Thanh Tùng và những giai điệu
Có một lần “mối tình đầu” của tôi nói rằng ca khúc yêu thích
nhất của nàng là Ngôi sao cô đơn của nhạc sĩ Thanh Tùng. Thế là cũng
như những gã trai si tình mới lớn khác, tôi cắm đầu cắm cổ đi lùng hết những ca
khúc của nhạc sĩ tốt số này để ngâm ngợi, chắt lọc từ đó những “điều hay ý đẹp”
đặng nhàn đàm cùng nàng. Ban đầu là vì nàng, nhưng rồi dần dần cũng như nàng,
nhạc của Thanh Tùng chiếm một chỗ trang trọng trong trí nhớ của tôi. Bất chợt
nhìn lại, bỗng thấy từ độ ấy đến nay, hơn hai mươi năm có lẻ đã trôi qua, và một
nốt rất lạ tự dưng lại ngân lên ngọt ngào.
Nhạc của Thanh Tùng thường có nét cô đơn, nỗi buồn nhớ về một
hình bóng nào đó như gần như xa. Một cánh hoa tím bé xíu, li ti cũng gợi một nỗi
nhớ hun hút: Từ lâu lắm đã vắng em trên con đường này, cây bây giờ lá rụng
gió heo may, và cơn gió còn muốn theo chân ai mỗi ngày để lại mùa thu theo lá
bay bay. Em đừng đi xin em đừng đi vì ai còn chưa nói với ai điều gì, ngày ngày
mặt trời hôn lên bước chân và hoa tím vẫn rơi đầy sân… (Hoa tím ngoài
sân). Trong một lần trò chuyện với người hâm mộ, trả lời cho câu hỏi về nỗi cô
đơn này, nỗi buồn thất tình và niềm vui lấp lánh đằng sau, Thanh Tùng đã tâm sự:
“Bài hát của tôi hoàn toàn không bao giờ thất tình, bởi vì trong
tình yêu có nỗi buồn nhưng không phải nỗi buồn nào cũng là thất
tình. Nỗi buồn thường là nơi sâu thẳm nhất của tình yêu. Ngoài đời,
lúc nào tôi cũng buồn nhưng tôi vẫn lạc quan và sống chung được với
nỗi buồn”. Và khi nhớ lại điều này, đôi khi tôi lại hình dung ra rằng nhạc sĩ đã
nheo mắt hóm hỉnh minh họa bằng câu hát - Em đừng ngồi buồn và đừng nói những
lời giận hờn để bầu trời xanh ngát như màu xanh trong mắt em. Bấm vào đây để
nghe Ngôi sao cô đơn - Cẩm Vân.
Thật tình, khi ai đó cô đơn, nếu chỉ nghe qua, thinh thích
qua và lẩm nhẩm theo ca từ rất có thể ta cũng có cảm giác đã được san sẻ phần
nào đó. Nhưng nếu chỉ có thể có lẽ nhạc của Thanh Tùng đã chẳng chiếm được một
chỗ đứng như nay ta đang chứng kiến. Niềm cô đơn ấy, nỗi buồn ấy không khiến
người ta tuyệt vọng mà ngược lại giúp người ta gọi tên được khoảng rỗng trong
tâm hồn để có thể tự mình san lấp. Có những lúc ta nhìn cuộc đời niềm vui
trên ánh mắt mà lệ buồn lệ buồn trong tim. Xin em hãy khóc nồng nàn từ con tim,
xôn xao dòng nước mắt hết muộn phiền trong em. Khi ta đã có nụ cười ở trong tim
giọt sương trên mí mắt là mặt trời dịu êm… Có những lúc em cười thật buồn, sao
em không khóc cho lòng cho lòng nhẹ nhàng hơn. Khóc không hẳn đã là buồn
mà ngược lại cười lắm khi chưa hẳn đã vui. Cái sự lý này ắt hẳn nhiều người đã
từng nghe nói đến nhưng khi ngắm “giọt sương trên mí mắt” tự nhiên thấy thấm
thía nhiều hơn. Bấm vào đây để
nghe Giọt sương trên mí mắt - Hồng Nhung
Có lần Thanh Tùng kể rằng: “Ở trong sân nhà tôi có những cái
cây và mỗi buổi sáng khi ánh mặt trời chiếu qua những kẽ lá thì không phải là
ánh nắng mà có những giọt nắng đã rớt trên thềm nhà tôi. Mỗi khi lá cây xao động
thì những giọt nắng nhảy như là những giọt mưa trong cơn mưa vậy, như vậy thì
không thể gọi là ánh nắng được và nó lung linh như vậy thì làm ta rất khó quên.
Có nhiều lúc tôi muốn quên em đi, tôi có thể trả cho em tất cả những kỷ niệm
những ánh nắng kia thì tôi không thể trả về bầu trời được. Tôi hy vọng bạn hiểu
bài hát này theo cách diễn đạt của tôi”. Lâu lắm rồi anh không đến chơi,
cây xanh đã lá bạc như vôi, sỏi đá rêu phong sỏi đá chưa quên chân người, bài
hát rêu phong bài hát viết không nên lời đã vội lãng chưa quên. Bài hát tìm
trong nỗi nhớ từng ngày bình yên , bài hát tìm trong ký ức cuộc tình đầu tiên,
trả lại cho tôi trả lại cho tôi, trả lại cho anh trả về hư không giọt nắng bên
thềm… Khi thấy buồn anh cứ đến chơi chim vẫn hót sau vườn đấy thôi, chỉ có
trong tôi ngày đã sang đêm lâu rồi… (Giọt nắng bên thềm).
Thường chiêm nghiệm về niềm cô đơn và nỗi buồn thế nên mỗi khi kể chuyện, sức trào dâng trong âm nhạc của Thanh Tùng rất mãnh liệt, tha thiết. Ngày xưa biển không có cát như bây giờ, ngày xưa biển không có sóng vỗ bờ. Và gió, gió hát thật êm. Và mây, mây trôi thật hiền. Biển ngây thơ và biển không như bây giờ… Ôi ngày xưa, ngày xưa… lặng nghe tôi kể chuyện ngày xưa… Ôi tình yêu, tình yêu, tình yêu lỗi tại tình yêu. Nếu em không biết gì về chuyện tình của biển, nếu thật em không biết gì tôi sẽ kể em nghe. Bấm vào đây để nghe Chuyện tình của biển - Trần Thu Hà
Thường chiêm nghiệm về niềm cô đơn và nỗi buồn thế nên mỗi khi kể chuyện, sức trào dâng trong âm nhạc của Thanh Tùng rất mãnh liệt, tha thiết. Ngày xưa biển không có cát như bây giờ, ngày xưa biển không có sóng vỗ bờ. Và gió, gió hát thật êm. Và mây, mây trôi thật hiền. Biển ngây thơ và biển không như bây giờ… Ôi ngày xưa, ngày xưa… lặng nghe tôi kể chuyện ngày xưa… Ôi tình yêu, tình yêu, tình yêu lỗi tại tình yêu. Nếu em không biết gì về chuyện tình của biển, nếu thật em không biết gì tôi sẽ kể em nghe. Bấm vào đây để nghe Chuyện tình của biển - Trần Thu Hà
Nhạc sĩ Thanh Tùng có trên khai sinh là Trần Thanh Tùng, sinh năm 1948. Quê ở Khánh Hòa. Hiện công tác tại Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh. Thanh Tùng tốt nghiệp Nhạc viện Quốc gia Bình Nhưỡng (Triều Tiên).
Thanh Tùng là tác giả của nhiều tình khúc nổi tiếng như Cây sầu riêng trổ bông, Chuyện tình của biển, Ngôi sao cô đơn, Câu chuyện nhỏ của tôi, Hoa tím ngoài sân, Em và tôi, Phố biển, Mưa ngâu, Lối cũ ta về... Ngoài ca khúc, ông còn viết nhạc phim, nhạc sân khấu...
Âm nhạc của Thanh Tùng có phổ giao thoa rộng và khả năng cộng
hưởng với người nghe dễ dàng. Nhạc sĩ Thanh Tùng đã chia sẻ và nhiều người đã
nhận được san sớt bằng âm nhạc của ông. Nhưng có một ngoại lệ, ít ra có một lần
nỗi trống vắng của nhạc sĩ được người nghe đồng cảm, trân trọng giữ một cự ly
nhất định, như thể chỉ cần gây một tiếng động nhỏ cũng đã làm phiền, làm sứt mẻ
khoảnh khắc suy tưởng của ông. Chính khoảng cách này lại không làm ông rời xa
người hâm mộ mà ngược lại, khiến âm nhạc của ông càng thêm gần gũi. Đó là trường
hợp ca khúc Một mình.
Gió nhớ gì ngẩn ngơ ngoài hiên. Mưa nhớ gì thì thầm ngoài
hiên. Bao đêm tôi đã một mình nhớ em, đêm nay tôi lại một mình. Nhớ em vội vàng
trong nắng trưa, áo phơi trời đổ cơn mưa, băn khoăn khi con đang còn nhỏ, tan
ca bố có đón đưa. Nhớ em giọt mồ hôi tóc mai, gió sương mòn cả hai vai đôi chân
chênh vênh con đường nhỏ nghiêng nghiêng bóng em gầy đêm đêm liêu xiêu con đường
nhỏ cô đơn cùng với tôi về. Ca khúc Một mình đã được rất nhiều ca sĩ trình
diễn. Nhưng đằm thắm và tha thiết nhất có lẽ là Hồng Nhung. Khi hòa âm, phối
khí cho ca khúc này, nhạc sĩ hòa âm gần như chỉ bố trí để mỗi một âm thanh duy
nhất xuất hiện với nhiều thang bậc, sắc thái, mức dày mỏng khác nhau để khơi
dòng cảm xúc của người nghe - violin. Thậm chí cả khi vẽ lên những
bàn chân bước nhẹ, đó cũng chỉ là những âm violin rất mảnh chứ không phải là những nốt piano, guitar vốn là nhạc cụ dễ dàng đạt đến sức
biểu cảm. Nhưng nghe và so sánh nhiều bản hòa âm khác nhau sẽ thấy giải pháp vừa
kể là xuất sắc nhất. Bấm vào đây để
nghe Một mình - Hồng Nhung.
Không nhiều nhưng cũng không ít lần Thanh Tùng vừa như nhắn
nhủ vừa như tự nói với mình - Đừng mang trong lời ca những nỗi ưu phiền.
Và đừng mang cho tình yêu những tiếng ca buồn. Này chú ve bé con. Đời cho ta lời
ca hát để yêu người. Và người cho ta lời ca hát để yêu đời thiết tha đó em. (Hát
với chú ve con). Khi nhen được cảm hứng đó cơn trào dâng của nhạc sĩ lên chất
ngất - Hát đi em hát lên những lời trái tim, để với tiếng ca bỗng như ta gần
nhau thêm, có tiếng hát ai như cơn gió mát giọt lệ nào là dòng suối trong veo
hay là tôi đang ở trong em đó như tim em về ngủ trong tim tôi. Cách xa đâu là
lãng quên để nhớ thương nhuộm hồng trái tim… Em và tôi mỗi người một nửa cuộc đời! Với
niềm tin yêu như thế hy vọng ta còn nghe nhiều hơn nữa những tình khúc mang
hương vị ngọt ngào kiểu Thanh Tùng. Bấm vào đây để
nghe Em và Tôi - Thanh Lam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét