Anh bạn tôi nói: “Tôi thường lên mạng đọc sách, cảm thấy dường
như người ta đã quên nhà văn Phùng Cung.” Đã lâu lắm, tôi không theo dõi văn học,
tưởng lòng mình không còn quan tâm đến văn, thơ nữa. Bây giờ nghe anh bạn nói,
thì gương mặt của anh Phùng Cung lại hiện ra trước mặt. Tôi hiểu, đây không phải
là chuyện văn chương, mà là chuyện con người. Anh Phùng Cung, trong buổi nói
chuyện với tôi, mấy tháng trước khi mất, là một con người cương nghị và đầy
lòng nhân hậu.
Hôm đó, anh chỉ cây cau trong vườn nhà mình và nói: “Anh thấy không, cây cau nhà tôi èo uột, không lớn nổi vì thiếu ánh sáng. Nhưng mỗi lần nhìn nó thì tôi nghĩ đến thân phận đất nước, và tôi càng thấy thương người dân mình hơn. Không giận ai được, chỉ có thương thôi.” Rồi một lúc sau, anh thở dài, nói tiếp: “Mà mình là người nghệ sĩ. Không thương yêu thì làm sao sáng tác. Với những người có lỗi với tôi, tôi đã bỏ qua hết rồi.”
Phải ngồi với anh, nghe anh kể chuyện tù đày, thì mới hiểu được phần nào hai chữ “bỏ qua” anh vừa dùng. Anh nói: “Tôi sợ tù đày vô cùng.” Anh nói đến đó rồi dừng lại, như để hồi tưởng những cực hình anh đã trải qua trong các trại giam, suốt thời gian mà sức sáng tác của một nhà văn đương hồi dồi dào nhất. Anh nói tiếp: “Cái sợ nhất là khi người ta chà đạp lên nhân phẩm của mình. Sợ lắm.” Anh xúc động, dừng lại. Rồi đột nhiên anh ngồi thẳng lên, quắc mắt nhìn về phía trước: “Nhưng cần phải nói lại những gì tôi đã nói năm xưa , tôi sẽ không đắn đo, ngần ngại gì cả!”
Năm xưa anh đã nói gì để rồi phải trả giá gần cả cuộc đời còn lại sống trong tù đày, quản thúc? Trước hết, anh đã viết truyện “Con ngựa già của chúa Trịnh”. Hôm ngồi bên nhau, anh kể cho tôi nghe lại câu chuyện trên. Giọng của anh vẫn còn hăng say như một người trẻ tuổi. Anh kết thúc câu chuyện: “... con ngựa già lấy hết sức tàn, ngốc đầu lên cao, có có hai chân trước, thẳng thẳng hai chân sau, chừng như cố để giữ lấy cái thế cao đầu phóng vĩ.” Rồi anh hơi mỉm cười. Tôi biết anh cười cái gì rồi. Ảnh cười người ta đã muốn uốn nắn con người anh, muốn cho anh sợ hãi và im lặng, nhưng rồi cuối cùng anh vẫn vậy. Giọng nói anh oang oang. Anh vẫn còn giữ trọn vẹn thái độ vô úy ngày xưa. Tôi hiểu, chính nụ cười này, tinh thần cương trực này của anh đã chọc tức những người có quyền, khiến cho họ quyết tâm làm cho anh phải khuất phục. Nhưng họ không thành công.
Tôi không muốn anh Phùng Cung bị rơi vào quên lãng. Anh là một nhà văn rất xứng đáng. Trong khi giữa thập niên 50, nhiều người ở miền Bắc Việt Nam hăng say nói và viết theo một hướng, thì có những người đã dám viết và nói thực những cảm nhận của lòng mình. Họ tập họp với nhau thành lập báo Nhân văn và các tờ Giai phẩm. Trong đó, nhà văn Phùng Cung là một cây bút hàng đầu. Bốn mươi năm sau, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã viết về anh như sau: “Trong tất cả các bài văn, bài thơ in trên tờ Nhân văn, trong các tập Giai phẩm mùa Xuân, mùa Thu, mùa Đông, tôi thấy “Con ngựa già của chúa Trịnh” là đặc sắc nhất, về nghệ thuật cũng như về nội dung. Nó vừa thâm trầm, vừa tinh tế đúng như con người anh.” [1]
Anh Phùng Cung viết truyện “Con ngựa già của chúa Trịnh” vào tháng 10 năm 1956. Câu chuyện kể một con thiên lý mã được chúa Trịnh yêu dấu đem vào cung. Rồi nó được đóng cương, gắn hàm, đeo hai cái lá đa bằng da che ngang hai bên mắt. Từ đó, con thiên lý mã được ăn ngon ngủ yên, nhưng không còn thấy được trời xanh, mây trắng bao la nữa. Nó chỉ được nhìn về một hướng và trở thành con ngựa kéo xe của chúa Trịnh. Anh viết: “Tất cả những cảnh vật trước mắt nó đều nhỏ lại, và thẳng tắp. Nó nhìn cánh đồng, cánh đồng cũng chỉ là một đường thẳng. Rồi cây cỏ, núi đồi cho đến bầu giời xanh cũng chỉ thu lại là một đường thẳng. Nó không ngờ hai chiếc lá đa che hai bên mắt chỉ cho nó nhìn được một chiều.” [2]
Nhà văn Phùng Cung không chấp nhận nhìn một chiều. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì anh là một nhà văn. Trong khi một người đang mải mê hô hào một khẩu hiệu thì nhà văn vẫn để cho trái tim mình rung động. Chỉ có trái tim mới chỉ rõ lối cho nhà văn đi tới trong đời sống và viết xuống thành văn chương. Tên của trái tim đó, nhà văn Phùng Cung khẳng định rõ ràng: tình thương. Anh nói: “Tôi không chống ai cả. Đất nước, con người Việt Nam càng đau khổ thì tôi càng thương. Tôi chỉ có cái tội nói thẳng.”
Đối với tôi, truyện hay nhất, tài tình nhất của nhà văn Phùng Cung được viết hai năm sau truyện “Con ngựa già của chúa Trịnh”, vào tháng 12 năm 1958. Đó là chuyện “Mộ phách”. Truyện “Mộ phách” dài gấp bốn lần truyện “Con ngựa già của chúa Trịnh”. Trong truyện này, anh kể về một người con trai, con của một cặp vợ chồng nghệ sĩ, cố thuyết phục cha mẹ bỏ hẳn việc đàn phách. Anh nói: “Bố mẹ bình tĩnh nghĩ xem, việc làm lạc hậu ấy, nó kìm hãm bước tiến của con. Có lẽ đâu gia đình của một quân nhân cách mạng lại như vậy. Bố mẹ vẫn tự cùm mình trong thành phần tiểu tư sản nông thôn. Con chậm kết nạp Đảng là vì vậy: là vì cây đàn!” [3]
Cuối cùng, vì thương con, người bố chấp nhận bỏ cây đàn đáy, nhưng không nỡ tự tay mình hủy hoại bảo vật đại diện cho nghề tổ vẫn thường được đặt trên bàn thờ. Người cha nói: “Thôi! Mày đập đi Thuyên ạ!” Nhưng khi nghe tiếng cây đàn bị đập nát trước cửa bếp thì: “Ngoài sân, ông Chản bưng tai như nghe sét đánh, liêu xiêu bước ra ngõ – Bà Chản thoái dạ, ‘Ối!’ lên một tiếng - Trống ngực rộn rã như xẩy chân từ trên cao xuống, mắt hoa lên, mọi vật trước mắt quay cuồng, bà Chản phải chống hai tay xuống đất để giữ được thế ‘cóc vái giời’. Bà cố định thần để nhận biết việc xảy ra đã xảy ra. Bà cúi mặt khóc rấm rứt. Nước mắt đứt, nối, kéo dài cả một quá khứ tiêu tan trong giây lát.” [4]
Mới ngồi với anh đó mà hơn một thập kỷ đã trôi qua. Trong tủ sách, tôi vẫn còn
giữ tập thơ Xem đêm do anh tặng. Với tôi, nhà văn Phùng Cung vẫn còn
đó. Anh là một văn tài lớn. Mà cái lớn nhất nơi anh là lòng can đảm và trái tim
thương yêu. Tôi vẫn nghĩ là chúng ta sẽ không bao giờ quên anh. Khi nghe anh bạn
tôi nói là bây giờ không còn nhiều người biết tới Phùng Cung nữa thì tôi thấy
đau lòng quá. Những dòng chữ này, xem như là nén hương tôi cung kính thắp trước
bàn thờ anh. Mong rằng những ai xem qua bài này, sẽ tìm đọc truyện “Mộ phách”. Ở
đó, người ta sẽ nhận ra một cây cau èo uột, luôn được anh thương yêu và chăm
sóc. Và mong mọi người sẽ tiếp tay anh chăm sóc cây cau của Phùng Cung.
Hôm đó, anh chỉ cây cau trong vườn nhà mình và nói: “Anh thấy không, cây cau nhà tôi èo uột, không lớn nổi vì thiếu ánh sáng. Nhưng mỗi lần nhìn nó thì tôi nghĩ đến thân phận đất nước, và tôi càng thấy thương người dân mình hơn. Không giận ai được, chỉ có thương thôi.” Rồi một lúc sau, anh thở dài, nói tiếp: “Mà mình là người nghệ sĩ. Không thương yêu thì làm sao sáng tác. Với những người có lỗi với tôi, tôi đã bỏ qua hết rồi.”
Phải ngồi với anh, nghe anh kể chuyện tù đày, thì mới hiểu được phần nào hai chữ “bỏ qua” anh vừa dùng. Anh nói: “Tôi sợ tù đày vô cùng.” Anh nói đến đó rồi dừng lại, như để hồi tưởng những cực hình anh đã trải qua trong các trại giam, suốt thời gian mà sức sáng tác của một nhà văn đương hồi dồi dào nhất. Anh nói tiếp: “Cái sợ nhất là khi người ta chà đạp lên nhân phẩm của mình. Sợ lắm.” Anh xúc động, dừng lại. Rồi đột nhiên anh ngồi thẳng lên, quắc mắt nhìn về phía trước: “Nhưng cần phải nói lại những gì tôi đã nói năm xưa , tôi sẽ không đắn đo, ngần ngại gì cả!”
Năm xưa anh đã nói gì để rồi phải trả giá gần cả cuộc đời còn lại sống trong tù đày, quản thúc? Trước hết, anh đã viết truyện “Con ngựa già của chúa Trịnh”. Hôm ngồi bên nhau, anh kể cho tôi nghe lại câu chuyện trên. Giọng của anh vẫn còn hăng say như một người trẻ tuổi. Anh kết thúc câu chuyện: “... con ngựa già lấy hết sức tàn, ngốc đầu lên cao, có có hai chân trước, thẳng thẳng hai chân sau, chừng như cố để giữ lấy cái thế cao đầu phóng vĩ.” Rồi anh hơi mỉm cười. Tôi biết anh cười cái gì rồi. Ảnh cười người ta đã muốn uốn nắn con người anh, muốn cho anh sợ hãi và im lặng, nhưng rồi cuối cùng anh vẫn vậy. Giọng nói anh oang oang. Anh vẫn còn giữ trọn vẹn thái độ vô úy ngày xưa. Tôi hiểu, chính nụ cười này, tinh thần cương trực này của anh đã chọc tức những người có quyền, khiến cho họ quyết tâm làm cho anh phải khuất phục. Nhưng họ không thành công.
Tôi không muốn anh Phùng Cung bị rơi vào quên lãng. Anh là một nhà văn rất xứng đáng. Trong khi giữa thập niên 50, nhiều người ở miền Bắc Việt Nam hăng say nói và viết theo một hướng, thì có những người đã dám viết và nói thực những cảm nhận của lòng mình. Họ tập họp với nhau thành lập báo Nhân văn và các tờ Giai phẩm. Trong đó, nhà văn Phùng Cung là một cây bút hàng đầu. Bốn mươi năm sau, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã viết về anh như sau: “Trong tất cả các bài văn, bài thơ in trên tờ Nhân văn, trong các tập Giai phẩm mùa Xuân, mùa Thu, mùa Đông, tôi thấy “Con ngựa già của chúa Trịnh” là đặc sắc nhất, về nghệ thuật cũng như về nội dung. Nó vừa thâm trầm, vừa tinh tế đúng như con người anh.” [1]
Anh Phùng Cung viết truyện “Con ngựa già của chúa Trịnh” vào tháng 10 năm 1956. Câu chuyện kể một con thiên lý mã được chúa Trịnh yêu dấu đem vào cung. Rồi nó được đóng cương, gắn hàm, đeo hai cái lá đa bằng da che ngang hai bên mắt. Từ đó, con thiên lý mã được ăn ngon ngủ yên, nhưng không còn thấy được trời xanh, mây trắng bao la nữa. Nó chỉ được nhìn về một hướng và trở thành con ngựa kéo xe của chúa Trịnh. Anh viết: “Tất cả những cảnh vật trước mắt nó đều nhỏ lại, và thẳng tắp. Nó nhìn cánh đồng, cánh đồng cũng chỉ là một đường thẳng. Rồi cây cỏ, núi đồi cho đến bầu giời xanh cũng chỉ thu lại là một đường thẳng. Nó không ngờ hai chiếc lá đa che hai bên mắt chỉ cho nó nhìn được một chiều.” [2]
Nhà văn Phùng Cung không chấp nhận nhìn một chiều. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì anh là một nhà văn. Trong khi một người đang mải mê hô hào một khẩu hiệu thì nhà văn vẫn để cho trái tim mình rung động. Chỉ có trái tim mới chỉ rõ lối cho nhà văn đi tới trong đời sống và viết xuống thành văn chương. Tên của trái tim đó, nhà văn Phùng Cung khẳng định rõ ràng: tình thương. Anh nói: “Tôi không chống ai cả. Đất nước, con người Việt Nam càng đau khổ thì tôi càng thương. Tôi chỉ có cái tội nói thẳng.”
Đối với tôi, truyện hay nhất, tài tình nhất của nhà văn Phùng Cung được viết hai năm sau truyện “Con ngựa già của chúa Trịnh”, vào tháng 12 năm 1958. Đó là chuyện “Mộ phách”. Truyện “Mộ phách” dài gấp bốn lần truyện “Con ngựa già của chúa Trịnh”. Trong truyện này, anh kể về một người con trai, con của một cặp vợ chồng nghệ sĩ, cố thuyết phục cha mẹ bỏ hẳn việc đàn phách. Anh nói: “Bố mẹ bình tĩnh nghĩ xem, việc làm lạc hậu ấy, nó kìm hãm bước tiến của con. Có lẽ đâu gia đình của một quân nhân cách mạng lại như vậy. Bố mẹ vẫn tự cùm mình trong thành phần tiểu tư sản nông thôn. Con chậm kết nạp Đảng là vì vậy: là vì cây đàn!” [3]
Cuối cùng, vì thương con, người bố chấp nhận bỏ cây đàn đáy, nhưng không nỡ tự tay mình hủy hoại bảo vật đại diện cho nghề tổ vẫn thường được đặt trên bàn thờ. Người cha nói: “Thôi! Mày đập đi Thuyên ạ!” Nhưng khi nghe tiếng cây đàn bị đập nát trước cửa bếp thì: “Ngoài sân, ông Chản bưng tai như nghe sét đánh, liêu xiêu bước ra ngõ – Bà Chản thoái dạ, ‘Ối!’ lên một tiếng - Trống ngực rộn rã như xẩy chân từ trên cao xuống, mắt hoa lên, mọi vật trước mắt quay cuồng, bà Chản phải chống hai tay xuống đất để giữ được thế ‘cóc vái giời’. Bà cố định thần để nhận biết việc xảy ra đã xảy ra. Bà cúi mặt khóc rấm rứt. Nước mắt đứt, nối, kéo dài cả một quá khứ tiêu tan trong giây lát.” [4]
[1] Trích Hỏa Lò, Nguyễn Chí Thiện – 2001.
[2] Trích Nhân văn số 4 tháng 10, 1956
[3] Trích Phùng Cung, truyện và thơ – Văn Nghệ, 2003
[4] Sách đã dẫn.
[2] Trích Nhân văn số 4 tháng 10, 1956
[3] Trích Phùng Cung, truyện và thơ – Văn Nghệ, 2003
[4] Sách đã dẫn.
9/9/2007
Lữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét