Trăng vàng vỡ nửa hay là
Văn Cao là một tài năng đa dạng. Không chỉ viết nhạc, vẽ
tranh, sáng tác kịch, mà ông còn làm thơ. Và nếu như có một tuyển tập thơ Việt
Nam sau Thơ mới, ghi nhận những tìm tòi mang tính cách thi pháp của thơ Việt
Nam sau cái model chuẩn, mode tối ưu một thời là Thơ mới, thì bên cạnh những Trần
Mai Ninh, Nguyễn Đình Thi, Trần Dần, Hoàng Cầm, Đặng Đình Hưng..., người ta phải
dành một vị trí cho Văn Cao, với những tìm tòi đã trở nên thuần thục trong Những
người trên cửa biển (1956) hoặc trong chừng mực nào đó, không chín bằng, nhưng
vẫn khá độc đáo, trường hợp tập Lá về sau.
Tuy nhiên, không phải ngay từ đầu, Văn Cao đã đi tới ngay được những thành tựu xuất sắc đó. Trước khi làm cái hành động về mặt thi pháp tạm gọi là phá cách, ông cũng có những bước xuất phát như mọi người.
Bài thơ Anh hùng ca, in trên Tiểu thuyết thứ bảy số ra 3-10-1942 (số 433) minh chứng cho điều đó.
Hoài Thanh từng viết trong Thi nhân Việt Nam 1932-1941: giữa lúc thơ Pháp đang gây ảnh hưởng rộng rãi thì một số nhà thơ trong phong trào Thơ mới lại quay về với thơ Đường. Ngoài Quách Tấn, Đông Hồ, Thái Can, và trong chừng mực nào đó, cả Huy Cận nữa..., phải lưu ý riêng hai trường hợp Trần Huyền Trân và Thâm Tâm. Đây là thơ Trần Huyền Trân trong bài Hết cố nhân:
Ta trở về đây không gối chăn
Một mình ly rượu rét căm căm
Không là lính thú sầu lên ải
Cũng thấy lòng chia dưới cát lầm
Và bài Phạm Ngũ Lão:
Mặt trận đêm nay mừng đắc thắng
Rượu nồng sôi máu đỏ - ô hay
Men buồn nhẹ bốc trong lòng vắng
Thoáng Đầy kinh sương muộn màng
Tuy nhiên, không phải ngay từ đầu, Văn Cao đã đi tới ngay được những thành tựu xuất sắc đó. Trước khi làm cái hành động về mặt thi pháp tạm gọi là phá cách, ông cũng có những bước xuất phát như mọi người.
Bài thơ Anh hùng ca, in trên Tiểu thuyết thứ bảy số ra 3-10-1942 (số 433) minh chứng cho điều đó.
Hoài Thanh từng viết trong Thi nhân Việt Nam 1932-1941: giữa lúc thơ Pháp đang gây ảnh hưởng rộng rãi thì một số nhà thơ trong phong trào Thơ mới lại quay về với thơ Đường. Ngoài Quách Tấn, Đông Hồ, Thái Can, và trong chừng mực nào đó, cả Huy Cận nữa..., phải lưu ý riêng hai trường hợp Trần Huyền Trân và Thâm Tâm. Đây là thơ Trần Huyền Trân trong bài Hết cố nhân:
Ta trở về đây không gối chăn
Một mình ly rượu rét căm căm
Không là lính thú sầu lên ải
Cũng thấy lòng chia dưới cát lầm
Và bài Phạm Ngũ Lão:
Mặt trận đêm nay mừng đắc thắng
Rượu nồng sôi máu đỏ - ô hay
Men buồn nhẹ bốc trong lòng vắng
Thoáng Đầy kinh sương muộn màng
tang tóc bóng ai trong cốc rượu đầy
Đây nữa, thơ Thâm Tâm trong bài Vạn lý trường thành:
Trăng thấm nghìn đêm lệ chửa khô
Nghìn muôn vợ trẻ nhớ trai phu
Chia khắp lòng dân oán tỏa mờ
Mưa rửa nghìn đêm máu chửa phai
Nghìn muôn trai tráng sống còn ai
Trăm thân già héo trăm chiều xế
Lặng kiếm hồn con xuất ải dài.
Thơ Văn Cao trong Anh hùng ca là đi vào cái mạch ấy. Cũng những chi tiết thường thấy trong thơ biên tái đời Đường: lính thú, quan ải, thê nhi, đá vàng, máu, rượu. Cũng những chữ Hán đã quá quen thuộc: thiên bôi đối ẩm, quan san, trùng dương hận, khuê nữ... Cũng những đau đớn, bất lực, tạo nên những kìm nén, những bi phẫn toát ra trong cách ngắt câu, cách tạo giọng điệu. Và sau hết là cái cảm giác chung về một đời sống bức bách, khi mà giữa cái sống cái chết chỉ còn một khoảng cách vô nghĩa lý; và người ta chỉ còn cách tìm quên lãng trong chén rượu, mà cũng không quên nổi!
Chúng ta nhớ bài thơ in ra tháng 10-1942. Chỉ vài năm sau là nổ ra cuộc Cách mạng tháng Tám lịch sử, trong đó, sự có mặt của Văn Cao là sự có mặt của một chiến sĩ với nghĩa đích thực của chữ ấy.
Cũng nên chú ý tới mối liên hệ giữa Anh hùng ca với lời ca bài Tiến quân ca Văn Cao viết trong cao trào Việt Minh:
- Thề phanh thây uống máu quân thù
... Từ bao lâu ta nuốt căm hờn
... Tiến lên cùng thét lên
Hoặc lời ca trong các bài Bắc Sơn, Không quân Việt Nam...
Là ca sĩ của những Suối mơ, Thiên Thai, đồng thời Văn Cao lại còn là ca sĩ của những hành động anh hùng, hành động siêu việt nữa.
Anh hùng ca
Mắt sáng ngời lên như ánh dương,
Rượu hồ, da đỏ, khách ly hương.
Thiên bôi đối ẩm nhìn quan ải:
Quằn quại cờ bay trong gió sương.
Lắng nhe dòng máu ta đang sôi!
Say nữa! Say lên tráng sĩ ôi!
Lòng thép vang rền: xương gẫy rạn,
Sa trường: than ôi là tơi bời!
Chuyện thê nhi: Bẻ trâm vàng đi!
Khăn lụa người cho lau máu đi!
ảnh tặng giấu vào trong ngực áo!
Trở về? - Không! Chỉ có ra đi!
Quan san xa cách trùng dương hận.
Cười ré lên nào! Rú nữa lên!
Da đỏ trời ơi là máu! Máu!
Bên ngoài quan ải lính thay phiên.
Đập vỡ cho ta hồ rượu này!
Chén thù uống cạn nhớ đêm nay;
Trăng vàng vỡ nửa, gương tình lỗi
Khuê nữ đâu say hơn rượu đầy?
Anh em! Anh em! Hãy cố say!
Mai gặp nhau chăng hay gặp thây?
Da cổ ví dầy đầu đỡ rụng,
Thây anh rồi lấp với thây này.
Xót đời lính thú không tên tuổi,
Cả một nghìn thây đổi lấy thành,
Nói đến cuộc đời còn chẳng tiếc,
Tiếc gì nước mắt đón đưa, anh?
Văn Cao
Đây nữa, thơ Thâm Tâm trong bài Vạn lý trường thành:
Trăng thấm nghìn đêm lệ chửa khô
Nghìn muôn vợ trẻ nhớ trai phu
Chia khắp lòng dân oán tỏa mờ
Mưa rửa nghìn đêm máu chửa phai
Nghìn muôn trai tráng sống còn ai
Trăm thân già héo trăm chiều xế
Lặng kiếm hồn con xuất ải dài.
Thơ Văn Cao trong Anh hùng ca là đi vào cái mạch ấy. Cũng những chi tiết thường thấy trong thơ biên tái đời Đường: lính thú, quan ải, thê nhi, đá vàng, máu, rượu. Cũng những chữ Hán đã quá quen thuộc: thiên bôi đối ẩm, quan san, trùng dương hận, khuê nữ... Cũng những đau đớn, bất lực, tạo nên những kìm nén, những bi phẫn toát ra trong cách ngắt câu, cách tạo giọng điệu. Và sau hết là cái cảm giác chung về một đời sống bức bách, khi mà giữa cái sống cái chết chỉ còn một khoảng cách vô nghĩa lý; và người ta chỉ còn cách tìm quên lãng trong chén rượu, mà cũng không quên nổi!
Chúng ta nhớ bài thơ in ra tháng 10-1942. Chỉ vài năm sau là nổ ra cuộc Cách mạng tháng Tám lịch sử, trong đó, sự có mặt của Văn Cao là sự có mặt của một chiến sĩ với nghĩa đích thực của chữ ấy.
Cũng nên chú ý tới mối liên hệ giữa Anh hùng ca với lời ca bài Tiến quân ca Văn Cao viết trong cao trào Việt Minh:
- Thề phanh thây uống máu quân thù
... Từ bao lâu ta nuốt căm hờn
... Tiến lên cùng thét lên
Hoặc lời ca trong các bài Bắc Sơn, Không quân Việt Nam...
Là ca sĩ của những Suối mơ, Thiên Thai, đồng thời Văn Cao lại còn là ca sĩ của những hành động anh hùng, hành động siêu việt nữa.
Anh hùng ca
Mắt sáng ngời lên như ánh dương,
Rượu hồ, da đỏ, khách ly hương.
Thiên bôi đối ẩm nhìn quan ải:
Quằn quại cờ bay trong gió sương.
Lắng nhe dòng máu ta đang sôi!
Say nữa! Say lên tráng sĩ ôi!
Lòng thép vang rền: xương gẫy rạn,
Sa trường: than ôi là tơi bời!
Chuyện thê nhi: Bẻ trâm vàng đi!
Khăn lụa người cho lau máu đi!
ảnh tặng giấu vào trong ngực áo!
Trở về? - Không! Chỉ có ra đi!
Quan san xa cách trùng dương hận.
Cười ré lên nào! Rú nữa lên!
Da đỏ trời ơi là máu! Máu!
Bên ngoài quan ải lính thay phiên.
Đập vỡ cho ta hồ rượu này!
Chén thù uống cạn nhớ đêm nay;
Trăng vàng vỡ nửa, gương tình lỗi
Khuê nữ đâu say hơn rượu đầy?
Anh em! Anh em! Hãy cố say!
Mai gặp nhau chăng hay gặp thây?
Da cổ ví dầy đầu đỡ rụng,
Thây anh rồi lấp với thây này.
Xót đời lính thú không tên tuổi,
Cả một nghìn thây đổi lấy thành,
Nói đến cuộc đời còn chẳng tiếc,
Tiếc gì nước mắt đón đưa, anh?
Văn Cao
Vương Trí Nhàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét