Hành trình vào cõi thơ là làm một cuộc phiêu lưu vô tận. Thơ bắt nguồn từ cảm
xúc tâm hồn, nơi ẩn chứa những mối tình thiêng liêng sâu kín nhất. Phải chăng
làm thơ là đi giữa cõi mộng và thực để đời trổ nhánh đâm hoa và đưa thực vào mộng
cho hồn vơi đi những nỗi đau trần thế.
Thi nhân nặng nợ với tình thơ nào khác chi kiếp tằm nhả tơ? Người nghệ sĩ ước mơ lớn nhất của họ là để lại cho đời dăm ba tác phẩm, hay ít bài thơ đắc ý. Dù mai sau tác giả có đi vào quên lãng thì những vần thơ trác tuyệt đó cũng dệt cho đời những đóa hoa muôn sắc. Hồn thơ tựa làn khói, mùi hương; mà hương thì vô ảnh người đời chỉ cảm nhận chứ không thấy được hình tướng. Nhưng ngay cả lúc hữu hình, hồn thơ hóa thể thành sợi khói, vầng mây…chúng ta đều nhìn thấy nhưng nào ai nắm bắt được? Phải đợi đến lúc con tim rung cảm thúc đẩy, hồn thơ nhập vào thi nhân thơ mới bật. Thơ vốn sẵn trong thiên nhiên, hàm chứa nhiều tính chất trong trời đất. Ngôn ngữ của thơ đôi khi ẩn trong văn, nhạc và hội họa, những hình ảnh và nhạc điệu của ngôn ngữ thơ lại rất khác với văn xuôi mà chỉ có những tâm hồn thơ mới cảm nhận được. Nhà thơ không làm công việc của nhà lý luận, nhà khoa học, nhà thần học hay triết gia… để tìm cái mới lạ trong thế giới hiện hữu, cái huyền bí của vũ trụ..vv..nhưng thi nhân có thể sống với với tôn giáo, luân lý qua tâm linh để phát hiện thêm lẽ đạo của cuộc đời, và sống triết qua thơ? Thi sĩ Bùi Giáng đã thở bằng thơ trong bài đi vào cõi thơ, thi sĩ minh họa: « …Cõi thơ là cõi bồng phiêu».
Nhập vào thơ là sống trong cõi phiêu bồng. Cây khô cành chết làm sao có thể nở hoa, thơ cũng thế chỉ nở rộ ở những tâm hồn nghe được tiếng thở của con tim. Nhưng nghe được mới chỉ là cảm nhận giữa người và thơ cùng có chung một tần số. Muốn diễn tả những rung cảm đó qua thơ cần phải có thi hứng, mà thi hứng là do thiên phú, nhưng từ thi hứng đến nghệ thuật là bước khá dài, đòi hỏi nhiều nghiên cứu học hỏi. Thơ có thể là vần hay không vần, nhưng đó chỉ là một trong những chất liệu dự phần của cấu trúc trong quá trình hoàn thành thơ. Một chuỗi câu, nhóm từ, cắt ráp kiểu tiền chế được kết lại, nếu chỉ dựa vào vần dễ biến thành bài vè. Và một số câu, nhóm từ không vần nếu không có các yếu tố khác phụ thêm để hoàn chỉnh thơ, cũng biến thành đoạn văn xuôi thiếu mạch lạc và trong sáng.
Thơ và nhạc là hai nghệ thuật riêng biệt nhưng rất khắn khít nhau làm say đắm lòng người. Thơ là nghệ thuật của «lờì», nhạc là nghệ thuật của «âm thanh». Trong thơ có chứa: Tư tưởng, triết lý, tôn giáo, hội họa, âm nhạc… ngoài những chất liệu như ngôn từ, hình tượng, vần điệu, niêm luật, ẩn dụ, hoán dụ… trong cấu trúc để hình thành nên thơ, riêng thơ Việt Nam và thơ Trung Hoa còn có thêm chất họa và nhạc.
Âm nhạc là một môn nghệ thuật dùng âm thanh làm ngôn ngữ để diễn đạt tư tưởng và tình cảm con người. Ngày nay người ta còn dùng âm nhạc trị bệnh tâm thần (musicothérapie).
Âm nhạc gồm những đặc tính: cao độ, trường độ, cường độ,và âm sắc, được ký hiệu bởi những hình nốt. Nghe những giai điệu dìu dặt khoan thai người thưởng lãm có cảm giác lạc vào cõi thiên thai, thơ mộng. Riêng thơ chưa có một định nghĩa nào là mẫu mực, «Người ta chỉ cảm thơ là một môn nghệ thuật của nghệ thuật, phát xuất từ cảm xúc tâm hồn».
Nói đến ca khúc, người ta thường có thói quen nghe nhạc qua cảm âm dựa trên lời ca mà ít chú ý đến thẩm âm, phần cấu trúc gồm giai điệu, tiết tấu, hay cách phối khí hòa âm.. v.v…
«Thơ phổ nhạc là nghệ thuật đem thêm âm hòa với âm thanh sẵn có trong thơ, hoặc thay đổi âm thanh của thơ chuyển thể thành những nốt nhạc để hát. Nhưng đọc thơ, hát thơ hay còn gọi là ngâm thơ hoàn toàn khác với nhạc thơ. Ðọc và hát thơ không cần áp dụng những quy tắc kỹ thuật cũng như mỹ thuật quá phức tạp của âm nhạc, vì nhạc trong thơ là những âm phát từ thanh bằng trắc của câu thơ; trong khi thơ trong nhạc hay còn gọi là tính nhạc gồm những hình tượng, ngôn ngữ được ngắt nhịp theo tiết tấu riêng để diễn tả giai điệu toàn bài chuyên chở tứ thơ.
Ví dụ: Thuyền Viễn Xứ, thơ Hà Huyền Chi, Phạm Duy phổ nhạc. Mộng Dưới Hoa, thơ Ðinh Hùng, phạm Ðình Chương phổ nhạc. Nguyệt Cầm, thơ Xuân Diệu, Cung Tiến phổ nhạc. Tình Khúc Thứ Nhất, thơ Nguyễn Ðình Toàn, Vũ Thành An phổ nhạc. Màu Tím Hoa Sim, thơ Hữu Loan, Dzũng Chinh phổ nhạc. Mái Tóc Dạ Hương, thơ Ðinh Hùng, Nguyễn Hiền phổ nhạc. Chiều Tím, thơ Ðinh Hùng, Ðan Thọ phổ nhạc. Áo Lụa Hà Ðông, thơ Nguyên Sa, Ngô Thụy Miên phổ nhạc v.v….
Trong giai đoạn đất nước còn mịt mù khói lửa chiến tranh, ở miền Nam người nghệ sĩ vẫn tự do sáng tác, một số nhạc phẩm trữ tình có ca từ đượm chất thơ đã diễn tả thân phận con người trong thời loạn hay diễn tả sự nuối tiếc về những cuộc tình dang dở ; mà nhiều ca từ đượm chất hương thơ hơn một số bài thơ «làm dáng » sáng tác vội vã cho có số lượng, được gọi là dòng thơ «cách tân» hôm nay? Sự vung vít chữ nghĩa đó đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến những bài thơ có «tính khai phá sáng tạo» của những tâm hồn chân chính !Những người làm công việc khai phá, tìm kiếm những cái mới lạ là những người đã có sẵn vốn căn bản về thơ, cộng thêm kiến thức.
Xin hãy bước vào vườn hoa nghệ thuật để thấy mùa xuân bất tận của những ca từ trong nhạc, nó đượm đầy chất thơ và chứa sẵn tính nhạc. Ðìển hình những lời ca đã đi sâu vào lòng người, đó là những tài sản trong kho tàng của văn hóa dân tộc:
Trịnh Công Sơn:
… «Gió sẽ mừng vì tóc em bay
Cho mây hờn ngủ quên trên vai
Vai em gầy guộc nhỏ
Như cánh vạc về chốn xa xôi... »
(Như Cánh Vạc Bay)
Phạm Ðình Chương:
« ... Người đi qua đời tôi
trong những chiều đông sầu
Mưa mù lên mấy vai
Gió mù lên mấy trời...
Hồn lưng miền rét mướt
Vàng xưa đầy dấu chân
(Người Ði Qua Ðời Tôi)
Lam Phương:
“... Người đi hoa lá chết trong mùa nhớ
Ngfười về lạng lẽ, tình vẫn bơ vơ!
Thà rằng ôm kín mộng ước xa nhau
Quên đi cho hết một kiếp thương đau...”
(Thu Sầu)
Ngô Thụy Miên:
“... Nhớ tới năm xưa bên nhau
Bước trong chiều mưa phiếm du nhẹ đưa
Bến cũ đam mê say xưa lá thu còn rơi...
Mắt biếc năm xưa nay đâu, cánh sao còn đây
Tóc mây nào bay...Tình đã xa rồi!”
(Mắt Biếc) Y Vân:
« …Rồi đây mây trên đồi vắng
lang tìm kìm kiếm, đá xưa rêu mòn….
Biệt ly hôn nhau lần cuối…
Dư âm còn đây, lệ trong mắt ai… »
(Mắt Lệ Cho Người Tình)
Từ Công Phụng:
… Thôi đừng tìm đến nhau làm gì!
Thôi, đừng tìm nhau nữa mà chi!
Ðường về nhà em xa lắm,
Tương lai chưa vừa tầm hái tay này.
Trời đọa đày cho cay đắng
Nên ta không còn nương cánh nhau mà đi... »
(Lời Cuối)
Lê Uyên Phương:
« … Ngày em thắp sao trời
Chờ trăng gió lên khơi
Mùa mưa bão tơi bời
Một ngày mưa bão không rời
Trên vai thanh xuân ướp hôn nồng trên gối đắm say
Ánh sao trời theo gió rụng rơi đầy
Cùng rót bao nhiêu ngày hoang
Cùng đếm bao nhiêu mộng tàn...”
(Dạ khúc Cho Tình Nhân)
Vũ Thành An:
“... Một làn khói trắng
Ru đời vào quên lãng
Nâng sầu thành hơi ấm
Hơ dịu tình đau.
Ngày tàn im lắng
Yêu người làn tóc trắng
Tâm sự rồi đến đắng
Như lệ giờ biết nhau...“
(Bài Không Tên Số 7)
Trường Hải:
„.. Những chiều không có em
Ngõ hồn sao hoang vắng.
Ôi! Dừng chân đây,
đường phố cũ
ngùi nhớ tới người em thơ
cùng bước dưới trời mưa lòng trao chuyện lòng...”
(Những Chiều Không Có Em)
Trường Sa: “...Tiếng hát bay trên thành phố bâng khuâng
Chiều đông đưa những bước chân đau mòn
Chợt nghe mùa thu bay trên trời không
Còn ai giữa mênh mông đời mình?
Cho nỗi đau mù lấp tuổi thơ!...”
(Xin Còn Gọi Tên Nhau)
Phạm Duy:
“...Nha Trang ngày về
ngồi đây tôi lắng nghe
đê mê lòng tôi khóc
như oan hồn trách móc
Ôi trăng vàng lẻ loi! Ôi đời!
Trời biển ôi! Không có nuôi tình tôi.
Nha Trang biển này tình yêu không có đây
Tôi như là con ốc chui sâu vào thân xác lưu đày
Dã tràng ơi sao lấp cho vơi sầu này!”
(Nha Trang Ngày Về)
Không thể trích hết lời ca đã từng vang bóng một thời của làng âm nhạc miền Nam. Những nhạc sĩ mang chút hồn thơ như:
Cung Tiến, Vũ Ðức Sao Biển, Hiếu Nghĩa, Thanh Trang, Hoàng Thi Thơ, Thu Hồ, Trịnh Hưng, Minh Kỳ, Hoài Linh, Phạm Mạnh Cương, Dương Thiệu Tước, Ưng Lang, Khánh Băng, Huỳnh Anh, Châu Kỳ, Lâm Tuyền, Tuấn Khanh, Vũ Thành, Trầm Tử Thiêng, Anh Bằng, Lê Dinh, Trần Thiện Thanh, Thanh Sơn, Hoàng Trang, Ðỗ Lễ, Lê Hoàng Long, Thanh Bình, Văn Giảng, Y vũ, Mai Châu, Phó Quốc Thăng, Thúc Ðăng, Hoài An, Duy Khánh, Anh Việt Thu, Nhật Ngân, Trần Trịnh, Nguyễn Ánh 9, Trọng Khương, Trúc Phương, Xuân Lôi, Xuân Tiên, Hoàng Trọng, Nam Lộc; Lê Hữu Hà, Nguyễn Trung Cang.. v.v….
Ðó là chưa kể đến những nhạc sĩ thời tiền chiến, họ là những nhạc sĩ mang tâm hồn thơ, đã cống hiến cho đời những lời ca đượm đầy chất hương thơ hòa trong ý nhạc, dệt lên những giai điệu đặc sắc trong vườn hoa nghệ thuật âm nhạc Việt Nam.
Phổ nhạc một bài thơ «cho có» thì rất dễ, vì chữ Việt Nam có dấu, âm điệu bằng trắc trầm bổng, uốn éo tự nó cũng đã chứa nhiều yếu tố ám nhạc. Ví dụ như câu hò xứ Huế, người phổ chỉ cần biết qua hai âm giai trưởng thứ hay ngũ cung cũng có thể phổ bài thơ, nhưng đó chỉ là khai triển cái âm bằng trắc sẵn có trong câu thơ, nên thiếu vắng tính nghệ thuật của âm nhạc. Ðó là chưa kể người phổ đôi khi cắt xén bừa bãi câu thơ, vô tình làm hỏng ý thơ! Tiếng Việt vốn đơn âm nhưng lại hàm xúc nhiều ý nghĩa; nhất là ngôn ngữ của thi ca chứa nhiều ẩn dụ và hoán dụ. Ðối với những từ đơn, từ kép, từ ghép và từ láy là những chất liệu, giúp cho tiết tấu câu nhạc thêm phong phú. Trong một câu, nhóm từ, nếu chỉ cần thay đổi vị trí cao độ, thanh âm những từ đó sẽ đổi, hay chỉ cần đảo chữ, thanh âm và ngữ nghĩa cũng thay đổi, đôi khi rơi vào trường hợp biến cung nghịch với quy luật âm nhạc. Ví dụ: «Nắng Sài Gòn em đi mà chợt mát,
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Ðông…»
(Nguyên Sa)
Nếu người hát vô tình đổi vị trí cao độ và đảo ngữ ở hai câu cuối : «chợt mát, Hà Ðông» thành «mát chợt, Ðông Hả» thì quả tội nghiệp cho thơ lẫn nhạc! Chắc hẳn thi sĩ Nguyên Sa và nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sẽ buồn biết chừng nào!?. Nhưng có những bài thơ được nhạc sĩ cắt xén đảo chữ để hợp với giai điệu câu nhạc lại làm tăng phần nghệ thuật của bài thơ. Thân phận của thơ hôm nay thật hẩm hiu, ủ dột, vì bị lãng quên trong cái không khí xô bồ, ồn ào quyến rũ của vật chất! Cũng may nhờ có giới nhạc sĩ và dịch giả, thơ mới có chỗ hòa điệu, nương cánh. Thơ được phổ thành nhạc dễ phổ biến rộng rãi đến công chúng. Nhưng một bài thơ tuyệt vời nếu đem phổ nhạc hoặc đem chuyển ngữ chắc hẳn sẽ làm nhạt đi ít nhiều «chất kỳ bí» chứa trong thơ.
Một bài thơ có thể được nhiều người phổ nhạc, nhưng sẽ chỉ có duy nhất một bài «hay», như đóa hoa chỉ nở một lần, nếu nhạc sĩ bắt được cái «tính nhạc» trong thơ. Cứ thử tưởng tượng thơ ẩn trong phiến lá, nếu ta đem đốt chiếc lá, tiếng reo của lá trong lửa là tính nhạc, và khi chiếc lá cháy hết chỉ còn những sợi khói bồng bềnh; cái mong manh đó chính là cõi thơ, và mùi hương khói phảng phất vị lá phải chăng là hồn thơ? Một bài thơ phổ nhạc được gọi là «xuất sắc» đòi hỏi người phổ phải am tường cả hai nghệ thuật thơ nhạc, nếu không, âm thanh của nhạc sẽ lấn át âm thanh của thơ làm biến thể chất thơ, biến bài thơ (poème) thành bài ca (chant, chanson). Do đó trước tiên người phổ phải yêu bài thơ và thuộc để có thể thả hồn theo ý thơ để bắt được cái tính nhạc trong bài thơ, sau đó người phổ phải nắm vững quy luật và mỹ thuật của âm nhạc để có thể ghi lại và diễn tả những tình cảm luyến láy, dìu dặt, nức nở, buồn vui qua nét nhạc…. giúp hồn thơ thăng hoa nhiễm cảm vào từng tế bào, thớ thịt người thưởng lãm. Người nghe không còn cảm thấy như nghe đọc thơ ở một giọng cao do những âm bằng trắc trầm bổng, lấn át nhau tạo nên. Sau cùng, nếu đem bản nhạc trình tấu và tách phần ca từ, phần nhạc phải mang đầy đủ tính mỹ thuật của nó như một bản nhạc không lời làm gợi cảm lòng người. Phải chăng đó mới là lúc hồn thơ nhập vào nốt nhạc chắp cánh.
Thi nhân nặng nợ với tình thơ nào khác chi kiếp tằm nhả tơ? Người nghệ sĩ ước mơ lớn nhất của họ là để lại cho đời dăm ba tác phẩm, hay ít bài thơ đắc ý. Dù mai sau tác giả có đi vào quên lãng thì những vần thơ trác tuyệt đó cũng dệt cho đời những đóa hoa muôn sắc. Hồn thơ tựa làn khói, mùi hương; mà hương thì vô ảnh người đời chỉ cảm nhận chứ không thấy được hình tướng. Nhưng ngay cả lúc hữu hình, hồn thơ hóa thể thành sợi khói, vầng mây…chúng ta đều nhìn thấy nhưng nào ai nắm bắt được? Phải đợi đến lúc con tim rung cảm thúc đẩy, hồn thơ nhập vào thi nhân thơ mới bật. Thơ vốn sẵn trong thiên nhiên, hàm chứa nhiều tính chất trong trời đất. Ngôn ngữ của thơ đôi khi ẩn trong văn, nhạc và hội họa, những hình ảnh và nhạc điệu của ngôn ngữ thơ lại rất khác với văn xuôi mà chỉ có những tâm hồn thơ mới cảm nhận được. Nhà thơ không làm công việc của nhà lý luận, nhà khoa học, nhà thần học hay triết gia… để tìm cái mới lạ trong thế giới hiện hữu, cái huyền bí của vũ trụ..vv..nhưng thi nhân có thể sống với với tôn giáo, luân lý qua tâm linh để phát hiện thêm lẽ đạo của cuộc đời, và sống triết qua thơ? Thi sĩ Bùi Giáng đã thở bằng thơ trong bài đi vào cõi thơ, thi sĩ minh họa: « …Cõi thơ là cõi bồng phiêu».
Nhập vào thơ là sống trong cõi phiêu bồng. Cây khô cành chết làm sao có thể nở hoa, thơ cũng thế chỉ nở rộ ở những tâm hồn nghe được tiếng thở của con tim. Nhưng nghe được mới chỉ là cảm nhận giữa người và thơ cùng có chung một tần số. Muốn diễn tả những rung cảm đó qua thơ cần phải có thi hứng, mà thi hứng là do thiên phú, nhưng từ thi hứng đến nghệ thuật là bước khá dài, đòi hỏi nhiều nghiên cứu học hỏi. Thơ có thể là vần hay không vần, nhưng đó chỉ là một trong những chất liệu dự phần của cấu trúc trong quá trình hoàn thành thơ. Một chuỗi câu, nhóm từ, cắt ráp kiểu tiền chế được kết lại, nếu chỉ dựa vào vần dễ biến thành bài vè. Và một số câu, nhóm từ không vần nếu không có các yếu tố khác phụ thêm để hoàn chỉnh thơ, cũng biến thành đoạn văn xuôi thiếu mạch lạc và trong sáng.
Thơ và nhạc là hai nghệ thuật riêng biệt nhưng rất khắn khít nhau làm say đắm lòng người. Thơ là nghệ thuật của «lờì», nhạc là nghệ thuật của «âm thanh». Trong thơ có chứa: Tư tưởng, triết lý, tôn giáo, hội họa, âm nhạc… ngoài những chất liệu như ngôn từ, hình tượng, vần điệu, niêm luật, ẩn dụ, hoán dụ… trong cấu trúc để hình thành nên thơ, riêng thơ Việt Nam và thơ Trung Hoa còn có thêm chất họa và nhạc.
Âm nhạc là một môn nghệ thuật dùng âm thanh làm ngôn ngữ để diễn đạt tư tưởng và tình cảm con người. Ngày nay người ta còn dùng âm nhạc trị bệnh tâm thần (musicothérapie).
Âm nhạc gồm những đặc tính: cao độ, trường độ, cường độ,và âm sắc, được ký hiệu bởi những hình nốt. Nghe những giai điệu dìu dặt khoan thai người thưởng lãm có cảm giác lạc vào cõi thiên thai, thơ mộng. Riêng thơ chưa có một định nghĩa nào là mẫu mực, «Người ta chỉ cảm thơ là một môn nghệ thuật của nghệ thuật, phát xuất từ cảm xúc tâm hồn».
Nói đến ca khúc, người ta thường có thói quen nghe nhạc qua cảm âm dựa trên lời ca mà ít chú ý đến thẩm âm, phần cấu trúc gồm giai điệu, tiết tấu, hay cách phối khí hòa âm.. v.v…
«Thơ phổ nhạc là nghệ thuật đem thêm âm hòa với âm thanh sẵn có trong thơ, hoặc thay đổi âm thanh của thơ chuyển thể thành những nốt nhạc để hát. Nhưng đọc thơ, hát thơ hay còn gọi là ngâm thơ hoàn toàn khác với nhạc thơ. Ðọc và hát thơ không cần áp dụng những quy tắc kỹ thuật cũng như mỹ thuật quá phức tạp của âm nhạc, vì nhạc trong thơ là những âm phát từ thanh bằng trắc của câu thơ; trong khi thơ trong nhạc hay còn gọi là tính nhạc gồm những hình tượng, ngôn ngữ được ngắt nhịp theo tiết tấu riêng để diễn tả giai điệu toàn bài chuyên chở tứ thơ.
Ví dụ: Thuyền Viễn Xứ, thơ Hà Huyền Chi, Phạm Duy phổ nhạc. Mộng Dưới Hoa, thơ Ðinh Hùng, phạm Ðình Chương phổ nhạc. Nguyệt Cầm, thơ Xuân Diệu, Cung Tiến phổ nhạc. Tình Khúc Thứ Nhất, thơ Nguyễn Ðình Toàn, Vũ Thành An phổ nhạc. Màu Tím Hoa Sim, thơ Hữu Loan, Dzũng Chinh phổ nhạc. Mái Tóc Dạ Hương, thơ Ðinh Hùng, Nguyễn Hiền phổ nhạc. Chiều Tím, thơ Ðinh Hùng, Ðan Thọ phổ nhạc. Áo Lụa Hà Ðông, thơ Nguyên Sa, Ngô Thụy Miên phổ nhạc v.v….
Trong giai đoạn đất nước còn mịt mù khói lửa chiến tranh, ở miền Nam người nghệ sĩ vẫn tự do sáng tác, một số nhạc phẩm trữ tình có ca từ đượm chất thơ đã diễn tả thân phận con người trong thời loạn hay diễn tả sự nuối tiếc về những cuộc tình dang dở ; mà nhiều ca từ đượm chất hương thơ hơn một số bài thơ «làm dáng » sáng tác vội vã cho có số lượng, được gọi là dòng thơ «cách tân» hôm nay? Sự vung vít chữ nghĩa đó đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến những bài thơ có «tính khai phá sáng tạo» của những tâm hồn chân chính !Những người làm công việc khai phá, tìm kiếm những cái mới lạ là những người đã có sẵn vốn căn bản về thơ, cộng thêm kiến thức.
Xin hãy bước vào vườn hoa nghệ thuật để thấy mùa xuân bất tận của những ca từ trong nhạc, nó đượm đầy chất thơ và chứa sẵn tính nhạc. Ðìển hình những lời ca đã đi sâu vào lòng người, đó là những tài sản trong kho tàng của văn hóa dân tộc:
Trịnh Công Sơn:
… «Gió sẽ mừng vì tóc em bay
Cho mây hờn ngủ quên trên vai
Vai em gầy guộc nhỏ
Như cánh vạc về chốn xa xôi... »
(Như Cánh Vạc Bay)
Phạm Ðình Chương:
« ... Người đi qua đời tôi
trong những chiều đông sầu
Mưa mù lên mấy vai
Gió mù lên mấy trời...
Hồn lưng miền rét mướt
Vàng xưa đầy dấu chân
(Người Ði Qua Ðời Tôi)
Lam Phương:
“... Người đi hoa lá chết trong mùa nhớ
Ngfười về lạng lẽ, tình vẫn bơ vơ!
Thà rằng ôm kín mộng ước xa nhau
Quên đi cho hết một kiếp thương đau...”
(Thu Sầu)
Ngô Thụy Miên:
“... Nhớ tới năm xưa bên nhau
Bước trong chiều mưa phiếm du nhẹ đưa
Bến cũ đam mê say xưa lá thu còn rơi...
Mắt biếc năm xưa nay đâu, cánh sao còn đây
Tóc mây nào bay...Tình đã xa rồi!”
(Mắt Biếc) Y Vân:
« …Rồi đây mây trên đồi vắng
lang tìm kìm kiếm, đá xưa rêu mòn….
Biệt ly hôn nhau lần cuối…
Dư âm còn đây, lệ trong mắt ai… »
(Mắt Lệ Cho Người Tình)
Từ Công Phụng:
… Thôi đừng tìm đến nhau làm gì!
Thôi, đừng tìm nhau nữa mà chi!
Ðường về nhà em xa lắm,
Tương lai chưa vừa tầm hái tay này.
Trời đọa đày cho cay đắng
Nên ta không còn nương cánh nhau mà đi... »
(Lời Cuối)
Lê Uyên Phương:
« … Ngày em thắp sao trời
Chờ trăng gió lên khơi
Mùa mưa bão tơi bời
Một ngày mưa bão không rời
Trên vai thanh xuân ướp hôn nồng trên gối đắm say
Ánh sao trời theo gió rụng rơi đầy
Cùng rót bao nhiêu ngày hoang
Cùng đếm bao nhiêu mộng tàn...”
(Dạ khúc Cho Tình Nhân)
Vũ Thành An:
“... Một làn khói trắng
Ru đời vào quên lãng
Nâng sầu thành hơi ấm
Hơ dịu tình đau.
Ngày tàn im lắng
Yêu người làn tóc trắng
Tâm sự rồi đến đắng
Như lệ giờ biết nhau...“
(Bài Không Tên Số 7)
Trường Hải:
„.. Những chiều không có em
Ngõ hồn sao hoang vắng.
Ôi! Dừng chân đây,
đường phố cũ
ngùi nhớ tới người em thơ
cùng bước dưới trời mưa lòng trao chuyện lòng...”
(Những Chiều Không Có Em)
Trường Sa: “...Tiếng hát bay trên thành phố bâng khuâng
Chiều đông đưa những bước chân đau mòn
Chợt nghe mùa thu bay trên trời không
Còn ai giữa mênh mông đời mình?
Cho nỗi đau mù lấp tuổi thơ!...”
(Xin Còn Gọi Tên Nhau)
Phạm Duy:
“...Nha Trang ngày về
ngồi đây tôi lắng nghe
đê mê lòng tôi khóc
như oan hồn trách móc
Ôi trăng vàng lẻ loi! Ôi đời!
Trời biển ôi! Không có nuôi tình tôi.
Nha Trang biển này tình yêu không có đây
Tôi như là con ốc chui sâu vào thân xác lưu đày
Dã tràng ơi sao lấp cho vơi sầu này!”
(Nha Trang Ngày Về)
Không thể trích hết lời ca đã từng vang bóng một thời của làng âm nhạc miền Nam. Những nhạc sĩ mang chút hồn thơ như:
Cung Tiến, Vũ Ðức Sao Biển, Hiếu Nghĩa, Thanh Trang, Hoàng Thi Thơ, Thu Hồ, Trịnh Hưng, Minh Kỳ, Hoài Linh, Phạm Mạnh Cương, Dương Thiệu Tước, Ưng Lang, Khánh Băng, Huỳnh Anh, Châu Kỳ, Lâm Tuyền, Tuấn Khanh, Vũ Thành, Trầm Tử Thiêng, Anh Bằng, Lê Dinh, Trần Thiện Thanh, Thanh Sơn, Hoàng Trang, Ðỗ Lễ, Lê Hoàng Long, Thanh Bình, Văn Giảng, Y vũ, Mai Châu, Phó Quốc Thăng, Thúc Ðăng, Hoài An, Duy Khánh, Anh Việt Thu, Nhật Ngân, Trần Trịnh, Nguyễn Ánh 9, Trọng Khương, Trúc Phương, Xuân Lôi, Xuân Tiên, Hoàng Trọng, Nam Lộc; Lê Hữu Hà, Nguyễn Trung Cang.. v.v….
Ðó là chưa kể đến những nhạc sĩ thời tiền chiến, họ là những nhạc sĩ mang tâm hồn thơ, đã cống hiến cho đời những lời ca đượm đầy chất hương thơ hòa trong ý nhạc, dệt lên những giai điệu đặc sắc trong vườn hoa nghệ thuật âm nhạc Việt Nam.
Phổ nhạc một bài thơ «cho có» thì rất dễ, vì chữ Việt Nam có dấu, âm điệu bằng trắc trầm bổng, uốn éo tự nó cũng đã chứa nhiều yếu tố ám nhạc. Ví dụ như câu hò xứ Huế, người phổ chỉ cần biết qua hai âm giai trưởng thứ hay ngũ cung cũng có thể phổ bài thơ, nhưng đó chỉ là khai triển cái âm bằng trắc sẵn có trong câu thơ, nên thiếu vắng tính nghệ thuật của âm nhạc. Ðó là chưa kể người phổ đôi khi cắt xén bừa bãi câu thơ, vô tình làm hỏng ý thơ! Tiếng Việt vốn đơn âm nhưng lại hàm xúc nhiều ý nghĩa; nhất là ngôn ngữ của thi ca chứa nhiều ẩn dụ và hoán dụ. Ðối với những từ đơn, từ kép, từ ghép và từ láy là những chất liệu, giúp cho tiết tấu câu nhạc thêm phong phú. Trong một câu, nhóm từ, nếu chỉ cần thay đổi vị trí cao độ, thanh âm những từ đó sẽ đổi, hay chỉ cần đảo chữ, thanh âm và ngữ nghĩa cũng thay đổi, đôi khi rơi vào trường hợp biến cung nghịch với quy luật âm nhạc. Ví dụ: «Nắng Sài Gòn em đi mà chợt mát,
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Ðông…»
(Nguyên Sa)
Nếu người hát vô tình đổi vị trí cao độ và đảo ngữ ở hai câu cuối : «chợt mát, Hà Ðông» thành «mát chợt, Ðông Hả» thì quả tội nghiệp cho thơ lẫn nhạc! Chắc hẳn thi sĩ Nguyên Sa và nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sẽ buồn biết chừng nào!?. Nhưng có những bài thơ được nhạc sĩ cắt xén đảo chữ để hợp với giai điệu câu nhạc lại làm tăng phần nghệ thuật của bài thơ. Thân phận của thơ hôm nay thật hẩm hiu, ủ dột, vì bị lãng quên trong cái không khí xô bồ, ồn ào quyến rũ của vật chất! Cũng may nhờ có giới nhạc sĩ và dịch giả, thơ mới có chỗ hòa điệu, nương cánh. Thơ được phổ thành nhạc dễ phổ biến rộng rãi đến công chúng. Nhưng một bài thơ tuyệt vời nếu đem phổ nhạc hoặc đem chuyển ngữ chắc hẳn sẽ làm nhạt đi ít nhiều «chất kỳ bí» chứa trong thơ.
Một bài thơ có thể được nhiều người phổ nhạc, nhưng sẽ chỉ có duy nhất một bài «hay», như đóa hoa chỉ nở một lần, nếu nhạc sĩ bắt được cái «tính nhạc» trong thơ. Cứ thử tưởng tượng thơ ẩn trong phiến lá, nếu ta đem đốt chiếc lá, tiếng reo của lá trong lửa là tính nhạc, và khi chiếc lá cháy hết chỉ còn những sợi khói bồng bềnh; cái mong manh đó chính là cõi thơ, và mùi hương khói phảng phất vị lá phải chăng là hồn thơ? Một bài thơ phổ nhạc được gọi là «xuất sắc» đòi hỏi người phổ phải am tường cả hai nghệ thuật thơ nhạc, nếu không, âm thanh của nhạc sẽ lấn át âm thanh của thơ làm biến thể chất thơ, biến bài thơ (poème) thành bài ca (chant, chanson). Do đó trước tiên người phổ phải yêu bài thơ và thuộc để có thể thả hồn theo ý thơ để bắt được cái tính nhạc trong bài thơ, sau đó người phổ phải nắm vững quy luật và mỹ thuật của âm nhạc để có thể ghi lại và diễn tả những tình cảm luyến láy, dìu dặt, nức nở, buồn vui qua nét nhạc…. giúp hồn thơ thăng hoa nhiễm cảm vào từng tế bào, thớ thịt người thưởng lãm. Người nghe không còn cảm thấy như nghe đọc thơ ở một giọng cao do những âm bằng trắc trầm bổng, lấn át nhau tạo nên. Sau cùng, nếu đem bản nhạc trình tấu và tách phần ca từ, phần nhạc phải mang đầy đủ tính mỹ thuật của nó như một bản nhạc không lời làm gợi cảm lòng người. Phải chăng đó mới là lúc hồn thơ nhập vào nốt nhạc chắp cánh.
Ðỗ Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét