Nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn
Nhạc phản chiến của
Trịnh Công Sơn bao gồm các tác phẩm của ông viết về cuộc Chiến tranh Việt Nam
dưới các góc nhìn khác nhau. Trong tác phẩm Gia tài của mẹ (1965), ông gọi cuộc
chiến tranh ở Việt Nam là một cuộc "nội chiến",[1] vì đối với ông
"cái chết nào cũng là cái chết đau lòng với dân tộc".[2] Nhạc chiến
tranh của ông bắt nguồn từ tình yêu thương, là những bài tự tình dân tộc, nói về
thân phận khổ ải của con người trong chiến tranh.[1] Các ca từ trong các ca
khúc phản chiến ca tụng tình yêu thương, chống bạo lực và chiến tranh, kêu gọi
sự đoàn kết và xóa bỏ lòng hận thù. Các tác phẩm của ông chủ yếu được lưu truyền
trong giới sinh viên, và phần lớn bị cả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng
hòa cấm đoán.[3] Sau chiến tranh một số tác phẩm được phép lưu hành ở Việt Nam,
nhưng một số tác phẩm bị cấm lưu hành. Sau khi mất, năm 2004 ông được trao Giải
thưởng âm nhạc hoà bình thế giới (WPMA).[4]
Trịnh Công Sơn bắt
đầu sáng tác dạng nhạc này vào khoảng năm 1965- 1966. Năm 1966, ông cho ra đời
tập Ca khúc Trịnh Công Sơn, trong đó có manh nha một xu hướng chính trị yếm thế.
Đến năm 1967, nhạc Trịnh lên đến đỉnh cao của sự phản chiến bằng tập Ca khúc da
vàng. Năm sau, ông cho ra tiếp tập Kinh Việt Nam. Từ năm 1970 tới 1972 ông tự ấn
hành được hai tập nhạc phản chiến là Ta phải thấy mặt trời và Phụ khúc da
vàng[5].
Phản ứng của chính
quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa.
Các tác phẩm phản
chiến của ông phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam, do đó cả 2 phía đều cấm đoán
phần lớn các tác phẩm phản chiến của ông, mặc dù vậy nhiều người Việt Nam vẫn rất
yêu thích các tác phẩm này. Vì thái độ không thật sự bên nào của ông gây nên sự
nghi ngờ của cả 2 phía.[6].
Bên Việt Nam Cộng
hòa còn có người coi ông là người "hèn nhát": Trịnh Công Sơn chỉ là một
cây sậy, hơn thế nữa, là một cây sậy yếu hèn (cho dù có là "cây sậy có biết
suy nghĩ tới đâu). Trong lớp vỏ của một cây sậy, của một thể chất yếu đuối, là
một bản chất yếu đuối...[7].
Bên Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa thì có những người "gạt ông sang bên lề vì coi ông thiếu lập trường
chính trị"[6], có những người cực đoan dọa sau khi tiến về Sài Gòn sẽ
"xử tử" ông.[1]
Gia tài của mẹ 1965
Bài ca dành cho những
xác người 1968
Tình ca người mất
trí 1967
Huế - Sài Gòn – Hà
Nội 1969
Tuổi trẻ Việt Nam
1969
Xin mặt trời ngủ
yên 1964
Cho một người nằm
xuống 1968
Tôi đã mất 1970
Nhưng hôm nay 1967
Đại bác ru đêm 1967
Dựng lại người dựng
lại nhà 1968
Cỏ xót xa đưa 1969
Đi tìm quê hương
1967
Quê hương đau nặng
1971
Giải thưởng
Giải thưởng Âm nhạc
hoà bình thế giới (WPMA)[4].
Ban Mai, Trịnh Công
Sơn - Vết chân dã tràng NXB Lao động 2008
Hoàng Phủ Ngọc Tường,
Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé. NXB Trẻ 2005.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nhạcph...�nh_Công_Sơn
Huế Sài Gòn Hà Nội
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/hu...hFdQfZwZv.html
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/hu...hFdQfZwZv.html
Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói (Trịnh Công Sơn)
- Khánh Ly
Xin Mặt Trời Ngủ Yên
eva airlines
ve may bay eva tu my ve vn
hãng hàng không korean air
đặt vé máy bay đi mỹ
Vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich