỉ vì một chút bận đột xuất thôi. Cô thông cảm.
Giọng Nhã chua chát:
- Tôi thông hay không thông thì đâu có mắc mớ gì. chỉ sợ nhỏ Quỳnh tủi thân thôi.
- Không có đâu. Tôi đến đây là do Đoàn nhờ, chứ chẳng phải tự ý. Lát nữa , khi gặp anh ấy, nhất định ảnh sẽ thanh minh cùng Quỳnh.
Thấy Nhã ra đón Đoàn mà cứ ở ngoài nói chuyện, Quỳnh bèn bước ra. Đến khi thấy Thạch , cô ngỡ ngàng cúi chào :
- Ông giám đốc đến có việc gì không ?
Đang phân trần với Nhã , nghe tiếng Quỳnh , Thạch vội ngẩng lên. Dưới ánh đèn néon, Quỳnh hiện ra trước mắt anh , chợt như một cô tiên trong chuyện cổ tích đến lạ lùng. Gật vội chào cô để giấu chút bối rối trong lòng , Thạch nói như phân trần :
- Tôi đến đây vì Đoàn nhờ tôi đến đón cô , anh ấy bận chút việc nên không đến được.
Hơi thất vọng trong lòng , giọng Quỳnh buồn buồn:
- Có phải mẹ anh ấy không cho anh ấy đến không?
Thạch xua tay :
- Không đâu. Vì người phụ trách buổi tiệc bệnh , nên anh Đoàn phải ở nhà để lo sắp xếp. Lúc nãy khi chuẩn bị đi đón cô thì bất chợt có khách đến sớm nên ảnh mới phải nhờ tôi.
- Sao anh Đoàn bảo là chỉ như một bữa cơm gia đình thôi?
- Nói là bữa cơm nhưng cũng có đông người đền lắm, phần lớn là người trong họ hàng và bạn thân quen.
Giọng Quỳnh âu lo :
- Ba anh Đoàn làm ăn lớn như vậy , chắc chắn là quen biết rất rộng rãi. Như vậy , buổi tiệc tối nay nhất định là không ít người rồi.
Nhã gật đầu :
- Ừ , chắc chắn là đông đảo rồi. Mày nghĩ lại xem sự có mặt của mày có nên không?
Nghe Nhã nhắc khéo , trên mặt Quỳnh thoáng vẻ tần ngần. Suy nghĩ một lát , cô nhìn Thạch rồi nói giọng ngập ngừng :
- Tôi nghĩ có lẽ ..tôi không nên đi thì hơn. Ở chỗ nhộn nhịp như vậy. tôi thấy mình không thích hợp chút nào.
Nghe Quỳnh từ chối , Thạch vội xua tay :
- Không sao đâu , đã có Đoàn bên cạnh cô mà. Vả lại , trong buổi tiệc này nhân vật chính sẽ thu hút mọi người , nhất định cô sẽ an toàn thôi.
Quỳnh nói giọng buồn thiu:
- Anh biết chuyện của tôi và anh Đoàn rồi đó. Tôi cố gắng lắm mới dám đến nhà anh ấy , cũng chỉ vì nghe anh ấy bảo chỉ là bữa cơm gia đình thôi. Nay nghe anh bảo là có đông người đếm dự , tôi sợ khi đến đó , rủi mẹ anh Đoàn hoặc ai đó đàm tiếu gì về tôi , chắc tôi bỏ xứ này mà đi quá. Thạch yên lặng ngằm Quỳnh trong dáng vẻ bối rối của một cô gái lần đầu đến với chữ tình mà chợt thấy tội nghiệp cho cô quá đỗi. Bởi lẽ đúng như những điều cô dự đoán , buổi gặp mặt tối nay chắc chắn sẽ rất bất lợi cho cô. Tuy nhiên vì thương Đoàn , thương Quỳnh , thật lòng , anh cũng muốn sự có mặt của Quỳnh đêm nay sẽ giúp Đoàn có đủ dũng cảm để cùng cố tranh đấu cho tình yêu của hai người.
- Nếu cô không đi thì tội cho Đoàn lắm. Nó đã chuẩn bị nhiều cho sự hiện diện của cô tối nay.
- Nhưng tôi sợ sự có mặt của tôi sẽ làm anh ấy khó xử.
Nhìn thẳng vào đôi mắt đẹp như u buồn của Quỳnh, Thạch nói :
- Nếu tôi yêu cầu cô trả lời tôi một điều , cô có bằng lòng không?
- Anh nói gì.
- Tôi muốn biết cô có yêu Đoàn thật lòng không?
- Sao anh lại hỏi vậy?
- Vì tôi thấy cô vẫn còn do dự nhiều quá.
- Tôi chỉ lo là mình sẽ làm mắt mặt anh ấy thôi.
- Với cô , trong tình yêu , đối tượng quan trọng hay sự mất mặt quan trọng? Thằng Đoàn nó yêu cô , nó đã dự tính với tôi tất cả những gì nó sẽ làm để có được cô. Vậy mà tôi lại luôn gặp ở cô sự lo sợ , tránh né. Chẳng lẽ cô không muốn cùng Đoàn sống hạnh phúc hay sao?
Nghe trong giọng Thạch có vẻ bất bình , Quỳnh thở dài :
- Có lẽ anh đã hiều lầm tôi rồi. Tôi hoàn toàn không lo gì cho riêng mình , mà tôi chỉ lo cho Đoàn. Yêu anh ấy , nhiều khi tôi tự nghĩ , để cưới được một người như tôi làm vợ , anh ấy sẽ được gì và mất gì ? Để rồi khi trả lời rạch ròi câu hỏi ấy , tôi lại thấy tội cho Đoàn thật nhiều.
- Tội cái gì?
- Thì tội về những cái ảnh đạt được quá nhỏ bé , so với những cái mất đi quá lớn lao. Tôi không đành lòng khi thấy ảnh vì tôi mà phải đối mặt với những khó khăn không đáng có.
- Nhưng nếu anh ấy tự nguyện thì sao?
Quỳnh đưa tay ngắt nhẹ một bông hoa cẩm chướng sắp tàn trong chậu rồi nhìn Thạch :
- Chính vì anh ấy tự nguyện nên tôi mới thấy đau lòng. Với yêu đương. lẽ ra ảnh phải gặp nhiều may mắn hơn kìa.
Nghe Thạch và Quỳnh mãi nói chuyện trò , Nhã chắc lưỡi :
- Sao vậy? Bộ hai người tính đứng đây nói chuyện luôn hả ? Không đi thì không đi, còn đi thì nhanh lên , trễ quá rồi.
Nghe Nhã nhắc nhở, Thạch liền hối thúc Quỳnh :
- Đi thôi Quỳnh. Đoàn chắc đang sốt ruột chồ cô đó.
Nhã cũng gật đầu:
- Tao thấy anh Thạch nói cũng phải. Đã yêu nhau thì phải biết hy sinh cho nhau chứ , đúng hôn ? vả lại , dù gì mày cũng phải đến , để biết được thái độ của người ta ra sao mà còn cách đối phó , chứ tránh mặt hoài thế này cũng chẳng phải là kế sách hay đâu.
Thấy Thạch và Nhã nói thế , Quỳnh đành gật đầu :
- Thôi thì đi vậy. Dù gì phải liều một chuyến.
Thạch cười cười :
- Cô làm tôi tưởng là cô đang đi buôn hàng quốc cấm chứ. Căng thẳng như vậy dễ làm cho cô xuống sắc lắm.
Quỳnh nghe Thạch nói vậy cũng cười:
- Xuống sắc bây giờ chẳng đáng sợ bằng bị mẹ chồng chê. Mọi việc chắc tôi phải cầu trời mới được đó.
Thạch đẩy xe ra cổng rồi nổ máy:
- Cầu trời hay khấn phật gì cũng được, miễn là cô để tôi làm tròn nghĩa vụ với bạn bè là tôi mừng rồi. Thôi , cô lên đi , mình đã trể gần mười phút rồi đó.
Quỳnh lính quýnh. Quỳnh nhìn Nhã:
- vậy tao đi nghe. Mày ở nhà chăm sóc mẹ giùm tao ha.
Nhã gật nhanh:
- Ừ , đi đi. Nhanh lên rồi còn về nữa. Chúc mày thành công.
Ngồi lên xe Thạch, Quỳnh nhoẻn cười thay cho lời nói để trả lời Nhã. Nụ cười ấy tuy cố nở trên môi, nhưng trong lòng Quỳnh lại nặng trĩu những buồn phiền, bởi từ trong tâm thực của cô , vẫn không tin rằng hạnh phúc lại có thể đến với cô dễ dàng như vậy. Cho xe chạy ra đường phố, Thạch chợt thoáng nghe tiếng Quỳnh thở dài. Biết được tâm sự của cô , Thạch ngoái ra sau rồi nói:
- Nè , đếm sao đi. Đếm sao trên trời sẽ giúp cho cô thoát khỏi những ưu tư đó.
Quỳnh nhìn lên trời rồi hỏi Thạch :
- Đếm sao ư?
- Ừ. Đó là bí quyết của tôi mỗi khi buồn đấy.
- Nhưng nhiều quá làm cách nào để đếm cho hết bây giờ.
- Chính vì nó nhiều, nên mới khiến cô tập trung và cũng chính vì sự tập trung khi đếm, nó sẽ làm cho cô không còn buồn nữa.
- Thật vậy hả?
- Thật mà. Không tin cô cứ đếm thử xem.
Nghe lời Thạch , Quỳnh tìm cách ngồi thăng bằng rồi mới nhìn lên trời để đếm sao. bầu trời cao trong vắt , đêm vời vợi bên những vì sao lung linh. Quỳnh nhẩm đếm một mình những vì sao để cốt tìm trong ấy một chút lãng quên.
Đang chuẩn bị thắp nến trên chiếc bánh sinh nhật của ông Tuyên , bà Tuyên cũng hơi ngạc nhiên khi thấy vẻ bồn chồn của Đoàn. Bước đến bên con trai, bà vội hỏi:
- Con còn đứng đây làm gì? ba con sắp thổi nến rồi đó.
Tránh tia nhìn của mẹ, Đoàn nói nhanh:
- Con chờ Thạch, mẹ à. Nó hẹn sẽ đến sớm, vậy mà giờ này vẫn chưa thấy nó đâu.
Nghe Đoàn nói vậy , bà Tuyến bật cười:
- Chờ thằng Thạch thôi mà , có cần phải sốt ruột vậy hôn? Nó là khách mời thì dĩ nhiên là nó phải đến rồi , nhưng có thể nó vẩn còn đang bận việc gì nên đến muộn một chút , con cứ vào trong trứơc đi, chút nữa nó dến nhất định nó sẽ tìm con mà.
– Mẹ cứ vào đi , con sẽ vào ngay mà. Con muốn gặp Thạch để bàn chút chuyện làm ăn thôi.
Bà Tuyến nhìn Đoàn tò mò :
- Chuyện làm ăn à. Con với nó có chuyện làm ăn gì mà quan trọng vậy?
Đoàn bối rối trả lời :
- Chuyện làm ăn ..ở công ty mà mẹ. Nó định mời con sang làm viêc với nó.
Giọng bà Tuyến đầy vẻ ngờ vực :
- Có phải khg đó? Trông bộ điệu con bây giờ khg giống như một người đang lo công chuyện làm ăn. Có phải con đang giấu mẹ điều gì không?
Đoàn xua tay :
- Không có. Con khg giấu mẹ điều gì cả. Mẹ Ơi ! Mẹ vào trước đi. Thạch đến là con sẽ vào ngay mà.
Bà Tuyến lắc đầu :
- Không được. Con phải vào để phụ thổi nến với ba. vả lai. , trước mặt bạn bè , ba muốn giới thiệu con với bạn bè của ông ấy. Với tư cách chủ của một công ty lớn , mẹ nghỉ ba con nhất định sẻ tạo dựng cho con một chổ đứng tốt trong xã hội và cả trong thương trường. Còn với Thạch , lời đề nghị của nó , con từ chối ngay đi. Vì ba con đang có ý định giao cho con tòan bộ công việc của công ty thay cho ba con , thì thời gian đâu nữa mà con phụ giúp cho nó chứ.
– Mẹ ! Mẹ nói gì vậy? Con làm gì đảm đương công ty cho nôi? ? Vả lai. , ý nguyện của con là muốn trở thành một kỷ sư xây dựng gioi? thôi.
- Ba mẹ nói được là được mà. Con cũng đã lớn rồi , năm nay con nhận chức tổng gíam đốc công ty , điều hành công việc cho quen rồi mẹ cưới Cát Lan cho con. Còn ước mơ kỷ sư xây dựng gì đó , con hãy quên đi. Gia tài nhà mình cộng với cuả hồi môn cuả Cát Lan , nhất định con sẽ sống no đủ hạnh phúc đến suốt đời.
Đòan bứt mạnh một nhánh bông giấy đang nở hoa rồi bực bội xé vụn nó trong tay :
- Mẹ a `! Con khg muốn bị đặt để kiểu đó đâu. Con khg thích làm tổng giám đốc công ty , lại càng khg muốn cưới Cát Lan. - Sao vậy chứ ?
- Đơn giãn vì cả hai điều đó đều khg phai? là sở nguyện của con.
– Nhưng đó là con đường nhanh nhất để con đặt đến hạnh phúc mà con khg phai? cực khổ tìm kiếm.
Đòan xua tay :
- Tại sao mẹ có thể xem việc con bị buộc phai? làm điều con khg thích và bị ép phai? cưới một người vợ mà con khg hề yêu là hạnh phúc được chứ? Ba mẹ chỉ có một mình con là con , chẳng lẽ ba mẹ không thương con.
Bà Tuyến có vẽ giận, nhưng khi vừa định la rầy Đòan thì Cát Lan đến. Vẽ kiêu sa cuả cô càng giúp cô nổi bật trong đám đông với chiếc đầm dạ hội màu đỏ tươi. Vừa nhìn thấy Lan, bà Tuyến đôI? ngay thái độ :
- Cát Lan ! Con đến rồi hả? Ba mẹ đâu?
- Dạ , ba mẹ con đang ở phòng khách với bác trai. Còn con , con đi tìm bác để ch`ao a.
Mát lòng với câu trã lời khôn khéo của Cát Lan , bà Tuyến cười tươi rồi hoi? Đùa :
Phải? hôn đó ? Con đi tìm bác để chào , hay tìm thằng Đòan đây ?
Bị nói trúng tim đen, Cát Lan cười sượng sùng, nhuUng vẫn cố ngọt ngào:
- Trước là con tìm bác, còn sau mới đến anh Đoàn.
Chỉ về phía Đoàn, bà Tuyền tiếp :
- Nó đứng đây nãy giờ, chờ anh Thạch của con đó.
- Anh Đoàn chờ anh Thạch à ? Lẽ ra anh phải đến đây lâu rồi chứ bác ? Lúc nãy ảnh ra khỏi nhà còn sớm hơn con nữa đó.
Thấy Cát Lan có vẻ thắc mắc, Đoàn gạt ngang :
- Chắc nó có công việc gì đó nên đến trễ thôi mà. Mẹ và Cát Lan cứ vào trong trước đi, để con ở đây cũng được mà.
Cát Lan nhìn Đoàn rồi lắc đầu :
- Thôi đi, vào thì vào chung, có ở lại thì ở lại hết. Em cũng muốn biết sao anh hai em lại đến trễ dữ vậy.
Đoàn nói giọng khó chịu :
- Nó đến trễ hay sớm thì cũng đâu mắc mớ gì đến em , sao cứ đứng ở đó mà nhiều chuyện hoài vậy ? Bây giờ tôi hỏi lần chót, hai người có chịu vào hay không ? Nếu không vào thì cứ ở ngoài này luôn đi.
Thấy Đoàn nổi nóng, bà Tuyền vội kéo tay Cát Lan :
- Thôi, mình vào đi con, đừng ở đây một lát thằng Đoàn nó la đó.
Bị Đoàn xẵng giọng, Cát Lan giãy nãy :
- Tự nhiên gây sự với con, chắc tại hôm nay người ta không tới nên mới đổ quạu chứ gì. Đã vậy con không vào luôn, xem ảnh làm gì được con ?
Nghe Cát Lan nói đến đây, bà Tuyền vội chụp tay cô hỏi vội :
- Con nói người ta là người ta nào vậy?
- Thì người ta là con nhỏ nhà quê, có cửa hàng vàng mã đó. Nó cứ bảo nó là người yêu của anh Đoàn.
- Người yêu của thằng Đoàn à? Không lẽ nào.... -Vậy hai bác hóa ra chẳng biết gì cả sao?
- Nó cũng đã từng nói xa gần, nhưng hai bác vẫn không chấp thuận.
Cát Lan níu tay Đoàn rồi nói :
- Nè ! Nãy giờ em nói vậy mà có phải không đó ? Chẳng lẽ thân mật với nhau thân như vậy mà chưa thông qua ba mẹ sao ?
Đoàn trừng mắt nhìn Cát Lan :
- Bộ em điên rồi sao? Chuyện vậy mà cũng nói được. Có phải em muốn hại anh không?
- Em mà hại anh? Em thương anh thi co. Em không muốn anh hủy hoại tương lai của mình vào tay con nhỏ đó thôi.
- Cái gì mà hủy hại tương lai ? Em học cách nói như mẹ anh hồi nào vậy?
Cát Lan sừng sộ:
- Chứ còn gì nữa? Con nhỏ đó mới học hết cấp ba , nhà nghèo rớt mồng tơi lại thiếu nơ như chúa chổm. Nói cho anh biết , ngôi nhà đó và cả cửa hàng vàng mã của nhà nó bây giờ nằm trong tay mẹ em. Lấy con nhỏ chẳng có một xu dính túi , không có một mái nhà nhưng có một mẹ già bệnh hoạn nghìn cân , bộ xứng đáng lắm sao ?
Nghe Cát Lan nói đến đây , mặt bà Tuyên tái xanh. Giọng bà run run khi hỏi Đoàn :
- Những lời Cát Lan nói có đúng không con ? Trả lời mẹ đi.
Biết không thể giấu được nữa , Đoàn đành gật đầu :
- Dạ phải. Nhưng Quỳnh là một cô gái tốt mẹ à.
Bà Tuyên nghe đến đây thì gạt phăng :
- Tốt, tốt cái gì? Thời buổi này , tốt cũng đâu làm cho người ta no được. Mẹ tìm chỗ môn đăng hộ đối thì con lắc đầu không chịu. Tưởng là chọn được một chỗ sáng giá hơn nhưng ai ngờ.
Đoàn nhỏ giọng năn nỉ:
- Má à! Hôm nay con có mời Quỳnh đến. Lát nữa, mẹ sẽ thấy những điều con nói về cô ấy là đúng.
- Sao, con lại mời nó đến à? Con muốn cho mẹ tức chết hay sao?
- Mẹ à! Nghèo đâu phải là cái tội. Vả lại , mẹ chọn được một con dâu tốt, vẫn quý hơn là chọn một con dâu giàu chứ. Đành là gia cảnh Quỳnh không danh giá như nhà mình , nhưng cũng là nhà có nề nếp đàng hoàng , cô ấy lại giàu lòng tự trọng và ý thức tự lập rất cao.
- Nhưng dù thế nào đi nữa , cô ta cũng không nằm trong tiêu chuẩn của mẹ.
- Mẹ à! Mẹ suy nghĩ lại đi … Bà Tuyên gạt phắt đi rồi níu tay Cát Lan vào nhà:
- Mẹ đã suy nghĩ kỹ lắm rồi, con đừng hòng lung lạc mẹ. Tốt nhất là con đừng để cho mẹ thấy mặt con nhỏ đó, nếu không thì đừng trách. Cát Lan! Mình vào nhà đi con.
Hăm hở khi thấy phản ứng dữ dội của bà Tuyên, Cát Lan "dạ" ngoan khi nghe bà Tuyên bảo. Nhưng khi hai người mới đi được vài bước thì Thạch đến. Thoáng thấy Thạch chở Quỳnh ở phía sau, Cát Lan giằng tay ra khỏi bà Tuyên rồi chạy đến anh, hằn học:
- À ! Thì ra anh nối giáo cho giặc ha? Làm tài xế cho con nhỏ nhà quê này, bộ anh không sợ mất mặt sao ?
Thấy Cát Lan sấn sồ bước tới , Quỳnh vội xuống xe rồi đi nhanh về phía Đoàn, cầu cứu:
- Anh Đoàn ơi ! Có chuyện gì vậy anh? sao cô ấy la om xòm vậy?
Không kịp trả lời Quỳnh, Đoàn níu vội tay của cô đến chỗ mẹ anh đang đứng rồi ấp úng:
- Thưa mẹ, đây là Quỳnh, người yêu của con. Hôm nay con mời cô ấy đến đây để ra mắt mẹ.
Rồi quay sang Quỳnh, anh tiếp:
- Còn đây là mẹ anh, em chào mẹ đi.
Bối rối vì cuộc gặp mặt thật bất ngờ , Quỳnh hơi run khi thấy gương mặt của bà Tuyên lạnh lẽo như một tảng băng. Cô cúi đầu thật sau, Quỳnh cất giọng lễ phép:
- Thưa bác, con mới đến ạ.
Không nghe tiếng bà Tuyến, Quỳnh cố chào thêm một lần nữa:
- Chào bác, con mới đến.
Lúc này, ở phía đối diện, Cát Lan đáp lại lời cô với vẻ hả hê:
- Cô lấy tư cách gì để chào bác Tuyến chứ? Loại người nhà quê như cô không xứng đến những nơi này đâu.
Thạch khều tay Lan, nói nhỏ:
- Em điên hả? Sao lại dám chen lời vào đây? Theo anh vào trong, nhanh lên đi.
Cát Lan dùng dằng rồi chạy đến đứng kế bên bà Tuyến:
- Tại em thấy bác Tuyến nói chuyện với hạng người này uổng lời, nên em nói giúp vậy thôi. Còn anh, anh không còn chuyện thì cứ vào. Lát nữa em sẽ hỏi tội anh sau.
Thạch nhăn mặt nhìn Cát Lan, giận dữ:
- Em học ở đâu cái lối ăn nói mất dạy như vậy. Em có theo anh vào không?
- Nhưng em còn phải......
Không đợi Cát Lan dứt lời, bà Tuyến đã giục cô:
- Con vào trước đi , chuyện ở đây cứ để bác. Bác biết cách đối phó với chuyện mà.
- Nhưng con sợ bác sẽ nhượng bộ.
Bà Tuyến lắc đầu vẻ tự tin:
- Không đâu. Những gì bác nói được thì sẽ làm được, con yên tâm đi. Con hãy vào nói với bác trai, bảo bác ấy thổi nến một mình hộ bác. Bác và thằng Đoàn tiếp khách một chút sẽ vào sau, nha.
Thấy không còn cách từ chối, Cát Lan đành phải nghe lời. Khi đi ngang qua Quỳnh, Cát Lan hất mặt nhìn Quỳnh rồi nói:
- Cô đã giẫm phải ổ kiến lửa rồi đó, cô nhà quê ạ. Thấy Quỳnh đỏ mặt, mím môi núp sau lưng Đoàn, Cát Lan bèn bồi thêm môt câu nữa trước khi vào nhà :
- Đồ hồ ly tinh.
Bất nhẫn trước thái độ của Cát Lan, Thạch vội nhìn Đoàn và Quỳnh, ấp úng :
- Xin lỗi, tôi thành thật xin lỗi hai bạn. Tôi không ngờ Cát Lan lại quá đáng đến vậy. Thôi không dám làm phiền các vị nói chuyện, tôi xin phép vào trong trước.
Đoàn đang ở trong tâm trạng lo lắng nên vội xua tay :
- Sao lại vào, anh ở đây với chúng tôi chứ.
Bà Tuyến biết Đoàn đang dựa vào Thạch để tìm đồng minh, nên vội nói:
- Thạch vào nhà đi. Bác muốn ở đây nói chuyện riêng với hai đứa.
Đoàn nhìn mẹ khổ sở :
- Mẹ à! Để anh Thạch ở đây đi mẹ. Anh ấy cũng có nhiều chuyện muốn nói lắm.
- Nếu là chuyện riêng của nó thì lát nữa mẹ sẽ nghe , còn nếu là chuyện của con thì mẹ miễn bàn.
- Mẹ à......
Mặc cho Đoàn van vỉ, bà Tuyến nhìn sang Thạch rồi nói như ra lệnh:
- Con vào nhà dự tiệc đi.
Biết không thể từ chối, Thạch đành vâng lời vào trong.Nhưng tự nhiên trong lòng anh chẳng còn chút hứng thú nào với buổi tiệc, nên thay vì vào nhà, anh lại đến ngồi nép dưới bóng khóm dạ lý hương gần đấy mà quan sát. Lúc này, khi nhìn thấy Thạch đã đi rồi, bà Tuyến mới nhìn Đoàn rồi nói :
- Hai người ra phía cuối vườn, tôi có chuyện muôn nói.
Thấy tay Quỳnh run lên trong tay mình, Đoàn xiết chặt lấy tay cô rồi đưa cô đi theo chân bà Tuyến. Ra đến nơi, bà Tuyến chỉ vào chiếc ghế đá rồi nói như ra lệnh :
- Ngồi xuống đó đi.
Đoàn "dạ" nhỏ rồi kéo tay Quỳnh ngồi xuống ghế. Lúc này, khi ngồi đối diện cô, bà Tuyến mới thừa nhận rằng những nhận xét của Đoàn về Quỳnh là đúng, bởi trước mặt bà, Quỳnh thật xinh xắn và dễ thương.Nhưng chỉ cần nhìn đến cách chăm sóc đầy vẻ ân cần mà Đoàn dành cho Quỳnh thì tự nhiên bà sôi lên giận dữ. Con bé ấy, ngoài sắc đẹp mỹ miều ra thì đâu có gì đáng để con trai bà say mê đến như vậy chứ?
Nãy giờ thấy mẹ ngồi yên không nói gì, Đoàn liền lên tiếng :
- Mẹ Ơi! Mẹ nói gì đi mẹ.
Bà Tuyến hừ một tiếng rồi hỏi Đoàn :
- Con muốn mẹ nói về Quỳnh, về chuyện của chúng con ?
Nhìn vào đôi mắt tròn, đen láy của Quỳnh, bà Tuyền gật đầu :
- Quỳnh à ? Cô ấy quả là xinh đẹp.
Nghe mẹ khen Quỳnh, Đoàn mừng quá nên vội lấy cớ mà nói :
- Em nghe không ? Mẹ khen em rồi đó, yên tâm chưa ?
Hơi mừng vì lời nhận xét tốt đẹp của bà Tuyến, Quỳnh ấp úng :
- Con cảm ơn bác.
Nghe Quỳnh nói vậy, bà Tuyến vội xua tay :
- Cô không cần cảm ơn tôi. Bởi vì cô có đẹp đến đâu chăng nữa cũng chẳng hề can dự gì đến gia đình tôi, có biết không ?
Sững người giây lát vì câu nói có vẻ hững hờ của bà Tuyến, Đoàn vội hỏi :
-Mẹ nói thế là sao?
- Đơn giản vậy mà con không hiểu à?
- Vâng, con thật sự không hiểu ý mẹ.Quỳnh là người yêu của con, nay mai sẽ là dâu của mẹ, sao mẹ lại bảo là không can dự gì đến gia đình ta chứ?
Bà Tuyến nhìn Đoàn rồi hỏi vẻ nghiêm trang :
- Ai nói cô ta là dâu của mẹ? Mẹ nhớ là mẹ không hề hứa hẹn sẽ cưới cô ấy cho con, như vậy việc mẹ nói cô ấy như vậy cũng đâu phải là sai, đúng không?
- Mẹ à! Sao mẹ lại nói vậy? Con và Quỳnh yêu nhau thật lòng mà mẹ.
- Mẹ hiểu rõ bụng con, nên mẹ biết là con yêu cô ấy thật lòng. Nhưng còn cô ấy, lấy gì bảo đảm là cô ấy yêu con thật chứ ? Nội cái lý lịch không lấy gì trong sáng của cô ta cũng đủ để mẹ nghi ngờ rồi.
- Lý lịch à? Lý lịch gì?
- Thì cái lý lịch nghèo nàn và dốt nát của cô ta đó. Tốt nghiệp cấp ba thì làm nên trò trống gì ở thời buổi này. Vả lại cô ta có giỏi bươn chải đến đâu đi nữa thì cũng đâu làm sao thoát khỏi nợ nần. Có căn nhà và một cửa hàng buôn bán hàng cho người chết mà giữ còn không xong, thì cô ta sẽ làm tang gia bại sản chúng ta, nếu mẹ cưới cô ấy cho con cũng nên.
Đoàn lắc đầu nhìn mẹ :
- Con không ngờ mẹ lại hẹp hòi đến thế. Hoàn cảnh là do ông trời tạo ra mà mẹ. Trước đây Quỳnh cũng là con nhà khá giả, sở dĩ gia đình cô ấy túng quẫn là do phải chữa bệnh cho ba. Đến khi ông cụ mất thì số tiền vay lãi mẹ đẻ lãi con, nên buộc lòng mẹ cô ấy phải cầm cố nhà và cửa hàng. Hoàn cảnh đáng thương như vậy, sao mẹ lại nói với giọng điệu vô tình như vậy chứ ?
Bà Tuyến nói thản nhiên :
- Đáng thương à ? Mẹ nghĩ người đáng thương bây giờ là con đó. Trong xã hội này, có biết bao nhiêu cô gái nhan sắc biết lợi dụng bi kịch của gia đình mình để mồi chài đàn ông ? Mẹ nghĩ con chính là một mối lớn trong vở diễn của cô ta mà thôi.
Nghe những lời nói của bà Tuyên , Quỳnh tưởng như mình vừa bị ai đó tát một gáo nước lạnh vào mặt. Lạnh lắm , lạnh và tê cóng cả người. Nhưng trong cái lạnh đó , khủng khiếp hơn cả là nỗi đau khi thấy mình bị sĩ nhục một cách không thương tiếc. Run run đôi môi vì cảm giác nhục nhã , Quỳnh cố nén nỗi uất ức để nói với bà Tuyên :
- Thưa bác. Con xin bác .. Đừng nghĩ về con như thế. Con và anh Đoàn ..yêu nhau thật lòng mà.
Bà Tuyên cười khẩy :
- Đó là do cô nói thôi. Chứ thời buổi này cũng có rất nhiều người biết cách lợi dụng tình cảm chân thành của người khác để mưu cầu lợi ích riêng tư lắm.
- Nhưng con ..không nằm trong số đó. Con yêu anh Đoàn từ lâu lắm rồi , và khi yêu anh ấy , con không biết gia đình ảnh lại giàu có như vậy. Còn chuyện gia đình con , con đâu thể đem chuyện ba con đau ốm, chết chóc ra để dựng thành kịch mà gạt người con yêu được chứ?
- Tôi đã nói là tôi không biết chuyện của cô mà.
- Chính vì bác không biết nên con mới nói, rằng đúng là con học vấn ìt ỏi, nhưng cha mẹ giáo dục con rất đàng hoàng. Con không bao giờ đem chuyện tình cảm của mình ra để làm cần câu cơm đâu. Con nghèo, nhưng con có lòng tự trọng, con không muốn bác sĩ nhục con một cách không nhân nhượng như vậy.
Nghe Quỳnh nói một hơi dài, bà Tuyên nhìn cô rồi quay qua Đoàn:
- Người yêu của con lễ phép quá, Đoàn ha. Nó nói chuyện như muốn gây với mẹ vậy.
Đoàn nhìn bà Tuyên rồi nói giọng giận:
- Nếu con là Quỳnh thì con cũng nói như vậy. Mẹ lấy quyền gì mà sĩ nhục người ta như thế chứ?
Thấy Đoàn đồng tình với Quỳnh, bà Tuyên nhìn anh khó chịu:
- Vậy là con bênh vực cho nó phải không? - Con chỉ bênh vực cho lẽ phải thôi. Quỳnh là một cô gái tốt, cô ấy không đáng phải chịu như thế, - Nhưng nếu con lấy nó thì tương lai con tối thui. Cưới nó để gánh vào người một bà mẹ nợ như chúa chổm của nó, rồi con sẽ thấy mình thua thiệt đến thế nào.
- Đoàn lắc đầu rồi anh ôm lấy vai Quỳnh, lúc đó đang khóc tấm tức trong đôi tay của mình. Nghe được dòng nước mắt đang tuôn thổn thức bên trong lòng cô, tự dưng anh càng thấy yêu Quỳnh hơn bao giờ hết.
- Con đã quyết định rồi. Nếu không cưới được Quỳnh làm vợ thì con thề sẽ không cưới ai khác nữa.
Bà Tuyên bặm môi nhìn Đoàn:
- Nhưng nếu mẹ không đồng ý thì sao?
- Nếu mẹ không đồng ý thì con đành bất hiếu. Con nhất định phải cưới Quỳnh.
Giận đến sôi gan vì quyết định của Đoàn, bà Tuyên chỉ tay vào mặt Quỳnh:
- Cát Lan nói cô là hồ ly tinh chẳng sai chút nào mà. Cô đã cho con tôi ăn phải bùa mê thuốc lú gì, mà nó thà là bỏ mẹ cũng không chịu bỏ cô?
Quỳnh dạt nước mắt nhìn bà Tuyên với vẻ đau khổ:
- Con xin bác, bác đừng nói con như thế.
- Sao lại không nói chứ. Con tôi xưa nay ngoan ngoãn, chỉ biết vâng lời cha mẹ răm rắp chứ đâu cãi bướng như thế này, nay quen cô không bao lâu thì đã đối xử tệ bạc với mẹ như vậy đó.
Đoàn nhìn mẹ phân bua:
- Chuyện không liên can đến Quỳnh , mà đó là do tự con quyết định. Sức mạnh của một tình yêu chân thật đã buộc con phải chọn con đường này, mẹ biết không?
- Nhưng con cũng đã biết rằng nếu chọn con đường này thì con sẽ không được hậu thuẫn từ ba mẹ?
- Con biết chứ. Nhưng con lớn rồi, con đã có thể tự tạo dựng hạnh phúc cho chính mình.
- Nhưng ba mẹ chỉ có mình con. Chẳng lẽ con nỡ để cho ba mẹ phải khổ vì con sao?
Đoàn xua tay:
- Sao lại khổ? Thấy con gặp được hạnh phúc thì ba mẹ phải mừng chứ? Chẳng lẽ ba mẹ không hiểu được rằng sống ở trên đời này, hạnh phúc nhất là lấy được người mình yêu ư?
Bà Tuyên giậm chân khó chịu :
- Lấy , lấy cái gì? Trên đời này thiếu gì người để con lấy, sao con lại dại dột chui đầu vào mớ bồng bông kia chứ? Mai này không tiền trả nợ, người ta xiết nhà, xiết cửa hàng thì ra gầm cầu mà yêu nhau à?
Đoàn nhìn mẹ dõng dạc:
- Hai đứa con đủ tay chân, nhất định chúng con sẽ sống được.
- Sống với con, chẳng lẽ chỉ là thờ thôi sao? Còn tương lai thì thế nào đây chứ?
- Tương lai con vẫn còn ở phía trước. Nhưng con nghĩ là nó chẳng quá đen tối như mẹ nghĩ đâu.
- Sao lại không đen tối? Mở đầu cuộc sống vợ chồng là còng lưng ra làm việc để trả nợ thì còn gì hạnh phúc chứ? Đoàn à! Con nghĩ lại đi.
Đoản nhìn Quỳnh tha thiết rồi nói với mẹ chắc như đinh đóng cột:
- Con yêu Quỳnh, con sẽ không bao giờ hối hận về con đường con đã chọn đâu mẹ.
Bà Tuyên đứng bật dậy rồi quát lớn:
- Nếu đã vậy thì từ nay không còn mẹ con gì nữa. Hãy đi mà sống với người yêu của con đi.
Quỳnh nghe thấy vậy thì hoảng hốt:
- Bác ơi! Con xin bác, bác đừng làm thế.
Bà Tuyên nhìn Quỳnh hậm hực:
- Xin xỏ cái gì chứ. Cô đã cướp thằng con duy nhất của tôi, giờ còn muốn xin tôi cái mạng già này nữa sao? Thôi, cô cút đi. Từ nay về sau, cô đừng để cho tôi thấy mặt cô nữa.Cút đi!
Sững người vì bị xua đuổi nhục nhã, Quỳnh ôm mặt khóc rồi bỏ chạy ra ngoài. Đoàn vừa gọi Quỳnh vừa nói với mẹ:
- Sao mẹ lại đuổi cô ấy.
Bà Tuyên giận dữ :
- Ừ, tao đuổi đấy. Mày có theo nó thì theo luôn đi.
- Đó là mẹ nói nhé. Vậy thì con đi đây.
Vừa nói, Đoàn vừa lao theo Quỳnh. Hành động này khiến bà Tuyên tức lộn ruột. Giậm chân đứng nhìn theo hai người một lúc, bà Tuyên hậm hực vào nhà trong một tâm trạng bực bội vô cùng.
Thạch đi đi lại lại trong phòng làm việc với vẻ sốt ruột mà không hiểu rõ nguyên nhân. Tới lui như vậy một lúc, anh mới thấy thật sự lo lắng , chỉ vì anh chợt hiểu ra sở dĩ tồn tại trong anh nỗi bồn chồn nãy giờ , đó là do anh trông đợi gặp mặt Quỳnh trong buổi hẹn hôm nay. Giật mình vì cảm giác đó, Thạch lại thấy tự hổ thẹn, vì những suy nghĩ kia mặc dù phát xuất từ những rung cảm chân thật nhưng lại được đặt không đúng chỗ … Gặp Quỳnh lần đầu tiên trong đêm sinh nhật Đoàn , cảm giác ấy đã thật sự lóa sáng trong anh , dẫn dắt anh mê muội bởi những rung động ngọt ngào …Quỳnh , cô gái thật bình thường , giản dị nhưng lại trong sáng và dễ thương đến lạ lùng , và mặc dù đóa quỳnh kia đã sắp thuộc về Đoàn , người bạn thân nhất của anh , nhưng sao tự dưng Thạch vẫn cứ mãi mong được lưu giữ ảnh hình của cô thật sâu trong tiềm thức.
Đang loay hoay với những suy nghĩ vẩn vơ lẫn lộn , tiếng đằng hắng của Cát Lan khiến cho anh giật mình. Quay nhìn lại cửa phòng , Thạch nhíu mày nhỉn em :
- Là em à ? Em đi đâu vậy ?
Cát Lan vừa đỏng đảnh ngồi xuống ghế , vừa trả lời anh :
- Đến để rủ anh lại nhà anh Đoàn chơi.
Thạch nhìn đồng hồ rồi nhìn Cát Lan :
- Em điên rồi hả ? Giờ này là giờ làm việc mà rủ anh đi chơi ?
Cát Lan xua tay :
- Ối trời ! Giám đốc thì làm việc giờ nào mà chẳng được chứ ? Với lại , dưới anh là mấy tay phụ tá đắc lực thì tội gì rước việc vào thân cho nó mệt. Anh cứ nghe lời em , giao hết mọi việc cho họ làm là xong.
- Em nói nghe dễ quá. Công ty này là của mình , không quản lý , không chăm sóc thì nó sập tiệm chớ chẳng chơi. Với lại anh cũng chẳng rỗi rảnh như em. Suốt ngày cứ nhởn nhơ vì chẳng có việc gì để làm.
Cát Lan vừa lấy thỏi son trong bóp ra rồi vừa tô lại môi , vừa nói :
- Tiểu thư như em mà làm việc cho nó uổng đời hả ? Anh nhìn em xem , đẹp đẽ như vậy mà bắt em phải suy nghĩ hoài nó sẽ chóng làm cho già đi đó. Vả lại , gia tài nhà mình kếch xù như vậy , em và anh có không mà ăn đến cả đời cũng không hết nữa.
Thạch nhìn Cát Lan rồi lắc đầu :
- Em mà có suy nghĩ như vậy thì anh thua. Nhưng mà anh nói cho em biết nha, ở không mà ăn thì núi cũng phải lỡ chứ đừng nói đến gia tài. Còn trẻ mà ỷ lại và lười biếng như em thì .. - Thì sao ? Anh vừa phải thôi nghe. Đến rủ anh đi chơi , không đi thì thôi , tự nhiên kiếm chuyện chửi người ta là sao ? Phải đó , em lười biếng , em ỷ lại đó , nhưng tiền là tiền của ba mẹ em , em có quyền ở không mà xài , đố ai dám nói.
Thạch thở dài :
- Anh biết. Nhưng vì là anh em với nhau nên anh mới khuyên em như thế. Với lại , hồi mẹ anh còn sống , bà luôn khuyên anh phải biết làm việc cho thật tốt. Cuộc sống tự lập sẽ giúp ta học hỏi thêm nhiều điều mới lạ đó.
Cát Lan xua tay :
- Thôi dẹp ba cái luận điệu đó đi. Mẹ anh dạy anh thì anh nghe , nhưng bà ấy chẳng phải là mẹ em , nên em cũng chẳng việc gì phải nghe cả. Làm việc , nếu ai thấy thích thì cứ tự nhiên mà làm. Còn em , em chỉ thích đi chơi , thích xài tiền và yêu thôi.
- Lồi sông như vậy là lối sống íck kỳ , không có tương lai. Con người sống mà không làm việc thì có khác gì côn trùng ?
- Sao anh chửi em hoài vậy ? Nể mặt anh là con của ba em , nên em mới gọi là anh , chứ anh đừng tưởng vậy mà có thể lên mặt được đâu nha. Anh không đi thì thôi , em đi một mình , càng khoẻ.
- Nhưng giờ này thằng Đoàn làm gì có ở nhà mà đến ? Nó cũng phải đi làm chứ ?
Cát Lan vừa bước ra cửa vừa nói :
- Không ở nhà thì còn đi đâu nữa. Lúc nãy em có gọi điện lại công ty của ảnh , người ta nói là ảnh vừa đi xong.
- Nhưng vừa đi không có nghĩa là nó về nhà. Nó đã hẹn với anh là … Nghe Thạch nói đến đây , Cát Lan liền quay lại hỏi :
- Anh hẹn với ảnh hả ? Hẹn đi đâu vậy ?
- Nó hẹn anh là … Thạch chưa nói hết câu thì đã nghe tiếng Đoàn ngoài cửa :
- Thạch ơi ! Tao tới nè.
Nghe tiếng Đoàn , Cát Lan mừng rỡ quay ra. Thấy anh , cô vừa chạy đến , vừa tíu tít :
- Anh Đoàn ! May quá , gặp anh ở đây rồi.
Đoàn thấy Cát Lan đang lao đến bên mình , vội thụt lùi lại rồi nói :
- Gì vậy ? Bộ anh có hẹn với em hả ?
Cát Lan lắc đầu :
- Không có. Nhưng vì em đang định tìm anh thì gặp anh bây giờ nên em mừng đó thôi.
- Mừng à ? Anh nhớ là anh đâu có mượn tiền ..góp của em , đúng hôn ? Gặp anh thì mắt em sáng lên như vậy , làm anh tưởng ..thịt của anh ăn được chứ.
Cô phụng phịu làm duyên , Cát Lan níu lấy tay Đoàn rồi nói giọng nhõng nhẽo:
- Cũng may là thịt anh không ăn được , chứ nếu không thì em cũng không tha đâu. Nhưng mà thôi , gặp anh ở đây rồi , mình đi chơi đi.
Đoàn trợn mắt :
- Đi chơi? Vào giờ này hả?
- Ừ.
- Em có điên hôn? Anh đang làm việc mà.
- Sao anh với anh Thạch khoái làm việc wá vậy. Thôi , bữa nay chiều em một bữa đi , em có nhỏ bạn có bồ là Việt Kiều sẵn bồ nó về nước nên nó rủ đi Lái Thiêu chơi. Anh nhận lời em nha ?
Rút tay ra khỏi Cát Lan , Đoàn lắc đầu :
- Không được , hôm nay anh bận lắm. Anh đến đây vì cái hẹn với Thạch , xong việc thì anh về công ty ngay.
Cát Lan bĩu môi :
- Về công ty ngay ..Anh làm như không có anh thì công ty nhà anh chạy trốn vậy. Không được cũng phải đi , hôm nay em nhất định bắt cóc anh một bữa.
Đoàn đang định mở miệng thì bất chợt ở ngoài cửa có tiếng nói vọng vào:
- Rõ dơ. Con gái gì mà vô duyên.
Nghe tiếng nói ám chỉ mình , Cát Lan vội nhìn ra cửa , gắt gỏng :
- Ai vậy? Ai vừa nói vậy?
Lúc này , Nhã mới kéo tay Quỳnh bước vào :
- Là tôi đó , được hôn?
Thấy mặt Nhã và Quỳnh , Cát Lan xỉa xói :
- Hai con nhỏ này bị đuổi rồi mà , sao còn dám vác mặt tới đây? Bảo vệ đâu ! Lôi cổ nó ra.
Thạch thấy Cát Lan giận quá nên vội nói :
- Em đừng làm vậy. Chính anh mời họ trở về làm việc đó.
Tròn xoe mắt nhìn Thạch , Cát Lan hỏi bằng giọng cay cú :
- Cái gì? Anh mời họ à? Anh làm vậy là ý gì? Anh biết em đuổi họ , sao anh còn mời trở lại? Anh xem thường em quá phải không?
- Không phải vậy , anh mời họ vì họ là do công ty gởi đi đào tạo , giờ tay nghề họ vững rồi ,bỏ đi thì tiếc lắm.
- Tiếc mấy cũng bỏ , vì bọn họ không xứng đáng là nhân viên của công ty.
Nghe giọng của Cát Lan , Nhã tức anh ách nên lên tiếng :
- Sao lại không đáng. Người ta làm việc cật lực sao lại không đáng ? Khi người ta tăng ca sôi cả mồ hôi , sao không thấy thưởng , vừa nói vừa làm mà đuổi là đuổi làm sao ?
Bước thẳng tới chỗ Nhã , Cát Lan sững sờ :
- Đây thích đuổi là đuổi , đuôc hôn ? Người ta làm chủ , người ta có quyền đuổi , còn thân phận làm công đả bị đuổi rồi mà cũng còn ráng muối mặt chạy chọt. Nè , nói cho biết nghe , đừng có ỷ là quen với ông Thạch và ông Đoàn rồi lên mặt nha. Đây đã đá ra rồi thì đừng hòng ai lượm lại.
Đến nước này, tự dưng Quỳnh thấy xúc phạm , cô nói bằng giọng uất ức:
- Xin lỗi cô, chúng tôi đến đây để làm việc chứ không phải đến để nghe cô mắng mỏ. Vả lại , việc chúng tôi có mặt ở nơi này hôm nay chính là vì ông giám đốc cho mới. Thật sự , tôi tưởng rằng anh em nhà cô đã thống nhất ý kiến với nhau nên chúng tôi mới đến , chứ nếu đến đây để nghe cô xỉ vả thế này thì tôi đã không đến làm gì.
Nhã gật đầu đồng tình:
- Chủ thì chủ chứ. Có đồng tiền bộ lớn lắm sao? Muốn mắng ai là mắng coi chừng có ngày ..phù mỏ bây giờ.
Cát Lan giận tái mặt, quắc mắt nhìn Quỳnh:
- Nè, con nhỏ kia! Cô đừng có cao giọng ở đây nghe. Chổ của cô là ngoài gầm cầu kia kìa, chuẩn bị Ở nhà để lo tiền trả nợ cho người ta, chứ đi làm thì cũng đâu cải thiện được gì. Tôi nghe mẹ tôi nói , mấy hôm nữa sẽ quay lấy nhà và căn tiệm rồi. Thôi , lo mà về để còn chuẩn bị đi là vừa, chứ túi của mấy ông anh tôi không có gì đâu mà bày đặt đeo bám cho mắc công.
Nghe những lời nói này , Nhã uất người la to:
- Nè, nói ai bám đeo? Tụi này nghèo thì có nghèo, nhưng cái chuyện đeo bám thì không giỏi bằng mấy người đâu. Giàu có gì mà mở miệng ra thì hôi như hầm cầu , khó chịu quá. Quỳnh! Thôi về mày, bây giờ ở đây mướn tao làm một tháng mấy triệu đi nữa, tao cũng không thèm.
Thấy Nhã kéo Quỳnh đi , Thạch liền lên tiếng :
- Khoan đã , đừng về. Hai cô hãy ở lại nhận việc theo lời của công ty. Chúng tôi sẽ tăng lương và tính luôn mấy ngày công của các cô cho mấy hôm nghỉ việc này. Nếu làm tốt công việc , nhất định tôi sẽ đề bạt các cô lên chức vụ cao hơn.
Không tin vào những điều vừa nghe thấy , Cát Lan níu tay Thạch vẻ khó chịu :
- Anh Hai ! Anh điên rồi hả ? anh biết anh vừa nói gì không ?
Thạch nhíu mày nhìn Cát Lan :
- Thôi đủ rồi , em về đi. Ở đây có anh lo là đủ rồi , em không có việc gì ở đây đâu.
- Đủ rồi là thế nào? Em cũng là con gái của ông chủ mà , đúng hôn ?
- Anh thừa nhận là thế , nhưng đây là công ty do anh làm giám đốc. Vì vậy , ở đây chỉ có anh mới được quyền ra lệnh mà thôi.
- Vậy là anh … - Anh đã quyết định để cô Quỳnh và cô Nhã ở lại làm việc , đó là lệnh của giám đốc. Em hiểu chưa ?
Cát Lan giẩy nãy :
- Em không chịu. Em phải đuổi hai con nhỏ đó. Hai con nhỏ đó , nó xúc phạm em.
- Con này con nọ , em xem em dùng những từ ngữ hay chưa kìa. Xưng là con gái của ba mà cử chỉ , lời nói của em khiến cho anh mất mặt quá. Dù sao , cô Quỳnh và cô Nhã cũng là nhân viên của mình , em ăn nói cũng nể nang một chút chứ.
- Nhưng tụi nó chửi em.
- Anh chỉ thấy em mắng người ta thôi. Đã vậy , còn xoi mói chuyện đời tư của người ta để làm trò cười cho mình , hành độbg đó là vô đạo đức lắm , em biết chưa ? Ở đời , sống thì dễ , nhưng biết sống thì khó vô cùng. Em phải làm sao cho nhân viên họ nhận thức được rằng công ty giống như nhả của họ và giám đốc cũng giống như là anh , là bạn , đối xử thân tình với họ như bằng hữu , để họ thật tâm mà làm việc , có như vậy công việc của mình mới tốt được.
- Anh bênh tụi nó , mắng em phải không ? Anh thà là nể mặt mấy con nhỏ nhà quê đó chứ không thèm bênh em , để em về em nói má. Chừng đó anh đừng trách em.
Thạch lắc đầu :
- Em đừng đem dì ra để hù anh , anh không sợ đâu. Thôi , bây giờ chuyện đã giải quyết xong ..em đi về đi.
Cát Lan nhìn Thạch muốn khóc:
- Anh đuổi em à?
- Không phải đuổi mà anh bảo em phải về. Và em phải nhớ rằng , từ rày về sau em không được quyền ...ng chạm đến cô Quỳnh và cô Nhã. Nếu anh nghe em còn theo sinh sự với họ thì đừng có trách anh.
- Anh sẽ làm gì tôi? Anh hăm doa. tôi hả? Tôi kô sợ đâu. Anh là anh của tôi mà anh lại đi bênh vực người dưng. Anh lấn át tôi để lấy lòng nó , có phải anh đã để ý nó rồi phải không?
- Em nói gì? Anh để ý ai chứ?
- Còn ai nữa. Thì con Quỳnh đó. Chẳng phải đã có lần anh khen nó đẹp đó sao.
Thạch nghe Cát Lan nói vậy thì xua tay rồi gạt ngang :
- Em điên quá ! Ăn nói tầm bậy như vậy , bộ em không sợ mếch lòng sao? Cô Quỳnh là người yêu của anh Đoàn đó.
Cát Lan cười khẩy :
- Có người yêu rồi thì sao ? Loại hồ ly tinh thì luôn luôn hấp dẫn đàn ông mà.
Đến lúc này thì Đoàn không thể yên lặng được nữa , anh nhìn Cát Lan rồi nói :
- Cát Lan ! Em tôn trọng anh một chút có được không ? Quỳnh là người yêu của anh , sau này cô ấy sẽ trở thành vợ của anh. Nếu như nể mặt anh , em đừng xỉ vả cô ấy nữa , có được không ? Em là người , cô ấy cũng là người , em và cô ấy chỉ khác nhau ở chổ giàu và nghèo mà thôi. Nhưng thật lòng mà nói nghèo cũng đâu phải là cái tội , đúng không em ?
- Nghèo thì không có tội , nhưng nghèo mà không biết thân , kô biết sĩ diện mà đeo bám đàn ông thì là tội lớn.
Nhã tức anh ách nhìn Cát Lan , cười khẩy :
- Đồng ý tụi này có nghèo hơn cô thật. Nhưng cái khoản đeo bám đàn ông , chắc tụi này không dám tranh phần của cô đâu. Con gái gì mà không biết mắc cỡ , níu đàn ông đến phát ngượng.
Cát Lan nhìn Nhã hỏi gằn :
- Ai deo ai thì mắc mớ gì đến cô ? Mà cho dù tôi có đeo ai đi nữa thì cũng phải lựa người hợp với mình để đeo. Kẻo không thôi , sau này đến tai người ta, người ta sẽ cười vào mũi tôi cái tội “ đỉa mà đòi đeo chân hạc “ đó.
Biết Cát Lan châm chọc mình , Quỳnh nhìn Đoàn , giọng buồn thiu :
- Mình về đi anh , ở đây không có chổ của em đâu.
Đoàn lắc đầu :
- Thằng Thạch nó đã nói vậy rồi , ngày mai em cứ đến đây mà làm việc như bình thường. Còn mọi chuyện khác để anh lo.
Quỳnh rân rấn nước mắt , nói với Đoàn giọng buồn thiu:
- Em tuy nghèo thật , nhưng em rất trọng sĩ diện của mình , em không muốn chỉ vì để mong có được một chỗ làm mà em phải chịu quỳ lụy người khác. Em cám ơn anh Thạch và anh đã cố gắng giúp đỡ em , nhưng công việc này em không làm nữa , bởi vì nó đã không còn thích hợp với em.
- Kìa Quỳnh ! Anh đã nói là … Quỳnh cắt ngang lời Đoàn rồi nhìn Thạch :
- Ông giám đốc thông cảm cho tôi. Vì nếu như tôi đến đây làm việc trở lại thì chắc chắn sẽ làm cho ông khó xử. Vả lại , với hoàn cảnh của tôi bây giờ , mà cứ đeo bám công việc này hoài cũng thật là khó coi. Thôi thì ông cho tôi rút lui , tôi và Nhã sẽ cố tìm một công việc khác thích hợp với mình hơn.
Thạch nhìn Quỳnh lắc đầu :
- Cô không cần đi đâu hết , vì công việc của cô chính là ở đây. Tôi mời cô đến làm việc , chẳng phải vì tư cách cá nhân , cũng không phải vì cô là người yêu của Đoàn , mà chính vì lợi ích chung của công ty. Nếu cô thoái thác trách nhiệm cũng có nghĩa là cô xem thường ban giám đốc , xem thường công ty.
Cát Lan chen vào giọng hả hê :
- Tụi nó chịu nghỉ thì cho nó nghỉ đi anh , năn nỉ làm gì mệt. Bộ anh lo không có tiền để mướn nổi người hay sao , mà phải cầu cạnh nó chứ.
Thạch gạt ngang lời Cát Lan :
- Còn em nữa , ở đây không có chuyện của em. Em về đi , em đừng ở đây hoài , anh không làm việc được.
- Nhưng mà em …
- Đã nói em về đi. Chuyện của anh , anh tự biết cách giải quyết.
Hơi quê trước thái độ của Thạch , Cát Lan dùng dằng một hồi rồi nhìn Thạch :
- Anh dung dưỡng nó thì có ngày anh sẽ hối hận đó.
Nói xong, Cát Lan hậm hực bỏ về. Đợi Cát Lan đi rồi, Thạch mới nhìn Quỳnh, phân bua:
- Cô thấy đó, người có quyền quyết định ở đây là tôi chứ không phải Cát Lan. Từ nay, cô hãy cứ yên tâm về chỗ làm của mình đi nhé.
Đoàn cũng gật đầu:
- Thạch nói vậy, em đã bằng lòng chưa? Đừng suy nghĩ gì hết nhé, ngày mai em đến làm lại đi.
Mặc cho Thạch và Đoàn nói thế nào, Quỳnh cũng vẫn giữ ý của mình , nên cô lắc đầu một cách cương quyết :
- Em đã nói không làm là không làm. Ông giám đốc và anh Đoàn đừng nói gì thêm nữa.
Đoàn nhăn mặt nhìn Quỳnh :
- Kìa em ! Có một chỗ làm tốt như vậy sao em chối từ chứ ? Với lại , khi em không nhân công việc này chính là em đã phủ nhận hảo ý của Thạch rồi.
- Em thật sự xin lỗi ông giám đốc vì quyết định của em. Nhưng dù sao đi nữa. Chuyện em không đến làm cũng chính là cách em đền đáp lại hảo ý của ông đó. Nhận việc được thì chắc chắn ông giám đốc sẽ làm mất lòng em gái mình và nhất định cô ấy cũng sẽ không bao giờ để cho em được yên. Vả lại , thà là em chết đói , còn hơn là phải đưa đầu chịu nhục để có được việc làm. Em nói vậy , chắc hai người đã hiểu rồi chứ ?
Đoàn nhìn Quỳnh , vẻ van nài :
- Em tự ái quá đó Quỳnh.
Quỳnh cười nhẹ :
- Em không tự ái mà chỉ tự trọng thôi. Bởi vì với em , danh dự và ý thích về nhân cách của mình là cái không tùy tiện được , dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Đoàn định lên tiếng thì Thạch đã ngăn anh lại :
- Nếu cô ấy không thích thì thôi , mày đừng ép. Có lẽ cô ấy nói đúng làm việc trong một hoàn cảnh không thoải mái thì cực lắm.
- Nhưng mà …
- Mày yên tâm đi , tao còn nhiều bạn bè làm doanh nhân mà. Tao sẽ tìm cho cô ấy một chổ thích hợp hơn.
- Mày nói thật chứ?
- Tất nhiên là thật rồi.
- Nếu vậy thì tao đỡ lo. Bởi vì tuy làm việc cho ba tao , nhưng tao không giao du nhiều trên thương trường , nên tao không thể giúp được cho Quỳnh. Có được lời hứa của mày là tao yên tâm.
Thạch cười rồi vỗ vai Đoàn :
- Mày khách sáo ghê quá. Chuyện của mày cũng là chuyện của tao mà. Từ nay có gì cần đến tao thì cứ việc lên tiếng, tao nhất định sẽ giúp mày. Ha.
Đoàn nghe vậy thì quay sang Quỳnh, giọng anh rôm rã:
- Vậy thì tốt rồi, từ nay anh sẽ đỡ lo hơn cho em. Thôi , mình về đi, cho Thạch nó làm việc. Lát nữa lên thăm mẹ, em chuẩn bị mọi thứ rồi chờ anh. Anh sẽ đem xe lên rước em.
Nghe Đoàn nói vậy, Thạch ngạc nhiên :
- Bác gái đi đâu mà phải rước về.
- À ! Mẹ Quỳnh bị bệnh phải nằm viện. Hôm nay thấy đỡ nên xin về.
- Bị bệnh à? Bác bệnh gì vậy?
Quỳnh trả lời Thạch thay Đoàn:
- Mẹ em bị tim anh à. Bệnh lâu rồi.
- Bệnh tim à? Nguy hiểm đấy. Phải tránh cho bác xúc động nhiều mới được.
Quỳnh gật nhẹ rồi quay sang Đoàn :
- Mình đi về , anh Đoàn.
Đoàn “ừ“ nhanh rồi nói với Thạch :
- Bây giờ tao phải đưa Quỳnh và Nhã về , bữa khác mình nói chuyện lâu hơn. À phải, tối nay sinh nhật ba tao , mày cũng đến nhé.
- Sinh nhật bác trai à? Suýt chút nữa tao quên.
Đoàn huých tay Thạch rồi nói giọng vui :
- Tối nay , tao định giới thiệu Quỳnh với gia đình , mày cũng nên đi sớm để ủng hộ tao nhé.
Nghe Đoàn nói thế, tự dưng Thạch quay qua nhìn Quỳnh và kịp thấy trên đôi má cô chợt xuất hiện những sắc hồng long lanh:
- Ừ. Nhất định rồi.
Mỉm cười trong hạnh phúc, Đoàn níu tay Quỳnh rồi nhìn Thạch, vẫy tay :
- Tui tao về nhé. Không làm phiền mày nữa. Tối đến nhé, tao chờ.
Thạch gật đầu rồi đứng yên ở đây nhìn theo ,và tự dưng khi thấy Đoàn choàng tay qua vai Quỳnh một cách thân mật, trong lòng Thạch chợt thấy buồn buồn. Cái cảm giác đó không biết có từ lúc nào , nhưng cứ mỗi khi anh nghĩ đến việc Quỳnh là người yêu của Đoàn thì nỗi buồn ấy lại đến , chầm chậm nhưng lan tỏa, không rạch ròi nhưng lại lưu giữ rất lâu trong anh … Thở một hơi dài, Thạch đến mở cửa sổ phòng làm việc ra , rồi đốt một điếu thuốc, khói thuốc nhẹ nhàng len lỏi chung quanh anh rồi rút nhanh về phía cửa. Ở đây , nhửng sợi khói trắng mang theo niềm tâm sự bất chợt mơn man bên khóm tóc tiên rực rỡ đỏ trên giàn rồi tan biến nhanh trong không gian.
Khuấy xong một ly sữa nhỏ, Quỳnh mang lên bàn rồi dặn Nhã:
- Mầy ở nhà coi chừng mẹ giùm tao. Tao đi khoảng một tiếng đồng hồ sẽ về.
Nhã vừa cầm chổi quýt nhà, vừa ngấm Quỳnh rồi nói:
- Có chắc một tiếng đông hồ không đó? Ra mắt phụ huynh, rồi còn chúc thọ cha chồng chắc phải lâu lắm mới về. Không khéo tối nay tao phải trực đêm ở đây luôn rồi.
- Lâu lâu giúp bạn một bữa, bộ không được sao?
- Tất nhiên là được rồi. Nhưng mà ở nhà trông một tâm trạng chờ đợi, coi nó hồi hợp dữ .. Quỳnh đắp mền cho mẹ rồi đến ghế ngồi, giọng cô cũng hơi tần ngần :
- Bộ mầy nói tao không hồi hợp hả ? Bụng tao bây giờ đang đánh lô tô đây nè. Nghe anh Đoàn nói, ba ảnh dễ chịu bao nhiêu thì mẹ ảnh khó bấy nhiêu. Liệu mình đi như vậy, tao thấy tao cũng gan cở ...ông trời chớ chẳng chơi ...
Quét nhà xong, Nhã cất chổi rồi đến chải tóc cho Quỳnh. Vừa vuốt ve mái tóc bóng mượt của bạn, cô vừa nói:
- Nè ! sao mầy không đi tiệm "tuốt" lại một chút. Dù sao đi cho người ta xem mắt cũng phải sửa soạn bộ cánh cho dữ dội lên chứ. Nhà người ta là nhà giàu, nên dù gì mình cũng fải chuẩn bị bộ vóc cho kỷ để người ta không khi dễ mình được.
Quỳnh lắc đầu :
- Không cần đâu, con người ta bình thường thế nào thì khi đến nhà anh Đoàn cũng sẽ như thế ấy. Tao không thích màu mè chút nào. Vả lại, anh Đoàn thường nói ảnh yêu tao là yêu chính con người tao, chứ chẳng fải yêu hình thức bên ngoài đâu.
Nhã trề mồi :
- Ấy là vì anh Đoàn yêu mầy nên ảnh mới nói vậy, chứ còn mẹ anh Đoàn đâu có yêu mầy mà mầy dễ ngươi.. Không sửa soạn một chút, để người ta chê thì quê mặt lắm.
- Tao mặc kệ. Người nhà anh Đoàn nếu thương anh Đoàn chắc cũng sẽ dễ dàng bỏ qua thôi.
- Nhưng ít ra mày cũng fải trang điểm một chút chứ. Không loè loẹt nhưng cũng fải làm đẹp mình lên, chứ để tự nhiên quá sẽ không bắt mắt đâu. Tao có đem qua cho mầy một cái đầm loại Thượng Hải, có xẻ tà, màu thiên thanh kìa, vô thay đi rồi ra đây tao trang điểm lại cho. Hoa hậu kia mà còn phải xài phấn nữa chứ đừng nói chi mầy .. Quỳnh tần ngần một lúc rồi nói:
- Tao nghỉ tao như vầy là được rồi, quần jean, sơ mi trắng là đủ lịch sự lắm. Mặc kiểu cách quá, tao thấy không quen.
- Không quen , mặc một lát sẽ quen. Bởi vì bây giờ mầy làm đẹp chẳng fải chỉ cho mầy, mà còn cho cả Đoàn nữa. Mầy nhem nhuốc quá, người nhà ảnh sẽ bảo ảnh là bị đui, chừng đó có muốn cũng không vào được cổng nhà người ta đâu.
- Mầy hù tao hả ?
- không fải là hù, mà là nhắc nhở. Nhà giàu bây giờ họ chuộng hình thức lắm, chứ chẳng fải như bọn nhà nghèo của mình đâu , mà chỉ lo tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Mầy cứ như cô bé lọ lem như vầy thì coi chừng vỡ mộng đó.
Cầm chiếc áo màu thanh thiên trên tay, giọng Quỳnh buồn thiu:
- Chưa ra trận mà tao đã thấy thua đến chín mươi chín phần trăm rồi. Một fần trăm còn lại chỉ là sự may mắn. Nhưng mầy thấy đó, số tao đen lắm , tao nghỉ một fần trăm vận may của tao chắc cũng như chờ trúng xổ số vậy thôi.
- Gì mà bi quan dữ vậy. Theo tao, chuyện tình cảm cũa mầy có thể xem như đã thành côngg được một nửa, tức là năm mươi phần trăm rồi. Bởi vì mầy đã có anh Đoàn yêu thương thật lòng, còn năm mươi phần trăm nữa là gia đình ảnh, nếu đặt luôn năm mươi phần trăm còn lại thì coi như ok .. - Ở đó mà OK. Mẹ anh Đoàn giống như sống thần vậy, chỉ cần phật ý một chút thôi, là bà ấy có thể cuộn phăng tao ra biển Đông luôn.
Nhã bật cười :
- Ở đó mà sóng thần, sóng "chằn" thì có, thần đâu có ác vậy đúng hông ? Nhưng nói gì thì nói, mầy cũng đi thay đồ nhanh lên, anh Đoàn sắp đến đón rồi đó.
Thấy Nhã hối thúc, Quỳnh đành phải nghe theo. Vào trong một lát, khi trở ra, Quỳnh chợt bật cười khi thấy nhỏ Nhã há hóc miệng ra mà nhìn mình :
- Gì vậy ? Thấy ác quỉ Dracula hả ?
Nhã lắc đầu:
- Không ! Hơi bị sóc khi thấy mầy đẹp quá .. Quỳnh xua tay:
- Đồ điên. Tao mà đẹp.
- Thiệt mà. Mặt đẹp và dễ thương vô cùng. Lại đây tao trang điểm thêm cho mầy một chút, bảo đảm hoa hậu Lý Thu Thảo gặp mầy cũng phải chịu thua luôn .. Quỳnh cười khanh khách, trên đôi má cô lại ẩn hiện sắc hồng:
- Mầy bị tâm thần rồi ngốc à. Tao mà đẹp như mầy nói thì tao đã không phải khổ như vầy.
- Hồng nhan thì truân chuyên mà mầy. Nhưng mầy đẹp hiền lành và phúc hậu như vậy, sau nầy nhất định sẽ hạnh phúc, tin tao đi .. Quỳnh ngồi xuống ghế rồi hỏi Nhã :
-Thôi, khen đủ rồi, vẽ vời gì thì nhanh lên, anh Đoàn sắp đến rồi đó.
Nhã gật đầu , rồi vừa nhanh tay trang điểm cho Quỳnh , cô vừa nói :
- Tao coi bộ ăn cái đầu heo của tụi mày chua quá. Yêu nhau gì mà khó dữ vậy. Chỉ có đi thăm phụ huynh thôi mà đã lắm chuyện vậy rồi. Mai mốt đến cưới hỏi chắc còn mệt nữa.
- Nếu được cưới hỏi đàng hoàng thì mệt cách mấy cũng được, chỉ sợ … - Sợ gì ?
- Thì sợ không thành chứ còn gì nữa? Chừng đó tao nghĩ có lẽ tao và anh Đoàn chắc phải khổ lắm.
Nhã quẹt một chút phấn hồng lên má Quỳnh rồi chặc lưỡi :
- Khổ là cái chắc. Yêu nhau mà như Roméo và Juliette thì … Nhã chưa nói dứt lời thì ở ngoài cổng đã nghe tiếng bóp còi xe inh ỏi. Nghĩ là Đoàn đến đón , Nhã vội chạy ra mở cửa. Nhưng đến khi nhìn thấy người vừa đến là Thạch thì cô ngạc nhiên:
- Ủa ! Sao lại là ông giám đốc? Anh Đoàn đâu?
- Anh Đoàn đang bận chút việc, nên nhờ tôi đến đón cô Quỳnh giùm.
- Sao kỳ vậy? Người yêu của mình mà biểu người khác đến đón là sao?
Thạch cười nhẹ rồi dắt xe vào trong nhà :
- Chỉ vì một chút bận đột xuất thôi. Cô thông cảm.
Giọng Nhã chua chát:
- Tôi thông hay không thông thì đâu có mắc mớ gì. chỉ sợ nhỏ Quỳnh tủi thân thôi.
- Không có đâu. Tôi đến đây là do Đoàn nhờ, chứ chẳng phải tự ý. Lát nữa , khi gặp anh ấy, nhất định ảnh sẽ thanh minh cùng Quỳnh.
Thấy Nhã ra đón Đoàn mà cứ ở ngoài nói chuyện, Quỳnh bèn bước ra. Đến khi thấy Thạch , cô ngỡ ngàng cúi chào :
- Ông giám đốc đến có việc gì không ?
Đang phân trần với Nhã , nghe tiếng Quỳnh , Thạch vội ngẩng lên. Dưới ánh đèn néon, Quỳnh hiện ra trước mắt anh , chợt như một cô tiên trong chuyện cổ tích đến lạ lùng. Gật vội chào cô để giấu chút bối rối trong lòng , Thạch nói như phân trần :
- Tôi đến đây vì Đoàn nhờ tôi đến đón cô , anh ấy bận chút việc nên không đến được.
Hơi thất vọng trong lòng , giọng Quỳnh buồn buồn:
- Có phải mẹ anh ấy không cho anh ấy đến không?
Thạch xua tay :
- Không đâu. Vì người phụ trách buổi tiệc bệnh , nên anh Đoàn phải ở nhà để lo sắp xếp. Lúc nãy khi chuẩn bị đi đón cô thì bất chợt có khách đến sớm nên ảnh mới phải nhờ tôi.
- Sao anh Đoàn bảo là chỉ như một bữa cơm gia đình thôi?
- Nói là bữa cơm nhưng cũng có đông người đền lắm, phần lớn là người trong họ hàng và bạn thân quen.
Giọng Quỳnh âu lo :
- Ba anh Đoàn làm ăn lớn như vậy , chắc chắn là quen biết rất rộng rãi. Như vậy , buổi tiệc tối nay nhất định là không ít người rồi.
Nhã gật đầu :
- Ừ , chắc chắn là đông đảo rồi. Mày nghĩ lại xem sự có mặt của mày có nên không?
Nghe Nhã nhắc khéo , trên mặt Quỳnh thoáng vẻ tần ngần. Suy nghĩ một lát , cô nhìn Thạch rồi nói giọng ngập ngừng :
- Tôi nghĩ có lẽ ..tôi không nên đi thì hơn. Ở chỗ nhộn nhịp như vậy. tôi thấy mình không thích hợp chút nào.
Nghe Quỳnh từ chối , Thạch vội xua tay :
- Không sao đâu , đã có Đoàn bên cạnh cô mà. Vả lại , trong buổi tiệc này nhân vật chính sẽ thu hút mọi người , nhất định cô sẽ an toàn thôi.
Quỳnh nói giọng buồn thiu:
- Anh biết chuyện của tôi và anh Đoàn rồi đó. Tôi cố gắng lắm mới dám đến nhà anh ấy , cũng chỉ vì nghe anh ấy bảo chỉ là bữa cơm gia đình thôi. Nay nghe anh bảo là có đông người đếm dự , tôi sợ khi đến đó , rủi mẹ anh Đoàn hoặc ai đó đàm tiếu gì về tôi , chắc tôi bỏ xứ này mà đi quá. Thạch yên lặng ngằm Quỳnh trong dáng vẻ bối rối của một cô gái lần đầu đến với chữ tình mà chợt thấy tội nghiệp cho cô quá đỗi. Bởi lẽ đúng như những điều cô dự đoán , buổi gặp mặt tối nay chắc chắn sẽ rất bất lợi cho cô. Tuy nhiên vì thương Đoàn , thương Quỳnh , thật lòng , anh cũng muốn sự có mặt của Quỳnh đêm nay sẽ giúp Đoàn có đủ dũng cảm để cùng cố tranh đấu cho tình yêu của hai người.
- Nếu cô không đi thì tội cho Đoàn lắm. Nó đã chuẩn bị nhiều cho sự hiện diện của cô tối nay.
- Nhưng tôi sợ sự có mặt của tôi sẽ làm anh ấy khó xử.
Nhìn thẳng vào đôi mắt đẹp như u buồn của Quỳnh, Thạch nói :
- Nếu tôi yêu cầu cô trả lời tôi một điều , cô có bằng lòng không?
- Anh nói gì.
- Tôi muốn biết cô có yêu Đoàn thật lòng không?
- Sao anh lại hỏi vậy?
- Vì tôi thấy cô vẫn còn do dự nhiều quá.
- Tôi chỉ lo là mình sẽ làm mắt mặt anh ấy thôi.
- Với cô , trong tình yêu , đối tượng quan trọng hay sự mất mặt quan trọng? Thằng Đoàn nó yêu cô , nó đã dự tính với tôi tất cả những gì nó sẽ làm để có được cô. Vậy mà tôi lại luôn gặp ở cô sự lo sợ , tránh né. Chẳng lẽ cô không muốn cùng Đoàn sống hạnh phúc hay sao?
Nghe trong giọng Thạch có vẻ bất bình , Quỳnh thở dài :
- Có lẽ anh đã hiều lầm tôi rồi. Tôi hoàn toàn không lo gì cho riêng mình , mà tôi chỉ lo cho Đoàn. Yêu anh ấy , nhiều khi tôi tự nghĩ , để cưới được một người như tôi làm vợ , anh ấy sẽ được gì và mất gì ? Để rồi khi trả lời rạch ròi câu hỏi ấy , tôi lại thấy tội cho Đoàn thật nhiều.
- Tội cái gì?
- Thì tội về những cái ảnh đạt được quá nhỏ bé , so với những cái mất đi quá lớn lao. Tôi không đành lòng khi thấy ảnh vì tôi mà phải đối mặt với những khó khăn không đáng có.
- Nhưng nếu anh ấy tự nguyện thì sao?
Quỳnh đưa tay ngắt nhẹ một bông hoa cẩm chướng sắp tàn trong chậu rồi nhìn Thạch :
- Chính vì anh ấy tự nguyện nên tôi mới thấy đau lòng. Với yêu đương. lẽ ra ảnh phải gặp nhiều may mắn hơn kìa.
Nghe Thạch và Quỳnh mãi nói chuyện trò , Nhã chắc lưỡi :
- Sao vậy? Bộ hai người tính đứng đây nói chuyện luôn hả ? Không đi thì không đi, còn đi thì nhanh lên , trễ quá rồi.
Nghe Nhã nhắc nhở, Thạch liền hối thúc Quỳnh :
- Đi thôi Quỳnh. Đoàn chắc đang sốt ruột chồ cô đó.
Nhã cũng gật đầu:
- Tao thấy anh Thạch nói cũng phải. Đã yêu nhau thì phải biết hy sinh cho nhau chứ , đúng hôn ? vả lại , dù gì mày cũng phải đến , để biết được thái độ của người ta ra sao mà còn cách đối phó , chứ tránh mặt hoài thế này cũng chẳng phải là kế sách hay đâu.
Thấy Thạch và Nhã nói thế , Quỳnh đành gật đầu :
- Thôi thì đi vậy. Dù gì phải liều một chuyến.
Thạch cười cười :
- Cô làm tôi tưởng là cô đang đi buôn hàng quốc cấm chứ. Căng thẳng như vậy dễ làm cho cô xuống sắc lắm.
Quỳnh nghe Thạch nói vậy cũng cười:
- Xuống sắc bây giờ chẳng đáng sợ bằng bị mẹ chồng chê. Mọi việc chắc tôi phải cầu trời mới được đó.
Thạch đẩy xe ra cổng rồi nổ máy:
- Cầu trời hay khấn phật gì cũng được, miễn là cô để tôi làm tròn nghĩa vụ với bạn bè là tôi mừng rồi. Thôi , cô lên đi , mình đã trể gần mười phút rồi đó.
Quỳnh lính quýnh. Quỳnh nhìn Nhã:
- vậy tao đi nghe. Mày ở nhà chăm sóc mẹ giùm tao ha.
Nhã gật nhanh:
- Ừ , đi đi. Nhanh lên rồi còn về nữa. Chúc mày thành công.
Ngồi lên xe Thạch, Quỳnh nhoẻn cười thay cho lời nói để trả lời Nhã. Nụ cười ấy tuy cố nở trên môi, nhưng trong lòng Quỳnh lại nặng trĩu những buồn phiền, bởi từ trong tâm thực của cô , vẫn không tin rằng hạnh phúc lại có thể đến với cô dễ dàng như vậy. Cho xe chạy ra đường phố, Thạch chợt thoáng nghe tiếng Quỳnh thở dài. Biết được tâm sự của cô , Thạch ngoái ra sau rồi nói:
- Nè , đếm sao đi. Đếm sao trên trời sẽ giúp cho cô thoát khỏi những ưu tư đó.
Quỳnh nhìn lên trời rồi hỏi Thạch :
- Đếm sao ư?
- Ừ. Đó là bí quyết của tôi mỗi khi buồn đấy.
- Nhưng nhiều quá làm cách nào để đếm cho hết bây giờ.
- Chính vì nó nhiều, nên mới khiến cô tập trung và cũng chính vì sự tập trung khi đếm, nó sẽ làm cho cô không còn buồn nữa.
- Thật vậy hả?
- Thật mà. Không tin cô cứ đếm thử xem.
Nghe lời Thạch , Quỳnh tìm cách ngồi thăng bằng rồi mới nhìn lên trời để đếm sao. bầu trời cao trong vắt , đêm vời vợi bên những vì sao lung linh. Quỳnh nhẩm đếm một mình những vì sao để cốt tìm trong ấy một chút lãng quên.
Đang chuẩn bị thắp nến trên chiếc bánh sinh nhật của ông Tuyên , bà Tuyên cũng hơi ngạc nhiên khi thấy vẻ bồn chồn của Đoàn. Bước đến bên con trai, bà vội hỏi:
- Con còn đứng đây làm gì? ba con sắp thổi nến rồi đó.
Tránh tia nhìn của mẹ, Đoàn nói nhanh:
- Con chờ Thạch, mẹ à. Nó hẹn sẽ đến sớm, vậy mà giờ này vẫn chưa thấy nó đâu.
Nghe Đoàn nói vậy , bà Tuyến bật cười:
- Chờ thằng Thạch thôi mà , có cần phải sốt ruột vậy hôn? Nó là khách mời thì dĩ nhiên là nó phải đến rồi , nhưng có thể nó vẩn còn đang bận việc gì nên đến muộn một chút , con cứ vào trong trứơc đi, chút nữa nó dến nhất định nó sẽ tìm con mà.
– Mẹ cứ vào đi , con sẽ vào ngay mà. Con muốn gặp Thạch để bàn chút chuyện làm ăn thôi.
Bà Tuyến nhìn Đoàn tò mò :
- Chuyện làm ăn à. Con với nó có chuyện làm ăn gì mà quan trọng vậy?
Đoàn bối rối trả lời :
- Chuyện làm ăn ..ở công ty mà mẹ. Nó định mời con sang làm viêc với nó.
Giọng bà Tuyến đầy vẻ ngờ vực :
- Có phải khg đó? Trông bộ điệu con bây giờ khg giống như một người đang lo công chuyện làm ăn. Có phải con đang giấu mẹ điều gì không?
Đoàn xua tay :
- Không có. Con khg giấu mẹ điều gì cả. Mẹ Ơi ! Mẹ vào trước đi. Thạch đến là con sẽ vào ngay mà.
Bà Tuyến lắc đầu :
- Không được. Con phải vào để phụ thổi nến với ba. vả lai. , trước mặt bạn bè , ba muốn giới thiệu con với bạn bè của ông ấy. Với tư cách chủ của một công ty lớn , mẹ nghỉ ba con nhất định sẻ tạo dựng cho con một chổ đứng tốt trong xã hội và cả trong thương trường. Còn với Thạch , lời đề nghị của nó , con từ chối ngay đi. Vì ba con đang có ý định giao cho con tòan bộ công việc của công ty thay cho ba con , thì thời gian đâu nữa mà con phụ giúp cho nó chứ.
– Mẹ ! Mẹ nói gì vậy? Con làm gì đảm đương công ty cho nôi? ? Vả lai. , ý nguyện của con là muốn trở thành một kỷ sư xây dựng gioi? thôi.
- Ba mẹ nói được là được mà. Con cũng đã lớn rồi , năm nay con nhận chức tổng gíam đốc công ty , điều hành công việc cho quen rồi mẹ cưới Cát Lan cho con. Còn ước mơ kỷ sư xây dựng gì đó , con hãy quên đi. Gia tài nhà mình cộng với cuả hồi môn cuả Cát Lan , nhất định con sẽ sống no đủ hạnh phúc đến suốt đời.
Đòan bứt mạnh một nhánh bông giấy đang nở hoa rồi bực bội xé vụn nó trong tay :
- Mẹ a `! Con khg muốn bị đặt để kiểu đó đâu. Con khg thích làm tổng giám đốc công ty , lại càng khg muốn cưới Cát Lan. - Sao vậy chứ ?
- Đơn giãn vì cả hai điều đó đều khg phai? là sở nguyện của con.
– Nhưng đó là con đường nhanh nhất để con đặt đến hạnh phúc mà con khg phai? cực khổ tìm kiếm.
Đòan xua tay :
- Tại sao mẹ có thể xem việc con bị buộc phai? làm điều con khg thích và bị ép phai? cưới một người vợ mà con khg hề yêu là hạnh phúc được chứ? Ba mẹ chỉ có một mình con là con , chẳng lẽ ba mẹ không thương con.
Bà Tuyến có vẽ giận, nhưng khi vừa định la rầy Đòan thì Cát Lan đến. Vẽ kiêu sa cuả cô càng giúp cô nổi bật trong đám đông với chiếc đầm dạ hội màu đỏ tươi. Vừa nhìn thấy Lan, bà Tuyến đôI? ngay thái độ :
- Cát Lan ! Con đến rồi hả? Ba mẹ đâu?
- Dạ , ba mẹ con đang ở phòng khách với bác trai. Còn con , con đi tìm bác để ch`ao a.
Mát lòng với câu trã lời khôn khéo của Cát Lan , bà Tuyến cười tươi rồi hoi? Đùa :
Phải? hôn đó ? Con đi tìm bác để chào , hay tìm thằng Đòan đây ?
Bị nói trúng tim đen, Cát Lan cười sượng sùng, nhuUng vẫn cố ngọt ngào:
- Trước là con tìm bác, còn sau mới đến anh Đoàn.
Chỉ về phía Đoàn, bà Tuyền tiếp :
- Nó đứng đây nãy giờ, chờ anh Thạch của con đó.
- Anh Đoàn chờ anh Thạch à ? Lẽ ra anh phải đến đây lâu rồi chứ bác ? Lúc nãy ảnh ra khỏi nhà còn sớm hơn con nữa đó.
Thấy Cát Lan có vẻ thắc mắc, Đoàn gạt ngang :
- Chắc nó có công việc gì đó nên đến trễ thôi mà. Mẹ và Cát Lan cứ vào trong trước đi, để con ở đây cũng được mà.
Cát Lan nhìn Đoàn rồi lắc đầu :
- Thôi đi, vào thì vào chung, có ở lại thì ở lại hết. Em cũng muốn biết sao anh hai em lại đến trễ dữ vậy.
Đoàn nói giọng khó chịu :
- Nó đến trễ hay sớm thì cũng đâu mắc mớ gì đến em , sao cứ đứng ở đó mà nhiều chuyện hoài vậy ? Bây giờ tôi hỏi lần chót, hai người có chịu vào hay không ? Nếu không vào thì cứ ở ngoài này luôn đi.
Thấy Đoàn nổi nóng, bà Tuyền vội kéo tay Cát Lan :
- Thôi, mình vào đi con, đừng ở đây một lát thằng Đoàn nó la đó.
Bị Đoàn xẵng giọng, Cát Lan giãy nãy :
- Tự nhiên gây sự với con, chắc tại hôm nay người ta không tới nên mới đổ quạu chứ gì. Đã vậy con không vào luôn, xem ảnh làm gì được con ?
Nghe Cát Lan nói đến đây, bà Tuyền vội chụp tay cô hỏi vội :
- Con nói người ta là người ta nào vậy?
- Thì người ta là con nhỏ nhà quê, có cửa hàng vàng mã đó. Nó cứ bảo nó là người yêu của anh Đoàn.
- Người yêu của thằng Đoàn à? Không lẽ nào.... -Vậy hai bác hóa ra chẳng biết gì cả sao?
- Nó cũng đã từng nói xa gần, nhưng hai bác vẫn không chấp thuận.
Cát Lan níu tay Đoàn rồi nói :
- Nè ! Nãy giờ em nói vậy mà có phải không đó ? Chẳng lẽ thân mật với nhau thân như vậy mà chưa thông qua ba mẹ sao ?
Đoàn trừng mắt nhìn Cát Lan :
- Bộ em điên rồi sao? Chuyện vậy mà cũng nói được. Có phải em muốn hại anh không?
- Em mà hại anh? Em thương anh thi co. Em không muốn anh hủy hoại tương lai của mình vào tay con nhỏ đó thôi.
- Cái gì mà hủy hại tương lai ? Em học cách nói như mẹ anh hồi nào vậy?
Cát Lan sừng sộ:
- Chứ còn gì nữa? Con nhỏ đó mới học hết cấp ba , nhà nghèo rớt mồng tơi lại thiếu nơ như chúa chổm. Nói cho anh biết , ngôi nhà đó và cả cửa hàng vàng mã của nhà nó bây giờ nằm trong tay mẹ em. Lấy con nhỏ chẳng có một xu dính túi , không có một mái nhà nhưng có một mẹ già bệnh hoạn nghìn cân , bộ xứng đáng lắm sao ?
Nghe Cát Lan nói đến đây , mặt bà Tuyên tái xanh. Giọng bà run run khi hỏi Đoàn :
- Những lời Cát Lan nói có đúng không con ? Trả lời mẹ đi.
Biết không thể giấu được nữa , Đoàn đành gật đầu :
- Dạ phải. Nhưng Quỳnh là một cô gái tốt mẹ à.
Bà Tuyên nghe đến đây thì gạt phăng :
- Tốt, tốt cái gì? Thời buổi này , tốt cũng đâu làm cho người ta no được. Mẹ tìm chỗ môn đăng hộ đối thì con lắc đầu không chịu. Tưởng là chọn được một chỗ sáng giá hơn nhưng ai ngờ.
Đoàn nhỏ giọng năn nỉ:
- Má à! Hôm nay con có mời Quỳnh đến. Lát nữa, mẹ sẽ thấy những điều con nói về cô ấy là đúng.
- Sao, con lại mời nó đến à? Con muốn cho mẹ tức chết hay sao?
- Mẹ à! Nghèo đâu phải là cái tội. Vả lại , mẹ chọn được một con dâu tốt, vẫn quý hơn là chọn một con dâu giàu chứ. Đành là gia cảnh Quỳnh không danh giá như nhà mình , nhưng cũng là nhà có nề nếp đàng hoàng , cô ấy lại giàu lòng tự trọng và ý thức tự lập rất cao.
- Nhưng dù thế nào đi nữa , cô ta cũng không nằm trong tiêu chuẩn của mẹ.
- Mẹ à! Mẹ suy nghĩ lại đi … Bà Tuyên gạt phắt đi rồi níu tay Cát Lan vào nhà:
- Mẹ đã suy nghĩ kỹ lắm rồi, con đừng hòng lung lạc mẹ. Tốt nhất là con đừng để cho mẹ thấy mặt con nhỏ đó, nếu không thì đừng trách. Cát Lan! Mình vào nhà đi con.
Hăm hở khi thấy phản ứng dữ dội của bà Tuyên, Cát Lan "dạ" ngoan khi nghe bà Tuyên bảo. Nhưng khi hai người mới đi được vài bước thì Thạch đến. Thoáng thấy Thạch chở Quỳnh ở phía sau, Cát Lan giằng tay ra khỏi bà Tuyên rồi chạy đến anh, hằn học:
- À ! Thì ra anh nối giáo cho giặc ha? Làm tài xế cho con nhỏ nhà quê này, bộ anh không sợ mất mặt sao ?
Thấy Cát Lan sấn sồ bước tới , Quỳnh vội xuống xe rồi đi nhanh về phía Đoàn, cầu cứu:
- Anh Đoàn ơi ! Có chuyện gì vậy anh? sao cô ấy la om xòm vậy?
Không kịp trả lời Quỳnh, Đoàn níu vội tay của cô đến chỗ mẹ anh đang đứng rồi ấp úng:
- Thưa mẹ, đây là Quỳnh, người yêu của con. Hôm nay con mời cô ấy đến đây để ra mắt mẹ.
Rồi quay sang Quỳnh, anh tiếp:
- Còn đây là mẹ anh, em chào mẹ đi.
Bối rối vì cuộc gặp mặt thật bất ngờ , Quỳnh hơi run khi thấy gương mặt của bà Tuyên lạnh lẽo như một tảng băng. Cô cúi đầu thật sau, Quỳnh cất giọng lễ phép:
- Thưa bác, con mới đến ạ.
Không nghe tiếng bà Tuyến, Quỳnh cố chào thêm một lần nữa:
- Chào bác, con mới đến.
Lúc này, ở phía đối diện, Cát Lan đáp lại lời cô với vẻ hả hê:
- Cô lấy tư cách gì để chào bác Tuyến chứ? Loại người nhà quê như cô không xứng đến những nơi này đâu.
Thạch khều tay Lan, nói nhỏ:
- Em điên hả? Sao lại dám chen lời vào đây? Theo anh vào trong, nhanh lên đi.
Cát Lan dùng dằng rồi chạy đến đứng kế bên bà Tuyến:
- Tại em thấy bác Tuyến nói chuyện với hạng người này uổng lời, nên em nói giúp vậy thôi. Còn anh, anh không còn chuyện thì cứ vào. Lát nữa em sẽ hỏi tội anh sau.
Thạch nhăn mặt nhìn Cát Lan, giận dữ:
- Em học ở đâu cái lối ăn nói mất dạy như vậy. Em có theo anh vào không?
- Nhưng em còn phải......
Không đợi Cát Lan dứt lời, bà Tuyến đã giục cô:
- Con vào trước đi , chuyện ở đây cứ để bác. Bác biết cách đối phó với chuyện mà.
- Nhưng con sợ bác sẽ nhượng bộ.
Bà Tuyến lắc đầu vẻ tự tin:
- Không đâu. Những gì bác nói được thì sẽ làm được, con yên tâm đi. Con hãy vào nói với bác trai, bảo bác ấy thổi nến một mình hộ bác. Bác và thằng Đoàn tiếp khách một chút sẽ vào sau, nha.
Thấy không còn cách từ chối, Cát Lan đành phải nghe lời. Khi đi ngang qua Quỳnh, Cát Lan hất mặt nhìn Quỳnh rồi nói:
- Cô đã giẫm phải ổ kiến lửa rồi đó, cô nhà quê ạ. Thấy Quỳnh đỏ mặt, mím môi núp sau lưng Đoàn, Cát Lan bèn bồi thêm môt câu nữa trước khi vào nhà :
- Đồ hồ ly tinh.
Bất nhẫn trước thái độ của Cát Lan, Thạch vội nhìn Đoàn và Quỳnh, ấp úng :
- Xin lỗi, tôi thành thật xin lỗi hai bạn. Tôi không ngờ Cát Lan lại quá đáng đến vậy. Thôi không dám làm phiền các vị nói chuyện, tôi xin phép vào trong trước.
Đoàn đang ở trong tâm trạng lo lắng nên vội xua tay :
- Sao lại vào, anh ở đây với chúng tôi chứ.
Bà Tuyến biết Đoàn đang dựa vào Thạch để tìm đồng minh, nên vội nói:
- Thạch vào nhà đi. Bác muốn ở đây nói chuyện riêng với hai đứa.
Đoàn nhìn mẹ khổ sở :
- Mẹ à! Để anh Thạch ở đây đi mẹ. Anh ấy cũng có nhiều chuyện muốn nói lắm.
- Nếu là chuyện riêng của nó thì lát nữa mẹ sẽ nghe , còn nếu là chuyện của con thì mẹ miễn bàn.
- Mẹ à......
Mặc cho Đoàn van vỉ, bà Tuyến nhìn sang Thạch rồi nói như ra lệnh:
- Con vào nhà dự tiệc đi.
Biết không thể từ chối, Thạch đành vâng lời vào trong.Nhưng tự nhiên trong lòng anh chẳng còn chút hứng thú nào với buổi tiệc, nên thay vì vào nhà, anh lại đến ngồi nép dưới bóng khóm dạ lý hương gần đấy mà quan sát. Lúc này, khi nhìn thấy Thạch đã đi rồi, bà Tuyến mới nhìn Đoàn rồi nói :
- Hai người ra phía cuối vườn, tôi có chuyện muôn nói.
Thấy tay Quỳnh run lên trong tay mình, Đoàn xiết chặt lấy tay cô rồi đưa cô đi theo chân bà Tuyến. Ra đến nơi, bà Tuyến chỉ vào chiếc ghế đá rồi nói như ra lệnh :
- Ngồi xuống đó đi.
Đoàn "dạ" nhỏ rồi kéo tay Quỳnh ngồi xuống ghế. Lúc này, khi ngồi đối diện cô, bà Tuyến mới thừa nhận rằng những nhận xét của Đoàn về Quỳnh là đúng, bởi trước mặt bà, Quỳnh thật xinh xắn và dễ thương.Nhưng chỉ cần nhìn đến cách chăm sóc đầy vẻ ân cần mà Đoàn dành cho Quỳnh thì tự nhiên bà sôi lên giận dữ. Con bé ấy, ngoài sắc đẹp mỹ miều ra thì đâu có gì đáng để con trai bà say mê đến như vậy chứ?
Nãy giờ thấy mẹ ngồi yên không nói gì, Đoàn liền lên tiếng :
- Mẹ Ơi! Mẹ nói gì đi mẹ.
Bà Tuyến hừ một tiếng rồi hỏi Đoàn :
- Con muốn mẹ nói về Quỳnh, về chuyện của chúng con ?
Nhìn vào đôi mắt tròn, đen láy của Quỳnh, bà Tuyền gật đầu :
- Quỳnh à ? Cô ấy quả là xinh đẹp.
Nghe mẹ khen Quỳnh, Đoàn mừng quá nên vội lấy cớ mà nói :
- Em nghe không ? Mẹ khen em rồi đó, yên tâm chưa ?
Hơi mừng vì lời nhận xét tốt đẹp của bà Tuyến, Quỳnh ấp úng :
- Con cảm ơn bác.
Nghe Quỳnh nói vậy, bà Tuyến vội xua tay :
- Cô không cần cảm ơn tôi. Bởi vì cô có đẹp đến đâu chăng nữa cũng chẳng hề can dự gì đến gia đình tôi, có biết không ?
Sững người giây lát vì câu nói có vẻ hững hờ của bà Tuyến, Đoàn vội hỏi :
-Mẹ nói thế là sao?
- Đơn giản vậy mà con không hiểu à?
- Vâng, con thật sự không hiểu ý mẹ.Quỳnh là người yêu của con, nay mai sẽ là dâu của mẹ, sao mẹ lại bảo là không can dự gì đến gia đình ta chứ?
Bà Tuyến nhìn Đoàn rồi hỏi vẻ nghiêm trang :
- Ai nói cô ta là dâu của mẹ? Mẹ nhớ là mẹ không hề hứa hẹn sẽ cưới cô ấy cho con, như vậy việc mẹ nói cô ấy như vậy cũng đâu phải là sai, đúng không?
- Mẹ à! Sao mẹ lại nói vậy? Con và Quỳnh yêu nhau thật lòng mà mẹ.
- Mẹ hiểu rõ bụng con, nên mẹ biết là con yêu cô ấy thật lòng. Nhưng còn cô ấy, lấy gì bảo đảm là cô ấy yêu con thật chứ ? Nội cái lý lịch không lấy gì trong sáng của cô ta cũng đủ để mẹ nghi ngờ rồi.
- Lý lịch à? Lý lịch gì?
- Thì cái lý lịch nghèo nàn và dốt nát của cô ta đó. Tốt nghiệp cấp ba thì làm nên trò trống gì ở thời buổi này. Vả lại cô ta có giỏi bươn chải đến đâu đi nữa thì cũng đâu làm sao thoát khỏi nợ nần. Có căn nhà và một cửa hàng buôn bán hàng cho người chết mà giữ còn không xong, thì cô ta sẽ làm tang gia bại sản chúng ta, nếu mẹ cưới cô ấy cho con cũng nên.
Đoàn lắc đầu nhìn mẹ :
- Con không ngờ mẹ lại hẹp hòi đến thế. Hoàn cảnh là do ông trời tạo ra mà mẹ. Trước đây Quỳnh cũng là con nhà khá giả, sở dĩ gia đình cô ấy túng quẫn là do phải chữa bệnh cho ba. Đến khi ông cụ mất thì số tiền vay lãi mẹ đẻ lãi con, nên buộc lòng mẹ cô ấy phải cầm cố nhà và cửa hàng. Hoàn cảnh đáng thương như vậy, sao mẹ lại nói với giọng điệu vô tình như vậy chứ ?
Bà Tuyến nói thản nhiên :
- Đáng thương à ? Mẹ nghĩ người đáng thương bây giờ là con đó. Trong xã hội này, có biết bao nhiêu cô gái nhan sắc biết lợi dụng bi kịch của gia đình mình để mồi chài đàn ông ? Mẹ nghĩ con chính là một mối lớn trong vở diễn của cô ta mà thôi.
Nghe những lời nói của bà Tuyên , Quỳnh tưởng như mình vừa bị ai đó tát một gáo nước lạnh vào mặt. Lạnh lắm , lạnh và tê cóng cả người. Nhưng trong cái lạnh đó , khủng khiếp hơn cả là nỗi đau khi thấy mình bị sĩ nhục một cách không thương tiếc. Run run đôi môi vì cảm giác nhục nhã , Quỳnh cố nén nỗi uất ức để nói với bà Tuyên :
- Thưa bác. Con xin bác .. Đừng nghĩ về con như thế. Con và anh Đoàn ..yêu nhau thật lòng mà.
Bà Tuyên cười khẩy :
- Đó là do cô nói thôi. Chứ thời buổi này cũng có rất nhiều người biết cách lợi dụng tình cảm chân thành của người khác để mưu cầu lợi ích riêng tư lắm.
- Nhưng con ..không nằm trong số đó. Con yêu anh Đoàn từ lâu lắm rồi , và khi yêu anh ấy , con không biết gia đình ảnh lại giàu có như vậy. Còn chuyện gia đình con , con đâu thể đem chuyện ba con đau ốm, chết chóc ra để dựng thành kịch mà gạt người con yêu được chứ?
- Tôi đã nói là tôi không biết chuyện của cô mà.
- Chính vì bác không biết nên con mới nói, rằng đúng là con học vấn ìt ỏi, nhưng cha mẹ giáo dục con rất đàng hoàng. Con không bao giờ đem chuyện tình cảm của mình ra để làm cần câu cơm đâu. Con nghèo, nhưng con có lòng tự trọng, con không muốn bác sĩ nhục con một cách không nhân nhượng như vậy.
Nghe Quỳnh nói một hơi dài, bà Tuyên nhìn cô rồi quay qua Đoàn:
- Người yêu của con lễ phép quá, Đoàn ha. Nó nói chuyện như muốn gây với mẹ vậy.
Đoàn nhìn bà Tuyên rồi nói giọng giận:
- Nếu con là Quỳnh thì con cũng nói như vậy. Mẹ lấy quyền gì mà sĩ nhục người ta như thế chứ?
Thấy Đoàn đồng tình với Quỳnh, bà Tuyên nhìn anh khó chịu:
- Vậy là con bênh vực cho nó phải không? - Con chỉ bênh vực cho lẽ phải thôi. Quỳnh là một cô gái tốt, cô ấy không đáng phải chịu như thế, - Nhưng nếu con lấy nó thì tương lai con tối thui. Cưới nó để gánh vào người một bà mẹ nợ như chúa chổm của nó, rồi con sẽ thấy mình thua thiệt đến thế nào.
- Đoàn lắc đầu rồi anh ôm lấy vai Quỳnh, lúc đó đang khóc tấm tức trong đôi tay của mình. Nghe được dòng nước mắt đang tuôn thổn thức bên trong lòng cô, tự dưng anh càng thấy yêu Quỳnh hơn bao giờ hết.
- Con đã quyết định rồi. Nếu không cưới được Quỳnh làm vợ thì con thề sẽ không cưới ai khác nữa.
Bà Tuyên bặm môi nhìn Đoàn:
- Nhưng nếu mẹ không đồng ý thì sao?
- Nếu mẹ không đồng ý thì con đành bất hiếu. Con nhất định phải cưới Quỳnh.
Giận đến sôi gan vì quyết định của Đoàn, bà Tuyên chỉ tay vào mặt Quỳnh:
- Cát Lan nói cô là hồ ly tinh chẳng sai chút nào mà. Cô đã cho con tôi ăn phải bùa mê thuốc lú gì, mà nó thà là bỏ mẹ cũng không chịu bỏ cô?
Quỳnh dạt nước mắt nhìn bà Tuyên với vẻ đau khổ:
- Con xin bác, bác đừng nói con như thế.
- Sao lại không nói chứ. Con tôi xưa nay ngoan ngoãn, chỉ biết vâng lời cha mẹ răm rắp chứ đâu cãi bướng như thế này, nay quen cô không bao lâu thì đã đối xử tệ bạc với mẹ như vậy đó.
Đoàn nhìn mẹ phân bua:
- Chuyện không liên can đến Quỳnh , mà đó là do tự con quyết định. Sức mạnh của một tình yêu chân thật đã buộc con phải chọn con đường này, mẹ biết không?
- Nhưng con cũng đã biết rằng nếu chọn con đường này thì con sẽ không được hậu thuẫn từ ba mẹ?
- Con biết chứ. Nhưng con lớn rồi, con đã có thể tự tạo dựng hạnh phúc cho chính mình.
- Nhưng ba mẹ chỉ có mình con. Chẳng lẽ con nỡ để cho ba mẹ phải khổ vì con sao?
Đoàn xua tay:
- Sao lại khổ? Thấy con gặp được hạnh phúc thì ba mẹ phải mừng chứ? Chẳng lẽ ba mẹ không hiểu được rằng sống ở trên đời này, hạnh phúc nhất là lấy được người mình yêu ư?
Bà Tuyên giậm chân khó chịu :
- Lấy , lấy cái gì? Trên đời này thiếu gì người để con lấy, sao con lại dại dột chui đầu vào mớ bồng bông kia chứ? Mai này không tiền trả nợ, người ta xiết nhà, xiết cửa hàng thì ra gầm cầu mà yêu nhau à?
Đoàn nhìn mẹ dõng dạc:
- Hai đứa con đủ tay chân, nhất định chúng con sẽ sống được.
- Sống với con, chẳng lẽ chỉ là thờ thôi sao? Còn tương lai thì thế nào đây chứ?
- Tương lai con vẫn còn ở phía trước. Nhưng con nghĩ là nó chẳng quá đen tối như mẹ nghĩ đâu.
- Sao lại không đen tối? Mở đầu cuộc sống vợ chồng là còng lưng ra làm việc để trả nợ thì còn gì hạnh phúc chứ? Đoàn à! Con nghĩ lại đi.
Đoản nhìn Quỳnh tha thiết rồi nói với mẹ chắc như đinh đóng cột:
- Con yêu Quỳnh, con sẽ không bao giờ hối hận về con đường con đã chọn đâu mẹ.
Bà Tuyên đứng bật dậy rồi quát lớn:
- Nếu đã vậy thì từ nay không còn mẹ con gì nữa. Hãy đi mà sống với người yêu của con đi.
Quỳnh nghe thấy vậy thì hoảng hốt:
- Bác ơi! Con xin bác, bác đừng làm thế.
Bà Tuyên nhìn Quỳnh hậm hực:
- Xin xỏ cái gì chứ. Cô đã cướp thằng con duy nhất của tôi, giờ còn muốn xin tôi cái mạng già này nữa sao? Thôi, cô cút đi. Từ nay về sau, cô đừng để cho tôi thấy mặt cô nữa.Cút đi!
Sững người vì bị xua đuổi nhục nhã, Quỳnh ôm mặt khóc rồi bỏ chạy ra ngoài. Đoàn vừa gọi Quỳnh vừa nói với mẹ:
- Sao mẹ lại đuổi cô ấy.
Bà Tuyên giận dữ :
- Ừ, tao đuổi đấy. Mày có theo nó thì theo luôn đi.
- Đó là mẹ nói nhé. Vậy thì con đi đây.
Vừa nói, Đoàn vừa lao theo Quỳnh. Hành động này khiến bà Tuyên tức lộn ruột. Giậm chân đứng nhìn theo hai người một lúc, bà Tuyên hậm hực vào nhà trong một tâm trạng bực bội vô cùng.
Phan Thị Thanh Nhàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét