Năm sắc diện - Năm định mệnh
Thư cho em
Thành phố đang vào mưa đấy em - trời xuống thấp vô cùng. Tưởng
chừng cả một khoảng không gian chất chừa đầy nước mắt sa vào tầm tay. Như ngày
nào, anh những tưởng đã cầm nắm được tình em - Nhưng trời vẫn mưa và tình người
vẫn xa - xa quá em ạ!Anh còn biết nói gì khi ngày mai em sẽ theo chân “những cô áo đỏ sang nhà khác”
- Liệu chúng mình còn gì để cho nhau, còn gì để gửi nhau?Anh còn nhớ trong một lá thư nào đó, viết cho em, anh có ý nghĩ “chúng mình là
những vật hy sinh bị đặt bên miệng hố sâu của thành kiến nệ cổ, là nạn nhân của
một thứ quan niệm thiên lệch, bất công sai lầm về danh vọng, về nghề nghiệp, về
huyết thống - Giữa lý trí muốn vươn thoát và tình cảm trì níu, em đã ru anh và
trạng huống thúc thủ cùng những khao khát ngày càng trở thành hư ảo, những đam
mê đắm đuối bị dồn nén cực độ.Ngoi ngóp trong màng lưới ải dầy đó, anh không còn là anh nữa! Anh biến thái dần
theo em, theo những gì là của em và chỉ em mới có - Anh không bắt kịp hiện tại
vì anh sống bằng dĩ vãng, bằng kỷ niệm chênh vênh, bằng hy vọng héo tàn. Anh muốn
nói với em rất nhiều rất nhiều - nhưng đau đớn thay anh lại không nói được dù
chỉ một lời - Cái mù mịt từ quá khứ kéo dài ở hiện tại và anh tin rằng nó sẽ
trùm kín tương lai - trùm kín cuộc đời anh!Hỡi người con gái mang ẩn từ cánh buồm đen - nổi trôi hồn tôi những ngày khô cạn.
Thành phố đang vào mưa đấy em - trời xuống thấp vô cùng - tưởng chừng như tay
mình có thể hái được những trái sầu đang chín rụng.Anh thèm viết thư cho em - thèm điên cuồng như thèm một hơi thuốc lá - một ngụm
cà phê những đêm thức nghe mưa rơi sâu trong con hẻm tối - Anh thèm viết thư
cho em - như ngày xưa, thật dài, thật dài đến đỗi phải dán thêm tem cho tương xứng
với trọng lượng hay phải chia hai phong bì mới đủ - Anh muốn nói với em – với
em – thật nhỏ, thật nhỏ chỉ riêng em nghe mà thôi - anh muốn nhìn em - nhìn em
thật lâu như ngày xưa - Ôi ngày xưa nào cũng đẹp - ngày xưa nào cũng gấm
hoa nhung bướm - ngày xưa nào cũng có người con gái nhìn xuống những ngón
tay đang run run - tránh ánh mắt nồng nàn xoắn vít của một người con trai… một
người con trai…Em còn nhớ chứ? Em còn nhớ không hỡi con chim bé bỏng muôn đời sầu não của anh.Thành phố đang vào mưa - trời xuống thấp vô vùng - Ở đây - sau mùa mưa là mùa nắng
ấm phải không em nhỉ? Ngoài Bắc anh, là mùa thu đấy em ạ! Mùa thu là mùa bắt đầu
của những đoàn xe nhấn còi từng hồi - đưa người con gái về bến hạnh phúc - Bến
hạnh phúc… anh biết rằng trước sau gì anh cũng mất em. Phải rồi! Chỉ với một
tình yêu, chỉ với một lòng thành khẩn thiết tha (dù cao độ) làm sao anh giữ nổi
em! Làm sao anh giữ được em! Anh biết rõ lắm chứ - anh biết ngày mất em đã gần
kề - đã sát cạnh. Ngày ấy là ngày anh không còn chút quyền hạn nào - dù là quyền
bé mọn như viết thư cho em - Anh mất hết, anh mất hết rồi em - em còn gì và anh
có còn gì đâu - em.Thành phố đang vào mưa đấy em - trời xuống thấp vô cùng - làm sao bây giờ - làm
sao bây giờ? Trong những ngày chót trước đi em đi một lần nhưng vĩnh viễn!Anh nhớ ngày xưa - đã có lần em thắc mắc muốn biết cuộc sống thực của những người
làm văn nghệ - những người em thường đọc thơ - chép thơ họ - Những người
em chuư hề biết mặt dù đã nhớ tên nằm lòng.Ở đây, một trong những quà mọn gọi là chút “của làm tin” trước ngày em giết anh
trong em. Những gì anh biết, những gì anh hiểu, anh viết ra đây, gởi tới
em không ngoài hy vọng em sẽ hiểu được phần nào cuộc sống thực của những người
cầm bút…Ở đây, em sẽ bắt gặp một sự không đều giòng giữa những khuôn dáng này và diện mạo
khác - Nhưng anh biết làm sao hơn khi cái gọi là đủ, hay thiếu - dài hay
ngắn - tùy thuộc nơi tài liệu anh thu thập được - cũng như, có điều mình có thể
nói lên, và có điều mình không được phép nói ra - nhiều khi không vì áp lực nào
nhưng tự mình không cho phép làm như vậy. Em hãy hiểu cho anh - điều quan trọng,
nơi đây anh vẫn là cố gắng sao tránh khỏi phụ lòng người mình vốn sẵn mến mộ -
đúng như dự tính thì tập sách này còn có sự hiện diện của hai khuôn dáng nữa -
như anh đã nói với em hôm nào - Nhưng anh không còn đủ tâm trí, nghị lực làm việc!
Động cơ thúc đẩy anh viết chính từ nơi em - bởi em, do em tất cả - nay em báo
tin: “chúng mình sắp xa nhau mãi mãi”. "Trời ơi! Làm sao bây giờ? Làm sao
bây giờ?” Hẳn em còn nhớ tiếng kêu thất thanh đó - hẳn em còn nhớ hơi thở anh
lúc đó…Còn gì nữa không em? Tất cả đã sụp đổ, vỡ nát quanh anh - còn gì - còn gì? Ơi
em.Thành phố đang vào mưa đấy em - trời xuống thấp vô cùng - Anh nhìn chồng bản thảo
- cầm lên - bỏ xuống - Làm sao bây giờ - còn biết làm sao nữa!Khi cuộc sống của anh ngày một thêm bất trắc - khi cuộc sống anh ngày một thêm
khó khăn chật vật. Khi đêm đêm anh tìm về ngõ nhà tối tăm bùn lầy và bùn lầy nước
đọng hơn - khi em xa dần, xa dần, xa quá…Anh không thể viết thêm gì được nữa! Trong lúc này - trong lúc này - ngày đã rời
xa đêm tối đã gần kề! Như người đi tìm vàng nơi hoang đảo - đường đến kho tàng
còn xa đã nghe tin sét đánh ngang đầu - kẻ vô danh nào đó đã làm chủ! Thử hỏi
anh còn gì để thiết tha? Anh còn gì để bám víu - anh còn gì để trông vào, ngó tới?Chúng mình còn gì cho nhau - tất cả sức sống trong xương tủy, trong tim óc,
trong đáy cùng tâm hồn - em đã thu hết - em đã vo tròn và bay cao, bay cao - Ơi
người con gái tóc bồng áo trắng - ơi người con gái mắt tròn mở to một vùng dĩ
vãng!Anh ngồi đây nhìn mây về và chờ mây tan thành nước mắt - những giọt tình chưa kịp
chín đã rụng rơi.Thành phố đang vào mưa đấy em - trời xuống thấp vô cùng - anh thu vén công
trình đằng đẵng từ nghìn đêm mồ hôi tim óc - gửi vội tới em - gửi vội tới em -
tới người con gái sắp sang bờ hạnh phúc yên vui - họa may còn kịp - gọi là một
chút làm tin khỏi phụ lòng người để người thản nhiên phụ rẫy tình người - tuy
chỉ là một trong vô vàn khía cạnh của những tủi nhục - những đớn đau của nghiệp
làm tằm - Của những người sinh ra, lớn lên để nhận lãnh sứ mạng làm đẹp cuộc đời
bằng chính những đau khổ, những bi thiết mà đời đã trao cho họ.Tất cả cố gắng của anh chỉ mong sao em hiểu được phần nào sự thật phũ phàng của
cuộc đời những người cầm bút làm thơ ở giữa quê hương mình ảm đạm. Anh mong em
đừng đặt thành vấn đề tại sao viết về người này mà không viết về người khác -
hay người kia mới đáng viết người nọ không xứng đáng - ở đây chủ quan anh quyết
định - Hơn nữa anh hy vọng rằng qua từng trang sách, từng giòng chữ, em sẽ tìm
gặp được một phần nào cuộc sống của anh. Từ đó em hãy cho anh một giây một phút
nào thừa thãi nhất của cuộc đời em hạnh phúc bên chồng, sung sướng bên con - hồi
tưởng, nhớ nhung về một người đã làm thơ vì em - một người mà mọi cố gắng, mọi
nỗ lực hoạt động trong suốt khoảng thời gian lay lắt - đều hướng vọng về em -
Vì em mà bước tới - mà đi vào vùng rỗng trống của tâm hồn em mênh mông quên
lãng…Thành phố đang vào mưa đấy em - trời xuống thấp vô cùng, tưởng chừng đưa tay
hái được những trái sầu chín rụng.Xin em cho anh qua mùa mưa này - qua mùa đông này - mùa đông này chắc rét mướt
tìm anh.Hỡi người con gái mang ẩn từ cánh buồm đen - cánh buồm đen nổi trôi đời anh những
ngày lầm lũi - những ngày héo khô…Hỡi em hỡi em và em.Sài Gòn mưa đầu tháng sáu một chín sáu nhămChương Nhất: Đinh HùngCảm nghĩ của tôi về Đinh Hùng trước khi được tiếp xúc với
ông, ở hai trạng thái thật dị biệt. Ngày còn cắp sách đến trường, cũng
như mọi cậu học trò mê thơ văn, tôi tìm gặp Đinh Hùng trong những bài thơ đăng
rải rác trong các báo, qua những cuốn sách loại phê bình văn học nghệ thuật như
“Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh, Hoài Chân… Tôi đã vẽ trong trí tưởng tượng
thơ ngây, non nớt, hình ảnh một chàng lãng tử ngơ ngác giữa giòng đời mà hành
trang chỉ là những Mộng ảo, những ước mơ dang dở, những trăng gió bướm hoa, những
thiên thai bồng đảo; mà võ khí tự vệ chỉ là một tấm lòng đắm đuối đê mê thiết
tha không tưởng về một thiên đường đã mất. Tôi nghĩ về ông bằng một khuôn dáng
lý tưởng đó, và đời sống của ông chắc như đời của trích tiên, ngày đêm mơ mộng tiêu
dao. Người ấy phải là người có khuôn mẫu thanh cao, dáng đi thật nhẹ nhàng
khoan thai, tâm hồn không bao giờ phải rộn phiền thế cuộc…Và khi lớn lên, tập tễnh làm văn nghệ, mỗi khi viết được một bài thơ, một đoạn
văn đắc ý, tôi sung sướng, rộn ràng gò lưng chép lại, nắn nó t từng chữ từng
nét (mặc dù càng nắn nót càng xấu) rồi gửi tới một tờ báo thích nhất. Lúc này,
tôi bắt đầu giao thiệp với vài người đồng sở thích văn nghệ như tôi. Họ kể cho
tôi nghe rất nhiều điều xấu xa về Đinh Hùng. Như một người tình quá thành
thật đắm say mà bị phụ rẫy một cách tàn nhẫn phũ phàng. Tôi bắt đầu có ý nghĩ
không tốt về ông. Hình ảnh đẹp về một thi sĩ Đinh Hùng như một con nai vàng ngơ
ngác của Lưu Trọng Lư trong mùa thu buồn thiếu phụ đã không còn. Nó nhường chỗ
cho vóc dáng một tên cai thầu văn nghệ, một trí thức lưu manh! Cũng từ đó, tôi
rất bực dọc mỗi khi đọc thơ ông, vì tôi nghĩ ông đã tự lừa dối ông, lừa dối
mọi người, khi hạ bút viết những bài thơ bàng bạc ý nghĩ kiêu sa, khinh mạn cuộc
đời. Những bài thơ chan chứa tình người phảng phất nét siêu hình đông phương
thuần túy, hay u hoài chua xót như những giọt lệ còn vướng đọng trên mi
người trinh nữ vừa vuột mất thiên đường trong giấc mộng.Tuy vậy, tôi chưa hề biết mặt ngang mũi dọc ông, cũng như chưa hề biết cuộc sống
thực của ông ra sao. Những cảm nghĩ phức biệt, những hình ảnh trừu tượng cứ dềnh
lên trong trí tôi mỗi khi nghĩ tới ông… Mỗi khi tiếng nói đầy giai điệu từ đài
phát thanh vang vọng đến tận đáy tâm hồn tôi, giây phút đó, tôi nghĩ không lẽ một
con người mang giọng nói đầy tình cảm, quyến rũ như thế lại có thể, xấu xa thủ
đoạn vậy sao? Không lẽ với cả một “Mê Hồn Ca” lại không mang một chút sắc diện
tâm hồn tác giả? Tôi băn khoăn tự hỏi phải chăng những người bạn văn nghệ của
tôi đã quá chủ quan, thiên lệch, bất công, hay ghen tức với tài hoa của một thi
sĩ khởi nghiệp thi ca từ tiền chiến và in đậm vóc dáng mình ở hậu chiến. Những
mâu thuẫn đó càng ngày càng xui khiến, thôi thúc tôi tìm đến ông để nhận diện
gương mặt linh hồn đích thực của ông, không son vẽ, không phấn hương giai thoại.Tôi có quen biết vài người thường giao thiệp với ông, nhưng vì tự ái, vì mặc cảm
mình chưa có “một cái gì” cho nên không bao giờ tôi thổ lộ điều ao ước đó với họ.
Hơn nữa, giữa tôi và ông cũng như giữa tôi và những vị hữu danh khác, tôi vẫn cảm
thấy có một sự cách biệt (mơ hồ thôi) nhưng rộng lớn, xa vời. Dù phục hay không
phục, với tôi, họ cũng là một thứ ghê gớm lắm (điều này không có gì đáng lấy
làm lạ, vì chính tôi dù không là cái gì mà đã có người bạn mới gặp lần đầu, thú
nhận rằng: hồi chưa biết mặt, tôi cứ tưởng ông ghê gớm, thần thánh lắm, hóa ra…
cũng như mọi người. Hay: tôi tưởng anh to lớn già dặn lắm, ai ngờ nhỏ bé thế
này). Vì thế, từ ngày này qua ngày khác hình ảnh ông luôn luôn biến thái trong
trí tưởng tôi, hoặc huy hoàng lộng lẫy, hoặc xấu xa, tệ hại hơn, tùy những giai
thoại tôi được nghe về ông. Mãi cho đến khi tôi in xong tác phẩm đầu tay nhờ
T.P đưa lại nhà ông để gửi biếu cuốn thơ, với ý muốn nhờ ông giới thiệu trên
ban Tao Đàn. Lần đó không gặp. Cách một tuần sau, tôi không còn nhớ rõ ngày
nào, nhưng khoảng đầu tháng Ba, tôi lại trở lại. Căn nhà ông ở là một trong ba
căn lầu liền nhau, có lối thang đi riêng, nằm ngay tại ngã ba TQK và NVT.
Sau khi gõ nhẹ cánh cửa khép kín, im lìm, tôi lắng tai nghe, không một tiếng động
vọng ra. Tôi hơi thất vọng. Nhưng đúng lúc đó cậu con trai đầu của ông ra mở cửa.
Chúng tôi bước vào. Cảm giác đầu tiên của tôi là cái cảm giác ngơ ngẩn, lạc
lõng trước khung cảnh lạnh lẽo, tối tăm của căn phòng ẩm mốc. Bốn bức tường nâu
đã ngả mầu đen xám. Tôi nghĩ ít nhất căn nhà này cũng có tới 10 năm chưa một lần
được tu bổ. Đối diện với cửa chính, trên tường cao là một trang thờ khá to, màu
đỏ xẩm, hình như đây là bàn thờ Phật, hai bên bàn thờ là những câu đối viết
trên giấy điều. Ngay dưới chân tường một đống sách được gói ghém cẩn thận và phủ
kín bởi miếng giấy dầu (sau này tôi được biết đó là mấy trăm cuốn thơ Đường Vào
Tình Sử!). Ngay bên tay phải là một tủ kính nhỏ, với loại tủ kính này tôi nghĩ
dùng để bày tách chén thì hợp lý hơn là để những cuốn sách đủ loại tây, tàu,
ta, truyện, thơ, biên khảo ngổn ngang… Trên mặt tủ kính, gia chủ bày một bát
hương, hai tấm ảnh, cụ bà, cụ ông, có lẽ là song thân của thi sĩ. Bát hương còn
trơ vài chân hương lạnh. Đối diện với cái tủ kính này là căn buồng nhỏ,
giống như một nhà bếp, với một chiếc bàn gỗ, trên bày bừa bãi ít bát chén ly
tách. Phía trái cửa chính để chiếc bàn tròn, kê sát góc nhà, một bên để một chiếc
ghế, bên kia ba chiếc, loại salon gỗ trơn. Một chiếc màn gió ngăn với phòng bên
cạnh. Nếu không nhìn kỹ ta có cảm tưởng tấm màn mầu vàng, kỳ thực nó thuộc loại
vải sọc.Sở dĩ tôi dài giòng như vậy, là để bạn có thể hình dung một cách rõ ràng “phòng
văn” của một thi sĩ đã hơn một lần tiếng tăm lừng lẫy trên văn giới. Thú thực,
tôi không thể ngờ căn nhà ông lại hoang vắng, tẻ nhạt, tiêu sơn đến thế. Cái
nghèo đã quá rõ. Làm sao che đậy được khi các đồ vật đều mang dấu vết tàn phai
của thời gian, của bụi bám thảm đạm.Cảnh trí này đã nói lên được một phần nào bản sắc tâm hồn ông, coi thường đời sống
vật chất, không điểm trang chưng diện, không có ý dấu diếm. Cái vô trật tự
không làm dáng, không giả tạo ngụy trang, thật thơ, thật đáng mến. Một thứ tình
cảm dịu nhẹ, hơi buồn nhưng không hẳn là buồn, hơi bùi ngùi nhưng không hẳn là
xót xa trải đầy tâm hồn tôi. Tôi không muốn nhìn lâu hơn những đồ vật trong căn
phòng này.Một lát, Đinh Hùng từ phòng bên đi ra, với dáng dấp vội vàng, hấp tấp,
chiếc quần ngủ mầu nâu nhầu nát, chiếc áo sơ mi dài tay trắng tinh, nút vàng
chưa kịp cài. Cánh tóc xỏa hai bên tai hệt như hai chiếc cánh của một con gà
sau cơn xáp chiến, thả rũ xuống xác xơ mệt mỏi; ông đưa cả hai tay vuốt lên mớ
tóc rồi bắt tay chúng tôi với nụ cười cởi mở, duyên dáng nở trọn trên môi. Sau
khi nghe T.P giới thiệu, ông nhìn tôi và nói:- À, à, hay quá, hôm nay mới được gặp đây. Ông đưa tay ra dấu mời chúng tôi ngồi
rồi vồn vã hỏi thăm về đời sống của T.P và tôi. Ông nói giọng nhanh, âm thanh
reo vui ròn rã. Ông kể lại vài bài thơ của tôi mà ông đã cho ngâm trong ban Tao
Đàn. Khi người con đem bình nước ra, ông trở vào phòng bên tìm cuốn Đường Vào
Tình Sử tặng cho T.P. Cuốn sách được đề tặng cho T.P từ năm 1961 nhưng chưa có
dịp gửi. Ông nói sẽ soạn một số sách tặng tôi sau.Sau cử chỉ, lời nói, nét mặt ông bộc lộ rõ cái chí tình, không kiểu cách, không
đỏm dáng, làm tôi quên bẵng bao nhiêu thành kiến không đẹp về ông.Tôi có cảm tưởng như gần gũi và quen biết ông thuở nào rồi. Cái ý tưởng cần phải
đề phòng, thận trọng không còn nữa. Điều ức đoán của tôi về ông hoàn toàn sai lạc.
Tôi cảm động và lúng túng không biết nên nói gì! Từ đó tất cả những câu chuyện
dĩ vãng được nhắc nhở lại. Nào là chuyện cách đây 10 năm T.P đến nhậu nhẹt tại
nhà ông, say quá phải ngủ lại, tới chuyện in tập thơ Đường Vào Tình Sử, tới thời
gian ông làm báo. Xen lẫn là những câu thăm hỏi về đời sống riêng của tôi cũng
như những câu tôi hỏi có tính cách tra vấn về một số điều tiếng mà ông đang phải
gánh chịu. Chính trong cuộc nói chuyện này, tôi được biết thêm nhiều sự thực
đau lòng, nhiều sự thực mà người ta không bao giờ tưởng tới, thế mà nó có, nó
là một sự thực hiển nhiên, những nhân vật tạo nên nó vẫn còn hiện diện đầy đủ tại
đây (tôi sẽ lần lượt trình bày những sự kiện này ở các trang sau). Ông cũng cho
tôi biết hồi ông làm báo NVTD, ông có làm một chương trình đặc biệt dành riêng
để giới thiệu thơ của Bùi Giáng, tôi và một người nữa, đại khái là những người
có tiếng thơ mang ít nhiều sắc thái cá biệt khó chìm lẫn. Chương trình này đã
được thâu nhưng xảy ra cuộc chỉnh lý hình như của Tướng K, lật tướng M. nên đài
Phát Thanh không cho phát ra. Buổi chiều qua lúc nào chúng tôi không hay, đèn
đường khu Tân Định đã bật sáng. Hai tiếng rưỡi đàm thoại trôi quá mau. Chúng
tôi từ biệt ông, sau cái xiết tay thân mật lời dặn dò ân cần nhớ lại chơi.Hình ảnh cuối cùng tôi ghi nhận được về ông trong buổi gặp đầu tiên này là hình
ảnh của một thi sĩ tên tuổi, với hai thứ tóc trên đầu và một thân xác héo khô,
nhỏ bé, mất hút trong chiếc cầu thang hẹp xoáy trôn ốc. Dọc đường về, T.P có
nói thêm với tôi về cái nhiệt tình của Đinh Hùng. Nhưng tôi biết trong chúng
tôi mỗi người đều ẩn chứa một cảm nghĩ riêng tư. Ở tôi là cái định mệnh khắt
khe, cay nghiệt, là làm thân tằm nhả tơ trong một nước có gần năm ngàn năm văn
hiến nhưng nghèo nàn chậm tiến; chỉ dư thừa chiến tranh điêu tàn, khốn khổ; chỉ
thừa máu xương nước mắt. Biết đến bao giờ? Chừng nào? Bóng tối xã hội mới thôi
bủa vây những con người tự nguyện hiến dâng đời mình cho văn chương nghệ thuật,
để ít nhất trong những tháng, năm chót của cuộc đời, họ còn được thấy ánh sáng
vinh quang và cũng là ân huệ mưa móc của quần chúng đương thời!!!.TIỂU SỬ ĐINH HÙNGSinh ngày 3-7-1920 tại làng Trung Phụng ngay ngoại ô thành Hà Nội. Ngôi làng
này nằm ngay sau lưng khu phố Khâm Thiên. Những ai đã từng ở Hà Nội, đều phải
công nhận Khâm Thiên là khu ăn chơi nổi tiếng nhất. Đây là nơi tập trung các
nàng ca kỹ tài sắc bốn phương.Gia đình ông thuộc giòng trưởng giả. Thân phụ ông sinh được sáu người con, hai
trai bốn gái. Ông là con út. Theo tập tục, cũng như theo tâm lý học, người ta
thấy hầu hết những đứa con út trong gia đình thường được nuông chìu (quan niệm
giàu con út, khó con út) và sớm phát triển các tình cảm, trí thông minh, trực
giác nhậy cảm hơn các anh chị. Vì ngoài sự được chăm chút, nâng niu của cha mẹ,
nó còn được tiếp nhận những tình cảm, những kinh nghiệm trên nhiều bình diện phức
tạp từ nơi anh chị.Đinh Hùng cũng rơi vào định lệ đó. Hơn nữa, ông còn được thừa hưởng giòng máu
hào hoa, nghệ sĩ của thân phụ. Thuở đó, thân phụ ông là một trong những khuôn mặt
thân quen, một khách chơi thường trực của Khâm Thiên. Không chỉ thế, thân phụ
ông còn đem cả cô đầu về nhà, tổ thức thù tạc với bạn hữu thâm đêm, suốt sáng.
Do đó tuổi thơ của ông được nuôi dưỡng trong bầu không khí ẩm ướt tiếng ca, câu
hò, tiếng sênh, tiếng phách. Trí óc non nớt của ông đã sớm in hằn thanh sắc của
những nàng Kiều xóm Khâm Thiên cùng cốt cách phong lưu tài tử của những tay tổ
ăn chơi. Cái cảnh trí mộng ảo quyến rũ mà thi sĩ Vũ Hoàng Chương (cũng là anh rể
ông) đã ghi lại trong bài “Nghe Hát”“Phách ngọt, đàn say nệm khói êmtiếng ca buồn nổi giữa chừng đêmcanh khuya đưa khách lời reo ngọcmơ gác tầm dương thoảng áo xiêmdù lạ nghìn thu xa tám cõisen vàng như động phía chân tiênnao nao khói biếc hài thương nữtrở gối hoa lê rụng trắng thềmSống trong khung cảnh đó, bản chất nghệ sĩ, nòi tình đã được phát triển rất sớm.Năm lên 6, 7 ông đã chúng tỏ có năng khiếu về hội họa. Một người anh rể của ông
là Đ/U, nhiếp ảnh gia Vũ An Đạm cho biết: khoảng thời gian này ông đã say mê hội
họa.Năm 13, 14 tuổi ông đã nghiện thuốc lào (một thứ kích thích cảm giác gấp trăm
ngàn lần thuốc lá, cái say của thuốc lào nó cũng ngất ngây mê mẩn gần như thuốc
phiện). Cũng tuổi này, ông mê một cô đào hát trẻ mới vào nghề thường được thân
phụ ông mời về nhà. Ta có thể coi đó là hành vi hết sức táo bạo, liều lĩnh giữa
một khung cảnh xã hội còn chịu ảnh hưởng sâu đậm đạo lý Khổng Mạnh, giữa xã hội
mà người ta sống trong sự đề phòng miệng tiếng búa rìu. Người ta hầu như sống
không phải cho mình mà sống cho cái khuôn mẫu ước lệ xã hội.Ngay khi bước chân vào trường Bưởi, ông đã cùng một vài người nữa, làm những tờ
bích báo. Hoạt động văn nghệ này đã gây nên một tiếng vang trong trường,
khiến ông phải bỏ học sau này.Năm đệ tứ, ông bắt đầu làm thơ nhưng còn dấu diếm không dám cho ai biết, vì hồi
đó, ông đã cảm thấy: thơ là một địa hạt của chữ nghĩa, kiến thức, kinh nghiệm.
Bây giờ ông vẫn còn giữ nguyên quan niệm đó và phủ nhận tất cả những trường hợp
người ta gọi là thần đồng thi ca. Như cách đây khá lâu, ở Pháp, người ta đã có
một thời xôn xao, bàn tán khi báo chí loan tin thần đồng thơ, cô bé Drouet 11
tuổi với những bài thơ nhỏ thật sâu sắc, trong sáng 1.Tới năm dọn thi tú tài phần nhất, ông mới bắt đầu để mọi người biết tư cách thi
sĩ của mình. Sau khi đỗ tú tài phần nhất, một lần nữa, ông bị ban giám đốc nhà
trường cảnh cáo, ý bảo nếu còn muốn theo học thì hãy thôi làm văn nghệ đi.
Ngoài ra, ông còn bị nhiếc móc về mái tóc bù rối rất nghệ sĩ nữa. Bị chạm tự
ái, ông làm đơn xin thôi học.Nhờ gia đình khá giả, ông tiếp tục sự học bằng cách tới thư viện. Nhưng cũng từ
đó trở về sau, không bao giờ ông thi thêm một khóa nào nữa.Khi rời bỏ học đường, ông chính thức hoạt động văn nghệ và bắt liên lạc với những
văn nghệ sĩ đương thời. Tác phẩm đầu tiên của ông được đăng trong giai phẩm
“Mùa gặt mới” của ông Lê Văn Văn, giám đốc nhà xuất bản Tân Việt ấn hành năm
1940. Tùy bút này sau được chọn đăng trong cuốn Việt Nam Văn Học Bình Giảng của
Phạm Văn Diêu (chúng tôi có trích dẫn trong phần sau)Vài số sau ông Phan giao hẳn trang thơ cho Đinh Hùng phụ trách. Thủa đó người
làm thơ không bao nhiêu nên chẳng có ai gửi thơ tới cả. Chỉ có thi sĩ Vũ Hoàng
Chương lúc đó đang in cuốn thơ “Say”, đưa tập bản vỗ cho ông đăng dần với lời
giới thiệu của Mạnh Phú Tư. Sau hai tháng cộng tác với HNTV, được 8 số. Ông
không làm với HNTV nữa.Cũng từ đó không còn chỗ đăng thơ, nhưng bù lại ông được quen biết với nhà văn
Thạch Lam.Nguyên hồi đó Thạch Lam cho xuất bản cuốn “Hà Nội 36 phố phường”, ông viết thư
cho Thạch Lam đại khái nói là một trong những người hâm mộ từ lâu, nay viết thư
xin góp ý kiến về bài “Thịt Chó”. Vì nhà Thạch Lam ở sâu trong xóm làng Trung
Phụng, mỗi khi xuống phố đều phải đi qua nhà Đinh Hùng. Một hôm Thạch Lam ghé
vào nhà ông, ông sửng sốt, kinh ngạc… những tưởng thư viết gửi Thạch Lam cũng
chỉ như trăm ngàn trường hợp khác. Ông nói: “Đây là một khích lệ lớn lao đối với
tôi.”Nhờ Thạch Lam giới thiệu, ông quen hết các nhà văn trong nhóm T.L.V.Đ như Nhất
Linh, Khái Hưng, Thế Lữ…Năm 1945, khi chiến tranh Việt Pháp lan tràn tới Hà Nội, theo lớp sóng tản cư,
ông chạy vào Hà Đông rồi Vân Đình. Thời gian này ông bị V.M trưng dụng bắt làm
việc cho Sở Thông Tin khu 2 (Liên khu 2).Ở đây, họ triệt để khai thác ông bằng cách đưa ông vẽ ảnh của những người đang
cộng tác với Pháp tại miền Nam như B.S Nguyễn Văn Thinh, Lê Khắc Hoạch để vẽ
truyền thần, rồi cho in vào truyền đơn, kèm theo ít câu vè sỉ nhục…Một trường hợp đau xót hơn cả là họ bắt ông vẽ lại chân dung nhà văn, lãnh tụ
cách mạng Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Họ cho in vào truyền đơn đem phân phát phổ
biến tất cả các khu, các vùng, với những lời chửi rủa hèn hạ.Làm việc cho thông tin khu 2 được chừng 3 năm, khi V.M ngày càng xiết chặt dần,
ép nghệ sĩ vào con dường phục vụ giai đoạn, phục vụ chính trị, ông cảm thấy
không thể kham nổi nữa, bèn cùng thi sĩ Vũ Hoàng Chương bỏ trốn về Thái Bình. Ở
Thái Bình cùng thi sĩ Vũ Hoàng Chương, ông mở một ngôi trường nhỏ trong một
làng tương đối còn yên ổn. Nhờ dân làng phần nhiều đều trọng chữ nghĩa nên ông
sống êm thấm được chừng 1 năm. Tới đầu năm 1950, quân viễn chinh Pháp cùng quân
đội Bảo Hoàng mở cuộc hành quân tảo thanh vùng này. Một số dân chúng không chạy
kịp liền bị lùa về vùng do quân Pháp kiểm soát. Trong số những người này có cả
thi sĩ Vũ Hoàng Chương và ông. Sau đó ông cùng họ Vũ tìm đường trở về Hà Nội.Với năm năm trường lưu lạc gian truân, Đinh Hùng đã sáng tác được hai tác phẩm
thơ: Tiếng Ca Bộ Lạc và văn: Tiếng Ca Đầu Súng (loại bút ký).Ở Hà Nội, ông lại tiếp tục hoạt động văn nghệ cùng một số anh em có mặt tại
thành như Ngọc Giao với giai phẩm Lửa Cựu, Hoa Sen, Kinh Đô Văn Nghệ (do chính
ông chủ trương) rồi cùng Kỳ Văn Nguyên, Thanh Nam trông nom tờ tuần báo Hồ
Gươm.Năm 1951, ông lập gia đình, Bút hiệu Thần Đăng, Hoài Điệp Thứ Lang cũng bắt đầu
xuất hiện.Năm 1954, thi sĩ Hồ Dzếnh, giám đốc nhà xuất bản “Tiếng Phương Đông” sau đổi lại
là Bình Minh cho in thi phẩm Mê Hồn Ca của Đinh Hùng. Nhưng bất hạnh cho ông
cũng như cho Hồ Dzếnh là hiệp định GENÈVE thình lình được ký kết giữa Việt Minh
và thực dân Pháp. Đinh Hùng đành phải lên máy bay với 200 cuốn thơ đầu tay cùng
vài bộ quần áo cũ.Rất may cho Đinh Hùng ở Sàigòn ngay lúc đầu, đã được một số anh em mời cộng tác
với tờ Tự Do cùng Như Phong, Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan… sau đó ông tiếp tục cộng
tác với các báo khác như: Ngôn Luận, Văn Nghệ Tiền Phong, Người Việt Tự Do, Tiểu
Thuyết Tuần San v.v… Ngoài ra ông còn dạy học, viết truyện, làm đài phát thanh,
đóng kịch…. Tóm lại là ông làm rất nhiều nghề. Năm 1961, ông được trao Giải Thưởng
Văn Chương Toàn Quốc với thi phẩm Đường Vào Tình Sử.Ông không bao giờ đặt thành vấn đề Cũ, Mới. Ông quan niệm tất
cả chỉ là hình thức diễn tả ý tình, điều quan trọng là có nói lên được điều
mình muốn nói hay không và người đọc có hiểu, hay cảm được không? Kỹ thuật cũng
không mấy quan trọng (?) - Cần nhất người làm thơ thể hiện được bản sắc thi sĩ
mà ông thường dùng câu “gương mặt linh hồn” không trộn lẫn, vay mượn và một điều
nữa phải luôn luôn tìm đường hướng mới cho thi ca (thế giới thi ca là thế giới
mênh mông vô cùng tận).Nói về tình trạng thi ca bây giờ, ông cho rằng nhờ phương tiện ấn loát cũng như
phổ biến dễ dàng hơn trước rất nhiều, nên thi ca đã bành trướng mạnh, nhanh
nhưng chỉ lan tràn về chiều rộng, về lượng mà thôi, phẩm, trái lại rất ít.Nói riêng về thơ xuất bản trong năm 1964 những thi phẩm gửi tới bắt thi ca phải
phục vụ giai đoạn. Cái mình khác và hơn Cộng Sản là ở chỗ mình còn tình, còn mộng,
mình không thể sống như con vật theo lối CS được, mình còn cái giá trị làm người,
còn giữ được thiên chức cao quý đó. Dù có cưỡng bức nghệ sĩ phải sáng tác theo
một đường lối nào đó như Việt Cộng đã áp dụng ở ngoài Bắc, thì rồi cũng có lúc
bản năng tự do vùng dậy, (trường hợp Nhân Văn Giai Phẩm là một điển hình).Ông kết nghĩa với nàng tiên nâu rất sớm, nhưng vẫn giữ được vẻ
hào hoa tao nhã của một văn nhân. Có nhiều người tỏ ý khắt khe với Đinh Hùng
trên khía cạnh này. Tôi nghĩ với một người như Đinh Hùng nếu không có chất kích
thích trên, chắc đâu chúng ta đã có một Mê Hồn Ca. Nói thế không có nghĩa là
tôi ca ngợi hay đề cao sự kiện trên. Tôi chỉ muốn nói nếu chúng ta đã chấp nhận
một Đinh Hùng thi sĩ thì chúng ta không nên hẹp hòi mà từ chối, lên án một Đinh
Hùng “đi mây về gió”.Cũng như phần đông những nghệ sĩ khác, ông chuyên môn làm việc về khuya, kể cả
đọc sách. Ông làm việc khi không còn trông thấy mặt người trong nhà.TÁC PHẨMNgoài Mê Hồn Ca (1954)Đường Vào Tình Sử (1961)Đinh Hùng còn một tác phẩm loại dã sử võ hiệp, KỲ NỮ GÒ ÔN KHÂU, do nhà xuất bản
Nguyễn Đình Vượng ấn hành, dưới bút hiệu Hoài Điệp Thứ Lang. Tác phẩm chưa xuất
bản có:Tiếng ca Bộ lạc (Thơ)Tiếng ca đầu súng (Ký sự)8 truyện dài loại dã sử tiểu thuyết.Dưới đây chúng tôi xin lục dẫn tùy bút Cảm Thu đăng trong
giai phẩm Mùa Gặt Mới xuất bản tại Hà Nội năm 1940 đồng thời đây cũng là sáng
tác đầu tiên của thi sĩ được đăng trên báo. Cảm Thu,Thu năm nay, tôi lại đi trên con đường vắng này nghe từng chiếc lá rơi trên bờ
cỏ…Nước trong như một cặp mắt tuyệt vời. Những cây liễu xanh đứng buồn như những
nàng Cung nữ thời xưa, và trong vườn nhà ai thấp thoáng, hoa phù dung nở trắng
như một linh hồn còn trẻ?Nắng ở đây vẫn là nắng vàng ngày xưa và linh hồn tôi vẫn là linh hồn tôi năm
trước. Tôi vẫn ngờ như không sự thay đổi, vì lại thấy mình đi trên con đường
này, thu năm nay, giữa lúc cây vàng rơi lá. Đường này hiu hắt, tôi đem
lòng về để gặp mùa thu thương nhớ cũ, và nay cũng thấy thu về để nước hồ xanh.
Chân ai đi xa vắng đằng kia, hay đó chỉ là gió thoảng mong manh? Và gió nào
vương vấn hồn tôi, hay cũng chỉ là dư thanh của một ngày xưa cũ? Chao ôi!
Buồn lại nhiều rồi, nhưng chỉ buồn như năm trước. Lòng tôi chẳng biết tìm ai mà
nhớ, hôm nay nhớ lại buồn qua mới thấy nắng kia nhiều dĩ vãng.Tôi nhớ một người lữ khách nào xưa, ra đi từ một mùa thu… Thế rồi cũng một mùa
thu trở lại những bước đầu tiên trên con đường bạn, mắt buồn như nước, mảng tìm
hồn mình hiu hắt trong hồn thu mới…Thu đã về đây, tôi làm lữ khách đi hết sông này, sông khác, cả núi, cả đèo và lại
cả rừng cả suối, bây giờ tôi cũng về đây để buồn thêm một ít, nhớ thêm một ít,
và yêu thêm rất nhiều.… Từ hôm rời chân ở bến sông vàng.Từ biệt con thuyền phiêu bạt, tôi đã hết nhớ dãy núi xanh phơn phớt đằng xa và
bâng khuâng trở lại con đường quê thân mật.Đi trên đất đó, giữa hai ruộng ngô thơm nghe ngào ngạt… Hương này có phải hương
xưa? Ôi! Những dây đậu vẫn còn non mà luống khoai lang đã xanh tươi rồi nhỉ? Đi
trên đất đỏ, bên những luống rau cải cúc và dẫm lên cỏ may vàng. Đây là những
con bướm cũ, những cánh hoa xưa. Và này đây tất cả Ngày xưa: từng cơn gió nhỏ,
từng sợi dây buồn…Thôi! Thôi! Tôi không còn trẻ thơ nữa để say sưa đuổi bắt bướm đồng, và chẳng
ngắm gió sầu mây, chỉ hoa lòng nở cũng nhiều bông trắng!Thương nhớ vì sao! Tôi sớm giã từ hồn niên thiếu, hôm nay đi giữa cánh đồng lại
thấy tuổi nhỏ của mình tản mạn trên từng cánh bướm, sắc hoa, và chân bước đi những
bước ngậm ngùi, bởi chưng lòng tưởng con đường tan tác cánh hương của đóa xuân
hồng thuở cũ.ĐINH HÙNG(Trích trong VNVHGB của Phạm Văn Diêu)Như “từng cơn gió nhỏ, từng sợi dây buồn”, qua đoạn văn này, Đinh Hùng cho ta
cái cảm tưởng bắt gặp hồn mình, một tâm hồn thơ trẻ, đang bay bổng cùng hồn thu
hiu hắt, cùng cánh bướm đồng nội, cùng hoa nắng dĩ vãng… Để thấy: “… buồn thêm
một ít, nhớ thêm một ít, và yêu thêm rất nhiều”. Nhưng sự thực linh hồn chúng
ta, nhất là một thứ “linh hồn còn trẻ” làm gì có hình thù, có màu sắc cho ta cầm
bắt hay nhìn ngắm được chân dung. Chính ở điểm đó Đinh Hùng đã thành công khi
ông cho ta cảm tưởng giáp mặt với linh hồn thơ trẻ mà thời gian đã tàn nhẫn
cướp mất, chỉ để lại cho chúng ta những ngậm ngùi, những dư âm thảng thốt,
những mùi hương đã tàn bay theo từng cánh bướm, từng sắc hoa bông phù dung một
sáng nào nở trắng…MÊ HỒN CA (1940-1954)Sự nghiệp thi ca của Đinh Hùng, cũng như mọi người, nghĩa là cũng bắt đầu với
vài bài thơ nho nhỏ, ý vay mượn, ảnh hình khuôn sáo. Mãi cho đến khi ông gặp
thi sĩ đàn anh Thế Lữ, dần dà ông tự tìm được cho mình một bản sắc, một lối
thoát cho tiếng thơ.Ta có thể coi Thế Lữ là người khuyến khích và nâng Đinh Hùng rất nhiều trong bước
khởi đầu. Chính ông cũng nói: “Hồi đó mỗi khi làm xong một bài thơ tôi thường
tìm TL đọc cho ông ta nghe. Nhưng lần nào cũng vậy, nghe xong TL lắc đầu bảo:
Chưa được, chưa được, cậu cần phải chịu khó, tìm kiếm hơn nữa. Tôi buồn quá, tự
ái nổi dậy, tôi nghĩ thế nào cũng phải làm cho được một bài thật hay, không lẽ
cứ để hắn (TL) chê hoài!” Sau một thời gian, khi yêu thầm một nàng cô đầu ở
Khâm Tiên, ông có làm một bài thơ lấy tên là “Kỳ Nữ”, đem cho Thế Lữ coi, xem
xong, lần này Thế Lữ im lặng một lát gật đầu nói: "Được lắm! Cậu nên làm
theo loại này”.Mê Hồn Ca từ đó bắt đầu hình thành.TỪ ĐƯỜNG VÀO TÌNH SỬ TỚI GIẢI THƯỞNG VĂN CHƯƠNG 1961Nếu tính từ năm ĐH in “Mê Hồn Ca” 1954 cho tới “Đường Vào Tình Sử” 1961 thì hai
thi phẩm đã cách nhau gần 7 năm trời, “Đường Vào Tình Sử” gồm 60 bài thơ “Truyện
Lòng” và “Tiếc Bướm”, in tại nhà in Kim Lai, mang tên nhà XB Nam Chi Tùng Thư,
gồm 2000 quyển trên giấy tốt. Với tác phẩm này, ông được lãnh giải thưởng Văn
Chương Toàn Quốc. Nhưng nói tới ĐH người ta thường nhắc tới MHC nhiều hơn, vì
MHC mới xứng đáng và tiêu biểu cho những gì là ĐH tức gương mặt đích thực tâm hồn
ông.Tác phẩm “Đường Vào Tình Sử” được in sau MHC tới 7 năm trời nhưng sự thực lại gồm
cả những bài đã được làm trước. Nhận xét đầu tiên của tôi khi đọc xong tập ĐVTS
là với tập này, Đinh Hùng không đều tay, không tạo cho mình một cõi riêng, một
vùng bao la mang tên Đinh Hùng, tập thơ này mang nhiều tánh cách đánh dấu giai
đoạn, ghi khắc kỷ niệm chứ không khoác một giòng tư tưởng. Tuy thế với ĐVTS người
đọc cũng bắt gặp cái nguồn mang mang, bàng bạc ảo huyền của tinh thần Đông
Phương thuần túy, tìm về nguồn, tìm về cõi mộng, về với vũ trụ miên trường, vì
kiếp sống phù du, cuộc đời vẩn đục, chỉ có linh hồn, chỉ có tình người, chỉ có
những giá trị mãnh liệt của tinh thần mới đáng cho chúng ta tôn thờ đeo đuổi.
Giữa một xã hội như xã hội VN ta, những giá trị tinh thần, càng mất giá, vật chất
càng là cái đích cho con người suy tôn, lao ném cả cuộc đời, cả thân khiếp mình
vào cuộc giành giựt, chém giết thô bỉ đó, Đinh Hùng vẫn cố giữ phong thái “thi
sĩ” của mình, ông còn tin tưởng và muốn tìm về nguồn suối ngọt ngào của tâm hồn,
của tình người, mang mang nỗi sầu xưa của đất nước, của dĩ vãng quê hương, vẫn
nuối tiếc cái mà ta có thể gọi là “thiên đường đã mất”. Giữa những tiếng thơ mặc
khoác nhiều hình ảnh, nhiều tư tưởng phá phách, nhiều nôn mửa, vay mượn, tối
tăm, tuyệt vọng trong cái thế giới hiện sinh, vay giựt giả tạo của đa số những
vị làm thơ hôm nay, ta trở về tìm gặp ĐH trong cái không khí ảo huyền mê mộng,
trong cái lớn thật thâm trầm, thật dịu nhẹ của một số thi bản rải rác suốt 110
trang thơ khổ lớn.Và dưới đây là những bài thơ trong Đường Vào Tình Sử, những bài nói lên phần
nào cái bản chất “Nòi tình, kiếp mộng” của thi sĩ, đồng thời là những bài được
nhiều người ưa thích.Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằngcó nàng thiếu nữ đẹp như trăngmắt xanh lả bóng dừa hoang dạithăm thẳm nhìn tôi không nói năngBài thơ hạnh ngộ đã trao tayôi mộng nào hơn giấc mộng nàymùi phấn em thơm mùa hạ cũnửa như hoài vọng nửa như sayEm đến như mây chẳng đợi kỳhương ngàn gió núi động hàng mitâm tư khép mở đôi tà áohò hẹn lâu rồi - Em nói điEm muốn đôi ta mộng chốn nàoước nguyền đã có gác trăng saotruyện tâm tình dưới hoa thiên lýcòn lối bâng khuâng ngõ trúc đàoEm chẳng tìm đâu cũng sẵn thơnắng trong hoa với gió bên hồdành riêng em đấy khi tình tựta sẽ đi về những cảnh xưaRồi buổi ưu sầu em với tôinhìn nhau cũng đủ lãng quên đờivai kề một mái thơ phong nguyệthạnh phúc xa xa mỉm miệng cườiDẠ HỘIĐèn quanh thủy tạ, hội đêm hèEm đến phương nào? Đây ngựa xeĐây nước hoa chìm giăng ẩn hiệnThơ phòng khánh tiết nhạc SchubertMời các cô em trang điểm vàomá hồng gợn chút mới thanh taothuyền thơ anh đợi nghiêng tình tứnghìn chiếc hôn bay thoảng phấn ĐàoKhiêu vũ đêm nay, Mộng trá hìnhTrong vườn quên lãng áo ai xanh?lòng ai hóa bướm phù tang nhỉta chọn nhầm hoa lẫn ái tìnhTha thiết trời tây gái đẹp vềphương này ta hẹn với Tây Thithẹn đâu trinh bạch bàn tay phấntuyết nguyệt dài chăng, phải đợi kỳTuổi hạ giăng tròn em vẫn silẳng lơ, ai nép mặt hoa quỳPhượng liên nàng ấy điên vì mộnglạc gió thần tiên kịch Shakespeare… CẶP MẮT NGÀY XƯA(Gửi hương hồn Thạch Lam)Ai biết lòng anh thương nhớ đâugần nhau không nói nói không sầucầm tay hỏi mộng buồn như tủithầm hiểu anh thôi, lặng cúi đầuTôi cảm thương vì hai chúng tatuổi đang xuân mà bóng sang giàđêm nào tôi mộng buồn riêng gốianh đã nằm yên dưới mộ hoaAnh lánh mùa xuân nép cửa sầuđêm nằm ghê gió lạnh canh thâu.gặp nhau nắm chặt tay lần cuốianh khép hàng mi,chẳng nguyện cầuTôi đến tìm anh, vuốt mắt hiềnđêm sầu chìm đáy mắt vô biênvọng thanh nghe rợn hồ cô tịchtôi hiểu lòng anh chưa toại nguyềnTôi lạc hồn Xuân giữa Cố Đôhỏi giăng, giăng mọc nước Tây Hồhỏi hoa, hoa vẫn thôn đào liễulòng hỏi riêng lòng: Đâu bạn xưaTrăng nước vô tình, gió đẩy đưađời tôi muôn vạn ngả tình cờchiêm bao phảng phất tôi thường gặpcặp mắt anh nhìn như trẻ thơ XIN HÃY YÊU TÔIXin hãy yêu tôi, những lòng thiếu nữ!tôi chép thơ ca tụng miệng hoa cườiôi những nàng như liễu mắt xa xôi!Yêu tôi nhé, tôi vẫn người mê đắm!xin hãy yêu tôi những lòng hoa thắmxuân đã hồng, thu biếc tôi làm thơcửa phòng tôi, giăng lưới nhện mong chờbuồn phơ phất mới trông chiều ngóng gió...Em có má hồng dạo lòng qua đóbởi vô hình không biết đấy mà thôitrời của tôi mà Thu cũng của tôiđể em tới em làm người khách lạmiệng kia xinh sao tình lơ đãng quátôi không yêu sao có má em hồng?tôi không buồn sao có mắt em trong?tôi không mộng sao có lòng em đẹp?nay đến trước in yêu hồn khép néptự trời xanh rơi xuống để gần emmột thờ hoa đính ước gởi thơ kèmsi tình thế mà sao hiu quạnh mãiyêu tôi với! Tôi làm thơ ân áiđể yêu người và cũng để người yêuđể các em qua từng bước diễm kiềutrong cảnh nước non tình tôi xếp đặt...Các em dịu dàng sao tàn nhẫn thếmà lòng tôi hoài vọng cứ đa tìnhHãy yêu tôi vì tôi biết em xinhTôi biết khóc để cho Tình cảm độnghãy yêu tôi vì tôi làm nên Mộnghãy yêu tôi vì tôi dệt nền trờiem đi trong trời mộng đó em ơitheo áo nhẹ bay cao hồn vũ trụxin hãy yêu tôi, những lòng thiếu nữmột hôm nay Tình ghé bến thu Hồngtôi khổ rồi em có yêu không?TIẾC BƯỚM HAY LINH HỒN HOÀI ĐIỆPĐộ em còn trèo cây khếvịn hái quả xanh bên tườngcó phải chúng mình còn bécho nên đời rất thơm hươngVắng vàng năm xưa đã tắtcô bé ngày xưa đã lớn rồihoa hồng vừa nở hé trên môivà một trời thu trong mắtNgày xưa bướm trắng mây vàngta sống trong vườn tiên giớibây giờ lạc xuống trần giantôi đi tìm bồng lai mớiEm là tiên nữ diễm kiềuvịn hái hoa trong vườn quýdò theo những bước thương yêucòn tôi đi làm thi sĩNgày mai giấc mộng tan vàngem cứ giữ lòng xuân đẹpnếu hoa ngày cũ phai hươngđã có linh hồn Hoài DiệpTAO ĐÀN và NHỮNG GIAI THOẠI QUANH NÓNói đến những hoạt động của thi sĩ Đinh Hùng mà không nói tới ban Tao Đàn, theo
tôi đó là một điều thiếu sót lớn. Những hoạt động văn nghệ của ông tại miền
Nam, nhất là mấy năm gần đây ngoài việc viết báo, dạy học, đóng kịch… Phạm vi
hoạt động hầu như thu hẹp lại và cũng chỉ có việc chủ trương ban Tao Đàn là
đáng kể mà thôi.Thứ nhất: nó là một hoạt động thuần túy văn nghệ.Thứ hai: nó liên tục gần mười năm nay.Thứ ba: từ đây người ta thấy có khá nhiều điều tiếng xì xầm.Cho nên những lần tiếp xúc với ông, cũng như với bạn bè, tôi thâu tóm lại ở đây
những nhận định chủ quan, dị biệt, cố ghi lại sự thực về thái độ người chủ
trương cũng như về bản chất của nó, để độc giả có một ý niệm tương đối chính
xác về một món ăn tinh thần mà quí vị ít nhiều đã tiếp nhận.Từ lâu, thính giả đài Sài Gòn mặc nhiên công nhận sự có mặt của ban Tao Đàn, tiếng
nói tổng hợp của nhiều khuynh hướng thi ca.Có thể nói, quần chúng thuộc mọi giai cấp, mọi thành phần đều đón nghe chương
trình này với tất cả tâm hồn say sưa thích thú.Người ta khó có thể dửng dưng với giọng ngâm thiết tha, ray rứt, nức nở, đau
xót hay nghẹn ngào như ru ngủ lòng người nghe của nam nữ nghệ sĩ tham diễn. Với
tiếng tiêu huyền hoặc kỳ diệu của Tô Lang và sau này Nguyễn Đình Nghĩa, tất cả
đã giao hòa quyện thành một cơn lốc tình cảm, hay một triều sóng bi hùng xoáy
buốt vào tâm hồn khách mộ điệu. Nó bốc cao, bay trải vào từng thớ thịt, thức dậy
nơi người nghe ít nhiều bùi ngùi hoài cảm, cái cảm giác đắm chìm trong một
không gian thanh thoát bay bổng, chới với.Sự thoải mái tinh thần này đã giúp ta quên lãng trong chốc lát những đau nhục,
những khốn khó của kiếp người, những âu lo phiền tủi vì miếng cơm manh áo… Ban
Tao Đàn được thành lập từ năm 1955, do Đinh Hùng đứng tên, cùng sự góp sức của
Thanh Nam, Thái Thủy, Tô Kiều Ngân. Buổi phát thanh ra mắt nhằm ngày Giỗ Tổ
Hùng Vương, có mặt của các giọng ngâm. Nam: Tô Kiều Ngân, Hoàng Thư; Nữ: Giáng
Hương, Mộng Hoàn, Bích Hiền. Phần nhạc phụ họa có các nhạc sĩ Ngọc Bích, Phạm
Đình Chương, Vĩnh Phan. Riêng Vĩnh Phan xử dụng đàn thập lục, đệm cho phần cổ
thi, tiếng sáo Tô Lang.Một hai năm sau, Tao Đàn đã giới thiệu với thính giả hâm mộ một số giọng ngâm mới
như HỒ Điệp, Bích Liễu, Lệ Liễu; sau nữa có Quách Đàm, Thái Hằng. Qua một thời
gian thử thách, những giọng ngâm không bản sắc, đã bị đào thải như … ngược lại
cũng có hai khuôn dáng nổi bật đó là Hồ Điệp và Quách Đàm.Gần đây, người ta lại thấy xuất hiện trên ban này vài giọng ngâm trẻ, nhưng
cũng đã dựng tạo được một vóc dáng khó chìm lẫn, khả dĩ có thể thay thế các bậc
cao niên trong tương lai. Tôi muốn nhắc tới Hoàng Oanh, Quang Minh.°Trở lại, khi ban thi ca vô tuyến này đang được trớn vươn mạnh
trên đường phục vụ quần chúng, thì một vài đổ vỡ đáng tiếc xảy ra.Số là nhà văn Tô Kiều Ngân, trung úy, không hiểu vì lý do nào, lặng lẽ, rút lui
cùng với Thanh Nam.Khi ông Lê Văn Duyên được cử giữ chức giám đốc nha vô tuyến, người ta thấy
Tô Kiều Ngân ngồi ghế chánh sự vụ sở chương trình. Đồng thời ban Tao Đàn đang từ
ba buổi mỗi tuần được rút dần xuống còn hai, rồi một. Song song với sự kiện này
trên đài, một ban thi văn khác được thành lập do Thanh Nam, Mai Thảo, đứng tên,
đó là ban Tin Thơ. Tuy thế, ông cho biết mỗi khi giới thiệu tên những người phụ
trách. Ông vẫn kể Tô Kiều Ngân, Thanh Nam, Thái Thủy, cho tới khi mấy người này
yêu cầu bỏ tên họ ra. Vậy, phải chăng đã có một sự ngộ nhận giữa nhà văn họ Tô
và thi sĩ họ Đinh. Cũng có thể trong vụ này còn nhiều uẩn khúc khác nữa! Nhưng
điều đó chỉ có hai ông biết với nhau mà thôi. Dầu sao, sự xuất hiện thêm ban
Tin Thơ, cũng đã gây cho người ngoại cuộc ít cảm nghĩ không đẹp.Sau hai tháng ngồi ghế chánh sự vụ, Tô Kiều Ngân lại trở về với nhiệm vụ cũ khi
giám đốc Duyên bị thay thế bởi ông Thái Văn Kiểm! Ban Tin Thơ do đó cũng bị
khai tử.Nhân cơ hội ngàn vàng này, Đinh Hùng đem vụ Tao Đàn ra trình bày với ông Kiểm,
và ông này bảo hãy làm đơn theo thủ tục, ông ta sẽ căn cứ vào đó, cho xếp lại
chương trình.Nhưng mọi việc chưa ngã ngũ thì ông Kiểm đã bị thay bởi ông Nguyễn Ngọc Linh. Một
lần nữa đường hướng hoạt động lại đổi khác. Vấn đề ban Tao Đàn coi như được cất
kỹ… Chính bởi sự thay đổi luôn luôn, cũng như đường lối phải tùy thuộc vào thời
thế, quốc sự, nên ý định ban đầu của ông là đặt các vấn đề đường hướng
thi ca không thực hiện được và ông còn cho biết thêm rằng ngay cả việc cho
trình bày những thi phẩm cũng gặp rất nhiều trở ngại, ông muốn nói tính cách
nghệ thuật văn chương không được chú trọng bằng tính cách thời thế!Cuối cùng, phạm vi chỉ còn thu hẹp trong khuôn khổ ngâm nga, nhận định đơn lẻ về
một vài thi phẩm, một vài nhà thơ v.v… Thỉnh thoảng ông cũng chọn ngâm dăm ba
bài thơ cổ hoặc tiền chiến do thính giả yêu cầu. Khi ban Tao Đàn có sáng kiến
giới thiệu những nhà thơ mới cùng tác phẩm của họ, ông đã bị rất nhiều tai tiếng.Những điều tiếng mà người ta đã gán cho Đinh Hùng, tôi nghĩ điều đó không hẳn
là không có căn cứ, mấu chốt. Bởi có những thi phẩm nhiều khi không có giá trị
nghệ thuật, nhưng ông vì nể bạn mà đưa lên…Đây là một điều rất khó khăn đối với một người nhiều tình cảm như Đinh Hùng.
Tuy nhiên tôi tin rằng ông sẽ vượt qua được vì ông đã từng nói với tôi: “Chỉ cần
một người hiểu cũng đủ bù đắp, lấp đầy những điều tiếng ghen ghét, tỵ hiềm của
trăm nghìn kẻ khác!”Sự trình bày những gì quanh ban Tao Đàn, không có nghĩa là tôi có ý che lấp hoặc
làm sút giảm, phủ nhận công lao của ông trong việc triển khai, thông đường
dọn lối cho quần chúng tìm đến, lại gần với thi ca, với nguồn dân tộc. Tôi
không quên nghĩ tới công lao của ông trong việc làm sống động sinh hoạt thi ca,
phổ biến rộng rãi tới lớp quần chúng thiếu phương tiện, thiếu hoàn cảnh thưởng
thức món ăn tinh thần thanh tao này.Giữa một kỷ nguyên cơ khí, chiến tranh điêu tàn giữa khi những giá trị
thiêng liêng ngày càng bị rẻ rúng mất giá, giữa khi mãnh lực kim tiền nhu cầu vật
chất càng ngày càng tiến tới gần địa vị độc tôn, sự có mặt của ban Tao Đàn
(cũng như một hai ban khác) trên đài phát thanh quả là cần thiết. Nó sẽ hữu ích
hơn nữa khi người chủ trương nó tức thi sĩ Đinh Hùng gạt bỏ được những phù phiếm,
hào nhoáng, những thiên tư còn đang vây bủa ít nhiều nơi ông. Tôi chắc, với một
tình cảm sẵn có từ Mê Hồn Ca, anh em văn nghệ cũng như quần chúng sẽ nghĩ về
ông đẹp hơn trong một khuôn dáng tròn đầy, một gương mặt linh hồn khả ái hơn.THƠ ĐINH HÙNGNói đến Đinh Hùng, người ta thường nghĩ ngay tới Mê Hồn Ca, tác phẩm đầu tay của
thi sĩ do nhà xuất bản “Tiếng Phương Đông” của Hồ Dzếnh ấn hành tại Hà Nội năm
1954.
Tập thơ chia làm 4 tiểu mục:1. Nguyên thủy2. Chiêu niệm3. Thần tượng4. Mê hồnVới những tiêu đề này, tác giả đã cho người đọc một ý niệm khái quát về vũ trụ
thi ca mang tên ông.
Đọc xong tập thơ, gấp lại, trong tôi một khoảng trống lớn dần, lớn mãi lên cùng
nỗi buồn nhè nhẹ nhưng thấm thía. Không biết tại sao tôi buồn? Cũng không một
hình ảnh, một cảnh sắc nào còn in dấu hình như tất cả đã tan đi, loãng ra theo
dòng thơ xuồng xiết trôi vè một trời nào xa vắng, một thiên đường nào mà đôi lần
trong vô thức tôi đã mơ tưởng, đã phác dựng. Cùng một lúc, gợi nhớ tới Xuân Diệu,
tới Chế Lan Viên, tới Huy Cận, tới Thế Lữ, tới Hồ Dzếnh… Tới những khuôn mặt tiền
chiến đã hơn một lần soi đậm vóc dáng trong vòm trời văn học nghệ thuật
Việt Nam…, tới khung cảnh lịch sử thủa Hà Nội 1940-1944.., tới những ca lâu, những
tửu diếm, cuối cùng tới Đinh Hùng trong một cốt cách lãng tử cô đơn, lăn vào cuộc
sống âm vang tiếng sênh, tiếng phách, của những đêm hoan lạc suốt sáng để quên,
để quên thân phận tôi mọi trâu chó của một kẻ mất nước của một tên nô lệ sống
trên đất nước mình mà mang tâm thức của một kẻ lạ mặt, một ngoại nhân sống giữa
quê người.
Giữa trạng huống đau thương đó, một Vũ Hoàng Chương tìm quên trong Say, một Chế
Lan Viên khóc vay thương mướn một dân tộc đã diệt chủng, một Xuân Diện ẩn trốn
vào thế giới ái tình tuổi trẻ hưởng thụ vội vàng. Đinh Hùng cũng dựng tạo cho
mình một cõi trú, một thế giới khả dĩ dung nạp được tâm hồn đam mê cuồng nhiệt.
Thế giới đó là thế giới thủa sơ khai, thủa những bon chen, những trì kéo của kiếp
người chưa trở thành những đòi hỏi, những định luật căn bản thiết yếu.Ôi ngơ ngác một lũ người vong bảnMất tinh thần từ những thuở xa xôiTa về đây lạ hết các ngươi rồiLạ tình cảm, lạ đời chung cách sống……………………………………Giữa hoang loạn của lâu đài tình tạTa thản nhiên khi trở lại núi rừngMột mặt trời đẫm máu xuống sau lưng(bài ca man rợ)Thế giới thi ca của Đinh Hùng là một thế giới lạ kỳ mang đầy bản chất sơ khai
man rợ, có người cho ông thuộc phái tượng trưng hay siêu thực. Nhưng theo tôi
thì dù siêu thực, tượng trưng hay gì chăng nữa, Đinh Hùng vẫn là Đinh Hùng với
một khoảng trời riêng bi thảm bọc vây cố hữu. Một khung trời hư ảo với những
xung động dị kỳ.Từng buổi hoàng hôn xuống lạ kỳta nằm trên cỏ lắng tai nghethèm ăn một chút hoa man dạirồi ngủ như loài muôn thú kiaVới cố thi sĩ Hàn Mạc Tử khi sinh thời, cũng có những khát đói thần bí huyền hoặc
đó. Nhưng người ta còn có thể giải thích một cách thỏa đáng bởi căn bệnh nan y:
cùi, mà nhà thơ này vương mắc. Với Đinh Hùng, tìm một giải đáp quả có phần khó
khăn hơn. Người thì cho rằng vì ông muốn trở về đời sống sơ khai, thuở con người
còn ăn hoa, ăn cỏ, còn sống hồn nhiên như cầm thú, sống theo bản năng tự nhiên.
Người khác lại cho rằng thế giới không tưởng vượt xa, cao trên cuộc sống trần tục
thường phàm; giữa không khí hôn mê, u trầm đó, nhà thơ đã hòa tan tâm hồn, quên
đi thể xác để hiện nguyên hình hài trong cõi mộng, do đó trong những giây phút
xuất thần thi nhân thường mơ hồ trực cảm một đói khát, một chùm hoa, một chút
lá…Trời hỡi làm sao khi đói khátGió trăng có sẵn làm sao ăn(Thơ H.M.T)Sự thực không phải như thế, bởi ngoài một khát vọng khác thường bộc lộ trong
giòng thơ tha thiết, thế giới của Đinh Hùng vẫn là thế giới của tình yêu, của mộng
ảo với những xúc động băn khoăn rất người:ta thường có những buổi sầu ghê gớmở bên em ôi biển sắc rừng hươngem lộng lẫy như muôn ngàn hoa sớmem đến đây như đến tự thiên đường…Những dằn vặt tình yêu biểu lộ một niềm tha thiết đắm say cao độ:Ta trong đó thấy trời ta mơ ướcthấy cả bóng một vầng đông thuở trướccả con đường sao mọc lúc ta đicả chiều sương mây phủ lối ta vềkhắp vũ trụ bỗng vô cùng thương nhớSự thương nhớ, tương tư trong cõi khôn cùng vi vút khói sương đã chứng tỏ ở cõi
sâu kín vùng yên tĩnh tâm hồn thi nhân, một thần tượng đã hình thành, một ảo
giác yêu đương luôn luôn nhen dậy, thôi thúc gào thét, một thứ người tình không
bay xa, không lý tưởng mơ mộng trên thiên đường cao vắng nào, tôi muốn nói người
tình của Đinh Hùng là nàng kỹ nữ, một người con gái xương thịt trong một xã hội
thực thể và mang một số kiếp không những tủi hèn, mà còn bị liệt vào thành phần
nhơ bẩn rơm rác của xã hội.Nhưng với thi nhân thì nàng kỹ nữ đó muôn đời vẫn là thần tượng, là lối thoát
cho những đam mê dồn nén. Rồi chính từ ngai vị huy hoàng đó, người tình của thi
nhân lại quay trở lại, tạo nên một vùng bão tố dìm đắm người phục vị tôn xưng
mình với chính những đau thương, những chua xót mà đời đã đem đến cho nàng:em đài các lòng cũng thoa son phấnhai bàn chân kiêu ngạo dẫm lên thơNếu đạo giáo là cõi trú thích ứng nhất của những tâm hồn yếu đuối, của những
linh hồn đã quá ê chề thất vọng, là con đường giải thoát siêu hình cần thiết
cho tất cả những ai đã hơn một lần đánh mất niềm tin, sa lầy tội lỗi, thì với
Đinh Hùng, ta có thể coi như tôn giáo của ông là thứ tôn giáo ái tình hay
nói khác đi ông chủ trương một thứ đạo gọi là ‘đạo ái tình”. Một thứ đạo
của hầu hết những kẻ sinh ra trót mang trong hơi thở, trong mạch máu “nòi
tình”. Như vậy chúng ta sẽ không mấy ngạc nhiên khi thấy tiếng thơ của thi nhân
là tiếng gọi kêu van cầu ân ái, là những tiếng than van, là những giận hờn oán
trách người tình phụ bạc.ta đã muốn trở nên người vô đạotất cả em đều bắt ta trở nên khổ nãovà oán hờn căm giận tới đau thươngvà yêu say mê mệt tới hung cuồngvà khát vọng đến vô tình vô giácVị thi nhân chấp nhận tình yêu như một lẽ sống tối thượng để quên, để xa, để lẩn
trốn trước thực trạng xã hội ngày một bi đát, ngày một tối đen. Sự tự ru mình
vào cõi hôn mê đã đưa linh hồn lênh đênh vào những vòm trời cao rộng với những
thương đau khắc khoải không ngờ. Tình yêu, với ý thức thi nhân cần thiết bao
nhiêu thì sự đền bồi của nhan sắc, của tượng thần, của giai nhân cũng tàn
nhẫn hắt hủi bấy nhiêu. Bởi thi nhân nhìn thấy, thâm cảm được luật tương đối,
cùng những hữu hạn, những bất lực của một thân phận làm người không bao giỡ cưỡng
lại nổi định mệnh khắt khe tàn bạo, cũng như nước không bao giờ chảy ngược, hoa
phải có ngày tàn. Khát vọng dâng tràn như sóng cuồng, như bão loạn mà đời người
thì ngắn hạn, phận người thì nhỏ nhoi trước một vũ trụ vô biên, trước một thiên
nhiên huyền bí, cho nên ngay trong giây phút đạt tới cực điểm của nồng độ đam
mê, đỉnh cùng của khát vọng, thi nhân vẫn linh cảm trước mắt, những đớn đau,
điêu tàn những phũ phàng chua chát của một thực tại trùm vây, níu kéo, xô đập:Niềm khát vọng ta ghi vào huyết sửdưới chân em thơ lạc mất linh hồnta đau xót trong mỗi giờ tình tựta khóc nhiều cả những lúc trao hơn(ác mộng)Tôi nghĩ, nếu ai kia bảo Đinh Hùng đã lẩn trốn vào tháp ngà để tìm lấy cho mình
những phút giây thần tiên, huy hoàng, rực rỡ, để đắm chìm linh hồn trong niềm
hoan lạc hưởng thụ, trốn chạy những đau thương đổ vỡ của cuộc đời thì e
có phần thiên lệch, bất công. Bởi, nếu chúng ta cảm thông được tiếng thơ của một
Chế Lan Viên qua “Điêu tàn” – một khoảng trời thâm u, thê thảm, một huyệt mộ
vùi sâu cơ đồ của cả một dân tộc – ai dám bảo Chế Lan Viên lánh xa sự thực bi
đát phũ phàng để tìm về cõi mộng hầu thỏa mãn nhưng khát thèm êm ái, ve vuốt
tâm hồn – trái lại, Chế Lan Viên đã đau khổ gấp trăm ngàn lần cái đau khổ mà
thường nhân phải gánh chịu, trong thực thể xã hội đương thời, cũng vậy, Đinh
Hùng lẩn trốn thực trạng đau thương của thời thế bằng cách trầm mình trong
thiên đường tình ái, nhưng chính tại cõi trú thanh sắc này, nhà thơ đã đau khổ
thêm một lần nữa. Thế giới phấn hương, hoa bướm không những đã không giúp nhà
thơ quên bớt, rời xa những dằn vặt, vò xé mà còn tạo thêm hoàn cảnh để thi nhân
nhìn rõ đau thương, đày đọa – Tôi muốn nói ở mảnh đất đắm đuối truy hoan này,
Đinh Hùng càng thấu cảm cái mệnh số cô đơn, cái mình lạc lõng, xa lạ hoang liêu
hơn bao giờ.ôi giữa trời thơ, những đêm hiền hậucon chim nào kêu vang tiếng trần aimấy thu xanh hờn thác lẻ u hoàithời xa vắng mờ hương lòng trái đấttrong tay nàng ta ngả mình ngây ngấtnghe rõ ràng trên thịt ấm da xuânngực dâng cao hơi thở đã mau dầnmùi cỏ lá bỗng thoảng hồn thương nhớta ngẩng lên mặt nàng buồn muôn thuởngắm hoa sao lay động dưới khe nguồnchung mối sầu thơ thẩn với trăng suôngbên sườn núi có con hươu vàng điệpLoay hoay lặn ngụp trong mối sầu cao ngút, trong khát vọng vô biên khôn đường
giải thoát, nhà thơ quay ra thương tiếc vẩn vơ, than trách số mệnh; nhưng từ bước
chân vô vọng rạc rời trong thế giới tình yêu, ông lại tạo dựng cho mình một niềm
tin mới, một cõi ẩn trú mới, đó là thế giới huyền bí, thế giới linh thiêng của
những hồn oan thác, của những hoang sơ điêu tàn từ vạn kỷ:quên tình ái ta phá tan cung điệnđi ngoài sao thầm lặng khóc trời xanhxa mắt em xa ánh sáng kinh thànhChia tay người tình ở đây không có nghĩa là ông đã rời bỏ được những khao khát,
những đam mê tình ái, những hương phấn yêu đương mà để tìm về với một tâm hồn
siêu thoát của cõi tâm linh vô thức – dĩ nhiên tâm hồn người được thi nhân trao
gửi tình yêu, trao gửi thân xác đã dãy đầy đau thương, đã rách nát ân tình, là
một linh hồn tố nữ, một mỹ nhân, một hương sắc u trầm thanh khiết trinh
băng:em mộng về đâu?em mất về đâu?từng đêm tôi nguyện tôi cầuđây màu hương khó là mầu mắt xưaem đã về chưa?em sắp về chưa?trăng sao tắt ngọn đèn mờta nằm rỏ lệ đọc thơ gọi hồn(gửi người dưới mộ)Tới đây, tiếng thơ của thi nhân có phần mong manh, nhẹ nhàng thanh thản hơn, nó
không còn là âm hưởng của những cuồng vọng đắm say, điên cuồng. Nó cũng không
còn là những giận hờn, những trách móc, oán than của mặc cảm bị ruồng rẫy phản
bội nữa. Mà là những lời tâm sự ngỏ bày, những kể lể, những cầu xin biểu
lộ một lòng thành thiết ngưỡng mộ, vời trông:Hỡi hồn tuyết trinhHỡi người tuyết trinhMê em ta đã thoát thân hìnhNhập hồn cây cỏ đa tình mỗi đêm(gởi người dưới mộ)Nếu thơ là tiếng nói của đam mê cùng cực thì quả thi sĩ Đinh Hùng đã đạt được tới
nguồn cội tiếng thơ. Suốt thi tập, với 40 bài là những bản ngợi ca tình yêu cuồng
nhiệt, là những điệp khúc của lòng đắm đuối cao độ, của một tâm hồn lạc lõng bơ
vơ giữa chợ người, muốn tìm về núi rừng, muốn tìm về nguyên thủy, nguyên khai.
Ngay cả với những đam mê không tưởng về một thế giới hư vô thần kỳ, người ta
cũng bắt gặp một Đinh Hùng thật tha thiết, thật mê man trong một vóc dáng thật
độc đáo của một vũ trụ hoang dại, rừng rú. Trong thế giới mê hoặc, mờ ảo của một
ý thức sáng suốt trộn lẫn cùng những trực cảm, những ảo giác thần kỳ của một kiếp
nào đã qua đi, đã vắng tạnh trong xã hội xáo động, đầy âu lo thắc mắc trước một
viên tượng rạn nứt bế tắc của thân kiếp, của những thúc bách nhân sinh, thi
nhân vẫn còn gìn giữ riêng cho mình một niềm tin, một nguồn sáng soi rực tâm thức.Trận cười tan hợp núi sôngCơn mê kỳ thú lạ lùng cỏ hoaHý trường đổi lớp phong baMượn tay ngụy tạo xóa nhòa biển dâuVới niềm tin tưởng mãnh liệt đó, thi sĩ đi từ cuộc sống phồn tạp tới cõi siêu
thoát, bằng những bước chân kiêu ngạo, khinh bạc, cái kiêu bạc tất nhiên của một
kẻ tự tách rời đời sống hiện tại đầy bon chen, đầy tham vọng thấp hèn, với một
ý thức tỉnh táo, một khát vọng cao cả trông hướng về một xã hội hồi nguyên thủy,
một xã hội – tự tính để nhìn thấy tâm hồn, nhìn thấy chân dung đích thực của ý
nghĩa đời sống con người. Sự vươn lên, tự dựng tạo cho mình một thế giới riêng,
một thế giới cách biệt ngoài tầm trí tưởng đại chúng đã đưa thi nhân tới mặc thức
cô đơn ghê lạnh; vì trên viễn trình về tới thiên đường, về tới nguồn cội, thi
sĩ là người duy nhất – kể độc hành không cả một ánh mắt vời theo.Cuối thời loạn thương một vùng sao mọcta bước lên chân nhịp bước thần kỳtrở về đây xơ xác mảnh tàn ygiữa hoang địa hiện hồn tòa u ngụcbừng mắt dậy lửa hồi sinh đỏ rựcthịt xương về trong cổ mộ xôn xaohỏa thiêu rồi làn tử khí lên caochiều tái tạo bâng khuâng từng ngọn cỏhoa thanh quý nở bừng trang diễm sửthiên tiên đâu về tắm bến sông đàota nghiêng mình làm một trái non cao(mê hồn ca)trăng bỏ ta đi trăng ảo huyềnmấy trùng biển lạ nhớ bình nguyênsầu ta đong khắp trường giang thủyvào cuộc tuần du lại đắm thuyềnta hát lên trời muôn thuở trướcgiờ đây còn lắng khúc giao duyênthân lưu lạc về sông núingươi gọi hồn ai hỡi đỗ quyênTừ đó, niềm kiêu hãnh khinh bạc cuộc đời của thi nhân đã đưa thi nhân xa dần,
xa dần… để gần thêm, gần thêm mãi cô đơn và cuối cùng cô đơn không còn là một
màn lưới bủa vây bên ngoài nữa, mà chính tâm hồn thi nhân là những hình ảnh của
cô đơn hiu quạnh đó:đi vào mộng những sơn thần yên ngủem! kìa em! đừng gọi thức hư vôhãy quỳ xuống, đọc bài kinh ái mộ:hồn ta đây thành tượng giữa vô cùng.(trời ảo diệu)Thế giới thi ca Đinh Hùng là một thế giới thần kỳ mang đầy bản sắc man rợ, rừng
rú. Phải chăng, thi sĩ muốn quay về, muốn dựng lại xã hội tự tính tức một xã hội
bộ lạc thuở sơ khai, con người sống thuần với bản tính tự nhiên, không với lý
trí, với thủ đoạn, với những suy tính, những dục vọng đê hèn, thấp kém của xã hội
mang tiếng văn minh tiến bộ nhưng lại là thứ văn minh vật chất, văn minh kỹ thuật,
càng văn minh, càng khôn ngoan bao nhiêu, cuộc sống càng bẩn thấp bấy nhiêu.Bàn về kỹ thuật vận dụng ngôn từ hình ảnh, có người đã cho rằng ông là một “phù
thủy ngôn ngữ” – vì sự khéo lựa chọn những ngôn từ, ảnh hình, âm điệu.
Nhưng chính sự kiện này cũng khiến cho một số người khác đã không ngần ngại gọi
ông là thợ “ghép vần sắp chữ”. Theo tôi, đấy là một nhận xét quá thiên lệch,
quá chủ quan đối với một thi sĩ dù muốn dù không cũng đã được đời chấp nhận từ
hơn hai mươi năm nay. Hơn nữa, giá trị thi ca bao giờ cũng được định xét bởi độ
lượng thành khẩn, thiết tha chân thực của người sáng tạo - tức cường lực rung cảm
truyền thấm của tiếng thơ đối với người đọc. Mà ở đây Mê Hồn Ca là tiếng nói phản
ảnh trung thực những đam mê đắm đuối của một tâm hồn chứa chan khát vọng yêu
thương, một tâm hồn nhậy cảm với những xung động mặc nhiên, những dầy vò đay
nghiến của đời người khốn đốn, của tình người nghiêng ngửa mong manh, tráo trở…Hãy thử nghĩ, nếu vườn hoa thi ca Việt Nam thiếu vắng một Đinh Hùng, thiếu vắng
một Mê Hồn Ca sẽ là một trong những thiệt thòi của chúng ta…Tuy nhiên, tiếng thơ họ Đinh cũng không thoát tránh được một vài sơ suất, yếu
kém, một vài vội vàng thiếu đắn đo cân nhắc. Sự dễ dài buông thả này, đã đưa tiếng
thơ ông, thỉnh thoảng rơi vào những khuôn sáo rỗng trống, những ảnh hình, những
ý tứ giả tạo, vô nghĩa:niềm thương ý nhạc mùa xa tắpbãi bề cồn dâu nổi bấy chầythôi nhé mười lăm năm xí xóalầu thơ trăng gió lại thơ ngâyhoặc:thế kỷ thanh bình nức nở hoata nhìn hoa khóc tuổi trăng giàbuồn lên, cõi đất chưa than thởem đã cao sầu ơi Du Hoa(Hoa sử)Ở đây tôi xin mở một dấu ngoặc về thái độ thẩm xét giá trị một tác phẩm văn
chương, có nhiều người đã vô tình hoặc cố ý nhắm vào một vài sơ suất, một
vài thiếu kém của toàn tập rồi từ đó họ phê phán và rút ra một kết luận.
Việc làm thiếu ý thức, vô trách nhiệm này thật không thể nào chấp nhận.Cho nên, khi nhắc tới một vài khiếm khuyết của tiếng thơ Đinh Hùng, không có
nghĩa là tôi đã tự mâu thuẫn với tôi ở những trang trên. Và không phải tại những
câu tôi trích dẫn ở đây mà giá trị đặc biệt của ông không còn hay sút giảm - có
hay không có khuyết điểm, Mê Hồn Ca vẫn là Mê Hồn Ca với một ngôi vị xứng đáng
đặc biệt trong vườn hoa nghệ thuật hậu chiến. Mê Hồn Ca vẫn là Mê Hồn Ca, một
đóa hương sắc mà với thời gian vẫn không tàn phai – và vóc dáng người sáng tạo
nó với niềm khẩn thiết chân thành vẫn còn bao trùm một khoảng trời vũ trụ thi
ca bao la, hay ở đáy sâu vùng yên tĩnh tâm hồn người yêu thơ vẫn còn dành cho
Đinh Hùng ít nhiều mến mộ.Với những thi bản như “Kỳ nữ”, “Mái tóc dạ hương”, “Mộng dưới hoa”, “Xin hãy
yêu tôi”, Mê Hồn Ca một ngày kia, nếu người lãng tử tài hoa đơn côi có rời bỏ
cuộc đời tục lụy này, tôi nghĩ những tiếng thơ đó vẫn còn vang vọng mãi tới
muôn sau…Cảm nghĩ cuối cùng tôi trước khi tạm rời vùng giông bão tình yêu Đinh Hùng, là
niềm trắc ẩn về một loài hoa cô đơn, mọc chênh vênh ven triền núi thẳm, mà
hương sắc là những kết tụ những gồm thâu của trăm nghìn loài dã thảo từ tiền kiếp
xa xôi để hôm qua ngày mai hương sắc trầm kín kiêu sa ấy, còn tồn tại, còn mang
mang trong đời, vi vu trong hồn người.1964Chú thích:
Báo chí Việt Nam cũng có đăng tải lại, với hai nguồn dư luận.
Một công nhận DOUBÉ là thần đồng. Hai thì phủ nhận vì cho rằng đó là sản phẩm
cùa bà vú nuôi Drouet. |
|
Xin đừng nhầm với Nguyễn Đức Chính làm chính trị. NĐC là
tác giả những tập truyện: Đứa con chờ đợi, Đứa con nhà nghèo. |
|
"Kẻ này không muốn nghĩ về Đinh Hùng, lại thấy anh em
thẳng tay “đập” Đinh Hùng, kẻ này lại thương hại, cái tình thương thật sự đó
khiến kẻ này phải hành động… bằng cách gởi cho Đinh Hùng hai tập thơ: Thơ Trần
Tuấn Kiệt và NAI với những giòng đề thân mật là Mến Mộ Đinh Hùng (nhớ là hai
tập thơ gởi tặng sau khi tạp chí Phổ Thông có bài của Nguyên Vỹ giới thiệu tập
thơ Nai, trong đó có trích một câu nói ác ôn về kẻ này: Nó không phải là thi
sĩ. |
|
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc với tiêu đề “Mộng Dưới Hoa”. |
Ông bắt đầu hoạt động văn nghệ từ năm 1953 tức năm ông 27 tuổi. Cũng thời gian này, ông là giáo sư Việt Văn tại các trường trung học tư thực. Trước khi xuất bản cuốn sách đầu tiên “Tư Tưởng Hiện Đại”, ông đã viết rất nhiều sách giáo khoa ( 6 quyển) loại bình giải cho nhà xuất bản Tân Việt. Thường ông viết rất nhanh và viết không biết mệt. Như cuốn “Tư Tưởng Hiện Đại” ông đã viết liên tiếp, ròng rã bảy ngày đêm không ăn. Nên với ông, chỉ có thời gian thai nghén tác phẩm là lâu mà thôi, còn khi đã đặt bút viết, bao giờ ông cũng viết luôn một mạch. Ông đã từng nằm dài ở sàn nhà in mấy ngày đêm liền, viết tới đâu, quẳng cho sắp chữ tới đó.
Ban đầu ông in cuốn “Tư Tưởng Hiện Đại”, rồi “Mưa Nguồn” rồi “Martin Heidegger
Và Tư Tưởng Hiện Đại” (tập I và II) rồi “Sao Gọi Là Không Có Triết Học
Heidegger”, “Lá Hoa Cồn”… Nhắc tới Bùi Giáng mà không nói cuộc “Chỉnh Lý Tư Tưởng”
của Bùi Giáng dành cho giáo sư Trần Thái Đỉnh ở đại học Huế, tôi nghĩ sẽ làm điều
thiếu sót lớn!
Nguyên khi Bùi Giáng cho xuất bản cuốn “Martin Heidegger và Tư Tưởng Hiện Đại”
tập I, ông Trần Thái Đỉnh, giáo sư đại học Huế có viết một bài tựa đề
“Heidegger Và Thi Ca” đăng trên Đại Học số 33 có ý ám chỉ Bùi Giáng là kẻ “…
chuyên nghề quảng cáo biết nhãn hiệu hơn là nội dung”. Và trước đó, trong phần
mở đầu, lời tòa soạn, người ta đọc thấy: “Triết gia ý thức được bản lĩnh của
mình thì đôi khi ưa sáng tác hơn là tìm hiểu người khác. Nhưng đối với đa số
chúng sinh, triết lý đối thoại, là tìm hiểu người khác, chứ không phải là gán
cho họ tư tưởng của mình, thì cho dù thiên hạ đã viết nhiều bằng tiếng Việt
Heidegger, có cố gắng để tìm hiểu Heidegger cũng không phải là một công việc dư
thừa vậy”. (Thiên hạ ở đây là ai nếu không phải là Bùi Giáng vì ở V.N mới chỉ
có Bùi Giáng viết về Heidegger mà thôi - do đó “gán cho họ tư tưởng của mình”,
tác giả bài báo trên có ý bảo Bùi Giáng đã gán tư tưởng của mình cho
Heidegger?). Sau khi số Đại Học trên phát hành, giới quan tâm tới nền văn học ở
đây đã xôn xao, bàn tán một thời gian. Bùi Giáng viết bài trả lời, nhưng báo lại
không đăng. Không lẽ đành câm lặng! Ông liền cho in bài trả lời thành một tập
sách nhỏ mang tên “Sao Gọi Là Không Có Triết Học Heidegger” để trả lời giáo sư
họ Thái. Để quí vị nào chưa đọc qua cuốn sách đó. Tôi xin trích dẫn dưới đây một
vài đoạn, hầu cho rộng đường suy luận... ”Không có triết học Heidegger, và giả
như có thì chính tôi không tha thiết gì đến nó hết” … nói như thế không phải có
triết thuyết Heidegger nhưng triết gia có ý nhắn nhủ rằng đối với công việc còn
phải làm trong lãnh vực tìm hiểu bản chất của con người, những thể hiện trước
đây của ông chưa đáng kể chi và chưa đáng gọi là một triết học thực sự”.“Triết
học thực sự nó ra như thế nào? Những thể hiện của ông chưa đáng gọi…?Muốn đáng gọi và đáng kể thì phải làm sao? Phải viết theo lối viết “Heidegger
và thi ca”? Phải đăng ở phần đầu tờ Đại Học? Phải nấp sau lời tòa soạn để công
kích những kẻ nào là “Thiên hạ đã viết nhiều - bằng tiếng Việt - về Heidegger?”Từ đó về sau?Từ đó về sau trái đất đã âm u, và trên mặt đất chỉ còn có những “les derniers
hommes quicligment de I’oeil”.Nhà tư tưởng viết sách, lắm khi đứng trước sự đời
đảo điên, đã đành lòng thốt lời chua chát. "Chém cha cái số ba đàoChút lòng trinh bạch từ sau xin chừa”Nhưng không phải vì vậy mà hạng người “les derniers hommes” được phép tự cho
mình là tài. "Nọ nghe rằng có con nào ở đâyHãy xem có biết mặt này là ai”Sự việc đã sờ sờ ra đó. Sự thật quá rõ., Nhân tình đã biết rồi ra sao! Ai đã
gây nên tội lỗi?………..………..Nguyên cớ chỉ như vậy. Không viết nổi một quyển sách. Chỉ lo cản đường. Làm
bóng ma dọa dẫm. Xuyên tạc mãi một tiếng “Hiện hữu”, “Hữu thể”, nhắc đi nhắc lại
mãi một điều vô ý thức, và đắm đắm việc lũng đoạn tư tưởng. Do đó, tiếng nói lộn
phèo.Vừa ỡm ờ bảo: Những thể hiện trước đây của ông chưa đáng kể chi và chưa đáng gọi
là một triêát học thật sự…Đã tiếp liền:Sở dĩ ông nghĩ thế vì ông cho rằng tự khi có triết học đến nay, các triết gia vẫn
chỉ mới nhận ra những hữu thể (les étants) mà thôi, chưa vị nào đắm nhìn thâu
vào bản chất (daswesen, I’être) của những hữu thể đó.Tại sao có sự ăn nói như trẻ con vậy? Lý luận gì vu vơ như ngái ngủ vậy? Vừa
mưu toan cản lối kẻ tài giỏi hơn mình (mặc dù chỉ quen đọc nhãn hiệu và quen viết
quảng cáo) vừa lo sợ bốn phía chị em cười mình hàm hồ xuyên tạc!Phải chăng đó là nguyên cớ xui giáo sư viết văn bất thành chương cú?”(Trang 7 và 8) "Trần Thái Đỉnh không phải là kẻ chuyên nghề quảng cáo, Trần
Thái Đỉnh biết nội dung hơn là nhãn hiệu, Trần Thái Đỉnh nhiều thận trọng trong
cuộc xuyên tạc ra sao? Hãy xem ông nói về Heidegger và tác phẩm Kant et Le
problème de la métaphysique: "Trong cuốn Kant và vấn đề Siêu Hình Học,
Heidegger đã trách Kant nặng lời, rằng “Kant đã lùi bước trước cái nền tảng
mà ông đã xây được với cuốn Phê bình Lý trí Thuần túy của ông”.(Đại Học – Trang 298)Trần Thái Đỉnh vớ vào một câu trong sách Heidegger và lôi nó ra khỏi mạch nguồn
tư tưởng, dịch lệch đi một chút ngắt trên, rớt dưới, để bảo Heidegger đã trách
Kant nặng lời.Thật ra chưa có một nhà tư tưởng nào như Heidegger đã mở rộng viễn tượng suy tư
của Kant. Chưa bao giờ có kẻ đã phơi rộng phần vô ngôn của Kant như Heidegger.
Heidegger trách nặng lời là trách triết gia Âu Châu đã bỏ lạc “MỘT KẾT QUẢ CÓ
TÍNH CÁCH QUYẾT ĐỊNH” - un résultat décisil - của Kant trong công việc thiết lập
căn cơ cho Siêu Hình Học kể từ Platon tới nay. Heidegger đã dành cho Kant một
chỗ ngồi hầu như độc tôn trong lịch sử triết học: thiết lập được, kết xe được Mối
Liên Hệ - La connexion - giữa bản thể và bản thể của Căn sơ Siêu Hình Học”.…..……Hãy nghe Heidegger nói:Mais le Véritable Résultat de I’instauration Kantienne n’était pas d’avoir
établi la connexion de la question concernant I’essence de I’homme avec celle
du fondement de la métaphysique?Cette connexion ne doit-elle pas lournir le fil directeur de la répétition de
I’instauration?………..La critique de I’idée d’une anthropologie philosophique montre cependant qu’il
ne suffit pas simplement de poser la question de I’essence de I’homme; au
contaire, son imprécision même nous indique que finalement nous ne sommes pas
encore entrés, même maintenant, en possession du résultat décisil de
I’instauration Kantienne du fondement. 3(kant el le problème de la Métaphysique – page 2710)Thật là quá rõ”.(trang 9-10)Và một đoạn chót trong tập sách: "Trần Thái Đỉnh không nắm được chỗ cốt yếu
nọ trong suy tư. Những tiếng: thực rõ ràng, triết lý không thể là thi ca và thi
ca chưa phải là triết lý… thi ca chưa bộc lộ… mối tiếp thông… ý thức phản tỉnh…
cái nền chưa phản tỉnh… v.v…. (Đại Học - trang 297) - Những lời lủng củng, va
chạm kia bởi đâu mà có? Trần Thái Đỉnh yên trí rằng: không kẻ nào nhận thấy ông
đã mập mờ đem tư tưởng Socrate ra, cho len lấn vào lời Heidegger? Để làm chi vậy?
Thiên hạ ngờ nghệch cả sao?Nhưng tư tưởng Socrate có chứa một phần Vô Ngôn của Platon. Ông nên khám phá sự
vụ này trước khi “tiếp tục luận địa kia”.(trang 38)Sau cuốn “Sao gọi là không có Triết học Heidegger?”, ông còn cho ra tiếp cuốn
“Trả lời chung nhân một tiếng Dasein”.Chung quanh bộ sách “Tư tưởng hiện đại” của ông, có rất nhiều nguồn dư luận,
xuyên tạc, đả kích. Như hồi đó, nhật báo Tự Do, trong một bài phê bình, tôi
không nhớ rõ tên tác giả bài báo, đã dùng những lời chê bai thật quá đáng, tồi
tệ. Khi ông lên tiếng, thì báo này trả lời rằng “với một người như Bùi Giáng phải
dùng những tiếng đó mới xứng”.Tuy nhiên, những chuyện lặt vặt đó, không làm ông quan tâm lắm. Ngay cả trường
hợp T.T.Đ, ông bảo: “Tuy thế, hắn còn biết điều là im luôn và điểm đáng khen là
dám đăng lên báo. Nhưng cái bọn nguy hiểm hơn cả vẫn là bọn trí thức dùng cái
uy tín của mình, hướng dẫn đám hậu sinh vào con đường vong bản, lầm lạc bằng giọng
‘trịnh trọng, uyên thâm, lấp lửng’ ”.Người ta đọc sách Bùi Giáng, và nghĩ rằng “thằng cha này in nhiều ghê!”, nhưng
không mấy ai thấu rõ cảnh đau lòng, chua xót của họ Bùi, vì mỗi khi in một cuốn
sách là một lần ông phải bán ruộng đất hương hỏa của song thân để lại, và đã từ
lâu, ông không còn một mảnh đất nhỏ cắm dù tại nơi ông sinh trưởng nữa.Những người thành khẩn, thiết tha vô vụ lợi với nền văn học nước nhà như Bùi
Giáng quả là không có bao! Ngoài khía cạnh đam mê, nhiệt thành, ông còn là một
người có sức chịu đựng bền bỉ hiếm có. Ông có thể nhịn ăn một tuần liền để đọc
sách hay viết sách. Nhờ có căn bản ngoại như Anh, Pháp và Đức, lại thêm một
bộ óc thông minh và một trí nhớ lạ lùng - chỉ nhớ những gì cần nhớ - còn
quên hết, cả ngày sinh tháng đẻ; do đó ông còn có một tầm kiến thức vô cùng sâu
rộng - mặc dù ông không hề đỗ đạt bằng cấp này nọ. Đã có người gọi ông là “mọt
sách”. Nhưng nói thế là nhầm, bởi ông là người biết tiêu hóa, lọc lựa những gì
hấp thụ được. Một bằng chứng cụ thể là bộ sách “Tư tưởng hiện đại” (3 quyển).Riêng về hội họa, ông có ý định tổ chức một kỳ triển lãm từ lâu. Nhưng sau khi
nhờ một người bạn xin phép giùm không được, ông chán nản không thiết vẽ nữa. Gần
đây, ông định đốt bỏ tất cả số tranh hiện có (trên 100 bức). Ông bảo: “Tôi
không muốn triển lãm nữa anh à! Tôi sẽ đốt hết. Tôi vẽ lúc tôi thích, lúc chán
thì thôi! Đốt đi chứ để làm gì! Đời này có ai hiểu mình đâu anh!”Với một mẫu người đặc biệt, khác thường như họ Bùi, tôi nghĩ, dẫu có viết cả
trăm trang giấy về ông, cũng vẫn còn cảm thấy chưa đủ.Nên chi tôi tạm ngừng tại đây những ghi nhận về khuôn mặt đời của Bùi Giáng và
mời độc giả bước qua phần thứ hai. Ở phần này, tôi ghi lại những cảm nghĩ của
tôi về tiếng thơ của một người được thời đại mệnh danh là “cuồng si”? hay gã
“chăn trâu trên đồng cỏ Việt Nam?” Như ông, thỉnh thoảng vẫn tự nhận bằng giọng
bỡn cợt, khinh bạc.°Bùi Giáng một trong những thi nhân cách biệt với đám đông,
tuy xưa ông đã từng đăng thơ trên tạp chí Bách Khoa, Mai… Những tiếng thơ
rất ít phổ cập đại chúng, ngược lại, ông là người được anh em trong văn giới tại
đây nhắc nhở nhiều nhất. Không phải tại thơ ông khiến họ nhớ, cũng chẳng phải tại
ông đã xuất bản nhiều trong vòng từ 1963 trở về trước, mà vì cuộc sống khác thường,
tinh thần đôi khi bị mất quân bình, cũng như thái độ xử thế với anh em văn nghệ
gây nhiều điều tiếng, nhiều giai thoại…Nếu nghĩ về Bùi Giáng chỉ với chừng đó, tôi thấy quá bất công đối với ông, với
một thi nhân ôm cao vọng về nguồn cội - đối với một tâm hồn vang vọng tiếng nói
thâm sâu trầm kín của tinh túy đông phương nghìn thuở xa xưa, của lẽ huyền nhiệm
đơn sơ đạm bạc. Tôi muốn đi vào thế giới tâm hồn nhà thơ này mong sao chụp vẽ
được phần nào khuôn dáng đích thực Bùi Giáng, người đã bị đời mệnh danh
là cuồng sĩ.Bằng những bước chân thành thiết, tôi tìm vào vũ trụ thi ca họ Bùi. Cảm tưởng đầu
tiên trực nhận được nơi quê hương linh hồn chàng là cái cảm tưởng bồng bềnh
trôi nổi giữa một khoảng trời bao la, gồm chứa nhiều bỡ ngỡ - hoang mang - lạc
lõng hỗn độn. Từ vùng ưu tư này trôi dạt sang vùng ưu tư khác - từ một không
gian của Nguyễn Du trầm tư một niềm tin Thiên Mệnh, tới một không gian vang
bóng Heidegger cùng những băn khoăn khắc khoải siêu hình.Trong cái thênh thang rộng mở bốn trời đó - người ta cũng thấy một Bùi Giáng
chân phương không son phấn điểm trang với những xung động, những khao khát hướng
vọng về một vĩnh thể trì tồn, một vũ trụ miên trường - một Bùi Giáng lửng lơ giữa
hai đầu tuyệt đối và hữu hạn - một Bùi Giáng ngụp lặn, khua rẫy trong màn lưới
trầm suy bên những quay cuồng, điên đảo của kiếp người. Phải chăng ông cố dựng
tạo cho mình một thế giới phức biệt trên từng cao, rồi đưa hồn mình bay bổng,
vươn thoát, hầu ẩn trú chiếc hồn đơn lẻ?Giấc xanh cô độc thề vàngnguồn tiên nga dậy mơ màng gieo âmXưa một Huy Cận vớiHồn đơn chiếc như đảo rời dặm biểnsuốt một đời như núi đứng riêng tâyVì tham chiếm, vì khao khát khôn cùng một vũ trụ bao la, một khoảng trời cao
ngút, một thế giời mộng tưởng ngoài hư vô, với đôi tay bé mọn, với ý thức bất lực
trong tầm định mệnh của thân kiếp trót sinh làm người để đến đỗi nhìn thấy hình
hài cô đơn, trơ trọi, lạc bước giữa nhân gian.Nay ở Bùi Giáng, cũng mang tâm thức tìm về nguồn trời lượng bể, tìm về với tinh
thần hoằng viễn phương đông với tinh túy dân tộc luôn bừng bừng cháy rực trong
tiềm thức:Vì thiên cổ và bây giờ gần gũivì hôm nay là chính bữa hôm quathế nên chi anh xin trở lại nhàvì hơi thở là linh hồn của phổivì máu se là nhịp đập của timthế nên chi anh ngồi ở dặm nghìn"Xin trở lại nhà” và “xin ngồi ở dặm nghìn” quê hương chàng là cõi miên viễn
(?), cõi trú của những tâm hồn mang ý thức bị đọa lạc, đầy ải, lãng quên. Đây
cũng là tâm thức chung của đa số thi nhân hiện đại. Chỉ khác nhau ở chỗ có tìm
cho mình một lối thoát, tự tạo cho mình một tiếng nói, một sắc diện độc đáo
không chìm lẫn, một niềm tin siêu việt hay không mà thôi. Ở nhà thơ này, cũng với
những khổ đau, những cào xé đay nghiến của kiếp người:ngủ yên nghe rộng mười phươngmây trời tâm hướng thổi hương lại đèosịch bừng suối đá trôi rêughềnh se sắt vó ngựa leo chán chườngTư tưởng của hầu hết các nhà thơ hôm nay, người ta thường ghi nhận được một thực
trạng không biết nên mừng hay nên buồn, đó là sự chịu ảnh hưởng một cách máy
móc hay vay mượn, hình ảnh ngôn từ của những khuôn dáng danh nhân Tây phương
như của Nietzche, Malrau, Camus, St. J. Perse, Paul Claudel, Jaque Prévert,
Eluard… hoặc núp bóng trong những Huy Cận, Xuân Diệu, Thế Lữ, Nguyễn
Bính, Vũ Hoàng Chương…Không mấy ai chịu quay về với Nguyễn Du, một tác giả hậu bán thế kỷ 18, một
thiên tài thi ca V.N mà tôi nghĩ không một thi sĩ thế giới nào sánh kịp, họa
may chỉ một Tagore của Ấn Độ.Riêng Bùi Giáng, với khát vọng về nguồn, về với bản thể dân tộc, với tinh túy
phương đông, chàng đã chấp nhận Kiều của Nguyễn Du như ngọn lửa thiêng soi sáng
tâm hồn khắc khoải, bơ vơ, đưa dẫn chàng tới một vòm trời cá biệt riêng tư.Nửa năm hương lửa đang nồngbây giờ cố quâän xuống giòng viễn lưucõi cư trú rộng băng cầnnhịp thao thiết gọi về thâu thiên hà(xuống giòng viễn lưu)Hoặc:tôi người viễn khách đa manglọ là thâm tạ con đàng ai đingồi trong cỏ mọc xanh rìcầu xin mưa lại đền nghì cho hoaMang trong tiềm thức của một mùa xuân tinh thể đã mất một hình ảnh đã nhạt
phai, một thần tượng đã không còn chân đứng. Thi nhân bước vào đời, vào cuộc sống
hôm nay như một lãng tử đi giữa quê người mà nắng gió hiền hòa đã chia xa; còn
chăng chỉ là những lầy bùn, những thương tiếc đang ngày một lớn thêm, loang rộng.Buổi về đắm lụy điêu linhcòn nguyên xứ sở nguyên hình chiêm baomáu se tàn lạnh điệu chàotrên đầu phố lạ vẽ mầu quê chungQuê chung ở đây phải chăng là cõi trú - là chốn dừng chân cuối cùng của những
tâm hồn khao khát tìm ý nghĩa cho cuộc sống xô bồ phồn tạp, mà chiều sâu chỉ là
một khoảng trống hãi hùng và bề mặt chỉ là những bon chen tư kỷ, những vật dụng
nổi dềnh. Trước thực trạng đen tối đó, tất cả còn gì? Còn gì đâu! Kể cả những biểu
tượng của những niềm tin thiêng liêng cũng đã xiêu đổ - khiến bước chân thi
nhân trên lộ trình xuyên qua cuộc đời đi về tình người chỉ là những bước chân hẫng,
hụt giữa một khoảng không chới với u mê. Cả phần đất mà vết dầu vật chất lẽ ra
chưa đủ điều kiện, hoàn cảnh thấm tới, văn minh cơ khí chưa lan tràn xâm lấm được
cũng đang xa dần, xa dần truyền thống đạo nghĩa thanh tao.Tin từ cố quận bờ nươnghoàng hôn thâm tạ môi hồng bình minhgửi trăng lục nhạc về ghềnhbước du tử dựng miếu đền chiêm baomọc từ đất trích mòn haomùa xuân tinh thể xin chào bồng sơncổng xô còn vọng tiếng hờnxin em ở lại bấm tròn cho cungỞ Bùi Giáng, người ta thường bắt gặp những tư tưởng thâm sâu nhưng chua xót, những
hình ảnh tượng trưng cho một dĩ vãng vàng son nhưng đã mai một. Là những chiếc
lá rơi, là những cánh hoa hiu hắt thoáng bay, là những tiếng cười tố nữ mong
manh, trong vắt thủy tinh, bàng bạc tiếng hò ruộng đồng, xa vắng như tư tưởng
người xưa. Như một Huy Cận tiền chiến bằng trực giác, bằng linh khiếu
thi nhân đã nhìn ngắm mùa thu đang chuyển mình qua ngàn cây núi thẳm:Nai cao gót lẫn trong mùXuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới vềCũng thế, họ Bùi cam đành dìm đắm thân xác đọa lạc tâm hồn trong vũng lầy cuộc
sống, trong những xao động u ẩn của nhân thế để tạo cho mình một kinh nghiệm, một
tư-hữu-đau-đớn-xót-xa- rồi từ đó, ông đưa tư tưởng vươn thoát lên cõi miên viễn
mà danh từ nhà thơ thường dùng là chốn vĩnh-thể trì-tồn.sóng đi lớp mọc phiêu bồngmang về thớ củi chất chồng mưa sathư cưu mỏng mắt hiên nhàtròn như ngược tự người ta ngó ngườiđất xanh vẽ cỏ xa trờiVới ngôn từ dung dị, trong sáng, những hình tượng mang nhiều sắc thái quê hương
Việt Nam cùng những địa danh đất nước, tôi muốn nói đó là những chất liệu chính
mà Bùi Giáng đã phối dựng một vòm trời thi ca mang tên ông, một khoảng không
gian mang linh hồn Việt Nam, mang linh hồn phương đông cổ kính, không náo hoạt,
không sốc nổi hời hợt; mà trái lại, rất dịu nhẹ trầm sâu, phảng phất những nét
khinh bạc kiêu sa, những dấy động dằn vặt đã lắng xuống đáy sâu tiềm thức để
siêu hóa thành những khắc khoải tư duy:giết linh hồn lúc nghiêng màymù sa xứ sở trùng vây hai miền(Nietzche)Hoặc:Bây giờ tôi ngó bãi ngangbên này dọc ruộng duỗi vàng hoe nươngNói theo Hoài Thanh, Hoài Chân, khi kết luận về Huy Cận là: “… đã gọi dậy cái hồn
buồn Đông Á, đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất
này”. Thì nay với nhà thơ Bùi Giáng, quả ông cũng đã đang nổi trôi trong nguồn
suối sầu vạn cổ. Nhưng không phải vì thế mà Bùi Giáng giống Huy Cận. Bởi ở Huy
Cận, đúng như Uyên Thao nhận định “ông là thiên nhiên từ trước khi thành thi sĩ…” 4 còn
Bùi Giáng chỉ mượn thiên nhiên làm bối cảnh trải bày như Xuân Diệu hay lẩn vào
thế giới nội cỏ mây ngàn, của trăng của gió… làm cõi ẩn trú cho những chán chường,
mất mát lòng tin, sút giảm độ thành khẩn. Thiên nhiên trong thế giới thi ca Bùi
Giáng là một thứ thiên nhiên phác vẽ, phối dựng bởi lý trí thức thỉnh và tiềm
thức ấu thơ, làm bật nổi những đay nghiến khát khao hướng vọng về một giá trị
thiêng liêng, một tinh thể sơ khai thánh thiện.lạc về đầu rú truông khetrút linh hồn giữa máu me xương rờnchuyện đời đau khổ từng cơnmàu hoa cỏ mọc mang hờn phượng xanhem về mùa hạ mông mênhdựng hồn sông lục vây thành chiêm baohoặc: "Cánh tay trắng vói chùm bông kết trái vói chùm bông em vói hai tay
vói nguồn phai nhạt đầu ngày mùa xuân mùa xuân và mùa xuân măng mọc mùa xuân ở
lại vòng tay cánh trắng đi về với suối đi về với hoa không về được nữa…”Trước những biến thái thảm bại, trước những suy sụp của hiện tại, một thứ
hiện tại chênh vênh mất mát trước sự đi xuống, đi xuống mãi của những giá trị
tinh thần, trước trào lưu văn minh cơ khí đang vùn vụt tiến tới, trước chiến
tranh tàn phá, đục rữa mọi công trình, mọi cố gắng đi đến một đời sống xứng
đáng hồn nhiên, thuần hậu, thi nhân tìm vào thiên nhiên, ẩn vào cõi trú thanh
thoát của một vũ trụ trong sáng. Ở Bùi Giáng, thiên nhiên còn mang ý nghĩa một
tinh thể, một quê hương khả dĩ dung nạp nổi một tâm thức đã quá sôi động, quá
ray rứt hoài nghi sự lan tràn của cuồng lưu hiện sinh, của những thúc bách, những
hoang mang trước bao nhiêu xung động, bao nhiêu ngược đảo xã hội đã đưa thi
nhân đến đỉnh chóp bi thảm, đến chân tường ô nhục:trong đời cây cỏ á đôngchết về một nửa trong đồng tây phươngmột tà áo mỏng bay ngangquần hoen ố đẹp hai hàng chân đi(trong đời cây cỏ)Vàgiữa đêm khép mở bùi ngùinhìn mơ hồ thấy một người xa xa…Về với thiên nhiên, thi nhân nhìn nhận mình gần gũi hơn với quê nhà, với những
gì Việt Nam thuần chất, những gì của Việt Nam đang tàn rữa, đang hằn in thương
tích trên thân thể úa tàn. Càng tha thiết say đắm với tình yêu đất nước, với
tình yêu tổ quốc bao nhiêu, họ Bùi càng cảm thấy đau xót, càng quay cuồng trong
cái tuyệt vọng khủng khiếp của những bế tắc, những mặc cảm tủi nhục, ươn hèn -
nhà thơ càng cảm thấy mình xa lạ - lạc lõng vì bất lực, vì ý thức được những gì
đang và còn lụi nát, còn rời xa. Nhưng chỉ với một tâm hồn thành thiết, một nồng
độ đam mê, một ý hướng mong muốn kéo lại, ghìm giữ, gọi về không thể nào đưa đến
một biến thay. Cho nên, có lẽ chúng ta cũng nên thông cảm với họ Bùi khi ông có
vẻ yếm thế, bi quan:bây giờ sông rộng trời xabàn chân đo bóng mù sa chân trờiCũng như một số nhà thơ khác, ông cảm thấy không còn gì đáng để bám víu, đáng để
ngợi ca tôn thờ trong cái hiện tại loạn ly này. Ông về với cõi trú tư duy,
nhưng không vì thế mà tiếng thơ ông chỉ là những mộng ảo không tưởng, những
thanh sắc rạc rời, hời hợt bóng nhoáng kêu to những âm thanh của khuôn mẫu cũ.
Trái lại, tiếng thơ ông vẫn chảy xiết, vẫn cuộn trôi bên nguồi cội sáng
trong của đông phương, của ca dao hay của tinh túy dân tộc, của ý thức rực sáng
bộc lộ một tâm hồn vươn lớn, thoát cao trên mọi thấp mọn thói thường thế
nhân, để hòa mình vào vũ trụ thâm sâu, siêu thoát:ngành cong vẽ lá trong lờisớm miên mang vọng điệu người cổ sơchiều thơ dại nước khe mùcon chim về núi mộng chu-hán-đường(vào nguyên thủy giục)hoặc:Bước qua rào lá nghe chimchào cây có trái xuân tìm gió đưangàn hoa rớt hột về mưa(dệt áo)hoặc nữavành cong chim nhớ buổi chuyềnrời sông bến đẩy qua miền đông du(phusis sơ nguyên)Trong thế giới cách biệt của riêng thi nhân, họ Bùi cũng không quên dựng vẽ một
tình yêu mộng tưởng, một tình yêu mà chỉ có nhà thơ mới có đủ đam mê, đủ đắm đuối
đón nhận. Người tình của Bùi Giáng không là một thể thực hiện hữu giữa một
không gian hữu hạn như thế giới phàm nhân, người tình của chàng là Thúy, là Kiều,
là tố nữ, là tiên nga, đúng hơn là biểu tượng của một tinh thể, một nguồn suối
miên trường, thoảng như làn gió, như hơi thở nhẹ, buốt trong như tuyết băng,
hay là chính dĩ vãng, chính tiền thân thi nhân.Tam kỳ Rường quán ra saoTòa thiên nhiên nọ mòn hao bây giờCầu xin tinh thể xuân chờEm là em của mộng chờ của em(Em là Em của)Hoặc:Xa trời anh bỗng nhớ emGiữa miền đất cũ xương mềm trong daRằng hồng nhan ấy đàn bàMà em cũng vẫn như là trăng xanhHoặc nữa:Mở hai hàng cỏ lim dimMàu phơi vô định mênh mông phượng quỳNước xanh nương tử tên gìMỏng thân mở khép tuyết trì ngự daNhưng không phải ôm ấp một tình yêu trườu tượng không tưởng đó mà thi nhân
không bị những đớn đau dằn vặt của tình yêu, bởi hồn vốn đa mang, tình vốn nồng
nàn mê luyến hơn ai hết, cho nên Bùi Giáng trước sau vẫn không thoát khỏi phận
kiếp nô lệ vì tình và có thể chết vì tình, vì cái nòi hào hoa, cái nghiệp tài tửngười bước xuống ngựa ngăn đường bốn vónghe âm thanh người khóc ở sau lưngngười tay vói bắt hờ bông phượng đỏngười phố xanh cây lá rụng vô chừng…..sương chìm đắm đời anh trong huyền mộnghờn nguyên tiêu bờ hy lạp sang đòVới một tâm hồn đã trốn chạy vào cõi mộng, vào cảnh trí vô cùng của vũ trụ hư
không, vẫn còn cảm thấy như bị lãng quyên bị ruồng rẫy đó, thử hỏi thi nhân còn
gì để bám víu, còn gì để tin tưởng trông vào? Nhưng với Bùi Giáng thì vẫn còn
ông còn - một niềm thành khẩn nơi tương lai, không phải cái tương lai gần gũi,
sát kề hiện tại, ở đây tương lai là một kiếp mai sau, một kiếp mà thi nhân tin
rằng mình sẽ hiện hữu trong khung trời ảo huyền đó:một giờ tỉnh thức ra khơisầu reo bến trước đi rời cõi sauhay:đi về trong thế kỷ saunhìn trong mắt thấy trời đau trong mình(đi về)Bàn về nguyên nhân dấy loạn tâm hồn của Bùi Giáng, có người cho rằng đó là phản
ứng của tri thức bị dồn nén cao độ trước cuộc chiến tranh phi lý đã và đang tiếp
diễn. Cái điên loạn của họ Bùi cũng là cái điên loạn chung của đất nước này, của
cả những ai có một chút ý thức về thân phận nhược tiểu đất nước; chúng ta đang
ngoi ngóp khua vẫy trong cái thế cùng đường. Không bao giờ và không ở đâu có một
dân tộc đau khổ vì chiến tranh như dân tộc Việt Nam. Đó cũng là nhận xét của
Jules Roy, tác giả tập hồi ký “Trận đánh Điện Biên Phủ”. Thế hệ Bùi Giáng là thế
hệ mà vừa sinh ra, mở mắt lớn lên, đã bị dập vùi trong chiến tranh vô cùng đau
đớn nhục nhã, vì kẻ chiến thắng chưa chắc đã cần nắm được vinh quang, hãnh diện
của sự thắng cuộc, trái lại họ sẽ phải gánh chịu điêu tàn trong mặc cảm
ăn năn phạm tội. Cái phi lý cùng cực một ý thức: “Đều là nạn nhân và vật
hy sinh trong thảm kịch tương tranh vẫn là nòi giống Việt”. Một thứ chiến tranh
hủy diệt mọi cố gắng của con người muốn vươn, đạt, giành giựt lại quyền làm người.
Một thứ chiến tranh đã xô ném loài người tới giấc u mê, đối diện với bất lực, với
những khô héo tàn rữa:Chín mùa đông đổ sau hèBây giờ máu đỏ trôi về tràng giangXuân rừng tía mộng lang thangBước chân về bỗng chìm ngang lưng đèo(Rừng tía)Nỗi u uất xót xa của Bùi Giáng không chỉ thu hẹp trong một phạm vi không gian hữu
hạn. Ông mang nặng trong tâm tưởng của những nghiệm suy về cái bất hạnh chung của
nhân loại và coi đó như một định luật bất biến. Một biểu tượng trong tầm định mệnh
mặc nhiên. Trước những gẫy đổ, những mai mỉa của cuộc đời, con người sinh ra để
đi tìm hạnh phúc, nhưng chúng ta đã gọi về được gì, tìm thấy những gì cho nhu cầu
tồn sinh thúc bách, ngoài những:Con người là để chửa hoangKhóc rưng rức để hai hàng xa nhauKhép hang hở, để nghiêng đầuHốt hoa rụng để chia mầu chửa hoang(chia mầu)Ngoài nhữngMáu se từng sợi chỉ vàngChết ngang ngửa sống giấc bàng hoàng mêTỉnh say đứng phố ngồi hèKhi viết về Gabriel Marcel, họ Bùi đã nhận định: “Tâm thức người thời đại chúng
ta càng ngày càng duy lý một cách bướng bỉnh. Niềm tin Tôn giáo bát ngát khó mà
thấm nhập vào tâm hồn những người có đầu óc khoa học. Hình như những danh từ
văn minh tiến bộ, đã phờ phỉnh chúng ta, gạt chúng ta ra ngoài những truyền thống
thần bí cương liệt”. 5Trước những gẫy đổ, xiêu nát chiến tranh, của dĩ vãng, mang trong tâm hồn những
chênh vênh, hoài nghi của hiện tại, của nếp sống tinh thần đã bị biến thái, méo
mó bởi sự rỗng trống niềm tin, tư duy bế tắc trước những hệ thống tư tưởng thời
đại quay cuồng, con người càng ngày càng sa lầy trong cái hố phù phiếm của lý trí,
của những khuynh hướng duy lý, bắt nguồn từ Hégel tới những tiêm nhiễm của lý
thuyết duy vật biện chứng, khơi dẫn từ Marx, đã đưa chúng ta tới chân tường tuyệt
vọng. Tới sự xa lìa tàn rã của tinh thể tâm hồn. Họ Bùi ôm ấp hoài bão muốn dựng
lập lại cho mình, cho đời, một thế quân bình giữa lý trí phiến diện nguy hại và
bản thể tồn sinh đang rạc rời. Như cơn gió mát, như hơi thở nhẹ, như lời vọng
âm vang từ ngôn ngữ yên lặng của thiên nhiên hồn nhiên, dung dị. Nhưng trước mắt
nhìn thi sĩ, cái không gian riêng tây, âm vang một tiếng nói tròn đầy truyền kiếp,
một danh từ viết hoa từ thuở lọt lòng đã thoát xác, đã trở thành một vùng biển
máu hòa chung nước mắt mang tên Việt Nam. Cái thời gian chảy xiết mấy nghìn năm
cuốn trôi mệnh nước thăng trầm, có những khoảng khắc thăng hoa, nay chỉ còn
là những con dốc đứng thẳng theo một chiều tăm tối, thảm khốc, gió mưa.Bùi Giáng buột mất hay chúng ta buột mất, chúng ta buột mất hay nhân loại buột
mất cõi trú của tương lai, sân ga của hiện tại, bến đậu của linh hồn đơn lẻ:Tìm cố quận xanh mờ thủy nguyệtKiếm quên hương khóc bích ngạn đàoNhung nhớ chết đọa đày biền biệtGió một vùng huyễn mộng chiêm bao(Câu hỏi)Những ray rứt, những đớn đau khoắc khoải của Bùi Giáng khiến ta nhớ tới một
Tarrou trong La Peste của Camus. Chiến tranh cũng là một thứ dịch hạch mà hậu
quả của nó là những nhát dao chém xả, lao tới, hay những làn roi cay nghiệt quật
vụt xuống thân phân con người. Nó trở thành những ám ảnh siêu hình từ tiềm thức,
vây hãm đến cả mộng mị chiêm bao. Vòng dây tuyệt vọng siết dần, thắt mãi, chặt
lại, cuối cùng sức trì kéo của trọng lực tinh thần hoang mang, ý thức bi đát,
đưa nhà thơ hay chính dân tộc ta chạm kề những điếm nhục thảm thiết:Những bà mẹ khóc canh thâuNgàn năm có biết đất nào nấu nungLàng kia lửa cháy điệp trùngBốn mùa thiêu đốt tận cùng hang conNếu chúng ta công nhận rằng tiếng thơ Thế Phong là của người lớn, của những ai
muốn tìm vào sự thật của trạng huống xã hội điên loạn này, thì chúng ta cũng phải
nhìn nhận rằng Bùi Giáng là của những ai muốn tìm hiểu ít nhiều khía cạnh siêu
hình, có từ một thi sĩ đã bị đời coi như mất thăng bằng trí não!Quả thế, không những thế giới thi ca của họ Bùi rất bao la mà còn vô cùng phồn
tạp, hỗn độn. Bên cạnh những câu thơ chứa chất những ảnh hình, những tư tưởng
thâm sâu, thi nhân còn vô tình hoặc hữu ý, sắp xếp những bài thơ không những hỏng
từ ngôn ngữ, từ hình ảnh đến cả nội dung nữa. Người đọc dù can đảm tới đâu, dù
thân thiết với tác giả bao nhiêu chăng nữa cũng không thể chấp nhận nổi những
bài thơ lục bát gần như vè, những bài thơ xuôi suốt một hai trang không hề có một
dấu phẩy, cũng như ngôn ngữ lủng củng tới độ người đọc có cảm tưởng: nếu viết một
vài giòng ra và không đề tên Bùi Giáng, dám chắc có người sẽ lầm tưởng đó là đoạn
thư của một người nhà quê thiếu học với những lời lẽ nôm na dùi đục.“Mùa lụt năm nay anh chèo ghe bắt cá hai con cả thảy bỏ vô nồi nướng đủ hai con
một lần ăn hết trong miệng hàm răng em tròn như tiêu ớt no nê thiên thần trời
cao té xuống cười như nắc nẻ…”(Hạnh phúc)Hoặc:trời xanh úp mặt nghe tinthôi rồi em má ri lyn đi rồi(Trời khóc Marilyn)Hoặc:mở trong nguồn lệ phương tràncánh se dâu biển hồng tàn khép xiêmlệch tà sổ đứt ra xemmòm con mắt ngó ồ em em ồ(Ồ em)Hoặc:trăm năm trong cõi người tathân còn chẳng tiếc lọ là ô Ririêng công chúa nọ Ly Kỳlà tôi tiếc suốt li bì càn khôn(Nhớ Chế mân)Hoặc:ở ngoài em có làn daở trong em có một tòa thiên nhiêntứ chi là cẳng, tay mềmtrăm năm động đậy gọng kềm thiên hương(Biết sao nói năng)Hoặc:mở hai hàng cỏ thơ ngâymắt người nương tử đêm dày dạn sươngmở hai hàng cỏ lên đườngliễu in giòng rụng xin nường mở xem(Tượng số thiên nhiên)Nhưng xét cho cùng thì chính từ chỗ hỗn độn ngớ ngẩn, lăng nhăng đó đã cho
chúng ta thấy rõ khía cạnh tâm thành của họ Bùi. Chính từ chỗ mà thoạt nhìn,
chúng ta tưởng là những yếu kém, khiếm khuyết, của thi nhân lại là cả một dụng
ý, cố tình của Bùi Giáng trước cảnh huống điên đảo điêu linh của đất nước này.Bằng vào những yếu tính căn bản của con người, của xã hội đổ nát hôm nay, ông
phủ nhận và cố gắng phá vỡ mọi hệ thống được dựng tạo bởi lý trí phù phiếm, khiếm
khuyết, có tính cách xảo ngôn, ngụy trá của khuôn tắc duy lý, duy vật, kể cả
quan điểm duy linh mà ông cho rằng sự vươn thoát vào cõi hư vô, huyền mộng với
ý thức chạy trốn, quay lưng, tìm nguồn an ủi cho riêng mình. Vì theo nhận thức
của thi sĩ, chính những hệ thống, những khuôn mẫu lý trí, máy móc đã đưa tới
tình trạng phá sản, bầm giập của chủ thể tư duy, cản chắn hoài bão tìm về cõi
siêu việt huyền nhiệm. Lối thoát thỏa đáng cho những bế tắc, những tuyệt vọng của
tâm tưởng bệnh hoạn thế kỷ. Đây cũng là một lý do, không phải để biện hộ cho tiếng
thơ mung lung, không đều giòng của Bùi Giáng vì nó chính là chủ đích của nhà
thơ. Niềm ao ước gần gũi nhứt mà ông hằng ôm ấp là sự trở lại, quay về một nếp
đời giản dị, tự nhiên như lá trên cây, như trăng sao trên trời, như nước xuôi
chiều gió, như hơi thở của nhịp tim, như nụ cười trinh bạch trên môi người con
gái. Cho nên chúng ta cũng không nên lấy làm lạ, tại sao thi sĩ có thể làm tới
cả trăm ngàn bài thơ chỉ để ca ngợi một chiếc lá - một chiếc lá… mong thông cảm
được lời chim chóc hồn bướm hoa vạn vật:Cúi đầu tuân nhận lời chimMở hàng môi đỏ của tin cho đời(cành cong thu đỏ)Hoặc nữa:hai bàn tay ngón tay xinmôi mơ màng đỏ của tin ngực trònnghĩa là hơi thở chon vonmở xuân thu sợ hao mòn tiếng chimquay về ngủ mộng bình nguyêncòn mang trong bụng hình tiên nga ngồingày mai mở mắt ngó trờicòn nghe trái đất suốt đời loay hoayTưởng rằng xa mà thật gần kề, tưởng khinh bạc kiêu sa mà thật đơn sơ thuần hậu,
tưởng giông bão một vòm trời mê loạn mà thật trong sáng mơn man, tưởng không mà
là… Cái hư ảo, thâm thúy phảng phất quạnh hiu, đơn lẻ của tiếng thơ Bùi Giáng ở
đó, cái “lớn” của thơ Bùi Giáng ở đó. Phải chăng cái vô cùng nằm ngay trong cái
đơn sơ mộc mạc, cái tuyệt đối nhìn thấy từ hữu hạn ý thức, cái siêu thoát,
thoát từ nhơ nhớp lầm than. Cái tinh thể trì tồn giao hòa từ cỏ cây gỗ đá,
trăng hoa, từ cồn bờ mương, từ chim muôn dã thú. Tiếng nói linh hồn Bùi Giáng
là tiếng-nói-im-lặng-thiên-nhiên, của vô-ngôn-vũ-trụ-huyền-nhiệm linh cảm, của
tiềm thức đơn thuần. Với một tiếng nói vượt ngoài tiếng nói, một tâm hồn đã lẩn
tan trong từng thớ gỗ, sơ cây cọng lá… Do đó, ngôn ngữ chỉ còn là những
xác hình vô nghĩa, và lý trí phù phiếm chỉ còn là lớp bụi bám, những đám mây vẩn
đục bao quanh một tinh thể siêu việt mà thôi.°Ý nghĩa cuối cùng của tôi có lẽ là lời nhủ thầm cho chính tôi
“Mi hãy bước tới bằng bước chân của gió - Mi hãy đi vào bằng cửa ngõ cảm thông
- Mi hãy nhìn vào và soi tỏ khuôn mặt bằng ánh sáng của trăng - Mi hãy trút bỏ
những hành lý hệ thống khuôn nếp mà đời đã trang bị cho mi - Mi sẽ tiệm cận hay
giao thoa với vũ trụ vô ngôn, với cội nguồn tiếng nói đó. Và hãy nhớ - Khi Khổng
Phu Tử hỏi các môn đệ cao thêm về khát vọng đời sống - Sự giải bày của các môn
đệ tựu trung đều một lòng thành khiết kiến tạo xã hội, nâng cao đời sống con
người. Chỉ riêng một Tăng Điểm khi được hỏi tới đã gõ đàn thưa rằng: “Tôi muốn
mùa xuân mặc áo bông, rủ một bầy trẻ thơ ra tắm mát sông Nghi, trở lên, hóng
gió nền Vũ Vu, rồi hát mà về”. Khổng Phu Tử đã gật đầu, buồn mà rằng: “Ta cũng
chỉ muốn được như Điểm thôi”.--------------------------------
Sài Gòn Kim Hải Việt Nam X.B năm 1962. Toàn bộ gồm 3 cuốn,
làm một thời xôn xao dư luận thế giới văn hóa tại đây. |
|
Đây là một tập sách do nhà xuất bản Lá Bối ấn hành gồm những
lá thư của Nhất Hạnh, Hồ Hữu Tường, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện gởi cho Martin
Luther King, J. P Sartre, André Malraux, Réné Char., H. Miller. |
|
Nhưng kết quả của của sự tạo dựng học thuyết Kant phải
chăng đã không tạo lập sự liên lạc của việc hòa hợp giữa ý thức con người và
ý niệm căn bản Siêu Hình Học? - Phải chăng sự thiếu liên lạc ấy đã không mang
lại đường lối cho sự gây dựng học thuyết Kant? |
|
Lược khảo về thơ 1900-1959 quyển 2 |
|
Trích trong “tư tưởng hiện đại” của Bùi Giáng – trang 9. |
Tôi ngạc nhiên bàng hoàng, những giòng chữ, những giòng chữ cứ trôi chảy ùa đầy tâm hồn tôi, cả một bức tranh quê hương nghèo khó lầm than diễn ra trước mắt tôi. Ông già nét mặt đau đớn, bà mẹ quê còm cõi lưng còng, bầy trẻ thơ trơ mảnh thân khô xương vàng vọt. Những hình ảnh thật thường nhưng đã sớm hằn in trong tiềm thức tôi. Từ ngày còn thơ dại, những khuôn mặt kinh hoàng lo sợ của mẹ tôi, của gia đình tôi mỗi khi ngoài đường đêm đó có bước chân vang dội khác thường hay chỉ một vài tiếng chó sủa, một tiếng kêu ú ớ… cũng khiến chúng tôi giật mình hoảng hốt.
Những ngày khói lửa liên tiếp kéo qua mảnh đất nghèo nàn này. Quê hương tôi
cũng là thế đó. Quê hương tôi tới hôm nay cũng còn nguyên đấy nỗi đau nhục,
còn nguyên đấy những bộ mặt lạc thần ngơ ngác. Người dân nước tôi, chiếc khăn
tang quấn vội đưa tiễn những người thân yêu về tới đất tổ, trên mười năm nay
còn mang chung một thứ tang chế cốt nhục tương tàn muôn đời không gột sạch.
Chiến tranh, thiên tai, Cộng sản, những tai họa nguy hiểm, khủng khiếp đó đã
không ngớt hoành hành cào xé hạnh phúc quê hương VN.Thấy bão lụt thổi bay nhà, chết lúadân đói dân gầy đắng cay nhiều quámà đêm đêm chúng vẫn cứ hiện vềgióng trống đập thùng khua rộn xóm quêgiết bô lão bắt dân nộp thuếvà cứ mỗi đêm bao nhiêu người mất mẹbao vợ mất chồng bao trẻ lìa chatôi làm thơ mà xót thịt, đau damỗi câu viết ra, mỗi lần nhức nhốiđường ta đi vẫn còn nhiều bóng tối’tiếng ca buồn nghèn nghẹn “Ôi Quê Hương”Ôi quê hương! Còn tiếng gọi thê thảm nào đau xót hơn nữa, nhưng tất cả cũng chỉ
như cơn gió nhẹ thoảng qua, tan biến rất nhanh vì những con buôn chính trị, những
tay hoạt đầu văn nghệ, cả những kẻ đang sắm vai tuồng phụ mẫu chi dân cũng chỉ
lo “Những bài diễn văn, những thủ đoạn khoa trương - những danh từ nhân dân,
dân chủ”. Những cái bánh vẽ ấm no hạnh phúc của chính quyền con buôn, trước thực
tế phũ phàng chỉ làm người dân thêm tủi hờn căm tức. Trước những đe dọa tàn sát
của bọn Cộng Sản cuồng tín, khuôn mặt quê hương này đã nhàu nát, thảm thê hơn nữa.Tôi đọc, không tôi đang sống, tôi đang nuốt từng hơi thở u buồn của quê hương.
Tác giả đã cho tôi sống lại từng giai đoạn lịch sử, đau đớn thêm một lần nữa những
đau đớn đã qua hay đang diễn tiến trên sân khấu quê hương này. Sân khấu nước
tôi là sân khấu của những khuôn mặt bi thảm, của tấn bi kịch trường thiên; của
những hình ảnh mẹ mất con, vợ mất chồng, con thơ mất tình phụ mẫu. Tôi cho rằng
trên bất cứ một giải đất nhược tiểu nào, cơn lốc bi thảm cũng thổi qua, xoáy
tít, cái mảnh đất vốn đã sẵn nghèo nàn, cõi cằn này còn hứng thêm nhiều nước mắt,
tiếp nhận nhiều máu xương, bếp lửa còn lạnh, vòng tay còn trống trơn, ánh mắt đẫn
đờ tê dại. Người chết đi còn ôm theo nhiều tủi nhục, người ở lại còn mê sảng với
những viễn tượng, những dĩ vãng hãi hùng kinh tởm, lưng còn còng xuống, vai còn
chĩu nặng ê chề, nhọc nhằn khốn khổ của một định mệnh khốc liệt tối tăm. Cái tối
tăm dày đặc chuyển lưu từ thế hệ này sang thế hệ khá. Đến đỗi “Những niềm vui
không nở trọn bao giờ”. Trời chưa kịp sáng bóng tối đã vây quanh. Bóng tối tràn
đầy ngay từ tâm hồn những tên vong thân bán nước, những tên lưu manh chính trị
lợi dụng thế nước mong manh lòng dân xao động bàng hoàng:1-11-1963! ngày bất công chấm dứtcách mạng rồi tất cả múa như điênđêm vừa qua đêm dài nhấtđêm đầu tiênđã bao đêm đêm nhưng đêm nay không ngủ……Nhưng niềm vui đậu lại không lâulửa cách mạng như hoàng hôn le lóiđợi bay gọi ra về bóng tốingày tháng mịt mùng, bất trắc lo âutừng phút từng giờ đả đảo hoan hôchỉnh lý biểu tình xuống đường hội thảosúng vẫn nổ và miền Trung gió bãonước tràn về người chết nhà trôithôn xóm từng đêm nước mắt đầy vơithêm từng ngày đói nghèo tơi tảBãi mía vườn dâu giàn dưa mái rạnhìn vào đâu cũng thấy đau thươngNhìn vào đâu cũng chỉ thấy đau thương! Mặc dù bao nhiêu thế hệ đã:Hai mươi ba mươi xuống biển lên rừngbỏ lại sau lưng tình yêu hạnh phúcsay chiến đấu để xóa hờn rửa nhụcvì tự do ai tiếc rẻ đời traiquê hương mình từ buổi chia haicây cỏ cũng buồn núi sông ứa lệnày xóm này thôn này trời này bểnày câu ca tiếng hát êm đềmnày tình thương này tiếng võng ru êmnày ruộng vàng thơm cò bay thẳng cánhnày mẹ này cha gác chuông tượng thánhcó thể nào để mất nữa em ơichúng anh đi vì mến thương đời(nhận cách biệt để làm nên hội ngộ)Nhận cách biệt để làm nên hội ngộ! Thật thấm thía đau đớn, cũng chỉ vì những ước
vọng, khát khao (rất đơn sơ, bình dị) trong đó có mẹ già yên giấc, có em thơ nô
đùa, có những người yêu nhau không còn tính chuyện biệt ly… Nhưng ao ước vẫn chỉ
là ao ước (dù cho ao ước vô cùng nhỏ nhoi nghèo nàn) vì cho đến bây giờ, quê
hương này vẫn còn đầy rẫy thê lương thảm cảnh, vẫn còn hoài những bà mẹ thắp
nén hương đêm đêm khấn nguyện, con ra đi đầu rừng cuối bể mong sao còn lành lặn
trở về.Với một tâm hồn trung thực, thành khẩn, Tô Kiều Ngân đã đóng trọn vai trò chứng
nhân của mình. Với cảnh sắc quê hương đó, với những gì tạo thành khuôn mặt
thương tích nát bầm đó, trách nhiệm do ai và bởi đâu? - Dĩ nhiên bởi chiến
tranh, bởi Cộng Sản và trách nhiệm trước lịch sử Việt Cộng phải gánh chịu,
ngoài ra bọn con buôn xương máu đồng bào nhân dân cũng phải liên đới. Lịch sự sẽ
vạch mặt chỉ danh bọn chúng.Tổ quốc chúng ta chia lìa đôi ngảNam Bắc hai phương như dao cắt dạmà hôm nay thôn xóm còn cách ngănmái tóc xanh lạnh trắng vành khăncó những người đi không bao giờ về nữavì chúng nó mà thôn làng bốc lửamà quê hương héo hắt nước sầu đauchúng nó đi đâu chúng nó về đâulà có ám sát có đốt nhà bắt cóccó những tấm lòng héo đi vì tiếng khócnước mắt chan cơm, trắng những đêm dài’giải phóng gì đâu?giải phóng cho ai?Tôi đã không dằn nổi tình cảm đang dềnh lên, bốc cao, xoắn vít tâm hồn.
Tôi nghĩ về trường ca Người Lính Việt Nam của ông như nghĩ về một trận
mưa trút xuống miền nắng hạn; như một giòng suối nhỏ ngọt lành chảy giữa đám rừng
hoang dại… tôi nghĩ về ông bằng một trí tưởng tròn đầy những thành khẩn thiết
tha trìu mến. Qua trường ca, ông đã vẽ lại gần đúng khuôn dáng người lính Việt
Nam không son phấn, không điểm trang ngụy tạo. Một sắc diện chứa chất đầy ưu uất,
dằn vặt, những cấu xé, những máu và nước mắt, những bội phản trắng trợn, những
bất công, những khốn nhục. Nhưng người cầm súng vẫn vững tin nơi truyền thống,
nơi tương lai đất nước một cách mãnh liệt:Quên tất cả để khắc vào tâm tưởngRằng Việt Nam nhất định phải sống cònXua tan bóng tối héo honDập cho nát những tỵ hiềm cách biệtThù trước mắt phải nhìn, phải biếtĐể cùng nhau xiết chặt bàn tayPhấn khởi tin vào thắng lợi ngày maiĐêm nay, ngồi trước chiếc bàn viết nhỏ, trước ngọn đèn điện 15 watt, câu
qua bao nhiêu chòm xóm của khu lao động mang biệt danh Chuồng Bò;
khi những âu lo về cuộc sống, những đau nghiến của tình cảm, dĩ vãng, về
miếng cơm manh áo đã tạm lắng dịu, tôi phân vân trước vấn đề Tô Kiều Ngân…Bây giờ những sôi động chứa chan cảm tình lúc đầu không còn nữa, cũng như ngoài
ngõ, đêm đã xuống sâu, bóng tối đã quánh đặc. Những bầy chuột cống reo vui rúc
rích, bảo nhau lục soát tảo thanh những thùng rác đặt ngổn ngang dọc con hẻm.
Những người đàn bà mặt hốc hác vàng bủng từ các căn nhà lụp xụp, chui ra, lột
xác trở thành những nàng tố nữ, những nàng “cung phi của bóng tối”. Tôi nghĩ
không lẽ mình cũng như họ, cũng phấn son trang điểm, cũng xức nước hoa tình ái
rẻ tiền!!! Nên phải thành thực nói rằng tác phẩm TC NLVN của Tô Kiều Ngân đáng
lẽ chưa vinh hạnh đại diện cho thực trạng bi đát, cùng quẩn của một khoảng thời
gian, không gian chan hòa đau thương chiến tranh này nhưng giữa những tác phẩm
dao to búa lớn, hò hét, hoan hô, ngợi ca một cách vô ý thức như trên tôi
đã nói thì NLVN của ông rất đáng để chúng ta bàn nhắc, phơi bày như phơi bày
tâm sự chung của những kẻ mất quê hương, mất tuổi trẻ, mất tương lai…Hai mươi, ba mươi, xuống biển lên rừngbỏ lại sau lưng tình yêu hạnh phúcVà:Nhưng niềm vui đậu lại không lâulửa cách mạng như hoàng hôn le lóiDơi bay ra gọi về bóng tốingày tháng mịt mùng, bất trắc âu loVà nữa:Cuộc chiến thê lương, năm tháng kéo dàigian khổ dựng như trường sơn thiên lýNhìn vào đâu cũng chỉ thấy đau thươngKhơi dẫn từ Trường ca Người lính Việt Nam - phối kiểm bởi những lời tâm sự
thành thiết, tôi nghĩ chúng ta nên nhìn Tô Kiều Ngân bằng con mắt hôm qua - và
trên đường đi về quê hương - trên giòng chảy trôi vào lòng dân tộc ta hãy dõi
trông, và ngóng đợi, và cảm thông cùng một Tô Kiều Ngân đang lần bước đi tìm
quê hương - tìm về tình người trong một khoảng trời cao rộng.Tô Kiều Ngân - Tôi bắt đầu chú ý đến 3 chữ này và khoảng năm 1954 xuất hiện
trên ban Tao Đàn và sau này trên tạp chí Sáng Tạo. Một vài bài mang tên Tô Kiều
Ngân tôi còn nhớ đó là bài “khảo về hò Huế” và “phố hàng Khay”. Năm 1955, ba chữ
này lại xuất hiện trên các giá sách với tập truyện ngắn “NGƯỜI ĐI QUA LÔ CỐT” –
Đây là tác phẩm đầu tay của ông.Sau đó, ba tiếng Tô Kiều Ngân mờ dần trong trí tôi. Không phải tại Ông rời bỏ
những người cầm bút, trái lại, Ông vẫn còn hoạt động đều đặn và có thể nhiều
hơn trước. Nhưng chính sự đều dòng không bật nổi đó khiến đám đông ít người biết
tới, hoặc có biết tới rồi cũng lãng quên… Nhưng lý do chính có lẽ tại tôi, trước
đây, đã không có những sinh hoạt chung với anh em, nên trong tôi chỉ còn một số
vóc dáng hằn sâu với nét độc đáo riêng, lẻ của họ mà thôi.Sau này, khi giao tiếp với một số anh em như Hiếu đệ, Thế Phong, Đinh Hùng,
Uyên Thao, Trần Tuấn Kiệt, Nguyễn Đình Toàn… mấy người này, thỉnh thoảng nhắc tới
tên Tô Kiều Ngân nên ba chữ đó bắt đầu sống lại. Khi cho phát hành tập thơ Du Tử
Lê, tôi tìm đến nhà ông. Tôi nghĩ, đây là dịp để quen biết với “NGƯỜI ĐI QUA LÔ
CỐT”, thứ nữa ông là người phụ trách Nguyệt san Văn nghệ chiến sĩ, tờ báo duy
nhất của Quân đội có mục điểm sách. Hai buổi tối ghé qua, không gặp. Buổi chiều
hôm sau, khi đem nộp bản tập Thơ để xin phát hành tại Bộ Tâm Lý Chiến, đường
Phan Đình Phùng, bất chợt, tôi gặp Tô Kiều Ngân tại đây.Phải nói rằng lúc đó tôi còn ngờ ngợ không dám nhìn nhận, vì trong óc tôi
hình ảnh về một Tô kiều Ngân là hình ảnh tưởng tượng có sẵn trong tôi từ ngày
chú ý tới ba chữ đó, căn cứ vào ngón tiêu hào hoa với giọng ngâm đặc biệt miền
Trung. May sao, nhờ có bảng tên đeo ở ngực, tôi liền bước tới.- Xin lỗi, Đại úy là Đại úy Tô Kiều Ngân?Ông cũng mừng rỡ:- Vâng. Còn anh là Du Tử Lê?Chúng tôi xiết chặt tay nhau trước con mắt mở lớn của những nhân viên trong
phòng.Vì không tiện nói chuyện nhiều, sau năm ba câu thăm hỏi, tôi cáo từ để chạy lên
Văn Khố cho kịp giờ. Lúc chia tay ông dặn tôi nếu rảnh ghé qua Tòa Soạn Văn Nghệ
Chiến Sĩ chơi.Cuộc gặp gỡ bất thần, không kịp cho tôi ghi nhận gì về ông, ngoài cảm
nghĩ vui vui và thầm mừng đã không phải tiếp giáp một bộ mặt khinh khỉnh, ra
cái điều quan trọng…, bệnh chung của đa số những văn nghệ sĩ của nước Anman có…
gần 5 nghìn năm… văn hiến.Hai hôm sau, nhân dịp đi thâu thanh trên đài quân đội (trong nha CTLL), tôi ghé
thăm ông tại phòng làm việc. Ở đây tôi gặp Huy Phương, Tường Linh. Lần
giao tiếp này, không khí có phần cởi mở thân mật hơn.Ông đưa tôi coi trước bài viết của Mai Trung Tĩnh phê bình tập thơ của tôi. Tôi
đọc xong, ông hỏi:- Sao toa có hài lòng không?Ngưng một lát, ông mỉm cười nói tiếp:-Được thì đăng không thì thôi. Theo tôi thấy MTT viết bài này vô thưởng vô phạt,
khen một nửa, chê một nửa, dài như thế chứng tỏ cũng nhiệt thành lắm đấy chứ.
Có điều tôi không đồng ý với ông Vương Tân khi viết lời bạt cho anh.Tôi chưa kịp nói gì, Huy Phương đã tiếp.- Du Tử Lê thế là đặc biệt lắm đấy chứ, trong tủ còn nhiều tập thơ gửi đến từ
lâu mà chưa có ai viết cả.Tôi cười, nói với Tô Kiều Ngân.- Ồ, anh bảo người viết phê bình cho tôi là quý rồi. Còn khen hay chê tùy thuộc
nơi chủ quan họ. Ăn thua gì.Tô Kiều Ngân cười qua khói thuốc Lucky.- Tôi sẽ cho sắp chữ ngay số này.- Vâng, cám ơn anh.Buổi chiều vào sở, một người hỏi tôi có gặp Tô Kiều Ngân không -Tôi trả lời có.- Thấy thế nào?- Chưa có nhận định rõ ràng nhưng đại khái lịch sự, bặt thiệp, hào hoa lắm -
Lucky chuyên nghiệp - Thế mới khó chứ!Rồi báo văn nghệ Chiến Sĩ số 13 phát ra. Nhiều nguồn dư luận tỏ ý tán thành hoặc
bất đồng về bài phê bình của Mai Trung Tĩnh. Với tôi, chuyện ấy không mang một
ý nghĩ nào khác ngoài điều nhận xét thấy tác giả bài báo đã để lộ quá rõ mặc cảm.
Riêng với Tô Kiều Ngân, tôi vẫn giữ nguyên cảm tình quý mến cũ, cũng như tôi
quý mến tất cả những người làm văn nghệ đi bước trước tôi. Tôi muốn nhấn mạnh ở
chỗ họ đi trước thôi chứ không nói tới văn tài, sự nghiệp…Khoảng thời gian này, tôi được nghe nhiều người nói về Tô Kiều Ngân hơn. Thường
họ nhắc tới ông không ngoài những việc ông đã làm (không văn nghệ chút nào cả)
và với ngụ ý không mấy tốt đẹp.Hôm tôi ghé thăm Nguyễn Đình Toàn trên đài Sàigòn Toàn rủ tôi đi uống cả phê,
đúng lúc đó, Tô Kiều Ngân cũng vừa tới. Chúng tôi mời ông đi luôn. Ngồi quán Tầu
được một lát thì Tô Kiều Ngân về trước.Nguyễn Đình Toàn bảo tôi:- Ngân nó khéo lắm.Rồi bằng đúng tác phong của “Những kẻ đứng bên lề” 1,
Toàn sửa lại gọng kính trắng trên khuôn mặt thư sinh, lắc đầu nhè nhẹ…Tôi cũng im lặng cố hiểu ngụ ý cái lắc đầu đó…Lát sau, Toàn tiếp:- Nó chịu khó đọc lắm, cầu tiến và được cái kiêm nhiều tài…- Ờ mình biết, “bạn ấy” bao sân gần hết từ họa tới nhạc, thơ văn, kịch, đủ thứ,
hầu như món nào cũng có thể là sở trường và cũng có thể là sở đoản. Ôm nhiều là
một điều hay và cũng đáng để hãnh diện lắm chứ. Nhưng nhiều quá sợ loãng…Tới đây, tôi nhớ đến một nhận xét của mọi người đã từng cộng tác, chung lưng với
Tô rất nhiều năm: “Lui có cái hay là lúc cần, có thể thản nhiên coi nhẹ tất cả
dù là tình bè bạn thủy chung, khiến nhiều anh em bất mãn, nhưng lúc cần chiếm lại
cảm tình cũ, lui có thể gây lại được ngay, mặc dù mình chưa quên chuyện
xưa nhưng cũng không thể làm mặt giận dữ nổi”.Đó là một phần nào những gì bao quanh người mang tên Tô Kiều Ngân.Riêng tôi, sau một thời gian giao tiếp, tôi nhìn thấy ở ông trong khía cạnh của
một người dễ mến, có nhiều cảm tình và thân mật cởi mở. Và có lẽ tôi cũng không
mong tìm thấy nhiều hơn các khía cạnh ẩn chìm khác nữa.Trong một buổi đi uống cà phê, một người bạn tôi, có nhắc đến chuyện ngắn
“Phố hàng khay” của ông đăng trên Sáng Tạo bộ cũ (tôi cũng không nhớ rõ số mấy),
và tỏ ý khen ngơi, thích thú. Phải chăng vì cảm kích lòng chân thực của người bạn
kia, ông đã kể cho chúng tôi nghe xuất xứ của câu chuyện dí dỏm nhưng
cũng rất hàm xúc.Nguyên dạo đó, ông cùng Đỗ Tốn và cố văn sĩ Nhất Linh vào rừng Đà Lạt tìm lan.
Lúc trở về, chẳng may ông bị chó cắn. Dĩ nhiên, để sau này khỏi ân hận đã mắc
phải bệnh điên bởi chó dại, nhà văn kiêm thi sĩ Tô Kiều Ngân phải đi chích thuốc
liền 21 ngày. Mới đi được 2, 3 hôm, thì ông gặp bà cụ người Bắc di cư cũng đưa
cháu đi chích ngừa. Trong lúc chờ đợi, để tiêu thì giờ, ông gợi chuyện bà cụ.
Nhưng có lẽ tại giọng nói của ông có vẻ “bắc kỳ tính” khá nhiều nên bà cụ lầm
tưởng và hỏi ông:- “Thế ở ngoài TA ông ở đâu?”Bị “phỏng vấn” bất ngờ, ông không kịp suy nghĩ, trả lời luôn;- “Dạ, cháu ở phố hàng Khay Hà Nội”.Kỳ thực thì ông nào có biết Hà Nội ra làm sao đâu! Nhưng ông bảo trước sự say
sưa, sung sướng của một người muốn nhắc nhở dĩ vãng. Nhất là người đó là một cụ
già,ông cảm thấy không thể trả lời khác hơn được.Bữa ấy, ông được bà cụ “tâm sự” hơn một tiếng đồng hồ về chuyện quê quán, làm
ăn gia đình, con cháu… khi ra về, tìm người hỏi thăm, ông mới vỡ lẽ rằng
phố hàng Khay của Hà Nội xưa là phố của Tây Đen bán vải, may mà bà cụ cũng
không biết phố hàng Khay!!!TIỂU SỬLê Mộng Ngân tức Tô Kiều Ngân sinh năm 1926 tại Huế. Tuổi trẻ của ông được nuôi
dưỡng trong bầu không khí trang nghiêm cổ kính của thành phố buồn, thành phố của
những dấu tích xa xưa, của bao nhiêu triều đại đã hưng phế, nay chỉ còn trơ lại
một nội thành với những lăng tẩm u trầm, một giòng sông Hương “Nông chờ” tháng
năm lạnh lùng trôi qua, biểu tượng niềm riêng, nỗi quạnh của người dân xứ Huế.Thuở còn cắp sách tới trường, Ngân đã sớm tỏ có chất nghệ sĩ luân lưu trong huyết
quản. Trò Ngân học hành biếng nhác và thường trốn học, đi chơi đó đây với cây
sáo trúc không mấy khi rời tay.Rồi chiến tranh Pháp Việt bùng nổ toàn diện, Tô Kiều Ngân cũng nghe theo tiếng
gọi kêu khẩn thiết của tổ quốc, khăn gói lên đường tham gia kháng chiến chống
Pháp. Ông được sung vào ban kịch của Vệ quốc đoàn khu IV.Một ba lô, một ống sáo, ông theo đoàn kịch đi lưu diễn khắp nơi, lang thang suốt
từ Huế đến Thanh Hóa. Ông kể:Vì tính cách lưu diễn, nên chúng tôi đi hết nơi này tới nơi khác,
có cái thú là những buổi chiều đi qua những làng mạc, những cánh đồng ruộng
lúa bát ngát, tôi say sưa thổi sáo, những bản hùng ca của Phạm Duy, lòng
cảm thấy lâng lâng, chân bước nhẹ nhõm vô cùng. Cảnh đó, bây giờ không còn được
hưởng nữa.Ở ban kịch liên khu IV được một thời gian, ông xin tình nguyện chiến đấu tại mặt
trận Đèo Hải Vân. Sau đó Tô kiều Ngân bị Pháp bắt năm 1948.Sau 3 tháng bị cầm tù, ông được thả về. Lúc đó vào khoảng cuối năm 1948.Từ đó, Tô Kiều Ngân bắt đầu hoạt động văn nghệ. Tác phẩm đầu tiên của ông là kịch
thơ 4 màn “Ngã ba đường”, do ban kịch SÔNG Ô trình diễn trên sân khấu Huế. Tiền
bản quyền tác giả đã giúp họ Tô mua được một chiếc xe đạp. Hành động này đã chứng
tỏ Tô Kiều Ngân là người rất căn cơ, không bừa bãi, thả lỏng, bốc đồng như hầu
hết các nghệ sĩ khác. Ông là người biết điều hòa hai cuộc sống Nghệ sĩ và Thực
tế.Năm 1950 ông gia nhập quân đội. Năm 1952 ông đưa gia đình vào Nam. Tại đây, ông
lần lượt viết cho các báo ĐỜI MỚI, NGƯỜI SỐNG MỚI, đồng thời ông cũng cộng tác
với một vài tờ báo xuất bản tại Hà Nội như HỒ GƯƠM, GIÁC NGỘ…Năm 1955 ông cùng Đinh Hùng và vài anh em nữa thành lập ban thi văn Tao Đàn
trên đài phát thanh Sàigòn. Sau đó ông cùng Thanh Nam chủ trương tuần báo Thẩm
Mỹ, rồi cộng tác với Sáng tạo, Văn Nghệ Tiền Phong, Tiểu Thuyết tuần san v.v…Về mặt quân độ, có thời, ông làm chủ bút tờ Quân Đội bán nguyệt san (do Nha
C.T.T.L . ấn hành) và hiện tại ông đang chủ trương biên tập nguyệt san “Văn nghệ
chiến sĩ” của QLVNCH. Ông thuộc loại viết nhanh và rất dễ dàng. Không kể ngày
hay đêm, không cần bàn, ghế, bên máy in ông cũng có thể viết được. Ông nói:
“Tôi viết theo hứng”.TÔ KIỀU NGÂN VÀ QUAN NIỆM SÁNG TÁCMột buổi sáng chủ nhật, tôi lại thăm ông ở nhà riêng đường Phan Văn Trị. Vừa dựng
xe, tôi đã nhìn thấy ông trong bộ Pyjama sọc đang lúi húi trước giá sách kê sát
lối ra vào.Thấy tôi, ông bở dở công việc, đứng dậy với nụ cười cùng ánh mắt reo vui, ông bắt
tay tôi.- Vào chơi Du Tử Lê.Lần đầu tiên bước vào nhà Tô Kiều Ngân, tôi bỡ ngỡ, ngồi xuống chiếc ghế salon
nệm xanh.Một lát, sau vài câu xã giao thông thường, tôi bắt đầu quan sát “Tổ ấm” họ Tô.
Căn phòng khách tuy hơi nhỏ nhưng được bày biện thật gọn gàng và khéo léo, chứng
tỏ chủ nhân là một tay có mắt mỹ thuật thuộc vào hạng khá!Trên tường trước mắt tôi, một bài thơ Đường do ông dịch được đóng khung kính
treo cẩn thận. Trên bức tường dối diện, tôi thấy treo một bức tranh của
Nguyễn Khắc Vinh vẽ ngựa và cây., Ngay cạnh bộ salon là chiếc máy Pick-up loại
Hifi. Phía trên tường là một bức tranh vẽ cảnh sông nước thuyền câu của chính
ông. Ở góc trái phía ngoài cùng căn phòng, kê một chiếc giường sắt nhỏ bọc nệm.
Cảnh trí này đủ nói lên cuộc sống đầy đủ gọn ghẽ, kín đáo của họ Tô.Đang mải nghĩ ngơi về những gì thấy trong “phòng văn” chợt Tô Kiều Ngân hỏi
tôi:- Nghe nói “Toi” đang viết một cuốn sách gì đó phải không?- Vâng. Tôi dự tính ghi lại một số nhận xét về cuộc sống của năm ba người quen
biết. Sự lựa chọn của tôi hoàn toàn theo chủ quan. Trong số người đó có anh.
Nên hôm nay lại anh, xin ít tài liệu…- “Toi” cứ viết về mấy người kia cho xong đi đã, moi sẽ đưa tài liệu sau.- Có. Tôi viết đã gần xong kể cả anh.Tô Kiều Ngân cười nheo đuôi mắt.Câu chuyện văn nghệ được trao đổi trong không khí chân thành cởi mở. Tô Kiều
Ngân cho biết ông đang viết một tập truyện dài nhưng phải chờ đến Hòa Bình mới
in ra được.Lúc ra về, bên tai tôi còn vẳng lời tâm sự (?) Lời than vãn hay lời ăn năn của
một người nhìn về quá khứ: rùng mình (?) - hướng tới tương lai: e ngại (?)
"… Ngày xưa, tôi viết dễ dàng bao nhiêu thì bây giờ việc viết lách đối với
tôi trở nên khó khăn bấy nhiêu…”Phải chăng con người mang tên Tô kiều Ngân hôm nay không còn là Tô Kiều Ngân của
những ngày hôm qua nữa? Khi một người tự nhìn nhận việc viết lách trở nên khó
khăn, hệ trọng, vì không thể viết những giòng phù phiếm, vô trách nhiệm; thì ít
nhất trong thâm tâm họ, trong thái độ, quan niệm đã có phần biến7 thái, lột
xác…Ở Tô Kiều Ngân, tôi nghĩ có thể hôm nay ông đã nhìn về một hướng khác xưa… Bỏ
cái thói thực ôm cái hư, hay bỏ cái hư ông cái thực, giữa cuộc đời hư hư, thực
thực này. Đó chỉ là nhận xét của cá nhân tôi. Chúng ta vẫn cần tới thời gian vì
chỉ có thời gian mới đem lại cho chúng ta một câu trả lời cuối cùng mà thôi!PHỤ LỤCNhắc đến Tô Kiều Ngân, thường người ta chỉ biết ông với tư cách nhà văn nhiều
hơn là một nhà thơ, và người ta lại càng biết ít hơn nữa tính chất lãng mạn,
tình ái trong thơ ông.Ở đây, bằng tất cả tài nghệ uốn ba tấc lưỡi, rào đón nỉ non tâm sự, kẻ viết mới
lấy được dăm bài thuộc loại ‘chuyền tay”… - lục đăng ở đây, để độc giả thấy rằng
mặc dù có trên dưới 15 năm “lính” nhưng bản chất “hào hoa”, “đa tình”, của họ
Tô vẫn có những giây phút bừng dậy, sôi động, đắm đuối. - Hay đó là cố tật của
đa số những ai thuộc giòng họ Thơ - thích thương vay, khóc mướn - thích thương
nhớ hão huyền, mơ tưởng không đâu về những bóng hình chưa đến đã rời xa, chưa
hiện đã tan biến…Trong một buổi tối đi chơi với ông, có thêm Chinh Yên, ông nói: “moi không hiểu
tại sao cứ mỗi khi uống rượu hơi say một chút là nhớ người ấy - mặc dù đã trên
tám năm yêu nhau trong ngang trái, bế tắc, người ấy vẫn không hề nghĩ tới
chuyện đi lấy chồng…”Đường ra ngoại ô tối thêm và hẹp dần. Giữa tiếng máy nổ đều đều của chiếc
Simca cũ và bóng đêm tràn đầy lòng xe, tôi không thể ghi nhận khuôn mặt ông lúc
đó ra sao. Nhưng tôi nghe rõ một tiếng thở dài nhè nhẹ…Gió thật lạnh. Tô Kiều Ngân hát nho nhỏ (giọng trầm và buồn bài Sérénade của
Schubert. Chinh Yên thiếp trong cơn nóng lạnh đột ngội - tôi nhớ đến một người
- và tiếng hát ngân dài “… bóng tối buồn không mầu…”VỀ KỶ NIỆMVẫn biết chừ yêu nhauMai rồi không yêu nữaTình hôm nay đang nồngMai đã tàn hương lửa Những bàn tay rời nhauMắt thôi nhìn một hướngBản tình ca buổi đầuNay chỉ còn dư hưởng Tình yêu như nắng chiềuThoáng hiện rồi thoáng tắtĐời vẫn qua hững hờNgười gặp người cúi mặt Em đã hết yêu anhKhông còn chờ bên cửaKhông nhìn mưa một mìnhTim mềm thôi nức nở Anh vẫn đợi em hoàiĐể rồi em chẳng đếnTìm chi trong ngày quaQuên rồi câu ước hẹn Ôi! Tình như bóng mâyTan dần theo ánh nắngMột tháng rồi một nămRồi những ngày trống vắng Nhưng sao anh vẫn buồnPhải chăng còn kỷ niệmKỷ niệm thì tràn đầyBao ảnh hình thương mến Này đây em con đườngNày đây em đồng cỏNày đây ánh tà dươngĐây vừng trăng mới nởNày đây tiếng hồ cầmNày đây hương suối tócNày đây tiếng em cườiNày đây lời em khócMàu áo em tím buồnBài thơ em vẫn thíchÔi! đây những con đườngChiều thu mưa rả ríchThôi… rồi thôi, rồi thôi…Anh trở về kỷ niệmNgồi đợi tháng năm tànXóa phai tình thương mến°Chờ cho phai kỷ niệmBiết bao giờ em ơiMà khi chiều mới xuốngĐã thấy tương tư rồi!TÌNH CAKhi sao hôm vừa hiện cuối chân trờiChúng tôi ngồi trên cỏ đếm sương rơiTrời cao quá, mây vừa trăng mới chớmTím xanh lên cho bát ngát khung trời°Những hàng cây đứng nhìn nhau im lặngNhững con đường láng đẹp nối nhau quanhChiều cứ xuống cho đường thêm im vắngRơi êm êm đôi chiếc lá xa cành°Chỉ thiếu hương một loài hoa man dạiLà chúng tôi xây đủ mộng bình yênNhưng đã có mùi hương yêu êm áiTừ tóc em buông thả suối u huyền°Anh gục xuống vai em tìm giấc ngủNgủ cho say trong hạnh phúc thần tiênCầm tay anh tìm hương yêu ấp ủEm mơ màng trong mộng thắm triền miên.°Hai đứa mình yêu nhau như tiểu thuyếtNhư xưa nay chưa từng được yêu nhauTình ta đẹp nên thơ và bất tuyệtTừ bây giờ và mãi đến muôn sau°Trăng vẫn theo ta, vơi đầy sáng tỏGió vẫn rất vừa chgo đủ nhớ thươngNhững buổi chiều xanh có rừng lá đổVà những đêm mơ thao thức canh trường°Anh vẫn thiết tha như ngày mới chớmMà em thì thêm “thấm” nghĩa yêu đươngVà lòng ta vẫn chứa đầy hoa bướmHoa thêm nồng và bướm vẫn say hương°Anh vẫn biết không phải lần thứ nhấtEm yêu anh và hai đứa yêu nhauBọn chúng mình mãi sau này mới gặp.Và chiếc hôn anh không phải chiếc hôn đầu°Nhưng anh cảm hình như là số mệnhBuộc hai người ngàn kiếp mến thương nhauDù ngang trái, dù đau thương, gian khổVẫn mê nhau như buổi mới ban đầu°Em đã nói với anh lời son sắtAnh đã hôn lên đôi mắt não nùngTừng hơi thở, từng nụ cười, tiếng nấcĐều nói lên tiếng nói của tình chung°Trăng còn sáng tình đôi ta còn mãiHoa mộng này còn đẹp đến thiên thuHãy dìu nhau vào giấc mơ êm áiĐến xứ tình ta vỗ cánh phiêu du.VÌ SAO?Sao em còn cứ hỏi: “có yêu không”?Sao em còn thắc mắc hở em HồngEm không nhớ những đêm rằm dưới nguyệtEm quên chăng lời thơ anh tha thiếtĐến bên em từng sáng với từng đêmEm đã quên ư những phút êm đềmTrong tay anh ta trôi vào ảo mộngAnh còn nhớ đến phút giây rung độngTiếng đầu tiên em khẽ nói: anh yêuVà những đêm thu, những buổi mưa chiềuNhững buổi tương tư, những giờ mong đợiNhững lúc tay anh vuốt làn tóc rốiÔi não nùng: em đã khóc vì anhThì hỏi làm chi, anh tưởng không đànhĐừng hỏi nữa vì thêm thừa em ạTình anh rộng bao la như biển cảAnh trao em nguyên vẹn một tâm hồn(Mười năm rồi như hòn đảo cô đơnNằm nghe gió hờn tung sóng bạcBỗng một hôm hàng dừa lên tiếng hátMột chiếc thuyền buồm ghé đảo thần tiênĐảo với thuyền từ buổi ấy nên duyên).°Em có nhớ lần đầu tiên gặp gỡTuy đêm ấy trăng rằm không sáng tỏNhưng cũng đủ làm đôi mắt em xanhTrong mắt em vừa hiện bóng hình anhVới những nét thân yêu, êm đềm, trìu mếnVà bữa ấy hai mình đã hẹnSẽ đưa nhua tìm đến cõi vô cùngXứ của thần tiên, ân ái tình chung°Ta yêu nhau đẹp như là mộng ảoNhư một vườn xuân thơm tình phương thảoNhư một bài thơ nồng cháy điên mêÔi nhớ nhung sao những buổi đi vềNhững giọt mưa thu mờ trên cửa kínhNhững buổi chia tay ngậm ngùi bịn rịnTính giã từ mà chửa muốn rời nhauÔi đắm say sao là chiếc hôn đầuMà dư vị còn đê mê đầu lưỡiHồng ơi, Hồng ơi, sao em còn hỏi?CHUYỆN THẦN TIÊNNhư trong chuyện thần tiên: anh chợt tớiCứu em ra thoát khỏi cửa Cung ngàTa vỗ ngựa đi vài nơi mộng ảoXứ ân tình đầy mây nước, trăng hoa°Đường ta đi có mây hồng, lá lụcCó suối đào vờn lượn tắm rừng xaCó chim Tước trên cành dâng nhạc khúcCó bướm vàng say hút nhụy muôn hoa°Có cả những buổi chiều thu, nắng hạCó yêu thương hờn giận với mong chờCả say đắm, cay chua đều có cảChỉ vắng người, vì chỉ có hai ta°Chỉ hai ta mới thật là tất cảNếu không em, anh sẽ khổ mong chờVà không anh, em sẽ sầu muôn thuởSuối với rừng đâu có thể chia xa°Anh là rừng gốc xanh và lá đẹpVững muôn hàng đùa gió mãi reo caEm là gió hiền hòa theo quyến luyếnChảy quanh rừng in đẹp bóng trăng hoa°Em có muốn trở về nơi cung cấmGiam hãm đời xuân, tủi lạnh phấn hươngĐể than khóc với đèn khuya một bóngCho mi sầu tràn lệ thắm bi thương°Nếu không muốn! Hãy chờ anh em nhéKhi trăng vàng vừa hiện cuối chân mâyAnh sẽ đến, chuyện thần tiên sẽ mởTa cỡi ngựa Hồng đến cõi mê sayHóc Môn 58--------------------------------
Một truyện của NĐT đã xuất bản |
|
Thơ của T.T.KH trong “bài thơ cuối cùng”. |
|
Thơ của T.T.KH trong “bài thơ cuối cùng”. |
như ngõ hoang hồn này
hôm nay
nghe lời hát quen quen
người đàn bà ấy mang tên…
lời từ biệt.
Trên sân ga vắng
tiếng kèn trầm cùa một chuyến ô tô ray
đầy dĩ vãng
…
Những giòng nước mắt
Xé nát thân thể bằng tiếng kèn đồng
Bằng giọng của máu, của tủy, của hồn bắt đầu ngày tháng
Giữa rừng không lối dừng mãi trống khôngNém mình, ném đám đông vào trần truồng tủi cực xác thịtTan vỡ hôm qua, hôm nay, kể gì ngày maiNgười ta không thể trách cứ cũng không thể nặng lời kết án những nhà thơ tự do,
nếu ta không muốn quay lưng lại thực trạng nhơ nhuốc, nếu chúng ta không
thể tự lừa dối chúng ta, tự bôi phấn vẽ mặt, ra sân, diễn xuất như một tài tử
chuyên nghiệp thượng thặng trên sân-khấu-rộng-lớn-cuộc-đời. Chúng ta phải nhìn
nhận, phải tự thú: Cuộc sống hôm nay của chúng ta không hề được mặc áo khoác một
ý nghĩa cao đẹp nào, cũng không một giá trị tinh thần nào, còn giữ nguyên ngôi
vị, nuôi dưỡng ấp ủ trong nhịp sống quay đảo, cuồng điên hối hả.Trạng huống đó lại bị sa lầy trong hố sâu của lý trí phù phiếm, bất lực. Chiến
tranh, tai họa là những tấn kịch muôn đời còn nghiến ngấu con người, còn là những
vòng dây oan nghiệt, trói buộc chúng ta trong không-gian-nước-mắt, thời-gian-máu-se:Bắt đầu chảy máu những thầm kín khóc cổ họng mìnhNgón tay cấu lấy ống kèn, như một bùa thiêngChọn ngoài thể xác ngoài thương yêu ngoài dữ tợnChọn thế giới va chạm những loài chim réo gọiThời gian mềmKhông gặp thời gianKhông gian quay thành những vòng kỷ niệmRồi một buổi bào Blues hiện về xanh(Đen)Điệu Blue nào hiện về không xanh? Thế giới nào đã lùi xa? Khát vọng nào chỉ là
những thanh âm nức nở, nát tan? Tình thương nào được nhen dậy hình thành bằng
bóng tối đặc dầy hiện tại:Bây giờ mùa Thu trời xuống thấp buồn vô cùngNhững kiếp hơi thở còn quyện lấy mọi hồnNgười vắng mặt, có mặt âm thầm ôm đêm tốiTa ngó thời gian như soi gươngCuộc đời bao giờ cũng chỉ là một.(Thánh ca những người đã chết)Là một với những:Chuyến xe buýt chạy trong buổi chiều trời mưaMưa ngoài châu thànhKhông tìm thấy bến không đỗ lại.Và:Thành phố ngã như con vật kiệt sứcNgười ta nằm im trên vỉa hè, trong lỗ cống, dưới gầm cầu lòng sông ngoài đất trốngNgười ta nằm im, những phiến đá sau cơn địa chấnKhông ai dọn dẹp, không ai chôn cất, không ai vắng mặt(Khai từ một bản Anh hùng ca)Và:Ô! Budapest Budapest BudapestNgười ngồi ở đâu? Hà Nội hay Paris? Newyork hay VarsovieỒ! Budapest Budapest BudapestNhìn lên sân khấu học thuộc lòng mỗi lờiỞ phần đất thi ca mới mẻ này, người ta ghi nhận được những hình ảnh mới,
ngôn từ mới, không theo một quy luật nhất thiết nào. Những hình ảnh, những ngôn
từ đó đã dựng tạo thành một không gian phức biệt lạ lùng, nhiều khi đến độ tối
tăm, kỳ bí. Chính sự vượt khỏi tầm nhận thức nhẵn quen, đã trở thành những định
kiến ăn sâu trong thái độ thuởng ngoạnm trong thể cách đón nhận rung cảm của quần
chúng, cho nên thơ tự do bước khởi đầu đã là bước lạc lõng cô đơn, trước mắt
nhìn lãnh đạm, nhạt nhẽo khinh khi của đám đông. Và, Thanh Tâm Tuyền trong một
giây phút chân thành khẩn thiết nào đó, đã phải thốt lên lời chán nản:Tôi nhận rằng thơ vô ích như những trận mưaNhư những cái hôn - bóng gió, những giấc mộng đêm hèNhư tiếng hát họa mi hay chim ca đầu xómBàn lưu ly thảo luyến luyếnBàn tay hò hẹn đón mình ở ngã tưCăn nhà cũ không kỷ niệm không thân tình thời gianÝ thức bất lực là ý thức soi sáng viễn trình đi vào cuộc thế - thái độ nhìn nhận
là thái độ tránh thoát ảo tưởng, vấp ngã, để trút bỏ mặc cảm, để tiến tới,
để hô hào, gọi kêu những tâm hồn chí nguyện.Thanh Tâm Tuyền đã nhập cuộc bằng con đường nghệ thuật Dionysos. Nói đến nghệ
thuật Dionysos người ta thường nghĩ ngay tới nghệ thuật Apollpon, vì đó là nhận
định của Nietzsche rút từ những tấn bi kịch Hy Lạp. Theo quan niệm của F.
Nietzsche thì nghệ thuật Apollon là nghệ thuật được hình thành bởi những lệ luật
cân đối, tròn trịa, sự trung hòa giữa ý thức trong sáng và vẻ đẹp thuần nhiên.
Không điên loạn, không chà đạp chối bỏ, không bão bùng dấy loạn. Còn nghệ thuật
Dionysos là nghệ thuật được tác thành bởi những phẫn nộ, những dằn vặt của
ý thức thống khổ cùng quẫn, giữa những khuôn mẫu hệ thống cũ cần phải được đập
nát, xóa nhòa.Vì tiếng thơ Thanh Tâm Tuyền là những mảnh vụn của ý thức bị dồn nén, của kiếp
sống đè nặng trong vùng tâm thức nổi loạn, nổ tung, giòng thơ vút đi, cuộn xiết.
Tất cả bị phá vỡ, phủ nhận. Dĩ vãng chỉ còn là chuổi dài ươn hèn, sầu não, mơ mộng
ảo huyền. Để đặt định lại, bắt đầu lại, bằng bước chân dũng mãnh, hơi thở nồng
nàn chan chứa nhiệt tình, náo động khao khát đào xới, tìm kiếm, xây dựng một niềm
tin, một ý nghĩa cho sự hiện hữu của con người hôm nay, cho ngày mai cho tất cả
những tấm lòng hướng vọng về một vùng trời cao rộng, phóng khoáng, về một vùng
biển mênh mang.Tôi vốn là một Thi sĩ nghèo hènKhông gia tài không địa vị không khí giớiĐến đây cất lời kêu gọiNgười nào không có ánh sáng tôi có tiếng kêu ánh sáng(Và bình minh và mây trắng trời xanh)Người nào không có ngày mai đây danh dự ngày mai(Và nhà cửa và trẻ thơ và đầm ấm)Người nào thiếu tình yêu thiếu tự doThì chút mắt, chút môi, chút thởTôi mang theo tôi một thế giớiHoa cỏ chim muôn thời gian vũ trụLòng hy vọng niềm tin tình bằng hữu chiến đấuDù khe khắt đến đâu, dù thành kiến bao nhiêu, ta cũng phải nhìn nhận một
điều ở Thanh Tâm Tuyền, đó là nồng độ thành khẩn trông ngóng về cuộc đời với ý
thức tự hiến, với tâm hồn thiết tha ôm choàng xã hội. Một xã hội đầy đẫy thảm kịch
đau thương - Tất nhiên - của một dân tộc quá nhiều thương tiếc.Tôi nghĩ ai kia, đã lên án tiếng thơ Thanh Tâm Tuyền và cho là những tiếng gào
thét vô nghĩa của một kẻ điên, phản ảnh của một tham vọng làm dáng trí thức,
làm bật nổi một sắc diện, vốn bất lực, để che dấu những mặc cảm, những tỵ hiềm
nhỏ nhen cuồng dại trước những khuôn vóc lẫm liệt đã đi vào lịch sử văn học; nếu
đọc đoạn thơ dưới đây sẽ thấy thương chàng, cảm thông cùng những ước vọng thật
người, thật thơ, và cùng thật đau đớn xót xa vì nó là ảnh hình của thực trạng u
ám, của đời sống bất trắc, thắm thiết thế hệ chúng ta - Trước những bấp bênh, dềnh
nổi những nhơ nhuốc vẩn đục của giòng hiện tại, những phi lý thật vô cùng phi
lý.Tôi là mưa gió xuống những tâm hồn khô nẻĐốt lửa cháy những tâm hồn lạnh lẽoVà sinh ra để ngợi ca cuộc đời, ngợi ca loài ngườiTôi nói tiếng yêu đương cùng tương laiNhưng hát lời nổi loạn chống kẻ địchVà:Anh bảo đừng ngủ em chống mắt lên chờ kẻ địchĐừng ngủ em, trời sắp sáng, đừng ngủ emAnh trở xuống lấn vào đám cao ướt sắp vượt đầuVà lại nghe hát khúc hát mỏng như tơ sợi rét dăng ngang mặt(Tuần gác. Văn số 18)Bằng vào những hình ảnh thoạt tưởng như đứt đoạn rạc rời, những ngôn ngữ thoạt
tưởng không mang một ý nghĩa; bằng vào những mảnh vụn, những đứt khoảng đó,
Thanh Tâm Tuyền đã tạo cho mình một khuôn mặt mà, với đám đông vô cùng lơ
láo, nhợt nhạt, thất sắc - nhưng đó là khuôn mặt Thanh Tâm Tuyền: độc đáo, lẻ
loi, bi thảm, phẫn nộ. Thế giới của chàng là thế giới của bão loạn suy tư trong
hiện tại, hoài nghi ở tương lai và đoạn tuyệt với quá khứ. Từ thế giới cô đơn lẻ
chiếc này, phải chăng chàng đã tự nguyện chọn hiu quạnh, bóng tối như mặc nhiên
nhìn nhận sự hiện hữu của mình để từ đó vươn lên, ngó xuống đời mình:Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ:Thanh Tâm TuyềnCòn gì kênh kiệu, ngạo mạn hơn, mà cũng còn gì đau đớn, tủi hờn hơn!Có người cho rằng đó là thái độ giận lẫy của kẻ đã trót lỡ lầm hiến dâng tất cả
nhiệt tình, tâm hồn, đổ trút tất cả vốn liếng trong cuộc thách đố, đỏ đen với định
mệnh, với quá khứ hầu tranh ngôi độc sáng, cướp lại nguồn lực sáng tạo nơi tay
thành kiến, khuôn mẫu cũ. Nhưng với những lãnh đạm, những quay lưng khiến thi
nhân ngó lại cuộc viễn trình đơn độc, chợt thấy rằng mình đã bước những bước
chân hẫng hụt giữa khoảng không hư ảo…Nhưng chê hay khen, ghét hay yêu, chúng ta cũng không thể phủ nhận được sự có mặt
của Thanh Tâm Tuyền trong danh sách những nhà thơ có công khai phóng một khuynh
hướng nghệ thuật mới.Nếu xưa, trào lưu văn chương tượng trưng Pháp, đã phối dựng cho chúng ta một
Huy Cận, Xuân Diệu, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Bích Khê, Hàn Mạc Tử, Lưu Trọng Lưu…
thì trào lưu tư tưởng hiện đại cũng đem đến cho chúng ta một Quách Thoại, Vương
Tân, Nguyên Sa, Thế Phong, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền…Nhưng điều quan trọng vẫn là: “Liệu các khuôn mặt đó có còn mãi mãi với cuộc đời
hay không?” Vì thế, chúng ta cần phải soi rọi thực chất tiếng thơ Thanh Tâm Tuyền
trước khi có một thái độ dứt khoát về ông. Ở “Nỗi buồn trong thơ hôm nay”, ông
đã viết: “Theo tôi những người làm thơ hôm nay không muốn được gọi là thi nhân
vì thơ đối với họ không phải cứu cánh của cuộc sống, thơ chỉ còn là phương tiện
để họ vào sâu trong ý thức, gặp mình, gặp được đời sống và may ra gặp được hồn
người. Nên nó không mơ mộng nghĩa là không tạo những hình dáng cho cuộc đời vốn
đã là hình dáng. Họ muốn nhìn vào thực tế bằng con mắt trọn tròn căng thẳng,
phá vỡ hết mọi hình dáng để sự vật hiện ra với cái thực chất hỗn loạn không che
đậy”.Nhìn suốt hai thi tập “Tôi không còn cô độc” (1956) và “Mặt trời tìm thấy”
(1964) - Quả Thanh Tâm Tuyền đã không còn nâng niu ve vuốt những mộng ước hão
huyền, những nhớ thương vu vơ than mây khóc gió, những kết hoa, ép bướm, những
mái tóc lơi lả, những đôi môi đào mọng, những ngón tay thiên thần, những áo
xanh trích tiên, những canh khuya Tầm Dương. Người ta thấy ông rời xa miền tình
yêu, cõi trú ẩn viên mãn của hầu hết các thi nhân lớn, bé… Mà người ta chỉ bắt
gặp trong ông những ghế đá công viên, những cột đèn hè phố, những bến tầu kè
đá, những trận địa bom đạn, những thép gai móc sắt, những thành phố thây ma,
máu, lửa, nước mắt… từ những hình ảnh đó, tôi thầm nghĩ: Thanh Tâm Tuyền đã xô
ném, dìm đắm thân xác trong cuộc sống thực chát chúa đó chưa? Khi mà những chất
liệu nếm trải được từ giòng đời, bao giờ cũng là điều kiện tiên quyết đem đến
cho nghệ thuật những hơi thở nồng nàn, sống động, bừng bừng sinh khí…Tôi nhớ một đoạn văn: “Tuyền làm lính, ca tụng khói lửa, nhưng là sự sóng gió của
tài tử chỉ có trên màn ảnh và trong Studio mà thôi, chứ Tuyền đâu có đủ là một
con chim mỏ già đời để ra mặt trận và những loài chim mỏ trắng chỉ ca tụng bằng
môi mép về sự gian lao” 6 và “Cuộc sống dẫy rũa đến độ trần truồng
như một Lautréamont thì ông là sự vụn đổ mang những thảm trạng kinh hoàng (thì
đấy là có hiện diện nghệ thuật Dionysos) rồi đến thảm kịch xẩy ra qua sự nghiệp
âm nhạc của Wager cũng như sự vùng vẫy để đưa con người lên cao cả như một
Nietzsche… Đều mang hình hài của sự sống thực thêm vào óc não đi trước nhân loại
của vỹ nhân. Cho nên Lautréamont, Wagner, Nietzsche đã bất tử” 7. Với những viện dẫn này, tôi chỉ muốn nói tiếng
thơ Thanh Tâm Tuyền còn thiếu vắng một sức sống bừng bốc, tương xứng với nồng độ
tha thiết đam mê có thừa hay đủ cho ông hình thành một tác phẩm có chiều sâu
nhưng thiếu sức chiêu dụ, lôi kéo người đọc đi vào thế giới trơ trụi, đầy mâu
thuẫn, đầy dằn vặt đau đớn. Bởi đúng như tác giả “11 nhà thơ Việt Nam tự do”
“đã nhận định”: “Nghệ thuật Apollon hay Dionysos đều làm cho thi nhân bất tử nếu
có sự thực có thiên tài và lấy đời sống làm chất liệu cho thiên tài nẩy nở”.Nếu một VERLAINE không từng vào tù ra khám, làm sao có thể cảm động nổi người đọc
với thi phẩm SAGESSE một DOSTOIEVSKY không từng bị lên án tử hình, không từng
bê tha bạc bài trụy lạc, làm sao có thể bất tử với LESFRÈRES KARAMAZOV, và uy
danh vượt trên cả một TOLSTOI: lẫm liệt, hoặc phổ quát hơn một LAMARTINE không
từng điên loạn vì ELVIRE, kẻ hồng nhan bạc mệnh, làm sao còn lưu truyền được tới
nay với một thiên tình ca bất hủ: LE LAC. Từ đó, tôi liên tưởng ở bước khởi
hành, với cao độ thành thiết, Thanh Tâm Tuyền đã vượt lên mọi trở ngại, cản chắn,
bưng bít, vùi dập của thành kiến, hệ thống đã từ mấy nghìn năm đâm rễ. Để có
ngày hôm nay giòng thơ tự do cuộn chảy vũ bão, bừng bừng xô dạt tới chân trời
hưng thịnh…Nguyên điểm này cũng khiến ta phải ghi công đầu cho Thanh Tâm Tuyền khi tìm về
nguyên ủy của sự thoát bốc dũng mãnh của tiếng thơ tự do. Nhưng liệu Thanh Tâm
Tuyền còn bắt kịp cuồng lưu đó không? Một khi những kẻ song hành với ông như Tô
Thùy Yên, Vương Tân Cung Trầm Tưởng… Và một số khuôn mặt trẻ khác như Nguyễn
Đình Toàn, Vương Đức Lệ, Trần Thi Nhã Ca, Trần Đức Uyển.v.v… đang vươn lên bức
phá, với nhịp sống quay cuồng lặn ngụp, nổi trôi giữa giòng đời thăm thẳm, với
ưu điểm là cường lực đam mê, đắm đuối nhiệt tình và đã quá trầy trụa cuộc đời.Tôi tin rằng, không những ông còn là Thanh Tâm Tuyền và sẽ là một Thanh Tâm Tuyền
độc đáo, rực sáng, khả ái hơn. Nếu năng khiếu bẩm sinh được giao hòa, tôi luyện
cùng đời sống nghiêng ngửa cân xứng, tôi chắc sau này, người ghi chép lịch
sử văn học sẽ không còn ngập ngừng so đo, phong cho ông ngôi vị hoàng tử thơ tự
do.--------------------------------
Sáng tạo do Mai Thảo chủ trương - số 1 ra tháng 10 -1955, số
chót 31 ra tháng 9 năm 1959 với sự trợ giúp tài chánh của một cơ quan văn hóa
ngoại quốc, là hậu thân của Người Việt cũ. |
|
Sáng Tạo xuất bản 1956. |
|
Xem Văn số 34. |
|
Sáng Tạo xuất bản 1964. |
|
Liên tên một người yêu đã mất của TTT. |
|
Thế Phong. Nhà văn tác phẩm cuộc đời: ĐNVH xuất bản
1965. |
|
XI nhà thơ Việt Nam Tự Do của Cao Đan Hồ, Tiết 10, Trang
47. |
Quý ông đã có nhã ý gởi tặng tôi bản dịch cuốn LA CRAVACHE của GHEORGHIU do Đại
Nam văn hiến phát hành, tôi xin kính gửi lời chân thành cảm tạ. Song le, trên
phương diện kiểm duyệt, nha tôi nhận thấy Đại nam văn hiến xuất bản cục đã hiển
nhiên vi phạm luật lệ hiện hành vì đã không nạp duyệt tác phẩm trước khi xuất bản.
Ông tổng giám đốc cũng đã thừa rõ những phiền phức có thể xảy ra với hành vi phạm
pháp trên đây, nhất là ngay khi nhận được lá thư gửi “Anh chị em làm nghệ thuật
và độc giả” nha tôi đã tùng tại công văn số 3491/TT/HĐKD ngày 2 tháng này lưu ý
và yêu cầu ông giám đốc gửi duyệt những tác phẩm mà ĐN VH XBC định cho ra mắt độc
giả? Vì lẽ đó và mặc dù tôi rất quý trọng các văn phẩm, tôi không thể nào
với tư cách tổng giám đốc thông tin nhận gởi tặng một bản dịch không kiểm duyệt
dù là bản này in RONÉO. Tôi xin phép được gửi lại quý cục cuốn sách trên.
Tôi cũng xin dành lại quyền hành động theo các điều 6 và 7 nghị định số
275-PTT/TTK 5-4-1954 ấn định thể thức kiểm duyệt các ấn loát phẩm xuất bản
trong nước.
Vài lời thành thực mong ông giám đốc thông cảm và xin trân trọng kính chào ông
giám đốc.
Kính thư Phan Văn Tạo
(chữ ký và con dấu) 1
Đọc kỹ công văn trên, hẳn độc giả đã thấy rõ cái nguy hiểm, cũng như sự liều
lĩnh bất cần của Thế Phong nó nói lên được phần nào thực chất tâm hồn ông.
Tới đây tôi xin nói về nguyên nhân khơi nguồn loại sách RONÉO mà Thế Phong là
người đầu tiên thực hiện (sau này cũng có rất nhiều người bắt chước, mặc dù trước
kia họ đã từng lên tiếng chỉ trích, chê bai như thiếu tá thi sĩ Hoàng Trinh với
tập “Tiếng hát TỰ DO” rồi Minh Đức Hoài Trinh… gần đây có Nguyễn Văn Trung,
giáo sư, với tập báo Hành Trình).
Hồi đó, Uyên Thao, người bạn thân nhất của Thế Phong, nói với ông rằng: “tình
trạng bế tác này, nếu không tìm ra một lối thoát thích hợp với hoàn cảnh (chính
trị cũng như kinh tế, tài chính), bản thảo của mình chắc sẽ thất lạc mất. Hay
là mình cho quay RONÉO”. Như bắt được vàng, Thế Phong thực hiện ngay. Hôm sau,
Uyên Thao đi mượn ở đâu về được một cái máy chữ cũ tới độ khó có thể khảo trợ nổi.
Nhưng ông cũng đem đi sửa chữa qua loa, rồi không nói không rằng gì cả, xoay trần
ra đánh máy suốt ngày tại nhà mẹ nuôi của Uyên Thao. Lúc đó khoảng đầu năm
1959, với tên chọn đầu tiên là “loại sách đại nam văn hiến”. Dần dà, ông được một
số anh em cùng chí hướng góp sức mới đổi thành ĐNVHXBC, danh hiệu trên còn được
dùng tới bây giờ và tôi chắc cũng không còn xa lạ gì với bạn đọc.
Tuy phải chịu đựng khốn khó trăm bề, nhưng đền bù lại ông được giới thanh niên
ưa thích. Với ông, đây là một khích lệ lớn lao. Ông kể truyện, có một sinh viên
văn khoa đã chặn ông lại ở giữa phố Bonard hỏi ông: “tôi nghe nói ông phải nhịn
đói thường xuyên, vậy bây giờ ông đã ăn cơm chưa? Nếu chưa, tôi có thể giúp ông
một bữa được”. Những điều trên, đã cho tôi thấy rõ nhận xét sai lầm của tôi về
hành vi, tư cách của Thế Phong. Nó không phải là những gì giả tạo, bày đặt cố
tình. Nó chính là khuôn mặt tâm hồn ông, không son vẽ, không hóa trang, ngụy tạo.
Ở ông, trong cuộc sống cũng như trong tác phẩm, có sự đồng thể? Trường hợp Thế
Phong có người cho rằng rất gần gũi với trường hợp một Cao Chu Thần… (theo tôi
thì sự thực không hẳn thế, ở một Cao Bá Quát là một tâm hồn muốn vươn thoát,
bay trên cuộc đời và không bao giờ muốn nhìn xuống, muốn quay về nhân gian. Cái
khinh mạn của cuồng sĩ tài danh họ Cao là cái ngạo nghễ ngất ngưởng của một người
biết mình có tài mà không được đời trọng dụng, không được đời biết đến dù đã từng
bon chen trên con đường quan hoạn, và số mệnh vẫn là cái số mệnh bi đát. Cho
nên họ Cao sinh ra yếm thế, mượn mộng, mượn rượu để quên, để chửi cuộc đời, chửi
xã hội tham quan ô lại). Sự so sánh này quá đáng - tuy nhiên, nó cũng nói lên một
phần nào khía cạnh nổi loạn, đập phá, tiềm ẩn trong tâm thức ông (tôi sẽ nói rõ
hơn trong phần nhận định tác phẩm).
Với những ghi nhận trên, tôi thấy đã tạm đủ độc giả có khuôn mặt bằng những nét
phác, nhưng là những nét chính của khuôn mặt đời-Thế Phong.
Để kết thúc, phần này tôi xin trích lại một đoạn văn trong một bài đả kích Thế
Phong, đăng trên Văn Hữu 2 “hắn
chụp cả ảnh, thuê sao ra để biếu không sợ xẩy ra chuyện gì như bị đưa vào trại
tế bần cải hóa chẳng hạn, thì người đời sẽ khỏi quên mất hình ảnh của một thiên
tài”.
(Văn Hữu số 6 năm 1963)
THƠ THẾ PHONG
Trong giới văn học và quần chúng độc giả hôm nay thường xem Thế Phong như một
nhà phê bình văn học, một tiểu thuyết gia có khuynh hướng xã hội cấp tiến. Sự
thực Thế Phong là một nhà thơ. Thơ của ông mới đủ tư cách và bảo đảm cho ông một
ngôi vị xứng đáng trong văn đàn dân tộc”
(Trích trong XI nhà thơ tự do của Cao Đan Hổ trang 26)
Tôi đồng ý với tác giả họ Cao, khi ông chủ trương thẩm xét tiếng thơ Thế Phong
để định vị, xếp chiếu hay chụp vẽ chân dung linh hồn nhà thơ này. Nhưng với lập
luận viện dẫn trên, tôi thấy thiếu phần xác đáng. Sự thực, khi đại chúng coi thế
Phong như một phê bình gia vì suốt sản nghiệp tinh thần tác giả này, người ta
thấy hầu hết đều nghiêng về loại phê bình nhận định… Hơn nữa, tác phẩm được nhiều
người biết tới và cũng là tác phẩm đầu tay của nhà xuất bản ĐNVH là cuốn
LSVHVN, một bộ sách gồm 4 cuốn mang giá trị một công trình biên khảo công
phu. Còn nói rằng “coi thế Phong như một tiểu thuyết gia” thì hầu như không ai
lầm tưởng như vậy cả, có chăng cũng chỉ là một thiểu số quá ít oi không đáng kể.
Nếu chỉ cần có một số truyện ngắn mà trở thành tiểu thuyết gia thì quả là quá dễ
dãi, giản dị. Như vậy chắc Việt Nam là một nước có nhiều tiểu thuyết gia nhất
thế giới!
Ở đây tôi đi vào thế giới tâm hồn Thế Phong cũng bằng tiếng thơ của ông, Nhưng
không phải vì muốn để độc giả nhìn thấy khía cạnh thi sĩ của Thế Phong hay vì
chỉ có “thơ của ông mới đủ tư cách và bảo đảm cho ông một ngôi vị xứng đáng
trong văn đàn dân tộc”. Nhưng tôi nghĩ: thơ là tiếng nói trung thực, tha thiết
nhất của một tâm hồn, được kết tinh bởi những cảm xúc, những dằn vặt, những suy
nghiệm của con người trước cuộc đời. Thơ là một cái gì vượt cao trên mọi bày đặt
giả tạo của một bối cảnh, một kỹ thuật bao gồm tình tiết, màn, cảnh… Vì
là tiếng nói của linh hồn nên âm hưởng vang vọng đi thẳng vào lòng người, vào
tình người, khi tiếng thơ đạt tới mức độ truyền cảm, rung động của nó.
Cho nên, nếu không nhìn về khía cạnh lớn nhất thời, ảnh hưởng trực tiếp,
hiện ngay, mà chỉ muốn nhận diện vóc dáng đích thực khuôn-mặt-linh-hồn ẩn
chìm của một tác giả, tôi nghĩ không gì bằng đến với họ, đi vào vũ trụ tâm hồn
họ bằng tiếng nói linh hồn tức bằng cửa ngõ thi ca.
Hơn nữa, nếu phân loại tác phẩm Thế Phong, người ta thấy số lượng thi phẩm
cũng chiếm một phần đáng kể.
Khởi đầu là “Đàn bà với tổ quốc”, qua tới “Nếu anh có em làm vợ”, rồi “Vương miệng
Mai A”, “Sai biệt”, “Cho thuê bản thân”, “Trước mắt nhìn thi sĩ”. Và gần đây
“Thơ làm lớn dậy con người”. Điều đó chứng tỏ nồng độ đam mê nơi Thế Phong vẫn
nghiêng lệch về thi ca - vẫn là thơ, hay thơ vẫn là nguồn suối cuộn chảy, mãnh
liệt, sôi réo trong tiềm thức Thế Phong.
Những người đọc báo ít biết thơ Thế Phong, phần vì ông ít đăng báo, phần vì tiếng
thơ thiếu quyến rũ, lôi cuốn của âm điệu, ngôn từ trong thơ ông lại không vụ ở
sự chải chuốt hào nhoáng, êm tai mà chỉ chuyên chú ý tới ý tưởng, tới những suy
tư, phơi bầy, những khao khát muốn thể hiện, những dằn vặt, ưu tư
muốn giải tỏ mà thôi. Chính sự khó khăn, khúc mắc này, đã khiến đám đông xa
lánh và quay lưng lại trước những tiếng gào thét, những vấn đề thiết yếu của
giá trị làm người. Tôi cam chắc, với một độc giả ở mức trung bình, hoặc quen
coi thơ để mong tìm thấy một phần nào kỷ niệm ái tình, một phần nào những cảm
xúc yêu đương mà họ đã trải qua hoặc đang khao khát thèm nếm, sẽ vô cùng thất vọng
khi đọc thơ Thế Phong. Họ không thể hiểu nổi cũng như không thể nào cảm nổi tác
giả với những câu thơ đại loại như:
chiếc xe đạp dưỡng bệnh về nằm yên một chỗ
để cùng chủ nó nghe cô gái 18 tuổi phê bình về thơ
hay:
bệnh lý hàng ngày nhiều hơn phép lạ
hiện tượng nào đưa đến cho tiếng thở dài chau mày suy tưởng
Dù cho muốn nói đến cái thân phận bi đát, cái sự ô uế, phân rác của xã hội đang
khỏa lấp mặt nước trong suốt của cái tâm thánh thiện. Với lối diễn tả mà nhiều
người cho là cầu kỳ, lập dị đó, cũng ngăn trở, cản chắn không ít những tâm hồn
nhiệt thành muốn bước lại gần, soi dáng trong nguồn hứng thi ca của nhà thơ
này, cũng ngại ngần, định xét lại thái độ.
Chính Thế Phong cũng nhìn nhận điều đó, nhưng ông quan niệm, không còn cách diễn
tả nào khác hơn trước một hiện tại bế tắc, đầy rẫy bất bình, nhàm chán tới độ
muốn tự tử, muốn nôn mửa, khạc nhổ vào cuộc đời điên loạn này. Giữa những
bộ mặt son phấn, trơ trẽn, thi nhau sắm tuồng, đóng kịch không những với đám
đông, mà còn đóng kịch phản bội chính lương tri của mình nữa. Những khuôn mặt lợm
lì chạy bám theo thị hiếu, thấp kém - thay vì hướng dẫn, nâng cao trình độ thưởng
ngoạn của đại chúng - của những tên con buôn văn nghệ, những tên hoạt đầu văn
hóa. Nên ông cố gắng giữ nguyên bản chất cũng như cố thể hiện ý thức
của người làm nghệ thuật là vạch một hướng đi, khai thông một lộ trình vào
tương lai, bằng tất cả lòng thành khẩn, cuồng tin nơi việc làm.
nên tôi hiểu thơ văn triết lý của những thi sĩ làm
lớn dậy ngày mai chủ nghĩa đi lên của con người
đàn bà con gái đều ghét bỏ
Khi phẩm bình về tiếng thơ Thế Phong, có đôi người cho rằng ông là thi sĩ thuộc
phái hiện thực, hoặc xã hội… Với tôi, đó là một việc làm hết sức gượng ép, một
sự bắt chước thiếu cân nhắc, thận trọng. Bởi xã hội Việt Nam nói riêng và Đông
phương nói chung, người ta phải nhìn nhận một đặc tính cố hữu, một truyền thống
bất di dịch, đó là tinh thần tổng hợp, không phân rẽ, không hệ thống điều lệ gò
ép. Thứ nữa, cụ thể hơn, lịch sử văn nghệ Việt Nam chưa ghi nhận một khuôn
phép, một hệ thống phân định rõ rệt nào của những người làm văn nghệ để ta có
thể căn cứ vào đó mà khẳng định rằng nhà thơ này thuộc phái này, nhà văn kia
thuộc phái khác. Tôi cho rằng đó cũng là một trong những yếu tố tạo cho bộ mặt
văn chương đông phương thêm phong phú, thanh sắc. Ngày xưa chỉ có một Nguyễn
Xuân Sanh tính áp dụng một cách máy móc, rập khuôn theo thi phái Tượng Trưng của
Pháp, nhưng đã thất bại đáng thương hại 3 cuối
cùng, cũng chẳng đem lại gì cho vườn hoa văn nghệ chúng ta. Sau nữa, ta cũng
nên nhắc tới một Nguyễn Vỹ, với Tao Đàn Bạch Nga, nhưng nó chẳng ra phái gì cả,
nó chỉ là một trò hề nhố nhăng, quy tụ một số đàn em ngâm vịnh, tâng bấc, công
kênh lẫn nhau, cũng như để vị thủ lãnh dễ bề thỏa mãn bản tính háo danh, hảo ngọt
mà thôi.
Ở đây, tôi không muốn ép uổng tiếng thơ dũng mãnh, bạo cuồng của Thế Phong vào
một khuôn khổ hữu hạn. Vì không một khoảng trời nhỏ hẹp nào có thể dung chấp nổi
tiếng thơ giàn trải đủ mọi chiều hướng của nhà thơ này. Chính tâm hồn ông cũng
đã là cả một vũ trụ náo hoạt, gồm chứa đủ mọi suy tư, mọi khía cạnh nghịch phản,
nhận đón đủ mọi triều sóng tư tưởng cấp tiến âu tây, cộng chung với một vốn liếng
to tát, gồm những kinh nghiệm bản thân mua bằng nước mắt, bằng trên ba chục năm
chinh chiến, bằng tủi nhục, ê chề, khốn khó, của một thân xác nhược tiểu điêu
tàn. "Tôi lớn dậy mang đầy sương mù Việt Bắc
quê hương tôi cây đứng thẳng nhiều hơn chông rừng
người tình đầu đã bỏ tôi vào điểm giờ cách mạng 1945
núi rừng ơi nhớ mãi cũng bằng không
những cái nấp mô gồ ghề, hình ảnh cuộc đời không mềm như thạch trắng”.
Ở cao độ đam mê, tiếng nói linh hồn thi nhân như bước chân cô độc dã thú đi giữa
vùng biển cát. Thi nhân kiên nhẫn, âm thầm trong niềm hiu quạnh băng giá ngạo mạn,
tìm cho mình một ý nghĩa giữa cuộc sống phồn tạp, chênh vênh của tình người, của
cuộc đời, của hiện tại với một ý thức khai thoát, phát huy một nhân bản mới
không phải là thứ nhân bản ngụy tạo, mặc khoác làm duyên. Cho nên trước bao
nhiêu bội phản, thi nhân vẫn tìm về tình người và tin nơi tình người như một
tín đồ tìm về tôn giáo ngưỡng vọng:
Còn gì nữa đâu em?
Thành phố cũ đôi mắt mới nhìn tôi vẫn khác lạ với mọi người trong thành
phố quen
….
Tình cảm vô cùng cần thiết như nhu cầu cơm áo
Không có em rồi anh mới thấy đời buồn nôn
Mỗi thi nhân, ngoài cái thể giới phức biệt của tâm hồn hiếu chân, hiếu thiện
hay hiếu mỹ, họ thường phải gánh vác ít nhiều mặc cảm, cái mặc cảm nhiều khi vô
cùng phi lý, không giải thích nổi! Thế Phong cũng không thoát khỏi định lệ khắc
nghiệt đó, ngoài cái dĩ vãng ấu thơ vướng vít sương mù Việt Bắc, cùng thảm trạng
gia đình rách nát, nhà thơ này còn bị cái mặc cảm bị phản bội, bị ruồng rẫy
lãng quên không những của người thân mà còn của cả bạn hữu, tôi không muốn nói
tới những người từng chia xẻ với ông một điếu thuốc, một nắm xôi, một vài đồng
bạc, khiến ông nhiều khi trở nên hoài nghi mất niềm tin trước tất cả mọi
giá trị tinh thần, ông cũng trở nên ngờ vực chính sự có mặt và giá trị của con
người mình:
Mỗi lần tôi muốn làm ngơ rút đôi mắt sáng phản
ứng tự động rằng mình là một thằng hèn nhát
không dám đứng trước gương nhìn khuôn mặt đáng yêu
ở đâu và chỗ nào sự tự khinh mình cũng trỗi dậy
nên tôi lại dán ngươi tròn nhìn đời thẳng tắp
cả đống rác cả ruồi muỗi từng đàn theo ra ngoại ô
Từ mặc cảm dập vùi, phụ rẫy đó, thi nhân lao thân vào cuộc đời với nồng độ đam
mê cùng tột, ông tìm đến tình người, mặc dù biết rằng sự tự dâng hiến của mình
sẽ chỉ được đền bù bằng những tẻ lạnh, những vùi dập xua đuổi. Nhưng không còn
cách nào khác hơn nữa, thà đón nhận những mũi dao đâm chém xuống triền tâm hồn
tuyệt vọng để còn thấy mình, còn thấy có một ràng buộc, có một sự nhìn vào, ngó
tới để tự tạo một cõi trú tạm thời khoảng khắc giữa cái quen thuộc mòn nhẵn
không còn một ghi nhận sinh khí nào:
vẫn là khách quen chào hỏi nhau bằng mắt nhìn
vẫn bồi bàn nhẵn mặt thuộc lòng thức gì khách uống
nhạc thính phòng bao vây tâm hồn cô quạnh
nhìn quanh tôi bạn bè cũ bỏ thành phố xa rồi
trời mưa thu sương mù nào lũng bản xa xăm
tôi đứng dậy góp hình hài mình làm tĩnh vật
"góp hình hài mình làm tĩnh vật” nỗi cô đơn khủng khiếp tưởng chừng như đã
kết thành khối, làm ta liên tưởng tới hình ảnh một hòn vọng phu, một thiếu phụ
nằm sương mà chinh phu ở đây là tình người, là một khung cảnh đời sống hạnh phúc
no tròn giữa những người mang thân xác người và tâm hồn người. Nhưng ao ước bao
giờ cũng chỉ là ao ước và khát khao chỉ là khao khát vô vọng mà thôi. Người ta
vẫn không ngớt nghe thấy những tiếng than dài, những réo gọi khản giọng trong
tuyệt vọng, trong tiêu sơ thảm đạm của thi nhân. Đau đớn và chua xót hơn nữa,
khi nhà thơ phải đối diện với ý thức sáng suốt về sự bất lực trước một định mệnh
khe khắt, một thân kiếp nhược tiểu tối tăm bên những thương tích quê hương
nghèo khó, rỉ máu tương tranh. Thi nhân không dừng được xót xa ngậm ngùi, ông
liên tiếp gióng lên những khúc bi ca nhược tiểu trường thiên trên sân khấu hài
kịch xã hội đổ nát. Ngày xưa, chúng ta đã hơn một lần xúc cảm trườc tiếng than
nức nở âm thầm vang vọng của cả một thế hệ khốn đốn mà thi sĩ Vũ Hoàng Chương
đã ghi nhận: “lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ”. Thế hệ lạc lõng đó đã lùi dần
vào quá khứ cùng những đau thương của nó. Sân khấu nhược tiểu Việt nam nhường lại
cho thế hệ tiếp liên kế tục. Họ sống, họ múa may, đi đứng trong một cảnh trạng
mới, giai đoạn mới với những vấn đề mới được đặt ra cho họ, nhưng vẫn cùng
chung một không gian bi thương tủi nhục, nhục hờn. Là một trong những nạn nhân
bất đắc dĩ của thế hệ hiện đại, của lửa máu hôm nay, thi nhân cũng phải
thắc mắc, băn khoăn tự hỏi:
tôi đã nhìn thấy gì ngoài những dây thép vòng xoáy móc máu phun
tôi đã nhìn thấy gì người thị thành ra phố buồn giới nghiêm
tôi đã nhìn thấy gì người nhược tiểu dân tộc đều là công an
tôi đã nhìn thấy gì áo mầu ka ki trận nhiều hơn thác lũ
ở ngã tư thành phố hôm nay áo đen nhiều hơn áo màu sặc sỡ
Giữa cảnh huống bi đát, bi đát từ thân phận tới quê hương, tới tổ quốc, nhà thơ
đã rơi vào mặc thức lưu đầy, lìa xa sinh hoạt bình thường như muốn trốn chạy sự
thật, trốn chạy những dằn vặt, những âu lo tủi thẹn như đa số những nhà thơ
khác. Nhưng ở Thế Phong, con đường giải thoát lại ngược hẳn. Đó là thái độ phản
kháng, phá phách. Tính chất hiện sinh sôi động rạo rực trong tâm hồn thi nhân. Ở
Thế Phong người ta không tìm thấy cái tính chất hiện sinh làm dáng, vay
mượn ngụy tạo. Nếu dĩ vãng đủ để ta định giá cho hiện tại thì cuộc sống của ông
thừa đủ để bảo chứng cho tiếng thơ ông. Một tiếng thơ chất chứa đầy khắc khoải
ưu tư. Cũng bởi trung thành với sự thực, dù sự thực phũ phàng, nhơ bẩn, cũng vì
không muốn lừa đảo lương tri, phấn son thêu dệt cho tấn kịch xã hội nát rữa, tiếng
thơ Thế Phong nhiều khi trở nên sỗ sàng sống sượng, trần truồng:
Mày có biết mày tự do vào buồng mẹ tao bắt nạt
tình mẫu thân được san sẻ qua cái vòng tay của mày
sự khôn khéo làm gì có để cho mày lên mặt mô phạm
những câu thơ đại loại,người ta đã bắt gặp không ít, nhất là trong tập “thơ làm
lớn dậy con người” Tôi nghĩ, những nhà “đạo đức vỏ” tức bọn giả đạo đức, nếu đọc
đoạn thơ trên, chắc không phải nhăn mặt chau mày, sẽ không ngớt lời lên án tác
giả: kẻ phá hoại đạo đức luân thường bằng những lời lẽ thô tục… Nhưng sự
thực bao giờ cũng là sự thực. Xã hội ta càng ngày càng đầy rẫy những thảm trạng
xiêu đổ. Trước những tấn hài kịch đầy nước mắt tiếp diễn không ngừng quanh ông,
lòng tin nơi một đấng thiêng liêng, cứu rỗi cuộc sống đọa đầy này không hề thấy
dù phảng phất trong vũ trụ tâm hồn nhà thơ:
vì xã hội nay nhiều ê chề nhục nhã
cho dẫu có lửa và nước
nhiều nhiều hơn hết thảy gột rửa biến tan
khởi thủy hình thành thiên nhiên
cái gì gọi là tạo hóa
hoặc:
ở đâu có ruồi là có thượng đế,
ở đâu có thượng đế là thanh niên có lứa đôi
Bị ảnh hưởng sâu đậm tư tưởng của NIETZCHE không những ông chỉ chấp nhận sự
khai tử từ thượng đế của NIETZCHE, ông còn đem thượng đế ra mỉa mai, riễu cợt, ông
ví thượng đế với đàn bà (câu trích dẫn trên) mà đàn bà thời đại này dưới mắt
ông chỉ là:
Một chiếc mô tô huê kỳ đáng giá bẩy chục ngàn
xe hạc lây lao vút trên đường không biết nói
xe đàn bà hai xy lanh biết nói chỉ để lao vút lên giường
hai thứ này được trao đổi như truyện thần tiên
Ý nghĩ này ở thi nhân không có nghĩa tuyệt đối. Vì trong thơ ông, người ta vẫn
tìm gặp được một vài khuôn dáng, một vài chân dung đông phương thuần hậu, khả
ái, thỉnh thoảng lóe sáng trong tầm sâu vùng yên tĩnh tâm hồn. Tôi muốn nói ở
nhà thơ đập phá sỗ sàng này, vẫn còn có một niềm tin tiềm ẩn thu vén trong một
vài khuôn trang VN khả kính:
tôi đem theo hình ảnh mẹ tôi xưa
tóc đuôi gà khuôn trang đầy đặn, da trắng bóng mầu trong suốt sương thu
miệng nam mô đi về phía quan thánh yên bái từ ba mươi năm ngoài để có tôi là
con cầu tự, tôi hành hương với niềm nhớ người…
hoặc:
một bàn tay ngọc ngà cho anh buồn vui theo nét chữ
một lần nhìn âu yếm đủ cho anh tin cẩn cuộc đời
dù phải ghé vai lãnh đủ đời nằm gai nếm mật
thì ý nghĩ còn em có mặt làm anh vui lòng
Theo tôi, ở nhà thơ này, điểm nổi bật nhất là sắc diện khật khưỡng đi từ cô đơn
đến nổi loạn - từ đời sống đến thi ca - từ thi ca đến khát vọng cách mạng xã hội
- từ cách mạng xã hội tới luận lý nhân sinh - ngay với những giòng thơ tình cảm
yêu đương, người ta cùng soi thấy hay trực cảm một hệ thống luận lý ẩn lồng:
nội tâm anh náo động từ khi có em ở bên
sự quấy nghịch làm đời sống hàng ngày anh thôi buồn
để thấy mình trẻ lại con trai 18
soi gương trong đôi mắt em đen giòng nước biếc
hoặc:
em ơi tình duyên xưa bạc bẽo cũng hơn nhiều
chúng ta bỏ quá khứ vì chúng ta làm người tiến bộ
Hơn nữa ta có thể khẳng định: với Thế Phong, thơ là sản phẩm của ý thức bị dằn
vặt dồn nén cao độ - là sức đối kháng quyết liệt trước xã hội ung nhọt,
trước viễn tưởng suy sụp, bật gốc của những giá trị tinh thần của nề nếp truyền
thống dân tộc, trước cường lực sung mãn của văn minh vật chất… ông ôm hoài bão
làm mới xã hội, làm lớn dậy tâm hồn, phục vụ cho những giá trị tinh thần, tình
cảm thiêng liêng đang bị dày xéo, xô đạp dưới những bước chân dập dồn, cuốn
trôi của một hỗn trạng vong bản nô lệ.
Khát vọng cao xa đó, đã đưa tiếng thơ Thế Phong chạm kể triết lý - thế giới
thi ca của ông không còn là thế giới của vần điệu âm vang ngọt ngào quyến rũ của
hình ảnh đẹp, của tình yêu huy hoàng như một Xuân Diệu hay gãy đổ bi thiết như
một Nguyễn Bính xưa - mà mỗi bài thơ của ông là một bản cáo trạng, một tiểu
luận về xã hội luận lý nên phần lớn thường khó hiểu, mặc dù ông đã vận dụng tới
những ngôn ngữ dung dị hầu làm sáng tư tưởng muốn diễn đạt, nhưng đôi khi cũng
không tránh khỏi sự tăm tối bí hiểm, gây cho lớp độc giả trung bình muốn tìm
vào vũ trụ tâm hồn nhà thơ gặp nhiều trở ngại, nhiều khó khăn, chán nản:
ong bầu về đây từ sáng sớm đầy vòi
đêm qua chú thắp đèn sáng chú học bài trong màn
chú nhăn mặt trước phút giây ong bầu gẫy cánh
để nhăn nhó khi ngón tay bị thương, con ong đồng bạn trả thù
chú bảo nó sẽ chết vì nọc độc truyền sang qua máu
nên chú phải băn khoăn tại sao nó đốt chú
Từ đây, tôi nghĩ: nếu ai kia, nói rằng thơ Thế Phong là thơ của người lớn,
của những ai băn khoăn muốn tìm một ý nghĩa cho cuộc dời bần cùng, hữu hạn này
không phải là lời nói vội.
xã hội nhược tiểu bi thảm chúng tôi
chức vụ gì cao hơn đỉnh chóp
tu sĩ còn là mật thám
thi nhân còn sản xuất phiếu thơ đặt hàng để
có xe hơi chạy nhanh hơn người đi bộ
°
Như cánh chim lần đầu tiên tung chiếc thân vào vùng trời cao
rộng, ôm niềm khát vọng tràn đầy trong tâm hồn trinh nguyên bằng đôi cánh tự
tin và lòng thành khẩn, thiết tha tin vào một thiên đường nhân bản, Thế phong
đã lầm, đã thất vọng, chua cay ngay từ khởi điểm - cánh chim đã nhiều lần rướm
máu trước trăm muôn làn tên cung thủ vút tới. Nhưng thành khẩnvới mình, thiết
tha với đời, đắm đuối mê say trong cái bập bềnh chới với của những ước vọng thầm
kín giữa một không gian tàn rữa, một tổ quốc chênh vênh khắc khoải, thi nhân
dám nói lên thực trạng và kêu gọi ý thức trỗi dậy vươn lớn của những kẻ còn
quay lưng, ngoảnh mặt, của những kẻ đã tách rời và bội phản quê hương, bội phản
nòi giống
ai từ bỏ đời sống căm hờn thiêu thân ngoài kia đó
giòng chữ nổi loạn giòng chữ giải độc
giòng chữ nào mang chính nghĩa
diễn biến sự thật thì không biết không nói như thằng câm
mà lòng tràn đầy hy vọng âm thầm
ngày mai tương lai tổ quốc tương lai đời sống cá nhân
Dù muốn dù không, khuôn mặt linh hồn Thế Phong,soi qua thi ca của ông, cũng là
khuôn dáng độc đáo không ẩn lẫn, nhạt mờ với tất cả những gì tạo nên khoảng trời
Thế Phong, và chỉ của riêng Thế Phong mà thôi.
Chú thích:
1. |
Trích trong TP Nhà văn Tác phẩm cuộc đời, trang 99 -
ĐNVHXB. |
2. |
Văn Hữu là tạp chí của cơ quan Văn hóa vụ xưa, bài của
Hoàng Trọng Miên, tác giả cuốn VĂN HÓA TOÀN THƯ, đã bị một số anh em văn nghệ
lật tẩy là ăn cắp nguyên văn và từng đoạn trong Lược khảo về THẦN THOẠI của
Nguyễn Đồng Chi xuất bản tại Hà Nội. Trong số những người đả kích có cả ThP với
bút hiệu Đường Bá Bổn. |
3. |
Thí dụ muốn diễn tả nước mắt trên mi một người con gái,
phái này dùng hai tiếng mi sương. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét