Nhạc sĩ Nguyễn Cường
và giai điệu Núi rừng Tây NguyênSiu Black với nhạc sĩ Nguyễn Cường
Nhắc đến những bản nhạc mang đậm âm hưởng núi rừng
Tây Nguyên, người yêu nhạc không thể không nhắc tới Nguyễn Cường và
nhắc đến ông, người ta cũng sẽ nghĩ ngay tới tiếng cồng chiêng vang
vọng từ đại ngàn rừng núi.
Với dáng vẻ của chàng cao bồi, chiếc mũ phớt, hàng
ria rậm và cặp kính, nếu chưa bao giờ gặp ông, ít ai nghĩ, chàng trai
sinh ra và lớn lên ở 36 phố cổ Hà Nội lại có một tình yêu mãnh
liệt với Tây Nguyên đến như vậy. Núi rừng Tây Nguyên đã trở thành ngôi
nhà thứ hai của ông. Ông gắn bó suốt thời trai trẻ của mình với buôn
làng, với màu đất đỏ bazan. Ông tâm sự:
“30 năm rồi, từ tháng 5/1981 cho đến bây giờ, có nhiều
kỷ niệm lắm, tất cả tràn về con người, văn hóa Tây Nguyên, tất cả
tạo thành một tình yêu. Lần đầu tiên tôi đến Tây Nguyên, tôi ở đó 8
tháng và thấy hoàn toàn bị mê hoặc, không cảm giác mình là ai, gần
như là một tình yêu nam nữ, lớn hơn cả sự ấy nữa. Vì được tiếp cận
với nền văn hóa bản địa rất kỳ lạ của dân tộc Ê Đê, từ cồng chiêng
cho đến lối hát của họ, tạo cho mình một niềm đam mê đến như thế”.
Lần đầu tiên tôi đến Tây Nguyên, tôi ở đó 8 tháng và
thấy hoàn toàn bị mê hoặc, không cảm giác mình là ai, gần như là
một tình yêu nam nữ, lớn hơn cả sự ấy nữa.
Nhạc sĩ Nguyễn Cường
Để mở đầu cho chương trình âm nhạc hôm nay, chúng tôi
xin trân trọng gửi đến quý thính giả âm thanh rạo rực, đầy nhựa sống
của H’Ren Lên Rẫy và Ơi M’drak qua tiếng hát của cố nghệ sĩ Y Moan.
Bên cạnh giọng ca của nghệ sĩ Y Moan, tiếng hát của
Siu Black cũng dường như cũng được dành sẵn cho những bản nhạc đậm
chất lửa và sức sống mạnh mẽ trong âm nhạc Nguyễn Cường. Để tiếp
nối, mời quý vị nghe ca khúc "Ly Cà Phê Ban Mê" qua tiếng hát Siu Black.
Khi chúng tôi hỏi nhạc sĩ Nguyễn Cường vì sao một
người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, lại có thể sáng tác những bản
nhạc đầy chất Tây Nguyên như thế, ông chia sẻ:
“Người Hà Nội đến với Tây Nguyên cảm thức mà nói, ở
một nơi chật chội đến với nơi khoáng đạt, thiên nhiên đẹp đẽ, cộng
với nền văn hóa bản địa rất mãnh liệt, thú vị, rất độc đáo, cồng
chiêng và những làn dân ca của dân tộc Ê Đê.
Hà Nội là nơi tích tụ văn hóa của cả nước chính vì
vậy khi người Hà Nội sáng tác (nhạc phẩm) về Tây Nguyên thì sẽ mang
được cả tinh hoa của Việt Nam đến với Tây Nguyên. Chính vì thế mà nó
hấp dẫn tôi”.
Những đồi chè xanh ngắt ở Tây Nguyên.
Tiếp theo mời quý vị nghe ca khúc, Đôi Mắt Pleiku, qua
giọng hát Kasim Hoàng Vũ.
Khi hỏi con đường nào đưa ông đến với âm nhạc Tây
Nguyên, ông trả lời thật đơn giản, đó là do duyên số. Dường như hơi
thở của núi rằng đã là một phần máu thịt của Nguyễn Cường.
Nghe nhạc của Nguyễn Cường, người ta có thể cảm nhận
được sự bao la bát ngát của đại ngàn núi rừng, âm thanh cồng chiêng
của người dân tộc Bana, Ê Đê, ánh sáng rập rìu bên bếp lửa hồng với
bình rượu cần và những điệu nhảy thâu đêm suốt sáng.
Để kết thúc chương trình âm nhạc, mời quý vị lắng
nghe ca khúc "Có Yêu Nhau Thì Về Ban Mê" qua phần trình bày của tam ca
3A.
20/3/2011
Vũ Hoàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét