Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Tại sao tôi yêu tiếng hát Ngọc Lan

Tại sao tôi yêu tiếng hát Ngọc Lan!
Có nhiều người bạn của tôi tỏ ra ngạc nhiên khi thấy tôi mê giọng hát Ngọc Lan. 
Sự thực chính tôi cũng ngạc nhiên về tôi vậy. 
Tôi có thể nghe Ngọc Lan hát liền mấy tiếng đồng hồ không ngừng. Ngồi trên xe hơi nghe Ngọc Lan ngồi trên xe lửa trên đường tới sở nghe Ngọc Lan về nhà nghe Ngọc Lan làm việc ngoài vườn cũng nghe Ngọc Lan! Thật là một hiện tượng kỳ lạ đối với tôi. Không phải tôi mới bắt đầu nghe tân nhạc Việt Nam mới đây; tôi nghe tân nhạc từ hồi Thái Thanh Thái Hằng Khánh Ngọc... và sau này Khánh Ly Lệ Thu Thanh Lan... Nhưng chưa bao giờ tôi nghe một giọng ca một cách say mê trong nhiều giờ như vậy. Vẫn biết Thái Thanh được mệnh danh là "Tiếng Hát Vượt Thời Gian" Lệ Thu với những nhạc phẩm bất hủ như "Lá Đổ Muôn Chiều" "Đêm Đông"...Khánh Ly nổi tiếng với nhạc Trịnh Công Sơn nhưng tôi chưa nghe ai say mê như nghe Ngọc Lan. Tại sao vậy? 
Thường thì tôi trả lời vắn tắt với bạn bè là mỗi người có một "gout". Nhưng sự thực chỉ có phải "gout" không thôi hay lý do tại sao tôi "mê" giọng hát Ngọc Lan phức tạp và sâu xa hơn nhiều? 
Tôi nghĩ lý do chính và thứ nhất là trời cho Ngọc Lan một giọng ca ngọt ngào và quyến rũ. Ngoài cái giọng ngọt ngào thiên phú Ngọc Lan hát tự nhiên êm dịu mềm mại dễ dàng như nói như thở không cầu kỳ giả tạo. Giọng cô có cái sang trọng (élégance) khó tìm thấy ở một ca sĩ khác. Cách đây ít lâu một anh bạn trẻ nói với tôi là giọng Ngọc Lan "chua". Chua? Tôi nghĩ hoặc trời cho anh này một thính giác đặc biệt khác người hoặc anh có thành kiến nặng với Ngọc Lan vì tôi chưa nghe ai phê bình giọng Ngọc Lan "chua" bao giờ. Nhiều người bạn tôi cũng thường có thành kiến với ca sĩ trẻ mới nổi tiếng như vậy.Theo họ phải nghe Thái Thanh Lệ Thu Khánh Ly..hát tân nhạc hoặc phải nghe Thanh Lan hát nhạc Pháp mới "chì" mới là biết nghe nhạc. Công bình mà nói tôi cũng đã có thành kiến như vậy. Tôi còn nhớ hồi đầu thập niên 90 tôi nghe đồn ở California có một nữ ca sĩ trẻ nổi tiếng tên Ngọc Lan. Tôi có thành kiến với các ca sĩ trẻ mới nổi tiếng vì nghĩ họ là các ca sĩ choi choi chỉ thích hát nhạc trẻ nhạc giật gân làm sao hát hay bằng những Thái Thanh những Lê Thu những Khánh Ly Thanh Lan.... được. Và vì có thành kiến như vậy tôi không tìm hiểu thêm về Ngọc Lan và tiếp tục nghe các ca sĩ tiền 1975. Sau này khi khám phá ra cái lầm của mình thì đã muộn. 

(Thành ra bây giờ tôi sợ dẫm phải vết bánh xe cũ nên khi nghe đồn có ca sĩ trẻ nào nổi tiếng là tôi tìm nghe. Nhưng cho tới nay tôi chưa thấy một giọng nào có thể làm tôi say mê như giọng Ngọc Lan cả.) 
Như nói ở trên Ngọc Lan hát một cách dễ dàng và tự nhiên như nói như thở "tiếng hát mong manh một tí khàn đục ấm áp hòa với sự trong trẻo hồn nhiên" (Nhạc sĩ Trần Chí Phúc) 
Nhưng tôi không hoàn toàn đồng ý với ai nói Ngọc Lan hát không có kỹ thuật. Cô không dùng kỹ thuật để làm cho giọng mình giả tạo nhưng ngược lại cô dùng kỹ thuật để làm cho giọng mình thật tự nhiên với cách lấy hơi khi nào lấy hơi và cách ngân cũng như cách xuống giọng của cô. Muốn thấy cái hay và cái tuyệt vời của giọng Ngọc Lan phải nghe một bản nhạc đã cùng được Ngọc Lan và một vài ca sĩ khác hát để so sánh . Đó cũng là phương pháp tôi dùng để thuyết phục một số người khi tôi cho họ nghe "Còn Một Chút Quà Cho Quê Hương" "Dĩ Vãng" "Mưa Trên Biển Vắng" vv..vv....do Ngọc Lan và một vài ca sĩ nổi tiếng hát mà tôi đã thu trên một CD để dễ so sánh.. Tôi đã thành công rất nhiều lần. 
Nhiều người có thể không thích giọng Ngọc Lan hoặc không thích nghe giọng Ngọc Lan bằng giọng các ca sĩ khác nhưng tôi nghĩ nếu họ đã nghe một số tối thiểu những bản nhạc do Ngọc Lan hát họ phải đồng ý với tôi về những đặc điểm sau đây của giọng Ngọc Lan mà tôi nghĩ không ca sĩ nào có: 
1. Hình thức đa dạng của giọng Ngọc Lan 
2. Cách đổi giọng từ trầm qua cao vút và 
3. Cách xướng nguyên âm (vocalize vocaliser) 
Một người bạn kể cho tôi nghe chuyện anh đi dự một concert ở Atlantic City NJ hồi đầu thập niên 90. Anh nói cả concert chỉ có một ca sĩ độc nhất là Ngọc Lan và anh nghĩ trong tất cả các ca sĩ VN chỉ có Ngọc Lan làm được chuyện đó nghĩa là trình diễn một mình trong suốt hơn 3 tiếng đồng hồ mà khán giả không những không chán mà còn theo dõi say mê và đòi hỏi cô hát thêm nhiều bài. Một ca sĩ có thể chỉ hát nhạc Phạm Duy hoặc nhạc Trịnh Công Sơn trong một buổi trình diễn. Tôi rất ưa thích nhạc Phạm Duy và nhạc Trịnh Công Sơn nhưng chắc tôi khó có thể ngồi nghe một ca sĩ hát một loại nhạc hoặc nhạc của một tác giả trong vòng hai ba tiếng đồng hồ mà không ngáp. Trong khi đó Ngọc Lan hát đủ mọi loại nhạc và đủ mọi thể điệu. Thật khó có thể tưởng tượng một giọng hát "baby như trong bản "Macumba" hoặc một giọng hát vui nhộn giật gân như trong "Stupid Cupid" lại có thể hát "Như Cánh Vạc Bay" một cách thánh thót "Khúc Thụy Du" một cách buồn thảm day dứt hoặc "Khúc Mưa Sầu" ảo não như cầu kinh gọi hồn. Ngọc Lan hát mọi thể điệu: bolero cha cha cha mambo tango lambada twist slow rock... nhưng phải nhận là rhumba/bolero hay slow rock hợp với giọng và lối ca của cô nhất. Không những hát được mọi thể điệu và đủ mọi loại nhạc Ngọc Lan còn có khả năng thay đổi giọng hát của mình. Cô dùng giọng mũi khi hát "Đọa Đày" (Prisoner) giọng óc trong "Thu Saigon" hay "Còn Yêu Em Không" hoặc giọng ngang ngang bất cần đời như trong "Phố Biển" hay "Ta Say". 

Chúng ta biết Ngọc Lan hát trong ca đoàn nhà thờ và hát bè cao phái nữ (soprano). Bởi vậy hát giọng cao là sở trường của cô. Phải nghe cô hát giọng cao mới thật sự thấy rõ cái giọng "trời cho" của cô. Nghe bài "Tình Khúc Buồn" thấy cô lên giọng cao một cách dễ dàng. Đặc biệt cô có thể từ giọng trầm (contralto) nhảy 2, 3 quãng 8 (octave) để hát giọng cao (soprano) như hai ca sĩ khác nhau. Hãy nghe bài "Revoir" hoặc bài "Vết Chân Hoang" để thấy điều tôi muốn nói. Hát như vậy không phải là chuyện dễ dàng ai cũng làm được. 
Tôi nghĩ trong số các sĩ Việt Nam không ai xướng nguyên âm (vocalize vocaliser) điêu luyện bằng Ngọc Lan. Kỹ thuật xướng nguyên âm của Ngọc Lan khi cô hát nhạc ngoại quốc thật là quyến rũ và đòi hỏi nhiều luyện tập. Khi nghe Ngọc Lan vocalize trong những bản nhạc ngoại quốc (chẳng hạn "Viens m embrasser" (Lại Gần Hôn Em) "Người Tình Em Yêu" "Women in Love") tôi thấy cô vocalize không thua gi những ca sĩ ngoại quốc đã hát những bản nhạc đó. Trong "Liên Khúc Tình Yêu Số 2" Ngọc Lan đã vocalize hơn một phút nghe tuyệt vời. 
Một điểm chót không thể không nói tới khi bàn về giọng Ngọc Lan đó là cô hát rất đúng nhịp. Nhạc phải đi với nhịp. Tân nhạc không phải là cải lương muốn cương sao cũng được. Nhiều ca sĩ đã hy sinh nhịp để vẽ vời uốn éo giọng của mình. Mỗi lần nghe ca sĩ nào hát sai nhịp dù chỉ sai nhịp 1 phần 10 giây tôi cũng thấy khó chịu và bực mình. Ngọc Lan có căn bản nhạc lý rất vững chắc. Hơn nữa cô hát trong vũ trường nên cần phải hát đúng nhịp nếu không khách khiêu vũ sẽ than phiền hoặc tẩy chay. Người nào đi khiêu vũ tại vũ trường chắc đôi lần đã gặp phải trường hợp những ca sĩ hát không đúng nhịp thành ra người khiêu vũ bị chân nọ đá chân kia hoặc đá hay dẫm vào chân của người khiêu vũ với mình. Việc Ngọc Lan hát trong ban hợp ca cũng có nhiều ảnh hưởng tới sự hát đúng nhịp của cô. Vì hát đúng nhịp những bản nhạc thể điệu bolero/rhumba do Ngọc Lan hát nghe rất nhịp nhàng và hấp dẫn. 
Ngọc Lan không những là ca sĩ mà còn là tài tử điện ảnh sân khấu. Hai cuốn băng "Như Em Đã Yêu Anh" và "Mặt Trời Bên Kia Mùa Hạ" cũng đủ để chứng minh điều đó. Không những có cái giọng sang trọng Ngọc Lan còn có cái dáng dấp cái bề ngoài sang trọng và đài các. Lối trình diễn độc đáo của cô đã đi tiên phong trên phương diện trình bày nhạc trên sân khấu. Nhất cử nhất động đều nhịp nhàng khoan thai tự nhiên không gượng gạo kịch cỡm nụ cười tươi như hoa (như trong "Joe le Taxi") không gượng ép giả tạo trong những cuộc phỏng vấn. Tuy tôi không coi nhiều video của các hãng Mây Productions Asia Entertainment và Thúy Nga Paris nhưng những video tôi coi cũng đủ cho tôi thấy không ai có lối trình diễn nhạc như Ngọc Lan cả. Điển hình là những bài "Xin Thời Gian Ngừng Trôi" "Con Đường Tôi Về" "Về Đây Em"...Tôi ưa thích nhất "Con Đường Tôi Về" vì Ngọc Lan trông thùy mị đoan trang trong chiếc áo dài màu đen và với điệu bộ chân tay thật độc đáo. Tôi chưa thấy ca sĩ nào có lối trình diễn như vậy cả. Đôi khi Ngọc Lan chỉ dùng một cái liếc mắt cũng đủ để diễn tả điều cô muốn diễn xuất. Hãy coi "Hai Mươi Năm Tình Cũ" trong đó Ngọc Lan đóng vai một ca sĩ về chiều được người yêu cũ tới thăm khi đang tập dượt một bài hát. Trong cảnh cuối cùng khi người yêu cũ bỏ đi không một lời từ giã cô chỉ liếc theo và khép lại đôi mắt bộ mặt diễn tả một vẻ chịu đựng và cam phận. 
Nhiều người than Ngọc Lan chỉ trình bày nhạc buồn và gương mặt lúc nào trông cũng buồn khi trình diễn thành ra làm cho người coi cảm thấy buồn bã chán đời. Trước hết đa số bản nhạc Việt Nam khác với nhạc Âu Mỹ mang tính chất buồn hay lãng mạn. Nghệ sĩ trình diễn những bản nhạc đó làm cho người coi cảm thấy buồn bã tức là đã thành công trong việc diễn xuất. Nếu để ý kỹ sẽ thấy sau mỗi lần trình diễn những bản nhạc buồn Ngọc Lan cười tươi rói khi chào tạm biệt khán giả. Đó là diễn xuất "at its best". 
Nói tới nghệ thuật trình diễn của Ngọc Lan không thể không nói tới cách cô bắt chước cách hát và giọng hát của các ca sĩ ngoại quốc. Cái lối bắt chước đó là một hình thức diễn xuất..Có lần tình cờ tôi nghe ca sĩ Pháp Elsa hát mấy chữ "nostalgie nostalgia nostalgie que mifa" trong bản "Nostalgia" tôi tưởng Ngọc Lan hát. Vì hai giọng hát quá giống nhau! Ngọc Lan có cái giọng ấm ngọt ngào pha "tý khàn đục" giống giọng Elsa thành ra khi nghe hát mấy chữ đó tôi không phân biệt được. 
Bắt chước đây không có nghĩa là bắt chước một giọng danh ca nào đó để làm thành giọng của mình. Bắt chước đây là tỏ ra khâm phục và kính trọng người đi trước. Ở Hoa Kỳ có người bắt chước Marilyn Monroe Elvis Presley Louis Amstrong... cũng như ở Pháp Mireille Mathieu bắt chước Edith Piaf hay Alain Barrière bắt chước Charles Aznavour. Ai cũng biết Mireille Mathieu và Alain Barrière có giọng và lối hát riêng biệt của họ nhưng họ bắt chước Edith Piaf và Charles Aznavour là để vinh danh hai người đó. Một tỉ dụ về nghệ thuật bắt chước giọng hát của Ngọc Lan hãy nghe Ngọc Lan hát "Je Suis d Accord" bài hát nổi tiếng đã được ca sĩ Pháp Francoise Hardy hát trong đầu thập niên 60. Hãy nghe cách Ngọc Lan hát dật dật và ngắt quãng (staccato) giống hệt cách Francoise Hardy hát! 
Ngọc Lan không những hát tiếng Pháp còn hát tiếng Mỹ tiếng Tây Ban Nha tiếng Trung Hoa và nghe nói cả tiếng Nhật (nhưng tôi chưa được nghe). Cô hát tiếng nào cũng hay và trôi chảy. Hồi trước 1975 Việt Nam có một nữ ca sĩ hát nhạc Pháp cũng khá hay nhưng khi nghe cô hát tiếng Mỹ thì tôi nghe quê không chịu nổi. Cũng may cô đã không đi tới nghĩa là từ bỏ không hát tiếng Mỹ nữa. 
Vì đa số nhạc ngoại quốc Ngọc Lan hát là nhạc Pháp nên tôi muốn bàn thêm về cách hát tiếng Pháp của Ngọc Lan. Tôi nhận thấy cô hát tiếng Pháp nghe rất đầm và "élégant". Phải nghe cô hát chung với các sĩ khác hay trong những liên khúc mới thấy cái giọng "đầm" đặc biệt của Ngọc Lan khi hát tiếng Pháp. Tôi phục nhất cách cô uốn lưỡi để hát phụ âm "r" hoặc phát các âm giọng mũi như "on" "in" "ien" vv..vv.. Có người than phiền Ngọc Lan hát tiếng Pháp nhiều khi nuốt chữ thành ra nghe không rõ. Tôi đồng ý là trong một vài bản nhạc Pháp tôi không nghe được hết các chữ cô hát nhưng không phải vì cô nuốt chữ nhưng hoặc vì thể điệu bài hát hoặc vì những nốt nhạc trầm nên khó bắt được hết các chữ cô hát. Có lần tôi cho một anh bạn coi Ngọc Lan hát bản "Khi Có Chàng (Je Ne Suis Que de l Amour)" trong băng "Như Em Đã Yêu Anh". Anh ta than Ngọc Lan hát tiếng Pháp nuốt chữ nên nghe không rõ. Sau khi Ngọc Lan hát tôi cho anh ta nghe Nicole Croisille là người theo tôi biết đã hát bản đó đầu tiên. Anh ta cũng lắc đầu chịu thua thú nhận nghe không bắt được hết các chữ Nicole Croisille hát. 
Khi khởi sự viết bài này tôi đã đặt tựa là "Tại sao tôi mê tiếng hát Ngọc Lan" nhưng sau tôi đổi lại thành "Tại sao tôi "Mê" Ngọc Lan ". Tôi xin trình bày lý do sau đây: 
Tuy say mê tiếng hát Ngọc Lan nhưng tôi không biết nhiều về Ngọc Lan. Tôi không biết Ngọc Lan bị bạo bệnh tôi không hiểu tại sao cô biến mất từ sau năm 1998. Ngày cô qua đời tôi được một người bạn cho biết cô bị bướu óc (brain tumor) và đấy là tất cả vốn liếng tôi biết về Ngọc Lan. 
Nhưng cách đây khoảng 10 tháng tình cờ trên Internet -cám ơn Internet- tôi được biết Ngọc Lan mang căn bệnh hiểm nghèo "Multiple Schlerosis" chứ không phải bướu óc và tôi được biết nhiều chi tiết về Ngọc Lan qua các bài báo và bài viết về Ngọc Lan. Tôi tìm nghe và đọc các cuộc phỏng vấn Ngọc Lan để hiểu thêm về Ngọc Lan. Tôi đã khám phá ra con người Ngọc Lan. Tôi đã hiểu thêm nhiều về con người Ngọc Lan và tôi đã "mê" con người Ngọc Lan. 
Vì "mê" con người Ngọc Lan tôi lại càng mê tiếng hát Ngọc Lan hơn. 
Tôi có cái yếu điểm là "mê" đàn bà hiền hậu (hiền nhưng không đần độn cù lần) bởi vậy làm sao tôi không "mê" Ngọc Lan được khi nghe Linh Mục chủ tế nói trong tang lễ Ngọc Lan: "Chị là một con người rất hiền lành..." hoặc nhạc si Nam Lộc trong phần phát biểu cảm tưởng về Ngọc Lan cũng trong tang lễ đó :"Tuy là một ngôi sao sáng Ngọc Lan lúc nào cũng là một người rất là khiêm nhường khiêm tốn và hòa đồng với anh chị em nghệ sĩ. Không bao giờ cô tỏ ra ghen ghét ganh tị...". hoặc nhà báo Trường Kỳ:".... tính tình dịu dàng khả ái và bản tính khiêm nhượng của cô... tôi đã mệnh danh Ngọc Lan là một Công Nương Diana của nền tân nhạc Việt Nam hải ngoại..." Tôi còn đọc ở đâu đó có ai nói:"Cô sống một đời sống nữ tu...". Còn nhiều nữa... Đó là con người Ngọc Lan mà tôi "mê". 
Sự thực bản tính hiền hậu chỉ là một phần một khía cạnh của con người Ngọc Lan. Con người Ngọc Lan còn có nhiều đặc tính dễ mến đáng yêu và đáng phục khác nhưng những đặc tính đó nằm ngoài phạm vi của bài viết này. 
Có lẽ trong tất cả các cuộc phỏng vấn cuộc phỏng vấn ảnh hưởng tới tình cảm của tôi với Ngọc Lan nhiều nhất là cuộc phỏng vấn Ngọc Lan dành cho nhà báo Việt Tiến. Trong cuộc phỏng vấn này lần đầu tiên tôi nghe giọng thiệt của cô một giọng thật dễ thương truyền cảm và thật thà Cô nói tự nhiên thành thật không hoa hòe hoa sói không thêu dệt mỹ miều. "Lan dự định đi bán hamburger... được trả 35 đồng mà rất là "happy...ở nhà ăn cà với canh... lúc đầu hát có nhiều người nói Lan hát giống chị Thanh Lan" vv...vv..đúng là giọng nói của một người khiêm nhượng và thành thật. 
Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với nhạc sĩ Nam Lộc (sau khi hát bản "Mưa Trên Biển Vắng") để trả lời câu hỏi ai là mẫu người đàn ông lý tưởng của Ngọc Lan cô đã đưa ra nhân vật Dũng trong tác phẩm Đoạn Tuyệt của Nhất Linh (cô nói lộn Khái Hưng). Nghe câu trả lời đó là tôi có thể đoán được phần nào lối sống của Ngọc Lan. "Sống âm thầm và kín đáo" như anh Nam Lộc nói trong tang lễ. Nghĩa là cô sống nhiều về nội tâm hơn là bề ngoài không đua đòi không se sua không ồn ào. Dũng trong Đoạn Tuyệt là một nhân vật tuy có học và có chí lớn nhưng trầm ngâm ít nói không ba hoa chích chòe đó là mẫu người đàn ông lý tưởng của Ngọc Lan và đó cũng là tiêu chuẩn qua đó tôi nhìn thấy con người Ngọc Lan. 
Sau cùng... nhan sắc. Nhiều bạn trên trang này ngỏ ý muốn có ai viết về nhan sắc Ngọc Lan. Tiếc rằng tôi chưa bao giờ nhìn thấy Ngọc Lan bằng xương bằng thịt nên không đủ tư cách để viết về nhan sắc Ngọc Lan. Tôi chỉ thấy cô qua mấy cuốn băng video hoặc một vài tấm hình. Nhưng dựa trên những hình ảnh đó tôi thấy cô đúng là giai nhân với "bộ mặt trái soan sống mũi dọc dừa cặp mắt bồ câu". "bộ mặt trái soan sống mũi dọc dừa cặp mắt bồ câu". Tuy nhiên nhan sắc của Ngọc Lan là nhan sắc của một Grace Kelly chứ không phải nhan sắc của một Raquel Welch hoặc của một Jennifer Lopez hoặc của một Lưu Bích. Xin đừng ai hiểu lầm là tôi muốn nói Ngọc Lan đẹp như Grace Kelly. Đó chỉ là một cách nói nói để so sánh hai thứ sắc đẹp. Nhan sắc Ngọc Lan là nhan sắc thùy mị đoan trang mỏng manh sang trọng và đài các. Nhìn thấy nhan sắc đó người ta ngưỡng mộ kính trọng và muốn che chở. 
Tôi nghĩ không có cách nào ca tụng nhan sắc Ngọc Lan hay hơn bằng trích ra đây bốn câu thơ của thi sĩ Nguyên Sa trong bài "Tháng Sáu Trời Mưa" (đã được phổ nhạc và đã được Ngọc Lan hát trong CD "Tạ Ơn Em" của Diễm Xưa): 
"Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng
Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân
Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân
Vì anh gọi tên em là nhan sắc" 

hoặc bốn câu sau đây trong bản nhạc "Như cánh vạc bay" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: 
"Nắng có hồng bằng đôi môi em
Mưa có buồn bằng đôi mắt em
Tóc em từng sợi nhỏ
Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh" 

Từ ngày Ngọc Lan lui vào bóng tối rồi qua đời đã có nhiều nhạc phẩm được sáng tác. Mỗi lần nghe một bản nhạc hay do một ca sĩ nổi tiếng hát tôi lại bùi ngùi và nghĩ: "Trời! Nếu Ngọc Lan không bị bạo bệnh và ra đi sớm bản nhạc này mà được Ngọc Lan hát thì tuyệt vời biết bao!..". Thật là một mất mát lớn lao cho chúng ta những người đã bị tiếng hát mật ngọt liêu trai đó quyến rũ. 
Nhưng cũng là một mất mát lớn lao cho nền Âm Nhạc Việt Nam. 
Lê Trung Ngân
Theo http://bacsingan.vnweblogs.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch

Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...