1. Cầu Mây
Một cây cầu nổi tiếng được kết bằng các sợi dây mây bắc qua
dòng suối Mường Hoa, cách trung tâm thị trấn SaPa khoảng 17km về
phía đông nam. Nếu như may mắn đến Cầu Mây vào những lúc có sương mù
bao phủ khắp dòng suối Mường Hoa phủ kín cả cây cầu, mang lại cảm
giác bồng bềnh khi đi qua cây cầu, bạn sẽ cảm thấy như đang đi trên mây.
Để đi qua chiếc cầu này đòi hỏi du khách phải có lòng dũng cảm, vì mỗi ván cách nhau cỡ 20cm sẽ gây ra hiện tượng hoa mắt nếu nhìn xuống. Dù đầy thử thách như vậy nhưng rất nhiều người từ khắp mọi miền của đất nước mỗi khi đến SaPa đều muốn thử cảm giác mạnh này. Đây cũng được coi là một trải nghiệm khó quên khi đến với SaPa. Khi đã chinh phục thành công cây cầu này, cứ theo đường mòn sẽ dẫn bạn đến với thác nước Giàng Ta Chải.
Để đi qua chiếc cầu này đòi hỏi du khách phải có lòng dũng cảm, vì mỗi ván cách nhau cỡ 20cm sẽ gây ra hiện tượng hoa mắt nếu nhìn xuống. Dù đầy thử thách như vậy nhưng rất nhiều người từ khắp mọi miền của đất nước mỗi khi đến SaPa đều muốn thử cảm giác mạnh này. Đây cũng được coi là một trải nghiệm khó quên khi đến với SaPa. Khi đã chinh phục thành công cây cầu này, cứ theo đường mòn sẽ dẫn bạn đến với thác nước Giàng Ta Chải.
2. Núi Hàm Rồng
Núi Hàm Rồng nằm ngay cạnh trung tâm thị trấn SaPa,
thuộc dãy Hoàng Liên Sơn là một thắng cảnh bạn không thể bỏ qua khi tới SaPa.
Núi có tầng thực vật đa dạng, từ cây lá rộng, dây leo cho đến lá kim và trúc
núi, thay đổi theo độ cao.
Cái tên của ngọn núi gắn liền với truyền thuyết ba anh em nhà rồng theo sắc lệnh của Ngọc Hoàng do chậm chân không tìm được địa phận cho mình trước thời hạn của Ngọc Hoàng mà hóa thành đá. Núi Hàm Rồng ngày nay được xây dựng thành khu du lịch với nhiều địa điểm đáng tham quan như vườn hoa Hàm Rồng, vườn đá Thạch Lâm hay Sân Mây cao vời vợi.
Cái tên của ngọn núi gắn liền với truyền thuyết ba anh em nhà rồng theo sắc lệnh của Ngọc Hoàng do chậm chân không tìm được địa phận cho mình trước thời hạn của Ngọc Hoàng mà hóa thành đá. Núi Hàm Rồng ngày nay được xây dựng thành khu du lịch với nhiều địa điểm đáng tham quan như vườn hoa Hàm Rồng, vườn đá Thạch Lâm hay Sân Mây cao vời vợi.
3. Nhà Thờ Đá SaPa
Nhà thờ Đá SaPa toạ lạc trên một vị trí đắc địa với phía
sau là núi Hàm Rồng che chắn, phía trước là khu đất rộng, bằng phẳng,
nơi diễn ra những lễ hội đầy màu sắc của phố núi. Hình dạng và kiến trúc của
nhà thờ được xây theo hình thập giá với lối kiến trúc Gotic La Mã. Kiến
trúc đó thể hiện ở mái, tháp chuông, vòm cuốn… đều là hình chóp tạo cho công
trình nét bay bổng thanh thoát.
Khu nhà thờ gồm 7 gian rộng hơn 500m2, phần tháp chuông cao 20m, trong tháp có quả chuông cao 1,5m, đúc năm 1932 nặng 500kg, tiếng vang trong vòng bán kính 1Km2. Toàn bộ nhà thờ được xây bằng đá đẽo kết dính với nhau bằng hỗn hợp của cát, vôi và mật mía.
Khu nhà thờ gồm 7 gian rộng hơn 500m2, phần tháp chuông cao 20m, trong tháp có quả chuông cao 1,5m, đúc năm 1932 nặng 500kg, tiếng vang trong vòng bán kính 1Km2. Toàn bộ nhà thờ được xây bằng đá đẽo kết dính với nhau bằng hỗn hợp của cát, vôi và mật mía.
4. Bản Tả Phìn
Nằm cách trung tâm thị trấn SaPa 12km, đi lên hướng
đông bắc bạn sẽ được tới thăm Bản Tả Phìn, một bản làng xinh đẹp, nơi cư
trú của hai dân tộc Dao Và H’mông. Đi men theo con đường vào cuối bản
Tả Phìn, bạn sẽ thấy hang Tả Phìn nằm dưới chân một ngọn núi cao.
Hang động có đường đi ngoằn ngoèo như đi xuyên lên vách núi,
hai bên là những nhũ đá với nhiều hình dáng kỳ lạ hòa trong âm thanh của những
giọt nước nhỏ từng giọt xuống nền.
Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên đẹp, Tả Phìn còn nổi tiếng với làng nghề thổ cẩm đậm nét văn hóa SaPa. Sản phẩm thổ cẩm Tả Phìn đa dạng về kiểu dáng và màu sắc hoàn toàn do bàn tay khéo léo của các chị em người Dao, H’mông dệt nên.
Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên đẹp, Tả Phìn còn nổi tiếng với làng nghề thổ cẩm đậm nét văn hóa SaPa. Sản phẩm thổ cẩm Tả Phìn đa dạng về kiểu dáng và màu sắc hoàn toàn do bàn tay khéo léo của các chị em người Dao, H’mông dệt nên.
5. Bản Cát Cát
Bản Cát Cát là nơi sinh sống và làm việc của người
dân H’Mông, bản thuộc chân dãy núi Hoàng Liên Sơn. Con đường dẫn tới bản
Cát Cát được làm từ bê tông và những bậc thang được làm từ đá, đi qua những
bậc thang tới cây cầu Si là đã đến gần với Cát Cát, đến gần với
những dòng suối chảy suốt ngày đêm không ngừng nghỉ, có suối Vàng, suối Bạc,
suối Tiên Sa.
Đến với Cát Cát bạn sẽ cảm nhận được cái gần gũi của thiên nhiên, bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên tươi mát đầy sức sống, và cảm giác bình yên đến khó tả của một vùng bản núi. Đây là một địa điểm du lịch vô cùng thú vị cho những người yêu thích thiên nhiên có thể tha hồ hòa mình vào các loài hoa muôn sắc khoe tươi và những dòng suối mát mẻ.
Đến với Cát Cát bạn sẽ cảm nhận được cái gần gũi của thiên nhiên, bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên tươi mát đầy sức sống, và cảm giác bình yên đến khó tả của một vùng bản núi. Đây là một địa điểm du lịch vô cùng thú vị cho những người yêu thích thiên nhiên có thể tha hồ hòa mình vào các loài hoa muôn sắc khoe tươi và những dòng suối mát mẻ.
6. Bản Sín Chải
Bản Sín Chải nằm ngay dưới chân núi của đỉnh
Fansipan, người dân dựng nhà trải dài theo thung lũng ba mặt là núi đồi, đường
giao thông độc đạo, phải đi qua bản Cát Cát mới lên đến thị trấn
SaPa.
Là cơ hội tuyệt vời dành cho những ai muốn tìm hiểu về cuộc sống
của người H’Mông đen ở SaPa. Không ồn ào náo nhiệt, không tình
trạng người bán hàng rong chèo kéo khách du lịch diễn ra như ở các bản Cát
Cát, Tả Phìn, Tả Van.
Để đến thăm bản có thể đi xe máy, ô tô đến đầu bản rồi quốc bộ theo con đường nhỏ chỉ đủ một chiếc xe máy đi qua. Theo con đường xuyên suốt đến cuối bản, du khách bắt gặp những mái nhà lợp bằng gỗ pơ mu, những mảnh vải lanh phơi trước hiên nhà, những nông cụ còn chưa kịp cất.
Để đến thăm bản có thể đi xe máy, ô tô đến đầu bản rồi quốc bộ theo con đường nhỏ chỉ đủ một chiếc xe máy đi qua. Theo con đường xuyên suốt đến cuối bản, du khách bắt gặp những mái nhà lợp bằng gỗ pơ mu, những mảnh vải lanh phơi trước hiên nhà, những nông cụ còn chưa kịp cất.
Và hành trình ấy mang đến cảm giác bình yên, một chút nao
lòng ở một bản còn nghèo khó của SaPa.
7. Bản Hồ
Nằm nép mình bên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ và soi
bóng xuống dòng suối Mường Hoa thơ mộng đã tạo nên cảnh sắc hữu tình
cho Bản Hồ. Cùng với đó là những nét độc đáo trong sinh hoạt văn hóa truyền
thống của người dân bản địa đã giúp Bản Hồ trở thành điểm đến hấp dẫn
đối với du khách trong và ngoài nước.
Không chỉ có vậy, vùng đất này còn được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hiếm có, một quần thể kiến tạo bao gồm: Núi, đồi, thung lũng, suối và những cánh đồng lúa mênh mông. Đến Bản Hồ, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước những thửa ruộng bậc thang ngút tầm mắt, hòa lẫn những nếp nhà của người dân nằm rải rác dọc hai bờ suối.
Không chỉ có vậy, vùng đất này còn được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hiếm có, một quần thể kiến tạo bao gồm: Núi, đồi, thung lũng, suối và những cánh đồng lúa mênh mông. Đến Bản Hồ, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước những thửa ruộng bậc thang ngút tầm mắt, hòa lẫn những nếp nhà của người dân nằm rải rác dọc hai bờ suối.
Thôn Bản Dền còn là nơi gặp gỡ của hai dòng suối Mường
Hoa và La Ve. Suối Mường Hoa được phối cảnh với một địa thế đẹp, khí
hậu ôn hoà và những ngôi làng truyền thống người Tày đã tạo nên bức
tranh sơn thuỷ hữu tình, mê đắm lòng người. Con suối đã quá thân thuộc trong cuộc
sống sinh hoạt của đồng bào Tàynơi đây.
8. Bản Tả Van
Tả Van cách trung tâm thị trấn SaPa khoảng
7km. Từ trung tâm thị trấn SaPa, bạn đi dọc theo phố Cầu Mây, sau đó
rẽ sang phố Mường Hoa là đến .
Vậy là quý khách đã bắt đầu hành trình rời bỏ những con phố
nhộn nhịp và sầm uất, du khách khởi đầu trải nghiệm một cuộc sống khác, đúng
nghĩa của những bản làng. Sau lưng vẫn là chốn huyên náo, phồn hoa của SaPa nhưng
trước mặt là không gian bình dị.
Nếu không có những hàng cột điện đưa ánh sáng về bản, không
có con đường trải nhựa dẫn đến bản thì nơi này đúng “chất” cuộc sống các dân
tộc Mông, Dao, Giáy, Tày… bản địa.
Tả Van nằm dưới thung lũng hai bên là hai dãy Hoàng Liên Sơn và núi Hàm Rồnghùng vĩ, bao quanh bản là các thửa ruộng bậc thang trồng lúa nằm ở cấp thấp hơn. Ruộng kéo dài đến tận cửa nhà. Cứ đến mùa thu hoạch lúa chín (Tháng 4 và tháng 9 hàng năm) là cả thôn bản ấm lên cùng sắc vàng tự nhiên của lúa chín.
Tả Van nằm dưới thung lũng hai bên là hai dãy Hoàng Liên Sơn và núi Hàm Rồnghùng vĩ, bao quanh bản là các thửa ruộng bậc thang trồng lúa nằm ở cấp thấp hơn. Ruộng kéo dài đến tận cửa nhà. Cứ đến mùa thu hoạch lúa chín (Tháng 4 và tháng 9 hàng năm) là cả thôn bản ấm lên cùng sắc vàng tự nhiên của lúa chín.
Đây cũng là thời điểm du lịch SaPa nói chung
và Lao Chài – Tả Van nói riêng bởi khao khát được một lần ngắm những
cánh đồng lúa chín vàng theo từng bậc, từng bậc đó khiến ta có cảm giác được lạc
vào chốn bồng lai tiên cảnh.
9. Thung Lũng Mường Hoa
Cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 10 km về phía
Đông Nam. Nơi đây thu hút du khách đi du lịch Sapa bởi vẻ đẹp hữu
tình của đất trời. Ngoài ra, đây còn là nơi có bãi đá cổ kỳ bí nằm xen kẽ giữa
những thửa ruộng bậc thang và cỏ cây.
Tại đó là hàng trăm hòn đá với nhiều hình thù độc đáo cùng những
hình vẽ, ký hiệu kỳ lạ được chạm khắc phía trên mà đến nay các nhà khảo cổ vẫn
chưa xác định được nguồn gốc và ý nghĩa của nó.
Ngoài thung lũng Mường Hoa, du khách có thể đến một địa điểm khách có vẻ đẹp không kém đó là thung lũng hoa hồng. Tại thung lũng Mường Hoa còn có một con suối nhỏ xinh xắn dài 15km trải qua nhiều bản làng của khu du lịch SaPa. Dòng suối dài uốn lượn như một con trăn khổng lồ bên ruộng bậc thang SaPa.
Ngoài thung lũng Mường Hoa, du khách có thể đến một địa điểm khách có vẻ đẹp không kém đó là thung lũng hoa hồng. Tại thung lũng Mường Hoa còn có một con suối nhỏ xinh xắn dài 15km trải qua nhiều bản làng của khu du lịch SaPa. Dòng suối dài uốn lượn như một con trăn khổng lồ bên ruộng bậc thang SaPa.
Vào mùa lúa chín, sắc vàng phản chiếu xuống dòng suối làm tôn
lên vẻ đẹp huyền ảo của thung lũng. Do để tiện đi lại qua 2 bên bờ, những cư
dân nơi đây đã chung tay xây dựng những chiếc cầu mây nằm vắt ngang dòng suối
bên những cây cổ thụ cành lá xum xuê. Đây cũng là một điểm thu hút du khách
đi du lịch SaPa đến với thung lũng Mường Hoa ngày càng
đông.
10. Fansipan
Là ngọn núi cao nhất của bán đảo Đông Dương (3.143m),
nằm ở trung tâm dãy Hoàng Liên Sơn, Cách thị trấn SaPa 9km về phía
Tây Nam. Để có thể tham gia hành trình này bạn cần phải có một sức khỏe thật tốt,
chuẩn bị đầy đủ các vật dụng thiết yếu và yếu tố không thể thiếu nữa là người
dân đường.
Chinh phục đỉnh Fansipan trở thành một mong ước cháy bỏng cho tất cả những ai yêu thích phưu lưu, mạo hiểm. Trên đường du khách còn có dịp được khám phá thiên nhiên kỳ thú của dãy Hoàng Liên Sơn. Đến độ cao 2.400m bạn có cảm giác như gió mây hòa quyện với cây rừng, xòe bàn tay ra tưởng như có thể nắm được mây.
Chinh phục đỉnh Fansipan trở thành một mong ước cháy bỏng cho tất cả những ai yêu thích phưu lưu, mạo hiểm. Trên đường du khách còn có dịp được khám phá thiên nhiên kỳ thú của dãy Hoàng Liên Sơn. Đến độ cao 2.400m bạn có cảm giác như gió mây hòa quyện với cây rừng, xòe bàn tay ra tưởng như có thể nắm được mây.
Từ độ cao 2.800m, mây mù bỗng tan biến, bầu trời quang đãng,
trong xanh. Chỉ có gió thổi làm cho thảm thực vật phải dán mình vào đá. Leo tiếp
bạn sẽ thấy một khối đá khổng lồ được kê bởi những hòn đá nhỏ tựa như chiếc
bàn. Đỉnh Fansipanđấy! người dân gọi nó là “Hua Si pan” nghĩa là
tảng đá lớn.
Thế là bạn đã hoàn tất chuyến phiêu lưu kì thú rồi đó. Để lại
phía sau tất cả những mệt mỏi, lo toan cảm giác lâng lâng trong chiến thắng khi
đứng giữa đại ngàn rừng xanh. Đó hẳn sẽ là một trải nghiệm khó quên trong đời. Fansipan vẫn
ở đó như một thách thức cho những ai yêu thích du lịch mạo hiểm.
Cơ Phát
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét