Nắng chiều vẫn đẹp 1
Chương 1
Tần ngần khá lâu, tay Khoa vẫn chưa dám nhấn vào chuông gọi cổng,
có một cái gì đó e dè, ngần ngại trong anh. Bởi nơi anh tìm đến để nhờ vả theo
lời trăn trối của mẹ là một biệt thự sang trọng, kín cổng cao tường. Nếu như họ
… từ chối thì sao đây?
Có lẽ không nên vào thì sẽ dễ chịu hơn. Nhưng chân ướt chân
ráo, với túi nhỏ hành lý trên vai, Khoa đã đến tận nơi này, biết sẽ phải sống
làm sao đây? Và còn cả lời hứa cùng mẹ lúc lâm chung nữa?
Khoa cảm thấy thật là trơ trọi, bơ vơ, không ai thân thuộc,
trong khi túi chỉ còn vỏn vẹn mười mấy ngàn đồng.
Khoa chặc lưỡi để tay vào nút ấn chuông, nhưng rồi lại thẫn
thờ buông xuống, cúi thấp mặt khẽ mím môi quay bước. Bởi vì Khoa sợ, rất sợ sự
lạnh nhạt hờ ơ, đi kèm theo ánh mắt khinh khi, dè bỉu của người giàu.
Có tiếng xe đỗ xịch lại, tiếng một cô gái cất nhẹ nhàng lảnh
lót:
- Anh … anh muốn tìm ai trong nhà này?
- Tôi … - Khoa lúng túng.
- Sao không nhấn chuông đỉ Anh đã đứng lâu lắm rồi mà.
- Cô thấy à?
- Phải. - Cô gái cười nhẹ để lún một đồng tiền duyên dáng bên
má phải, giữa làn da trắng hồng như màu sữa.
Nghiêng đầu như quan sát anh kỹ hơn - người con trai trước mặt
cộ Một túi nhỏ hành trang gọn nhẹ, một mái tóc bồng chải ngược về phía sau để
nguyên vầng trán cao thông minh với chiếc mũi thẳng, tạo nên khuôn mặt cương
nghị, là một thanh niên đẹp trai, nhưng có nhiều điều còn bỡ ngỡ và quê quê thế
nào ấy.
Chiếc áo sơ mi sọc nhẹ cũ kỹ vẫn còn sạch sẽ thẳng tắp được cẩn
thận bỏ vào quần, càng thêm lịch sự, dễ dàng gây cho người ta có cảm tình với lần
gặp gỡ đầu tiên.
- Tôi gọi cổng hộ anh nhé. - Cô gái đề nghị.
- Dạ, thôi đi. Tôi không cần nữa.
- Tại sao vậy? Nếu tôi không lầm thì rõ ràng là anh vừa từ xa
đến?
- Vâng. Nhưng có lẽ là tôi lầm địa chỉ rồi cũng nên. Xin chào
… chào cô - Khoa hấp tấp bước vội đi.
- Khoan đã. Theo tôi nghĩ, chắc không phải là anh lầm đâu. Bởi
vì từ xa, tôi đã nhìn thấy anh xem lại địa chỉ rất nhiều lần rồi mà. Anh còn ngại
gì chứ? Nếu đúng chỗ và có việc cần thì anh vào đi.
- Nhưng tôi sợ …
- Trong nhà này, mọi người đều rất hiếu khách. Họ sẽ rất là
vui khi được tiếp anh.
- Tôi … tôi nghĩ…
- Vào nhà đi rồi hãy nói. - Cô gái lại cười như động viên
anh.
Cánh cửa sắt nặng nề đã được mở rộng ra từ lúc nào, mà Khoa
thì lúng túng không để ý đến.
Tiếng người đàn bà trung niên cất lên chào nhỏ:
- Cô Hai mới về.
- Ừ. Ba mẹ tôi về chưa chị?
- Dạ rồi. Ông bà đang còn chờ cô dùng cơm tối. Hôm nay cô về
muộn?
- Phải. Tôi có chút việc cần. À, phải. Chị đóng cửa lại hộ
tôi và dọn thêm vào bàn ăn một phần nữa nhé.
- Dạ. Cô có khách à? Kỹ sư Khanh phải không?
- Không. Là anh này nè.
- Vậy, mời cậu theo tôi. Người đàn bà nhẹ gật đầu chào.
- Vào đi anh.
- Tôi hả?
- Tôi tôi cái gì chứ? Bộ quên tôi là cô bạn từng hái trộm ổi,
cùng bị phạt đòn đau vì chơi trái mồng tơi, làm tay chân lấm lem toàn là màu
tím sao Khoa?
Giọng cô gái chợt vang lên, chợt trở nên thân ái dịu dàng và
theo sau là tiếng cười trong trẻo, nhẹ nhàng, cô tiếp:
- Gần mười năm thôi mà. Nhưng dù thế nào, Nhung vẫn nhận ra
Khoa chứ.
- Cô là … Nhung ư?
- Phải. Bộ Khoa thấy lạ lắm sao?
Cô gái chu môi, vẻ thích thú. Còn Khoa tròn mắt ngẩn ngơ lẫn
vui ra mặt:
- Tôi … tôi chịu, nếu như Nhung không lên tiếng. Cô thay đổi
mau quá. Cái cô bé hay vòi vĩnh và mau nước mắt ngày nào hình như là đã biến mất
khỏi Nhung, để rồi trở nên lạ lẫm như thế nào ấy.
- Còn Khoa thì không có lạ thêm chút nào. Vẫn như xưa, chỉ có
điều hơi buồn và khỏe mạnh như một lực sĩ có hạng ấy.
Từ xa, Nhung đã hơi ngờ ngợ, tới gần, ngắm kỹ lại, Nhung mới
dám quả quyết đúng là anh. Thôi, mình vào nhà đi. Ba mẹ Nhung chắc là vui lắm
đó.
Thật là thân thiện, Nhung kéo nhẹ tay người bạn thời thơ ấu,
đi băng qua lối mòn trải đá nhỏ. Đến căn phòng khách sang trọng, Khoa khựng lại,
vẻ e ngại.
- Nè! Vào đi bạn của Nhung.
- Khoa …
- Đừng có kỳ cục như vậy nhạ Có tin là Nhung sẽ khóc như hồi
còn bé, cho Khoa dỗ nữa không hả?
Ở đây, nhất là giờ này, khó mà mong hái được phượng vĩ và chú
ve sầu nỉ non lắm đó. - Nhung dọa Khoa: - Nếu làm Nhung giận thì khó đấy, Khoa ạ.
Trừ khi tìm được những thứ khi xưa Nhung ưa thích.
- Nếu thế thì … Khoa xin chịu.
- Sự cởi mở thân thiện của người bạn nhỏ thuở nào đã làm xua
tan đi sự e dè trong lòng Khoa, anh mạnh dạn bước thẳng vào trong nhà và đưa mắt
nhìn quanh.
- Khoa ngồi xuống đi. Sao đứng hoài vậy? Nè! Uống gì, gọi
nhé. Để Nhung vào phòng ăn cho ba mẹ biết.
- Đừng, Nhung ơi. Hãy đợi cho hai bác dùng cơm xong đã.
- Không. Ba mẹ còn đang đợi Nhung và Khoa đấy. Chẳng có gì
đâu. Khoa ngồi đợi một tí nhé.
Không để cho Khoa kịp phản ứng, Nhung nhanh chân chạy biến
vào phòng ăn, nơi mà ba mẹ cô đang ngồi đợi cô trước bàn ăn.
Buông tờ báo xuống và nhẹ đẩy gọng kính cho vừa với tầm mắt,
ông Hoài Niên ngước nhìn con gái, trầm giọng hỏi:
- Con có khách mới à? Sao không báo trước, để chị bếp chuẩn bị
chu đáo, dễ coi hơn một chút?
- Cảm ơn bạ Nhưng họ tới quá bất ngờ.
- Thế là ai vậy hả con? - Bà Niên rời tầm mắt khỏi cuộn len
đan dở hỏi.
- Đố ba mẹ đấy. Con tin chắc là khi gặp lại họ, ba mẹ sẽ ngạc
nhiên lắm đó.
- Ái chà! Xem con kìa, vui tươi hớn hở và còn làm ra vẻ bí mật
nữa. Đâu nào, họ Ở đâu? - Ông Niên cùng bà đứng lên, rời phòng ăn để đến nơi
Khoa đang chờ đợi.
Cúi thấp đầu lễ phép, Khoa chào nhỏ:
- Thưa hai bác, con xin vấn an.
- Cậu là … là … - Ông Niên cau mày như cố tập trung trí nhớ.
- Ai vậy Nhung? - Bà Niên nhìn con gái, như chờ đợi câu trả lời.
- Mẹ nhìn kỹ một chút nữa đi là biết liền à.
- Nhưng mắt mẹ vào giờ này kém quá con ạ. Nói đi cậu trai. Tự
giới thiệu đi con.
- Dạ, con là … là …
- Phải rồi. Thằng Khoa chứ gì. Ông Niên vui ra mặt. - Trời ạ!
Mau lớn và vạm vỡ quá, đến mỗi suýt chút nữa, bác không nhìn ra cháu rồi. Nào!
Ngồi xuống đi con.
Bà nó à! Đăng Khoa đấy, con anh chị Đăng Hải ở Cầu Muối, Sài
Gòn đó, nhớ hôn.
- Đăng Hải ư?
- Phải. Hồi dạo đó, bọn mình cùng quê ở Ba Càng, Vĩnh Long đấy.
- Ờ … Thôi, tôi nhớ ra rồi. Hèn chi nào mới nhìn đã ngờ ngợ.
Chẳng trách Tuyết Nhung (Tuyết Nhung) nhà ta lại vui mừng như thế. - Bà Niên hớn
hở. - Hồi còn nhỏ, hai tụi con chơi thân thiết với nhau lắm, nhưng con luôn bị
Tuyết Nhung nhà bác dùng nước mắt khóc nhè để ăn hiếp.
- Mẹ này! Toàn là nói xấu con không hà. - Nhung nũng nịu - Lớn
rồi, nhắc chi chuyện cũ hoài, làm con quê muốn chết.
- Ai bảo con gái mẹ vẫn nhớ mãi kỷ niệm ngày xưa làm gì. - Bà
Niên thân ái, tiếp: - Thôi con đưa Đăng Khoa (Đăng Khoa) ra nhà sau, ăn cơm kẻo
nguội.
- Dạ được. Đăng Khoa! Mình đi.
- Con … con xin phép ạ.
Khoa đứng lên cúi đầu rất cung kính. Cậu thật sự không ngờ mọi
việc lại tốt đẹp hơn là mình tưởng. Gia đình ông Niên đón Khoa như một người
thân từ lâu lắm mới gặp lại.
Thở phào ra nhẹ nhõm, Khoa từ nhà tắm bước ra, trông anh có vẻ
tươi tỉnh và phấn khởi hơn là lúc mới đến.
- Xong chưa bạn? - Nhung ân cần hỏi:
- Dùng cơm được rồi chứ?
- Cám ơn Nhung.
- Khách sáo quá đi. - Nhung chu môi, gắt khẽ: - Nói mấy lời
đó, khó nghe muốn chết luôn. Bạn bè thân thiết, từ hồi còn nhỏ đã coi nhau như
là anh em, mà còn bày đặt màu mè.
- Nhưng dù gì thì Khoa vẫn phải ghi nhận từ gia đình Nhung, sự
ưu ái thân thương dành riêng cho mình, nhất là … Nhung.
- Biết rồi, nói mãi. Nhung háo ăn lắm, nên đói bụng rồi nè.
Đi thôi.
Cả hai trở lại phòng khách. Sau khi dùng xong bữa ăn tối rất
sang trọng, nét mặt Đăng Khoa có cái gì đó bâng khuâng lo lắng lẫn đắn đo đong
đầy mắt. Cơn gió đêm xao động, nhẹ nhàng làm lung lay rèm cửa. Bất giác, Nhung
nghe được tiếng thở dài buồn bã cố nén của người bạn trai thời thơ ấu. Ngạc
nhiên, cô vỗ mạnh vai Khoa hỏi:
- Ê! Nhớ nhà hay bồ nhí đó?
- Đâu có.
- Sao thở dài?
- Buồn.
- Nguyên nhân?
- Nhiều lắm.
- Nói ra nghe đi. - Nhung rời ghế, bước lại ngồi gần Đăng
Khoa: - Kể coi, vì sao mà buồn?
- Tôi … - Đăng Khoa nhìn quanh như sợ ai đó nhìn thấy sự thân
thiện của Nhung đối với mình, rồi nhè nhẹ nhích dần ra chừa khoảng cách.
- Làm gì vậy Khoa? - Nhung nhăn mặt:
- Sợ … ba mẹ Nhung la.
- Trời ạ! Có gì đâu mà sợ, cứ coi như mình là anh em đi. Ờ,
phải há. Khoa hơn Nhung mấy tuổi?
- Năm
- Vậy tức là hai mươi sáu?
- Ừ.
- Vậy anh làm anh, gọi Nhung là em đi.
- Hai bác sẽ không bằng lòng đâu, nếu như …
- Gì nữa chứ? Nhung tin chắc là ba mẹ Nhung còn vui nữa là
khác đó. Khoa không thấy là ba mẹ của Nhung rất là ân cần đối với Khoa sao?
Còn nữa nha, có như thế mình mới được tự nhiên hơn. Khoa cứ ở
lại đây phụ ba của Nhung lo buôn bán làm ăn. Về lại quê xưa sống với ai, khi
Khoa chẳng còn ai là thân thuộc?
Ráng làm ăn vài ba năm, rồi Nhung lựa trong số đám bạn gái của
Nhung, coi đứa nào dễ thương, dễ nhìn chọn vợ dùm cho Khoa.
Chừng đó sẽ vui vẽ thuận hòa, còn gì mà lo nghĩ nữa và cũng
làm theo nguyện vọng cuối cùng của mẹ Khoa là gửi gắm Khoa cho ba Nhung.
- Tôi …
- Ê! Nói nghe nè. - Nhung nhích sát vào Khoa và thản nhiên
vòng tay cô ôm lấy gọn bờ vai khỏe mạnh của anh bạn, không chút e dè và ngượng
ngập. Cử chỉ thân thiết đó xem ra rất bình thường nơi cô con gái nhà giàu sang
này. Bởi hơn ai hết, Nhung đã xem Khoa như anh trai mình.
- Hết tuần này, tụi mình xin phép ba mẹ đi Long Hải, sẵn
Nhung giới thiệu nhỏ Hoàng Lan cho Khoa. Đẹp lắm đó và rất là đáng yêu nữa.
Nè, Khoa! Nhìn kỹ Nhung coi. - Nhung xoay một vòng, tiếp: -
Dáng "hoa hậu" đấy, nhưng mà còn thua Lan một bậc đó.
Lan là con một ông bác sĩ rất nổi tiếng ở Vũng Tàu này, giàu
có lắm. Chịu hôn?
- Tôi …
- Nói chuyện với Khoa chán thấy mồ. - Nhung che miệng ngáp -
Thôi, lên phòng ngủ đi cho khỏe. Mai sáng gặp lại. Chúc ngủ ngon, bạn nhé.
Khoa lẳng lặng làm theo lời Nhung như một cái máy. Đầu óc
Khoa như đảo lộn rối bời. Hình như ở chàng trai này còn có một cái gì đó chôn
kín tận đáy lòng.
Vén nhẹ rèm cửa, nhìn bao vì sao nhấp nháy bé tí tẹo trên bầu
trời cao lộng gió đêm, một lần nữa Khoa lại trút ra hơi thở dài đến não ruột.
Hai mươi mấy tuổi đời đã qua đi trong vô vị cuộc sống. Ngần ấy năm vất vả chật
vật bao lo toan, tay trắng Khoa vẫn trắng taỵ Giờ lại còn bơ vơ côi cút.
Thân con trai, sức dài vai rộng lại phải nương nhờ sự đùm bọc
của gia đình cô bạn thuở ấu thơ.
Lắc đầu nhẹ như muốn xua tan đi bớt cái ảm đạm mịt mờ trước mắt.
Đêm vào khuya thật tĩnh mịch, Đăng Khoa vẫn còn đứng đó, lặng
lẽ như một pho tượng đá. Tự nhiên anh nghe bờ môi mình mằn mặn, một giọt nước mắt
lẽ loi rơi … Lần đầu tiên Khoa khóc, kể từ khi sau lúc bà Trân Anh mất đi. Có lẽ
Đăng Khoa khóc cho sự bất lực của chính bản thân mình!
- Tính sao đây ông? - Bà Niên lên tiếng hỏi, khi thấy chồng nằm
dài, gác tay qua trán suy tư nghĩ ngợi - Ông nằm thì giải quyết được gì chứ?
- Vậy theo ý bà tôi phải làm sao đây? - Ông Niên nhỏm lên thở
dài - Cả tháng nay bụng tôi rối như tơ vò vì chưa thể tìm ra một giải pháp nào ổn
thỏa cho đôi bên nè. Bà có ý gì không? Nếu có, nói cho tôi nghe xem nào.
- Ơn nghĩa khi xưa, coi như ta không thể nào quên được rồi.
Nhưng còn mọi sự khác phải để cho con Nhung tự quyết định.
- Ý của bà là …
- Cứ nói rõ về lời hứa xưa với gia đình thằng Khoa cho con
Nhung nó biết, để rồi thử xem phản ứng của con nó như thế nào?
- Thế còn thằng Khanh thì sao? Nói như bà không xong là cái
chắc rồi.
- Biết đâu được Tuyết Nhung chưa đặt tình yêu vào người bạn mới.
Dù gì đi nữa thì tình cảm giữa Đăng Khoa và con gái mình vẫn sâu đậm và lâu dài
từ thời còn bé cơ mà.
- Ông không nghe chúng nó nói cười luôn miệng với nhau à! -
Bà nói.
- Nhưng không thể nói là tình yêu được. Bọn trẻ bây giờ khác
xa thời tụi mình rồi.
- Tôi không hiểu ý của ông.
- Có khó gì đâu. Thôi, bà đi ngủ đi. Tôi cũng mệt lắm rồi. À,
phải. Nếu Tuyết Nhung về, nói với con là tôi muốn nói chuyện với nó ở phòng
sách, nhớ nhé.
- Ừ! Nhưng mà ông nè …
- Gì nữa?
- Cháu Khoa tới đây cả tháng rồi, mình cũng nên tìm cho nó một
việc gì đó để làm. Thấy nó cứ đi ra đi vô than thở hoài, tôi thật là ái ngại
quá.
- Nó ăn nhờ ở đậu mà không thấy ngại, bà làm chủ nhà, sao mà
lại ngại chứ? - Ông Niên cao giọng: - Nếu nó cảm thấy ray rứt thì tự ra ngoài
tìm kế sinh nhai và nuôi thân đi. Có như vậy mới đáng mặt đàn ông con trai.
- Coi! Ông nói vậy mà nghe được sao?
- Tại sao không chứ? Ai buộc tôi và bà phải gánh lấy trách nhiệm
bảo bọc cho nó?
- Nhưng mà khi xưa …
- Bà nói in ít đi một chút có được hay không. Chuyện ngày hôm
nay thì chỉ biết hiện tại, còn quá khứ, mặc kệ nó, theo tro tàn thời gian bay
biến đi mất.
- Có nghĩa là …
- Thôi, để cho tôi yên. Bà đi lo việc của mình đi.
- Nói đi. Ý của ông đã định như thế nào với thằng Khoa?
Bà Niên nôn nóng lẫn lo âu. Có phải là khi giàu sang, người
ta đều muốn chối bỏ dĩ vãng, cho dù họ đã thọ Ơn cưu mang cứu giúp.
- Bà nói gì lạ vậy chứ? - Ông Niên gắt gỏng. - Hay là bà muốn
tự mình quyết định lấy? Được. Bà muốn gì thì cứ tự làm tới đi. Tôi không tin là
con gái mình lại chịu từ bỏ địa vị vợ một ông kỹ sư tương lai mà bằng lòng đi
làm vợ một thằng con trai ngần ấy tuổi đời mà vẫn trắng tay, không sự nghiệp,
áo rách gối cơm như thằng Đăng Khoa.
Làm cha mẹ, ai có muốn con mình nghèo túng bần hàn chứ. Bà
nói đi, trong tình cảnh này, chúng ta còn có cách lựa chọn nào hay hơn?
Thật ra ơn nghĩa năm xưa, tôi vẫn còn nhớ - và lương tâm của
một con người chưa bao giờ cho phép lảng tránh. Nhưng tôi không cam tâm nhìn
tương lai con gái của mình bị chôn vùi vào một tấm chồng không có tương lai như
thằng Đăng Khoa.
- Nhưng mà lúc tôi yêu và làm vợ Ông thì ông có hơn gì thằng
Đăng Khoa bây giờ đâu? Và nếu như ngày đó ba mẹ nó không ra tay …
- Bà làm ơn im đi cho tôi nhờ.
Ông Niên đột nhiên nổi giận, đập mạnh tay xuống giường, rít
giọng, một thái độ mà mấy chục năm nay sống chung bà chưa hề thấy:
- Đàn bà chỉ nên nói chuyện bếp núc, giặc giũ. Chuyện tôi
làm, chỉ một mình tôi biết và không ai có thể thay đổi được, bất kỳ người ấy là
ai đi đi nữa.
Từ bây giờ, tôi không muốn nghe và nhất là từ chính miệng của
bà nhắc đi nhắc lại mãi câu chuyện cũ rích đã qua mười mấy hai mươi năm xa xưa,
nếu như bà muốn tôi luôn bằng mặt đối xử tốt đẹp với nó.
- Vậy còn số tài sản?
- Gì chứ? Tài sản nào hả? Trên đời này, người ngu nhất hành
tinh có lẽ là bà đó.
Ba mẹ nó đã chết hết rồi, thì bà hãy coi như chôn theo lòng đất
lạnh mọi sự việc đi.
- Tôi … tôi không thể … - Bà Niên bật khóc - Làm như thế thật
là quá tàn nhẫn và vô lương tâm mà.
- Vậy thì bà mau ra ngoài, đưa hai tay dâng trả lại tất cả
cho thằng Khoa đi. - Giọng ông Niên bực tức cố nén xuống. - Rồi quì hai gối cảm
ơn và phủi tay cút xéo khỏi biệt thự đầy đủ tiện nghi sang trọng này. Để rồi
tôi và bà, cả Tuyết Nhung nữa lang thang xó xỉnh, đầu đường cuối chợ làm ăn
mày. Như thế, chắc hẳn là bà sẽ vừa lòng, hả dạ lắm đó.
- Nhưng ít ra mình cũng nên cho Đăng Khoa chút hy vọng, không
thể tước đoạt hoàn toàn.
- Bởi thế nên tôi mới đau đầu nè. - Ông Niên dịu giọng trở lại:
- Sống với tôi gần trọn cuộc đời, bà nghĩ tôi tệ bạc hèn mọn đến thế sao? Thôi,
tôi mệt mỏi lắm rồi, muốn đi nằm một tí đây.
Nói xong, ông Niên nằm trở lại và khép mắt, như là muốn chấm
dứt buổi nói chuyện này.
Nhẹ lắc đầu, bà lẳng lặng khép cửa phòng, bước ra ngoài. Cũng
là lúc Đăng Khoa dẫn chiếc xe đạp cũ kỹ, cọc cạch rời nhà.
- Con chào bác, - Khoa lên tiếng.
- Đi đâu vào giờ này hả con?
- Dạ, con ra phố có chút việc.
- Chừng nào về, bác đợi cơm con nha.
- Thưa, khỏi ạ. Con về sau sẽ dùng cơm sau ạ.
- Đâu được. Cả tuần nay, gia đình mình không có ngồi ăn chung
bàn mà. Tuyết Nhung nó sẽ buồn lắm đấy.
À, phải. Công việc con theo phụ bác trai thế nào rồi, thích hợp
với con chứ? Có gì không ổn, con nói với bác nghen.
- Vâng ạ.
- Thôi, con đi đi. Nhớ tranh thủ về sớm nha Khoa.
- Con chào bác.
- Ờ. Khoan đã Khoa.
- Thưa, bác dạy điều gì ạ. - Khoa khựng lại như chờ đợi.
- Đợi bác một chút nha con. Sẽ không lâu lắm đâu. - Bà Niên vội
trở vào nhà. Một thoáng, bà đã quay ra, ân cần đặt lên tay Khoa, nói: - Con cầm
tạm số tiền này bỏ túi khi cần dùng đến.
- Dạ, không được đâu, thưa bác. - Khoa rút vội tay về từ chối.
- Con còn tiền, có thể đủ xài đến khi lãnh lương mà. Thật lòng mà nói, con cũng
chẳng cần xài gì cả.
- Lãnh lương ư? - Bà Niên nhíu mày. - Thế bác trai có nói một
tháng là bao nhiêu không hả Khoa?
- Dạ, chưa ạ. Nhưng bác ấy bảo thử việc mấy tháng đầu, khi
con thông thạo sẽ cấp lương như những nhân viên ở công ty.
- Tới đó, con làm những việc gì vậy?
- Con … con … - Khoa có vẻ gì đó khó nói.
- Làm gì hả con?
- Dạ …. Theo bác trai học hỏi kinh nghiệm để làm trợ lý.
- Thật không?
- Con đâu giám gạt bác.
- Nếu được như vậy, bác mừng và thấy an tâm. Mà nè, Khoa à! Ở
dưới ấy, con đi học tới đâu rồi? Nghề nghiệp ổn định là gì hả?
- Dạ, con lau động chân tay thôi, ai mướn gì thì làm nấy bác
à.
- Vậy còn mẹ con?
- Buôn bán nhỏ, sau khi mọi tài sản có giá trị bị thiêu rụi
theo ngọn lửa quái ác. - Giọng Khoa chợt bùi ngùi xót xa: - Mẹ con sang mặt bằng
vựa ở chợ Cầu Muối, lấy chút vốn xoay xở làm ăn. Nhưng thua lỗ liên miên, bà rầu
rĩ phát bệnh, tiền bạc chút ít cũng theo đó mà vơi dần đi và cuối cùng đành
khăn gói trở về quê.
- Và con bỏ dỡ dang việc học hành từ dạo đó?
- Vâng ạ.
- Con không cảm thấy tiếc à?
- Dẫu có tiếc gì đi nữa, cũng chẳng làm được gì, khi trong
túi hết nhẵn tiền. Mẹ con thì nay ốm mai đau mãi.
- Thế … trước khi mất, ngoài việc bảo con tìm đến hai bác
giúp đỡ, mẹ con còn có dặn con điều gì không Khoa?
- Dạ … có ạ. - Khoa cúi thấp mặt, tránh tầm nhìn của bà Niên,
anh tiếp: - Tuy lời mẹ là thế, nhưng con … con chưa bao giờ dám nghĩ tới. Bởi
hơn ai hết, con biết rõ mình phải thế nào.
- Tại sao con có ý nghĩ đó chứ Khoa?
Khoa cười buồn theo câu hỏi của bà Niên, khe khẽ thở dài
không nói. Khá lâu, anh mới lên tiếng:
- Con đi, bác nhé.
- Ừ, nhớ về sớm nhá.
- Vâng.
Nhìn theo dáng Khoa lầm lũi bước đi, tự nhiên bà Niên cảm thấy
mình như có lỗi. Một cái lỗi thậ lớn khó lòng mà tha thứ. Tuy Đăng Khoa chẳng
than thở gì, nhưng khi nghe âm giọng trầm buồn của Khoa, như có điều gì đó xoáy
mạnh vào con tim bà đến nhức nhối.
Chưa bao giờ bà thấy cuộc sống nó đè nặng trong tâm tư đến thế
này. Trâm Anh! Thật lòng tôi không muốn ….. Xin cúi đầu trước vong linh chị.
Hãy tha thứ và khoan dung cho tôi, nếu như anh Niên có điều gì tệ bạc với Đăng
Khoa.
Tôi còn hơi thở cuối cùng, vẫn cố dung hòa cho hai trẻ thành
gia thất như lời đã hứa năm xưa, nếu như tụi nó yêu thương nhau như sự mong đợi
của mình.
Chị cứ yên tâm cùng giấc ngủ ngàn thu, Trâm Anh nhé!
Chương 2
Khanh cau mày nhìn Đăng Khoa trịch thượng hỏi:
- Anh mới tới phụ việc nhà này hả?
- Thưa ….
- Anh dẫn hộ chiếc xe này vào nhà để trong sân. Nhớ cẩn thận
đó, để va quẹt trầy sơn là không ổn với tôi đâu.
- Vâng, tôi biết rồi.
- Còn nữa, cô chủ của anh có nhà không?
- Tuyết Nhung ấy à?
- Hỗn láo nhỉ! - Khanh gắt nhỏ. - Ai cho phép anh dám gọi tên
chủ của mình ngang vai phải lứa thế? Tôi cấm anh đấy, cố mà sửa đi.
- Dạ, xin lỗi ông. - Khoa nhẫn nại dẫn chiếc Dream ii màu nho
bóng lộn, quay ngược trở vào sân. Có một linh tính báo cho chàng biết, là người
con trai sang trọng này là kỹ sư Khanh mà mọi người trong nhà thường nhắc đến.
- Nè, anh kia! Xong chưa hả? - Tiếng của Khanh gọi lớn.
- Dạ rồi.
- Sẵn anh lau hộ chiếc xe luôn đi, đêm qua mưa bị lấm cát đấy.
- Tôi …. Lau xe cho ông ư?
- Phải. Không được à?
- Nhưng tôi đang bận, cần phải ra phố. Có thể phiền ông đợi
cho giây lát, được không nhỉ. Làm xong việc, tôi sẽ trở về lau xe cho ông.
- Cụ thể là việc gì chứ? Cho ai? Đi chừng bao lâu?
- Tôi không biết. Nhưng chắc sẽ mau thôi. Tôi ra chợ mua chút
ít đồ cho chị bếp.
- Khỏi. Nhiệm vụ đó, bà ta tự lo, anh cứ ở lại lau xe cho tôi
đi.
- Làm như vậy …. Tôi nghĩ.
- Nè! Anh còn đứng đó làm gì nữa? Hay anh không biết tôi là
ai trong nhà này? Quyền hạn ra sao? Có muốn nghe giới thiệu không thì nói.
- Thôi, thôi được. Tôi sẽ lau xe cho ông ngay.
Khoa trở vào nhà mang ra những thứ cần thiết, lui cui làm như
một người công nhân rửa xe thực thụ. Bởi công việc này đối với anh không có gì
xa lạ cho lắm.
Còn Khanh thì đi thẳng vào phòng khách. Sau khi gọi chị bếp
mang nước giải khát lên cho mình, anh mang chiếc ghế dựa ra chổ Khoa đang lau
xe, rồi đường bệ ngồi xuống như một ông chủ nhà, thoải mái chú tâm vào tờ báo,
trên chiếc ghế êm ái.
Tiếng chuông gọi cửa chưa dứt thì thấy Tuyết Nhung chạy xe thẳng
vào sân. Vừa tắt máy xe, cô vừa càu nhàu cau có:
- Chị bếp ơi! Sao không đóng cổng vào? Lỡ có người lạ vào có
ý đồ xấu thì tính sao đây?
- À, tôi quên. - Khoa lẹ làng ngưng việc rửa xe, trả lời. -
Nhung có khách đấy.
- Ai vậy, anh Khoa. Ủa! Anh đang làm gì vậy?
- Anh … ờ không. Không có làm gì cả.
- Vậy sao anh cầm giẻ lau, mình mẩy lại dính đầy cát vậy?
- Thì … dọn dẹp chút chút. - Khoa cười gượng.
- Anh bảo nó lau xe đấy, Nhung ạ. - Khanh khoanh tròn tay lên
tiếng. - Được chứ hả em?
Nhung khó chịu ra mặt, nói:
- Anh kỳ vậy! Vừa tới chơi thôi, đã muốn đày đọa người nhà của
em rồi. Ở ngoài phố không có tiệm rửa xe à? Anh Khoa! Bỏ đi, đừng có làm nữa.
- Còn tí nữa là xong rồi. - Khoa vẫn cứ lau. - Không có gì
đâu, đừng ngại.
- Không được. Mẹ về tới sẽ la chết. - Nhung bước tới kéo tay
Khoa. - Nghe lời anh Khanh làm gì cho khổ thân. Vào nhà đi, Khoa ơi.
- Còn anh nữa, quá đáng lắm à nghen. Nhung phật ý thấy rõ. -
Mới đến nhà sau thời gian dài đi vắng, thấy người lạ không chịu tìm hiểu cho rõ
coi họ là ai thì đã sai bảo họ làm rồi. Anh gia chủ vừa phải thôi chứ?
- Nhưng anh có làm gì đâu? Nếu em không bằng lòng thì … anh
xin lỗi nhé.
- Em không cần. - Nhung bực dọc quay đi - Lần sau đừng có mà
như thế.
- Nhung ơi! - Khanh bước vội theo cộ Họ tới phụ việc nhà, anh
mượn lau xe chút thôi mà. Được rồi. Để anh quay lại, cho hắn ít tiền thù lao. Đừng
giận anh nhé.
- Nè! Anh không được làm vậy. - Nhung hét lên: - Ai nói anh
Khoa là người phụ việc chứ?
- Ờ. Thì …. Thì … anh ta nói chứ ai.
- Thiệt hông? Nhung hỏi ảnh à.
- Xa nhau chẳng bao lâu, em có vẻ khác trước nhiều quá đấy. -
Khanh nhăn mặt phàn nàn: - Nhớ muốn chế, những mong gặp lại em, tưởng em vui vẻ
và đón anh với sự chờ mong. Ai dè … chán quá.
Nhún vai, Khanh tỏ ý giận, tiếp:
- Hay là em hết yêu anh rồi, cô bé?
- Ai bảo …
Nhung chưa nói trọn câu thì Khanh đã bịt miệng nàng bằng nụ
hôn mật ngọt thiết tha.
- Kỳ … Người ta nhìn kìa. - Nhung đẩy nhẹ bờ ngực khỏe mạnh ấm
nồng của người yêu, đỏ mặt nhìn quanh.
- Kệ họ, anh nhớ em quá.
- Bộ tưởng người ta hỏng nhớ anh sao? Chẳng biết ai hơn ai nữa
đó.
- Chắc chắn là anh nhớ em nhiều hơn em nhớ anh mà.
- Xạo.
- Thiệt đấy.
- Hổng tin.
- Anh thề nha.
- Chẳng thèm nghe.
- Vậy để anh đền nha.
Vòng tay Khanh lại khép kín và âu yếm trao Nhung nụ hôn thật
dài. Đôi mắt họ quyến luyến đầy tha thiết.
Hình ảnh Đăng Khoa lập tức bị đẩy lùi khỏi tâm trí của Nhung
một cách chóng vánh. Cô hầu như quên mất trong ngôi nhà này có sự hiện hữu của
một người bạn thân từ tấm bé.
Bao bực dọc cũng xua tan, giờ có lẽ họ chỉ biết có nhau cùng
yêu, cùng tận hưởng những giây phút tuyệt vời của sự gặp lại, sau bao ngày xa
cách.
Khoa uể oải buồn chán đứng lên, sau khi làm xong yêu cầu của
ông rể tương lai mà địa vị ấy … đáng lý ra là của mình.
Một cái gì đó nhói đau và đè nặng đến khó chịu.
- Anh Khoa ơi! Tiếng Nhung như reo: - Ủa! Sao bần thần vậy, bộ
anh bệnh à?
- Không có. - Khoa lùi lại tránh bàn tay nõn nà mát lạnh của
Nhung ân cần thân thiện định sờ vào trán mình.
- Anh sao vậy? Hay giận Nhung để anh Khanh bắt lau xe?
- Không phải. - Khoa lắc đầu. - Anh ra sau nhà nhé.
- Khoan đã. Vào phòng khách đi, để em giới thiệu.
- Khỏi. Anh biết rồi.
- Nhưng Khanh chưa biết anh.
- Thì em nói đi.
- Bữa nay anh kỳ lắm nhạ Hay có gì không ổn rồi giận em luôn
hả?
- Đã nói là không mà.
Khoa đột nhiên cau có và quay lưng đi như muốn trốn chạy. Bởi
hơn ai hết, Khoa biết rất rõ con tim mình.
Nhíu nhẹ mày, Nhung cũng quay bước, miệng lẩm bẩm một điều gì
đó, không ai nghe được.
Tiếng cười trong trẻo của con gái vang lên như phần nào xua bớt
cái không khí nóng bức ngột ngạt của thành phố biển vào mùa hạ.
Mọi thứ đều như nhảy cẩng lên theo tiếng sóng của biển khơi
tung bọt trắng xóa ôn ấp vuốt ve bãi cát vàng mượt mà óng ã.
Muôn màu sắc đến lóa mắt, bởi lượng khách từ xa đổ dồn về bãi
tắm và tìm chút trong lành mang hơi mặn biển khơi. Các cô gái xinh đẹp trong những
bộ đồ tắm khêu gợi. Nhưng Khoa vẫn dửng dưng ngồi im lìm hàng giờ bên ghềnh đá
cheo leo hoang vắng, xa sự Ồn ào huyên náo. Đôi mắt anh nheo lại vì ánh nắng
quá chói chang.
Khoa ngồi như một thi nhân hoặc văn sĩ đi tìm vần thơ, nhưng
nào ai có biết được dưới bộ mặt trầm tư ấy là cả một đại dương đang cuồn cuộn
bao đợt sóng ngầm dữ dội triền miên.
Đau khổ xót xa … Nếu như chết là hết, là phủi sạch và nếu như
Khoa đừng hứa với mẹ lúc ra đi, có lẽ nằm yên xuôi tay nhắm mắt, chôn sâu trong
huyệt lạnh đối với Khoa còn dễ chịu hơn sống như thế này nhiều.
Đôi lúc ý tưởng điên rồ ấy lại đến … Nhưng nỗi đau đớn, niềm
hối hận triền miên và ý chí của một thằng con trai, buộc Khoa phải sống. Sống bằng
niềm tin và hy vọng ở tương lai, bằng sức lực của bản thân mình.
Khoa sẽ không bao giờ để thua và đầu hàng số phận quá nghiệt
ngã dành cho sự lỡ lầm của mình.
Phải. Bằng mọi cách cố mà vươn lên. Khoa tự nói và cũng tự khẳng
định với chính bản thân mình. Khoa không có quyền để mẹ khóc tủi, buồn đau khi ở
bên kia thế giới.
- Khoa ơi! Cố lên. Hãy cố lên. Không thể yếu hèn nhu nhược
mãi.
Tiềm thức và lương tâm Khoa luôn lên tiếng. Thở dài vươn vai,
Khoa đứng dậy nhìn quanh. Bãi tắm đã thưa người, trời buông dần vào tối từ lúc
nào mà anh cũng không hề hay biết.
Rời ghềnh đá, những bước chân lang thang lãng du của anh in đậm
trên nền cát phẳng lì mà sóng biển đã vô tình hay cố ý xóa đi mọi vết tích. Bất
giác, Khoa nghe được tiếng ai đó rên rỉ thoảng theo gió chiều lồng lộng.
- Ai đó? - Khoa lên tiếng - Có cần tôi giúp gì không?
- Tôi … tôi đau quá, máu lại ra nhiều. - Tiếng con gái sũng
nước mắt - Anh gì đó ơi! Giúp tôi với.
- Nhưng … cô, ờ …. Bà hiện ở đâu? - Khoa dáo dác nhìn quanh
tìm kiếm.
- Tôi … bị kẹt trong hốc đá này nè.
- Trời ạ! Sao chui tọt vào đây làm gì chứ? Bây giờ làm thế
nào để ra đây? Thủy triều sắp lên rồi, không khép cô chết ngộp mất.
- Đừng! Trời ơi! Anh đừng có dọa làm tôi sợ lắm đó.
- Tôi nói thật đấy. Dọa cô lợi lộc gì cho tôi.
- Vậy làm ơn kéo hộ tôi ra đi, mau lên.
- Trời tối quá, tôi không thấy gì cả.
- Nhưng tôi đã thấy anh rồi.
- Cô ở đâu?
- Bước tới một chút nữa, sờ tay anh vào vách đá là anh sẽ đụng
vào tay tôi liền à.
- Vậy tại sao cô không tự ra?
- Đôi chân tôi bị kẹt bởi cục đá to, tôi đau lắm. - Cô gái lại
nấc lên trong đêm tối.
Khó nhọc và phải mất hơn mười phút, Khoa mới xê dịch được tảng
đá mà có lẽ sức nặng đã bằng gấp rưỡi trọng lượng bản thân anh, để đem cô gái lạ
ra khỏi nơi kẹt.
Mồ hôi tuôn ướt đẫm lưng áo, Khoa vẫn bế xốc cô gái trên đôi
tay lực lưỡng của mình, cho tới khi tìm được một chiếc xe đêm chờ khách muộn.
Thể trạng như kiệt sức vì mệt lã, Khoa ngã dài vào băng sau
ghế taxị Sau khi đã nói rõ mình muốn tới bệnh viện, và anh thiếp sâu vào giấc
ngủ từ lúc nào, không hay biết.
Khoa tỉnh lại và mở choàng mắt ngơ ngác nhìn quanh, bởi bên
tai có quá nhiều tiếng động lao xao rầm rì. Anh bật dậy hỏi nhanh:
- Tôi … tôi đang ở đâu đây?
- Ôi! Anh tỉnh rồi sao? - Giọng con gái reo vui hớn hở. - Anh
ngủ mê quá, làm tôi lo muốn chết luôn.
- Cô là … ai vậy?
- Thì người mà anh bế đi mấy cây số đó. - Nói xong, đôi má chợt
ửng đỏ, cô e thẹn tiếp:
- Cảm ơn anh nhiều … rất nhiều.
- Nhưng còn đôi chân của cô sao rồi?
- Bác sĩ họ băng lại rồi.
- Có bị thế nào không?
- Dập …. Một chân phải bó bột.
- Trời đất! Thế cô còn ráng ngồi đây làm gì? Sao không nằm
nghỉ ngơi cho chóng khỏe.
- Tôi lo cho anh.
- Lo cho tôi ư? - Khoa cười. - Tôi có gì mà phải lo chứ?
- Ai bảo … anh ngủ ghê quá chừng. Lâu ơi là lâu đấy!
- Vậy bây giờ là mấy giờ rồi hả cô?
- Gần chiều.
- Tức là tôi ngủ li bì suốt gần hai mươi giờ à?
- Phải rồi.
- Trời ạ! Cô nói thật chứ?
- Sao tôi phải xí gạt anh.
- Cô đã ngồi đây bao lâu rồi?
- Ngần ấy thời gian anh ngủ.
- Không phải chứ? - Khoa bỏ chân xuống khỏi giường, anh lại
đưa mắt đảo quanh phòng lần nữa, tỏ vẻ hơi ngạc nhiên:
- Tôi nghĩ đây không phải là ở bệnh viện.
- Vậy theo anh là đâu? - Nụ cười của cô gái thiệt là đẹp. Đùa
tí thôi mà. Đây là dưỡng đường tư của ba tôi, bác sĩ Dương Thẩm Vị Có bao giờ
anh nghe tiếng ông ấy chưa?
- Xin lỗi. Tôi ở xa mới tới đây, nên không được rõ cho lắm.
Mong cô đừng vì thế mà phiền lòng.
- Làm gì có. À, phải. Tôi gọi người đưa anh đi tắm giặt nhá?
Xong rồi đến phòng ăn, tôi đợi.
- Nhưng thưa cô … tôi phải về nhà thôi, có lẽ mọi người đang
chờ đợi.
- Thế à? Vậy thì tiếc thật đó. - Cô gái cắn nhẹ bờ môi mọng,
suy nghĩ giây lát, cô nói: - Anh hãy dùng xong bữa cơm, thay lời tôi cảm ơn
anh. Không mất nhiều thời gian đâu. Thật lòng tôi rất mong anh đừng từ chối.
- Tôi … Khoa gãi nhẹ tóc. - Tôi nghĩ cô không cần quan trọng
như thế. Cô bình an như vậy là tôi vui rồi. Tôi về, cô nhé.
- Anh … anh chưa cho tôi biết tên và nơi ở. Có dịp tôi nhất định
tìm đến.
- Tôi …
- Anh không nói, tôi buồn lắm đó. Chẳng lý nào mình vô duyên
đến nỗi làm bạn, anh cũng không chấp nhận. Hay là anh sợ phiền? Tôi xin hứa là
sẽ không có sự cố nào rắc rối đâu.
- Thật lòng tôi không hề có ý nghĩ đó bao giờ. Nhưng … Khoa đắn
đo - Tôi giúp cô chỉ là do tự nguyện. Vả lại, làm bạn với tôi, chỉ không tốt
cho cô thôi.
- Tại sao chứ? Tôi không tin là như vậy.
- Thôi, tôi về cô nhé. - Khoa cương quyết đứng lên. - Nếu rảnh,
tôi nhất định trở lại thăm cô mà.
- Anh về thật ư?
- Vâng.
- Vậy … khi nào anh đến?
- Tôi chưa nói trước được. Chào nhé.
Nói xong, Khoa bỏ đi gấp. Cái bóng cao to vạm vỡ của anh khuất
sau hành lang dài đồng thời mang theo luôn nụ cười đẹp của cô gái.
- Hoàng Lan!
- Ba! - Lan phụng phịu như muốn khóc.
- Gì vậy con? Đôi chân lại nhức à?
- Không có. Nhưng anh ấy bỏ đi rồi.
- Vậy à? Sao con không giữ cậu ấy lại.
- Có. Nhưng anh ta nhất định không chịu ở. Hỏi tên và địa chỉ
ảnh cũng chẳng nói. Con trai gì mà thấy ghét, khó ưa ghê đi. Đôi chân hết đau,
nhất định con phải đi tìm ra anh ta cho bằng được mới chịu. Thọ Ơn mà không trả
được, con chẳng muốn chút nào.
- Ba cũng nghĩ như con.
- Phải rồi, ba ơi. Sao ba biết mà đưa tụi con về đây vậy.
- Bạn của ba làm ở bệnh viện. Cậu trai đó khá lắm đấy. Làm
bao nhiêu việc để lo cho con, thức gần trắng một đêm. Về tới đây rồi, nó mới chịu
ngã ra ngủ.
- Hèn nào, ngủ dai quá trời.
- Con gọi cậu ấy dậy à?
- Đâu có. Ảnh tự thức đó ba ơi.
- Sao con không nằm nghỉ đi?
- Ngoài cái chân ra, con chẳng đau ở đâu cả. Vả lại, con cứ
nôn nao muốn gặp mặt ân nhân của mình. Nếu không có anh ấy, con nghĩ mình chết
mất vì sợ đau.
- Bởi vậy mới nói, con gái ít ai liều lĩnh như con lắm. Đáng
ăn đòn. Cũng may có cậu ấy và bạn bè ba ở bệnh viện. Nghe tin, ba hết cả hồn.
Thôi, không nói nhiều, ba đưa con trở lại phòng để nghỉ ngơi nhé.
- Cảm ơn ba.
- Còn việc tìm tung tích cậu thanh niên kia để đó ba lo chọ
Con gái hãy yên tâm đi.
- Ôi! Ba thật là đáng yêu quá. Nhất là ba của con. - Nói rồi,
Hoàng Lan hôn ngọt ngào lên đôi tay cha, mà nghe dâng lên niềm cảm xúc tôn kính
mãnh liệt.
Chương 3
Tuyết Nhung! Mi mới đến à?
- Ừ. Còn mi, nhõng nhẽo như thế đủ chưa, tiểu thư họ Dương? -
Nhung sà xuống cạnh bạn - Sao rồi đỡ hơn chút nào không vậy?
Thật là ta phục sát mi luôn đó. Con gái gì mà lì và gan góc
quá trời luôn à, trèo đèo vượt suối làm chị Nếu ở không, muốn giết thời gian
thì lại ta chơi, có hơn không, còn hơn là bây giờ nằm liệt một chổ.
- Cằn nhằn đủ chưa bạn? - Lan cười nhỏm dậy. - Có lẽ chân ta
không đau bằng con tim đây nè.
- Trời ạ! Không phải chứ Lan. - Nhung tròn mắt ngạc nhiên -
Người ngọc băng giá chịu mở rộng vườn cấm rồi sao?
Ê! Nói nghe đi mà. Bạch mã hoàng tử là ai vậy? Tên gì, ở đâu,
làm nghề chi và quan trọng là …. Cao to, đẹp trai không?
- Hỏi còn hơn công an điều tra lý lịch nữa. - Lan liếc bạn -
Tất nhiên là đẹp trai rồi, nhưng có điều là tên họ chi, cho tới bây giờ ta cũng
không được biết nữa.
- Gì mà kỳ vậy?
- Bởi vậy mới nói. - Lan buồn buồn - Anh ấy cứu giúp ta rồi dửng
dưng bỏ đi, hỏi tên cũng chẳng chịu nói.
- Lạ quá nhỉ?
- Anh ấy có hẹn trở lại thăm ta, nhưng biệt dạng luôn cả tuần
lễ naỵ Báo hại trái tim ta cứ thắt thỏm hoài.
- Và nhớ nhung da diết nữa chứ gì? - Nhung trêu bạn, cố xua
đi nét kém vui trên gương mặt của Hoàng Lan. - Mau lành bệnh đi, ta với mi sẽ cố
truy tìm tông tích kẻ "thi ân bất cầu báo" đó.
- Còn nếu tìm không được thì sao hở Nhung?
- Phát "lệnh truy nã". Ta không tin người hùng vô
danh đó lặn kỹ như thế. Vả lại, trên đời này, bộ dễ dàng tìm được dịp tình cờ
ngẫu nhiên để quen được nàng tiểu thư giàu có, ái nữ duy nhất của một bác sĩ
danh tiếng ở Vũng Tàu này à? Phước ba đời của nhà "hắn", vậy mà cố
tình tạo vỏ học huyền bí, khiến mi tò mò đeo bám sát thôi.
Đừng lọ Nhất định vài ba ngày nữa, tự động anh chàng sẽ đến
thôi. Trên đời này, thiếu gì gã con trai thích chinh phục phái đẹp bằng kiểu
cách đó.
- Nhung ơi! Làm ơn "stop" lại cho ta nhờ. Ý nghĩ
đó, lỡ anh ấy nghe được, chắc là giận lắm.
- Chưa chi đã bênh vực ra mặt rồi.
- Ai bảo mi ăn nói quá đáng làm gì. Thật ra, cảm giác trong
lòng ta lạ lẫm lắm. Nó có cái gì đó, rất khó tả được. - Đôi mắt Hoàng Lan mơ mộng
nhìn những áng mây bay ngoài khung cửa. - Có lẽ ta yêu rồi, Nhung ạ. Một thứ
tình yêu đến nhanh như tia chớp. Chân ta bị đá đè dập, đau chưa từng có, nhưng
khi nép vào bờ ngực khỏe mạnh của anh ấy, đôi tay rắn chắc của anh ấy ôm lấy
ta, và còn hơi thở nóng, phà vào mặt … ta lại cảm nhận đến dễ chịu sự êm ái
trong nỗi đau nhức buốt của cơ thể và …. Nhung ơi? Giá như mi biết được trong
giờ phút đó, một nghịch lý xuất hiện ở cái đầu khó tính bướng bỉnh của ta … Ta
rất muốn và cầu nguyện cho thời gian đừng qua đi, đoạn đường dài cứ dài thêm
mãi, để ta được tận hưởng sự tuyệt vời hạnh phúc chợt đến, ngây ngất của hương
vị nồng nàn một tình yêu.
- Trời ạ! Chúa ơi! - Nhung bật cười và đưa tay làm dấu thánh
giá. - Tình yêu đã biến mi thành thi sĩ rồi, Lan ơi. Nói y như tiểu thuyết ướt
át vậy. Mê ly, hấp dẫn quá.
- Lòng ta sao, nói mi nghe vậy, lại cười nhạo báng. - Lan giận
dỗi. Thôi được. Mặc kệ ta đi. Không thèm nói cho mi nghe nữa.
- Đừng nhạ Ta đùa tí mà giận thiệt à. - Nhung vỗ về bạn. -
Cho Nhung xin lỗi đi. Mi đừng khóc nhè lúc này, chẳng ai dỗ đâu.
- Kệ ta.
Đôi mắt Hoàng Lan chợt rưng rưng lệ của sự nhớ nhung sâu nặng,
khiến Tuyết Nhung đâm ra hối hận cho sự đùa nghịch thái quá của mình trên nỗi
đau con tim bạn. Nhung ân cần tìm lời an ủi bạn:
- Đừng buồn, Lan ạ. Quả đất vốn tròn, hy vọng mình sẽ có ngày
gặp lại người ấy.
- Thật lòng ta cầu mong như thế. - Lan đưa tay quẹt ngang mi
mắt - Trong nhóm bạn giàu sang trọng của ta, chưa có ai được như thế cả. Ấn tượng
để lại trong ta có lẽ là đôi mắt buồn , sâu thẳm ẩn giấu một nỗi niềm gì đó.
Ngay trong giấc ngủ say nồng, ta vẫn cảm nhận được sự trăn trở trong ấy.
- Vậy tức là sao? Mi đã ngắm anh ấy ngủ à?
- Ừ! Ta ngồi yên nhìn anh ấy ngủ, lâu lâu lắm. Ngồi cho tới
lúc anh thức dậy và ra đi mãi đến bây giờ.
- Nữa, khóc hoài. Nè! Ta đưa mi đi dạo quanh nhà nhẹ Ủ rũ
hoài, buồn lắm. Còn nữa, anh Khanh gửi quà cho mi nè.
- Cái gì thế?
- Ta không biết. Anh Khanh nói sẽ đến thăm mi vào cuối tuần
này.
- Gởi lời ta cảm ơn anh Khanh nhiều.
- Có gì đâu. Bọn mình vốn là bạn mà. Ê! Nói nghe nè, Lan ơi.
Mi có nhớ ta hứa giới thiệu để làm quen một người bạn thuở ấu thơ không vậy?
Anh Khoa cũng dễ mến lắm đó. Nếu mi cho phép, ngày mai có đến
đây, ta sẽ rủ anh Khoa theo luôn.
- Khỏi dị Chân ta đang đau nên không muốn tiếp khách.
- Nằm một mình buồn lắm.
- Ta biết. Nhưng …. - Hoàng Lan khẽ thở dài. - Sợ ra ngoài dạo,
lỡ anh ấy đến thăm không gặp thì sao?
- Dặn lại chị vú, có gì gọi mình liền.
- Thôi, ta không đi đâu.
- Thôi được. Tùy ở Lan vậy. - Nhung nhẹ lắc đầu thương cảm
cho bạn. - Mới yêu lần thứ nhất mà sâu đậm đến không thể nào ngờ.
Thật ra, Nhung cũng bị nhỏ Hoàng Lan đánh thức óc tò mò vì
chàng trai lạ này, cô tự hứa với lòng, nhất định tìm cho ra người ấy của Hoàng
Lan. Đứng lên sửa lại mái tóc, Tuyết Nhung nói:
- Ta về nhạ Mai ta lại đến.
- Ừ.
- Có cần thứ gì không? Cứ tự nhiên thoải mái dặn.
- Cái ta cần, Nhung khó tìm được lắm.
- Biết đâu có thể thì sao hả bạn.
- Vậy thì làm thử đi. Hy vọng Nhung nói được sẽ làm được.
- Cầu nguyện Chúa lòng lành sẽ có kỳ tích đấy Lan ơi. Thôi,
ta về nhé.
- Ừ. Khép cửa lại dùm tạ À nhớ kêu vú khóa cổng dùm luôn nhe.
- Biết rồi. Lẫn thẫn như bà già đó.
Nhung dài giọng rồi đi nhanh ra cửa.
Chỉ mười phút sau cô đã lái xe về tới nhà. Một lần nữa, cô
nhìn thấy cánh cửa cổng chỉ khép hờ. Cau mày khó chịu, Nhung bực dọc gọi lớn
như muốn thông báo cho ai đó sơ ý biết rõ lỗi của mình.
- Chị bếp ơi! Nhà không có ai à?
- Em chịu về rồi hả? - Khanh gắt khẽ - Có nhớ là hẹn thế nào
với anh không?
- Nhưng Hoàng Lan bị tai nạn bất ngờ, em phải tới thăm và an ủi
nó.
- Anh mặc kệ lý do của em. Tóm lại, thời gian của anh rất
quí. Nếu không rảnh, thì em đừng có hẹn.
- Nè! Đủ rồi nhạ Anh biết mình đang nói gì không vậy?
- Tất nhiên, biết rất rõ.
- Anh … - Nhung tức giận đến nghẹn lời.
- Sao chứ? Lỗi không thuộc về anh.
- Chẳng lý là của em ư?
- Chứ của ai nào? Chính miệng em hẹn anh mà, sao có thể vô
tâm bỏ cả giờ đồng hồ ra tào lao với bạn được.
Em tưởng mình là ai hả? Còn anh nữa, là nô lệ của em chắc? Chờ
đợi là những giây phút tồi tệ và khốn nạn nhất, khó ưa nhất, em có biết không?
- Không biết. Nếu là vậy thì mai mốt anh khỏi phải chờ làm
gì.
- Tự là em nói đó nhe.
Khanh giận dữ đứng bật dậy. Nhưng không biết nghĩ gì, anh lại
ngồi xuống, nhẹ giọng nói:
- Thật ra anh muốn biết, trong lòng em có nơi nào dành riêng
cho anh không đấy.
Đây là lần thứ mấy trăm rồi, em lỗi hẹn chứ? Nhung ơi! Anh
không hiểu nổi em … Sự chờ đợi … thời gian dài hơn cả một thế kỷ, đau khổ và bồn
chồn lắm, em biết không?
- Em biết chứ. Nhưng có lẽ mình không nên tiếp tục xây dựng
tình yêu trên nghi ngờ lẫn cãi nhau như thế này mãi được.
- Ý em muốn nói. …
- Mình chia tay đi. - Nhung cứng cỏi - Anh sẽ tìm được người
bạn tình vừa ý và chìu chuộng anh hơn em nhiều. Tóm lại, em không chịu nổi tính
nóng nảy, hay giận dữ như muốn ăn tươi nuốt sống người khác của anh được.
Mình chưa là gì của nhau thì không nên ràng buộc, khi biết
trước kết quả không tốt đẹp cho lắm.
- Nhung! Em giận anh thật sao. - Khanh chùng giọng - Cho anh
xin lỗi.
- Không còn là giận nữa rồi, Khanh ạ.
- Nhung bước tránh vòng tay ân cần âu yếm của Khanh, tiếp: -
Thật ra từ lâu em đã thấy rõ ràng, hai đứa mình khó lòng hòa thuận, để xây dựng
một lâu đài tình ái đến trăm năm đầu bạc.
Chia tay bây giờ tuy đau lòng nhiều, nhưng có lẽ vẫn hơn khi
là để quá muộn.
- Thôi mà em. Anh biết lỗi thật rồi, đừng đùa nữa Nhung à.
- Không. Những gì em nói đều là thật đó.
- Vậy có nghĩa là …. Em nhất định?
- Phải.
- Anh không nghe lầm hay em nói lộn chứ Nhung?
- Hoàn toàn không. - Nhung bình tĩnh đến lạnh lùng, khiến cơn
ghen hờn ngấm ngầm trong Khanh có dịp bộc phát dữ dội, anh rít giọng:
- Có lẽ em nói đúng đấy. Thật ra chuyện này tôi phải đoán được
mấy tháng nay rồi. Từ dạo ngôi biệt thự này đón thêm bóng dáng một thằng con
trai lạ được phủ dưới lớp vỏ anh bà con xa.
- Nè! Anh nói vậy là có ý gì đây?
- Cô hiểu rỏ hơn tôi mà. Được thôi. Em muốn chia tay, tôi chấp
nhận. Nhưng cũng cần nói trước là sẽ không dễ dàng yên ổn đâu. Nhất là thằng khốn
nạn đó.
- Anh … anh không được nói ẩu nhạ Chúng tôi hoàn toàn trong sạch.
- Có trời mới biết được. Khi cả hai hàng ngày vô ra gặp mặt
nhau và ở chung một căn nhà, bóng tối thường đồng lõa với tội phạm.
- Khanh! Anh không có quyền nghĩ sai về người khác và càng
không được nghĩ xấu về tôi.
- Cô cấm được mọi dèm pha, dị nghị của bàn dân thiên hạ quanh
đây sao? Trong sạch. Hừ! Hai từ đó trong trường hợp này, nghe buồn cười lắm đấy.
- Thế thì em trả lời tôi đi. Chúng mình quen biết nhau và yêu
nhau gần hai năm, nay vì lý do chi mà chia tay chứ, nếu như không có kẻ thứ ba
chen chân vào phá.
- Tôi nói thế nào anh mới chịu hiểu đây. Việc này không liên
quan tới ai cả. Đơn giản một điều là rất có thể mình chưa hiểu rõ về cá tánh của
nhau, hoặc giả quá hiểu nhau rồi nên không còn cảm giác nồng ấm khi thường
xuyên gặp và thường xuyên giận hờn sau mỗi lần hò hẹn. Để rồi chúng ta luôn rầu
bực bội và chỉ vài giờ sau là xin lỗi, hòa thuận như không có chuyện gì xảy ra.
Em … em thật sự quá mệt mỏi với cuộc tình này. Một cuộc tình mà vui vẻ thì rất
ít, nhưng tức giận thì quá nhiều.
Trên đời này anh chỉ biết thương thân mình thôi, mặc kệ ai sống
chết thế nào.
Còn nữa, Hoàng Lan là gì của anh chứ? Một dòng máu, em cùng
cha khác mẹ. Nó gặp tai nạn, chỉ đến thăm với một tấm lòng, điều tối thiểu như
vậy mà anh vẫn không làm được.
Em … em buộc lòng phải nói dối phụ anh mà an ủi nó. Lương tâm
một con người như anh bỏ xó xỉnh đen tối nào? Trong khi từ lúc bé thơ, chính
vòng tay em ái ân tình của mẹ Lan đã rộng mở đón nhận và cho anh tình yêu
thiêng liêng từ mẫu.
Bà nuôi nấng dạy dỗ anh thành đạt, thành con người lợi ích
cho xã hội. Ngần ấy ân tình đó đối với anh là vô nghĩa à?
Ruột thịt của anh còn như thế? Còn em …. Em là gì chứ? Bất
quá chỉ đem lưu luyến nhớ nhung trên tinh thần của anh thôi, một món đồ trang sức
đẹp cho bản thân anh không hơn không kém.
Tuyết Nhung nói nhanh như trút hết bao ấm ức trong lòng. Cô
tiếp:
- Mẹ anh qua đời sớm, đâu ai muốn thế bao giờ. Lỗi cũng đâu
phải do ai cố tạo ra, tại sao phải ôm lấy mối hận thù không trả được.
Anh thử suy gẫm lại đi. Không có họ, liệu anh còn sống sót và
tạo dựng được tương lai như ngày hôm nay không.
- Cô nói đủ chưa vậy? - Khanh gầm lên, đấm mạnh tay xuống
bàn, làm ly tách đổ ngổn ngang, ngã bể, tạo âm thanh chát chúa - Chuyện đời tư
của gia đình tôi, không mượn bất cứ ai xen vào.
- Kể cả tôi phải không?
- Đúng vậy. Không biết rõ thì đừng có nói.
- Được. - Nhung mím môi cố nén cơn giận. Từ giờ phút này, tôi
mặc kệ anh đó nha.
Khi xưa tôi nhẹ dạ, nghe hoàn cảnh, thương con người, giờ hiểu
ra hoàn cảnh sai lệch. Tôi không trách anh lừa gạt, có nghĩa là cam tâm tình
nguyện, những mong anh sửa đổi được. Nào ngờ … cho tới tận bây giờ, tôi mới biết
mình thất bại thảm hại, tự làm tổn thương con tim mình.
Anh về đi và đừng bao giờ đến tìm tôi nữa, nếu như anh cứ cố
giữ mãi bản tính này.
Cái bản tính dối trá, lọc lừa và xảo quyệt ít ai bì kịp. Tôi
nói như thế, chắc anh thừa hiểu tôi biết rõ những gì nữa kìa, nhưng vì lý do tế
nhị nên không thèm phô bày ra cụ thể.
Làm xấu hổ anh, tôi cũng không tốt đẹp gì cho lắm. Đừng đặt
hy vọng ở tôi, khi mọi thứ đều chấm dứt rồi.
Nói xong, Nhung bỏ đi nhanh như trốn chạy. Nỗi đau bị thương
tổn cho tới bây giờ mới chịu bộc phát dữ dội, để theo bao giọt lệ xót xa tuôn
tràn, ướt đẫm đôi má. Cô nghẹn ngào tức tưởi nằm vật xuống giường mà nghe con
tim đau nhói đến tái tê, buốt giá.
Tình yêu đầu đời tinh khôi và nguyên vẹn, Nhung cho đi để nhận
lấy sự phũ phàng tàn độc.
Nỗi đau cứ âm ỉ và mãi tận hôm nay mới bùng cháy dữ dội,
Nhung úp mặt vào gối, khóc thật nhiều và khóc cay đắng cho tình đầu tan vỡ.
Hết rồi, hết mọi chờ mong, đưa đón, hết cả sự nhớ nhung và hết
luôn những nụ hôn tuyệt vời ngây ngất.
Nhưng thà thế còn hơn. Đời Nhung còn dài, Nhung không thể làm
kẻ thứ ba phá tan nát một mái ấm gia đình, giành lấy một người đàn ông có vợ,
có con, mà chưa chắc gì phần thắng thuộc về nàng. Nhung lại nấc lên, vùi mặt trở
vào gối, tự trách mình và trách luôn cả ông trời nỡ trao cho cô sự phũ phàng, bạc
đãi trong tình yêu đầu đời con gái.
Khanh hậm hực cho chiếc xe hú ga inh ỏi, phá tan sự tĩnh mịch
vốn có của căn nàh biệt thự kín cổng cao tường này. Anh nghiến răng, quai hàm bạnh
ra cố nén cơn giận. Chiếc xe vừa chồm lên lao vút tới, chợt thắng lết bánh chà
xát xuống đường với âm thanh ghê rợn chát chúa.
Chương 4
Chiếc xe một lần nữa bị chủ giận cá chém thớt hành hạ, đã đến
lúc nó phát cáu quay ngang, hất tung Khanh xuống đường đất, nhưng rất may mắn,
chỗ đón nhận Khanh là một vùng cỏ thảm ở vườn hoa.
Đang vung tay xới tung lớp đất gần đó, Khoa buông vội cây cuốc,
chạy tới, xốc Khanh dậy, lo âu hỏi dồn:
- Trời, anh Khanh! Sao thế này, có bị gì không?
- Tránh ra đi. - Khanh nạt lớn và tiện tay đẩy mạnh Khoa làm
chàng bật ngửa, loạng choạng lùi về phía sau để cố giữ thăng bằng mà khỏi té.
Cau nhẹ mày, Khoa nói khi đứng trụ vững trở lại:
- Tôi muốn đỡ anh dậy thôi mà. Nào có ác ý gì đâu.
- Tao không mượn. Đừng có giả ơn giả nghĩa, ai còn lạ gì bộ mặt
thật của mày nữa.
- Nên nhớ đấy Khoa. Tao thua mày phen này, không dễ thua lần
tiếp nữa đâu. Đừng có hòng. Mày hãy chờ đấy.
- Anh nói gì mà … tôi không biết gì cả?
Khoa phủi nhẹ đôi tay sau khi dựng chiếc xe của Khanh lại
đàng hoàng, hỏi tiếp:
- Tôi làm anh phật ý à? Nếu có thì xin lỗi anh.
- Không cần thiết phải như thế. Nhưng nếu từ đâu mày đến, thì
cút xéo về nơi đó là tốt hơn nhiều đấy. Tao không muốn thấy mặt mày ở nơi đây nữa.
- Anh đuổi tôi ư?
- Nếu tao có thẩm quyền thì mày đã biến từ lâu rồi. Thật khốn
nạn, bỉ ổi và đạo đức giả! - Khanh như trút bực vào Khoa.
- Sao anh lại chửi tôi? - Khoa cố nhẫn nại - Tôi có gì không
phải, làm phiền anh thì xin anh cứ nói.
- Mày đó. - Khanh đột ngột chụp ngực áo Đăng Khoa, túm ngược
về phía mình rít giọng. - Mày đã nói gì với Tuyết Nhung hả?
- Tôi … tôi có nói gì đâu.
- Láo. Tao không tin mày tốt bụng đến thế Khoa ạ.
- Có chuyện gì từ từ nói. Anh buông tôi ra đi, làm thế này lỡ
ai trông thấy được … khó giải thích lắm
- Tao không đấm vỡ mặt mày là còn may lắm đó. Hứ! Cái thứ chai
lì. Làm đàn ông con trai gì mà chịu nhục, chui rúc định núp theo sống áo đàn bà
để tồn tại.
Mày tưởng mình là ai hả? Cố ý hại tao để thế vào. Lầm rồi
Khoa ạ. Tuyết Nhung sẽ không thể quên tao được mà chấp nhận mày đâu.
Còn nữa, tao lập lại lần cuối cùng. Nam nhân đại trượng phu,
sống kiểu nhờ vả, tức có nghĩa ăn nhờ ở đậu, nhục lắm.
Tao thật không hiểu sao mày chịu được. Làm ơn đi soi rọi lại
mình là vừa, đừng để cánh đàn ông phải xấu hổ lây.
Nói xong, Khanh nhổ toẹt nước bọt ngay trước mặt Khoa, rồi
ngang nhiên leo lên xe, lao vút ra khỏi cổng nhà Tuyết Nhung, bỏ lại sau lưng
làn khói mỏng và một Đăng Khoa đang mím chặt môi, cúi thấp đầu nhẫn nhục.
Ngồi thụp xuống, lùa mười ngón tay vào mớ tóc rối nùi và lần
xuống vuốt lấy mặt như tự trấn tĩnh. Những lời lẽ của Khanh như là một ca nước
lạnh tạt mạnh vào Khoa.
Có một cái gì đó vừa ấm ức, vừa nhục nhã, chớp nhanh đôi mắt
cố ngăn những giọt lệ nóng chực trào ra, Khoa ngẩng nhìn trời cao khá lâu để rồi
im lặng như pho tượng đá.
- Khoa! Tối rồi vào nhà đi chứ. - Ông Niên vỗ nhẹ vai Khoa -
Có tâm sự à?
- Dạ không. - Khoa gượng cười khỏa lấp - Bác về khi nào mà
con không nghe thấy tiếng xe vào sân?
- Lâu lắm rồi. Hôm nay con sao thế? Nhớ quê à? Cũng phải
thôi. Trong hoàn cảnh như con, ai cũng đều như vậy cả. Nè! Con có gì cần tâm sự
với bác không, Khoa?
- Con … không có.
Khoa cúi thấp mặt, tránh cái nhìn dò xét khắt khe của ông
Niên. Gật đầu trong bóng đêm, điếu thuốc lá trên môi ông cháy rực đỏ, ông ríu
nhiều hơi liên tục như đắn đo, do dự một cái gì đó khó nói. Khá lâu, ông Niên
trầm giọng, tiếp:
- Con ở nhà bác mấy tháng nay rồi, có dự định gì chưa?
- Con … - Khoa khó khăn trả lời.
- Nếu là chưa, thì lo toan tính đi, bây giờ vẫn còn kịp đấy.
- Ý của bác là …
- Làm con trai, phải ra đời học hỏi, nhờ vả hoài … Bác thì
không nói gì, nhưng e lòng tự trọng của con bị tổn thương. Con không ngại cho
bác nói thẳng chứ?
- Dạ, không. - Khoa đáp mà nghe như nghẹn lời.
- Thế thì tốt lắm. Lời thật bao giờ vẫn thường hay mích lòng,
nhưng thà mếch lòng trước đặng lòng sau, con ạ.
Thuở bằng tuổi con bây giờ, bác đã chẳng sung sướng thảnh
thơi chút nào cả. Có làm mới có ăn, quần quật cả ngày chỉ nuôi được miệng một bữa.
Đói khổ, nhục nhằn trăm bề …
Sung sướng, an nhàn, ai lại không ham, nhưng cứ ngồi không hưởng
thụ trên mồ hôi của kẻ khác thì đáng chê trách lắm. Nhất là ỷ lại vào tiền của
hồi môn của cha mẹ.
Sinh con, không ai dễ sinh lòng, bởi thế cho nên bác rất lấy
làm tiếc cho bao cậu trai trẻ ham vui buông xuôi mọi thứ. Thả sức, thả của vung
tiền qua đầu thiên hạ để thỏa mãn tính hiếu kỳ tệ hại và tự ái của loại anh
hùng rơm, tưởng ta đây là trên mọi người, chẳng kể công sức cực nhọc của đấng
sanh thành hoặc ông bà tạo dựng.
Đến lúc trắng tay, chợt tỉnh, có muốn hối hận vẫn không kịp hối.
Nói để mà nghe chứ, loại công tử giàu có ngu đần ấy cũng không đáng trách bằng
loại thứ hai mà bác sắp đề cập tới. Bác nói khá dài đó. Con có muốn nghe không,
Khoa, hoặc giả khó chịu?
- Thưa …. Con không dám ạ.
- Được. Vậy bác nói tiếp nhé. - Ông Niên hắng giọng, cố mở to
mắt nhìn thật kỹ vào Khoa xem phản ứng thế nào trong đêm chập choạng tối. - Loại
thứ hai là người ngu đần, không có óc cầu tiến. Cố lục tìm trong ký ức những ai
từng quen biết lâu, mau, cũ, mới với cha mẹ mình để nhờ vả, nương thân, miễn họ
chịu tiếp nhận, bất chấp mọi lời dèm pha lẫn khó chịu của gia chủ.
Loại người đó theo bác, chẳng có chút liêm sỉ nói chi tới
lòng tự trọng, con nghĩ có đúng không hả, Khoa?
Lời lẽ của ông Niên thật êm ái, thật dịu ngọt, nhưng chất chứa
bao mũi kim châm, muối xát đến nhức lòng Khoa. Chưa bao giờ chàng cảm nhận hết
sự đáng khinh, đáng nhục của chính bản thân mình như bây giờ.
- Con vào chưa, Khoa?
- Dạ … bác vào trước. Con sẽ theo sau.
- Ừ. Vào phòng ăn dùng cơm luôn thể nhé.
- Vâng ạ.
- Nhớ nhanh một chút con nhé. Đừng bao giờ để người khác quá
khó chịu về mình, và luôn biết rằng phải soi rọi lại bản thân mình mới mong tồn
tại được.
Bác nói thì hơi nhiều đấy, nhưng rất hy vọng rằng qua buổi
tâm tình này, sẽ hiểu được con hơn với hành động cụ thể.
Vỗ nhẹ vai Đăng Khoa một lần nữa, ông Niên quay gót trở vào
nhà.
Anh Khoa ơi! - Nhung đẩy mạnh cánh cửa phòng Khoa, ló đầu vào
và cười thật hớn hở. Cô chìu nụ hồng còn ướt đẫm hơi sương, hỏi: - Anh mới cắt
đem vào phòng em à?
- Phải.
- Cám ơn nhạ Đăng Khoa! Anh vẫn dễ thương như ngày nào. - Bất
ngờ Nhung nhón chân đặt nụ hôn vào má Khoa ngọt lịm và vô tư hỏi: - Ủa! Anh định
đi đâu mà thu xếp hành lý sớm quá vậy?
- Bác trai bảo anh đi ra chi nhánh của công ty ngoài mũi né,
Phan Thiết.
- Thích quá nhỉ. Em theo có được không?
- Có lẽ là không. - Khoa trả lời nhanh như cái nhìn trìu mến
kín đáo của mình dành riêng cho Nhung mà cố giấu.
- Chừng nào anh đi?
- Có lẽ giây lát. Bác trai muốn anh chiều nay phải có mặt
ngoài ấy lo công việc.
- Mẹ em biết chưa?
- Rồi. - Khoa lại đáp nhanh cố chịu.
- Vậy em biết cuối cùng à? Hỏng chịu vậy đâu nhạ - Nhung phụng
phịu, đôi mắt cụp xuống thật nhanh như ẩn chứa một nỗi buồn sâu nặng - Chừng
nào anh về hả Khoa?
- Có lẽ hơi lâu.
- Nếu thế, nhà này sẽ buồn lắm đó. Vả lại, em với anh Khanh
chia tay nhau rồi. Tưởng là sẽ có anh an ủi em nào ai dè anh cũng đi mất luôn.
- Những ngày tháng sau này không biết em sẽ sống ra sao đây?
- Nhung à! Dù ở bất cứ nơi đâu, anh vẫn luôn mong cho em vui,
khỏe và trẻ trung xinh đẹp mãi. Gắng đi em, rồi mọi thứ sẽ qua đi. Hãy cố ngủ
say nồng một giấc, khi tỉnh lại, bình minh lên, em sẽ quên …
- Nhưng anh Khoa ơi! Em đau đớn khổ sở nhiều lắm rồi. - Nhung
chợt bật khóc và ngả đầu vào ngực Khoa - Em đã cố quên anh Khanh mà cõi lòng
tan nát vụn vỡ.
Khanh là tình yêu đầu đời của em. Em yêu anh ấy thật nhiều, để
rồi đau khổ cũng đầy ắp. Khanh dối gạt em. - Nhung nấc lên nghẹn ngào - Em yếu
đuối quá, nên không chịu đựng được nỗi đau này, cho dù cố chôn kín và lãng
quên.
Có anh bên cạnh là nguồn động viên, bây giờ lại phải xa rồi.
Nhung lại khóc như mưa. Nỗi buồn đau cố nén bao lâu nay được
dịp bộc phát tuôn trào. Nước mắt khơi nguồn không cạn kiệt. Nhè nhẹ vuốt tóc
Nhung, cố tạo vỏ bọc với lớp anh trai, Khoa ân cần khuyên bảo:
- Anh biết, em cưng ạ. Đừng khóc nữa.
Nước mắt dễ làm mềm lòng kẻ sắp đi xa như anh đây.
Anh tin và tin rất nhiều nơi nghị lực của em. Can đảm lên
Nhung ơi, thời gian sẽ là liều thuốc diệu kỳ thần nhiệm, bôi xóa và bào mòn tất
cả.
Hãy tự tin vào chính bản thân mình. Bởi hơn ai hết em là người
biết rõ mình đã và đang làm gì, phải xử trí sao với cuộc tình đó. Lẽ phải luôn
thuộc về em.
Xử sự đúng, đừng lo mình bị cô lập. Mọi người sẽ đến với em với
tất cả sự tốt lành nhất.
Khoa nói trong một hơi dài, sau khi đã hít sâu trong lòng ngực
sự cương quyết làm lại từ đầu. Những lời nói đó thật ra, Khoa tự nhủ với chính
bản thân mình, có lẽ đúng hơn là an ủi Tuyết Nhung.
Một vùng nhỏ nơi ngực áo sơ mi của Khoa đẫm lệ cô bạn nhỏ từ
tuổi còn thợ Nỗi sầu trong lòng Nhung cũng theo đó vơi dần. Đỡ nhẹ Nhung ra và
nhìn thật sâu vào mắt cô, Khoa nói:
- Anh đi nhé. Chúc em vui khỏe.
- Em tiễn anh được không?
- Khỏi đi, Nhung ạ. - Khoa lắc nhẹ đầu. - Đưa tiễn dễ khiến
con người ta thêm bịn rịn lúc chia tay thôi.
Anh sợ, rất sợ nước mắt lúc ly biệt. Vả lại, anh chỉ đi trong
một khoảng thời gian ngắn rồi trở về. - Giọng Khoa chợt chùng xuống như nghèn
nghẹn cố nén - Hy vọng ngày gặp lại, em vẫn như ngày hôm nay và không quá muộn.
- Gì mà muộn chứ? - Nhung nhíu nhẹ mày - Hình như anh muốn
nói gì với em phải không, Khoa?
- Không. - Khoa nhìn đi nơi khác lắc đầu và thở hắt ra một
hơi dài. - Anh tiện miệng thôi.
- Nhưng trong lời anh nói có cái chi đó, em ….
- Anh đi nhé.
Khoa nói nhanh, rồi âu yếm hôn lên đôi mắt còn ướt lệ của
Nhung và lầm lũi bước thật nhanh như trốn chạy một cái gì …
Những hòn sỏi nhỏ giật mình khua động dưới bước chân người
khách lữ hành.
Bóng Khoa đơn độc, nhạt mờ trong sương sớm.
Tự nhiên Nhung thấy ngậm ngùi, xót xa, tâm trạng chợt hụt hẫng
như vừa đánh mất một cái gì đó quí giá vô ngần và ngỡ ngàng vì chợt hiểu.
Tâm tư xao động mạnh, cô chạy nhanh ra cổng. Chung quanh chỉ
toàn màu sương đục mang đậm hơi biển mặn.
Nhung muốn gọi theo Khoa, muốn đuổi theo giữ anh lại, nhưng
đôi chân như rã rời, chùng xuống và tựa hẳn lưng vào cổng sắt vô tình mà nghe mặn
đắng bờ môi vì bao giọt lệ nóng.
Chiếc xe lăn bánh, con đường dài phẳng lì và hun hút. Khoa chống
tay vào cằm, đôi mắt buồn thăm thẳm.
Vẫn túi hành trang gọn nhẹ, Khoa lại đi, đi thật xa, cố tìm lại
từ đầu. Cuộn phim của quá khứ xót xa hối hận chợt về trong Khoa, như một lời
cáo buộc khe khắt.
Cái tháng ngày mà Khoa vừa như ông hoàng trên tiền tài vật chất,
vừa như con quỉ sa tăng trong lớp người. Một tay vung tiền qua cửa sổ, Khoa phá
nát tan cơ nghiệp của gia đình. Bỏ ngoài tai bao lời than thở khuyên lơn và những
giọt lệ của mẹ.
Ăn năn sám hối chỉ đến với Khoa, khi người mẹ thân yêu từ giã
cõi đời. Tài sản đã hết, bạn bè xa lánh, người thân yêu tôn kính cũng không
còn, chừng ấy đó, Khoa mới hiểu được thế nào là nghèo khổ và cô đơn. Nước mắt
con trai lăn dài. Khoa gục xuống để mặc cho nó tự do tuôn chảy, và âm thầm chảy
mãi.
- Nhung ơi! Anh phải ra đi. Đi để tự khẳng định lại mình. -
Khoa thầm nói, và ngẩng lên với đôi mắt ráo hoảnh.
- Tuyết Nhung! Con nói cho ba nghe, lý do tại sao con chia
tay với thằng Khanh?
- Con không chịu được tính tình của anh ấy. - Nhung cúi mặt
trả lời - Thật sự mà nói, cả ba và con đều lầm.
- Ba thật sự không hiểu ý con muốn nói gì?
- Anh Khanh đã có vợ và có con.
- Đó không còn là vấn đề nữa. Bởi nó đã ly dị rồi mà.
- Sao ba biết? Anh ấy tìm gặp ba à?
- Phải. Và nó có đưa giấy tờ ly dị ra cho ba xem. Đây, con
nhìn rõ đi, trước khi trách cứ nó. - Ông Niên đẩy nhẹ tờ giấy về phía Nhung -
Thật ra, điều ba muốn biết rõ là ngoài lý do con nêu ra, có còn nguyên nhân nào
khác không? Nếu có, là lý do gì?
- Chẳng có gì cả, ba ạ. - Nhung bực bội đứng lên - Con lớn rồi
và phải biết kiểm soát lẫn chịu trách nhiệm với việc làm của mình, một khi đã
đi đến quyết định.
- Có nghĩa là con nhất định chia tay?
- Vâng.
- Ý ba không muốn thế. Hơn ai hết, con biết đấy Nhung ạ, kỹ
sư Khanh rất nhiều tiền, và nó là yếu tố thành công khi xây dựng một cuộc sống
gia đình.
- Nhưng đó không phải là nhân tố quyết định cho một tình yêu
khi cần, rất cần sự chân thật, thưa bạ - Nhung nóng nảy - Gia đình là nền tảng
của xã hội, con biết, nếu như con không lầm thì nhà mình cũng không mấy cần tiền
cho lắm và càng không thể thiếu tiền hay ít hơn tiền của anh Khanh mà?
Nhung cao giọng vì bực tức, cô tiếp:
- Đã tới lúc con không thể tha thứ và giả câm điếc, đui mù với
Khanh được nữa rồi.
Những tờ giấy ly dị này, hoàn toàn chỉ giả dối, hèn mạt không
hơn, không kém.
Con thật sự tỉnh rồi, không dễ gì mê ngủ một lần nữa.
- Con nên nhớ, đó là người do con tự chọn khi trưởng thành,
chứ không phải ba mẹ ép con.
- Con biết. Bởi thế cho nên con rất mong ba hãy để con tự do
lựa chọn và làm đúng theo lương tâm của một con người.
- Con có thể nói rõ hơn về kỹ sư Khanh cho ba nghe không?
- Con không muốn nói xấu người vắng mặt, nhất là người yêu
khi đã chia taỵ Những điều mà con chỉ có thể nói với ba là nên tránh xa anh ta.
Con người đó không đáng gần gũi và tin tưởng được. - Nhung
quàng chiếc ví lên vai nhìn cha, nói - Con có thể đi được không ba?
- Ừ. Thôi, đi đi. À, phải rồi. Hơn một tháng nay, con có tin
tức gì thằng Khoa không?
- Con cũng định hỏi ba câu này đấy. - Nhung ngồi trở lại trên
ghế - Thật ra, ba có gì đó cố tình giấu con và mẹ phải không?
- Làm gì có chuyện đó chứ?
- Vậy còn việc anh Khoa bỏ ra đi?
- Ba không được biết.
- Ba phải biết mà. Và con nghĩ ba còn biết rõ hơn ai hết.
Bởi vì anh ấy nói với con là chính ba bảo ảnh đi mũi Né, Phan
Thiết mà.
- Nó tự đi thôi. Ba không có trách nhiệm gì trong việc này cả.
- Tức là anh Khoa nói dối con sao?
- Cho là vậy cũng được đi. Nhưng bao lâu nay ngày hai buổi,
Khoa theo ba đến công ty học những việc gì?
- Con định hỏi cung ba hay sao?
- Con chỉ muốn biết cụ thể thôi.
- Nếu như ba chẳng thích nói thì thế nào?
- Thì là con người ông có mới quên cũ, vô ơn bạc nghĩa. - Bà
Niên đột ngột lên tiếng và bước vội ra phòng khách.
Chương 5
- Sống với ông mấy chục năm nay, quả tình tôi lầm.
Ông suy nghĩ kỹ lại đi. Tại sao lương tâm một con người không
đánh thức nơi mình chứ?
- Nè! Bà đủ rồi đấy, làm ơn cẩn thận lời nói chút đi.
- Cho dù trời đánh cái rầm, tôi cũng phải nói hết để con
Nhung nó hiểu và biết việc làm vô nhân đạo của ông.
- Bà … bà dám à? - Ông Niên trợn to mắt.
- Ông không cấm tôi được đâu.
- Tôi bảo bà im ngay. Ông Niên quát lớn uy hiếp vợ.
- Kể từ giờ phút này trở đi, trong lòng tôi, ông không còn địa
vị gì cả. Đừng hòng bịt miệng được.
- Vậy bà muốn gì chứ?
- Ông rõ hơn tôi mà.
- Được. Nếu thích, bà cứ nói.
- Nhưng là chuyện gì, thưa ba mẹ? - Nhung lo âu hỏi dồn -
Chuyện liên quan tới anh Khoa à?
- Phải. Và cả con nữa. - Bà Niên thở hắt ra ngồi xuống ghế -
Lại đây con, ngồi với mẹ nè.
- Da.
- Nè! Bà suy nghĩ kỹ chưa vậy? - Ông Niên hắng giọng - Nói ra
rồi, không nuốt trở vào được đâu.
Tuyết Nhung! Con có việc gì cần cứ việc đi đi. Mẹ con độ rày
bị thế nào đấy. Mặc kệ bà ta, đừng có nghe mất thì giờ.
Nào! Mau đứng lên, ba con mình cùng đi.
- Ông ngồI lại đó. Né tránh hoài không phảI là cách hay đâu.
Tại sao ông không một lần đối diện với sự thật chứ? Có biết cả tháng nay, tôi bứt
rứt lẫn thất vọng vì ông lắm không?
Tuyết Nhung! Ba con đó, ông ấy …
- Nhung ơi! - Hoàng Lan ùa vào như một cơn lốc, gọi lớn và chựng
lại nơi cửa phòng khách, cô cúi đầu: - Con chào hai bác. Con xin lỗi hình như
đã làm phiền gia đình?
- Đâu có. Nào! Vào ngồi đi, - Nhung cười gượng bước tới kéo
tay bạn - Tìm ta à? Có việc gì không?
- Ta … - Lan đưa mắt nhìn ông bà Niên rồi nhỏ giọng - Chuyện
gì vậy Nhung?
- Không có gì cả. Uống gì không, hay lên phòng ta nhé?
- Nhưng …
- Đừng ngại. Ba mẹ ta vẫn thường như thế. Thật ra, chẳng có
gì cả. - Nhung khỏa lấp. - Hay định ra phố?
- PhảI đó. Hai chị em đi mua sắm có lẽ vui hơn. - Ông Niên chợt
xen vào - Để xe ở nhà, bác cho quá giang du lịch.
- Thưa, con không đi được. - Lan lễ phép - Ba con bảo sang mời
hai bác và Nhung tới dự buổi cơm tối nay.
- Vậy à? Có chuyện gì không con ? - Ông Niên lại lên tiếng -
Hay là việc Tuyết Nhung với anh con?
- Con không biết. Nhưng có điều, ba và anh Khanh cự nự dữ lắm.
- Khi nào? - Nhung hỏi.
- Ba hôm trước.
- Vậy anh Khanh thế nào? Còn chị dâu và cháu của Lan nữa, hiện
bây giờ họ Ở đâu?
- Nhung hỏi gì mà kỳ cục vậy? Chị dâu và cháu nào? Lan làm gì
có chứ? Vả lại, ngoài anh Khanh ra duy nhất mỗi mình ta thôi mà, nào có thêm
anh trai khác?
- Nếu thế thì tại Lan không biết, hay thật lòng không muốn biết
chứ?
Anh Khanh đã là cha, là chồng rồi đó.
- Nhung! Nhung nói thật? - Lan kinh ngạc.
- Có khi nào ta gạt Lan không? Còn nữa, tại mi nên ta mới dở
khóc, dở cười. Suýt chút nữa làm kẻ thứ ba phá tan nát một mái ấm gia đình rồi.
- Nói như vậy là …
- Tụi ta chia tay rồi. - Nhung bình thản trả lời.
- Sao Lan không biết, từ bao giờ?
- Gần hai tháng nay rồi.
- Hèn nào, mặt mày ông Khanh như bánh bao ế buổi chiều. Tính
ra từ lúc chân ta đau à?
- Ừ.
- Ê, Nhung!
- Gì?
- Mi nói anh Khanh có vợ con thiệt à? Vậy dẫn ta tới đó đi.
- Để làm gì? - Nhung nhìn bạn, ánh mắt thật buồn như đang nuốI
tiếc một cuộc tình đã qua đi. - Nếu muốn, Nhung sẽ cho Lan địa chỉ. Còn dẫn đường
thì xin lỗi, không thể.
- Theo Lan, Nhung có gì để ngại chứ.
- Nhưng … - Ánh mắt Nhung cụp nhanh xuống - Ta không muốn gặp
lại anh Khanh, lại càng không muốn đứng trước ánh mắt thơ ngây vô tội của cháu
Lan. Nó như một bản án vô hình, đeo bám theo ta suốt từ ngày đó đến bây giờ.
- Con thật là quá gàn dở, Nhung à. - Ông Niên lại xen vào -
Theo ba, hạnh phúc đổ vỡ phần lớn do người lớn, suy cho cùng, lỗi cũng không hẳn
thuộc nguyên vẹn nơi thằng Khanh. Con đoạn tình với nó là không nên chút nào cả.
- Tôi nghĩ khác. - Bà Niên lên tiếng hằn học thấy rõ - Con
Nhung làm như thế hoàn toàn đúng đạo lý một con người, một việc làm rất đáng
khen ngợi. Tóm lại, tôi mặc kệ Ông với thằng Khanh có mưu đồ chi. Nhưng nó
không thể dối gạt con mình được.
Chấm dứt ngày nào đỡ phiền phức ngày ấy. Còn Hoàng Lan, nếu
như bác bên nhà có nhã ý mời gia đình bác tới dự cơm, để bàn về vấn đề kỹ sư
Khanh và Tuyết Nhung thì con nhớ xin lỗi hộ nhé.
- Nè! Bà không đi thì để tôi, ai mượn bà từ chối chứ? - Ông
Niên gắt lớn, rồI quay lại nhìn Hoàng Lan tiếp:
- Chiều nay, bác sẽ đến nhà con dùng cơm. Con về nói lại với
ba con bên nhà hộ bác nhé.
- Dạ. - Hoàng Lan nhìn vội về phía Tuyết Nhung và bà Niên rồi
cúi thấp đầu:
- Vậy xin phép hai bác, con về kẻo ba con đợi.
- Ờ. Cho bác gởi lời cảm ơn trước.
- Ta về, Nhung nhé.
- Ừ. Không tiễn đâu, Hoàng Lan.
- Khỏi cần. Nhưng nhớ chiều nay phải đến đó Nhung à.
- Để coi thế nào đã, tới đó hẵng hay đi.
- Nè! Đừng có buồn nữa. Hy vọng sẽ đâu vào đó. MọI việc lại
êm thắm, thuận buồm xuôi gió.
- Ta không thể vô tư và lạc quan như vậy được, khi đã biết rõ
sự thật rồi.
- Vậy tức là Nhung …
- LờI nói rồi, không thể rút lại được. Mi hiểu tánh ta xưa
nay mà Lan.
- Nhưng …
- Về đi. Cho dù Lan nói thế nào, vẫn không cứu vãn được tình
thế hiện tại đâu.
Ta với mi vốn là bạn thân lâu ngày mà, không làm ngườI một
nhà, có lẽ sẽ hay hơn nhiều đấy.
- Thật ra, có cần thiết dứt đoạn mau chóng như thế không
Nhung?
- Mi về hỏi lại anh Khanh đi. Câu này anh ấy trả lời hay hơn
ta nhiều.
- Đã là vậy, ta về nhé.
- Ừ.
- Xin phép hai bác.
Lan cúi thấp đầu một lần nữa rồi quay gót bước nhanh ra cửa với
cái cau mày, nghĩ ngợi bâng khuâng.
Bởi lẽ tánh của Tuyết Nhung, Hoàng Lan hiểu rất rõ như chính
bản thân mình. Lan thật sự không ngờ sự việc lại trở nên nghiêm trọng như vậy xảy
ra trong tình yêu của cô bạn gái thân thiết và anh trai mình.
Lẽ nào anh của Lan quá đáng đến như vậy. Nếu đã như thế, sao
đổ mọi trách nhiệm và lỗi lầm cho Nhung được chứ, để rồi người lớn hai gia đình
mâu thuẫn và hiểu lầm xảy ra.
Không được rồi, Hoàng Lan nhất định làm cho ra lẽ, để xem anh
Khanh sẽ ăn nói như thế nào, trả lời ra sao đây?
Bất giác Lan thở dài, thương cho thân phận con gái, khi đã
yêu rồi bao thiệt thòi họ đều phải gánh chịu. Cũng như Hoàng Lan, âm thầm nhớ
thương người con trai lạ đã cứu lấy nàng trong vô vọng, xót xa, vì không tài
nào tìm gặp lạI anh được.
Người con trai đó như một loài chim hải âu của biển cả, vụt
cánh bay đi xa tít mãi ngoài khơi cùng bao phương trời không định hướng.
Nhung đang đứng yên lặng nhìn sự hùng vĩ của thiên nhiên, những
triền cát phẳng lì, gợn nhẹ những đợt gió in mềm mạI, êm ái giữa vùng hoang mạc
phủ toàn màu cát trắng.
Ngày thứ ba, Nhung ở lạI Mũi Né, cố gắng tìm kiếm, thăm dò đến
vô vọng hình bóng của Đăng Khoa.
- Nhung, Nhung ơi!
Hoàng Lan gọI lớn tiếng, tiếng nàng loãng theo gió, âm vang
ra xa.
- Ê! Đừng có chạy lên đây. - Nhung làm loa tay, hét to - Mi
mà đến là sẽ in dấu chân vào sa mạc cát của ta đó.
- Con khỉ mốc! Hoàng Lan bướng bỉnh - Ăn gian vừa phải thôi,
em ạ. Mi ngắm cảnh thần tiên một mình, bộ ta ngu lắm sao chịu thua.
- Nè! Thấy chưa? Toàn là dấu chân mi cả đó. - Nhung chỉ tay
dưới cát, rồI bất giác thở dài như nói với chính mình: - Một vài bước chân nhỏ
bé còn để lại dấu vết, cớ sao có người … đã ra đi rồi không quay trở lại, vết
tích cũng mờ xa.
- Mi nói đến anh Khoa à?
- Phải. Những sáu tháng rồi, còn gì chứ? Có lẽ ta đã làm cho
anh ấy quá đau lòng.
- Nhưng lỗi đâu phải là do mi.
- Biết thế, mà lòng vẫn cứ thấy làm sao ấy. Vướng bận, đợi chờ,
không hẳn nhớ thương, cũng không thể quên được.
- Gì kỳ vậy? Mi nói ta chẳng hiểu gì cả.
- Nhung còn không hiểu, nói chi tới Hoàng Lan nhà mi.
- Điên khùng quá trời!
- Được như Lan nói, có lẽ hay cho mình đấy.
- Trời ạ! Đừng nói là ta nghe lầm nha, hay là mi đang nói gở
nha Nhung. Ai đời lại muốn điên?
- Tốt thôi. Để cho đời bớt khổ tâm lẫn u phiền.
- Đúng là lời lẽ của một bà cụ non. Nào! Về chưa, tối rồi đó?
Ra chợ biển ăn gỏi cá và mực luộc, món đặc sản của nơi này đấy. Tới đây mà
không thưởng thức những món đó thì vô vị lắm. Về!
Lan kéo mạnh tay Tuyết Nhung, kéo chạy xuống chân núi cát để
đến nơi chiếc xe đang chờ.
- Lan ơi! Buông ta ra đi, ta mệt quá chừng à. - Nhung than thở
- Ta muốn ngắm hoàng hôn về trên cát thôi. Ở nơi này, dễ nhìn những tia nắng cuối
cùng lẻ loi còn sót lại, trước khi đêm đen vào tối, chắc có lẽ đẹp hơn nhiều so
với trí tưởng tượng của con người.
- Mi trở thành nhà văn sĩ tự lúc nào thế. Ta ra biển đi.
Hoàng hôn trên biển đẹp lắm, lại còn có ăn nữa. Ít ra gió ngoài khơi đưa vào, dễ
chịu hơn bốn bề cát phủ này. Nóng thấy mồ, còn làm cho da thêm khô nứt, ta
không thích chút nào hết đó. Còn nữa nè, chúng mình còn có thể tắm đêm cho đã.
- Không. Tắm biển đêm, ta sợ lắm.
- Sao cũng được. Nhưng ta nhất định không để mi đứng mãi nới
này đâu. Quạnh hiu, buồn bã lắm. Nào! Tới xe rồi đó, ta lên đi. Bác tài xế đã
chờ lâu lắm rồi đó, ta lại đói nữa, cồn cào muốn xỉu luôn nè.
- Con quỷ à! Mi có tâm hồn ăn uốn vừa phải thôi chứ! Nhung
càu nhàu, nhưng cũng chui tọt vào xe. Ta ra đây, cốt ý là đi tìm người mà. Mi cứ
đòi ăn hoài à, mai mốt trở thành bà béo cho tởn, rồI ở giá luôn, chứ ai dám cưới.
- Kệ ta. Lan cười khì - Chỉ sợ Nhung thành que khô trước
thôi. U sầu, rũ rượi hoài, mau tàn phai nhan sắc lắm đấy nhé.
Mi nên nhớ đi, yêu người chỉ nửa trái tim thôi, còn một nửa
giử kỹ lại cho thân.
Ta nè, thương nhớ, mơ tưởng hoài riết rồi cũng lùi quên vào
trong ngăn kéo tiềm thức, xếp góc kín nào đó cho ngủ yên, lẹ làng chóng vánh.
- Nói như Lan thì cuộc đời này có ý nghĩa gì chứ? Sao gọI là
tình yêu được.
- Hoa mỹ thôi. Hương vị cuộc đời là chổ đó. Tóm lại, yêu là
chết trong lòng một tí, đừng để nhiều quá, đau khổ lắm.
- Vẫn biết thế. Nhưng … - Nhung thở dài lẩm bẩm: "Yêu là
khổ, mà ….
- Không yêu thì lỗ. Nhưng Hoàng Lan này! Có lẽ chịu lỗ hơn là
để khổ. Thấy mi với anh hai Khanh, ta ớn da gà quá trời, xanh luôn cả mặt. À,
phải. Dạo này hai người có thường gặp nhau không vậy Nhung?
- Không có.
- Anh Khanh ta không tìm mi à?
- Tại ta tránh mặt thôi. Gặp làm gì nữa, khi đã chia tay?
- Không thể làm bạn được sao?
Lan nghiêm giọng hỏi và nhìn Nhung như chờ đợi câu trả lời.
- Không thể nào được.
- Tại sao vậy?
- Có thể nói, anh Khanh không phải là loại người dễ vị tha.
Càng gần gũi, ta càng khó xử. Ta sợ lắm rồi, Lan ơi! Chơi dao có ngày sẽ bị đứt
tay. Cho dù không sắc nhọn nhưng vẫn trầy trụa, rách da thậm chí tuôn máu. Đau
ngoài da thì ít, mau lành, còn chạm vào vết thương lòng, tổn hại con tim rồi
thì xót xa chua cay lắm. Xa được cứ xa, quên được hãy cố quên, để làm người
không thẹn với lương tâm và trời đất.
- Cũng phải.
Lan gật gù, nhìn bâng quơ qua cảnh vật khung cửa kiếng, mà tốc
độ xe đang cho lùi dần về phía sau.
Gió biển lùa vào mang theo cả hơi nước mặn, hất tung những
làn tóc mượt mà của cả hai cô gái tre?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét