Nhạc sĩ Vũ Thành An: Cuộc đời như đại lộ không đèn
“Khóc cho vơi
đi những nhục hình, nói cho quên đi những tội tình. Đời con gái cũng cần dĩ
vãng, mà em tôi chỉ còn tương lai...”. Đó giai điệu của một trong số nhiều bản
tình ca không tên đã làm hàng triệu trái tim khán giả Sài Gòn trước 1975 thổn
thức.
Ngô Thụy Miên, Lê Uyên
Phương, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn và Vũ Thành An tạo thành một nhóm “ngũ nhạc”
làm rạng danh bầu trời âm nhạc Việt Nam suốt những thập niên 50, 60 và 70 của
thế kỷ trước. Họ chính là đại diện tiêu biểu cho một thế hệ cầm bút viết tình
ca bằng những đứt đoạn con tim, trái ngang và day dứt khôn nguôi của tình chia
lìa. Sau những triết lý về kiếp đời trần ai của Trịnh Công Sơn, những cuộc tình
sầu bi của Từ Công Phụng và sự lãng mạn, mơ hồ với những vết thương ngọt lịm cứa
sâu vào tim của Ngô Thụy Miên… khán giả Sài Gòn nói riêng và khán giả trên ba
miền dọc chiều dài đất nước nói chung không khỏi ngỡ ngàng với một loạt những
sáng tác không tên của nhạc sĩ tài năng Vũ Thành An.
Cuộc đời như đại
lộ không đèn
Nhạc sĩ Vũ Thành An sinh năm 1943 tại Hải Hậu, Nam Định.
Năm 1954, ông bắt đầu theo gia đình di cư vào Sài Gòn. Trong thời kỳ học
sinh, Vũ Thành An theo học âm nhạc trong lớp học của nhạc sĩ Chung Quân cùng
Ngô Thụy Miên và Đức Huy. Ông tham gia hoạt động âm nhạc, nghệ thuật rất tích
cực và thể hiện rõ những ưu điểm, khả năng sáng tác ca khúc.
Năm 1959, Vũ Thành An sáng tác ca khúc đầu tay và bị nhạc
sĩ Chung Quân hết lời chê bai. Nhớ về kỷ niệm này, ông vẫn còn nói vui: “Tôi
chỉ muốn nói với các bạn trẻ rằng, bước vào con đường âm nhạc sẽ luôn gặp khó
khăn, gập ghềnh. Và đừng vội vàng vì những lời khen, chê mà tỏ ra nản chí”. Sau
đó, ông chuyển sang sáng tác những ca khúc não tình, già dặn và từng trải hơn
so với tuổi đời của mình rất nhiều. Những nhạc khúc: Bài không tên số 2, Bài
không tên số 6, Bài không tên số 8…lần lượt ra đời, tạo thành một chùm các ca
khúc không tên với thanh âm đau đớn, khắc khoải, bộc lộ tâm trạng chán chường,
ủ rũ của tác giả. Bắt đầu từ đây, cái tên Vũ Thành An gắn với một loạt những
tình khúc không tên.
Mặc dù vô cùng say mê với nghệ thuật sáng tác ca khúc
nhưng đến năm 1965, Vũ Thành An cũng tạm thời…bỏ quên con đường sáng tác của
mình khi vào làm phóng viên tại đài phát thanh Sài Gòn. Chính nơi đây đã chắp
nối cho mối lương duyên giữa ông và nhà thơ Nguyễn Đình Toàn, người sau này đã
giúp Vũ Thành An “mượn hồn thi ca để sáng tạo âm nhạc”. Tình khúc thứ nhất ra
đời từ cuộc chuyển giao trên mảnh đất văn chương và trở nên nổi tiếng ngay lập
tức.
Những năm tháng sau đó, Vũ Thành An tiếp tục chắp bút
viết một loạt những bài không tên khác. Cũng chính năm 1965, cuộc tình đẹp như
cổ tích của ông với người bạn gái đầu tiên đã chấm dứt sau những tháng ngày đau
thương, rạn vỡ. Chính nỗi đau chia lìa thời tuổi trẻ sôi nổi đã khiến Vũ Thành
An thăng hoa với bản nhạc tình đến giờ vẫn còn làm lay động hàng ngàn đôi tai
khán giả: Bài không tên cuối cùng. Ca khúc này trở nên phổ biến với rất nhiều
khán giả, đặc biệt là giới trí thức Sài Gòn ngày đó. Họ nghe nó ở bất cứ đâu và
trong các buổi văn nghệ.
Bài không tên cuối cùng luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt
tình nhất. Sức lan tỏa mạnh mẽ, rộng rãi của tình khúc này đã khiến tên tuổi Vũ
Thành An trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết. Chữ “cuối cùng” mà sau này Vũ Thành
An giải thích “ở đây mang ý nghĩa đó là kỷ niệm cuối cùng với người con gái mà
tôi đã thầm yêu” và nó cũng là mở đầu cho một loạt những bài ca không quên khác
ra đời lần lượt sau đó.
Lời ca “Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ.
Ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa” của “người viết tình ca”
Trịnh Công Sơn tự khi nào lại nên thân quen, gần gũi và phù hợp với tâm trạng,
hoàn cảnh của Vũ Thành An đến thế. Sau một cuộc tình buồn, ông tiếp tục nếm
trải hương vị chia ly của mối tình thứ hai và lúc này Bài không tên số 2 lại ra
đời đánh dấu “chữ ký âm nhạc” Vũ Thành An, người chuyên viết bi ca trên địa hạt
âm nhạc Sài Gòn thời đó.
Đến năm 1969, Vũ Thành An quyết định chấm dứt đời độc
thân, kết thúc những đoạn tình buồn của mình bằng cách lập gia đình và cho phát
hành tuyển tập những bài không tên. Các nhạc phẩm được thể hiện qua giọng ca
ngọt ngào của nữ ca sĩ Thanh Lan trên sóng phát thanh và đặc biệt là phong trào
du ca Sài Gòn tại hội quán Văn cùng thời điểm với cặp song ca đình đám Trịnh
Công Sơn – Khánh Ly. Cuộc hội ngộ âm nhạc đó trở thành dấu son sáng ngời trên
con đường sự nghiệp, cống hiến cho vòm trời Tân nhạc Việt Nam của nhạc sĩ Vũ
Thành An.
Vì những lý do chính trị, sau năm 1975, Vũ Thành An đã có
10 năm sống trong trại cảo tạo (1975-1985). Thời gian này, Vũ Thành An trở nên
nhạy cảm và bắt đầu chuyển hướng âm nhạc. Từ một người chuyên sáng tác nhạc não
tình, bi thương Vũ Thành An viết nhạc Thánh ca và tuyên bố không bao giờ viết
nhạc tình nữa. Theo lời Vũ Thành An, ông bắt đầu sáng tác Thánh ca, những baầi
Nhân bản trong thời gian cải tạo từ năm 1981. Đối với nhiều người yêu mến âm
nhạc của ông, đây là một sự đổi thay mang nhiều tiếc nuối. Biến cố quan trọng
giai đoạn này của Vũ Thành An là được rửa tội và bước vào Thiên chúa giáo. Ông
lập lại gia đình lần hai và chính thức di cư sang Mỹ sinh sống như nhiều văn
nghệ sĩ Sài Gòn thời bấy giờ vào năm 1991.
Đạo trong âm nhạc
Giữa khói lửa chiến tranh lúc đó, nhạc tình của Vũ Thành
An là nơi ẩn trú cho những tâm hồn mệt mỏi, cô đơn. Cuộc đời thật bất an, ngắn
ngủi giữa chốn đạn lạc tên bay; và khi người lính ngả lưng nằm nghỉ bên đồi,
bật lên một làn sóng radio tình cờ, thì nhạc của ông lúc đó đã như thoáng mây
bay giữa trời, gợi lên hình ảnh người bạn gái năm xưa, thật nhạt, thật mờ nhưng
có thể làm cay khóe mắt.
Chính thập niên 1960 cũng là thập niên kỳ dị nhất của âm
nhạc Việt Nam. Phạm Duy và một số nhạc sĩ đồng vai vẫn sáng tác mạnh mẽ. Nhưng
bên cạnh đó, giới âm nhạc cũng xuất hiện thêm nhiều tài năng lớn, và mỗi người
với một sự độc đáo riêng. Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Từ Công Phụng và dĩ
nhiên Vũ Thành An. Thời này, những thử nghiệm âm nhạc cũng được đẩy xa hơn, như
với phong trào nhạc trẻ. Không phải vì chiến tranh dữ dội mà các nhạc sĩ phải
đi tìm một thế giới tư riêng của thơ mộng. Nhạc tình Vũ
Thành là một kết hợp của âm điệu nhẹ nhàng, lả lướt với lời hát như quyện vào
tâm hồn người nghe. Những đau thương, trách cứ, giận hờn theo từng cung bậc dồn
vào tâm khảm đến rã rời, nó trở thành dấu ấn lãng mạn của thời nhạc Vàng.
Khi định cư tại Mỹ, Vũ Thành An sáng tác nhiều nhạc phẩm
mang phong cách và ca khúc đổi thay hơn xưa. Nhưng rồi thất bại, ông viết tiếp
Bài không tên cuối cùng tiếp nối như một chấp nhận hiện thực của sự trở về.
Tên tuổi của nhạc sĩ Vũ Thành An đã gắn liền với những
khoảng đời của tuổi trẻ Việt. Những dòng thơ của Nguyễn Đình Toàn, trong Tình
khúc thứ nhất và Em đến thăm anh đêm ba mươi vẫn lơ lửng, phảng phất trong đầu
của những người một thời ngồi các quán cà phê bên đường Sài Gòn và tập hút
những điếu thuốc đầu tiên trong đời của các năm 60.
Hương Giang
Trả lờiXóađặt vé máy bay eva airline
khuyến mãi vé máy bay đi mỹ
korean airline
vé máy bay từ tphcm đi mỹ
đặt vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich