Bằng vào những tài liệu ghi trong các tập lịch sử văn học
cũng như trong các sách giáo khoa dạy văn dạy sử từ phổ thông đến đại học, lâu
nay Phan Bội Châu (1867-1940) đã được biết tới như một trong những nhà văn lớn
nhất nửa đầu thế kỷ XX. Nhưng nhìn cho kỹ thì thấy trước đây, Phan Bội Châu được
nhắc nhở chủ yếu như một ngòi bút có mãnh lực đặc biệt trong việc khơi gọi lòng
yêu nước và thúc giục đồng bào ta đấu tranh. Những gì ông viết ra trước khi bị
bắt (1925) được hết sức trân trọng, còn những sáng tác của ông khi đã bị giam lỏng
ở Huế chỉ được kể tới một cách chểnh mảng. Điều có vẻ ngẫu nhiên đó thực ra nằm
trong quan niệm về văn học một thời: Một là đánh giá văn thơ qua tác động trực
tiếp của nó với người đương thời và hai là gắn văn chương với thành công trước
mắt mà quên rằng nhiều khi ngay trong thất bại, vẫn có thể nảy sinh những tác
phẩm có giá trị thực thụ.
Trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày mất của Phan Bội Châu (29-10-1940– 29-10-1990), nhà nghiên cứu Chương Thâu, được sự ủng hộ của Nhà xuất bản Thuận Hóa cho in liền một lúc mười tập Phan Bội Châu toàn tập. Đồng thời với việc gợi ra ý niệm về khối lượng sáng tác đồ sộ của Phan Bội Châu, bộ sách còn làm được một việc lớn lao là đính chính lại hình ảnh Phan Bội Châu trong chúng ta nữa.
Ngay cách bố cục của bộ sách đã nói lên điều đó. Ba tập đầu được dành cho sáng tác của Phan Bội Châu từ 1925 về trước. Còn những gì ông viết 15 năm cuối đời được dành hẳn cả bảy tập cuối. Vả chăng, vấn đề không phải chỉ là số lượng. Vấn đề còn là trong bảy tập cuối này, có chứa hai công trình nghiên cứu lớn của Phan Bội Châu. Một về Chu dịch. Một về đạo Khổng. Trước khi hoạt động cách mạng, Phan tiên sinh đã có một căn cốt tri thức vững vàng. Nhờ thế, lúc đã về già, trong cảnh cá chậu chim lồng, ông vẫn tìm được việc để làm và sự thực là đã có những công trình hữu ích! Trước mắt chúng ta Phan Bội Châu hiện lên không chỉ như một ngòi bút có sức cổ động mạnh mẽ, mà còn là một nhà nghiên cứu sâu sắc đủ sức viết nên những tác phẩm đánh dấu trình độ tri thức một thời.
Ngoài việc giới thiệu Chu dịch quốc âm dẫn giải và Khổng học đăng, Phan Bội Châu toàn tập còn dành cả một tập để giới thiệu văn xuôi tự truyện của tác giả và đây cũng cần coi là một đóng góp nữa của bộ sách. Bởi lẽ, như chúng ta biết phần sáng tác này của Phan Bội Châu cũng thường bị lãng quên một cách oan uổng.
Trên danh nghĩa ai cũng bảo Phan Bội Châu niên biểu là tác phẩm quan trọng bậc nhất của Phan tiên sinh. Nhưng không kể lần trích in một phần ở Huế 1946, thì đến nay cuốn hồi ký đó của ông chỉ được in thành sách riêng hai lần, một lần vào năm 1955, một lần vào 1957 rồi không thấy được in lại nữa, kể cả trong một số bộ tuyển. Vậy nên, riêng việc tiếp xúc với một tác phẩm nay đã trở thành ấn bản hiếm ấy cũng đã hứa hẹn nhiều thú vị với những ai sẽ đọc Phan Bội Châu toàn tập. Và người ta lại sẽ hào hứng hơn nếu biết rằng cuốn Niên biểu ấy là một thứ hồi ký mẫu mực. ở đó tác giả không định kể công, không tự tô vẽ, không muốn biến mình thành thánh, ở dó, ông chỉ mong người sau trông vào vết xe đổ của mình để tránh thất bại. Xưa nay cái yếu tố tự phán ấy (như một tựa đề vẫn được truyền tụng để gọi Phan Bội Châu niên biểu) thường vẫn là tinh thần chính toát ra từ các cuốn hồi ký tài ba của các nhà văn, đồng thời là những trí thức chân chính.
Một lần bừng tỉnh...
(Thử tìm hiểu lại một sự kiện lịch sử:
Đông Kinh nghĩa thục)
Tháng 5-1907, nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương ký giấy phép chính thức cho khai sinh một trường tư thục ở Hà Nội đã bắt đầu mở cửa từ một vài tháng trước. Nhưng chỉ ít lâu sau, tháng 12 cùng năm, họ phải lập tức thu hồi giấy phép đó lại. Vậy mà đã muộn... Tuy chỉ tồn tại trong vòng chưa đầy một năm, phong trào Đông Kinh nghĩa thục vẫn vĩnh viễn đi vào lịch sử.
Có dịp đi lại trên phố Hàng Đào buôn bán tấp nập - dãy phố đầu bảng trong danh sách 36 phố phường cũ của Hà Nội - có lẽ ít ai nhớ rằng nơi đây đã có lúc trở thành trung tâm của một cuộc vận động lớn nhằm canh tân đất nước.
Ấy là chuyện xảy ra vào năm thứ bảy thế kỷ XX.
Mở trường giảng dạy. Ra báo. Diễn thuyết. Thảo luận. Bình văn... Trong khuôn khổ một trường tư thục mô phỏng theo Khánh ứng nghĩa thục bên Nhật, những việc cụ thể mà các nhà nho lúc ấy, dưới sự hướng dẫn của các cụ Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Hoàng Tăng Bí... đã làm, kể cũng đã nhiều. Song, so với cái ồ ạt của hoạt động, thì nhận thức mới mà phong trào này mang lại còn quan trọng hơn gấp nhiều lần.
Tự phê phán và chân thành muốn hòa nhập
Nói một cách thật cô gọn, thì lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX, không gì khác, là lịch sử mất nước, đồng thời là lịch sử suy nghĩ để hiểu rõ nguyên nhân chính tại sao lại dẫn đến mất nước, từ đó tìm ra đối sách đúng đắn. Thoạt đầu, các nhà nho - bộ phận nhạy cảm nhất của dân tộc - chỉ mới dừng lại ở mệnh trời, ở ý chí, ở cách tổ chức lực lượng. Và họ đã nêu những tâm gương kiên trung trong cuộc đối đầu không chịu khuất phục trước quân xâm lược. Nhưng rồi bấy nhiêu cố gắng đều chỉ dẫn đến bế tắc, tuyệt vọng. Bước sang đầu thế kỷ này, trong khi ngày một thấm thía nỗi hờn vong quốc, những đầu óc tiên tiến nhất thời ấy bắt đầu nghĩ về thực trạng đất nước trên một bình diện khác: bình diện văn hoá. Nói như một nhà trí thức có hạng sau này sẽ nói: “Cái nông nỗi mất nước của ta chính là một tấn kịch nhỏ trong tấn kịch Đông Tây xung đột nhau. Phương Tây đem lại cái chủ nghĩa đế quốc, cái dục vọng bá quyền, những tư tưởng phá hoại, những cơ khí tối tân mà tràn ngập sang phương Đông trong khoảng một thế kỷ nay làm cho các dân tộc phương Đông thất điên bát đảo, bảy nổi ba chìm, đến nay hãy còn tê mê chưa tỉnh sự đời. Thành ra, cái nông nỗi ấy, đối với ta, không phải chỉ là một vấn đề chính trị mà thôi, lại kèm thêm một vấn đề văn hoá nữa, khó khăn nguy hiểm vô cùng”.
Trong những nhận xét khái quát đó, cũng như trong một bài nghị luận dài mang tên Văn minh tân học sách, văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng, do đó nó yêu cầu có một cách đối xử khác. Có một thời nó bị gắn chặt với các thế lực xâm lược, và tinh thần yêu nước nhất thiết chỉ có một cách để bộc lộ là bài ngoại (ở đây là những người từ phương Tây tới), chống lại mọi biểu hiện dây dưa với ngoại bang, thực chất là chống lại văn hóa. Giờ đây, nhờ sự nghiền ngẫm hợp lý, văn hóa phần nào có được sự độc lập tương đối của một thứ công cụ; nếu kẻ xâm lược đã dùng văn hóa để thắng ta, thì ta cũng có thể dùng nó để chống lại chúng. Chủ nghĩa yêu nước hoàn toàn có thể tìm thấy ở đấy một trợ thủ hiệu nghiệm.
Từ một cách nhìn như thế về lịch sử - xem lịch sử xã hội đồng thời là lịch sử văn hóa - người ta bắt tay làm một cuộc kiểm điểm khá mạnh dạn. Trong những tài liệu mà Đông Kinh nghĩa thục in và phát cho các học viên, trong các bài báo lớn nhỏ được đăng trên một tờ báo mới được khai trương cùng với phong trào, tinh thần tự phê phán được đẩy lên ở quy mô dân tộc và xem như bước khởi đầu cần thiết cho mọi vận động có liên quan đến sự sống còn của đất nước. Một thời gian dài, yêu nước chỉ có cái nghĩa duy nhất là lập căn cứ khởi nghĩa và khi khởi nghĩa thất bại thì khẳng khái lui về ở ẩn, nhất định không chịu hợp tác với giặc. Giờ đây, cách hiểu có khác, yêu nước nồng nàn là phải hiểu cho ra cái lạc hậu cổ hủ của nước mình, sự chậm chân, nhất là sự tách rời của nước mình so với thế giới, để rồi lo bảo nhau tìm cách xoá bỏ mọi khoảng cách đáng ngán đang có. Vượt lên trên mặc cảm tự tôn giả tạo, đúng hơn là một thứ tự vuốt ve ru ngủ có hại, người ta có thể nói với nhau khá nặng lời mà không sợ ai hoang mang và mất niềm tin cả. Cứ mỗi lần kể đến sự canh cải đổi thay ở nước ngoài là một lần Văn minh tân học sách nhắc lại: Còn ta thì vẫn như cũ! Trong số ra ngày 27-6-1907, Đăng cổ tùng báo còn viết rõ hơn: “Nước Nam ta bây giờ dốt tệ lắm, mà cũng vì cái dốt nên phải làm như trâu như bò, được đồng nào đem sắm đồ Tàu hết. Cũng vì cái dốt nên nghề hay không làm, ai cũng muốn làm cái nghề ăn không. Cũng vì cái dốt nên người đói meo ra không lo, lo Quan Âm đói. Nói tóm lại thì bao nhiêu cái khổ sở nhọc nhằn ở nước ta cũng vì cái dốt mà ra cả”.
Cái chuẩn được dùng để xem xét thực trạng xã hội, trong trường hợp này, không phải là thứ chuẩn riêng do ta nghĩ ra, mà là cái chuẩn chung của cả thế giới. Thói mị dân xoàng xĩnh bị coi như là có hại. Những đặc điểm dân tộc không bị cường điệu quá mức. Đằng sau những kế sách mà Văn minh tân học sách đề ra nhằm mở mang dân trí có cả một nhận thức sâu sắc dùng làm cơ sở: Đó là nhận thức cho rằng con đường duy nhất để cứu nước là canh tân đất nước. Và trong công cuộc cường dân hóa quốc gian khổ đó; chỉ có thể chân thành cởi mở chứ không thể ấp úng che giấu, chỉ có thể thật sự cầu thị, xắn tay lên mà học mà làm, chứ không có lối nào đi tắt. Trong thời đại mà các cụ gọi là “mưa Âu gió Mỹ” này, mọi thói láu cá khôn vặt không có đất sống.
Trí thức không còn có nghĩa là bảo thủ
Đặt trong quá trình vận động đi lên của dân tộc trong suốt thế kỷ XX, công việc mà Đông Kinh nghĩa thục làm được nhất là những nhận thức mà phong trào đó gợi ra, mang tính cách một thứ đột phá khẩu. Sau sự mở đường ấy, những đầu óc tiên tiến trong giới trí thức, dưới nhiều hình thức khác nhau, sẽ còn đi tiếp, và đi xa hơn, trong việc tự phê phán cũng như đẩy mạnh hoà nhập với thế giới. Từ mấy câu thơ Tản Đà sẽ viết (Dân hai nhăm triệu ai người lớn - Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con), tới một cuộc vận động mang sắc thái bùng nổ, và đáng được coi là sự kiện thế kỷ như phong trào Thơ mới, người ta đều có thể “đọc ra” những dư vang tư tưởng được khởi xướng từ Đông Kinh nghĩa thục. Tâm thức dân tộc như ở vào một cuộc bừng tỉnh và sự bừng tỉnh ấy, rõ ràng là bước chuẩn bị cho những vận hội mới.
Một điều kỳ lạ người ta cũng không nên quên khi nhìn lại phong trào Đông Kinh nghĩa thục, ấy là vai trò mà các nhà nho, những trí thức dân tộc lúc bấy giờ đã đảm nhận. Vốn là tầng lớp ăn sâu bén rễ tới mỗi làng xóm và có tiếng nói khá quyết định ở triều đình, trước đây họ nổi tiếng là bảo thủ. Họ từng thấy rất ngại ngùng không muốn mở cửa đất nước trước văn hóa phương Tây, chỉ bởi một lẽ giản dị: mở cửa nghĩa là quyền lợi của họ bị mất, họ không có dịp thi cử như cũ để rồi vênh vang mũ cao áo dài, tận hưởng ân vua lộc nước như cũ. Với Đông Kinh nghĩa thục, họ đã trở lại với vai trò mà bấy lâu xã hội trông đợi, vai trò khai phá mở đường, gợi ý để dân tộc cùng đi tới. Trí thức đồng nghĩa với cách mạng, văn thơ do họ sáng tác xứng đáng để được gọi là văn thơ cách mạng. Và như vậy thì cái năm 1907 ấy thật sự là một phen để họ rửa mặt, gỡ đi cái tiếng tầm thường vốn có.
Trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày mất của Phan Bội Châu (29-10-1940– 29-10-1990), nhà nghiên cứu Chương Thâu, được sự ủng hộ của Nhà xuất bản Thuận Hóa cho in liền một lúc mười tập Phan Bội Châu toàn tập. Đồng thời với việc gợi ra ý niệm về khối lượng sáng tác đồ sộ của Phan Bội Châu, bộ sách còn làm được một việc lớn lao là đính chính lại hình ảnh Phan Bội Châu trong chúng ta nữa.
Ngay cách bố cục của bộ sách đã nói lên điều đó. Ba tập đầu được dành cho sáng tác của Phan Bội Châu từ 1925 về trước. Còn những gì ông viết 15 năm cuối đời được dành hẳn cả bảy tập cuối. Vả chăng, vấn đề không phải chỉ là số lượng. Vấn đề còn là trong bảy tập cuối này, có chứa hai công trình nghiên cứu lớn của Phan Bội Châu. Một về Chu dịch. Một về đạo Khổng. Trước khi hoạt động cách mạng, Phan tiên sinh đã có một căn cốt tri thức vững vàng. Nhờ thế, lúc đã về già, trong cảnh cá chậu chim lồng, ông vẫn tìm được việc để làm và sự thực là đã có những công trình hữu ích! Trước mắt chúng ta Phan Bội Châu hiện lên không chỉ như một ngòi bút có sức cổ động mạnh mẽ, mà còn là một nhà nghiên cứu sâu sắc đủ sức viết nên những tác phẩm đánh dấu trình độ tri thức một thời.
Ngoài việc giới thiệu Chu dịch quốc âm dẫn giải và Khổng học đăng, Phan Bội Châu toàn tập còn dành cả một tập để giới thiệu văn xuôi tự truyện của tác giả và đây cũng cần coi là một đóng góp nữa của bộ sách. Bởi lẽ, như chúng ta biết phần sáng tác này của Phan Bội Châu cũng thường bị lãng quên một cách oan uổng.
Trên danh nghĩa ai cũng bảo Phan Bội Châu niên biểu là tác phẩm quan trọng bậc nhất của Phan tiên sinh. Nhưng không kể lần trích in một phần ở Huế 1946, thì đến nay cuốn hồi ký đó của ông chỉ được in thành sách riêng hai lần, một lần vào năm 1955, một lần vào 1957 rồi không thấy được in lại nữa, kể cả trong một số bộ tuyển. Vậy nên, riêng việc tiếp xúc với một tác phẩm nay đã trở thành ấn bản hiếm ấy cũng đã hứa hẹn nhiều thú vị với những ai sẽ đọc Phan Bội Châu toàn tập. Và người ta lại sẽ hào hứng hơn nếu biết rằng cuốn Niên biểu ấy là một thứ hồi ký mẫu mực. ở đó tác giả không định kể công, không tự tô vẽ, không muốn biến mình thành thánh, ở dó, ông chỉ mong người sau trông vào vết xe đổ của mình để tránh thất bại. Xưa nay cái yếu tố tự phán ấy (như một tựa đề vẫn được truyền tụng để gọi Phan Bội Châu niên biểu) thường vẫn là tinh thần chính toát ra từ các cuốn hồi ký tài ba của các nhà văn, đồng thời là những trí thức chân chính.
Một lần bừng tỉnh...
(Thử tìm hiểu lại một sự kiện lịch sử:
Đông Kinh nghĩa thục)
Tháng 5-1907, nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương ký giấy phép chính thức cho khai sinh một trường tư thục ở Hà Nội đã bắt đầu mở cửa từ một vài tháng trước. Nhưng chỉ ít lâu sau, tháng 12 cùng năm, họ phải lập tức thu hồi giấy phép đó lại. Vậy mà đã muộn... Tuy chỉ tồn tại trong vòng chưa đầy một năm, phong trào Đông Kinh nghĩa thục vẫn vĩnh viễn đi vào lịch sử.
Có dịp đi lại trên phố Hàng Đào buôn bán tấp nập - dãy phố đầu bảng trong danh sách 36 phố phường cũ của Hà Nội - có lẽ ít ai nhớ rằng nơi đây đã có lúc trở thành trung tâm của một cuộc vận động lớn nhằm canh tân đất nước.
Ấy là chuyện xảy ra vào năm thứ bảy thế kỷ XX.
Mở trường giảng dạy. Ra báo. Diễn thuyết. Thảo luận. Bình văn... Trong khuôn khổ một trường tư thục mô phỏng theo Khánh ứng nghĩa thục bên Nhật, những việc cụ thể mà các nhà nho lúc ấy, dưới sự hướng dẫn của các cụ Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Hoàng Tăng Bí... đã làm, kể cũng đã nhiều. Song, so với cái ồ ạt của hoạt động, thì nhận thức mới mà phong trào này mang lại còn quan trọng hơn gấp nhiều lần.
Tự phê phán và chân thành muốn hòa nhập
Nói một cách thật cô gọn, thì lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX, không gì khác, là lịch sử mất nước, đồng thời là lịch sử suy nghĩ để hiểu rõ nguyên nhân chính tại sao lại dẫn đến mất nước, từ đó tìm ra đối sách đúng đắn. Thoạt đầu, các nhà nho - bộ phận nhạy cảm nhất của dân tộc - chỉ mới dừng lại ở mệnh trời, ở ý chí, ở cách tổ chức lực lượng. Và họ đã nêu những tâm gương kiên trung trong cuộc đối đầu không chịu khuất phục trước quân xâm lược. Nhưng rồi bấy nhiêu cố gắng đều chỉ dẫn đến bế tắc, tuyệt vọng. Bước sang đầu thế kỷ này, trong khi ngày một thấm thía nỗi hờn vong quốc, những đầu óc tiên tiến nhất thời ấy bắt đầu nghĩ về thực trạng đất nước trên một bình diện khác: bình diện văn hoá. Nói như một nhà trí thức có hạng sau này sẽ nói: “Cái nông nỗi mất nước của ta chính là một tấn kịch nhỏ trong tấn kịch Đông Tây xung đột nhau. Phương Tây đem lại cái chủ nghĩa đế quốc, cái dục vọng bá quyền, những tư tưởng phá hoại, những cơ khí tối tân mà tràn ngập sang phương Đông trong khoảng một thế kỷ nay làm cho các dân tộc phương Đông thất điên bát đảo, bảy nổi ba chìm, đến nay hãy còn tê mê chưa tỉnh sự đời. Thành ra, cái nông nỗi ấy, đối với ta, không phải chỉ là một vấn đề chính trị mà thôi, lại kèm thêm một vấn đề văn hoá nữa, khó khăn nguy hiểm vô cùng”.
Trong những nhận xét khái quát đó, cũng như trong một bài nghị luận dài mang tên Văn minh tân học sách, văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng, do đó nó yêu cầu có một cách đối xử khác. Có một thời nó bị gắn chặt với các thế lực xâm lược, và tinh thần yêu nước nhất thiết chỉ có một cách để bộc lộ là bài ngoại (ở đây là những người từ phương Tây tới), chống lại mọi biểu hiện dây dưa với ngoại bang, thực chất là chống lại văn hóa. Giờ đây, nhờ sự nghiền ngẫm hợp lý, văn hóa phần nào có được sự độc lập tương đối của một thứ công cụ; nếu kẻ xâm lược đã dùng văn hóa để thắng ta, thì ta cũng có thể dùng nó để chống lại chúng. Chủ nghĩa yêu nước hoàn toàn có thể tìm thấy ở đấy một trợ thủ hiệu nghiệm.
Từ một cách nhìn như thế về lịch sử - xem lịch sử xã hội đồng thời là lịch sử văn hóa - người ta bắt tay làm một cuộc kiểm điểm khá mạnh dạn. Trong những tài liệu mà Đông Kinh nghĩa thục in và phát cho các học viên, trong các bài báo lớn nhỏ được đăng trên một tờ báo mới được khai trương cùng với phong trào, tinh thần tự phê phán được đẩy lên ở quy mô dân tộc và xem như bước khởi đầu cần thiết cho mọi vận động có liên quan đến sự sống còn của đất nước. Một thời gian dài, yêu nước chỉ có cái nghĩa duy nhất là lập căn cứ khởi nghĩa và khi khởi nghĩa thất bại thì khẳng khái lui về ở ẩn, nhất định không chịu hợp tác với giặc. Giờ đây, cách hiểu có khác, yêu nước nồng nàn là phải hiểu cho ra cái lạc hậu cổ hủ của nước mình, sự chậm chân, nhất là sự tách rời của nước mình so với thế giới, để rồi lo bảo nhau tìm cách xoá bỏ mọi khoảng cách đáng ngán đang có. Vượt lên trên mặc cảm tự tôn giả tạo, đúng hơn là một thứ tự vuốt ve ru ngủ có hại, người ta có thể nói với nhau khá nặng lời mà không sợ ai hoang mang và mất niềm tin cả. Cứ mỗi lần kể đến sự canh cải đổi thay ở nước ngoài là một lần Văn minh tân học sách nhắc lại: Còn ta thì vẫn như cũ! Trong số ra ngày 27-6-1907, Đăng cổ tùng báo còn viết rõ hơn: “Nước Nam ta bây giờ dốt tệ lắm, mà cũng vì cái dốt nên phải làm như trâu như bò, được đồng nào đem sắm đồ Tàu hết. Cũng vì cái dốt nên nghề hay không làm, ai cũng muốn làm cái nghề ăn không. Cũng vì cái dốt nên người đói meo ra không lo, lo Quan Âm đói. Nói tóm lại thì bao nhiêu cái khổ sở nhọc nhằn ở nước ta cũng vì cái dốt mà ra cả”.
Cái chuẩn được dùng để xem xét thực trạng xã hội, trong trường hợp này, không phải là thứ chuẩn riêng do ta nghĩ ra, mà là cái chuẩn chung của cả thế giới. Thói mị dân xoàng xĩnh bị coi như là có hại. Những đặc điểm dân tộc không bị cường điệu quá mức. Đằng sau những kế sách mà Văn minh tân học sách đề ra nhằm mở mang dân trí có cả một nhận thức sâu sắc dùng làm cơ sở: Đó là nhận thức cho rằng con đường duy nhất để cứu nước là canh tân đất nước. Và trong công cuộc cường dân hóa quốc gian khổ đó; chỉ có thể chân thành cởi mở chứ không thể ấp úng che giấu, chỉ có thể thật sự cầu thị, xắn tay lên mà học mà làm, chứ không có lối nào đi tắt. Trong thời đại mà các cụ gọi là “mưa Âu gió Mỹ” này, mọi thói láu cá khôn vặt không có đất sống.
Trí thức không còn có nghĩa là bảo thủ
Đặt trong quá trình vận động đi lên của dân tộc trong suốt thế kỷ XX, công việc mà Đông Kinh nghĩa thục làm được nhất là những nhận thức mà phong trào đó gợi ra, mang tính cách một thứ đột phá khẩu. Sau sự mở đường ấy, những đầu óc tiên tiến trong giới trí thức, dưới nhiều hình thức khác nhau, sẽ còn đi tiếp, và đi xa hơn, trong việc tự phê phán cũng như đẩy mạnh hoà nhập với thế giới. Từ mấy câu thơ Tản Đà sẽ viết (Dân hai nhăm triệu ai người lớn - Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con), tới một cuộc vận động mang sắc thái bùng nổ, và đáng được coi là sự kiện thế kỷ như phong trào Thơ mới, người ta đều có thể “đọc ra” những dư vang tư tưởng được khởi xướng từ Đông Kinh nghĩa thục. Tâm thức dân tộc như ở vào một cuộc bừng tỉnh và sự bừng tỉnh ấy, rõ ràng là bước chuẩn bị cho những vận hội mới.
Một điều kỳ lạ người ta cũng không nên quên khi nhìn lại phong trào Đông Kinh nghĩa thục, ấy là vai trò mà các nhà nho, những trí thức dân tộc lúc bấy giờ đã đảm nhận. Vốn là tầng lớp ăn sâu bén rễ tới mỗi làng xóm và có tiếng nói khá quyết định ở triều đình, trước đây họ nổi tiếng là bảo thủ. Họ từng thấy rất ngại ngùng không muốn mở cửa đất nước trước văn hóa phương Tây, chỉ bởi một lẽ giản dị: mở cửa nghĩa là quyền lợi của họ bị mất, họ không có dịp thi cử như cũ để rồi vênh vang mũ cao áo dài, tận hưởng ân vua lộc nước như cũ. Với Đông Kinh nghĩa thục, họ đã trở lại với vai trò mà bấy lâu xã hội trông đợi, vai trò khai phá mở đường, gợi ý để dân tộc cùng đi tới. Trí thức đồng nghĩa với cách mạng, văn thơ do họ sáng tác xứng đáng để được gọi là văn thơ cách mạng. Và như vậy thì cái năm 1907 ấy thật sự là một phen để họ rửa mặt, gỡ đi cái tiếng tầm thường vốn có.
Vương Trí Nhàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét