Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2021

Lê Vân - Yêu và sống - Một hiện tượng văn học

Lê Vân - Yêu và sống
Một hiện tượng văn học?

Trong những ngày qua, dư luận của bạn đọc trên diễn đàn truyền thông về cuốn tự truyện LÊ VÂN -YÊU VÀ SỐNG của hai tác giả Lê Vân- Bùi Mai Hạnh - thật sôi nổi. Khen có, chê có. Cần xem hiện tượng này như một sự kiện của Văn Học Việt Nam những ngày cuối năm 2006?.

Ý kiến của độc gỉa quảng đại nhiều đã đành.

Một số nhà văn, Nghệ sĩ có danh trên văn trường Việt Nam cũng tham gia với tinh thần nghiêm túc, khắt khe. Đôi ba bài ở chỗ này, đoạn kia nội dung lời văn còn khá gay gắt. Đặc biệt người đọc cùng nghề, cùng nghiệp cùng phái… nữ như Lê Vân, Bùi Mai Hạnh - viết những bài toát ra với nội dung những ngôn từ thật dữ dội (Như bài của Hoài Phương, Thanh Tú…). Nhà văn Bảo Ninh còn quy kết, trách nhiệm xuất bản cho Lãnh đạo nhà xuất bản HNV và hai nhà biên tập Trung Trung Đỉnh, Tạ Duy Anh - về việc đã ‘’Dám’’ cho đưa ra công luận tác phẩm Lê Vân Yêu và Sống (LV- YVS).
 
Tôi suy nghĩ về tác phẩm LV- YVS theo hướng khác.
 
Qủa thực, đây là lần thứ… không khí của văn trường của Việt Nam sôi nổi khác thường về một tác phẩm văn học. Lần này - chỉ vì tác gỉa đã nói, giãi bầy qúa thật về lòng mình, về xã hội mà mình đã sinh - sống. Nếu ai đã từng sống hay xem triển lãm về thời kì Bao cấp, Chiến tranh - thì thấy rõ và cảm nhận được ý nghĩa của những trang viết của Lê Vân- Bùi Mai Hạnh. Ở thời điểm mà Lê Vân sinh ra, lớn lên, qủa thực cuộc sống có như vậy. Tôi đọc những trang này mà lòng bồi hồi… hình ảnh của qúa khứ cứ dần hiện ra như đoạn phim quay chậm... tuy đã hơn 40 năm trôi qua, cuộc đời đã thay đổi – mà không thể quên những nỗi day dứt khôn nguôi. Trước hết cần phải ghi nhận sự thành công của Lê Vân- Bùi Mai Hạnh trong LV YVS về tính sử liệu, tính phục hiện qúa khứ trong trang viết sinh động đến kì lạ.
 
Tôi đã có nhiều lần đến thăm ông Trần Tiến.
Ông sống trên căn gác nhỏ với 3 cô con gái. Leo qua cầu thang cấu trúc bên tường phía ngoài hơi dốc. Ngay dưới chân cầu thang có căn nhà nhỏ, theo tự truyện của Lê Vân: Đây là căn buồng - nơi sống của bà Lê Mai- mẹ cô. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cành. Trong các gia đình thời đó (chẳng cứ gia đình Lê Vân) cuộc sống chồng vợ xung đột, chẳng ngoại tình thì nghèo túng, trái tính trái nết… khiến con cái khổ. Lê Vân dũng cảm viết ra là điều đáng khen. Ngay đến bây giờ cuộc sống tuy không còn phải lo miếng ăn, manh áo nhưng cảnh xung đột giữa các ông chồng bà vợ khiến lũ con run sợ - vẫn chưa hết. Thậm chí còn nhiều hơn bởi những vụ li thân, li dị, tan đàn xẻ nghé. Các trang viết của LV- BMH là cảnh báo đáng tin cậy cho những người đã, đang và sắp làm cha mẹ. 
Lê Vân phê phán Bố … đó là chuyện tôi tin là thật. Rất thật, đúng. Tôi đã nhìn, nghe rất nhiều chuyện về những ông Bố: Nghiện ngập, Cờ bạc, Đề đóm, Bia, Rượu, Thuốc lá, Cà Phê… và ngoại tình rồi khi say xỉn về nhà hành hạ vợ con. Gia đình không một ngày được yên. Hiện tượng này trong xã hội ta còn qúa nhiều. May mà NSND Trần Tiến (chắc) không có các thói xấu kia. Đã gặp, quen biết… Cứ xem cách ông sống và chỉ sống li thân bà Mai suốt cả cuộc đời, ở với các con mà không đi bước nữa có thể phần nào thông cảm cho Danh hài đất Bắc. Lê Vân dám lấy ngay bài học về cuộc sống gia đình mình để nhắc nhở mọi người, thật đáng khâm phục. Tự nhiên tôi nhớ đến câu nói người đời nhắc lại lời Phật:’’Ta không vào địa ngục thì ai vào đây?’’. Một sự so sánh khập khiễng, trào lộng, ’’Đầu Ngô, Mình Sở’’ nhưng nội dung rất đúng. Có nhiều người còn thấm đượm cách suy nghĩ xưa: ‚’’...Phụ xử Tử tử- Tử bất tử bất hiếu – Cha bắt con chết, con không dám chết là bất hiếu’’. Ý nói Cha là tất cả. Cha sai, con không được phép lên tiếng cãi lại. Cha bảo con chết cũng được … nữa là.
Thời nay đã khác. Ông, Cha làm sai, Con cháu không làm theo, không nghe, cãi lại, làm khác - chứ đừng nói bắt con Chết con phải chết!
 
Lê Vân thương mẹ vô bờ.
Cô đã dành hẳn một chương xót xa cho mẹ. Đọc chương này, ai cũng thương cảm, ngậm ngùi cho người phụ nữ Việt Nam. Một lần uống rượu với nghệ sĩ C.K. Tôi nêu thắc mắc về gia cảnh của ‚’’Đại ca’’ hài kịch khi có nhưng lần đến thăm ông Trần Tiến, nhìn cách sống của ông bà làm tôi trăn trở. Đã nhiều lần tự hỏi: Tại sao họ lại không làm lại cuộc đời mà cứ tiếp tục sống trong cảnh trái ngang như vậy. C.K là người vui tính, hay chuyện. Khi nghe tôi gợi… anh kể lại nguyên nhân đôi vợ chồng nghệ sĩ có danh - vì sao lại ra nông nỗi này… Qua câu chuyện của C.K, có thể tóm gọn: Đó là hậu qủa tai hại về sự méo mó nghề nghiệp. Trên sân khấu họ ‘’yêu gỉa’’ nhưng rồi trong cuộc đời Thật, sự Gỉa kia lại ’’ảm’’ vào cuộc sống rồi tự nhiên biến thành thật… và bi kịch gia đình đã xẩy ra. Có thể Lê Vân không biết, hoặc cô biết nhưng cứ để giòng cảm xúc về cuộc đời mẹ tuôn trào. Sự thông cảm cho ’’phận đàn bà’’ kết hợp với lòng yêu mẹ, Lê Vân trách cứ  bố ’’Lăng nhăng’’ - một cách thiên lệch chăng?
 
Tôi nghĩ rằng còn một nguyên nhân nữa: Cách đây mấy năm- trong chương trình Dành cho người hâm mộ của đài truyền hình Việt Nam, do Thanh Hạnh dẫn. Hôm đó có ông Trần Tiến và Lê Khanh tham gia. Chương trình rất hấp dẫn.NSND Trần Tiến vẫn phong độ như xưa: Dí dỏm, hài hước (và cả nghiêm túc), còn Lê Khanh thì ca ngợi bố hết lời... Nhưng điều làm cho người xem gờn gợn: Ông và cô con gái- không ai nhắc đến người vợ cũ- bà Mẹ- một lời, mặc dù ông kính của máy quay lia xuống dưới, khán gỉa nhìn thấy bà Lê Mai. Một khán gỉa nữ thấy vậy nêu câu hỏi về cuộc tình thời trai của ông - nhằm gợi đến cuộc tình của ông và bà Lê Mai. Nhà Nghệ sĩ Hài trả lời rất ‘’hài’’ và… lảng tránh!
 
Do thương ‘’Mẹ của riêng tôi’’- Như tít của một đoạn trong chương 1 và tít Cuộc đời buồn của Mẹ - chương 3. Lê Vân muốn lấy lại công bằng cho mẹ chăng? Dù thế nào, Mẹ của riêng tôi, Cuộc đời buồn của Mẹ - là chương viết bằng bút pháp giản dị làm lay động lòng người đến nào nùng.
 
Hầu hết các chương - chương nào cũng cung cấp cho người đọc những tư liệu để người đọc suy gẫm sâu lắng, Tuy nhiên ở chỗ này, đoạn kia… độc gỉa chưa hẳn đã đồng tình với tác gia khi tác gỉa đặt ra... Nhưng đây là tự truyện. Tác gỉa chỉ cung cấp cho độc gỉa những thông tin khách quan trong nền của sự thật. Còn phán quyết là quyền của mỗi người, tùy theo mức độ cảm nhận…
 
Tôi nghĩ: Lê Vân – Yêu và Sống là một tác phẩm chân thực, sống động, có ý nghĩa đánh thức dư luận về trách nhiệm của những bậc cha mẹ, về xây dựng một gia đình tương lai - hạnh phúc. Không thể khộng nói đến Bùi Mai Hạnh - ngừơi quan trọng ‘’gột nên hồ’’ : Lê Vân Yêu và Sống! Làm nên tác phẩm được người đọc say mê, có nhiều luồng phán quyết trái ngược - không phải là việc dễ dàng. Tôi cứ linh cảm thấy Vân- Hạnh như tương  thân, tương trí… Bởi vậy nếu chỉ nói về Lê Vân mà không đi kèm Bùi Mai Hạnh sẽ là một thiếu sót.
 
Tôi không đồng tình với quan niệm của nhà văn Bảo Ninh khi quy trách nhiệm cho NXB Hội nhà văn và hai biên tập viên: Trung Trung Đỉnh và Tạ Duy Anh. Bảo Ninh đã từng có những trang viết chân thực về Chiến tranh và sau chiến tranh - Nỗi Buồn Chiến Tranh - được tặng thưởng. Mới có mấy năm, tại sao bây giờ anh lại ‘’Sốc’’ - không chấp nhận - những trang viết, hồi ức chân thật về Hậu phương? Cứ đọc kĩ ý kiến của Bảo Ninh được trích dẩn trong bài viết trên mạng VNSCL 9/11/2006 - , nhận ra: anh vẫn tỏ ra coi thường độc gỉa, sợ độc gỉa bị ‘’Cảm thụ thấp hèn’’ mê hoặc - như cách nói của một vài cây bút trước đây vài ba chục năm trên địa hạt phê bình- thường lớn tiếng. Thời thế - Người đọc hôm nay đã khác xưa. Họ đã có ý kiến xác đáng phán quyết về một tác phẩm hay, gía trị (Bỏ phiếu, bầu, chọn…). Chắc không cần đến suy nghĩ chủ quan của Bảo Ninh  hướng dẫn. Chưa nói đến nội dung ý kiến vẻ ’’Trịch thượng’’, bất công với hai nhà biên tập TTĐ và TDA, chỉ riêng Bảo Ninh tự cho ý kiến mình là tất cả - đã làm tôi ngỡ ngàng. Có thể LV- YVS đối với Bảo Ninh không ra gì ‘’…khi chưa đọc, chỉ mới cầm cuốn sách lên… thấy tên hai ông (TTĐ, TDA)…đã có một chỉ trích: …thế mà cũng là nxb của giới nhà văn’’.
 
Người đọc tuy chưa hoàn toàn đồng tình với Lê Vân- Bùi Mai Hạnh nhưng thích thú tác phẩm của họ bằng cách đọc say sưa, đọc ‘’một mạch cho đến hết’’. Bởi vì trong đó có tấm lòng chân thanh của người kể, người viết Có lòng dũng cảm dám nghĩ, dám nói nhiều điều mà từ trước đến nay ai cũng e dè ’’Kiêng kỵ’’. Rồi dám thể hiện ‘’Chữ Hiếu’’ thời A còng (@)…

Điều tôi cảm nhận sâu sắc, bỏ qua những khiếm khuyết của tác phẩm, tự đáy lòng vang lên: Hỡi - Bố, Mẹ, Ông Bà, Tổ tiên - ơi! Xin các người hãy sống sao cho sau này các con cháu của người đừng như Lê Vân - hôm nay!.
7.11.2006

Lê Xuân Quang

Theo https://www.vanchuongviet.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch

Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...