hợp với không khí lịch sự
của một sinh hoạt văn hóa. Cảm nhận được khoảnh khắc thanh thản.
Đang mải mê lật từng
trang của ấn phẩm Xuân Thì (một cuốn sách ảnh với chủ đề nude
nghệ thuật của nhiếp ảnh gia Thái Phiên đang gây xôn xao dư luận) thì một bài
hát gây cho tôi chú ý:
...Rồi dặt dìu mùa
xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui
nay đã về...
Một trưa nắng cho bao tâm
hồn.
Cung bậc rơi đúng thời
điểm và tâm trạng. Giai điệu nhẹ nhàng, mượt mà, âm lượng vừa phải, nhưng đủ
sức đánh bật sự chăm chú của tôi ra khỏi những bức ảnh khỏa thân với nét đẹp
xuân thì quyến rũ. Tay cầm sách nhưng lòng chợt hững hờ, âm thanh gieo rắc, dần
che lấp thân thể... trang ảnh bỗng nhạt nhòa . . .
Bài hát đã được nghe
nhiều, rất thích, nhưng mỗi lần nghe tôi đều có cảm giác xuyến xao, bâng
khuâng, vui buồn trộn lẫn.
Người mẹ nhìn đàn con nay
đã về...
Mùa xuân mơ ước ấy đang
đến đầu tiên..
Nghe loáng thoáng, dễ dãi
với các ca từ “mùa xuân”, “chim én”…trong nhịp valse sang trọng, tươi vui dễ
cảm nhận đó là tình tự của mùa xuân, của ngày tết rộn ràng. Nhưng cặn kẽ, sâu
lắng, càng ngẫm nghĩ cứ thấy nặng lòng, vời vợi. Giai điệu và ca từ mới nếm vào
thì thấy dịu ngọt, nhưng cái ý, cái hồn cứ ngấm dần, nghe đắng quanh cổ xuống
tận tim gan.
Viết về mùa xuân nhưng
Văn Cao không mô tả hoa mai, hoa đào, không tưng bừng rộn rã, Không cầu kỳ,
tham vọng hoặc đỉnh cao là Tết với pháo rượu, sắc màu rực rỡ, chúc tụng sang
giàu, mưu cầu no đủ…thiếu quá nhiều sắc thái ngày xuân.
Bài hát được sáng tác 1976, sau sự kiện 1975 một
năm. Dù muộn một chút nhưng rõ ràng đây là ca khúc viết cho mùa xuân lịch sử
của đất nước, chứ không là xuân của thời tiết, tháng năm. Qua đó, tác giả cũng
muốn gởi gấm, giãi bày nỗi niềm riêng tư, thân phận hoặc cao hơn - một thông
điệp. Chính vì vậy, mùa xuân trong bài hát được diễn đạt với những khái quát
khác - Nét tiêu biểu của lòng người, của đất trời, sau những mùa đông dài chiến
tranh.
Tiếng gà trưa thì ngày nào, nơi đâu trên đất nước
Việt Nam cũng có thể nghe thấy. Khói bay trên sông, một trưa nắng - không chỉ
có ở mùa xuân, một hiện tượng tự nhiên của đất trời. Người thương yêu người -
là lẽ thường, một bản năng. Yếu tố mùa xuân quá giản dị, khiêm tốn. Lời nhạc
tuy đơn sơ nhưng có sức biểu cảm rất mạnh, đó là thứ quốc hồn mà Văn Cao đã
tinh tế lọc lựa ra được.
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người…
Nước nhà thống nhất, không còn chiến tranh - đó
là điều kiện thuận lợi, cho phép chúng ta mơ ước, khát vọng. Nhưng Văn Cao đã
nghiệm ra rằng, đất nước, con người Việt Nam vừa trải qua đau thương, ly loạn,
đã đánh mất nhiều giá trị truyền thống, nhân bản... Dâu bể, tang thương, nghiệt
ngã, đã ảnh hưởng sâu rộng đến từng gia đình, từng thân phận. Vết thương đất
nước chưa lành, nhân tâm còn bất ổn nên không quá vội vàng, ảo tưởng, hân hoan
thái quá. Cần khơi dậy tình người, đánh thức nhân tính… Mọi thứ chỉ mới bắt
đầu, phải làm lại từ gốc…trên những “Mùa bình thường”, “người biết thương
người”, “một trưa nắng vui cho bao tâm hồn”…thật bình dị nhưng cần thiết như
cơm ăn, nước uống, khí trời.. cho lẽ sống Việt Nam. Nếu mọi người ý thức được
như thế là một khởi đầu tốt đẹp, đã là một mùa xuân mơ ước!.
Vì bài hát là nỗi lòng của Văn Cao sau giấc ngủ
đông dài, được thai nghén muộn màng, không phô trương, nên ai thực sự bình tâm,
hiểu biết tác giả mới cảm nhận được vẻ đẹp đầm thắm, tính nhân văn của ca khúc.
Tưởng cũng nên nhắc lại, bài hát Mùa xuân
đầu tiên được Văn Cao viết vào dịp tết Bính Thìn 1976 ở Hà Nội, nhưng
ấn phẩm được xuất bản ở Nga và được đài phát thanh Moscou phát sóng 1977. Năm
1988, sự nghiệp âm nhạc của Văn Cao được phục hồi. Những đêm nhạc Văn Cao đến
với công chúng. Các nhạc phẩm của Văn Cao được in ấn, trong đó có Mùa xuân
đầu tiên, nhưng nhiều người vẫn còn say sưa, mê mải những tình khúc lãng
mạn, tiền chiến của ông, nên không mấy ai đoái hoài. Năm 1991, Mùa xuân
đầu tiên được “giải tỏa”, bài hát có mặt trên một chương trình và đến
năm 1993 trong đêm nhạc kỷ niệm Văn Cao 70 tuổi, bài hát được cất cao với ca sĩ
Minh Hoa và sau đó là ca sĩ Thanh Thuý trong một video…Nhưng đến 1995, khi
người nghệ sĩ tài hoa Văn Cao đi vào thế giới vĩnh hằng thì Mùa xuân
đầu tiên mới thực sự xuất hiện trên các phương tiện thông
tin đại chúng và bừng sống trong lòng người hâm mộ. Để có được một mùa xuân
bình thường như thế người nghệ sĩ đã phải chờ đợi, đánh đổi cả một đời. Bài hát
như một hồng nhan gặp truân chuyên, là một biểu hiện chính thân phận tác giả.
Với một Văn Cao ở tuổi “tri thiên mệnh”, khi đã
có một sự nghiệp lẫy lừng, trên đất nước có hơn nghìn năm văn hiến, mà viết Mùa
xuân đầu tiên là một điều đáng suy ngẫm…
Ba mươi năm sau Mùa
xuân đầu tiên, nhìn lại “mệnh nước nổi trôi”, thăng trầm, sôi động…
tôi thấy còn ngổn ngang trăm thứ. Nhưng mỗi độ xuân về, lòng lắng lại, nghe “Mùa
xuân đầu tiên”, tôi chỉ cầu mong được “một trưa nắng vui…” trong tâm
hồn.
Dương Tấn Long
MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN
Nhạc và lời: Văn Cao
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng vui cho bao tâm hồn.
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long lanh.
Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu
tiên.
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người.
Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về.
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét