Một khoảng trời thơ
Hành trình vào cõi thơ là làm một cuộc
phiêu lưu vô tận. Thơ bắt nguồn từ cảm xúc tâm hồn, những ơi ẩn chứa những khối
tình thiêng liêng sâu kín nhất. Phải chăng làm thơ là đi giữa cõi mộng và thực
để đời trổ nhánh đâm hoa và đưa thực vào mộng cho hồn vơi đi những nỗi đau trần
thế! Thi hào Nguyễn Du mở đầu tác phẩm bất hủ Đoạn Trường Tân Thanh đã viết:
“Trăm năm trong
cõi người ta,
Chữ tài chữ
mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một
cuộc bể dâu,
Những điều
trông thấy mà đau đớn lòng."
Thi nhân nặng nợ với tình thơ chẳng khác
chi kiếp tằm nhả tơ? Người nghệ sĩ ước mơ lớn nhất của họ là để lại cho đời dăm
ba tác phẩm hay hay ít bài thơ đắc ý. Dù mai sau tác giả có đi vào quên lãng
thì những vần thơ trác tuyệt đó cũng dệt cho đời những đóa hoa muôn sắc. Hồn
thơ tựa làn khói, mùi hương mà hương thì vô ảnh nên người đời chỉ cảm nhận.
Nhưng, ngay cả lúc hữu tình hồn thơ hóa thể thành sợi khói, vầng mây ... nhìn
thấy được nhưng nào ai nắm bắt? Phải đợi sự rung cảm của con tim thúc đẩy, hồn
thơ nhập vào thi nhân thơ mới bật. Thơ vốn sẵn trong thiên nhiên, hàm chứa
nhiều tính chất trong trời đất. Ngôn ngữ của thơ đôi khi ẩn trong văn, nhạc và
hội họa, nhưng hình ảnh và nhạc điệu của ngôn ngữ thơ lại rất khác với văn xuôi
mà chỉ có những tâm hồn thơ mới cảm nhận được. Nhà thơ không làm công việc của
nhưng lý luận, nhà khoa học, nhà thần học hay triết gia ... để tìm cái mới lạ
trong thế giới hiện hữu, cái huyền bí của vũ trụ ... nhưng thi nhân có thể sống
với tôn giáo, luân lý qua tâm linh để phát hiện thêm lẽ đạo của cuộc đời, và
sống triế qua thơ? Thi sĩ Bùi Giáng đã thở bằng thơ trong bài Đi Vào Cõi Thơ
thi sĩ đã minh họa: "...Cõi thơ là cõi bồng phiêu ..."
Nhập vào thơ là sống trong cõi phiêu bồng.
Cây khô làm sao nở hoa, thơ cũng thế chỉ rộ ở những tâm hồn nghe được tiếng thở
của con tim. Nhà thơ Đắc Trung đã diễn tả hồn thơ mình:
"Có những
lúc thơ tràn như sóng vỡ
Bút mực nào gom
kịp hết cho ta
Tim óc chơi vơi
lạc thời thái cổ
Đổ xuôi về
giòng hiện đại bao la...”
(Hồn Thơ)
Trong tiến trình của dòng lịch sử thi cakể
từ thơ cổ đại đến dòng thơ tạo sinh hôm nay thì hình thức thơ có nhiều thay
đổi. Nhưng hồn thi nhân vẫn thế, vẫn là một cõi riêng như giọt sương mai dù
mong manh, nhưng vẫn long lanh dưới nắng hồng tỏa ra muôn sắc, rồi chỉ một
thoáng sẽ tan vỡ và mang theo mầu diễm ảo về một cõi mơ hồ nào đó.
"Sương mai
vương kiếp bụi trần,
long lanh trong
nắng hóa trân châu ngời.
Phù du một
thoáng chơi vơi,
Vỡ ra muôn mảnh
chắp lời thơ say."
Có những hình ảnh chỉ thoáng trong giấc
mộng hay trong tâm tưởng những vẫn làm ngây ngất lòng người, phải chăng đó là
những bài thơ không lời? Nhờ cảm xúc những hình ảnh tầm thường đơn điệu như
sỏi, đa,ù mưa, nắng ... trở nên sống động có chất thơ như sỏi đá ngậm ngùi,
linh hồn tượng đá, lệ đá xanh, chờ nhau hóa đá, tuổi đá buồn, mưa sầu nắng úa.
Đó là những hình tượng, một trong những chất liệu dự phần vào cấu trúc hình
thành thơ. Vì ngoại cảnh chi phối lòng người mà tâm hồn thi nhân lại đa sầu đa
cảm nên dễ rung động trước cảnh vật hữu tình. Do đó những hình ảnh bất chợt như
có một linh hồn đã giao cảm gợi cho thi nhân nguồn cảm hứng dạt dào cho đời
những bức tranh thơ tuyệt tác. Nguyễn Du đã họa câu thơ:
"Cỏ non
xanh tận chân trời,
Cành lê trắng
điểm một vài bông hoa."
(Kim Vân Kiều)
Từ ngàn xưa gió trăng vẫn thế, không mang
cảm tính, nhưng kể từ khi có thi nhân xuất hiện đã đem ngoại cảnh hòa với tâm
cảnh để gió trăng kề cận, giao duyên với nhau. Gió tuy gần nhưng lại vô hình
bóng, thế mà gió cũng biết lả lơi đùa trên vầng tóc rối ... Trăng tuy xa vời
vợi, nhưng trăng bỗng hóa gần để ngậm ngùi chia xẻ những đau thương của mảnh
đời rụng vỡ. Thi sĩ Hàn Mặc Tử đã họa một bức tranh qua câu thơ tuyệt vời:
“Trăng nằm sóng
soãi trên cành liễu
Đợi gió đông về
để lả lơi.
Hoa lá ngây
tình không muốn đọng,
Lòng em hồi
hộp, chị Hằng ơi."
(Bẽn Lẽn)
Thơ là thông điệp của tình yêu nơi chứa
đầy hương thơm mật ngọt lẫn trái đắng. Xưa có một thi nhân bị người đời quên
tên tuổi đã tặng cho đời bài thơ tình tuyệt diệu còn truyền tụng mãi đến hôm
nay.
“Hôm qua tát
nước đầu đình,
Bỏ quên chiếc
áo trên cành hoa sen.
Em được thì cho
anh xin,
Hay là em để
làm tin trong nhà..."
Thơ tình chứa đầy tính lãng mạn, là lời ru
lẫn tiếng nấc của con tim như dòng suối mát hương thơm nâng niu tình yêu, nên
đôi khi ý thơ vượt trước thời đại, chối bỏ những ràng buộc luân lý của xã hội
đương thời còn khép kín. Thật ra từ khi xuất hiện con người thì tính lãng mạn
cũng phát sinh. Nhà thơ thường thả hồn theo trăng sao để gởi về nơi xa xăm ấy
một chút tình. Chỉ có nhà thơ mới dám bộc lộ lòng mình. Thi sĩ TTKH để lại bài
thơ tình còn lưu trong văn học mà một thời đã gây xôn xao:
"Từ ấy thu
rồi thu lại thu
Lòng tôi còn
giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn
biết tôi thương nhớ
Người ấy cho
nên vẫn hững hờ
Tôi vẫn đi bên
cạnh cuộc đời
Aùi ân lạnh lẽo
của chồng tôi
Mà từng thu
chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong
tâm bóng một người ..."
(Hai Sắc Hoa Ti
Gôn)
Dòng lãng mạn hòa với tâm linh khiến hồn
thơ chấp cánh bay vào cõi bồng phiêu, nơi ấy chỉ còn lại chấm sáng của tình
yêu. Thi sĩ Đinh Hùng nương theo Mê Hồn Ca để vào cõi huyền hoặc bằng con tim
nồng cháy, như ánh lửa hơ ấm những tâm hồn ở bên kia bờxa thẳm qua bài Gửi
Người Dưới Mộ:
".......
Cười lên em,
khóc lên em
Đâu trăng tình
sử nét trần duyên
Gót sen tố nữ
xôn xao đêm huyền
Ta đi lạc xứ
thần tiên
Hồn trùng dương
hiển bóng thuyền u minh
Ta gởi bài thơ
anh linh
Hỡi người trong
mộ có rùng mình
Nắm xương khô
lạnh còn ân ái
Bộ ngực bi
thương vẫn rợn tình
Hỡi hồn tuyết
trinh, hỡi người tuyết trinh
Mê em ta thoát
thân hình
Nhập hồn cây cỏ
đa tình mỗi đêm..."
Ỡ thuở ban đầu đường tình mới chớm nở, nhà
thơ Lê Nguyễn đã say hương, xem thơ và người tình đều là tri kỷ. Thơ đã giúp
tình yêu thăng hoa:
"Thuở yêu
em anh đã tập tễnh làm thơ
Những trang thơ
như người tình thủy chung
Theo anh suốt
thời vụng dại!
Em quyện vào
thơ dệt nên trang huyền thoại!
Giữa mây trời
sáng giọt nắng long lanh..."
(Muôn Mãi Còn
Nhau)
Có nhiều khi thơ đã khơi dậy những niềm
đau sâu kín nơi vùng ký ức mà người đời chỉ biểu lộ qua tiếng thở dài. Nhà thơ
Cung Diễm đã vỗ về nỗi buồn qua đoạn thơ:
"... Vường
khuya, lối trải vàng trăng
Vườn yêu, ai
trải giá băng lối vào!
Hững hờ đến
thế, đành sao?
Thôi ta về với
chiêm bao riêng mình ..."
(Dưới Bóng
Trăng Vàng)
Chỉ có thơ mới gom những tư tưởng chứa
đầymàu sắc hội họa, cung bậc âm nhạc và ngoại cảnh của thiên nhiên để diễn tả
nỗi lòng qua những câu thơ ca ngợi khối tình. Thi sĩ Duy Năng dạt dào cảm xúc
đã viết:
"... Tất
cả sao trời trong mắt em
Nụ cười châu
báu ánh trăng đêm
Xôn xao triều
sóng vương làn tóc
Và ánh dương
nồng môi trái tim ..."
(Nhìn em ...
dáng vóc)
Nếu hội họa khởi đi từ óc tưởng tượng và
do bàn tay khéo léo biết kết hợp màu sắc ánh sáng, bóng tối và đuờng nét để tạo
nên bức tranh ấn tượng, thì thơ cũng cần có sự tưởng tượng để tạo nên hình ảnh
sinh động. Trong bài thơ Tương Tư của thi sĩ Nguyên Sa là một bức tranh ấn
tượng mà họa sĩ muốn họa lại nét thơ, chắc sẽ phải dừng cọ rất lâu để tìm chất
liệu tạo hình:
“Tôi đã gặp em
từ bao giờ
Kể từ nguyệt
bạch xuống đêm khuya
Kể từ gió thổi
trong vừng tóc
Hay lúc thu về
cánh nhạn kia
Có phải em mang
trên áo bay,
Một phần gió
thổi một phần mây.
Hay là em gói
mây trong áo?
Rồi thở cho làn
áo trắng bay ..."
(Tương Tư)
Nhà thơ Luân Hoán đã thả hồn với tha nhân
qua câu thơ đầy xúc cảm, diễn tả tâm trạn của những kẻ đang yêu, nhà thơ đã tô
đẹp thêm ý nghĩa chữ tình:
"Mỗi lần
sắp sửa yêu ai
Tự nhiên mặt
mũi tóc tai lạ lùng
Tưởng như có
triệu vi trùng
Ngo ngoe đòi
được nhớ nhung với mình ..."
(Triệu Chứng)
Thi sĩ Thái Can qua bài Anh Biết Em Đi:
Anh biết em đi
chẳng trở về
Dặm nghìn liễu
khuất với sương che
Em đừng quay
lại nhìn anh nữa
Anh biết em đi
chẳng trở về”
Thời nào cũng thế, người đi học thì nhiều
như lá mùa thu,những kẻ sĩ thì hiếm! Nhất là khi đất nước có chiến tranh, hay
bị giặc ngoại bang xâm chiếm, chỉ có kẻ sĩ mới dám dấn thân và lên tiếng. Trong
lãnh vực thi ca cũng vậy, không phải lúc nào thơ cũng sướt mướt lời tự tình
thổn thức chuyện lứa đôi, mà thơ còn nhập vào hồn thiêng sông núi, biến theo
dòng thế sự, hòa với sự thăng trầm của dòng lịch sử dân tộc. Hồn thơ cũng hừng
hực như hỏa diệm sơn, cuồn cuộn hơn thác lũ, sắc bén như ngàn gươm dao, mạnh hơn
vạn quân. Là ngọn lửa kích động tinh thần chốn ngoại xâm. Xưa nay danh tướng Lý
Thường Kiệt đã viết bài "Nam Quốc Sơn Hà" như một bản tuyên ngôn độc
lập của dân tộc:
"Nam quốc
sơn hà nam đế cư,
Tiệt nhiên phận
định tại thiên thư.
Như hà nghịch
lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành
khang thủ bại hư.”
Trong dòng lịch sử thế giới có một thời
dấu vó ngựa của đoàn quân Mông Cổ đã tung bụi mờ khắp muôn dặm, làm bạt vía
trời Châu Á. Thế giặc Nguyên thuở đó như sóng vỡ tiến vào nước ta, vui tôi nhà
Trần một lòn giữ nước, quyết chống ngoại xâm. Hưng Đạo Vương đã soạn ra một
quyển "Binh thư yếu lược". Bài Hịch Tướng Sĩ:
"Hỡi tướng
sĩ cầm binh dưới trướng,
Cơm áo vua an
hưởng bấy lâu.
Chúa lo, phải
biết âu sầu
Đầu quân mông
cổ bao màu hổ người?
Nghĩ đến lúc
vua tôi mắc nạn!
Nhà các ngươi
điền sản cũng tan.
Các ngươi nên
phải lo toan,
Nằm gai nếm
mật, an nhàn sao yên ..."
Bài Bình Ngô Đại Cáo của thiên tài Nguyễn
Trãi không những là khúc ca hùng tráng của dân tộc mà còn làm rạng rỡ nền văn
hoc cổ điển nước nhà:
“Tốt năng dĩ đại
nghĩa, nhi thắng hung tàn,
Dĩ chí nhân,
nhi địch cường bạo."
(Đem đại nghĩa
để thắng hung tàn,
Ngày xưa tráng sĩ Đặng Dung đã giải bày
tấm lòng trung liệt qua câu thơ đầy khí tiết:
"Quốc thù
vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ long
tuyền đái nguyệt ma.”
(Thù chưa trả
xong đầu đã bạc,
Dưới trăng bao
độ tuốt gươm mài.)
Bước vào cõi thơ là để lắng nghe tiếng
lòng thỏ thẻ của thi nhân, tùy theo tâm cảnh mỗi nhà thơ để thả hồn mình hòa
nhập với ngoại cảnh. Thi sĩ Tản Đà đã trải tấm lòng qua lời thơ đầy tình tự quê
hương:
"Nước non
nặng một lời thề
Nước đi đi mãi
không về cùng non
Nhớ lời
"nguyện ước thề non"
Nước đi chưa
lại non còn đứng trông...”
(Thề Non Nước)
Thi sĩ Thân Tâm qua bài Tống Biệt Hành đã
nói lên cái khí tiết của kẻ sĩ thời xưa nào có khác nay:
“Đưa người ta
không đưa sang sông
Sao có tiếng
sóng ở trong lòng
Bóng chiều
không thắm không vàng vọt;
Sao đầy hoàng
hôn trong mắt trong.
Đưa người, ta
chỉ đưa người ấy
Một giã gia
đình một dửng dưng
Ly khách! Ly
khách con đường nhỏ,
Chí lớn chưa về
bàn tay không
Thì không bao
giờ trở lại!
Ba năm mẹ già
cũng đừng mong ...”
" ... Bốn
bể luân lạc tha hương
Trời nam ngàn
dặm thẳm
Non nước một
màu sương.....
Vỗ gươm mà hát
Nghiêng bầu mà
hỏi
Thien hạ mang
mang ai người tri kỷ
Lại đây cùng ta
cạn một hồ trường
Hồ trường, hồ
trường
Ta biết rót về
đâu ...
... Có người
quá chén như điên cuồng
Nào ai tỉnh,
nào ai say?
Chí ta ta biết,
lòng ta ta hay ..."
Nhiều khi thi nhân bị người đời gán cho là
những kẻ "thương vay khóc mướn”, điều ấy có quá khắt khe chăng? Nhà thơ
nào phải là tượng đá! Hồn thơ sẽ xanh rêu và chết yểu khi chẳng còn rung cảm
trước những biến đổi buồn vui của ngoại cảnh, để hòa với nhịp sống thiên nhiên,
nỗi đau của tha nhân hay tự xoa dịu niềm đau của chính thân phận mình. Thi sĩ
Vũ Hoàng Chương đã tả về đất nước và thân phận những con người trước sóng hãi
hùng của biển cả vào giai đoạn giữa thế kỷ 20 qua bài Phương Xa:
"Nhổ neo
rồi, thuyền ơi! Xin mặc sóng
Xô về đông hay
dạt tới phương đoài,
Xa mặt đất giữa
vô cùng cao rộng,
Lòng cô đơn,
cay đắng, họa dần vơi.........
Lũ chúng ta,
đầu thai nhằm thế kỷ
Một đôi người u
uất nỗi trơ vơ,
Đời kiêu bạc
không dung hồn giản dị
đặt vé máy bay eva air
vé máy bay đi mỹ mùa nào rẻ nhất
hang ve may bay korean
cách mua vé máy bay đi mỹ
đặt vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich