Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021

Mai Hương và Lê Phong 3

Mai Hương và Lê Phong 3

Chương 11
M.H: Mai Hương
Bảy giờ rưỡi tối, trời mưa nặng hạt, gió lạnh thổi từng cơn vội vã trên nhưng vầng cây thưa thớt hai bên đường Phố Huế,về phía quá chợ Hôm, vẻ tấp nập kém hẳn mọi khi, những chiếc xe tay, giương mui, áo tơi, cánh gà che kín hấp tấp qua lại trên đường nhựa đen nhoáng.
Một chiếc xe kiểu mới, đến đỗ trước cổng nhà số 99. Từ trên xe một người Pháp thấp bé nhảy xuống vừa càu nhàu vừa quăng tiền giả người phu xe.
- Sứ đồ (ông cho tôi một hào, ông đi lâu quá).
Người Pháp trừng mắt, toan sừng sộ, nhưng sau cũng móc túi lấy thêm tiền vất vào tay người phu xe rồi quay vào cổng bấm chuông. Chưa thấy người nào ra, ông lại bấm nữa miệng lẩm bẩm mấy câu tỏ vẻ nóng ruột, rồi một lát tự tiện bước vào.Đến cửa thì vừa gặp một người thiếu niên ở trong nhà chạy ra.
Người Pháp hất hàm hỏi một câu tiếng Pháp:
- Đây là nhà cô "Ly- Chuya- Loan" phải không?
-Phải, ông hỏi có việc gì?
- Việc cần.
Rồi không đợi mời, người ấy bước vào trong phòng khách,không bỏ mũ, không bỏ áo đi mưa, đôi mắt sâu đưa nhìn khắp phòng; mẩu thuốc lá ở miệng chạy từ mép bên này sang mép bên kia, hình như sợ làm sém mất bộ râu rậm rì và hung hungđỏ
- Cô Ly- Chuya- Loan... Không có nhà?
Giọng nói ồm ồm, khê nằng nặc, lại thêm vẻ ngạo mạn ,sống sượng của người ấy, khiến người thiếu niên cau này không đáp. Người Pháp lại hỏi, đôi mắt quằm quặm nhìn tận mặt người thiếu niên:
- Kìa, tôi hỏi, sao anh không trả lời tôi? Cô Ly- Chuya-Loan có nhà không?
- Có nhà, nhưng cô Loan cũng như tôi không quen tiếp những người vô lễ. Ông là ai? Vào đây hỏi có việc gì? Tôi tưởng sự đường đột của ông vừa rồi không phải cử chỉ của một người lịch sự.
Vẻ nhã nhặn của người thiếu niên dần dần đổi ra vẻ kiêu hãnh, và lời nói cũng dần dần thêm giọng ôn tồn. Người Pháp chỉ mỉm cười, rồi vỗ vai người thiếu niên:
- ông là người Việt Nam khá đấy... Nhưng hơi nóng tính.Tôi tuy thiếu lịch sự, nhưng là người rất tử tế với ông. Tôi chính là người đã được hân hạnh nói chuyện với ông lúc ba giờ chiều,mà nếu ông bảo cho tôi biết rằng đứa đầy tớ tên là Hồng, tức Đan, hiện giờ không có nhà thì ông biết tôi là ai. . .
Rồi người Pháp nói tiếp luôn:
- Thằng Đan ông sai nó đi đâu?
Người thiếu niên kinh ngạc vô cùng, vì câu vừa rồi hỏI bằng tiếng Việt Nam, mà lại là thứ tiếng Việt Nam rất sõi...
-Ồ! Thế ra ông là...
Người Pháp gật đầu:
- Vâng, tôi chính là Lê Phong...
- Nhưng sao ông lại ăn mặc thế này?
-Ăn mặc cũng chưa đủ. Phải đổi dạng, đổi nét mặt, đổi cả tiếng nói nữa. Tôi cần phải làm thế dể cho người ta không nhận
được
- Ông đổi dạng khéo lắm. Giá không nghe tiếng ông nói,thì tôi không thể nào biết được. . . Tiếng ông nói cũng "Tây" đặc?Nhưng ông đến đây mà phải đổi dạng, hẳn có việc gì quan trọng.
- Vâng, nhưng ta nói tiếng Pháp tiện hơn.
Rồi đổi tiếng, Lê Phong hỏi luôn:
- Thằng Đan, thằng đầy tớ của ông không có nhà ư?
-Không. Tôi vừa sai nó đi mua thêm mấy số báo hằng ngày.
- Phiền nhỉ?
-Sao lại phiền?
-Vì tôi không muốn cho nó ra khỏi nhà này lúc nào. Nhưng thôi, không sao. Từ chiều có ai đến hỏi nó không?
- Chỉ có một lần, một người đứng chờ ngoài cổng, thấy nó ra chưa kịp hỏi câu nào đã đi ngay.
-Người thế nào?
-Một người ăn mặc thợ thuyền. . .
- Quần áo xanh bạc, đội mũ "cát- két , đeo kính đen phảI không?
-Vâng. Lại có râu mép nữa. Nhưng sao ông biết?
- Vì người ấy là tôi đấy. Tôi định lại hỏi thêm nó mấy điều nữa, nhưng xem ra nó dè dặt. Và chừng như đã sinh nghi. Cái mưu giả làm đồng đảng chỉ dùng được một lần thôi. Cũng vì thế, tôi không muốn nó thấy tôi vào đây tối hôm nay.
Lê Phong bỗng ngừng lại, nghe ngóng: bên ngoài có ngườI mở cổng đi vào sân trong.
- Có lẽ nó đã về. Ông gọi ngay nó lên đây. . . Mà này, cô Loan đâu?
- Chị tôi ở trên gác.
- Được .Để lát nữa, tôi sẽ nói chuyện với cô ấy, thằng Đan vào ông cứ coi tôi là người của sở mật thám.
Tên đầy tớ vào, Lê Phong khoanh tay ngồi hút thuốc lá,lim dim mắt nhìn nó và hỏi người thiếu niên:
- Ông chỉ sai nó đi mua báo thôi chứ ?
- Vâng.
-Nó đi có lâu không?
- Lâu, chừng nửa giờ.
-Vậy mà hiệu bán báo ở gần đây, ở ngay phố này...
Lúc đó, tên đầy tớ đã đặt mấy số báo xuống, nhìn Lê Phong trong hình dáng người Pháp một cách gớm sợ, rồi toan quay đi.
Nhưng Lê Phong vội đưa tay ra, lờ lợ giọng như một người Tây nói tiếng Nam trọ trẹ:
-Ê mày! Đứng lại!
Rồi ngồi thẳng dậy, anh quắc mắt nhìn thẳng vào tên đầy tớ hỏi:
-Anh mua báo ở hiệu nào?
Thì tên Đan luống cuống thưa:
-Bẩm... ở hiệu... Nam Minh...
-Công! Anh công mua ở hiệu Nam Minh. Anh đi xa, đi xa nữa, mà anh đi bằng xe đạp, cái xe đạp ấy, anh thuê ở một hiệu gần đây.
Tên Đan tái mặt đi, anh vẫn trọ trẹ nói bằng cái giọng mũi mà anh bắt chước rất đúng:
- Anh đi bằng xe đạp, lên bờ hồ, qua hàng Bè, qua hàng Bạc, rẽ đến phố Mã Mây, anh đến phố Mã Mây làm gì, nói!
Vẻ sợ hãi càng rõ rệt trên mặt tên đầy tớ. Nỏ không đáp và lấm lét nhìn chỗ khác để tránh đôi mắt của Lê Phong. Lê Phong thì nắm lấy hai thành ghế, bộ điệu ghê gớm như một người sắp túm lấy nó đánh, anh dẫm chân xuống, quát:
- Kìa? Sao mày không trả lời? Mày đến Mã Mây làm gì?Mày đi đâu, đến đâu? Không nói . Mày không nói thì tao nói mày vào một cái boát (boite) một tiệm hút thuốc phiện. PhảI rồI !Mày vào đấy, báo tin cho những thằng ăn cướp, mà tên mày, tao biết, nghề mày, tao biết, tao theo mày đấy. Ô! Voyon?
Thoắt một cái, tên đầy tớ vòng chạy ra cửa nhưng liền ngã vấp xuống đất, một tay bị vặn ra sau gáy, lưng bị đè dưới đầu gối Lê Phong.
- Im! Nằm im, mày giẫy thì tao bẻ gãy tay tức khắc. Chạy thế nào được thoát, vì không có lúc nào tao không dò xét từng cử chỉ của mày.
Rồi Lê Phong cúi xuống, xách cổ lôi nốt nó lên và cười:
- Quá tay tý nữa thì cậu Đan nhà tôi đã hóa ra thằng què.
-Thế nào? Đan vẫn chưa nhận ra ư ? Lê Phong đây mà...
Tên đầy tớ giật mình, bất giác hỏi:
- Lê Phong ?
- Chứ ai? Cái người đỏng đảng với mày lúc chiều ấy thôi...Khốn nạn! Đi ăn cướp mà ngu xuẩn đến thế. Vừa rồi mày đến tiệm Mã Mây nói chuyện với tụi mày, mới biết là mắc mưu Lê Phong. . . Nhưng biết khí muộn một chút, chỉ đáng khen mày còn có gan lại dám về đây. Thế ra mày cũng là một tay cần cho bọn kia lắm nhỉ.
Thằng Đan để cho Lê Phong trói lại, không nói không rằng, không có một cử chỉ nào tỏ ra muốn phản kháng. Lê Phong trói xong quay lại bảo người thiếu niên:
- Tôi giao cho ông coi tên này, ông phải cẩn thận đừng để nó trốn thoát, không cần hỏi han gì nó, vì tôi đã biết cả. Bây giờ tôi cần nói chuyện với cô Tuyết Loan một lúc, nói chuyện trên gác càng hay. Dưới này, ông không nên có cử chỉ gì khác lạ, nếu có khách, ông tiếp rất chóng, nhưng rất bình tĩnh, làm như không xảy ra chuyện gì. ông hiểu không
-Tôi hiểu.
-Bây giờ ông lên nói cho cô Tuyết Loan biết tôi muốn thưa chuyện. Nói cả việc cải trang của tôi cho cô khỏi kinh ngạc.Trong lúc ấy thì tôi "gói ghém" tên này cho ông đỡ lo.
Người thiếu niên mở cửa sau lên gác rồi, Lê Phong mới lôi thằng nhỏ lại gần, dỗ:
- Một là mày rũ tù, hai là mày không việc gì hết, tao sẽ nhận cho mày không có tội gì. Nhưng mày phải nói, phải nói thực các điều mày biết nghe không? Mày sợ gì? Bây giờ mày không nói thì rồi thế nào mày cũng phải nói, có người bắt mày nói, mà không được tử tế như tao đâu?
Tên đầy tớ vẫn im.
-Tao biết mày chẳng qua cũng chỉ a dua, thấy được nhiều tiền thì theo, chứ thực ra, mày cũng không dám làm những việc ám muội ấy, phải không?
-Thế nào, nói đi. Tao bắt được mày, thì tao cũng tha được mày, nói mau. Đan! Bọn chúng bây hiện có bao nhiêu đứa?.
Thấy nó vẫn chưa chịu nói, Lê Phong phải cố nén giận:
-Mày dại lắm, bây giờ thì còn mong gì nữa? Mày chỉ còn một cách để gỡ tội, mà cách ấy đã ở trong tay tao... Đây tao cho mày vài phút, mày nghĩ ngay xem, quá hai phút, thì dù mày muốn cũng không được, mày hối cũng không kịp nữa.
Ngừng một lúc rồi anh lại giục:
-Thế nào. Đan? Nói đi, hai phút rồi.
Đan nhìn anh bằng đôi mắt tức giận, nhưng sợ hãi, Lê Phong phải hỏi han, ba lượt nữa nó mới chịu hé răng:
-Ong biết cả rồi, ông đã theo tôi thì việc gì còn bắt tôi phải khai ra nữa...
- Tao không theo mày. . .
- Thế sao ông biết tôi đi xe đạp đến Mã Mây
-Tao không theo cũng như tao theo. Vì tao trông mày tao cũng đủ đoán được, dấu quần mày có vết dầu xe ở ống quần bên phải. Mày đi mua báo mà đi mất ba mươi phút. . . Còn nhiều dấu hiệu khác nữa. .. Đấy mày xem, những điều tao chưa biết ngay,thì rồi thế nào tao cũng biết được... Thế nào nào, nói đi...
Rồi Lê Phong nghĩ thầm:
"Mà quái, sao bây giờ. . ."
Bỗng nhìn thang gác có tiếng chạy rầm rầm. Lê Phong chưa hiểu chuyện gì thì cánh cửa trong bật mở ra, người thiếu niên mặt biến hẳn sắc, chạy vội vào:
-Ông Lê Phong ! ông Lê Phong!
- Gì? Sao?
- Chị Loan tôi...
- Cô Loan làm sao?
-Chị Loan tôi không có trên gác.
- Cô Loan không có trên gác?
- Vâng. Mà chị tôi không có việc phải đi đâu hết... Mà nếu có đi đâu thì thế nào cũng phải cho tôi biết chứ...
Rồi người thiếu niên nói một câu kỳ dị khiến Lê Phong giật mình đến thót một cái.
-Có lẽ chị tôi bị chúng bắt rồi?
Lê Phong liền đâm bổ lên thang đưa mắt nhìn khắp các phòng vắng người, thì một mảnh giấy nhỏ vẫn quen trông thấy nhiều lần làm anh nghiến răng lại, ni lên một tiếng căm tức:
- Mai Hương? Lại thủ đoạn của Mai Hương rồi! Trời ơi! Mà nó vào lúc nào? Nó lên gác lúc nào? Nó làm thế nào bắt được cô Tuyết Loan?
Rỗi anh giẫm chân xuống, khẽ kêu lên một câu rất chua xót:
- Mà. . . không biết chúng nó có khỏi hại cô Tuyết Loan ngay đêm nay không ? Lê Phong ơi, nếu mày để cho một mạng ngườI nữa bị hại, thì mày là một đồ vứt đi. Lê Phong à...
Trên mảnh giấy mà anh chắc có những lời làm cho anh thêm bực tức, thêm hổ thẹn, Lê Phong chỉ thấy có hai chữ viết rất lớn: M.H.
- Ồ ! Nó còn dám ký tên vào tội ác? Con nữ tặc táo tợn đến thế là cùng!
Chương 12
Lý Tuyết Loan
Người thiếu niên em cô Tuyết Loan lúc đó cũng vừa chạy lên tới gác. Lê Phong quay lại chau mày hỏi:
- Sao ông không ở dưới giữ thằng Hồng?
Người thiếu niên thưa:
- Trói kỹ thế thì sợ gì?
- Không, ông xuống ngay đi, bọn đồng đảng của nó quỷ quyệt lắm.
Chàng ta trở xuống thì Lê Phong đứng lại nhìn khắp phòng trên gác một lượt nữa, rồi xuống theo.
Anh gọi người thiếu niên:
- Ông Phương?
-Tôi đây.
- Nhà này có cổng sau không?
-Không.
-Nhưng bức tường vây chung quanh sân sau có cao không?
- Cao. Mà lại có mảnh chai gắn trên...
Lê Phong ngó ra lấy đèn bấm chiếu khắp bốn bề rồi nói:
- Không thể nào qua tường được, vậy muốn thoát ra đây thì phải xuống thang, rẽ ra cái ngõ cuối cạnh nhà này để qua đằng cổng trước. Cô Loan quyết nhiên bị bắt ra lối ấy, mà ra lốI ấy thì...
Anh liền chạy vụt ra cổng cất tiếng gọi:
- Cao su!
Nhưng anh kinh ngạc vì không thấy tiếng thưa tuy bờ hè bên kia vẫn có chiếc xe tay đang gác đó.
Nhảy mấy bước qua đường, đến tận bên cái xe bỏ không,anh trông đó trông đây để tìm người phu xe, nhưng không thấy bóng nó đâu hết.
Còn đang ngơ ngác, bỗng người phu xe ở đâu chạy về bước vào nâng vội càng xe ghếch lên lề đường ra ý mời. Lê Phong không nói gì, nhảy lên xe, thì tên phu xe yên lặng cắm đầu kéo.
Chạy được chừng hai chục thước, đến một chỗ vắng và tối,xe bỗng đứng lại ghé vào cạnh đường.
Lê Phong không xuống. Anh hé cánh áo tơi ra hỏi:
-Gì đấy?
Thì tên xe đáp:
-Hai người con gái ở đây ra mà cậu không biết ư ?
-Biết rồi, nhưng sao mày không báo hiệu ngay?
- Con có thổi còi mà cậu không nghe thấy, và sợ nó nghi,nên con phải thôi không thổi nữa. Hai người ấy là cô Loan với một người con không biết mặt.
Lê Phong hỏi dồn:
- Cô Loan? Mày nhận chính cô Loan chứ?
-Vâng, vì lúc chiều cậu sai con cầm thư đưa cho cô ta, con đã có ý nhìn kỹ.
-Thế bây giờ cô Loan đâu?
- Cô ta đi với người lạ mặt đến gần chợ Hôm thì rẽ sang tay trái. Còn người lạ mặt thì con thấy vừa vào đây xong.
Vừa nói, người phu xe vừa chỉ vào một cửa hàng. Rồi lạI tiếp:
- Người lạ mặt này chắc là Mai Hương.
- Mày chắc không?
-Chắc.
- Mày có biết mặt cô Mai Hương đâu?
- Nhưng con biết mặt cô Loan, mà người ấy không phải là cô Loan, thì chỉ là cô Mai Hương mà cậu nói đến lúc này.
Lê Phong gật đấu:
-Được thế mày chắc chưa ra khỏi nhà này chứ?
- Vâng, cậu ở đây rình lát nữa chắc gặp. Mà kìa, hình như cô ấy đã ra. Chính phải rồi.
Lê Phong đã xuống xe nhìn theo ngón tay người phu xe trỏ. Anh vẫn giữ nguyên bộ râu với cái dáng điệu của người Pháp, và muốn cho mấy người vội vã đang qua đó khỏi ngờ, anh giả tảng móc túi lấy tiền trả tiền xe.
Lúc đó, xế đường bên kia, một người thiếu nữ ở một cửa hàng đang lững thững bước ra rồi rẽ về tay trái, đi về phía trại lính khố xanh, trông ngang, trông ngửa như có ý tìm tòi.
Lê Phong kéo mũ xuống tận mặt, bẻ cổ áo đi mưa lên, rồi chạy sang rảo cẳng bước theo. Anh nhất quyết lần này dẫu sao cũng không để cho cô kia thoát khỏi tay mình. Anh nghĩ thầm :
- Dù phải dùng đến những cách đáo để nhất ta cũng dùng . . .
Lúc thấy người thiêu nữ vẫy xe, anh liền đi vượt lên, và lúc cô toan bước lên cái xe tay kéo anh vừa rồi, thì Lê Phong ngoắt quay lại gọi:
- Hãy gượm! Lê Phong vẫn đợi Mai Hương ở đây!
Lê Phong bất giác kêu lên một tiếng:
Vì dưới ánh đèn sáng bên đường, người thiếu nữ ấy,không phải là Mai Hương mà chính là cô Lý Tuyết Loan. Phải,chính cô Loan mà anh đã biết mặt trong những bức ảnh chụp treo ở nhà cô! Lê Phong bực dọc hỏi người phu xe:
- Thế nào, Biên? Sao mày quáng đến thế? Đây là cô Loan,chớ có phải Mai Hương đâu.
Người phu xe cãi:
- Không, cô Loan là người lúc nãy kia. . . Còn cô này. . .
- Cô này! Cô này không phải là cô Loan? Trời ơi! Thế lúc nãy mày đưa thư của tao cho ai?
- Cho cô lúc nãy!
- Cô nào?
- Cô đi với cô này lúc nãy.
Lê Phong dậm chân xuống đất:
- Khốn nạn? Mày có được việc gì đâu! Mày lại để cho con Mai Hương nó lừa rồi?
Trong lúc ấy thì người thiếu nữ không hiểu ra sao, hết nhìn cái người Tây nói sõi tiếng Việt Nam và tự xưng là Lê Phong ấy rồi lại nhìn tên phu xe. Lê Phong thấy thế vội xin lỗI và nói:
- Thưa cô, thằng đầy tớ nhà tôi vô ý quá. Lúc chiều tôi sai nó cầm giấy mời cô đến nhà báo hỏi cô mấy điều quan trọng...
Người thiếu nữ chừng như chợt hiểu:
- Thế ra ông là Lê Phong thực?
Lê Phong đứng tránh vào bờ hè một nhà đóng kín cửa. Chỗ ấy tối và lúc đó ít người đi qua: Anh ra hiệu mời cô Loan cùng đứng vào đó và hạ thấp tiếng nói:
-Vâng. Tôi cải dạng để cho kẻ thù cô khỏi nghi ngờ.
Tuyết Loan nhìn kỹ Lê Phong. Đôi mắt thông minh của cô lộ vẻ khen phục. Một lát cô chau mày hỏi:
- Mà bức thư ông cho tìm tôi đáng lẽ tôi phải nhận được từ chiều phải không?
-Vâng, từ chiều. Tôi mời cô đến nói về một việc cần, có liên quan đến vụ bác sĩ Đoàn. Tôi lấy làm lạ rằng sao cô không đến... Thì ra bức thư vào tay kẻ khác, mà kẻ ấy lại là ngườI đáng sợ nhất. . . Vừa rồi có một người con gái vào nhà cô rủ cô đi có phải không ?
-Vâng. Nhưng cô ấy thì tôi tưởng ông cũng quen, vì cô ta đưa mảnh thư này đến cho tôi, nói rằng chính ông nhờ cô ta đưa đến.
Lê Phong cầm lấy bức thư đọc:
"Mời cô đến ngay tòa soạn báo "Thời Thế có việc cần lắm.Tôi đã đến nhà định thưa chuyện,nhưng cô đi vắng.Xin cô đến ngay."
Lê Phong
Rồi anh nói:
-Vâng chính thư này tôi viết. Nhưng không hiểu vì sao lạI lọt được vào tay Mai Hương. . .
- Mai Hương nào, thưa ông?
- Mai Hương tức là người thiếu nữ đi với cô vừa rồi. Thì ra. . . Ồ! Thì ra việc gì của tôi.Người ấy cũng biết trước được cả!
-Tôi cũng sơ ý, khi trao bức thư cho thằng Biên nhà tôi cầm đến, không dặn nó cẩn thận hơn chút nữa. Vả lại, có ai ngờ đâu?
Lê Phong ngẫm nghĩ một lát, rồi bỗng hỏi:
-Cô ta đến nhà cô, lên thẳng gác sao?
- Vâng.
- Và đưa giấy này cho cô?
-Cô ta lại nói rằng chính tôi trao cho cô ta mời cô đến tòa soạn ngay bây giờ.
-Vâng, cô ta giục tôi phải đi ngay, vì là việc rất quan trọng.Chúng tôi đi đến đường lớn rẽ ra phố Laveran, thì cô ta nói có việc phải qua đó, dặn tôi đợi ở đây năm phút. Tôi vào nhà ngườI quen đợi mãi, sốt ruột định đến tòa báo một mình thì lại gặp ông đây. . .
Lê Phong thoạt tiên nghĩ ngay đến một mưu kế hiểm độc của Mai Hương. Anh đoán chắc Mai Hương định lừa Lý Tuyết Loan đến "Thời Thế" để đi báo cho bọn đồng đảng tìm bắt cóc lấy. Nhưng anh chợt nghĩ đến một ý, và hỏi người thiếu nữ:
-Người con gái kia biết chắc rằng cô đến ngay báo "ThờI Thế" chứ? Liệu cô ta có sợ cô trở về không?
- Thế nghĩa là thế nào, thưa ông?
- Nghĩa là...
Bỗng anh ngừng lại quắc mắt nói rất mau như người tức giận:
-Nhưng thôi, tôi hiểu rồi, cô phải về ngay bây giờ, về nhà cô ngay với tôi... Nhà cô đang có việc biến lớn.
Rồi không để người thiếu nữ hỏi, anh gọi xe, mời cô lên,còn anh cũng nhảy lên chiếc xe của thằng Biên và giục:
-Chạy mau, việc gấp lắm, gấp lắm.
Đến nhà số 99, anh nhảy xuống trước, qua nhà dưới, thấy tên Đan vẫn bị trói và người em trai cô vẫn ngồi canh giữ, anh liền chạy lên gác trống ngực đánh rất mạnh, vì anh biết rằng thế nào cũng thấy những việc khác thường.
Lên tới nơi, anh thấy phòng ngoài vắng không, phòng trong cũng vắng không, nhưng khi qua gian phòng học nhỏ ở bên, anh nhìn dán về một phía tường là chỗ những giấy má, sách vở xếp bừa bộn trong nhưng ngăn tủ dài. Một hồi lâu Lê Phong lẩm bẩm nói:
-Ta biết mà? Chính là mưu mẹo của Mai Hương? Trời ơi, ta có một địch thủ giảo quyệt biết chừng nào? Bao giờ nó cũng lừa được ta, mà bao giờ ta biết ra cũng đã quá muộn?
Chương 13
Năm bộ sách quý
Cô Lý Tuyết Loan nữa phút sau cũng lên tới gác.
Lúc cô vào buồng học (một gian phòng xinh xắn ở ngay cạnh hai gian rộng lớn ăn thông nhau)thì thấy Lê Phong đứng trước một cái bàn giấy con, nét mặt đăm đăm, đôi mắt cau có, đang cúi đầu suy nghĩ và hình như không để ý gì đến cô.Người thiếu nữ lo ngại nhìn anh, chú ý đến vẻ yên lặng của anh hơn là đến đôi lông mày quá rậm với bộ râu Tây giả dán rất khéo ở trên mép.
Có lẽ cô nghĩ đến những trường hợp kỳ dị vừa rồi, có lẽ cô nghĩ đến câu nói kỳ dị của Lê Phong lúc bảo cô rằng :nhà cô đang có biến lớn.
Việc biến lớn ấy là việc gì ?Có phải việc bắt tên đầy tớ mà cô thấy bị trói dưới nhà không ?Nếu chỉ có thế thì sao lúc ở ngoài đường Lê Phong lại có cử chỉ hấp tấp đến thế.
Không, hẳn có việc gì khác lạ.Mà theo cô xét thì lúc đó thực không có điêù gì khác xảy ra hết .Cả nhà đều có vẽ yên tĩnh, và vần có thứ tự như thường…Tuy vậy, cái dáng lo âu của Lê Phong hẳn có một duyên cớ quan trọng nào đây ?
Tuyết Loan lưỡng lự muốn hỏi Lê Phong một câu , nhưng xem ra hình như anh không biết có ai ở trong này, cho đến lúc cô lại gần anh, kéo ghế mời anh ngồi, Lê Phong cũng không nhúc nhích.Cứ thế cho đến hai, ba phút.
Sau cùng, Lê Phong thở dài.Anh thong thả ngồi xuống, chống khủyu tay lên bàn, rồi như nói một mình :
- Việc nghiêm trọng đến thế thực không ngờ ! Một là kẻ gian đã chiếm được thứ của quý mà chúng vẫn tìm, nếu thế thì chúng đã trốn tránh ngay rồi :hai là chúng chưa chiếm được, nếu chưa thì còn có nhiều chuyện lạ, còn nhiều hành động táo tợn của chúng , mà chỉ nội đêm nay thôi.
Tuyết Loan còn đang ngạc nhiên, thì Lê Phong đã quay lại hỏi :
- Cô Tuyết Loan, mời cô ngồi đó và xin trả lời tôi từng điều một , lời khai của cô sẽ giúp tôi nhiều việc có ích lắm.
Rồi, như một dự thẩm ra án, anh trịnh trọng hỏi Tuyết Loan:
- Bác sĩ Trần Thế Đoàn hồi chưa là lưu học sinh, vẫn ở trong buồng học này phải không?
Tuyết Loan đáp:
- Vâng, buồng này anh Đoàn dùng để vừa học vừa làm một công việc riêng.
- Đó là việc gì , xin cứ nói thực ra, vì chỉ riêng cô với bác sĩ biết.Chính bác sĩ Đoàn cũng đã địng đem việc ấy ra nói riêng với tôi, và định hỏi ý kiến tôi nữa, nhưng không ngờ lại xảy ra cái án mạng sáng ngày.
"Cái án mạng ở trường Cao đẳng, trong việc riêng của bác sĩ, bọn hung thủ là những tay ghê gớm, giảo quyệt không thể lường được...Chúng không những là kẻ hại một người thân nhất của cô.CHúng còn định hại cô nữa ! Thế thì tôi không nên giấu cô một câu gì..."
Lời nói của Lê Phong rất thành thực giọng nói có một sức xúi giục lạ thường.Tuyết Loan lưỡng lự một lát, rồi tỏ ra vẻ quả quyết.Hình như lúc đó cô căm tức bọn hung thủ hơn là lo sợ cho tính mệnh cô.
Lê Phong xem đồng hồ đeo tay, rồi nhìn thẳng vào mặt thiếu nữ, khuôn mặt trái xoan, trên đó cũng có những nét êm đềm, điều hoà, ít thắm tươi , của một nhan sắc điềm đạm.
Lê Phong lấy sẳn bút giấy để biên chép những điều đáng nhớ, người thiếu nữ se sẽ nói bằng một thứ giọng thấp và buồn:
- Thưa ông, tôi cũng không còn nhẽ nào giấu ông nữa, vì bây giờ thực tôi không còn tâm trí nào tưởng đến cái việc đã hại mất người tôi quý mến nhất đời.Xin ông cho phép tôi kể rành mạch ông nghe, mong rằng do những điều tôi kể ra, ông có thể tìm bắt đưọc những quân gian ác mà anh Đoàn tôi biết là vẫn quanh quất ở bên mình.
- Ông Đoàn biết?
- Vân, vì xem vẻ lo âu của Đoàn sáng ngày nay, trước khi đi dự lễ phát bằng, thấy anh bối rồi đọc một bức thư gửi đế, tôi căn vặn hỏi thì anh chỉ nói: "Em Loan ơi, anh có những kẻ thù, kẻ ghen ghét nó thấy kết quả rực rỡ của anh mà căm tức, có lẽ chúng còn tìm cácg hãm hãi anh nữa..."Trước tôi còn tưởng anh Đoàn nói đến những kẻ tình địch với anh trong việc học, sau mới biết là những bọn gian ác ghê gớm hơn thế.Tôi biết được cũng do bức thư anh vô ý bỏ quên ở nhà.
- Bức thư ấy nói những gì?
- Bức thư nặc danh, trong toàn những lời đe dọa, đại khái nói: "Đoàn phải bỏ việc khảo cứu năm pho sách chữ nho mà anh mua được ba năm về trước, phải bỏ hết các điều dự định, nếu không thì sẽ bị hại".
- Bức thư đâu?
- Tôi đưa cho ông chánh mật thám mất rồi.Lúc chiều ra sở tôi đã khai hết sự thật.
- Ông T.Phụng có ngỏ ý kiến riêng về việc này không?
- Không. Ông chỉ dặn tôi phải giữ kín đừng nói việc đó ra cho ai và nhất là...NHất là đừng nói với ông?
Lê Phong mĩm cười:
- Hay ! Ông T.PHụng thông minh thực. Ông biết thế nào tôi cũng tìm cô để hỏi.Nhưng điều ông không ngờ đến, là việc này, tôi đã biết nhiều sự rất lạ lùng.Vâng, xin cô chú ý nghe tôi nói...Cái cớ chủ động trong vụ ám sát này, chỉ là ở trong năm pho sách chữ nho mà cô vừa cho tôi biết, năm pho sách cổ, cái giá trị về y học có lẽ không có mấy, nhưng đó là một thứ sách quý vô song.Năm pho sách ấy, một hôm tình cờ ông Đoàn mua được của một người Thổ trong một kỳ nghĩ mát ở SaPa cách đây ba năm.Người Thổ này tên là Nùng- Da, nhà nghèo, cả gia tài chỉ có những gươm cổ, sách cổ của một người quan tàu ngaỳ xưa để lại.Câu chuyên lôi thôi lắm, tôi cũng sợ bị sự tình cờ, trong việc đi làm phóng sự miền thượng du nên biết được.Nùng- Da, có thuật qua cho tôi biết về việc bán năm bộ sách cho người ở Hà Nội lên chơi đó và có khoe với tôi rằng bộ sách thuốc hắn không dùng làm gì được, mà người mua lại trả hắn một giá rất cao.Từ hồi ấy, tôi để tâm ngay, tin rằng trong sách hẳn có ẩn những điều bí mật , thí dụ như có những dấu hiệu, hoặc những kiểu, những chữ sắp đặt một cách không khéo, chỉ vẽ cách tìm một kho của chôn giấu trên miền thượng du... "Nhưng điều chú ý của tôi dần dần cũng phai lạt và quên hẳn đi. ĐẾn nay, biết được người có năm bộ sách kia chính là bác sĩ tôi mới lại nhớ ra, thì bác sĩ Đoàn đã bị hại. Đó là những điều quan hệ đến vụ án mạng này, để sau này tôi tìm thấy những pho sách kia, tôi sẽ xem xét cẩn thận hơn..."
Lý Tuyết Loan vội hỏi Lê Phong:
- Nhưng thưa ông sao vừa rồi ông nói rằng ông sẽ tìm ra năm pho sách kia?Năm pho sách vẫn ỏ trong phòng này, vẫn xếp ở ngăn tủ kia...
Vừa nói người thiếu nữ vừa trỏ vào cái tủ sách trước mặt.
Lê Phong quay lại lắc đầu nói:
- Không, mất rồi !
- Mất rồi? Ô hay, có đâu, vẫn dựng kia thôi, ông cứ với tay ra cũng lấy được .
Lê Phong lắc đầu:
- Phải, với tay lấy thì được, nhưng chỉ lấy được năm quyển giấy trắng , năm quyển sách chỉ lấy được năm bộ thực, có cái bìa ngoài ! Thưa cô Tuyết Loan, kẻ gian đã có thì giờ đánh tráo của giả lấy của thực .Cái mục đích của chúng chỉ ở năm pho sách đó, chúng định hại cô cũng chỉ cốt thế , nay chúng đã chiếm được là xong của chúng, nếu không, cô đã bị hại từ lúc nãy rồi !
Cô Tuyết Loan chỉ ngạc nhiên khi nghe Lê Phong nói dứt câu.Cô chạy đến ngăn sách lấy những cuốn sách chữ nho cũ xuống xem, thì quả như lời đoán của Lê Phong;trong sách chỉ toàn giấy trắng.
Nhưng Lê Phong mỗi lúc một thêm kinh ngạc, vì ngoài sự thản nhiên bình tỉnh, cô Lý Tuyết Loan không tỏ ra vẻ phàn nàn hay tiếc những của quý đã mất.Cô thản nhiên đặt những pho sách xuống, rồi lẳng lặng nhìn Lê Phong.
Một lát cô mới nói:
- Thưa ông, năm bộ sách của anh Đoàn vẫn còn ở nhà.
Lê Phong càng ngạc nhiên:
- Sao?Cô bảo sao?Vẫn còn ở nhà?
- Vâng.
- Thế ra chúng chưa lấy năm bộ để ở ngoài tủ này sao?
- Chúng lấy rồi!
- Lấy rồi?
- Vâng.Nhưng không phải là những bộ sách đáng cho ông lo ngại đến.
- Tôi không hiểu, xin cô nói rõ.
- Những bộ sách chúng lấy mất cũng là những bộ sách giả.Tuy bề ngoài và cả chữ trong sách nữa, đều giống in như năm bộ "sách thực" mà anh Đoàn mua được, nhưng trong sách chỉ khác đôi chút, là những điểm câu, những nét thừa là những dấu hiệu bí mật mà anh Đoàn và tôi đã tìm ra...
- Cả cô cũng tìm ra.
- Vâng.Chúng tôi đã dụng công tìm xét trong hai năm nay.
- Mà kết quả...
- Kết quả phi thường ! Đem ghép những chữ rải rác trong các trang của năm pho sách lại chúng tạo thành một bản di chúc dặn chỗ tìm đến một kho vàng bạc, châu báu của người Tàu...Một kho của quý vô cùng...
- Những pho sách ấy ở đâu?
Lý Tuyết Loan đáp:
- Ở trước mặt ông.
- Trước mặt tôi.
- Vâng.
Lê Phong chỉ thấy những số báo để ngổn ngang bề bộn trên bàn giấy. Đó là những tờ báo quốc ngữ hoặc chữ Pháp xuất bản ở Hà Nội nhưng anh chú ý thấy ngày xuất bản đã xa hẳn, trong đó có cả một tờ đình bản đã trên một năm.
- Thưa ông (lời Tuyết Loan)cả năm pho sách chúng tôi phải tháo ra đế giấu như thế mới không lo mất. Đó là mưu kế của anh Đoàn.Vì anh vẫn bảo tôi rằng những của này không phải chỉ mình chúng tôi để tâm đến mà thôi...
"...Ngoài chúng tôi ra, còn có kẻ muốn chiếm đoạt lấy cho bằng được...Còn mưu đóng năm bộ sách giả, bìa , giấy, chữ giống in năm pho sách chính, cũng là công nghiệp của anh Đoàn.Không ngờ cái mưu ấy chỉ giữ sách lại, còn chính tính mệnh mình thì..."
Người thiếu nữ cố nén sự cảm động, quay mặt nhìn đi chỗ khác.
Lê Phong chợt lo sợ đứng phắt dậy:
- Cô Tuyết Loan ! Cô Tuyết Loan !
Tuyết Loan nhìn Lê Phong ra ý hỏi...
Lê Phong lo âu đáp:
- Nếu thế thì tính mệnh cô không được yên hẳn.Phải, tôi thấy rõ rồi, tôi thấy rõ cái nguy hại sắp tới.Bọn gian đồ thế nào cũng biết chúng bị lừa, thế nào cũng hiểu rằng những pho sách thực hiện còn trong tay cô...Vậy thì chúng cũng chưa chịu bỏ.
Rồi lấy mũ đội, anh giục tôi xuống nhà dưới, vừa xuống vừa lẩm bẩm:
- Cái dây tôi đã tìm gỡ ra gần hết.Phải, nội đêm nay, nội đêm nay thôi.
Anh gọi em của Tuyết Loan:
- Ông Phương, ông nghe tôi dặn đây, cả cô Tuyết Loan cũng nghe tôi:các cửa ngõ, các lối ra vào nhà này ông phải tự tay đi đóng kín cả lại ! Rồi ngồi yên trong nhà đợi cho tới lúc tôi về.Ngoài tôi ra, nhất thiết không được cho ai vào, ai cũng không được vào, ông nghe chưa?
- Vâng.
- Được rồi.Bây giờ tôi có việc quan trọng phải đi ngay.Lúc về tôi sẽ có hiệu riêng .
Lê Phong ghé tai hạ thấp tiếng như nói thầm chỉ để hai người nghe thấy rồi lại tiếp:
- Ông với cô Tuyết Loan nhớ lấy nhé.
- Vâng.
- Nếu tôi đoán không lầm, chỉ nội đêm nay thôi.
Rồi quay ra, chạy ra đường, nhảy lên cái xe của thằng Biên vẫn chờ, kéo đến hàng Bườm, nhưng lúc đến quá chợ Hôm, thì anh nên gót giày xuống sàn xe bảo đứng lại, anh nhảy xuống bảo:
- Thôi, để tao gọi xe khác, chốc nữa mày đến tiệm thuốc phiện Mã Mây đón tao...Phải theo đúng những lời tao dặn ở nhà, nghe không?Chỉ một đêm nay thôi.
"Nội đêm nay, một là cả tao lẫn cô Tuyết Loan bị giết ngay, hai là ...Cả bọn hung thủ đều bị bắt".
Chương 14
Trá hình
Đến phố hàng Buồm, Lê Phong xuống xe vào một hiệu cao lâu lớn.
Anh lên thẳng trên gác, mũ chụp thấp, cổ áo đi mưa bẻ cao, cái "phu la" quấn che hẳn nửa mặt dưới, nên người hầu sáng chạy đến chả biết anh là Tây hay Việt Nam.
Lê Phong bước vào một căn buồng ăn nhỏ, thứ buồng riêng, kín đáo, đứng thành hàng ở hai bên lối đi, anh dặn:
-Trứng lập là, bít tết, rau, rồi cà phê. Vội lắm, trong mười phút có xong được không?
- Được.Nhưng trứng làm mấy quả?
- Sáu quả, mau lên...
Người hầu sáng đi rồi, anh đến ngay trước cái gương to treo phía tường trong, bỏ mũ, bỏ "phu la" rút đôi lông mày với bộ râu tây giả, nhả hai miếng bông gòn, anh nhét vào mồm trước để độn cho đầy hai má, lấy ra bộ ria khác thay, ngắn và đen hơn, dán lên hai bên mép đoạn lim dim mắt đeo thêm đôi kính trắng thu cả những thứ vừa nhả ra nhét gọn vào hai túi cùng với chiếc mũ dạ ướt. Rồi sau cùng, Lê Phong cởi cái áo đi mưa.
Bằng ấy công việc chỉ trong ba, bốn phút là xong. Ngắm lại trong gương thì anh đã thành một người khác hẳn. Mặt xương xương, da mái mái, đôi mắt hấp háy như người cận thị, lại thêm cái áo phủ (trench coal) màu tro nhạt mặc trong cái áo đi mưa lúc nãy, anh gật gù nghĩ bụng:
- Thế này thì đến thánh cũng không nhận được Lê Phong,vì ta cần phải ẩn hình, để cho thành rối mắt, bọn quỷ quyệt kia không thể nhận ra được . . .
Lúc người hầu sáng bưng đồ ăn bước vào thì thấy anh đương hí hoáy viết lên cuốn sổ con, hắn ta hơi ngạc nhiên nhưng lẳng lặng đặt đĩa trứng với đĩa thịt lên bàn, rồi ra. Lê Phong gọi lại:
- Này, cho anh hai hào: nhưng anh phải giúp tôi việc này.
-Anh có thể ra phố mấy phút được không?
- Được.
- Anh cầm hộ tôi mảnh giấy này đến phố hàng Bún, đến số nhà 45 bis, nhà rất lớn, có cái biển đề hai chữ  « Thời Thế » . . . Anh biết quốc ngữ chứ?
- Biết.
- Anh bấm chuông rồi đưa giấy này cho người cầm vào.Tiền xe đây.
Mảnh giấy của Lê Phong là bức thư viết bằng thứ tiếng riêng, chỉ có một người trong nhà báo hiểu. Ngời đó là Văn Bình.
Văn Bình đọc xong lời dặn của Lê Phong, lập tức bảo người đánh xe hơi, còn mình thì chạy sang "Studio" phòng ảnh, gọi:
- Anh L, xuống nhà in bảo một số thợ in phải đến đây từ năm giờ sáng mai để làm việc. Mai báo ra sớm, anh Minh ở lại buồng ảnh, anh Lạc không được rời téléphone, anh Ban, anh sang với tôi ở luôn đây, sắp máy ảnh, đèn magnésium, đợi lát nữa đi lấy tin cần.
- Ở đâu?
- Chưa nhất định. Nhưng tin đặc biệt! Ta sẽ chụp được cả những hình ảnh đặc biệt. . .
-...Đêm nay Lê Phong có cách bắt được bọn giết bác sĩ Đoàn. À quên? Một anh bảo xếp ngay mấy hàng này ở khuôn đầu: "Vụ án mạng hôm qua. Cuộc săn bắt hung thủ, chữ Capitales 86 chạy dài cả trang báo.
Lúc đó "Thời Thể" hoạt động một cách vui vẻ sung sướng.Khắp cả phòng tòa soạn, những tay trợ bút lanh lợi đương chăm chỉ tường thuật những công việc kỳ dị mà nhà phóng viên trẻ tuổi đã làm khoảng từ chín giờ sáng đến bây giờ, một cử chỉ của Lê Phong, một lời dự đoán của Lê Phong, hoặc một mưu cơ nào của anh trong lúc điều tra vụ này, anh đều có một cách riêng truyền tin cho nhà báo biết tức khắc.
Cắt đặt xong đâu đó, Văn Bình bảo mấy người phóng viên chụp ảnh cứ ở tòa soạn đợi, rồi xuống xe hơi đi liền. Lúc tới hiệu cao lâu hàng Buồm, Văn Bình chạy lên buồng trên gác thì tên hầu sáng bảo Lê Phong đã xuống dưới nhà và đang đợi mình trong lúc uống cà phê.
Văn Bình xuống nhà, đưa mắt nhìn các bàn, nhưng không thấy Lê Phong đâu hết. Anh nghi hoặc, đến một bàn gần cửa là chỗ khách ăn vắng nhất, ngồi xem xét lại lần nữa, nhng vẫn không thấy Lê Phong.
Trong đám khách đang kẻ ăn, người uống. Văn Bình thấy một người thiếu niên hao hao giống Lê Phong, đã toan đi lại gần xem, nhân thể tìm kỹ một lượt. Bỗng có tiếng thìa gõ vào chén từng năm tiếng một, khiến Văn Bình quay nhìn sang cái bàn kế gần đấy, một người mặc áo tăng- cốt màu tro, ria mép đen, kính trắng gọng đồi mồi, đầu đội mũ Mossant mềm, đang hút thuốc lá trước chén cà phê uống cạn.
Tay người ấy vẫn gõ nhịp năm lên cạnh chén rồi gõ nhịp ba, rồi nhịp ba xen với nhịp năm.
Văn Bình lẩm bẩm:
- Thôi đích rồi?
Và lại gần người kia, nhng người kia vẫn thản nhiên trông khói bay, Văn Bình do dự một lát, rồi bật cười gọi:
- Lê Phong?
Thì người kia quắc mắt nhìn anh một cách lạ thường,nhng vẫn không nói gì, vẫn ngồi yên. Văn Bình phải dằn lòng về chỗ cũ ngồi đợi. Tuy người ấy có vẻ lơ đãng và tuy đôi mắt lim dim hấp háy kia như không chú ý đến vật gì hết, nhưng Văn Bình cũng biết rằng hắn ta không bỏ sót một cử chỉ nào của những khách ngồi trong hàng.
Lúc một người trẻ tuổi đứng lên ra ngoài, người đeo kính trắng mới đứng lên, nhưng không ra theo. Hắn đến gần, sẽ vỗ lên vai Văn Bình và nói:
-Văn Bình?
Văn Bình vui vẻ quay lại cười và khen:
-Ồ! Lê Phong! Anh trá hình thực là...
Nhưng Lê Phong vội ngắt lời, giọng nói hơi xẵng:
-Anh thực là vô ý tứ.
Văn Bình hỏi:
- Sao?
-Anh làm như đây là cái buồng kín không bằng.Tại làm sao tôi phải cải dạng chứ?Thế mà anh chực đọc tên tôi ra cho chúng nó ngờ !
-Chúng nó? Ai?
- Cái thằng vừa qua đây!
-Sao? Nó là người thế nào?
- Tay chúa trùm trong vụ án mạng!
Rồi thấp tiếng xuống anh nói tiếp:
-Phải! Tay thủ phạm chính! Một mình nó gây ra các việc đấy anh nghe chưa? Trông người lịch sự đẹp trai lại có vẻ học thức lắm, thông minh lắm. Nhng lai lịch của nó tôi biết cả rồi.Anh về, mở tủ "tài liệu" của tôi ở tòa soạn ra mà lục xem, ngăn chữ D, tập số XII, chính nó đấy.
- Ồ? Thế ra nó đi Tây về?
- Ừ? Một du học sinh. Nhưng du học sinh có nhiều hạng!Bây giờ thì nó khó thoát tay tôi lắm... Tôi biết nó sẽ đi đâu, sẽ làm gì đêm nay. Ồ! Mà nó giỏi không biết ngần nào ! Một tay đại bợm tối tân, làm việc có óc khoa học...
- Thế sao anh không bắt ngay lấy?
- Vô ích. Không có bằng cớ. Bây giờ hơi cử động khác là nó biến ngay, mà dẫu có bắt ngay được, nó cũng sẽ là người vô tội trước pháp luật. Nó với con Mai Hương là một cặp xảo trá ghê gớm, nhưng nó ghê gớm hơn, vì con Mai Hương tôi còn thấy được vài lần, còn để cho biết hành động nhiều lần: thằng này thì... đến bây giờ tôi mới trông thấy lần thứ nhất.
Lê Phong cau mày, mắt tư lự sau hai mắt kính.
- Duy có điều này tôi chưa thấy rõ được là con ấy với thằng ấy, hai đứa có liên lạc gì với nhau...
- Chúng nó cũng là quân gian đồ cả, chứ gì.
- Đã đành, nhng tôi vẫn thấy còn nhiều điều bí ẩn; còn những việc quái lạ; việc giao tiếp của tôi vẫn có vẻ thụ động...vẫn như dựa theo vào trường hợp , dựa theo một cách mơ hố vào các trường hợp.
Lê Phong thở dài, nhìn đồng hồ:
- Các việc lạ, các việc quan trọng dần dần kế tiếp nhau nhanh chóng quá; những mưu cơ của tôi cũng phải theo nó mà sắp đặt nên không thể hoàn hảo được cho tôi vừa lòng...
Cho nên đến đêm nay, chỉ trong nội đêm nay, đáng lẽ tôi phải tin chắc chắn rằng sẽ bắt đợc hung thủ như mọi lần khác, thì tôi lại ngờ vực; lại phải nói bướng, lại không biết rằng kẻ vào tròng là bọn kia hay chính là tôi...
Mắt anh trông xuống, luôn luôn nhìn cái đồng hồ đeo tay,lời nói buồn rầu, vì là những lời thú thực sự thất bại của anh.
Lần đầu tiên Văn Bình thấy vẻ chán nản trên mặt Lê Phong và thấy người con trai ấy không tự tin ở sức mình.
- Trời ơi? Trời ơi! (Lê Phong nghiến răng lại nói) Trời ơi!Thì giờ sao đi chậm lạ thường thế này...
Rồi Lê Phong lẩm bẩm như nói một mình, Văn Bình không nghe rõ câu nào, chợt hỏi:
- Bây giờ mấy giờ?.
- Mười giờ hơn.
- Anh quên cơm chiều?
- Quên. Nhưng vừa nghĩ ra. Phải ăn mới có đủ sức để mà bắt hùm, hay để... hùm bắt.
Mặt Lê Phong lại tươi cười và mất hết những nét buồn bực căm giận lúc trước. Anh vừa lấy thuốc lá mời bạn vừa nói:
- Phải. Nguy hiểm lắm, Văn Bình ạ... Chốc nữa tôi sẽ lén vào sào huyệt của chúng đây... Tôi sẽ thấy được đông đủ các mặt gian ác... Mà chỉ một mình tôi xông pha mới không hỏng việc và có làm sao chỉ một mình tôi chịu thôi... Nhng không hề gì. Tôi quyết rằng phần thắng sẽ về ta, phải không. Tôi đã sắp đặt mọi việc rồi, cái bẫy cái lưới của tôi đã đặt rồi... Tuy không được hoàn hảo nhưng cũng không đến nỗi tồi lắm.
Lê Phong gõ điếu thuốc lá xuống bàn, mắt lơ đãng nhìn đi,miệng mím lại nửa như cười, nửa như nhăn:
- Mai Hương, ừ, Mai Hương là người thế nào, sao tôi vẫn chưa phân biệt được rõ rệt hành vi của con quái ác này? Tại sao? Bao nhiêu việc, bao nhiêu người trong tấn kịch này đều lạ lùng, đều khác mọi lúc thường... cho cả đến tôi nữa.
- Tôi có giúp được anh việc gì bây giờ không?
Lê Phong không trả lời, điếu thuốc đã ngậm lên miệng nhưng chưa châm.
Một lát anh mới se sẽ hỏi:
- Anh đã làm đủ các điều tôi dặn rồi chứ?
-Rồi.
-Anh cũng nhớ cái kế hoạch tôi tính rồi.
- Nhớ.
-Được .Thế là đủ lắm...
- Tôi còn phải làm những gì khác nữa?
- Chốc nữa về tòa báo, không cần nói trước những việc chưa xảy đến nhé?
- Thế nghĩa là. . .
- Nghĩa là việc này quan trọng không thể nói chắc trước được.
- Tuy thế, tôi vẫn tin tài của anh.
- Cám ơn... Nhng tôi lần này không dám nói quyết một điều gì bởi vì . . .
Lê Phong đánh diêm, đưa lửa lên châm thuốc, nhng anh không hút vội, cái diêm cháy gần hết, đầu thuốc lá đã đen xám,mà Lê Phong vẫn ngậm im bên khóe mép, mắt liếc ra phía cửa,không nói, không nhúc nhích...
- Lê Phong, gì thế, anh?
Lê Phong vội giữ tay Văn Bình lại; buông luôn que diêm xuống, mắt không rời phía cửa, hỏi rất khẽ:
- Ô- tô anh đỗ đâu?
- Bên kia đường, kế đây là nhà. . .
- Thế ư?ôi quên không dặn anh đỗ xa hơn...
- Sao?
-Không. Im.
Mặt Lê Phong vẫn nhìn mãi ra đờng, rồi bỗng nói rất nhanh:
- Anh ra ngay? Lên mô- tô ngay; mau lên, đứng để cho nó nghi có tôi ở đây! Đi !
-Nhưng
- Nhưng gì nữa. Đi mau lên, "nó" nhận ra ô- tô rồi! Đi đi !
Rồi Lê Phong ngồi xuống bên bàn, điềm nhiên ăn. Trong lúc đó thì Văn Bình kinh ngạc bước ra và thấy bóng một người thiếu nữ thong thả bước vào cửa hiệu.
- Con hổ cái (Lê Phong vừa nhai bánh vừa lẩm bẩm), con hổ cái giỏi thực? Nếu ta không muốn bắt mày ngay trong tổ thì bây giờ mày còn chạy lối nào...
Mai Hương (vì người thiếu nữ ấy chính là Mai Hương) lững thững bước vào đưa cặp mắt đen láy nhìn mọi người và hình như không biết có Lê Phong ngồi đó.
Cô ta đứng lại một lát rồi đi thẳng lên phía gác, lúc qua ghế Lê Phong ngồi, cô ta đứng lại toan quay gót, rồi không biết ngẫm nghĩ thế nào, ngồi xuống bên cái bàn Lê Phong ngồi lúc nãy nghĩa là ở ngay bên cạnh bàn Lê Phong hiện đang ngồi.
Anh phải lấy hết nghị lực mới ép mình không nhảy lên để nắm lấy cô ta: trống ngực anh đập rất dữ.
Lê Phong ngả người trên ghế, khuỷu tay chống xuống bàn và tay kề lên má để che một phía mặt, cổ bành ra mồm hơi né,để cái môi dưới trề xuống và đôi mắt cố làm cho ra vẻ cận thị hơn lên.
Anh có cái cảm giác như Mai Hương nghe thấy trống ngực mình, rồi như đoán biết được cái bác trưởng giả ngô nghê kia là chính mình, chính Lê Phong.
Lê Phong nghĩ bụng thế, nhưng vẫn ngồi đó xem Mai Hương sẽ giở trò trống gì. Sau thấy người thiếu nữ nhìn ngang và trông rõ mặt anh mà vẻ mặt bình thường, anh mới dám tin rằng nó vẫn chưa nhận ra được.
Bây giờ Lê Phong mới chậm chạp đứng dậy, thong thả bước ra bàn tính tiến trả tiền, vừa thong thả bước lên một cái xe vừa hất tay xua đuổi lũ ăn mày đứng chực ở cửa. Nhưng xe vừa chạy được mươi bước về phía đường Phúc Kiến, anh đã đòi xuống, trả vội mấy xu rồi trở gót đi ngược lên...
Anh đứng len vào một hàng tạp hóa nhỏ kế cửa hiệu cao lâu như người ẩn mưa, vì trời vẫn mưa nặng hạt, vừa giơ tay xem lại giờ, thì đã thấy Mai Hương, mình mặc áo tơi cao su màu sẫm, bước ra đi về phía Mã Mây.
Lê Phong đi theo liền, nhng có ý để người thiếu nữ cách mình hai chục bước.
Người thiếu nữ đi nhanh, nhưng anh cũng không mất hút.
Qua một tiệm nhảy, cô ta ghé vào đó chừng ba, bốn phút, lúc trở ra mang một bọc vuông to ở một tay:
- Năm bộ sách của bác sĩ Đoàn! Nhng sao nó lại giữ ở đây.Được rồi ta sẽ biết.
Ngời thiếu nữ lại đi trước, và anh ta lại vừa ẩn vừa theo sau.
Đến một căn nhà cửa mở hé, Mai Hơng lại rẽ vào. Lê Phong mỗi lúc một lấy làm lạ thêm, nhng anh vẫn yên lặng đứng rình gần đấy và để ý nhớ số nhà vừa rồi. Lần này cũng như lần trước, ngời thiếu nữ không ở lâu, lúc cô ta bước ra,bao giờ cũng trông trước trông sau nhưng tất nhiên Lê Phong không để cho cô ta biết anh vẫn theo đuổi.
Qua phố hàng Buồm đến phố Mã Mây, qua một tiệm nhảy thưa người, qua một vài tiệm hút ở cách nhau không xa. Rồi đến một cái cổng lớn ở một đoạn đường vắng tanh và om tối.
Người thiếu nữ đứng lại trước cổng, nhìn quanh quất và nghe ngóng đến hơn một phút rồi mới thoăn thoắt bước vào.
Lê Phong cười gằn sau một cái cây to:
- Hổ cái vào hang!
Và đứng rốn lại để dán lại bộ ria mép.
Anh vừa dè giữ bước lại phía cổng được mấy bước, bỗng nhảy lùi lại đứng nấp ở chỗ cũ: sau hàng rào sắt, anh thoáng thấy một bóng đen ở trong nhà đi ra. Cái bóng đen ấy là Mai Hương. Lê Phong cố nép mình sau cái cây, vì thấy cô ta bước về phía mình, nhưng còn cách xa. Mai Hương đã gọi xe nhảy lên.
Lê Phong nghe có tiếng bảo phu xe:
- Hàng Điếu.
Anh phải chạy đến bốn chục thước mới gặp được cái xe nữa, vừa lên anh đã giục chạy và mắt không rời cái xe bọn kia trước mặt. Lê Phong nghĩ thầm:
- Quái lạ! Lần này sao nó cũng lại ra, mà lúc ra mình không thấy mang cái gói xách kia... có lẽ nó đã để cả ở trong tiệm cho bọn đồng đảng. . . Được lắm. Ta không thể để cô em trốn thoát được nữa. Cái lưới của Lê Phong đầy mắt lắm, bền chặt lắm... Ta đã thất bại nhiều lần vì tay cô em thực. . . Nhưng,nhưng lần này...
Đến phố hàng Điếu.
Lê Phong vội bảo xe đứng lại, dặn phu xe lững thững đi bước một làm như kéo xe không. Trên kia, người thiếu nữ vừa xuống xe và chạy tọt vào một căn nhà đèn thắp sáng trưng:
- Lại một tiệm nhảy nữa? Quái, nó vào làm gì đấy!
Đợi đến năm phút chưa thấy người thiếu nữ ra, anh đã sinh nghi, rồi mỗi lúc một thêm sốt ruột.
Lê Phong liền bảo xe dừng lại, bước xuống trả tiền, rồi không dự bị, chạy sấn vào.
Trong tiệm, từng cặp trai gái đang nhảy theo điệu "fox"nhịp nhàng. Lúc thấy người thiếu nữ đang ngồi ở phía trong,anh liền sấn lại gần, nhất định lần này sẽ không để lỡ cơ hội.
Bỗng nhiên Lê Phong đứng sững lại kinh ngạc, người thiếu nữ vừa ngẩng lên, Lê Phong hai mắt trợn trừng, chỉ kêu lên được một tiếng "Ồ" trong đó như chứa chất không biết bao nhiêu sự tức giận.
-Thôi ta đã bị nó lừa rồi!
Nói đoạn, Lê Phong hầm hầm chạy đến trước mặt người thiếu nữ lúc ấy giương đôi mắt mệt nhọc nhìn anh.
Cô ta chả hiểu ra sao, thì anh đã hỏi:
- Cô ở tiệm hút Mã Mây về phải không ?
Người thiếu nữ đáp:
- Phải. Thế sao?
- Cô gặp một người con gái ở đó?
- Phải...
- Người ấy quen cô?
- Không.
Lê Phong quắc mắt nhìn:
- Không quen! Không quen sao cô lại đánh tháo cho nó?
-Ô hay ! Ông này hỏi mới lạ! Tôi đánh tháo cho ai mới được chứ.
- Cho Mai Hương? Con Mai Hương không trút cái áo đi mưa này để cô mặc là gì? Cô có nhận là đã giúp Mai Hương trốn thoát tay tôi không?
-Ồ! Mai Hương nào!
Lê Phong tức lắm, bộ điệu hung hăng như người sắp làm dữ, khiến cho mấy cặp đang nhảy phải bỏ dở bài khiêu vũ dồn đến vây chung quanh cô.
Họ chắc sẽ xảy ra một chuyện kịch liệt nh họ thường gặp ở đây.
Người thiếu nữ cũng ra ý bực dọc. Bộ mặt gầy gò, đầy những phấn, của một thứ nhan sắc tàn héo, có một vẻ lờ đờ chán nản, tỏ ra cô ta là một hạng người nghiện hút và sống trong những thú vui hại người.
Lê Phong toan kéo cô ta đứng dậy và chực sừng sộ hỏi nữa,thì một người đàn ông trẻ tuổi, chững chạc trong bộ áo smoking tiến đến và hỏi anh bằng một câu tiếng Tây:
-Vous désirez? Monsieur, (ngài muốn hỏi gì?)
- Tôi muốn hỏi cô này một việc cần. Cô này vừa ở tiệm hút Mã Mây ra và đã làm tôi lầm với một người tôi đang theo bắt.
Lê Phong chợt nghĩ ra một ý và chợt hiểu rằng cử chỉ mình hơi đường đột, nên dịu lời hỏi ngời con gái:
- Tôi cần phải hỏi cô để tránh cho cô một việc lôi thôi với sở mật thám. Vậy cô nên nói rõ cho tôi biết Mai Hương, người con gái lúc nãy, có thực quen với cô không?
Nghe đến hai tiếng "mật thám", ngời con gái có vẻ hơi lo,thấy Lê Phong nhắc lại câu hỏi vừa rồi, nên vội vàng đáp:
-Không? Tôi không quen. Lúc nãy, ở tiệm Mã Mây bước xuống thì gặp một người đi vào trong sân. Chỗ ấy tối, tôi không nhận được là ai.
- Đàn ông hay đàn bà?
- Đàn bà. Con gái thì đúng hơn. Cô ta thấy tôi, lên tiếng hỏi: "Tuyết đấy phải không" Tôi bảo: "Không, Nga đây."
- À ! Nga đấy à? Đi đâu?" Tôi nói là đến đây thì cô ta mừng rỡ, bảo: "Chị đến bar cho em gửi áo này nhé, chốc nữa tình nhân của em nó có lại thì chị đua nó mang về nhà cho em.Ngoài ấy mưa, cho chị mượn mặc nhân thể". Tôi tưởng cô ta cũng là người quen, nên hỏi tình nhân cô ta là ai, thì cô ta đáp:
"Một người đeo kính trắng, mặc áo tăng cốt, râu mép lún phún,và tên là Lê Phong?
- Là Lê Phong!
Lê Phong giật mình nhắc lại câu đó, và trong lúc mọi người lấy làm lạ nhìn anh, thì anh chỉ lẩm bẩm nói:
- Ồ! Con giặc cái! Con giặc cái! Nó đáo để thực? Thật ra nó biết mình thế nào cũng mắc mưu...
Rồi không nói gì thêm: anh tức khắc chạy ra, lên xe, giục xe chạy mau về Mã Mây, và lẩm bẩm luôn mồm:
- Con bé tinh quái đến thế là cùng! Ồ! Thế ra trong lúc nó lừa cho ta đuổi một người vu vơ, thì nó có đủ thì giờ báo cho đồng đảng nó biết... Và lại cười ta nữa! Cười ta là thằng ngốc. Ồ! Lê Phong ! Mi thực là...
Anh tìm hết các tiếng không hay để tự mắng. Đến phố Mã Mây anh bảo xe ngừng, rồi xuống cắm đầu chạy như thằng điên về phía tiệm thuốc phiện.
Chương 15
Mắc bẩy
Gần đến cái cổng mà nửa giờ trước Lê Phong đứng, anh đi chậm lại. Mưa vẫn rơi dưới bầu trời tối, dòng nước trắng bay vắt chung quanh anh, ánh vào một ngọn đèn điện bên đường.
Mười một giờ điểm ở đồng hồ một nhà gần đó. Phố vắng tanh, không một bóng người nào qua lại. Trong lòng Lê Phong thấy hồi hộp, cái thứ cảm giác nồng nàn của tâm hồn khi người ta sắp thấy một việc quan trọng, sắp vào một nơi đầy gian nguy.
Anh đứng sau gốc cây to ở đường bên này, nhìn sang cái cổng lớn, cửa sắt hé mở, đang yên lặng trong bóng tối và dưới mưa âm thầm... Sau cổng, một cái cửa đóng, bên trong không có một tia sáng. Trên gác, các cửa sổ cũng đóng, và hình như cũng không thắp đèn.
Lê Phong đứng một hồi lâu, không chờ đợi gì, vì anh biết rằng sẽ không gặp một người nào trong những giây phút sắp tới.
Lúc ấy, anh thấy anh oai vệ và quan trọng như người mang cái trách nhiệm lớn và sắp sửa hành động những việc phi thường.
Alth nhân tính lại cái mưu cơ anh sắp đặt tuy vội, nhưng cũng khá chu đáo. Lê Phong tự nghĩ:
- Cái bẫy cạm đều sẵn sàng cả, bốn mặt lưới vây, chỉ đợi hiệu lệnh của ta là dồn lại mà chụp lấy cả bọn, Mai Hương dọn tinh khôn đến mấy cũng khó lòng thoát khỏi tay ta.
Anh đưa mắt, lắng tai nghe ngóng một lát nữa rồi xem đông hồ:
- 11 giờ 10. Được lắm! Muốn bắt hùm phải vào tận hang hùm. Ta vào một nơi chưa để gót tới bao giờ, nhưng sự nguy hiểm càng to, ta càng được thấy cái thú của sự chiến đấu...
Nhẹ nhàng, Lê Phong, đẩy cổng bước vào. Qua một cái sân hẹp, anh đến trước cửa. Cửa chỉ khép, đa đầu vào, anh thấy một lối đi bên tường dẫn tới cái sân rộng và ớt, lấp lánh dưới một ngọn đèn mờ. Bên trái lối đi là những căn buồng bóng ván lên tới trần, kín mít và tối om. Lắng tai nghe không thấy gì bên trong, hình như một nơi bỏ không, không bao giờ có người ở. Lê Phong xem xét kỹ lưỡng biết rằng cửa buồng nào cũng khóa,anh mới bước thẳng vào sân trong, một cái cầu thang bằng gạch, áp tường sân trong là lối lên gác trên. Anh trông trước trông sau không thấy gì khả nghi nên thản nhiên lên, định bụng rằng nếu trong tiệm không ai chú ý đến anh và nếu người ta tưởng anh cũng như mọi người đến hút ở đây, thì anh để ý dò xét thêm, cho cẩn thận, bằng nếu gặp điều gì khác, thì một
tiếng còi thổi, anh sẽ có người đến trợ lực, và lúc đó, mười phần chắc tám, anh sẽ bắt được bọn gian.
Trên gác, cũng như dưới nhà, cũng có nhưng buồng ván liên tiếp nhau. Buồng nào cũng có một tấm màn vải dầy kéo che kín. Lê Phong đứng ở bậc cửa một lát thì có người chạy ra như đợi anh sai bảo. Người đó là tên bồi tiêm của nhà này.
- Còn buồng nào không, (Lời Lê Phong hỏi).
- Thưa ngài còn nhiều. Ngài cần buồng nào?
Lê Phong lẳng lặng nhìn tên bồi ra ý lưỡng lự, rối thấp tiếng nói:
- Buồng nào cũng được. . . cần nhất phải để tôi một mình tôi tiêm lấy.
- Ngài xơi bao nhiêu?
Lê Phong bắt chước điệu bộ một người khách quen, không nói, chỉ giơ hai ngón tay lên, rối thong thả bước vào.
Những hơi thuốc phiện nồng nặc đưa ra, trong cái không khí nặng nề và ấm áp.
Lê Phong thấy khó chịu, huyết mạch như lợm tởm, nhưng ngoài mặt vẫn cố giữ vẻ tự nhiên. Đến trước một buồng có tiếng xì xào nói chuyện anh đứng lại, ghé nhòm vào chỗ màn mở hé. . .
Lê Phong cắn lấy môi để nén sự cảm động. Tuy anh vẫn đến những cảnh tượng ấy nhưng anh không khỏi thấy hồi hộp một cách dị thường.
Trong buồng, quanh ngọn dèn dầu lạc, ba người ngả nghiêng nằm. Trong số đó, anh nhận rõ hai người lạ mặt gặp ở trường Cao đẳng với người trẻ tuổi anh mới thấy ở hiệu cao lâu hàng Buồm.
Anh nghĩ bụng:
- Quái, thế con Mai Hương đâu? Sao bây giờ chưa có ở đây?
Rồi lại lẳng lặng cúi nhìn nữa.
Mặt người nào cũng có vẻ trầm ngâm, tư lự song không ra ý nghi ngờ gì.
Anh liền rón rén đi vào gian buồng áp bên, thì người bồi cũng vừa đem thuốc phiện tới.
- Ngài cần dùng đến điếu?
Lê Phong nằm ngả lên chiếc giường thấp lắc đầu nói khẽ:
- Không, mặc tôi, anh cứ để cả đấy.
Lúc ngọn đèn dầu lạc đã thắp, và lúc tên bồi đã ra khỏi, Lê Phong liền đứng thẳng dậy, đến áp tai vào ván gỗ nghe xem bọn bên kia nói những gì.
Trong tiếng tẩu vo vo, Lê Phong chỉ phân biệt được những lời nói rất nhỏ của người trẻ tuổi, và thỉnh thoảng thấy tiếng ầm ừ của hai người đàn ông.
Bỗng anh nín hơi. Tiếng sột soạt quần áo cho anh đoán rằng một người đang trở dậy. Mấy tiếng khạc nhổ, mấy tiếng tiêm móc chạm nhau. Rồi lại im. Một lát, tiếng vo vo lại đều đều kéo.
Hết sức cẩn thận nhẹ nhàng, Lê Phong đứng lên ra ngoài, qua trước buồng của bọn kia, lần sang cái buồng thứ ba ở phía tay phải. Chỗ đó tối mù mịt, anh phải đưa tay rờ mãi mới gặp được cái giường kê áp tường trong. Lê Phong ngồi xuống, gõ một ngón tay xuống sàn gác, gõ rất nhẹ. Từng ba tiếng gõ nhịp ba cũng chậm và cũng nhỏ như thế đáp lại. Anh liền hỏi, như người nói thầm:
- Biên vẫn ở đây?
- Vâng.
-Có đứa nào khác nữa không?
- Không.
- Lại gần đây.
- Con vẫn ở bên cậu.
- Đâu?
-Dưới gầm giờng.
- Thế nào, mày đã làm cẩn thận các điều tao dặn chứ.
-Cẩn thận.
- Mày dặn họ hễ nghe tiếng còi thì ồ cả vào tức khắc đấy chứ?
- Vâng, cậu nói khẽ chứ
- Chúng nó nghe được sao?
- Được
- Mày cũng đã dặn kỹ họ phải nhận là người của sở mật thám đấy chứ?
-Vâng. Mà họ đóng vai ấy khéo lắm, cậu không lo.
- Càng hay. Chốc nữa ô- tô của ông Văn Bình phải đón ta ở đây.Ta sẽ đưa cả mấy tên hung thủ trao cho sở mật thám.
- Nhưng sao cậu không báo ngay mật thám?
- Vì một lẽ riêng, nhng này Biên, chúng nó bên kia hình như rục rịch sắp đi.
- Vâng. Chúng định đến nhà cô Loan bắt cô ngay bây giờ. . .
-Vậy ta còn đợi gì? Thôi ra đi, Biên... Biên... Biên? Kìa sao tao gọi không thưa . . .
- Dạ.
- Sao để tao gọi mãi?
- Con... con... con... còn...
Lê Phong hơi lấy làm lạ vì câu trả lời của tên đầy tớ, anh hỏi:
- Mày ở đâu thế?
-Ở đây! ở đây!
- Mà lạ, sao mày nói tiếng khác đi thế.
- Cậu thấy khác à?
- Ừ tại sao thế?
Thì nghe một câu trả lời rất dị thường:
-Vì....con không phải là thằng Biên!
Lê Phong liền đứng phắt lên. Anh hiểu ngay câu trả lời ghê gớm ấy. Anh vừa toan thò tay vào túi lấy ra một vật thì đèn điện bỗng bật sáng. Người mà anh tưởng là thằng Biên đã đứng sững trước mặt, tay giơ một con dao sáng nhoáng và cười gằn:
-Lê Phong. Bây giờ anh mới biết tay chúng ta.
Ngay lúc ấy, ba tên hung thủ ở phòng bên cũng vừa sang.
Lê Phong chưa kịp cử động đã bị chúng bẻ ngoắt tay ra đằng sau và trói gọn ngay lại.
-Chưa biết ngay nhưng rồi thế nào cũng chết.
Lê Phong lại quát lên mấy tiếng nữa và lúc anh nhận thấy tên Biên mà anh sai đến đây từ trước, đang bị trói gô ở một góc,mồm bị nhét đấy những giẻ, và đang giãy giụa nhìn anh.
Ngời tuổi trẻ bật cười:
-Cả thầy lẫn trò... Ồ! Tôi cứ tưởng Lê Phong giỏi lắm cơ đấy! Anh khó chịu? Anh muốn có người lại cứu? Vô ích, những tay mật thám giả hiệu của anh cũng bị ta bắt cả rồi. Mà cũng không khó nhọc đâu. Chỉ mưu mẹo một chút là được.
Lê Phong biết cái tình thế lúc ấy không hay gì cho anh lúc này cả nên đành im. Mấy con dao trần sáng loáng ở tay kẻ thù báo cho anh biết rằng anh khôn hồn thì đừng tìm cách chống cự.
Lê Phong thấy lòng cay đắng chua xót không biết chừng nào. Cái số của anh trong việc này là bị thất bại. Bao nhiêu mưu cơ, bao nhiêu công sức với bao nhiêu tài xét đoán của anh,mọi lần giúp anh toàn thắng, thì lần này lại như quay lại phản anh.
Tuy vậy, Lê Phong vẫn điềm nhiên, và theo cái tâm lý kỳ dị của một tính tình phi thường, anh lại thầm phục bọn kẻ thù là khôn đến tột bực.
Lê Phong đăm đăm nhìn bọn gian phi không chớp mắt.
Yên lặng đến hai, ba phút, sau cùng Lê Phong nói lên trước:
- Bây giờ chúng mày định làm gì tao.
Ngời trẻ tuổi gật đầu:
- Câu hỏi biết điều đấy? Như thế dễ nghe hơn là những tiếng quát to vô ích, vì anh quát cũng không ăn thua gì.
"Trong này, ngoài những người tay chân của anh mà ta đã bắt trói một nơi, chỉ toàn là người bọn ta cả, cứu viện bên ngoài cũng vô ích. Chốc nữa, những phóng viên của báo anh có đến,ta cũng có cách tuyệt diệu để họ đi tìm thấy anh ở dưới âm ty. . ."
Rồi hắn cười, tiếng cười tự phụ và độc ác:
- Hì! Anh tính, đương đầu tới nhà trinh thám Lê Phong, ít ra cũng phải có những phương pháp tối tân chứ.
Lê Phong nhắc lại câu hỏi:
- Được thế bây giờ chúng mày định làm gì tao?
-Có hai việc cũng quan trọng như nhau. Một là tôi xin tự giới thiệu tôi với anh . . .
-Vô ích? Tao biết rồi. Mày là một tên đại gian đại ác, mang bộ áo với nét mặt ngời lương thiện, người học thức, ngời nhã nhặn, tử tế nữa. Lai lịch của mày tao đã có thì giờ xem xét cả...
Mày là...
Ngời trẻ tuổi ngắt lời:
- Thôi, đủ rồi. Anh thực xứng đáng là một người phóng viên làm hết bổn phận. Nhng tôi chỉ tiếc cái nghiệp làm báo của anh đến đây là hết, vì...
Trong mắt hắn, những tia sáng nham hiểm như thoảng qua, Lê Phong thấy ghê rợn chạy khắp mình khi nhận ra thấy một cái máy ảnh rất nhỏ hắn cầm trong tay và đang cẩn thận vặn cái "khuy" bấm.
- Cái máy ảnh? (Lê Phong nghĩ bụng thế). Phải, chính cái máy ảnh tối tân này là thứ khí giới nó dùng để giết bác sĩ Đoàn đây.
Thấy Lê Phong chăm chú nhìn, hắn liền giơ máy ảnh gần mặt Lê Phong, đầu gật gù ra vẻ tự đắc:
- Anh thấy vật này hay lắm phải không? Một kỳ công sáng tác của tôi đấy? Rồi anh sẽ biết hiệu lực của nó? Phải, nó tài tình lắm, nó đã giúp tôi được việc lớn... cái kim tiêm bé nhỏ trong này đựng một thứ thuốc độc tự tay tôi chế ra . . . và chính anh cũng đã biết qua cái sức giết ngời nhanh chóng. . . Bây giờ. . .Hì. . . Hì . . . . bây giờ muốn cho anh biết rõ hơn nữa . . . Tôi cũng xin đem thí nghiệm nó trên người anh...
Rồi hắn lại cười, nhắm máy ảnh vào giữa ngực Lê Phong.
Anh bất giác quay đi, cứng đờ người ra, cam tâm đợi đến cái giây phút ghê gớm...
Những phút đợi chờ ấy Lê Phong thấy lâu dài lạ thường.
Anh vẫn quay mặt đi. Toàn thân cứng ra. Tư tưởng thần trí cùng các thớ thịt, các mạch máu trong khoảnh khắc như ngừng hẳn sự sinh hoạt.
Và đó là lúc anh chờ đợi cái chết kỳ quái, mau lẹ và ghê gớm nhất đời.
Thứ khí giới sẽ giết anh cũng như đã giết bác sĩ Đoàn, anh đã hiểu rõ cái sức thần hiệu phi thường của nó. Anh biết rằng tính mệnh mình bị cầm lỏng trong tay kẻ thù, trong lòng chua xót không biết chừng nào, nhng anh không nhúc nhích. Lê Phong chỉ đem hết sự kiêu hãnh, hết can đảm của tâm hồn ra để đương đầu với kẻ thù và lặng lẽ nhận lấy cái số phận của người thất bại.
Một phút sau, rồi một phút nữa qua...
Anh thấy rõ rệt một thứ cảm giác rùng rợn chạy khắp mình, làm se các chân lông lại.
Người trẻ tuổi nhất trong bốn tên gọi gian ác vẫn đứng yên đó ,và hình như đang tò mò, đang chăm chú, để xoi mói, để bắt chợt trên mắt anh nhưng nổi đau khổ ở trong lòng, Lê Phong vẫn cố thản nhiên, cố cưỡng lại với cái bản năng của mình.
Thế Lữ
Theo https://vietmessenger.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Bùi Việt Phương và những vần thơ lạ từ miền núi Bùi Việt Phương thuộc thế hệ 8X. Phương sinh ra và lớn lên ở miền núi, học xong khoa Ngữ...