Một kiếp người – Vạn kỷ đau thương
Ai mua
trăng, tôi bán trăng cho
Trăng nằm im trên
cành liễu đợi chờ
Ai mua trăng, tôi
bán trăng cho
Chẳng bán tình
duyên ước hẹn hò
Những cái tên như Mộng Cầm, Lầu Ông Hoàng đã đi vào thi
ca Hàn Mặc Tử, để mỗi trái tim người thưởng thức phải đau đáu khôn nguôi. Và
sức truyền tải càng trở nên dữ dội, quyết liệt hơn từ khi Trần Thiện Thanh-
nhạc sĩ viết từ những thập niên 70 của thế kỷ trước một lần nữa làm lắng đọng
tiềm thức thính giả với ca khúc “Hàn Mặc Tử”.Đường lên dốc đá nửa đêm trăng
tàn nhớ câu chuyện xưa
Lầu ông Hoàng đó thuở nào chân Hàn Mặc Tử đã qua…
Thơ tình Hàn
Mặc Tử là những lời thơ đau thương nhất trong nền thi ca Việt Nam hiện đại,
bởi nó gói trọn hết cõi thơ, cõi lòng, sự sống, cả chết chóc, đau thương
hoang dại. Ai đã một lần đến Phan Thiết chắc hẳn sẽ không quên phế tích
Lầu Ông Hoàng tại tháp Posha Inư. Và Đồi Thi Nhân bên cạnh sóng
vỗ rạt rào quanh năm. Nơi họ Hàn ngày xưa đã từng thấy:
"Ánh trăng treo nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm hoang vắng…" Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã viết những lời ca thực sự bắt nhịp với cái hồn “đau thương”, “mật đắng” của Hàn thuở sinh thời. Theo cảm quan của riêng tôi Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ mà tôi cho là có “cái tôi” mãnh liệt nhất. Sùng bái và cảm thương – chỉ gói gọn như thế. Bởi nói đến Hàn là người ta nghĩ ngay tới “trăng”, ánh trăng như của riêng mỗi thi sĩ, không ai có quyền sở hữu khác ngoài ông. Hàn Mặc Tử đã từng uống trăng, say trăng, chơi trăng, giết trăng để thỏa nỗi “cô liêu” trong lòng. “Ánh trăng treo nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm hoang vắng…” diễn tả ánh trăng được như thế đúng là may mắn lắm cho nhạc sĩ họ Trần , vì muốn nói “trăng ” như thế nào thì hình như ngôn từ đã bị Hàn sử dụng hết rồi. Nhưng lời bài hát thu hút người nghe bởi nó níu lại được cái hồn xưa cũ.
Hàn cũng là một nhà
thơ tình thực thụ, ta có vẻ ngỡ ngàng vì khi nhắc đến tên ông đọc giả chỉ
liên tưởng tới sự “điên” thác loạn. Nhưng đó là sai lầm to tát vì thơ tình
Hàn Mặc Tử cũng e ấp, “bẽn lẽn” đôi lúc tuy sống sượng, “lả lơi” nhưng nó vẫn
diễn tả cái tình tứ, rung động của cõi lòng kẻ đang yêu. Mà mối tình có thật
và chân thành nhất chắc ta hẳn không quên chính là nàng Mộng Cầm xinh đẹp ít
nhiều đã bỏ thêm “đau thương” cho một..gã..tình..si..
“Nhất..phiến.tài.tình.thiên.cổ.lụy”.
Tình yêu vừa chớm xót xa cho chàng cuộc sống phế nhân Tiếc thay cho thân trai, một nửa đời chưa qua hết Trách thay cho tơ duyên chưa thắm nồng đã vội tan .… 28 tuổi quá trẻ cho một sự ra đi “Phải chăng định mệnh của những đấng vĩ nhân là không được may mắn như những kẻ tầm thường” (Seakespeare- Bi kịch Otenlô). Tôi thích đoạn nhạc này nhất trong bài hát vì nó diễn tả hết cuộc đời phũ phàng của Hàn Mặc Tử, sống đoản mệnh mà tình cũng vội chóng tan. “Niềm riêng” đã đọa đày Hàn ở mức tàn khốc nhất. “Hồn ngất ngư điên cuồng trời đất cũng tang thương..” Từng chữ da diết như lắng đọng, dâng trào một nỗi thê lương.
Hàn Mạc Tử xuôi về quê cũ, giấu thân nơi nhà hoang
Mộng Cầm hỡi thôi đừng thương tiếc, tủi cho nhau mà thôi Tình đã lỡ xin một câu hứa, kiếp sau ta trọn đôi Còn gì nữa thân tàn xin để một mình mình đơn côi. Tôi có cảm giác nhạc sĩ Trần viết như tri ân một thần tượng của mình vậy. Đoạn nhạc như lời hóa thân của Hàn đang thầm thì bên tai Mộng Cầm. Một chút trách móc nhẹ nhàng nhưng hẹn ước chờ nhau kiếp sau. Còn hiện tại “thân tàn” này xin nguyện vạn kỷ “đơn côi”. “Thôi”- đơn giản trong hàng triệu tiếng Việt khác nhưng sức gợi của nó khi đặt đúng chỗ thấy nồng nàn, khắc khoải ghê gớm “thôi đừng thương tiếc, tủi cho nhau mà thôi…”
Đoạn
cuối cuộc đời, Hàn Mặc Tử chìm trong cô đơn, bị xa lánh, ruồng rẫy ở trại
phong Quy Nhơn. Bạn bè, người thân, người tình cả thiên hạ đều bỏ mặc Hàn cút
côi trong sự ghẻ lạnh. Giây phút ấy Mặc Tử chỉ biết lấy trăng làm bạn. Ai đó
đã nói rất hay: nghệ thuật thoát lên từ trong tận cùng sự đau khổ. Giây phút
này đây Hàn quằn quại ôm xiết cả đất trời, một tay vần vũ trăng, mây, gió,
nước…đến tột cùng Người bầu bạn với “máu cuồng” và “hồn điên”
Chốn hoang liêu tiêu sơ Hàn âm thầm nghe trăng vỡ
Xót thương thân bơ vơ, cho đến một buổi chiều kia Trơì đất như quay cuồng khi hồn phách vút lên cao Mặc..Tử..nay..còn..đâu? Chưa một ai biết mình sắp chết, nhận lấy cái chết sẽ như thế nào. Chỉ có Hàn làm được việc đó mà thôi. Cái hay, độc đáo bật ra trong sự đau khổ của Hàn đã dệt nên những vần thơ lung linh, kỳ diệu đó chính là sự phân thân, trò chuyện giữa xác thịt và linh hồn. Trăng- người tình cuối cùng của Hàn đã “vỡ”, đất trời tang tóc trong “một buổi chiều kia”, Hàn nghe “hồn phách” mình dần dần “vút lên cao”: “Từ đây trong gió, trong mây gió/ Lời thảm thương rền khắp nẻo mơ..”
Chàng thi sĩ tài hoa đã
ra đi mang theo bao nuối tiếc của người đời, quá trẻ khi mà nguồn sáng tạo
đang chảy theo mạch ngầm lai láng. Tất cả đều chấm hết, “đã khô”, đã biến mất
dập dềnh trôi vô định. Hàn ra đi nhưng những vần thơ bất tử ấy sẽ mãi mãi
sưởi nóng mọi linh hồn “đau thương”
“Trăng vàng ngọc, trăng ân tình chưa phỉ. Ta nhìn trăng, khôn
xiết ngậm ngùi trăng”.
|
vé máy bay eva
đặt vé máy bay đi mỹ online
phòng vé korean air tại tphcm
tìm vé máy bay đi mỹ
mua vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich