Mười lời dạy của cổ nhân vận vào cuộc sống
đến cả nghìn năm sau
vẫn còn nguyên giá trị
Đời người là hữu hạn, nhưng lòng tham của con người lại vô hạn.
Phải làm sao để có được một cuộc sống thảnh thơi, yên bình và nhìn thấu được
lòng người giữa cuộc đời bon chen, xô bồ này?
Trang Tử (~365–290 TCN) là một triết gia và tác gia
Đạo giáo. Trang Tử cao minh mà rất giản dị, sống hòa hợp với tự nhiên.
Ông luôn chủ trương ẩn dật mà khoáng đạt, thuận theo vũ trụ, xa lánh thế tục.
Vị hiền triết nổi tiếng của phương Đông từng đưa ra những lời
khuyên vô cùng tâm huyết, khiến cho người đời không khỏi thán phục. Cho đến
nay, dù đã hàng nghìn năm trôi qua, những lời nói đầy triết lý của Trang Tử vẫn
còn nguyên giá trị như thuở xa xưa.
Chắc chắn rằng 10 đạo lý của Trang Tử dưới đây sẽ khiến chúng
ta phải suy ngẫm và gật gù về con mắt tinh đời của ông.
1. Con người sống giữa đất trời, cũng giống như con ngựa
chạy qua vạch ngăn cách mỏng manh, chớp mắt một cái đã xong rồi.
Danh lợi chỉ là những thứ phù phiếm mà chúng ta phải dồn bao
tâm sức mới giành được. Thế nhưng, đời người ngắn ngủi lắm, chỉ khoảng mấy chục
năm thôi, có khác nào một giấc mơ đâu. Vì vậy, chúng ta cần phải biết cách trân
trọng những thứ đáng quý, buông bỏ những tranh chấp vô nghĩa, quên hết bao phiền
muộn sầu lo để được sống một cuộc đời thảnh thơi, vui vẻ.
2. Nước không đủ thì không đẩy được chiếc thuyền lớn, gió
không đủ thì không dang nổi đôi cánh to.
Chiếc thuyền lênh đênh giữa biển khơi phải dựa vào sức nước,
đại bàng muốn sải cánh trên trời cao cũng còn phải xem sức gió. Không có đủ sức
nước, chiếc thuyền chẳng thể cập được bến, không có đủ sức gió, đại bàng cũng
chẳng thể bay suốt quãng đường dài.
Con người muốn thành việc đại sự, thì buộc phải sống thực tế
và tập bắt đầu từ những thứ cơ bản nhất.
Sống ở trên đời ai mà chẳng thích nghe lời ngon tiếng ngọt,
chẳng có người nào thích nghe những lời chê bai hay phản bác ý kiến của mình cả,
đây là một chuyện rất thường tình. Thế nhưng "thuốc đắng giã tật, sự
thật mất lòng", có những lời phê bình xuất phát từ đáy lòng sẽ rất có lợi
cho chúng ta và chúng ta nên học cách tiếp thu.
Hầu hết những con người kiệt xuất đều dũng cảm đối mặt với đủ
mọi lời chê bai hay hàng loạt ý kiến phản bác của người khác.
4. Bi ai lớn nhất của đời người là chết về tâm tưởng, còn cái
chết về thể xác chỉ xếp sau.
Bi kịch lớn nhất của đời người là bị tê liệt tinh thần, bị mất
đi ý chí. Một người "chết tâm" không thể tự nhận ra nỗi bi ai của
mình, mà phải do người khác nhìn nhận.
"Chết tâm" là khi tâm hồn đã nguội lạnh, ý chí bị
mài mòn, chính người trong cuộc không hề biết nhiệt huyết trong lòng mình đã lụi
tàn, chỉ có những người xung quanh mới phát giác ra điều đó.
5. Không thể nói chuyện biển cả với con ếch ngồi đáy giếng,
chẳng thể bàn về băng tuyết với lũ côn trùng mùa hè.
Chúng ta chẳng thể nói những chuyện ngoài biển khơi mênh mông
với một con ếch chỉ biết quẩn quanh nơi đáy giếng, cuộc sống bị bó hẹp trong tầng
tầng lớp lớp giới hạn. Với lũ côn trùng chỉ sống trong mùa hè nắng ấm, người ta
cũng không thể kể lể câu chuyện về băng tuyết giá lạnh, bởi chúng chẳng bao giờ
có cơ hội được trải nghiệm và cảm nhận cả.
Khi giao tiếp với người khác, cần phải chú trọng cách trình
bày, phải dựa vào hoàn cảnh và độ hiểu biết của đối phương để bàn luận. Nếu
không sẽ dẫn đến hậu quả là một bên cứ "đàn gảy tai trâu", còn một bên
lại cho rằng người kia đang "không nói tiếng người".
Một người thông minh sẽ chẳng bao giờ phải mất công trình bày
này nọ hay chứng minh điều gì bằng lời nói, bởi "người khôn ăn nói nửa chừng,
để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo". Còn đối với những kẻ mồm năm miệng mười,
luôn thích thể hiện mình giỏi, ra vẻ ta đây thường sẽ rơi vào tình trạng
"nói dài, nói dai thành nói dại" và sớm muộn gì cũng sẽ phải "hiện
nguyên hình" mà thôi.
Đôi khi lời nói sẽ bộc lộ sự hiểu biết và trí tuệ của con người,
nhưng có những lúc trầm mặc lại thể hiện được sự uyên thâm, chín chắn của họ.
7. Người biết đủ sẽ không bán mạng vì lợi lộc, có mất mát
cũng không thấy ân hận.
Một người biết thế nào là đủ sẽ không vì lợi ích hay bổng lộc
mà làm việc bán sống bán chết, quên hết mọi chuyện xung quanh; người biết tự thỏa
mãn sẽ luôn tự tìm được niềm vui, chẳng bao giờ cảm thấy âu lo, ân hận; người sống
an nhàn sẽ chẳng vì tranh giành tước vị mà làm những việc hổ thẹn với lương
tâm.
Người biết đủ không phải là người mãi luôn giậm chân tại chỗ,
ì ạch không chịu vươn lên, mà là người xa lánh những tranh giành thế tục, không
theo đuổi những thứ phù phiếm, biết kiềm chế lòng tham không đáy của con người.
8. Mưu sự không có chủ kiến ắt lâm vào cảnh khốn đốn, làm việc
không có chuẩn bị tất xôi hỏng bỏng không.
Người hay chần chừ, do dự, làm việc không quyết đoán thường sẽ
bỏ lỡ những cơ hội quan trọng, không cách nào vãn hồi được, bởi có những cơ hội
chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong đời mà thôi.
Làm việc gì cũng cần phải có những phương án dự phòng, cần biết
dự liệu để có thể kịp thời xoay sở khi xảy ra những sự cố ngoài ý muốn. Nếu
không biết nắm bắt thời cơ thì từ việc lớn cho tới việc nhỏ sẽ sớm tan tành mây
khói.
9. Chỉ có dùng tình cảm chân thật mới có thể khiến người ta cảm
động.
Người chân thành là người sống thật với cảm xúc của mình và
có thể dễ dàng dùng tình cảm chinh phục đối phương. Còn người không chân thành
thì dù có cơ trí, khôn ngoan cách mấy cũng khó có thể lay động được lòng người.
Chỉ có sự chân thành tột bậc mới đủ sức cảm hóa hay khiến cho
người ta cảm động, vì vậy, cho dù làm gì cũng luôn phải chú ý gìn giữ cái tâm.
10. Kẻ hay ca tụng người khác trước mặt thì cũng thường nói xấu
sau lưng người ta.
Những kẻ thích tán tụng người khác thì cũng thích đi nói xấu
sau lưng họ. Có những kẻ trước mặt thì thơn thớt nói cười, dùng đủ mọi lời hoa
mỹ để ngợi ca người ta, đưa người ta lên tận mây xanh, nhưng chỉ mới quay mặt
đi đã sẵn sàng "đâm" họ cả chục nhát, làm vấy bẩn thanh danh của họ,
thậm chí là vu oan giá hoạ cho họ. Loại người này ban đầu rất được lòng
người khác, nhưng sớm muộn gì cũng sẽ bị bại lộ bản chất, bởi cái kim trong bọc
ắt có ngày phải lòi ra thôi.
Chẳng thế mà người xưa hay nói "Đường dài mới biết ngựa
hay, ở lâu mới biết người ngay kẻ tà", thôi thì cứ đợi đi, thời gian sẽ chứng
minh tất cả.
Trang Tử (~365–290 TCN) là một triết gia và tác gia Đạo giáo.
Tên thật của ông là Trang Chu và tác phẩm của ông sau đều được gọi là Trang Tử.
Ông còn có tên là Mông Lại, Mông Trang hay Mông Tẩu. Ông sống vào thời Chiến Quốc,
thời kỳ đỉnh cao của các tư tưởng triết học Trung Hoa với Bách Gia Chư Tử.
Đình Đình
Theo http://kenh14.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét