Gia Định báo, tờ báo đầu tiên của nước ta được xuất bản ở Sài
Gòn 5 năm trước khi Tú Xương ra đời. Nhưng có lẽ trong hoàn cảnh sự giao thông
liên lạc bấy giờ, thậm chí khó lòng nói chắc rằng nho sĩ Trần Tế Xương biết có
một tờ báo như thế tồn tại ở trên đời để tính chuyện... cộng tác.
Tương tự như vậy, cũng không ai dám đảm bảo Đại Nam đồng văn nhật báo, sau đổi là Đăng cổ tùng báo (do Schneider cho làm ở Hà Nội, có phần chữ Hán do Kiều Oánh Mậu phụ trách) có dịp đến với đông đảo cư dân thành Nam, để nhà thơ của xứ Non Côi Sông Vị này có được cách nghĩ rộng ra về sự tồn tại của một ngòi bút như mình và có thêm những chủ định trong sáng tạo. Theo các tài liệu viết về lịch sử báo chí nước ngoài thì ngay từ đời Đường, Trung Quốc có tờ Đế báo. Từ 1355, một ấn phẩm được các nhà nghiên cứu sau này tạm mệnh danh là Gazette de Pékin đã được nhà Nguyên cho phát hành và từ 1800, triều Thanh có báo ra hàng ngày, in vào những mảnh lụa vàng, khâu liền với nhau v.v... Có điều, đấy là chuyện ở bên Tàu. Ông cha ta có qua đó học nghề in mộc bản, thì cũng chỉ mới là để in sách cho mấy nhà Quảng Văn Đường, Liễu Văn Đường..., tóm lại là học làm xuất bản, chưa ai có ý niệm gì về báo cả. Nếu có tính đến mấy ông nhà nho chuyển sang viết báo, thì người ta phải đợi đến thập kỷ thứ hai của thế kỷ XX, khi Phan Kế Bính viết cho Đông Dương tạp chí, Nguyễn Bá Học viết Nam Phong, Tản Đà làm Hữu Thanh hoặc Phan Khôi làm chủ bút Phụ nữ tân văn. Trước đó, nhà báo ở ta thuần túy là lớp trí thức mới được Pháp đào tạo (Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh). ấy là những sự kiện được lịch sử công nhận.
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào nội dung các bài thơ mà Tú Xương để lại, người ta lại không khỏi có ý nghĩ rằng ông nhà nho này sinh ra để làm báo. ở ông luôn luôn có tư duy của một ký giả, chẳng qua sinh bất phùng thời, không gặp cơ may để thi thố ngòi bút cho đúng lúc thôi, chứ thật ra ông phải là người của trường văn trận bút hiện đại thì mới phải.
Chất báo chí trong thơ Tú Xương được bộc lộ ở mấy điểm:
1) Trong khi phần lớn thơ ca nho sĩ là thơ ca hướng nội, thì thơ Tú Xương “hướng ngoại”. Đối với ông, những chuyện đời Đường, đời Tống ông phải học từ khi để chỏm chả có gì quan trọng. Mà ông luôn luôn dỏng tai để lắng nghe các chuyện thời cuộc và tìm cách ghi lại nó trên mặt giấy. Chưa nói được về tình hình chung của cả xứ cả nước, thì ông nói về chuyện cái thành phố ông ở. Giá một tờ báo lớn nào đó ở Hà Nội, ở Sài Gòn muốn tìm cộng tác viên tại chỗ, chắc phải mời ông, vì ông thạo tin vỉa hè, biết đủ chuyện đầu đường xó chợ người ta đang đồn đại, và sẵn sàng làm những việc mà một phóng viên tập sự phải làm tức là săn tin ở sở cảnh sát, ở toà án. Nhìn vào các loại việc mà thứ thơ “ống kính chụp nhanh” của ông đã có nhắc tới, nào ăn cắp vào nhà pha, nào sư ở tù, mán ngồi xe, nào cảnh mẹ vợ ngủ với chàng rể, cô ký lấy lẽ v.v..., người ta dễ nghĩ tới một mục Việt Nam nhị thập thế kỷ ba đào ký mà tờ An Nam tạp chí của Tản Đà sẽ mở.
2) Cũng rất gần với báo chí là cái tư duy bám sát hiện tượng và sự vật của thơ Tú Xương. Ông thích mô tả, mà không thích tổng hợp vội, khái quát non. Nhân vật ông nói tới phải có cái tên cụ thể (ông ấm Điềm, ông cử Nhu, ông đồ Bốn...), địa điểm xảy ra hành động cũng là những phố những làng có thật (Hàng Lờ, Hàng Nâu, Hàng Sắt v.v...) Đặc biệt, với Tú Xương bắt đầu cả loạt thơ chân dung viết về đủ loại: ông đốc, ông phủ, ông đội, ông lang, ông cò, cô đầu, gái buôn, bợm già, công chức thuộc địa v.v... Những con người có thật đó vào thơ ông sống động linh hoạt như ở ngoài đời mà vẫn gợi ra những ý khái quát mà các bài báo sắc sảo phải có. 3) Nhiều sáng tác của Tú Xương hình như được viết rất nhanh. Sự việc vừa xảy ra là ông có thơ liền. Lại có những bài ông làm theo “com-măng”, theo đơn đặt hàng của người khác, mà vẫn chân thành, sâu sắc và gửi gắm được tâm sự riêng của mình. Cái lối làm việc có vẻ như không cần cảm hứng này rất gần với báo chí hiện đại.
4) Sau hết, nếu đi làm báo, Tú Xương sẽ là một nhà báo viết được nhiều thể tài khác nhau. Trong khi bị gò bó ở thể thơ thất ngôn, ông vẫn tỏ ra là một ngòi bút phóng túng, có thể bươn trải xoay xở đủ mặt hàng, từ phóng sự, đặc tả cho tới tạp ghi, phiếm luận, nhàn đàm... và cả dịch thuật nữa.
Từ trước đến nay, thơ văn của Trần Tế Xương thường được các nhà nghiên cứu ở ta xếp vào dòng thơ cổ điển, thứ thơ từ thế kỷ XIX về trước. Đã đến lúc, nên nói thêm rằng sáng tác của Tú Xương có những khía cạnh khá hiện đại, mà trước tiên con người tác giả hiện ra trong thơ đã là con người khá hiện đại. Được đào tạo chính quy từ nơi cửa Khổng sân Trình song ông xa lạ với mọi quan niệm sống khắc kỷ khổ hạnh mà các nhà nho tự ép xác để noi theo bằng được. Ông thích công khai nói lên những khao khát thường xuyên lồng lộn vật vã trong lòng mình. Cay nghiệt trong nhận xét, xô bồ thoải mái trong lựa chọn tài liệu, không ngại trân tráo trong trình bày miêu tả, ông đã mang tới trong thơ ca một tiếng nói mới, tiếng nói của những thành thị đang hình thành.
Chất báo chí nói trong bài này bắt nguồn từ cái phần sâu xa đó trong con người Tú Xương.
Tương tự như vậy, cũng không ai dám đảm bảo Đại Nam đồng văn nhật báo, sau đổi là Đăng cổ tùng báo (do Schneider cho làm ở Hà Nội, có phần chữ Hán do Kiều Oánh Mậu phụ trách) có dịp đến với đông đảo cư dân thành Nam, để nhà thơ của xứ Non Côi Sông Vị này có được cách nghĩ rộng ra về sự tồn tại của một ngòi bút như mình và có thêm những chủ định trong sáng tạo. Theo các tài liệu viết về lịch sử báo chí nước ngoài thì ngay từ đời Đường, Trung Quốc có tờ Đế báo. Từ 1355, một ấn phẩm được các nhà nghiên cứu sau này tạm mệnh danh là Gazette de Pékin đã được nhà Nguyên cho phát hành và từ 1800, triều Thanh có báo ra hàng ngày, in vào những mảnh lụa vàng, khâu liền với nhau v.v... Có điều, đấy là chuyện ở bên Tàu. Ông cha ta có qua đó học nghề in mộc bản, thì cũng chỉ mới là để in sách cho mấy nhà Quảng Văn Đường, Liễu Văn Đường..., tóm lại là học làm xuất bản, chưa ai có ý niệm gì về báo cả. Nếu có tính đến mấy ông nhà nho chuyển sang viết báo, thì người ta phải đợi đến thập kỷ thứ hai của thế kỷ XX, khi Phan Kế Bính viết cho Đông Dương tạp chí, Nguyễn Bá Học viết Nam Phong, Tản Đà làm Hữu Thanh hoặc Phan Khôi làm chủ bút Phụ nữ tân văn. Trước đó, nhà báo ở ta thuần túy là lớp trí thức mới được Pháp đào tạo (Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh). ấy là những sự kiện được lịch sử công nhận.
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào nội dung các bài thơ mà Tú Xương để lại, người ta lại không khỏi có ý nghĩ rằng ông nhà nho này sinh ra để làm báo. ở ông luôn luôn có tư duy của một ký giả, chẳng qua sinh bất phùng thời, không gặp cơ may để thi thố ngòi bút cho đúng lúc thôi, chứ thật ra ông phải là người của trường văn trận bút hiện đại thì mới phải.
Chất báo chí trong thơ Tú Xương được bộc lộ ở mấy điểm:
1) Trong khi phần lớn thơ ca nho sĩ là thơ ca hướng nội, thì thơ Tú Xương “hướng ngoại”. Đối với ông, những chuyện đời Đường, đời Tống ông phải học từ khi để chỏm chả có gì quan trọng. Mà ông luôn luôn dỏng tai để lắng nghe các chuyện thời cuộc và tìm cách ghi lại nó trên mặt giấy. Chưa nói được về tình hình chung của cả xứ cả nước, thì ông nói về chuyện cái thành phố ông ở. Giá một tờ báo lớn nào đó ở Hà Nội, ở Sài Gòn muốn tìm cộng tác viên tại chỗ, chắc phải mời ông, vì ông thạo tin vỉa hè, biết đủ chuyện đầu đường xó chợ người ta đang đồn đại, và sẵn sàng làm những việc mà một phóng viên tập sự phải làm tức là săn tin ở sở cảnh sát, ở toà án. Nhìn vào các loại việc mà thứ thơ “ống kính chụp nhanh” của ông đã có nhắc tới, nào ăn cắp vào nhà pha, nào sư ở tù, mán ngồi xe, nào cảnh mẹ vợ ngủ với chàng rể, cô ký lấy lẽ v.v..., người ta dễ nghĩ tới một mục Việt Nam nhị thập thế kỷ ba đào ký mà tờ An Nam tạp chí của Tản Đà sẽ mở.
2) Cũng rất gần với báo chí là cái tư duy bám sát hiện tượng và sự vật của thơ Tú Xương. Ông thích mô tả, mà không thích tổng hợp vội, khái quát non. Nhân vật ông nói tới phải có cái tên cụ thể (ông ấm Điềm, ông cử Nhu, ông đồ Bốn...), địa điểm xảy ra hành động cũng là những phố những làng có thật (Hàng Lờ, Hàng Nâu, Hàng Sắt v.v...) Đặc biệt, với Tú Xương bắt đầu cả loạt thơ chân dung viết về đủ loại: ông đốc, ông phủ, ông đội, ông lang, ông cò, cô đầu, gái buôn, bợm già, công chức thuộc địa v.v... Những con người có thật đó vào thơ ông sống động linh hoạt như ở ngoài đời mà vẫn gợi ra những ý khái quát mà các bài báo sắc sảo phải có. 3) Nhiều sáng tác của Tú Xương hình như được viết rất nhanh. Sự việc vừa xảy ra là ông có thơ liền. Lại có những bài ông làm theo “com-măng”, theo đơn đặt hàng của người khác, mà vẫn chân thành, sâu sắc và gửi gắm được tâm sự riêng của mình. Cái lối làm việc có vẻ như không cần cảm hứng này rất gần với báo chí hiện đại.
4) Sau hết, nếu đi làm báo, Tú Xương sẽ là một nhà báo viết được nhiều thể tài khác nhau. Trong khi bị gò bó ở thể thơ thất ngôn, ông vẫn tỏ ra là một ngòi bút phóng túng, có thể bươn trải xoay xở đủ mặt hàng, từ phóng sự, đặc tả cho tới tạp ghi, phiếm luận, nhàn đàm... và cả dịch thuật nữa.
Từ trước đến nay, thơ văn của Trần Tế Xương thường được các nhà nghiên cứu ở ta xếp vào dòng thơ cổ điển, thứ thơ từ thế kỷ XIX về trước. Đã đến lúc, nên nói thêm rằng sáng tác của Tú Xương có những khía cạnh khá hiện đại, mà trước tiên con người tác giả hiện ra trong thơ đã là con người khá hiện đại. Được đào tạo chính quy từ nơi cửa Khổng sân Trình song ông xa lạ với mọi quan niệm sống khắc kỷ khổ hạnh mà các nhà nho tự ép xác để noi theo bằng được. Ông thích công khai nói lên những khao khát thường xuyên lồng lộn vật vã trong lòng mình. Cay nghiệt trong nhận xét, xô bồ thoải mái trong lựa chọn tài liệu, không ngại trân tráo trong trình bày miêu tả, ông đã mang tới trong thơ ca một tiếng nói mới, tiếng nói của những thành thị đang hình thành.
Chất báo chí nói trong bài này bắt nguồn từ cái phần sâu xa đó trong con người Tú Xương.
Vương Trí Nhàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét