Hồ Dzếnh qua đời ở tuổi 75, song quả thật, ông hầu như đã ngừng viết trước đó rất
lâu. Sau hòa bình Chân trời không bao giờ cũ
lập lại ở miền Bắc (1954) cũng đã có một vài cuốn sách mang tên ông được xuất bản - cả sách sáng tác lẫn sách dịch - có điều chúng không có gì đáng kể và sự thực là trong cuốn Hồ Dzếnh tác phẩm chọn lọc làm năm 1987 khi ông còn sống, phần chủ yếu vẫn là tập truyện ngắn Chân trời cũ cùng ít bài thơ trong Quê ngoại. Bảo rằng về già, Hồ Dzếnh sống trong chờ đợi thì cũng không hẳn. Những gì tâm huyết đã mang cống hiến cho đời và ông sống khá thanh thản. May mà trong trường hợp này lịch sử đã công bằng. Mấy năm trước khi mất, chẳng những Hồ Dzếnh có tuyển tập mang tặng bạn bè mà ông còn có dịp chứng kiến Chân trời cũ được in lại ở mấy chỗ, trong sự tha thiết yêu chiều của bạn đọc, nhất là những bạn đã đọc văn Hồ Dzếnh từ lâu, mà không kiếm được sách. Thật là một sự ơn trả nghĩa đền xứng đáng.
lập lại ở miền Bắc (1954) cũng đã có một vài cuốn sách mang tên ông được xuất bản - cả sách sáng tác lẫn sách dịch - có điều chúng không có gì đáng kể và sự thực là trong cuốn Hồ Dzếnh tác phẩm chọn lọc làm năm 1987 khi ông còn sống, phần chủ yếu vẫn là tập truyện ngắn Chân trời cũ cùng ít bài thơ trong Quê ngoại. Bảo rằng về già, Hồ Dzếnh sống trong chờ đợi thì cũng không hẳn. Những gì tâm huyết đã mang cống hiến cho đời và ông sống khá thanh thản. May mà trong trường hợp này lịch sử đã công bằng. Mấy năm trước khi mất, chẳng những Hồ Dzếnh có tuyển tập mang tặng bạn bè mà ông còn có dịp chứng kiến Chân trời cũ được in lại ở mấy chỗ, trong sự tha thiết yêu chiều của bạn đọc, nhất là những bạn đã đọc văn Hồ Dzếnh từ lâu, mà không kiếm được sách. Thật là một sự ơn trả nghĩa đền xứng đáng.
Cuộc đời mỗi nhà văn - cũng giống như cuộc đời mỗi con người - là một cái gì độc
đáo, không ai giống ai, và mọi ý muốn người ta áp đặt cho nhau, khuyên bảo
nhau, suy cho cùng, đều chả mấy nghĩa lý: số phận là cái không ai có thể chọn lựa.
Dẫu sao nghĩ lại thì thấy trừ những kẻ bất tài và lười biếng, ở đây, trong văn
chương đại khái có hai cách tồn tại. Một là những tác giả, viết luôn tay, viết
đều, có khi lại hoạt động trên các thể loại khác nhau, và như có bàn tay vàng,
làm gì cũng nổi lên tự nhiên và sự nghiệp tòa ngang dãy dọc đồ sộ. Và thứ hai
là loại người sống như kẻ lơ đãng, tâm trí để tận đâu đâu, họ chỉ viết rất ít,
cả một đời văn thu gọn trong một vài quyển sách chi đó. Song chỉ thế thôi mà cứ
là sống mãi trong lòng người yêu văn chương. Không nói đâu xa, ngay trong các
nhà văn Việt Nam thế kỷ hai mươi cũng đã thấy có sự phân chia đôi ngả đôi dòng
như vậy. Một bên là Khái Hưng, Nguyễn Công Hoan, Xuân Diệu, Vũ Trọng Phụng,
Nguyễn Bính...và bên kia là Thạch Lam, Thanh Tịnh, Nguyễn Nhược Pháp, và lùi về
phía sau một chút, là Quang Dũng. Cố nhiên, Hồ Dzếnh cũng thuộc cái loại thứ
hai chúng ta đang nói. Tên tuổi ông gắn liền với Chân trời cũ, ở đó người ta đọc
ra tiểu sử, những từng trải riêng của đời sống và cả cách cảm cách nghĩ riêng của
Hồ Dzếnh trước cuộc đời này nữa.
Mặc dù được viết ra khi tác giả mới 26 tuổi, và chủ yếu nói về những năm tuổi trẻ của một đời người, song Chân trời cũ lại có một sự già dặn riêng. Nó là thứ văn chương không có tuổi. Thậm chí - bây giờ đã đến lúc có thể nói được điều này - nó là thứ văn chương viết xong người ta có thể gác bút, có thể buông tay nhắm mắt. Và chỉ nhờ thế, cuốn sách chưa đầy 200 trang đó, mới đủ tư cách để đưa một con người trở thành một tên tuổi vĩnh viễn trong lịch sử văn học. Những người có dịp gặp gỡ Hồ Dzếnh mấy năm cuối đời hẳn còn nhớ ông già trên 70 tuổi ấy luôn luôn có cái vẻ thản nhiên, hình như mọi chuyện “thế sự buồn rầu và cảnh đời hùng tráng” - chữ của Hồ Dzếnh - mình đều đã biết cả rồi, thiệt hơn thế nào cũng được, cuộc sống là thực mà cũng là một cõi hư vô nào đó. Thành thử, ông lại luôn luôn tìm được niềm vui hồn nhiên của mình. Nụ cười ấy đã thường trực trong tâm trí Hồ Dzếnh cho đến khi ông chia tay chúng ta.
Một bài thơ không có trong tập Quê ngoại:
Buồn chiêu quân
Hôm nay em lấy chồng đây
Gấp tư tờ lịch, nhớ ngày em đi
Bây giờ mới biết mình si
Đời yêu thêm một bài thi “Lấy chồng”
Chúc cho má ấy thêm hồng
Cho duyên ấy đẹp cho lòng ấy tươi
Chúc cho người ấy quên tôi
An vui số phận trong đời ẵm con
Chiều nào nghe xuống hoàng hôn.
Tôi rười rượi nhớ, quay hồn về mơ
Chiêu Quân biệt Hán, sang Hồ
Có buồn cũng đến như là ... thế thôi
Hồ Dzếnh
Mặc dù được viết ra khi tác giả mới 26 tuổi, và chủ yếu nói về những năm tuổi trẻ của một đời người, song Chân trời cũ lại có một sự già dặn riêng. Nó là thứ văn chương không có tuổi. Thậm chí - bây giờ đã đến lúc có thể nói được điều này - nó là thứ văn chương viết xong người ta có thể gác bút, có thể buông tay nhắm mắt. Và chỉ nhờ thế, cuốn sách chưa đầy 200 trang đó, mới đủ tư cách để đưa một con người trở thành một tên tuổi vĩnh viễn trong lịch sử văn học. Những người có dịp gặp gỡ Hồ Dzếnh mấy năm cuối đời hẳn còn nhớ ông già trên 70 tuổi ấy luôn luôn có cái vẻ thản nhiên, hình như mọi chuyện “thế sự buồn rầu và cảnh đời hùng tráng” - chữ của Hồ Dzếnh - mình đều đã biết cả rồi, thiệt hơn thế nào cũng được, cuộc sống là thực mà cũng là một cõi hư vô nào đó. Thành thử, ông lại luôn luôn tìm được niềm vui hồn nhiên của mình. Nụ cười ấy đã thường trực trong tâm trí Hồ Dzếnh cho đến khi ông chia tay chúng ta.
Một bài thơ không có trong tập Quê ngoại:
Buồn chiêu quân
Hôm nay em lấy chồng đây
Gấp tư tờ lịch, nhớ ngày em đi
Bây giờ mới biết mình si
Đời yêu thêm một bài thi “Lấy chồng”
Chúc cho má ấy thêm hồng
Cho duyên ấy đẹp cho lòng ấy tươi
Chúc cho người ấy quên tôi
An vui số phận trong đời ẵm con
Chiều nào nghe xuống hoàng hôn.
Tôi rười rượi nhớ, quay hồn về mơ
Chiêu Quân biệt Hán, sang Hồ
Có buồn cũng đến như là ... thế thôi
Hồ Dzếnh
Vương Trí Nhàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét