"Bóng lá" là sự tiếp nối của "Biển xanh không
bình yên" và "Gửi người chiêm bao". Ở "Bóng lá" Phạm Dạ
Thủy vẫn trở lại những đề tài quen thuộc của chị. Ta gặp lại trong "Bóng
lá" hình ảnh người mẹ góa bụa tảo tần của chị ta gặp lại những hồi ức về
tuổi thơ trong sáng và hồn nhiên gặp lại những nỗi niềm rất riêng tư của chị về
tình yêu về cuộc đời. Vẫn là "trái tim đa đoan ấy" vẫn là tâm hồn nhạy
cảm ấy vẫn là những rung động nhẹ nhàng tinh tế ấy… Nhưng ở "Bóng lá"
phong cách thơ Phạm Dạ Thủy đã dần dần định hình và càng ngày càng rõ nét. Làm
thơ không khó ai cũng có thể làm được thơ. Hiện nay mỗi ngày có hàng trăm bài
thơ xuất hiện trên các mặt báo mỗi ngày có hàng chục tập thơ ra đời. Đến nỗi có
người đã lên tiếng báo động về tình trạng lạm phát thơ. Theo tôi có một phong
trào thơ đông đảo rộng rãi như vậy là điều đáng mừng. Nhưng điều đáng lo nhất
là sự "nhân bản" thơ. Hàng nghìn bài thơ cứ hao hao giống nhau từ giọng
điệu đến cách thể hiện. Thực ra thì đâu đó cũng nổi lên vài ba tên tuổi được
chú ý với cách thể hiện mới lạ nhưng cũng đang ở dạng thể nghiệm đáng trân trọng
chứ chưa thực sự chinh phục đông đảo bạn đọc. "Bóng lá" của Phạm
Dạ Thủy không phải là hiện tượng thơ khác lạ tân kỳ. Chị chọn cách nói bình dị
tự nhiên và đôi chỗ còn hơi dễ dãi.. Mặc dù vậy trong "Bóng lá" thấp
thoáng không ít những câu thơ tài hoa: "Gom buồn tôi viết thành thơ/ Tặng
người một thuở dại khờ tôi yêu" "Ai bỏ quên một ngày tháng tám/ Mà đất
trời hoa cỏ tương tư" "Gió đâu ùa đến xao bóng lá/ Xé trăng thu rách
nát bên thềm"…
Điều đáng mừng ở "Bóng lá" là Phạm Dạ Thủy đã tìm cho mình một giọng điệu riêng một cách nói riêng một cách cảm cách nghĩ riêng. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên nét riêng của chị là các cặp đối nghịch được chị sử dụng xuyên suốt tập thơ. Hầu như bài thơ nào của Phạm Dạ Thủy trong "Bóng lá" cũng có sự đối nghịch. Đối nghịch như là cặp phạm trù luôn hiện hữu trong tâm thức của chị. Thực ra Phạm Dạ Thủy không phải là người đầu tiên sử dụng cặp phạm trù này. Nguyễn Du đã từng sử dụng cách nói đối nghịch khi tả tiếng đàn nàng Kiều: "Trong như tiếng hạc bay qua/ Đục như nước suối mới sa nửa vời/ Tiếng khoan như gió thoảng ngoài/ Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa"… Ở đoạn thơ này có hai cặp đối nghịch: trong-đục khoan-mau Thơ hiện đại cũng không ít người sử dụng cặp phạm trù đối nghịch… Nhưng sử dụng một cách thường xuyên lặp đi lặp lại để thành một dấu ấn riêng thì tôi mới nhận thấy trong "Bóng lá" của Phạm Dạ Thủy. Các cặp phạm trù đối nghịch trong "Bóng lá" được sử dụng với rất nhiều trạng huống khác nhau. Khi yêu người ta hay tìm những nét giống nhau những nét đồng điệu giữa hai người có thể là cùng chung hoàn cảnh có thể là cùng chung tính cách sở thích… Tất nhiên Phạm Dạ Thủy cũng tìm nét chung giữa chị và người mà chị yêu mến:"Ta và người cùng chung nỗi khát/ Ta và người cùng nhau lầm lạc" (Ngỡ bình yên) "Bên người đầy. Bên ta vơi" (Không đề số 6) "Ngược nhau như mưa- nắng/ Ngược nhau như khóc- cười/ Ngược nhau như mơ-thực/Ngược nhau như buồn-vui" (Ngược). Già-non vơi-đầy mưa-nắng khóc-cười mơ-thực buồn-vui…luôn đứng cạnh nhau trong thơ Phạm Dạ Thủy.
Ngay cả những người chị yêu mến chị cũng thường so sánh sự đối nghịch giữa họ: "Người ấy bóng ma. Anh bóng lá/ Bóng nào thực- ảo giữa miền đêm?… "Thông thường thiên nhiên và lòng người luôn hòa hợp: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"(Nguyễn Du). Nhưng với Phạm Dạ Thủy hình như thiên nhiên và lòng người lại đối nghịch nhau: "Biển ồn ào cho người câm lặng/ Gió làm tóc rối để lòng yên" (Từ cổ tích) Ngay cả cảnh sắc thiên nhiên trong cùng thời khắc cũng có sự đối nghịch: "Cảm ơn ngày dẫu đã hoàng hôn/ Nắng chiều vẫn rắc vàng rực rỡ". Đôi khi là sự đối nghịch giữa chị và những người chung quanh: "Có nhiều khi ta khóc/ Giữa đời đầy tiếng ca"(Có nhiều khi) "Tiếng cười hồn nhiên và vị đắng ly cà phê muộn" (Thơ tặng Huế). Chính cái cảm thức đối nghịch đã giúp Phạm Dạ Thủy thể hiện được cái phức tạp của cuộc đời và cái phức tạp của chính tâm hồn chị. Cuộc đời đôi khi rất khó phân biệt đúng-sai, hay-dở, thật- giả, xấu-tốt… Nghe ai đó thổ lộ tình cảm Phạm Dạ Thủy cứ hoài nghi: "Thực hư giọng nói ngọt ngào/ Vỗ về ta giấc xanh xao bời bời" (Không đề số 6). Nhìn đôi mắt nâu của chú gấu bông chị băn khoăn: "Mắt nâu vui hay buồn?". Và hơn một lần chị tự hỏi với chính mình: "Sẽ vui hay buồn khi chia dĩ vãng?" "Vẫn chưa hiểu cuộc tình/ Là mơ hay là thực/ Là còn hay là mất/ Là buồn hay là vui?" "Đã dỗ lòng quên sao vẫn nhớ?"… "Bóng lá" là tập thơ đầy tâm trạng với bao nhiêu đối nghịch: vui-buồn thực-hư còn-mất nhớ-quên như vậy. Chỉ một đoạn thơ ngắn trong bài "Nỗi niềm" đã xuất hiện ba cặp đối nghịch: "Giấu giọt buồn trong mắt vui/ Vị ngọt đầu môi mà lòng đắng đót/ Dốc cạn chén tình mới biết mình dại dột/ Thì tìm khôn giữa chốn ba đào". Đó là ba cặp vui-buồn ngọt-đắng khôn-dại. Thơ Phạm Dạ Thủy vì thế khá chênh vênh. "Đâu ngờ thơ cũng chông chênh/ Nửa say nửa tỉnh lênh đênh giữa dòng" (Chiêm bao hoa). Cái duyên của thơ Phạm Dạ Thủy chính là cái thế "chông chênh" giữa những phạm trù đối nghịch ấy.
Điều đáng mừng ở "Bóng lá" là Phạm Dạ Thủy đã tìm cho mình một giọng điệu riêng một cách nói riêng một cách cảm cách nghĩ riêng. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên nét riêng của chị là các cặp đối nghịch được chị sử dụng xuyên suốt tập thơ. Hầu như bài thơ nào của Phạm Dạ Thủy trong "Bóng lá" cũng có sự đối nghịch. Đối nghịch như là cặp phạm trù luôn hiện hữu trong tâm thức của chị. Thực ra Phạm Dạ Thủy không phải là người đầu tiên sử dụng cặp phạm trù này. Nguyễn Du đã từng sử dụng cách nói đối nghịch khi tả tiếng đàn nàng Kiều: "Trong như tiếng hạc bay qua/ Đục như nước suối mới sa nửa vời/ Tiếng khoan như gió thoảng ngoài/ Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa"… Ở đoạn thơ này có hai cặp đối nghịch: trong-đục khoan-mau Thơ hiện đại cũng không ít người sử dụng cặp phạm trù đối nghịch… Nhưng sử dụng một cách thường xuyên lặp đi lặp lại để thành một dấu ấn riêng thì tôi mới nhận thấy trong "Bóng lá" của Phạm Dạ Thủy. Các cặp phạm trù đối nghịch trong "Bóng lá" được sử dụng với rất nhiều trạng huống khác nhau. Khi yêu người ta hay tìm những nét giống nhau những nét đồng điệu giữa hai người có thể là cùng chung hoàn cảnh có thể là cùng chung tính cách sở thích… Tất nhiên Phạm Dạ Thủy cũng tìm nét chung giữa chị và người mà chị yêu mến:"Ta và người cùng chung nỗi khát/ Ta và người cùng nhau lầm lạc" (Ngỡ bình yên) "Bên người đầy. Bên ta vơi" (Không đề số 6) "Ngược nhau như mưa- nắng/ Ngược nhau như khóc- cười/ Ngược nhau như mơ-thực/Ngược nhau như buồn-vui" (Ngược). Già-non vơi-đầy mưa-nắng khóc-cười mơ-thực buồn-vui…luôn đứng cạnh nhau trong thơ Phạm Dạ Thủy.
Ngay cả những người chị yêu mến chị cũng thường so sánh sự đối nghịch giữa họ: "Người ấy bóng ma. Anh bóng lá/ Bóng nào thực- ảo giữa miền đêm?… "Thông thường thiên nhiên và lòng người luôn hòa hợp: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"(Nguyễn Du). Nhưng với Phạm Dạ Thủy hình như thiên nhiên và lòng người lại đối nghịch nhau: "Biển ồn ào cho người câm lặng/ Gió làm tóc rối để lòng yên" (Từ cổ tích) Ngay cả cảnh sắc thiên nhiên trong cùng thời khắc cũng có sự đối nghịch: "Cảm ơn ngày dẫu đã hoàng hôn/ Nắng chiều vẫn rắc vàng rực rỡ". Đôi khi là sự đối nghịch giữa chị và những người chung quanh: "Có nhiều khi ta khóc/ Giữa đời đầy tiếng ca"(Có nhiều khi) "Tiếng cười hồn nhiên và vị đắng ly cà phê muộn" (Thơ tặng Huế). Chính cái cảm thức đối nghịch đã giúp Phạm Dạ Thủy thể hiện được cái phức tạp của cuộc đời và cái phức tạp của chính tâm hồn chị. Cuộc đời đôi khi rất khó phân biệt đúng-sai, hay-dở, thật- giả, xấu-tốt… Nghe ai đó thổ lộ tình cảm Phạm Dạ Thủy cứ hoài nghi: "Thực hư giọng nói ngọt ngào/ Vỗ về ta giấc xanh xao bời bời" (Không đề số 6). Nhìn đôi mắt nâu của chú gấu bông chị băn khoăn: "Mắt nâu vui hay buồn?". Và hơn một lần chị tự hỏi với chính mình: "Sẽ vui hay buồn khi chia dĩ vãng?" "Vẫn chưa hiểu cuộc tình/ Là mơ hay là thực/ Là còn hay là mất/ Là buồn hay là vui?" "Đã dỗ lòng quên sao vẫn nhớ?"… "Bóng lá" là tập thơ đầy tâm trạng với bao nhiêu đối nghịch: vui-buồn thực-hư còn-mất nhớ-quên như vậy. Chỉ một đoạn thơ ngắn trong bài "Nỗi niềm" đã xuất hiện ba cặp đối nghịch: "Giấu giọt buồn trong mắt vui/ Vị ngọt đầu môi mà lòng đắng đót/ Dốc cạn chén tình mới biết mình dại dột/ Thì tìm khôn giữa chốn ba đào". Đó là ba cặp vui-buồn ngọt-đắng khôn-dại. Thơ Phạm Dạ Thủy vì thế khá chênh vênh. "Đâu ngờ thơ cũng chông chênh/ Nửa say nửa tỉnh lênh đênh giữa dòng" (Chiêm bao hoa). Cái duyên của thơ Phạm Dạ Thủy chính là cái thế "chông chênh" giữa những phạm trù đối nghịch ấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét