Tam
giác mạch vẫy gọi
Tháng mười, tháng mười một về là khi cơn gió bắt đầu phủ thêm
chút hơi lạnh, choàng thêm chút run rẩy lên bờ vai mềm mong manh. Mùa reo ca
khi những đóa hoa tam giác mạch bung nở vào mùa.
Trỗi dậy cảm giác nhớ, đôi chân thèm đi, muốn được lang thang. Tam giác mạch vẫy gọi!
Hà Giang chào mời!
Vượt qua quãng đường dài xa ngái, Hà Giang hiện ra trước mắt ta, vẹn nguyên như thế, tinh khôi, ban sơ như thế. Vẫn là vẻ đẹp của lần chạm mắt đầu tiên, tình yêu khắc khoải thưở ban đầu.
Bạn bè lại xôn xao bước chân gọi nhau về vùng cao miền Bắc. Lòng lại nôn nao muốn được đi, muốn được thỏa thuê tung bay mái tóc cùng cơn gió và bụi đường. Những cung đường uốn lượn, dọc ngang như bàn cờ, như sợi chỉ, đường tơ, khúc khuỷu, gập ghềnh. Những cung đường tỏa đi như xòe lòng bàn tay bé xíu mà chằng chịt muôn mối, các đường chỉ tay dọc ngang như thách đố con người khám phá và trải nghiệm.
Hoa tam giác mạch nở nhiều ở các tỉnh miền núi như: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai. Song có thể nói quê hương, nơi chốn ghi dấu vẻ đẹp mê mẩn lòng người của tam giác mạch chính là mảnh đất Hà Giang. Tam giác mạch bung nở rộn ràng trên các địa danh: Xín Mần, Sủng Là, Lũng Cú, Hoàng Su Phì, Phó Bảng, Đồng Văn.
Hoa tam giác mạch có nhiều sắc màu: trắng, hồng, tím trắng, tím hồng. Ban đầu hoa chỉ mang sắc màu phơn phớt, nhàn nhạt dịu dàng, đơn sơ. Theo thời gian, uống cái nắng, cái gió, sương lạnh từ đêm vùng cao, hoa chuyển màu đậm dần sang hồng – tím – tím hồng. Ai từng đến Hà Giang một lần mà có thể không mê đắm, những ruộng bậc thang ngút ngàn tới trời, những nương lúa chín vàng nơi ngã ba Đông Dương, những núi đá tai mèo trập trùng, những con đèo oằn mình mong manh treo dải lụa thả vào tận giấc mơ bao phượt thủ và mê mẩn lòng người hơn cả phải kể đến tam giác mạch. Các cánh hoa chụm lại thành hình chóp nón, tạo nên mặt tam giác, nâng niu ở giữa một hạt mạch quý. Tam giác mạch được đồng bào vùng cao dùng để nấu cháo, làm bánh hay làm thức ăn cho gia súc. Nó chính là loại lương thực của người dân nơi đây. Có lẽ, ông trời đã bù lại cho sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi địa đầu tổ quốc bằng vẻ đẹp dịu dàng, mê đắm hiếm thấy và ít nơi nào có như hoa tam giác mạch.
Các phượt thủ từ Nam tới Bắc dù xa xôi vẫn thường “canh chừng” khoảng thời gian tháng 10 – tháng 11 khi mùa lúa chín vừa kết thúc cũng là lúc hoa tam giác mạch khoe sắc long lanh để tìm đường về với Hà Giang.
Vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của hoa giữa cao nguyên nắng gió, giữa nhấp nhô những tảng đá tai mèo càng thêm nổi bật. Bao gương mặt trẻ thơ hồn nhiên, bé xíu đã biết địu em, chân đã đi mỗi ngày vài cây số theo mẹ, gùi củi, gùi lá, gùi bắp càng toát lên nét đẹp hồn hậu, như nhiên giữa muôn vàn hoa.
Hà Giang, tam giác mạch, mỗi mùa cứ khiến bước chân xuyến xao muốn trở lại, như trở lại với tiếng gọi của tình yêu đầu tiên da diết. Hà Giang, mảnh đất đã đặt chân tới một lần, lần hai hay nhiều lần sau nữa vẫn mãi mãi vẹn nguyên khắc khoải mối tình đầu…
Trỗi dậy cảm giác nhớ, đôi chân thèm đi, muốn được lang thang. Tam giác mạch vẫy gọi!
Hà Giang chào mời!
Vượt qua quãng đường dài xa ngái, Hà Giang hiện ra trước mắt ta, vẹn nguyên như thế, tinh khôi, ban sơ như thế. Vẫn là vẻ đẹp của lần chạm mắt đầu tiên, tình yêu khắc khoải thưở ban đầu.
Bạn bè lại xôn xao bước chân gọi nhau về vùng cao miền Bắc. Lòng lại nôn nao muốn được đi, muốn được thỏa thuê tung bay mái tóc cùng cơn gió và bụi đường. Những cung đường uốn lượn, dọc ngang như bàn cờ, như sợi chỉ, đường tơ, khúc khuỷu, gập ghềnh. Những cung đường tỏa đi như xòe lòng bàn tay bé xíu mà chằng chịt muôn mối, các đường chỉ tay dọc ngang như thách đố con người khám phá và trải nghiệm.
Hoa tam giác mạch nở nhiều ở các tỉnh miền núi như: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai. Song có thể nói quê hương, nơi chốn ghi dấu vẻ đẹp mê mẩn lòng người của tam giác mạch chính là mảnh đất Hà Giang. Tam giác mạch bung nở rộn ràng trên các địa danh: Xín Mần, Sủng Là, Lũng Cú, Hoàng Su Phì, Phó Bảng, Đồng Văn.
Hoa tam giác mạch có nhiều sắc màu: trắng, hồng, tím trắng, tím hồng. Ban đầu hoa chỉ mang sắc màu phơn phớt, nhàn nhạt dịu dàng, đơn sơ. Theo thời gian, uống cái nắng, cái gió, sương lạnh từ đêm vùng cao, hoa chuyển màu đậm dần sang hồng – tím – tím hồng. Ai từng đến Hà Giang một lần mà có thể không mê đắm, những ruộng bậc thang ngút ngàn tới trời, những nương lúa chín vàng nơi ngã ba Đông Dương, những núi đá tai mèo trập trùng, những con đèo oằn mình mong manh treo dải lụa thả vào tận giấc mơ bao phượt thủ và mê mẩn lòng người hơn cả phải kể đến tam giác mạch. Các cánh hoa chụm lại thành hình chóp nón, tạo nên mặt tam giác, nâng niu ở giữa một hạt mạch quý. Tam giác mạch được đồng bào vùng cao dùng để nấu cháo, làm bánh hay làm thức ăn cho gia súc. Nó chính là loại lương thực của người dân nơi đây. Có lẽ, ông trời đã bù lại cho sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi địa đầu tổ quốc bằng vẻ đẹp dịu dàng, mê đắm hiếm thấy và ít nơi nào có như hoa tam giác mạch.
Các phượt thủ từ Nam tới Bắc dù xa xôi vẫn thường “canh chừng” khoảng thời gian tháng 10 – tháng 11 khi mùa lúa chín vừa kết thúc cũng là lúc hoa tam giác mạch khoe sắc long lanh để tìm đường về với Hà Giang.
Vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của hoa giữa cao nguyên nắng gió, giữa nhấp nhô những tảng đá tai mèo càng thêm nổi bật. Bao gương mặt trẻ thơ hồn nhiên, bé xíu đã biết địu em, chân đã đi mỗi ngày vài cây số theo mẹ, gùi củi, gùi lá, gùi bắp càng toát lên nét đẹp hồn hậu, như nhiên giữa muôn vàn hoa.
Hà Giang, tam giác mạch, mỗi mùa cứ khiến bước chân xuyến xao muốn trở lại, như trở lại với tiếng gọi của tình yêu đầu tiên da diết. Hà Giang, mảnh đất đã đặt chân tới một lần, lần hai hay nhiều lần sau nữa vẫn mãi mãi vẹn nguyên khắc khoải mối tình đầu…
Huệ Hương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét