Trải lòng mình với Khúc Thụy
du
Chưa bao giờ tôi lại nghe và trải
lòng mình với “Khúc Thụy Du” nhiều như đêm nay – một đêm Hà Nội lạnh và cô đơn
nơi căn phòng vắng – như thể sau mỗi một lần nghe, qua giọng hát và phong cách
thể hiện của mỗi nghệ sĩ khác nhau, tôi lại cảm được một điều gì đó mới mẻ từ
một giấc mơ dài ám ảnh mang tên Thụy Du.
Những ca từ và giai điệu mềm mại,
đẹp và buồn – nhưng không hề đau đớn, không nằng nặng những trách cứ, xót xa mà
mênh mang như một dải lụa mềm chở đầy hoài niệm, nhớ thương và khắc khoải đến
nôn nao:
Hãy nói về cuộc đời
Khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những gì
Về bên kia thế giới
Ngoài trống vắng mà thôi
Thụy ơi, và tình ơi
Khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những gì
Về bên kia thế giới
Ngoài trống vắng mà thôi
Thụy ơi, và tình ơi
“Thụy ơi và tình ơi” – tiếng gọi run
run và thiết tha ấy trở đi trở lại suốt cả ca khúc, như những ân tình trải dài,
tỏa lan mãi vào tâm can người nghe và cất lên câu hỏi tự vấn với lòng:Nếu như
một ngày “khi tôi không còn nữa”, tôi “sẽ lấy được những gì về bên kia thế
giới?”.
Hỏi đấy, băn khoăn trăn trở đấy,
nhưng rồi lại mặc định, tự thốt lên câu trả lời : Sẽ chẳng có gì, chẳng mang
được gì khi từ giã thế gian này đâu, có chăng chỉ là những trống vắng hư hao về
một cuộc tình trôi ngang đời như một bóng mây mà bàn tay chông chênh không thể
níu nổi, giữ lại cho riêng mình…
Như loài chim bói cá
Trên cọc nhọn trăm năm
Tôi tìm đời đánh mất
Trong vũng nước cuộc đời
Thụy ơi, và tình ơi
Trên cọc nhọn trăm năm
Tôi tìm đời đánh mất
Trong vũng nước cuộc đời
Thụy ơi, và tình ơi
Ta ngỡ ngàng và cố kiếm tìm những
điều vô tình đã đánh rơi “trong vũng nước cuộc đời”, đã để lọt qua những kẽ tay
và tan biến đi trong niềm hụt hẫng chơi vơi – như loài chim bói cá trăm năm mãi
còn đứng chênh vênh trên những chiếc cọc nhọn kiếm tìm. Cuộc đời ngắn ngủi và
mong manh nhưng bộn bề những vui buồn, được – mất…
Ai cũng đều đã, đang, và sẽ từng mất
đi nhiều thứ – có những thứ ta sẽ không hề mảy may phải suy nghĩ nhiều, mất đi
đôi khi sẽ thấy lòng nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Nhưng có những thứ thì muốn níu
kéo cứ mãi nuối tiếc đến vô bờ, buồn vô hạn…
Đừng bao giờ em hỏi
Vì sao ta yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay anh lạnh
Vì sao thân anh run
Vì sao chân không vững
Vì sao, và vì sao
Vì sao ta yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay anh lạnh
Vì sao thân anh run
Vì sao chân không vững
Vì sao, và vì sao
Từng câu hỏi, từng nỗi trở trăn nối
tiếp và dồn dập buông lơi vào đêm làm lòng ta day dứt… Nhưng hỏi rồi để đó
thôi, với những chơi vơi, thổn thức của lòng, bởi câu trả lời cho những câu hỏi
đó chỉ có thể là lặng im – lặng im cảm nhận mà không thể thốt ra thành lời. Hay
nói chính xác hơn, “Khúc Thụy Du” không có câu trả lời, giăng vào lòng người
những chập chờn hư thực chênh vênh… Tình yêu nói bằng ngôn ngữ thầm kín và
huyền bí của riêng mình, không ai cắt nghĩa được “Vì sao và vì sao”?
Mà giả sử như ai đó có thể cắt
nghĩa, trả lời được rạch ròi, cụ thể những câu hỏi ấy đi chăng nữa, thì khi ấy
tình yêu đã mang một bộ mặt khác đi rất nhiều, không còn cái mơ ảo, diệu kỳ và
lôi cuốn như đã có tự thuở hồng hoang, đã giăng qua biết bao kiếp người trên
cõi trần gian luôn khao khát thương yêu này.
Ta chỉ có thể nói về tình yêu với
những “êm ái và ngọt ngào”, với từng nỗi mênh mang, có hạnh phúc , niềm vui và
cả sự tiếc nuối khi đã chia xa:
Hãy nói về cuộc đời
Tình yêu như lưỡi dao
Tình yêu như mũi nhọn
Êm ái và ngọt ngào
Cắt đứt cuộc tình đầu
Thụy bây giờ về đâu
Tình yêu như lưỡi dao
Tình yêu như mũi nhọn
Êm ái và ngọt ngào
Cắt đứt cuộc tình đầu
Thụy bây giờ về đâu
Ai đó đã nói rằng: trong thế giới
phù phiếm và trăng hoa này, được yêu nhau đã là một diễm phúc để nhớ. Có thể,
sẽ đến lúc nào đó, chỉ có một câu hỏi duy nhất, đại loại như “Thụy bây giờ về
đâu?”.
Có lẽ vậy, ta chẳng thể tham lam,
mong mỏi quá nhiều ở tình yêu bởi tình yêu là mật ngọt “êm ái và ngọt ngào”
nhưng cũng có thể “như lưỡi dao”, “như mũi nhọn” làm lòng ta hụt hẫng, đớn đau.
Hãy cứ đơn giản, thấy rằng được yêu nhau đã là một diễm phúc của đời người, thì
khi tình yêu làm mây trôi ngang rồi trôi qua trong đời, khi “cắt đứt cuộc tình
đầu” sẽ không bàng hoàng sụp đổ, đắm chìm trong nỗi chán chường, đớn đau – mà
chỉ ngậm ngùi với một lời tự vấn, một câu hỏi vẫn tràn ngập lo lắng và yêu
thương cho người mình yêu: “Thụy bây giờ về đâu?”
Thụy bây giờ về đâu
Anh là chim bói cá
Em là bóng trăng ngà
Chỉ cách một mặt hồ
Mà muôn trùng chia xa
Anh là chim bói cá
Em là bóng trăng ngà
Chỉ cách một mặt hồ
Mà muôn trùng chia xa
“Thụy bây giờ về đâu” – lời trăn trở
ấy thêm một lần nữa lặp lại, nhức nhối lòng ta… Ta soi mình vào câu hỏi đó để
nương dòng hoài niệm tìm về với những tháng ngày êm ấm đã qua…
Đâu đó trong khoảng trời tuổi trẻ
của đời mình, em đã thả vào hồn ta một tiếng cười trong trẻo, một bàn tay yêu
thương ấm áp để đan lồng mười ngón vào nhau, nghe thương yêu giao hòa ngân
khúc. Ta đã yêu và hy vọng: Em đừng lãng du qua đời ta, bởi bàn tay ta ấm, khi
đan lồng vào tay em có thể vững vàng đi qua không chỉ một mùa đông giá lạnh, mà
còn có thể dìu nhau đi đến cuối cuộc đời, trao nhau tin yêu từ những bao dung,
thủy chung, từ sự chân thành khi hai trái tim cùng chung một nhịp đập…Ta muốn
được bù đắp cho những nỗi buồn em đã đi qua, muốn em được yêu thương và chở che
trong đôi bàn tay ta – dù có thể lóng ngóng, vụng về nhưng chắc chắn một điều,
sẽ không bao giờ làm đau em hay gọi về giông gió…
Nhưng rồi em chỉ làm khách lãng du…
Khách lãng du thường chợt đến rồi chợt đi, bỏ lại sau lưng bàn tay ta năm ngón
hụt hẫng, lùa vào chơi vơi, không còn bàn tay nhỏ xinh của em để đan lồng, trao
nhau hơi ấm giữa cuộc đời… Bởi lãng du là xa rời, là chia ly. Chia ly là hụt
hẫng, là mất nhau, biết bao giờ mới tìm được lại? Ta chân trần chạy đuổi theo, băng
qua sông sâu, băng qua đá nhọn…mà đôi bàn tay còn chới với, chưa thể nắm lấy
một vầng mây sáng sưởi ấm tim mình. Ta ngã gục trong những niềm khao khát. Bàn
chân ta bầm tím, tứa máu đỏ tươi… Những tia máu hồng xôn xao bài ca về những
ngang trái, trắc trở giữa cái Phận và cái Duyên…
Tôi cứ có ấn tượng thật nhiều với
đoạn kết này của “Khúc Thụy Du”, ám ảnh bởi sự ngang trái trong cuộc đời với
chùm hình ảnh “chim bói cá”, “bóng trăng ngà” và một “mặt hồ” xa cách đến mênh
mông… Ranh giới của sự “muôn trùng chia xa ấy” tưởng chừng như thật mỏng manh,
chỉ là một mặt hồ thôi, mà sao không bao giờ với tới, chẳng thể nào vượt được
qua, đành chấp nhận một thực tại chia lìa của hai thế giới, của hai cơn gió
lướt qua nhau và thổi ngược chiều nhau trong không gian lặng câm nhuốm đầy khát
khao và cả sự xa xót…
Vượt qua những thăng trầm, qua sự
gạn lọc và mài giũa của thời gian, “Khúc Thụy Du” mãi là một khúc ca về tình
yêu đẹp buồn, day dứt và mãi lung linh trong lòng biết bao thế hệ người nghe
nhạc, có lẽ cũng bởi những trăn trở, những nỗi đau nhẹ nhàng mà day dứt như
thế. Những ai được yêu, đã yêu và đang yêu sẽ soi mình vào đó, tự hỏi lòng
mình: “Ta đã yêu, đã sống hết mình cho cuộc đời này chưa? Ta đã để vuột qua tay
những điều gì ý nghĩa, và có bao giờ ta như loài chim bói cá, chơi vơi tìm đời
đánh mất giữa dòng chảy miên viễn của thời gian?”.
Khi lòng biết khắc khoải như vậy –
ấy là lúc mỗi người sẽ biết, sẽ thấy được giá trị và những điều tốt đẹp trong
đời, để nâng niu, trân trọng và gìn giữ, sẽ gắng vượt qua những bão giông, ghập
ghềnh để yêu để sống – bởi một lẽ khi giã từ cuộc đời này, ta chẳng thể mang
theo được gì “về bên kia thế giới” ngoài những “trống vắng” mênh mang, – như ký
ức, như hoài niệm, như một khúc tình mong manh luyến tiếc mang tên Thụy Du…
Anh là chim bói cá
Em là bóng trăng ngà
Chỉ cách một mặt hồ
Mà muôn trùng chia xa
Em là bóng trăng ngà
Chỉ cách một mặt hồ
Mà muôn trùng chia xa
Trả lờiXóahãng hàng không eva air của nước nào
mua vé máy bay đi mỹ hãng eva
số điện thoại hãng korean air
khuyến mãi vé máy bay đi mỹ
đặt vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich