Từ Công Phụng: Mỗi bản nhạc
là một tấm gương phản
chiếu
Chương trình ANCT kỳ này xin được gửi tặng đến quí vị những bản tình ca ngọt ngào của nhạc sĩ Từ Công Phụng, người mới thoát khỏi cơn bạo bệnh ung thư để trở lại với cuộc đời.
Nhạc sĩ Từ Công Phụng cùng các anh chị
em nghệ sĩ sau buổi Chiều nhạc Từ Công Phụng - 50 Năm Tình Ca, Một lần nhìn lại
hôm 28/8/2011 tại thành phố Portland, tiểu bang Orgeon, Hoa Kỳ
Ca khúc Bây Giờ Tháng Mấy, sáng tác đầu đời khi nhạc
sĩ Từ Công Phụng mới bước chân vào con đường nhạc tình ca năm 18
tuổi. Kể từ đó, ông đã có hàng trăm nhạc phẩm tình ca và tình yêu
vẫn và mãi là chủ đề sáng tác của ông từ nửa thế kỷ qua.
Nhân dịp nhạc sĩ Từ Công Phụng tổ chức chương trình
“Từ Công Phụng - 50 Tình Ca - Một Lần Nhìn Lại,” Vũ Hoàng có mặt và
được hân hạnh tiếp chuyện ông.
Lời thơ trong nhạc
Vũ Hoàng: Thưa chú Từ Công Phụng, trước hết, thay
mặt thính giả đài ACTD, Vũ Hoàng gửi lời chúc đến chú đã mạnh
khỏe, trở lại tiếp tục cống hiến cho dòng nhạc tình ca Việt Nam.
Thưa nhạc sĩ, trong nhạc của chú, người nghe thường thấy chất “thính phòng”
khá đậm nét trong những sáng tác của mình. Chú có thể chia sẻ đặc
điểm khá thú vị này được không ạ?
N.S Từ Công Phụng: Chất nhạc thính phòng có
nhiều yếu tố, một trong những yếu tố là nhạc êm dịu và nhẹ nhàng,
tiết tấu của nó không ồn ào, để không khí người ta thấy rất cô
đọng. Nhạc tình êm ái bao giờ cũng sử dụng nhạc thính phòng được.
Thính phòng cũng có nghĩa là nhạc được tấu lên trong một phòng nhỏ
cho một số người thưởng thức.
Tình yêu có một cái gì đó phải trân trọng, quý hoá
ở trong đó, cho nên phải dùng những lời rất giống với chất thơ để
mà chuyên chở những tình cảm như thế.
N.S Từ Công Phụng
Vũ Hoàng: Thưa chú, còn một điều đặc biệt khác
nữa, là lời ca trong những tác phẩm của nhạc sĩ dường như là một
bài thơ, rất súc tích, tượng hình và nhiều người thậm chí lầm
tưởng là nhạc sĩ phổ thơ cho bài hát của mình?
N.S Từ Công Phụng: Khi một bản tình ca được viết
lên, hồi xưa người ta nghe nhạc không có lời, chẳng hạn những dòng
nhạc lớn như nhạc cổ điển Tây phương. Khi mà tới tai quần chúng để
thưởng thức đó, thì người ta không mấy ai hiểu nhạc muốn nói điều gì.
Nếu muốn biết nhạc nói lên điều gì thì nhạc sĩ đã viết trên dòng
nhạc, nhưng người đời không hiểu lắm, cho nên mới nghĩ ra ca khúc, để
mà vừa nhạc, vừa lời để diễn tả tâm tư của người muốn nói cái gì,
hay là diễn tả tâm tư của quần chúng.
Lời ca trong một ca khúc, ít ra nó phải có sự súc
tích là một, nó có ý ra như vần thơ là hai, thì nó mới ăn khớp với
tinh thần của một ca khúc nói về tình yêu. Thế thì những lời của
chú có vẻ như thơ là vì chú quan niệm, tình yêu nó phải nhẹ nhàng.
Tình yêu có một cái gì đó phải trân trọng, quý hóa ở trong đó, cho
nên phải dùng những lời rất giống với chất thơ để mà chuyên chở
những tình cảm như thế. Và thơ ở trong nhạc, thì khi người ta hát lên
dễ nhớ hơn là nó không có vần.
Trải nghiệm cuộc đời qua âm nhạc
Vũ Hoàng: Vâng, thưa chú, trải dài qua nửa thế
kỷ sáng tác, nhạc sĩ có thấy những khác biệt trong sáng tác của
mình kể từ khi còn ở Việt Nam và sau này khi sang đến Hoa Kỳ không
ạ?
N.S Từ Công Phụng: Tình ca nói chung là nó flood (tuôn
trào) từ một sự xúc động, một sự xúc động rất thật từ trong tâm
hồn ra. Hồi xưa lúc chú mới viết nhạc, là hình ảnh của một cậu thư
sinh mới lớn và làm quen với âm nhạc, muốn diễn tả tâm tư của mình,
lãng mạn của mình trong dòng nhạc đó, nó rất là lãng mạn và tiểu
thuyết. Nhưng khi càng sống, thời gian càng tôi luyện cho mình thì
những suy nghĩ về đời sống khác đi và có chiều sâu hơn về cái nhìn
về tình yêu, có những lúc đau khổ, có những lúc vui sướng, mình
diễn tả theo một chiều hướng sâu sắc hơn.Và cho đến những năm về sau này, khi mà ra sống ở
nước ngoài, thì tình cảm ở bên này, thiếu vắng lắm, không được như
ở trong nước là vì, người ta nói, quê hương là tình yêu, quê hương là
ở nơi chốn nào đó mang dấu vết của tình yêu, tình yêu đôi lứa. Cho
nên mặc dù có đi đâu, tới chỗ nào đi chăng nữa mà chỗ đó không có
dấu vết của tình yêu thì nó như một ngoại cảnh, không có tác dụng
lắm trong tâm hồn mình.Qua bên này, cảnh bên này đẹp hơn quê hương mình nhiều,
nhưng nó lại không mang dấu vết của tình yêu, của kỷ niệm, cho nên nó
vẫn buồn, vì dĩ vãng thôi cho nên nó không mang đến cho mình một hạnh
phúc rõ ràng.Vũ Hoàng: Thưa nhạc sĩ Phụng, Vũ Hoàng xin được
hỏi chú câu cuối cùng, sau khi thoát khỏi bạo bệnh ung thư mật và
gan, trở về với cuộc sống ngày hôm nay, chú có một lời nhắn nhủ hay
chia sẻ gì với cuộc đời không ạ?Nhưng khi càng sống, thời gian càng tôi luyện cho mình
thì những suy nghĩ về đời sống khác đi và có chiều sâu hơn về cái
nhìn về tình yêu, mình diễn tả theo một chiều hướng sâu sắc hơn.N.S Từ Công Phụng: Sau khi ở giữa làn ranh cái
sống và cái chết, chú thoát được cái chết trở lại đời sống bình
thường, chú thấy rằng chú chẳng còn bao lâu để sống, tuổi già đang
tới và mỗi ngày chú còn mở mắt ra nhìn thấy ánh mặt trời, nhìn
thấy cánh hoa nở, thấy tiếng chim hót là chú thấy rằng, nhìn thấy
xung quanh còn vợ, các con cái, thì chú nghĩ rằng đó là một ban
thêm, ban thêm ân sủng từ thượng đế. Lúc mà mình phải tận hưởng
những cái đó. Bởi vì xưa kia mình bận rộn vì đời sống.Đôi khi mình không cảm thấy đó là cái đẹp trong đời
sống. Thành ra cố gắng mà giữ gìn những tình cảm đẹp cho nhau. Niềm vui nó sẽ trở thành kỷ niệm, nhưng nỗi buồn day dứt trong kỷ
niệm đó, thế cho nên phải cố gắng sống cho trọn vẹn. Khi bệnh rồi
thì mình mới thấy nó quá ngắn, mình sống mà mình làm đẹp cho
những người xung quanh, thì người xung quanh sẽ mang cái đẹp lại cho
mình, nó giống tấm gương phản chiếu vậy.Vũ Hoàng: Vâng, Vũ Hoàng cám ơn chú đã dành cho
đài ACTD buổi trò chuyện hôm nay và mong chú có thêm sức khỏe để
thính giả tiếp tục được đón nhận những nhạc phẩm mới của chú.Mời quý vị nghe lại ca khúc đã thành danh của nhạc
sĩ Từ Công Phụng: Mắt Lệ Cho Người.Trước khi chia tay, mời quý vị nghe lại ca khúc: Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình
Yên.Bây Giờ Tháng Mấy - Từ Công Phụng
Mắt Lệ Cho Người - Từ Công Phụng
Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên
- Từ Công Phụng
6/9/2011Vũ HoàngTheo https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét