Nỗi buồn - Mộng và thực
trong thơ Phạm Dạ Thủy
trong thơ Phạm Dạ Thủy
Tôi đọc tạp chí Nha Trang số
tháng 7- 2003 của Hội Văn nghệ Khánh Hòa bắt gặp ba bài thơ của nữ tác giả Phạm
Dạ Thủy với lời giới thiệu của nhà văn Nguyễn Gia Nùng: “Thơ Phạm Dạ Thủy dường
như chủ yếu để nói lên nỗi niềm riêng cả phần thực lẫn phần mộng và hơi thiên về
nỗi buồn dẫu ở đây thường là những nỗi buồn nhẹ nhàng man mác…” tôi đâm ra
tò mò muốn đọc thơ Phạm Dạ Thủy. Tình cờ tôi có được số điện thoại nhà riêng của
chị ở Ninh Hòa và sau đó cũng tình cờ có được hai tập thơ của Phạm Dạ Thủy:
Bóng lá (NXB Văn học-2001) và Chiều biển lặng (NXB Hội Nhà văn-2002).
Đúng như nhận xét của anh
Nguyễn Gia Nùng thơ Phạm Dạ Thủy “hơi thiên về nỗi buồn” mà ở đây là nỗi
“buồn mộng” nhiều hơn “buồn thực” nói cách khác hiện thực trong thơ
Phạm Dạ Thủy đã được thăng hoa qua lăng kính của cõi mộng mơ nhiều cầu vồng và
khói sương mờ ảo. Được như vậy cũng là hay chứ sao nhất là khi nhà thơ tự ý thức
rằng: Trái tim đa đoan- trái tim thi sĩ/ Có lúc ngu ngơ lạc nhịp mệt
nhoài… Ngay ca khi: Bàn tay xưa đã hững hờ/ Con đường xưa đã phai mờ dấu
chân nhà thơ vẫn khăng khăng một mực: Gom buồn tôi viết thành thơ/ Tặng
người-một-thuở-dại-khờ-tôi-yêu! Lời thơ còn mang vẻ học trò âm hưởng thơ
hơi cũ nhưng tình thơ thì mãnh liệt và nồng nàn biết bao. Vậy thơ ấy cũng hay
chứ sao!. Rồi đây nữa:
Em đếm tuổi cây đời thao thiết lắm
Nghe già nua trên từng phiến lá buồn
Một khoảng lặng một mình em suy tưởng
Thương nốt sol trầm rơi giữa hoàng hôn!
(Muộn)
Thời gian trôi theo nỗi buồn thương kia là có thật nhưng cao vời mộng mơ và xa cách quá. Khi nhà thơ không thể hồn nhiên và mơ mộng nữa thì nỗi buồn cũng sẽ thật hơn. Những suy tưởng cũng gần gũi hơn và vì thế cũng xa xót hơn. Khi trở về với hiện trần trụi thơ Phạm Dạ Thủy cũng sẵn sàng lấm láp cũng nước mắt mồ hôi như bao người trong cõi nhân sinh. Đây là nỗi nhớ thương người mẹ thân yêu:
Hình dung mẹ một đời tần tảo
Liêu xiêu quang gánh trĩu vai gầy
Em đếm tuổi cây đời thao thiết lắm
Nghe già nua trên từng phiến lá buồn
Một khoảng lặng một mình em suy tưởng
Thương nốt sol trầm rơi giữa hoàng hôn!
(Muộn)
Thời gian trôi theo nỗi buồn thương kia là có thật nhưng cao vời mộng mơ và xa cách quá. Khi nhà thơ không thể hồn nhiên và mơ mộng nữa thì nỗi buồn cũng sẽ thật hơn. Những suy tưởng cũng gần gũi hơn và vì thế cũng xa xót hơn. Khi trở về với hiện trần trụi thơ Phạm Dạ Thủy cũng sẵn sàng lấm láp cũng nước mắt mồ hôi như bao người trong cõi nhân sinh. Đây là nỗi nhớ thương người mẹ thân yêu:
Hình dung mẹ một đời tần tảo
Liêu xiêu quang gánh trĩu vai gầy
Mẹ
nặng lòng nỗi lo cơm
áo
...Mẹ chưa có một ngày nhàn hạ
Cơm độn khoai nuốt nghẹn mẹ quen rồi
(Nhớ Mẹ)
Còn đây là nỗi nhớ quê quay quắt:
Cảnh xưa giờ vẫn vậy
Cái nghèo cứ đeo mang
...Mẹ chưa có một ngày nhàn hạ
Cơm độn khoai nuốt nghẹn mẹ quen rồi
(Nhớ Mẹ)
Còn đây là nỗi nhớ quê quay quắt:
Cảnh xưa giờ vẫn vậy
Cái nghèo cứ đeo mang
...Các em già trước tuổi
Dì cậu lưng sớm còng
(Quê ngoại)
Những khi cảm xúc thật chín Phạm Dạ Thủy viết thật dễ dàng và nhờ thế mà có những câu thơ thật ấn tượng: Nhớ quê mấy độ buồn em hát/ Lời trôi lênh đênh trên sông mưa…và đây nữa những câu thơ đầy nghĩ suy và chiêm cảm mà có lẽ chỉ những “thi sĩ hay đau tim” mới viết được:
Dì cậu lưng sớm còng
(Quê ngoại)
Những khi cảm xúc thật chín Phạm Dạ Thủy viết thật dễ dàng và nhờ thế mà có những câu thơ thật ấn tượng: Nhớ quê mấy độ buồn em hát/ Lời trôi lênh đênh trên sông mưa…và đây nữa những câu thơ đầy nghĩ suy và chiêm cảm mà có lẽ chỉ những “thi sĩ hay đau tim” mới viết được:
Ai cũng tay trắng vào đời rồi lại trắng tay về với đất. Hơn
thua chi tranh giành chi…đươc mất. Có nghĩa gì đâu tất cả phù vân!
Ai cũng một lần vĩnh viễn chia tay với trời mây sông. Bể. Khi
xa đời hành lý có gì đâu. Ngay cả giọt mồ hôi cũng chẳng được mang theo. Cả ước
mơ cả tình yêu cũng ngậm ngùi gửi lại…
Hãy thương nhau để ta còn mãi mãi. Một miền xanh bát ngát phủ xanh đời. (Mơ một miền xanh)
Đọc những dòng thơ trên chúng ta thấy Phạm Dạ Thủy tỏ ra khá vững vàng khi viết thơ văn xuôi. Dường như khi không còn bị vần điệu gò bó tư tưởng và cảm xúc của nhà thơ được sổ lồng và trở nên tung tẩy hơn chăng?
Tôi mang trong ngực trái tim đa cảm nên suốt đời thấy mình mắc nợ. Cọng rau xanh nào mẹ đã từng gạo trắng? Và cọng rau nào phơi giữa chợ chiều xưa?. Không biết tự khi nào tôi thèm ngắm trăng khuya- vầng trăng lạnh lẻ loi trong đêm hoang vắng để soi thấy mình nghìn lần hạnh phúc với những gì đang cầm nắm trong tay… Cầu mong nỗi đau buồn đời mẹ sẽ rót cho tôi thêm nghị lực tràn đầy. (Đoản khúc xanh)
Hãy thương nhau để ta còn mãi mãi. Một miền xanh bát ngát phủ xanh đời. (Mơ một miền xanh)
Đọc những dòng thơ trên chúng ta thấy Phạm Dạ Thủy tỏ ra khá vững vàng khi viết thơ văn xuôi. Dường như khi không còn bị vần điệu gò bó tư tưởng và cảm xúc của nhà thơ được sổ lồng và trở nên tung tẩy hơn chăng?
Tôi mang trong ngực trái tim đa cảm nên suốt đời thấy mình mắc nợ. Cọng rau xanh nào mẹ đã từng gạo trắng? Và cọng rau nào phơi giữa chợ chiều xưa?. Không biết tự khi nào tôi thèm ngắm trăng khuya- vầng trăng lạnh lẻ loi trong đêm hoang vắng để soi thấy mình nghìn lần hạnh phúc với những gì đang cầm nắm trong tay… Cầu mong nỗi đau buồn đời mẹ sẽ rót cho tôi thêm nghị lực tràn đầy. (Đoản khúc xanh)
Vâng chúng ta cũng mong cho nhà
thơ luôn có nghị lực tràn đầy để “hạnh phúc với những gì đang cầm nắm trong
tay” để tiếp tục cuộc hành trình trên con đường thơ còn dài dặc.
Hà Nội, 20/7/2003
hãng eva
tìm vé máy bay đi mỹ
hãng korean air
giá vé máy bay đi mỹ khứ hồi
giá vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich