Khoảng năm 1986, tôi được mời đi dự trại viết văn dành cho
người viết văn trẻ ở Việt Trì một tháng, xong về Hà Nội nằm ở “Chòi ngắm sóng”
của Phùng Quán chơi thêm cả tuần nữa. Thong dong thế nên biết được nhiều chuyện
lắm. Những ngày đó ngày nào anh Quán cũng đạp chiếc xe đạp cuốc Liên Xô cao
lênh khênh, giải thưởng cuộc thi viết về Lenin, truyện ngắn “Như con cò vàng
trang cổ tích”, chở tôi đi ăn các món Hà Nội và thăm các đại gia văn chương như
Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt,… Một buổi sáng, uống xong mấy chén rượu “diệt sâu
bọ”, Phùng Quán bảo: “Hôm nay mình sẽ chở Ngô Minh đến thăm một người lạ lùng,
người đắt giá nhất trong làng Nhân văn xưa. Một người mà chỉ một truyện ngắn
đã phải đánh đổi cả một đời người, một ‘nhà thơ chữ quê kiệt xuất’ - đó là anh
Phùng Cung… Nghe đến tên Phùng Cung tôi đã nhớ ngay đến “Con ngựa già của Chúa
Trịnh”, cái truyện ngắn tai ương một thời mà ông anh trai mê văn chương của tôi
ở cái làng Thượng Luật heo hút góc biển Quảng Bình ấy dấm dúi tha về không biết
từ đâu bản chép tay trong cuốn vở học trò cho tôi đọc thời còn học cấp hai trường
làng. Hồi đó tôi không hề biết truyện ấy bị cấm kỵ, nên cứ đọc vô tư. Hơn nữa
tôi đọc truyện mà chưa hiểu hết ý tứ sâu xa gì, chỉ thương hoài con ngựa Kim Bồng
Thiên lý mã khi đã già, vì bao nhiêu năm chỉ lo phục vụ trong phủ Chúa với hai
chiếc lá đa che hai bên mắt, không được xông pha nơi chiến trận cho thỏa chí
tang bồng. Nên khi ra trận sống mái cuối cùng, ngựa Kim Bồng “chỉ trong chớp mắt
nó tụt lại. Không chịu, nó càng lồng lên. Bỗng nó thấy nhói một cái ở ngang bụng
như bị một nhát gươm chém mạnh. Nó ngã vật xuống, vùi đầu trong bụi lốc của đàn
ngựa bay qua…” Tôi giục anh Quán: “Đi ngay đi anh, ‘Con ngựa già của Chúa Trịnh’
phải không?”…
Anh Quán đạp xe chở tôi từ trường Chu Văn An bên Hồ Tây về đến 135 phố Mai Hắc Đế thì dừng lại. Cửa đóng kín. Anh Quán dựng xe đạp rồi gõ cửa nhẹ. Một ông già thanh mảnh, lịch lãm mặc bộ pijama màu trắng, đi guốc mộc, đôi mắt thăm thẳm, long lanh hiền dịu, đeo kính lão dày cộp, ra mở cửa. Thấy Phùng Quán, gương mặt ông đang từ ưu tư căng thẳng chuyển sang tươi cười niềm nở. Anh Quán quay sang tôi chữ nghĩa ý tứ: “Đây là nhà văn Phùng Cung, vừa mới được về với đời từ mấy năm nay”, rồi lại quay sang giới thiệu với Phùng Cung: “Thưa anh, em đưa Ngô Minh, đứa em làm thơ ở Huế quê em, đến thăm anh”. Ông bắt tay tôi rồi giục: “Anh em vào nhà đi. Đứng ngoài này nói chuyện không tiện!”. Tôi nhớ hình như lúc đó ông ở trong một căn nhà hai gác. Ông dẫn chúng tôi lên gác. Tôi quan sát thấy ở ban công nhà có cây cau cảnh đặt cạnh cái vại nước nhỏ, một cảnh thu nhỏ thường ở các làng quê Bắc bộ. Tôi đã từng sơ tán trọ học ở Kim Động, Hưng Yên hai năm khi đang học Đại học Thương mại Hà Nội, thấy nhà nào trong xóm cũng có vại nước đặt ở dưới cây cau cao ở sân dùng để rửa chân mỗi khi đi đâu về. Còn cây cau đến mùa ra hoa thơm lừng, mùa cau ra hoa rụng lấm tấm đầy mặt nước, thơm lưng lưng. Sau này gia đình nhà thơ Phùng Cung đã chuyển về Bưởi, chỗ Quần Ngựa. Một lần tôi cũng theo anh Phùng Quán đến thăm, cũng thấy ở sân ông trồng cây cau, phía dưới có vại nước. Trước khi nhà thơ mất vài tháng, ông chỉ cây cau và nói với một người bạn tên là Lữ đến thăm nhà: “Anh thấy không, cây cau nhà tôi èo uột, không lớn nổi vì thiếu ánh sáng. Nhưng mỗi lần nhìn nó thì tôi nghĩ đến thân phận đất nước, và tôi càng thấy thương người dân mình hơn. Không giận ai được, chỉ có thương thôi” (Lữ “Cây cau của Phùng Cung”, talawas 11.9.2007). “Cây cau - vại nước” là một hình ảnh đặc trưng, ám ảnh mà mỗi khi nhắc đến Phùng Cung tôi lại nhớ, lại hình dung ra gương mặt thân thuộc của ông.
Suốt buổi sáng hôm ở phố Mai Hắc Đế ấy, Phùng Cung điềm đạm pha trà, thủng thỉnh làm từng động tác một. Hình như ông vừa pha trà vừa nghĩ tới điều gì đó lung lắm. Tôi thấy ông như một thầy giáo vừa nghiêm trang vừa từ tốn. Sáng ấy chủ yếu hai người Phùng Cung - Phùng Quán nói chuyện với nhau, còn tôi chỉ ngồi nghe như một đứa trẻ thích hóng chuyện người lớn. Tôi biết anh Quán cố tình gợi chuyện để Phùng Cung kể cho tôi nghe cuộc đời ông. Phùng Cung kể chuyện đám cưới của ông do Phan Khôi làm chủ hôn, mặc dù cơ quan không đồng ý vì gia đình bên vợ thuộc “thành phần giai cấp phong kiến bóc lột”, chuyện bí mật làm thơ trong tù… Chốc chốc ông quay sang hỏi tôi đôi điều về Cố Đô Huế, như thể hiện sự quan tâm đến “khách đường xa”. Tôi thấy thỉnh thoảng Phùng Cung đang câu chuyện sôi nổi lại liếc ra cửa với thái độ rất cảnh giác. Quan sát cử chỉ của ông, tôi cứ tưởng tượng có ai đó đang rình ngoài cửa. Qua câu chuyện tôi biết Phùng Cung mới 17 tuổi đã làm chủ tịch liên xã Hồng Châu – Liên Châu, huyện Yên Lạc, Vĩnh Yên khi Cách mạng tháng Tám thắng lợi. Có lẽ ông là một cán bộ xã thuộc loại trẻ nhất nước thời ấy. Chính tên cái xã ấy là do ông đặt, người ta vẫn giữ đến bây giờ. Vì hồi ấy ông là người cách mạng có chữ nhất trong xã. Rồi sau đó, Pháp tái chiếm Vĩnh Yên, ông lên chiến khu Việt Bắc hoạt động văn nghệ. Rồi vào Đảng. Tôi rất bất ngờ khi nghe ông kể ông có hoàn cảnh đau buồn rất giống tôi là trong Cải cách Ruộng đất, bố ông bị quy là địa chủ cường hào, bị bắt và chết trong tù Cò Nỉ, Thái Nguyên (còn bố tôi thì bị xử bắn trước khi lệnh ngừng bắn địa chủ về đến làng một ngày). Ông tìm đến nhà tù để thăm bố nhưng rồi đau xót phục xuống khóc và thắp nhang lạy bố, vì bố đã thành nấm cỏ trên đồi… Sau này đọc cuốn Cát bụi chân ai của Tô Hoài (NXB Hội Nhà văn, 1992) tôi mới biết thêm một số nét về cuộc sống của Phùng Cung ở trong tù. Tô Hoài kể rằng, Phùng Cung mới ra tù, đến thăm Tô Hoài “Dáng cù rù, mặt tái ngoét, không phải Phùng Cung mà cái bóng của Phùng Cung trên tờ giấy tẩy chỉ mờ mờ. – Còn sống về được à? – Cũng không hiểu tại sao anh ạ”… Tô Hoài kể, tan lớp kiểm điểm Nhân văn ở ấp Thái Hà ít lâu, Phùng Cung bị bắt tù 12 năm không có án, trong đó biệt giam 11 năm. Đã tù biệt giam, lại bị bệnh lao, thế mà không chết, mới lạ. Có lẽ nỗi đau đó đã lặn vào hồn, vào tim, đã rèn nên tính suy tư thế sự cuộc đời vô cùng sâu sắc trong văn chương Phùng Cung chăng? Sau này được đọc bài viết “Nhà thơ Phùng Cung” của Phùng Hà Thủ, con trai nhà thơ in trên talawas, tôi mới biết thêm nhiều chi tiết cụ thể hơn của cuộc đời gian truân đau khổ của nhà thơ mà tôi vô cùng yêu mến.
Đó là chuyện Phùng Cung ngày đầu bị bắt trong tháng 5-1961; Những nhà tù mà Phùng Cung từng trải qua; chuyện Phùng Cung bị các văn nghệ sĩ cùng cơ quan xa lánh, rồi bị chính những người đó đấu tố, kiểm điểm v.v… Tất cả những chuyện ấy làm cho tôi càng thêm khâm phục, kính trọng nghị lực phi thường và phẩm chất ngòi bút của ông!
Tôi rụt rè hỏi ông: “Em đọc ‘Con ngựa già của Chúa Trịnh’ thấy truyện hay thế, nhân văn thế, sao lại sự tình khốn khổ thế hở anh?” Ông chớp chớp mắt, thở dài: “Chuyện dài lắm Ngô Minh ạ. Nhưng thôi đừng nói chuyện này nữa, Quán nhỉ…” Nói rồi ông đứng lên mở ngăn kéo bàn lục tìm hồi lâu mới lấy ra một tập vở bé bằng bàn tay, bìa bọc giấy xi măng cáu bẩn, cầm đến đưa cho Phùng Quán: “Sau mười hai năm khổ ải, mình về với vợ con là mừng. Nghĩ đến tù đày là sợ lắm.” Phùng Cung trầm ngâm: “Quán ạ, mình cố quên hết văn chương. Nhưng không sao quên được. Đêm ngủ thơ nó cứ kéo về trông mộng. Thế là mình thủng thẳng ghi lại từng ngày. Như là viết nhật ký. Đây là những bài thơ nho nhỏ về chuyện quê nhà. Nhưng bây giờ thì gay rồi. Hôm qua chú công an khu vực đến chơi nhà, bỗng dưng chú cười hỏi: ‘Chào bác Phùng Cung, nghe nói dạo này bác lại viết thơ nữa à?’. Chỉ câu hỏi vui thế mà làm mình nổi da gà. Sợ quá. Tập thơ này toàn hình ảnh quê, mình viết để giải khuây, không có ‘chuyện gì’ trong đó cả. Nhưng nếu mà họ thu mất thì tiếc lắm. Nên Quán cứ giữ hộ cho mình cho chắc.”
Anh Quán nhận tập vở thơ rồi nói vui: “Anh suốt ngày xoay trần làm nghề đập đinh, rồi rán bánh giúp chị Thoa để bán kiếm tiền nuôi ba con nhỏ đi học, tưởng anh đã quên mùi bút mực rồi, hóa ra vẫn còn vương vấn…” Phùng Quán đưa cho tôi xem tập thơ chép tay. Tập vở mỏng, giấy học trò đen hùn. Trong đó mỗi trang chép một đến hai bài thơ, bài nào cũng ngắn, có bài chỉ hai ba câu, bốn năm câu giống như thơ Haiku của Nhật Bản, nét chữ Phùng Cung viết bằng bút chì rất nắn nót, hoa tay, nhưng không ghi tên tác giả. Tôi liếc bài thơ hai câu đầu tiên nhan đề là “Bèo”, bỗng nổi da gà: Thơ ghê quá, bất ngờ quá:
Anh Quán đạp xe chở tôi từ trường Chu Văn An bên Hồ Tây về đến 135 phố Mai Hắc Đế thì dừng lại. Cửa đóng kín. Anh Quán dựng xe đạp rồi gõ cửa nhẹ. Một ông già thanh mảnh, lịch lãm mặc bộ pijama màu trắng, đi guốc mộc, đôi mắt thăm thẳm, long lanh hiền dịu, đeo kính lão dày cộp, ra mở cửa. Thấy Phùng Quán, gương mặt ông đang từ ưu tư căng thẳng chuyển sang tươi cười niềm nở. Anh Quán quay sang tôi chữ nghĩa ý tứ: “Đây là nhà văn Phùng Cung, vừa mới được về với đời từ mấy năm nay”, rồi lại quay sang giới thiệu với Phùng Cung: “Thưa anh, em đưa Ngô Minh, đứa em làm thơ ở Huế quê em, đến thăm anh”. Ông bắt tay tôi rồi giục: “Anh em vào nhà đi. Đứng ngoài này nói chuyện không tiện!”. Tôi nhớ hình như lúc đó ông ở trong một căn nhà hai gác. Ông dẫn chúng tôi lên gác. Tôi quan sát thấy ở ban công nhà có cây cau cảnh đặt cạnh cái vại nước nhỏ, một cảnh thu nhỏ thường ở các làng quê Bắc bộ. Tôi đã từng sơ tán trọ học ở Kim Động, Hưng Yên hai năm khi đang học Đại học Thương mại Hà Nội, thấy nhà nào trong xóm cũng có vại nước đặt ở dưới cây cau cao ở sân dùng để rửa chân mỗi khi đi đâu về. Còn cây cau đến mùa ra hoa thơm lừng, mùa cau ra hoa rụng lấm tấm đầy mặt nước, thơm lưng lưng. Sau này gia đình nhà thơ Phùng Cung đã chuyển về Bưởi, chỗ Quần Ngựa. Một lần tôi cũng theo anh Phùng Quán đến thăm, cũng thấy ở sân ông trồng cây cau, phía dưới có vại nước. Trước khi nhà thơ mất vài tháng, ông chỉ cây cau và nói với một người bạn tên là Lữ đến thăm nhà: “Anh thấy không, cây cau nhà tôi èo uột, không lớn nổi vì thiếu ánh sáng. Nhưng mỗi lần nhìn nó thì tôi nghĩ đến thân phận đất nước, và tôi càng thấy thương người dân mình hơn. Không giận ai được, chỉ có thương thôi” (Lữ “Cây cau của Phùng Cung”, talawas 11.9.2007). “Cây cau - vại nước” là một hình ảnh đặc trưng, ám ảnh mà mỗi khi nhắc đến Phùng Cung tôi lại nhớ, lại hình dung ra gương mặt thân thuộc của ông.
Suốt buổi sáng hôm ở phố Mai Hắc Đế ấy, Phùng Cung điềm đạm pha trà, thủng thỉnh làm từng động tác một. Hình như ông vừa pha trà vừa nghĩ tới điều gì đó lung lắm. Tôi thấy ông như một thầy giáo vừa nghiêm trang vừa từ tốn. Sáng ấy chủ yếu hai người Phùng Cung - Phùng Quán nói chuyện với nhau, còn tôi chỉ ngồi nghe như một đứa trẻ thích hóng chuyện người lớn. Tôi biết anh Quán cố tình gợi chuyện để Phùng Cung kể cho tôi nghe cuộc đời ông. Phùng Cung kể chuyện đám cưới của ông do Phan Khôi làm chủ hôn, mặc dù cơ quan không đồng ý vì gia đình bên vợ thuộc “thành phần giai cấp phong kiến bóc lột”, chuyện bí mật làm thơ trong tù… Chốc chốc ông quay sang hỏi tôi đôi điều về Cố Đô Huế, như thể hiện sự quan tâm đến “khách đường xa”. Tôi thấy thỉnh thoảng Phùng Cung đang câu chuyện sôi nổi lại liếc ra cửa với thái độ rất cảnh giác. Quan sát cử chỉ của ông, tôi cứ tưởng tượng có ai đó đang rình ngoài cửa. Qua câu chuyện tôi biết Phùng Cung mới 17 tuổi đã làm chủ tịch liên xã Hồng Châu – Liên Châu, huyện Yên Lạc, Vĩnh Yên khi Cách mạng tháng Tám thắng lợi. Có lẽ ông là một cán bộ xã thuộc loại trẻ nhất nước thời ấy. Chính tên cái xã ấy là do ông đặt, người ta vẫn giữ đến bây giờ. Vì hồi ấy ông là người cách mạng có chữ nhất trong xã. Rồi sau đó, Pháp tái chiếm Vĩnh Yên, ông lên chiến khu Việt Bắc hoạt động văn nghệ. Rồi vào Đảng. Tôi rất bất ngờ khi nghe ông kể ông có hoàn cảnh đau buồn rất giống tôi là trong Cải cách Ruộng đất, bố ông bị quy là địa chủ cường hào, bị bắt và chết trong tù Cò Nỉ, Thái Nguyên (còn bố tôi thì bị xử bắn trước khi lệnh ngừng bắn địa chủ về đến làng một ngày). Ông tìm đến nhà tù để thăm bố nhưng rồi đau xót phục xuống khóc và thắp nhang lạy bố, vì bố đã thành nấm cỏ trên đồi… Sau này đọc cuốn Cát bụi chân ai của Tô Hoài (NXB Hội Nhà văn, 1992) tôi mới biết thêm một số nét về cuộc sống của Phùng Cung ở trong tù. Tô Hoài kể rằng, Phùng Cung mới ra tù, đến thăm Tô Hoài “Dáng cù rù, mặt tái ngoét, không phải Phùng Cung mà cái bóng của Phùng Cung trên tờ giấy tẩy chỉ mờ mờ. – Còn sống về được à? – Cũng không hiểu tại sao anh ạ”… Tô Hoài kể, tan lớp kiểm điểm Nhân văn ở ấp Thái Hà ít lâu, Phùng Cung bị bắt tù 12 năm không có án, trong đó biệt giam 11 năm. Đã tù biệt giam, lại bị bệnh lao, thế mà không chết, mới lạ. Có lẽ nỗi đau đó đã lặn vào hồn, vào tim, đã rèn nên tính suy tư thế sự cuộc đời vô cùng sâu sắc trong văn chương Phùng Cung chăng? Sau này được đọc bài viết “Nhà thơ Phùng Cung” của Phùng Hà Thủ, con trai nhà thơ in trên talawas, tôi mới biết thêm nhiều chi tiết cụ thể hơn của cuộc đời gian truân đau khổ của nhà thơ mà tôi vô cùng yêu mến.
Đó là chuyện Phùng Cung ngày đầu bị bắt trong tháng 5-1961; Những nhà tù mà Phùng Cung từng trải qua; chuyện Phùng Cung bị các văn nghệ sĩ cùng cơ quan xa lánh, rồi bị chính những người đó đấu tố, kiểm điểm v.v… Tất cả những chuyện ấy làm cho tôi càng thêm khâm phục, kính trọng nghị lực phi thường và phẩm chất ngòi bút của ông!
Tôi rụt rè hỏi ông: “Em đọc ‘Con ngựa già của Chúa Trịnh’ thấy truyện hay thế, nhân văn thế, sao lại sự tình khốn khổ thế hở anh?” Ông chớp chớp mắt, thở dài: “Chuyện dài lắm Ngô Minh ạ. Nhưng thôi đừng nói chuyện này nữa, Quán nhỉ…” Nói rồi ông đứng lên mở ngăn kéo bàn lục tìm hồi lâu mới lấy ra một tập vở bé bằng bàn tay, bìa bọc giấy xi măng cáu bẩn, cầm đến đưa cho Phùng Quán: “Sau mười hai năm khổ ải, mình về với vợ con là mừng. Nghĩ đến tù đày là sợ lắm.” Phùng Cung trầm ngâm: “Quán ạ, mình cố quên hết văn chương. Nhưng không sao quên được. Đêm ngủ thơ nó cứ kéo về trông mộng. Thế là mình thủng thẳng ghi lại từng ngày. Như là viết nhật ký. Đây là những bài thơ nho nhỏ về chuyện quê nhà. Nhưng bây giờ thì gay rồi. Hôm qua chú công an khu vực đến chơi nhà, bỗng dưng chú cười hỏi: ‘Chào bác Phùng Cung, nghe nói dạo này bác lại viết thơ nữa à?’. Chỉ câu hỏi vui thế mà làm mình nổi da gà. Sợ quá. Tập thơ này toàn hình ảnh quê, mình viết để giải khuây, không có ‘chuyện gì’ trong đó cả. Nhưng nếu mà họ thu mất thì tiếc lắm. Nên Quán cứ giữ hộ cho mình cho chắc.”
Anh Quán nhận tập vở thơ rồi nói vui: “Anh suốt ngày xoay trần làm nghề đập đinh, rồi rán bánh giúp chị Thoa để bán kiếm tiền nuôi ba con nhỏ đi học, tưởng anh đã quên mùi bút mực rồi, hóa ra vẫn còn vương vấn…” Phùng Quán đưa cho tôi xem tập thơ chép tay. Tập vở mỏng, giấy học trò đen hùn. Trong đó mỗi trang chép một đến hai bài thơ, bài nào cũng ngắn, có bài chỉ hai ba câu, bốn năm câu giống như thơ Haiku của Nhật Bản, nét chữ Phùng Cung viết bằng bút chì rất nắn nót, hoa tay, nhưng không ghi tên tác giả. Tôi liếc bài thơ hai câu đầu tiên nhan đề là “Bèo”, bỗng nổi da gà: Thơ ghê quá, bất ngờ quá:
Lênh đênh muôn dặm nước non
Dạt vào ao cạn vẫn còn lênh đênh
Dạt vào ao cạn vẫn còn lênh đênh
(Sau này in trong tập thơ Xem đêm, câu thứ hai bị ngắt ra thành hai
câu: Dạt vào ao cạn/ Vẫn còn lênh đênh).
Chỉ một cánh bèo quê đơn sơ thôi mà khái quát được cả một phận người! Loại thơ kiệm chữ mà đầy ngẫm nghĩ này hiếm lắm, quý lắm. Tập thơ nhỏ hút hồn tôi. Thế là tôi vừa tò mò lắng nghe hai ông anh nói chuyện với nhau, lại đọc ngấu nghiến hết cả tập thơ. Có thể nói lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với một loại “thơ quê” ấn tượng như thế. Nó vừa dân gian vừa bác học, vừa tâm can vừa chữ nghĩa.
Chỉ một cánh bèo quê đơn sơ thôi mà khái quát được cả một phận người! Loại thơ kiệm chữ mà đầy ngẫm nghĩ này hiếm lắm, quý lắm. Tập thơ nhỏ hút hồn tôi. Thế là tôi vừa tò mò lắng nghe hai ông anh nói chuyện với nhau, lại đọc ngấu nghiến hết cả tập thơ. Có thể nói lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với một loại “thơ quê” ấn tượng như thế. Nó vừa dân gian vừa bác học, vừa tâm can vừa chữ nghĩa.
Áo cũ gối đầu
Đêm tỉnh giấc
Sao khuya dạt chân rêu
Lạnh biếc
Bầu buông chày ngọc
Cõi Lam Kiều
Về bên góc sân con
(“Góc sân con”)
Đêm về khuya
Trăng ngả màu hoa lý
Tiếng gọi đò căng chỉ ngang sông
(“Đò khuya”)
Quất mãi nước sôi
Trà đau nát bã
Không đổi giọng Tân Cương
(“Trà”)
Đêm tỉnh giấc
Sao khuya dạt chân rêu
Lạnh biếc
Bầu buông chày ngọc
Cõi Lam Kiều
Về bên góc sân con
(“Góc sân con”)
Đêm về khuya
Trăng ngả màu hoa lý
Tiếng gọi đò căng chỉ ngang sông
(“Đò khuya”)
Quất mãi nước sôi
Trà đau nát bã
Không đổi giọng Tân Cương
(“Trà”)
Chao ôi là chữ! Quất nước sôi, Bầu buông chày ngọc, trăng màu hoa lý, tiếng
gọi đò căng chỉ, trái gấc chín ngập ngừng, tiếng tù và bết gió, trời xanh cánh
chấu, nắng ngã tương, sáo diều hóc gió, mảnh trời da báo, mồ hôi xương, nắng bổ
cau, con giun đất mạ vàng v.v…Rất nhiều, rất nhiều, toàn chữ quen mà quá
lạ. Người ta nói mồ hôi da chứ ai nói Mồ hôi xương? Vậy mồ
hôi xương là mồ hôi gì? Có lẽ đó là những giọt mồ hôi cuối cùng của con
người lao lực, bị vùi dưới đáy xã hội chẳng ai quan tâm. Rót nước vào ấm trà là
“quất nước sôi”, quất chứ không phải rót. Quất là
đánh. Đánh đến mức trà mới “đau nát bã”. Nhưng kỳ diệu là “không đổi giọng Tân
Cương”, nghĩa là trà vẫn là trà Tân Cương chính hiệu. Phải chăng ông đang nói về
đời mình!
Lao động thơ ghê gớm lắm mới chiết ra được những chữ quê hút hồn người như thế. Có lẽ ông đã nghĩ đến những con chữ ấy bao nhiêu lần trong những năm tháng ngồi một mình nơi tù biệt giam lạnh lẽo không khí chết chóc. Nó giống như gỗ lũa, như đá cuội. Vâng, đời chữ là đời người. Tôi đã đọc thơ của một số nhà thơ rất tâm huyết trong việc “làm chữ”. Đối với họ làm thơ trước hết phải là “làm chữ”. Điều đó đúng lắm, quý lắm. Nhưng hình như chữ ấy của họ vẫn là chữ của thành thị, mang hơi hướng phương Tây. Còn chữ của Phùng Cung là chữ đẻ ra, luyện nên từ cánh đồng, bờ tre, mái rạ, hương lúa, hương cau, ánh sáng đom đóm, từ đớn đau, chiêm nghiệm một đời người trầm luân khổ ải.
Tôi cứ nghĩ, chữ ấy mới là chữ của hồn thơ Việt. Có thể nói Phùng Cung là bậc thầy về “chữ Việt” trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ là để cho người đọc xúc động, chia sẻ, thơ phải làm cho người đọc nổi da gà, ứa nước mắt, mới là thơ thật. Còn loại thơ luận đề, triết lý, người đọc xong chỉ khen nhà thơ thông minh thôi, chứ họ không xúc động. Thơ Phùng Cung “ý tại ngôn ngoại”, là loại thơ làm người đọc nổi da gà! Phùng Cung gọi mùa nước lụt là mùa nước mắt là rất thật đối với người nông dân đồng bằng Sông Hồng, cũng như chính đời ông: Đê tiền triều gãy khúc/ Đồng ngập trắng/ Con lềnh đềnh cõng - vắng - bơi- suông/ Thương em đứng giữa mùa nước mắt. Không phải đó là sự quan sát, ghi nhận, mà đó là tâm cảm, là chiêm cảm.
Trên đường về lại Hồ Tây, tôi bảo anh Quán: “Anh để em giữ tập thơ này cho. Anh giữ cũng chưa chắc an toàn”. Anh Phùng Quán đồng ý. Thế là tôi mang vào Huế. Năm 1988, nhờ không khí đổi mới, Tạp chí Sông Hương do nhà văn Tô Nhuận Vỹ làm Tổng biên tập đã trở một tạp chí văn học hàng đầu của cả nước, luôn được độc giả trong và ngoài nước đón đọc từng số vì tạp chí đăng rất nhiều thơ, truyện ngắn, bài viết về “cởi trói”, “đổi mới văn chương” tâm huyết. Tôi đã chọn hai chùm thơ Phùng Cung và đưa tập thơ viết bút chì của Phùng Cung cho nhà văn Nguyễn Khắc Phê, lúc đó là phó Tổng biên tập Sông Hương, sau này một giai đoạn là Tổng biên tập. Tạp chí Sông Hương năm 1988 đã hai lần giới thiệu thơ Phùng Cung với những bài như “Nghiêng lụy”, “Bèo”, “Người làng”, “Chiếc lá rụng”, “Cô lái đò”, rút trong tập thơ chép tay bằng bút chì ấy. Có thể nói văn chương Phùng Cung lần đầu tiên sau 32 năm kể từ Con ngựa già Chúa Trịnh (1956) mới được xuất hiện trở lại, đã gây ấn tượng mạnh đối với độc giả Sông Hương và cả nước. Chắc chắn những ngày cuối năm 1988 ấy ông vui lắm.
Gần đây tôi mới biết, khi nhà thơ Phùng Quán còn sống, một lần nữ nhà văn Hà Khánh Linh ở Huế ra Hà Nội, anh Phùng Quán cũng dắt đến thăm nhà thơ Phùng Cung ở Bưởi. Buổi trưa hôm đó Phùng Cung, Phùng Quán và ông Nguyễn Hữu Đang mời cơm nữ sĩ Hà Khánh Linh. Tại bữa cơm ấy Phùng Cung cũng đưa cho Hà Khánh Linh một tập thơ chép tay như thế, nhưng viết bằng bút mực, chú không phải bút chì. Có lẽ để nhờ nữ sĩ giữ hộ chứ không phải tặng, vì không thấy đề tặng. Tập thơ gồm 106 bài chép trên giấy in roneo màu vàng rơm, bìa tập vở học trò bọc loại giấy can bản vẽ cũ. Ở trang đầu cuốn vở đề tên là Phó Châu. Có lẽ thơ ghi trong hai cuốn vở mà tôi đã đưa cho Tạp chí Sông Hương và chị Hà Khánh Linh đang giữ đã được chọn vào tập Xem đêm (200 bài, NXB Văn hoá Thông tin 1995). Nhưng kẹp trong tập thơ chép tay chị Linh đang giữ còn có bài thơ mới làm ghi trên hai mặt một tờ giấy cũ là bài “Chiều cun cút”, bài thơ rất hay nhưng không thấy trong tập Xem đêm:
Lao động thơ ghê gớm lắm mới chiết ra được những chữ quê hút hồn người như thế. Có lẽ ông đã nghĩ đến những con chữ ấy bao nhiêu lần trong những năm tháng ngồi một mình nơi tù biệt giam lạnh lẽo không khí chết chóc. Nó giống như gỗ lũa, như đá cuội. Vâng, đời chữ là đời người. Tôi đã đọc thơ của một số nhà thơ rất tâm huyết trong việc “làm chữ”. Đối với họ làm thơ trước hết phải là “làm chữ”. Điều đó đúng lắm, quý lắm. Nhưng hình như chữ ấy của họ vẫn là chữ của thành thị, mang hơi hướng phương Tây. Còn chữ của Phùng Cung là chữ đẻ ra, luyện nên từ cánh đồng, bờ tre, mái rạ, hương lúa, hương cau, ánh sáng đom đóm, từ đớn đau, chiêm nghiệm một đời người trầm luân khổ ải.
Tôi cứ nghĩ, chữ ấy mới là chữ của hồn thơ Việt. Có thể nói Phùng Cung là bậc thầy về “chữ Việt” trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ là để cho người đọc xúc động, chia sẻ, thơ phải làm cho người đọc nổi da gà, ứa nước mắt, mới là thơ thật. Còn loại thơ luận đề, triết lý, người đọc xong chỉ khen nhà thơ thông minh thôi, chứ họ không xúc động. Thơ Phùng Cung “ý tại ngôn ngoại”, là loại thơ làm người đọc nổi da gà! Phùng Cung gọi mùa nước lụt là mùa nước mắt là rất thật đối với người nông dân đồng bằng Sông Hồng, cũng như chính đời ông: Đê tiền triều gãy khúc/ Đồng ngập trắng/ Con lềnh đềnh cõng - vắng - bơi- suông/ Thương em đứng giữa mùa nước mắt. Không phải đó là sự quan sát, ghi nhận, mà đó là tâm cảm, là chiêm cảm.
Trên đường về lại Hồ Tây, tôi bảo anh Quán: “Anh để em giữ tập thơ này cho. Anh giữ cũng chưa chắc an toàn”. Anh Phùng Quán đồng ý. Thế là tôi mang vào Huế. Năm 1988, nhờ không khí đổi mới, Tạp chí Sông Hương do nhà văn Tô Nhuận Vỹ làm Tổng biên tập đã trở một tạp chí văn học hàng đầu của cả nước, luôn được độc giả trong và ngoài nước đón đọc từng số vì tạp chí đăng rất nhiều thơ, truyện ngắn, bài viết về “cởi trói”, “đổi mới văn chương” tâm huyết. Tôi đã chọn hai chùm thơ Phùng Cung và đưa tập thơ viết bút chì của Phùng Cung cho nhà văn Nguyễn Khắc Phê, lúc đó là phó Tổng biên tập Sông Hương, sau này một giai đoạn là Tổng biên tập. Tạp chí Sông Hương năm 1988 đã hai lần giới thiệu thơ Phùng Cung với những bài như “Nghiêng lụy”, “Bèo”, “Người làng”, “Chiếc lá rụng”, “Cô lái đò”, rút trong tập thơ chép tay bằng bút chì ấy. Có thể nói văn chương Phùng Cung lần đầu tiên sau 32 năm kể từ Con ngựa già Chúa Trịnh (1956) mới được xuất hiện trở lại, đã gây ấn tượng mạnh đối với độc giả Sông Hương và cả nước. Chắc chắn những ngày cuối năm 1988 ấy ông vui lắm.
Gần đây tôi mới biết, khi nhà thơ Phùng Quán còn sống, một lần nữ nhà văn Hà Khánh Linh ở Huế ra Hà Nội, anh Phùng Quán cũng dắt đến thăm nhà thơ Phùng Cung ở Bưởi. Buổi trưa hôm đó Phùng Cung, Phùng Quán và ông Nguyễn Hữu Đang mời cơm nữ sĩ Hà Khánh Linh. Tại bữa cơm ấy Phùng Cung cũng đưa cho Hà Khánh Linh một tập thơ chép tay như thế, nhưng viết bằng bút mực, chú không phải bút chì. Có lẽ để nhờ nữ sĩ giữ hộ chứ không phải tặng, vì không thấy đề tặng. Tập thơ gồm 106 bài chép trên giấy in roneo màu vàng rơm, bìa tập vở học trò bọc loại giấy can bản vẽ cũ. Ở trang đầu cuốn vở đề tên là Phó Châu. Có lẽ thơ ghi trong hai cuốn vở mà tôi đã đưa cho Tạp chí Sông Hương và chị Hà Khánh Linh đang giữ đã được chọn vào tập Xem đêm (200 bài, NXB Văn hoá Thông tin 1995). Nhưng kẹp trong tập thơ chép tay chị Linh đang giữ còn có bài thơ mới làm ghi trên hai mặt một tờ giấy cũ là bài “Chiều cun cút”, bài thơ rất hay nhưng không thấy trong tập Xem đêm:
Áo song chàng
Nón lá
Phới về quê
Dệt dạt tối ngày khoai dáy
Lúc thảnh thơi
Quần vận khấu bò
Rong ruổi chốn rau dưa
Tôi gõ rỗ
Khe khẽ ê a
Chiều cun cút
Một mình
Không lửa không đèn
Nhòm nhõm thâu đêm
Chết thèm cái bóng
Xa là trời sao
Gần là đom đóm.
Nón lá
Phới về quê
Dệt dạt tối ngày khoai dáy
Lúc thảnh thơi
Quần vận khấu bò
Rong ruổi chốn rau dưa
Tôi gõ rỗ
Khe khẽ ê a
Chiều cun cút
Một mình
Không lửa không đèn
Nhòm nhõm thâu đêm
Chết thèm cái bóng
Xa là trời sao
Gần là đom đóm.
Mới hay, gửi cho bạn bè giữ hộ là cách “lưu trữ” thơ của Phùng Cung. Ông phải
chép thành nhiều bản để đề phòng bị mất…
Tôi rất vinh hạnh được gặp Phùng Cung một số lần nữa ở nhà Phùng Quán. Ông vẫn từ tốn, đĩnh đạc, như cuộc đời chưa từng bị phong ba bão táp gì. Bao giờ ông cũng lặng lẽ, cười tủm tỉm với ánh mắt chứa chan đồng cảm. Ông cũng mang họ Phùng, nhưng không có huyết thống gần với Phùng Quán. Phùng Cung quê ở Sơn Tây còn Phùng Quán quê ở Huế. Trong “đám” tài tử Nhân văn thời ấy, cho đến khi “nằm dài dưới đáy huyệt”, hai người Phùng Cung - Phùng Quán luôn thủy chung son sắt. Phùng Quán ngưỡng mộ Phùng Cung vì đó là một người người luôn sống và viết thực lòng mình, đó là một ngườì anh cả về tuổi tác cũng như tài năng văn chương chữ nghĩa. Phùng Quán đã làm hết sức mình để tập thơ Xem đêm của Phùng Cung ra mắt độc giả với sự nhiệt tình đóng góp tiền trong sổ tiết kiệm hưu của ông Nguyễn Hữu Đang. Còn Phùng Cung thì luôn yêu thương, tin cậy đối với Phùng Quán. Coi Phùng Quán như một người em can trường, chí cốt. Nên khi Phùng Quán mất, Phùng Cung là người được bạn bè và gia đình Phùng Quán chọn mời làm trưởng Ban tang lễ. Ông đã đọc bài điếu văn “Sống là thể phách, còn là tinh anh” cực kỳ cảm động và súc tích. Bài điếu văn ấy cũng là một áng văn chương tình nghĩa và đẹp thâm hậu mà tôi đã đưa lên trang đầu trong tập sách Nhớ Phùng Quán (NXB Trẻ 2002).
Năm 2004, tôi được một bạn văn ở nước ngoài điện thoại cho biết, anh vừa được đọc cuốn sách rất giá trị in bằng tiếng Việt. Đó là cuốn Phùng Cung - Truyện và thơ in rất dày dặn (NXB Văn nghệ, Mỹ, 2003). Mới hay Phùng Cung không chỉ có “Con ngựa già của Chúa Trịnh”, Xem đêm, Phùng Cung còn có rất nhiều thơ và truyện ngắn viết từ trước khi bị bắt và viết trong suốt 12 năm ở tù như “Mộ phách”, “Chiếc mũ lông”, “Dạ ký”, “Kép nghề”, “Quản thổi” v.v. Anh bạn tôi bảo trong tập sách này có một số truyện hay hơn “Con ngựa già của Chúa Trịnh”. Tôi chưa được đọc, nhưng tin vào nhận xét của bạn. Chứng tỏ Phùng Cung là một người lao động văn chương bền bỉ, trong hoàn cảnh khổ cực nhất ông vẫn viết và viết hay. Tiếc là những sáng tác đó chỉ được in ở hải ngoại, không được in trong nước!
Trong tôi, Phùng Cung luôn là một nhà thơ dân tộc tầm cỡ, một nhà văn có bản lĩnh sáng tạo và nhân văn cao cả và đặc sắc. Nhưng ông cũng là một người viết văn luôn ám ảnh bỡi nỗi sợ hãi thời đại…
Tôi rất vinh hạnh được gặp Phùng Cung một số lần nữa ở nhà Phùng Quán. Ông vẫn từ tốn, đĩnh đạc, như cuộc đời chưa từng bị phong ba bão táp gì. Bao giờ ông cũng lặng lẽ, cười tủm tỉm với ánh mắt chứa chan đồng cảm. Ông cũng mang họ Phùng, nhưng không có huyết thống gần với Phùng Quán. Phùng Cung quê ở Sơn Tây còn Phùng Quán quê ở Huế. Trong “đám” tài tử Nhân văn thời ấy, cho đến khi “nằm dài dưới đáy huyệt”, hai người Phùng Cung - Phùng Quán luôn thủy chung son sắt. Phùng Quán ngưỡng mộ Phùng Cung vì đó là một người người luôn sống và viết thực lòng mình, đó là một ngườì anh cả về tuổi tác cũng như tài năng văn chương chữ nghĩa. Phùng Quán đã làm hết sức mình để tập thơ Xem đêm của Phùng Cung ra mắt độc giả với sự nhiệt tình đóng góp tiền trong sổ tiết kiệm hưu của ông Nguyễn Hữu Đang. Còn Phùng Cung thì luôn yêu thương, tin cậy đối với Phùng Quán. Coi Phùng Quán như một người em can trường, chí cốt. Nên khi Phùng Quán mất, Phùng Cung là người được bạn bè và gia đình Phùng Quán chọn mời làm trưởng Ban tang lễ. Ông đã đọc bài điếu văn “Sống là thể phách, còn là tinh anh” cực kỳ cảm động và súc tích. Bài điếu văn ấy cũng là một áng văn chương tình nghĩa và đẹp thâm hậu mà tôi đã đưa lên trang đầu trong tập sách Nhớ Phùng Quán (NXB Trẻ 2002).
Năm 2004, tôi được một bạn văn ở nước ngoài điện thoại cho biết, anh vừa được đọc cuốn sách rất giá trị in bằng tiếng Việt. Đó là cuốn Phùng Cung - Truyện và thơ in rất dày dặn (NXB Văn nghệ, Mỹ, 2003). Mới hay Phùng Cung không chỉ có “Con ngựa già của Chúa Trịnh”, Xem đêm, Phùng Cung còn có rất nhiều thơ và truyện ngắn viết từ trước khi bị bắt và viết trong suốt 12 năm ở tù như “Mộ phách”, “Chiếc mũ lông”, “Dạ ký”, “Kép nghề”, “Quản thổi” v.v. Anh bạn tôi bảo trong tập sách này có một số truyện hay hơn “Con ngựa già của Chúa Trịnh”. Tôi chưa được đọc, nhưng tin vào nhận xét của bạn. Chứng tỏ Phùng Cung là một người lao động văn chương bền bỉ, trong hoàn cảnh khổ cực nhất ông vẫn viết và viết hay. Tiếc là những sáng tác đó chỉ được in ở hải ngoại, không được in trong nước!
Trong tôi, Phùng Cung luôn là một nhà thơ dân tộc tầm cỡ, một nhà văn có bản lĩnh sáng tạo và nhân văn cao cả và đặc sắc. Nhưng ông cũng là một người viết văn luôn ám ảnh bỡi nỗi sợ hãi thời đại…
đủng đỉnh
áo thao guốc mộc
ngó đêm
hương cau hồn nước
gió quê
len lén
vén rèm
cú khuya chợt rúc
thắc thỏm
trăng già tái mặt
phòng văn
vội khép
thở dài
xâm xấp mồ hôi trán
Ồ, ngựa Chúa
hồn ma
(“Một chút Phùng Cung” – Ngô Minh)
áo thao guốc mộc
ngó đêm
hương cau hồn nước
gió quê
len lén
vén rèm
cú khuya chợt rúc
thắc thỏm
trăng già tái mặt
phòng văn
vội khép
thở dài
xâm xấp mồ hôi trán
Ồ, ngựa Chúa
hồn ma
(“Một chút Phùng Cung” – Ngô Minh)
Tiếc là văn chương của ông đã không được đến nhiều với độc giả bởi do quá nhiều
đa đoan ngáng trở. Tôi cứ mong ước lúc nào đó xuất bản một tuyển tập văn thơ
Phùng Cung chắc thú vị lắm... Nhưng đến bao giờ? Trong tập thơ Xem đêm có
một bài thơ mà nhà thơ nhắn gửi với những người làm thơ hôm nay. Đó là bài “Tội
nghiệp”.
Để kết thúc bài viết, mời bạn đọc cùng tôi đọc lại bài thơ đó:
Để kết thúc bài viết, mời bạn đọc cùng tôi đọc lại bài thơ đó:
Tội nghiệp nhà thơ
Hợm mình
Lầm lạc
Biết không biết sống
Nên không biết chết
Nửa thế kỷ
Bị lưu đày
Trong cõi tung hô…
Hợm mình
Lầm lạc
Biết không biết sống
Nên không biết chết
Nửa thế kỷ
Bị lưu đày
Trong cõi tung hô…
Tôi biết ông đang nói điều gì!.
Huế, 3/2008
Ngô Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét