“Ký túc xá chiều mưa”
Mưa rơi, từ bao giờ đã trở thành một cảnh tượng để lại những
cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn của con người. Mưa gợi cảm giác buồn man mác, một
nỗi nhớ xa xăm. Nhưng cũng chính mưa đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những
bài thơ, áng văn và những ca khúc được khai sinh và bất tử trong lòng công
chúng.
Có rất nhiều ca khúc viết về mưa. Nhưng đối với tôi, sinh
viên sống xa nhà, thì mỗi lần lắng nghe lời bài hát “Ký túc xá chiều mưa” do ca
sĩ Lâm Hùng trình bày thì lòng bỗng nôn nao khó tả.
Bài hát bắt đầu nhẹ nhàng bằng những cung bậc thiết tha mà
sâu lắng. Nó gợi trong lòng người nghe những nỗi niềm bâng khuâng, những nỗi nhớ
miên man:
“Ngoài hiên, mưa rơi dâng nỗi buồn chơi vơi, đàn ai buông lơi
Ký túc xá buồn tênh”
Những hạt mưa rơi lất phất ngoài hiên, vô tình hay cố ý đã
len lỏi vào tận trái tim của những người con xa quê tạo nên một điệp khúc nhớ
nhung da diết. “Mưa rơi dâng nỗi buồn chơi vơi”, phải chăng nỗi nhớ đã và đang
xuất hiện trong lòng, gặp những cơn mưa rơi thì nỗi nhớ thêm ngấm sâu vào trái
tim.
Bất chợt tiếng đàn ngân lên khiến cho nỗi nhớ tăng lên bội phần.
Tiếng đàn gần gũi, thân thuộc và là người bạn của sinh viên trong những ngày xa
quê. Sao lần này, tiếng đàn ngân lên hòa với tiếng mưa rơi tạo cảm giác buồn
nao lòng. “Ký túc xá buồn tênh” hay lòng người đang buồn tênh? Ở đây, cảnh với
tình dường như đã hòa làm một “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
Hạt mưa vô tình rơi khiến nỗi buồn tìm về! Hạt mưa rơi làm
nhòe cả mắt ai:
“Chiều nơi xa xăm đôi mắt buồn đăm đăm,
để nỗi nhớ, tìm về, tìm về,
để nỗi nhớ bâng khuâng,
bâng khuâng, tìm về”
để nỗi nhớ, tìm về, tìm về,
để nỗi nhớ bâng khuâng,
bâng khuâng, tìm về”
Ánh mắt ai buồn đăm đăm? Nỗi nhớ tìm về, tìm về với ai? Phải
chăng, tâm hồn tác giả đang đong đầy những nỗi nhớ khi sáng tác ca khúc này? Ca
từ cứ nhẹ nhàng đi vào tim tôi làm nỗi nhớ bạn bè, nhớ nhà trở nên da diết. Điệp
từ “nhớ”, “tìm về”, “bâng khuâng” như xoáy sâu vào tâm hồn tôi, khiến nỗi nhớ
dâng lên tột độ.
Nhạc sĩ đã phác hoạ nên bài hát với những ca từ mộc mạc, bình
dị mà làm xao xuyến lòng người. Cảnh mưa rơi lất phất, cảnh chiều đang chuyển
mình vào đêm cứ xoáy sâu vào lòng nỗi buồn vô tận. Lời bài hát như đưa ta về với
những nỗi nhớ dịu êm:
“Về đâu muôn phương, bao đứa bạn thân thương, mình tôi nơi
đây Ký túc xá, buồn tênh”
“Chiều nơi quê xa những cánh cò bay lả, để nỗi nhớ nhớ,
hơ… hơ…”
Lời bài hát làm tôi nhớ những đứa bạn thân ngày nào. Hồi còn học phổ thông, nhóm tôi gồm có 10 thành viên, mỗi người đều có một ước mơ, khát vọng, sau khi tốt nghiệp sẽ được học một nghề mình yêu thích nơi giảng đường Đại học. Thế mà… giờ chỉ mình tôi đơn độc giữa đường học vấn. “Ký túc xá buồn tênh” chỉ mình tôi đếm bước. Giờ các bạn nơi đâu? Cơn mưa chiều nay các bạn có hay? Phải chăng các bạn cũng giống như tôi đang nhớ về kỷ niệm êm đềm ngày xưa?
Lời bài hát làm tôi nhớ những đứa bạn thân ngày nào. Hồi còn học phổ thông, nhóm tôi gồm có 10 thành viên, mỗi người đều có một ước mơ, khát vọng, sau khi tốt nghiệp sẽ được học một nghề mình yêu thích nơi giảng đường Đại học. Thế mà… giờ chỉ mình tôi đơn độc giữa đường học vấn. “Ký túc xá buồn tênh” chỉ mình tôi đếm bước. Giờ các bạn nơi đâu? Cơn mưa chiều nay các bạn có hay? Phải chăng các bạn cũng giống như tôi đang nhớ về kỷ niệm êm đềm ngày xưa?
Tôi nhớ cả cánh đồng quê, nhớ dòng sông quê hương tôi tắm buổi
trưa hè oi ả, nhớ cánh cò bay lả bay la trên cánh đồng chiều. Tôi nhớ nồi canh
chua rau nhúc, nồi cá rô kho tiêu mẹ nấu tôi ăn. Nhớ dòng tay yêu thương của mẹ.
Nhớ giọt mồ hôi của cha rơi trên đồng ruộng giữa trưa hè…
“Mưa ơi mưa ơi xin mưa đừng rơi,
mưa ơi mưa ơi xin mưa đừng rơi,
để từng chiều không còn nỗi nhớ, hớ….hơ”.
mưa ơi mưa ơi xin mưa đừng rơi,
để từng chiều không còn nỗi nhớ, hớ….hơ”.
“Mưa ơi mưa ơi xin mưa đừng rơi,
mưa ơi mưa ơi xin mưa đừng rơi,
để từng chiều không còn nỗi nhớ, hớ….hơ”.
mưa ơi mưa ơi xin mưa đừng rơi,
để từng chiều không còn nỗi nhớ, hớ….hơ”.
Mưa ơi! Giọng hát trầm ấm mà ngân vang bất tận. Lời thì thầm
của Lâm Hùng? Hay là lời của trái tim tôi?
Câu hát “Mưa ơi mưa ơi xin mưa đừng rơi, mưa ơi mưa ơi xin
mưa đừng rơi, để từng chiều không còn nỗi nhớ, hớ…hơ” lặp lại hai lần làm cho nỗi
nhớ như hoà vào lòng người.
Giọt mưa vô tình gợi nhớ gợi thương. Không phải lần đầu tiên
một mình ngắm mưa nơi ký túc xá, sao lần này nghe nỗi nhớ da diết đến thế! Giọt
mưa rơi hay lệ ướt nhòa đôi má? Mưa ơi! Rơi mãi làm chi cho nỗi nhớ cồn cào,
réo rắt.
Điệp từ “mưa”, điệp từ “nhớ” được lặp đi lặp lại nhiều lần
trong bài hát cứ như những mũi kim đâm vào da thịt, như những con sóng ngầm
tràn vào tâm tưởng để nỗi nhớ dịu êm đi về!
Bằng những nốt nhạc, lời ca, tác giả đã để lại cho đời một ca
khúc bất hủ. Bài hát đã diễn tả đúng tâm trạng của tôi nói riêng, của những người
con xa xứ nói chung trong những đêm buồn. Cám ơn nhạc sĩ đã nói hộ lòng tôi!
“Ký túc xá chiều mưa” với những ca từ nhẹ nhàng mà gợi lòng người những nỗi nhớ,
nỗi buồn. Mưa vẫn rơi. Bài hát vẫn ngân, vẫn vút cao… cùng những nỗi nhớ, nỗi
nhớ…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét