Buồn ơi chào mi
Nhạc và Lời: Nguyễn Ánh 9
Tiếng Hát: Hồ Lệ Thu
Cuộc đời vốn bản thân nó đã có nhiều điều phiền muộn hơn là niềm vui. Nhân gian
người ta dễ chia đi niềm vui chứ nào có san sẻ được nhiều nỗi buồn. Nên nếu
trong thâm tâm cứ dày vò và không nguôi nghĩ về nó thì tâm trạng không khi nào
tốt. Có thể, khi ta biết gọi tên nỗi đau trong lòng thì cũng là lúc ta thoát khỏi
sự lệ thuộc ấy. Và ít ta trong đời, bạn cũng sẽ có nỗi lòng muốn gọi tên ra..
Buồn ơi ta xin chào mi
Khi người yêu ta đã bỏ ta đi
Buồn ơi ta xin chào mi
Khi tình yêu chấp cánh bay đi
Buồn ơi ta đang lẽ loi
Buồn hỡi ta đang đơn côi
Buồn ơi hãy đến với ta
Ðể quên chuyện tình xót xa
Tình cảm con người được ví với những cung bậc âm nhạc. Với nốt si cực đỉnh của niềm vui thì cũng có nốt đồ trầm buồn. Lang thang trong cái khuôn nhạc tình cảm ấy mà các nốt nhạc tình cảm có đến biết bao giai điệu cuộc đời. Đem hòa vào mỗi tâm hồn, những bản nhạc thường bắt đầu với nhịp chậm hoặc vui là do cách cảm nhận cuộc đời. Nhưng cho đến khi trải nghiệm được dàn trải theo năm tháng, người ta thấy nhiều quảng vắng hiu quạnh trong đời mình hơn là những nhịp xốn xang hạnh phúc.
Để gọi tên ra khúc tình ca buồn, ấy có thể là lúc con người ta rơi vào trạng thái đơn độc. Vì khi tình yêu chớm nở bản thân nó đã là hạnh phúc trào dâng. Rồi khi ra đi cũng là lúc nó mang theo tâm hồn luyến lưu khôn nguôi của người trong cuộc. Nếu mỗi cảm giác được đặt tên theo những nốt nhạc thì tâm trạng chia ly liệu có thanh âm nào rung tận được đáy lòng?
Mỗi cuộc đời đến và đi trong đời đều ít nhất một lần được nghe giai điệu trầm tỉ tê. Không chỉ có thế mà khi biết mất đi tình yêu của đời mình, nỗi lòng quạnh vắng như cũng tê đi trong tuyệt vọng muốn níu giữ. Chẳng phải thế mà người ta tìm cho mình một người bạn tên buồn. Rồi cũng than thở và mong muốn ở nó sự chia sẻ đồng cảm rất ư thành thật. Mà cũng phải thôi, thế gian nào có ai lắng dịu, xót xa và âm thầm như nỗi buồn... Buồn ơi thế nhân là thế
Sao người yêu vẫn mãi say mê
Buồn ơi yêu đương là thế
Sao tình ta mãi mãi đam mê
Người yêu cho ta niềm đau
Buồn hỡi cho ta quên mau
Buồn ơi hãy đến với ta
Ðể quên chuyện tình xót xa
Gieo vào lòng người không chỉ cảm giác đau khổ mà trong chính bản chất lắng đọng của nó mà tình buồn giúp người ta nhận ra cuộc sống vẫn tiếp diễn. Như là một thanh âm đơn điệu trên khuông nhạc, bản chất mỗi con người cũng giấu mình vào nội tâm và không dễ dàng chia sẻ. Dòng đời cũng đơn giản là sự kết hợp của nhiều giai điệu tâm hồn. Người ta sẽ dễ bị nhận ra khi đi trật nhịp trong cả hành khúc. Và dù thật lòng vẫn còn chưa nguôi ngoai vì tình yêu đã ra đi, thì người ta cũng không thể mãi làm ngơ rằng mình được một mình tự chơi lấy bản nhạc cuộc đời. Nên khi ấy, hãy cố gắng nhận ra và gọi tên người bạn buồn của mình. Và để cho nỗi cô đơn không làm bạn lạc lõng như nốt nhạc trầm dưới những hợp ca vui tươi khác ở đời..
Nếu trên đường tình ta lẻ loi một mình
Thì trên đường đời ta có mi buồn ơi! ...
Khi người ta nhận ra đời cho ta nhiều nỗi buồn hơn niềm vui, hãy cố gắng tìm
nghe những giai điệu vui tươi của cuộc sống. Vì chẳng có gì là mãi mãi và vết
thương nào cũng sẽ phải trải qua. Vậy thì có nên chăng vượt qua lòng mình một
cách nhanh chóng những khi u sầu hơn là để cho nó cuốn ta đi trong đau đớn và dằn
vặt. Và một khi biết đến người khách không mời Mr. Buồn thì chẳng ai lại khuyến
khích bạn giữ lại ông ta trong nhà. Hãy đưa ra lời chào từ biệt như cách bạn
đón tiếp, “Buồn ơi, ta xin chào mi”...
Buồn ơi ta xin chào mi
Khi người yêu ta đã bỏ ta đi
Buồn ơi ta xin chào mi
Khi tình yêu chấp cánh bay đi
Buồn ơi ta đang lẽ loi
Buồn hỡi ta đang đơn côi
Buồn ơi hãy đến với ta
Ðể quên chuyện tình xót xa
Tình cảm con người được ví với những cung bậc âm nhạc. Với nốt si cực đỉnh của niềm vui thì cũng có nốt đồ trầm buồn. Lang thang trong cái khuôn nhạc tình cảm ấy mà các nốt nhạc tình cảm có đến biết bao giai điệu cuộc đời. Đem hòa vào mỗi tâm hồn, những bản nhạc thường bắt đầu với nhịp chậm hoặc vui là do cách cảm nhận cuộc đời. Nhưng cho đến khi trải nghiệm được dàn trải theo năm tháng, người ta thấy nhiều quảng vắng hiu quạnh trong đời mình hơn là những nhịp xốn xang hạnh phúc.
Để gọi tên ra khúc tình ca buồn, ấy có thể là lúc con người ta rơi vào trạng thái đơn độc. Vì khi tình yêu chớm nở bản thân nó đã là hạnh phúc trào dâng. Rồi khi ra đi cũng là lúc nó mang theo tâm hồn luyến lưu khôn nguôi của người trong cuộc. Nếu mỗi cảm giác được đặt tên theo những nốt nhạc thì tâm trạng chia ly liệu có thanh âm nào rung tận được đáy lòng?
Mỗi cuộc đời đến và đi trong đời đều ít nhất một lần được nghe giai điệu trầm tỉ tê. Không chỉ có thế mà khi biết mất đi tình yêu của đời mình, nỗi lòng quạnh vắng như cũng tê đi trong tuyệt vọng muốn níu giữ. Chẳng phải thế mà người ta tìm cho mình một người bạn tên buồn. Rồi cũng than thở và mong muốn ở nó sự chia sẻ đồng cảm rất ư thành thật. Mà cũng phải thôi, thế gian nào có ai lắng dịu, xót xa và âm thầm như nỗi buồn... Buồn ơi thế nhân là thế
Sao người yêu vẫn mãi say mê
Buồn ơi yêu đương là thế
Sao tình ta mãi mãi đam mê
Người yêu cho ta niềm đau
Buồn hỡi cho ta quên mau
Buồn ơi hãy đến với ta
Ðể quên chuyện tình xót xa
Gieo vào lòng người không chỉ cảm giác đau khổ mà trong chính bản chất lắng đọng của nó mà tình buồn giúp người ta nhận ra cuộc sống vẫn tiếp diễn. Như là một thanh âm đơn điệu trên khuông nhạc, bản chất mỗi con người cũng giấu mình vào nội tâm và không dễ dàng chia sẻ. Dòng đời cũng đơn giản là sự kết hợp của nhiều giai điệu tâm hồn. Người ta sẽ dễ bị nhận ra khi đi trật nhịp trong cả hành khúc. Và dù thật lòng vẫn còn chưa nguôi ngoai vì tình yêu đã ra đi, thì người ta cũng không thể mãi làm ngơ rằng mình được một mình tự chơi lấy bản nhạc cuộc đời. Nên khi ấy, hãy cố gắng nhận ra và gọi tên người bạn buồn của mình. Và để cho nỗi cô đơn không làm bạn lạc lõng như nốt nhạc trầm dưới những hợp ca vui tươi khác ở đời..
Nếu trên đường tình ta lẻ loi một mình
Thì trên đường đời ta có mi buồn ơi! ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét