Sắc thu trong nhạc Trịnh Công Sơn
Mùa thu không phải là chủ đề sáng tạo chính trong âm
nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tuy thế, mỗi một ca khúc viết về
mùa thu của ông đều là những tác phẩm để đời.
Nhìn những mùa thu đi
Trò chuyện với chúng tôi, một trọng những người bạn
thân của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhà thơ, hoạ sĩ Trịnh Cung nhận
xét về những bài thơ thu của nhạc sĩ họ Trịnh:
Mùa thu cho người ta những cơ hội lãng mạn, có một
chút buồn nhưng luôn đẹp. Vì vậy Trịnh Công Sơn cũng như những nhạc
sĩ khác luôn bị mùa thu quyến rũ.
Trịnh Cung
“Đối với nhạc sĩ và những nhà thơ, kể cả hoạ sĩ,
thiên nhiên luôn luôn là nguồn cảm hứng với những màu sắc khác nhau
giữa các mùa. Mùa thu cho người ta những cơ hội lãng mạn, có một
chút buồn nhưng luôn đẹp. Vì vậy Trịnh Công Sơn cũng như những nhạc
sĩ khác luôn bị mùa thu quyến rũ.
Trịnh Công Sơn với cái nhìn về mùa thu của anh chuyển
từ “Nhìn những mùa thu đi” cho đến bài cuối cùng viết về mùa thu
của anh ta là “Nhớ mùa thu Hà Nội”. Đó là một sự chuyển động, biến
chuyển trong ngôn ngữ và trong giai điệu âm nhạc. Cái mùa thu thuở
“Nhìn những mùa thu đi” là cái thời mà sự bay bướm, chữ nghĩa của
Trịnh Công Sơn bắt đầu chớm báo hiệu một thời kỳ ngôn ngữ cho âm
nhạc rất đẹp, nhưng mà nó vẫn nằm trong một khung trời của tuổi trẻ
đầy tưởng tượng và có chút gì buồn.
Nhưng mà sang đến những bài khác thì nó
lộng lẫy hơn, lãng mạn hơn nhiều và mang trong đó hình ảnh tình yêu
trong đó lớn và rõ ràng, như “Chiếc lá thu phai” chẳng hạn, như “Nắng
thủy tinh” chẳng hạn. Giai đoạn đó là thời kỳ anh ta đang có một
tình yêu hoặc là có nhiều tình yêu. “Nhớ mùa thu Hà Nội” thì bắt
đầu có thực tế tâm thức của anh ta trong giai đoạn sau 1975, cho nên
cái chung nó được đẩy lên mạnh hơn, rõ hơn là những bài nói về mùa
thu trước của anh Trịnh Công Sơn, những bài trước thì cá nhân hơn,
tình tự hơn”.
Nắng Thủy Tinh
Chia sẻ về hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Nắng thủy tinh” này, họa sĩ, nhà thơ Trịnh Cung cho biết tiếp:
Nắng Thủy Tinh - Khánh Ly
“Tôi và một vài người bạn thân khác của Trịnh Công
Sơn gần như có một giai đoạn ở trong cuộc, gần gũi với những cuộc
tình của Trịnh Công Sơn. Thì bài này có một nhân vật nữ rất đẹp,
rất đúng với hình ảnh “Em qua công viên nắng thủy tinh vàng” mà Trịnh
Công Sơn đã yêu và người mà Trịnh Công Sơn viết rất nhiều cho cô ấy
giai đoạn đó và cô ấy trở thành nhân vật số một, người mà tôi muốn
nói đến trong “Nắng thủy tinh” đó là “Ngô Vũ Dao Ánh” người vừa cho
xuất bản “100 bức thư tình của Trịnh Công Sơn” chính là nhân vật của
“Nắng thủy tinh” và không phải là nhân vật của “Như cánh vạc bay” như
viết trên báo mà tôi đã đọc”.
Như Cánh Vạc Bay - Trịnh Công Sơn - Khánh Ly
Quả đúng vậy, người ta thường nói, mỗi tác phẩm của
nhạc sĩ họ Trịnh này thường gắn với hình ảnh một giai nhân nào đó,
chính hình bóng ấy làm cho ca khúc của ông trở nên giàu tính thơ,
triết lý và gói ghém một quãng đời của con người tài hoa và đa
tình của ông.
Tuy thế, nói về mùa thu trong sáng tác của Trịnh Công
Sơn mà không nhắc đến “Nhớ mùa thu Hà Nội” thì quả là một thiếu
sót.
Chữ nghĩa của Trịnh Công Sơn bắt đầu chớm báo hiệu
một thời kỳ ngôn ngữ cho âm nhạc rất đẹp, nhưng mà nó vẫn nằm trong
một khung trời của tuổi trẻ đầy tưởng tượng và có chút gì buồn.
Trịnh Cung
“Trịnh Công Sơn là một người miền Trung, mà sống ở
Sài Gòn nhiều lắm, từ trước 1975, thì chuyện viết về Hà Nội đã là
một điều rất là khó, viết về mùa thu Hà Nội lại là một chuyện
khó khăn hơn. Anh ấy không được thẩm thấu tất cả những sinh khí,
những hơi thở của đất trời, những màu sắc thiên nhiên của Hà Nội
nhiều như những người Hà Nội.
Nhưng khi bài này được phổ biến thì cá nhân tôi cũng
rất ngạc nhiên bởi vì tôi cũng đã nhiều lần đến vào những dịp mùa
thu Hà Nội, thưởng thức khí trời và vẻ đẹp, phố phường thì rõ
ràng anh ta rất giỏi, tài năng khi mô tả mùa thu Hà Nội như vậy. Nhất
là những sự liên kết màu sắc, mùa cốm, cây bàng và màu ngói. Thành
ra sự liên kết về ngôn ngữ, hình ảnh cũng như giai điệu là lạ hơn
những bài nói về Hà Nội khác.
Thành ra, cho nên một tài năng lớn làm nên sự khác
biệt giữa những tác phẩm cùng viết về một đề tài. Tài năng lớn đó
của Trịnh Công Sơn đã vượt qua sự bất lợi của anh khi anh không phải
người Hà Nội”.
Để tiếp tục chương trình mời quý vị nghe tiếp nhạc
phẩm “Nhớ mùa thu Hà Nội” qua tiếng hát Hồng Nhung.
NHỚ MÙA
THU HÀ NỘI - Trịnh Công Sơn - Hồng Nhung
Trước khi chia tay, mời quý vị nghe lại ca khúc “Chiếc
lá thu phai” qua giọng hát Thu Phương. Vũ Hoàng xin chào và hẹn gặp
lại quý vị trong các chương trình tuần sau.
Chiếc
Lá Thu Phai - Rơi Lệ Ru Người - Thu Phương - Khánh Ly
26/9/2011Vũ Hoàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét