(Sóng trẻ) - Mặc sức để cho những
dòng nước lăn qua bàn chân mát lạnh, mặc sức để cho tiếng róc rách, rì rầm của
suối lọt thỏm vào tai, là một cảm giác rất khó quên khi tôi bước vào di tích Cô
Sơn, thuộc tỉnh Chi Linh, Hải Dương.
Có thể nói cả không
gian Côn Sơn chìm trong tiếng suối. Nghe bên tai thầm thì, róc rách một thứ âm
thanh của núi rừng. Cảm giác như bước vào nơi đây là bước vào một thế giới
khác. Nó chắt lọc, loại bỏ những âm thanh phồn tạp của đời thường ngoài kia để
còn lại nguyên sơ, thuần khiết tiếng suối rì rầm chảy dốc.
Cảm giác của một người
từng khâm phục tôn bái nhà văn hóa - nhà thơ Nguyễn Trãi khi đến đây, không chỉ
là thành kính dâng nén hương thắp cho cố nhân, không chỉ để biết chùa Côn Sơn,
biết con đường hàng trăm bậc tìm lên bàn cờ tiên, giếng ngọc… mà còn để lần nữa
nghe lại âm thanh, linh hồn của bậc hào kiệt.
Giữa một miền trời
thông reo trong gió, tôi lắng nghe âm thanh của suối. Suối chảy ngược tràn qua
những bậc thang đá, cảm giác của lòng bàn chân lúc này khẽ rên, khẽ lạnh. Phải
ở trong cái không gian ấy, bạn mới cảm nhận được rõ ràng hồn cốt và thần thái
của nhà nhơ Nguyễn Trãi vọng về trong tiếng thở rầm rì của suối. Có lẽ nhà nhà
thơ vĩ đại ấy, con người vĩ đại ấy đã thổi hồn vào từng dòng chảy để tiếng suối
cũng như đang reo vui, đang thổn thức trăm bề tâm sự. Lắng nghe tiếng suối đặc
biệt ấy là phải lắng nghe và thấu hiểu bằng cả trái tim mình.
Bỗng nhiên tôi có cảm
giác như cố nhân đang ở nơi đây, gần lắm. Linh hồn Người cũng róc rách cùng bản
nhạc suối kia, yên bình, thư thả. Tiếng suối thở than năm xưa khi vụ án Lệ Chi
Viên đày đọa không còn nữa, giờ đây nó nhẹ nhàng lắm, trong trẻo và an nhiên
lắm. Giữa bốn bề thiên nhiên trong trẻo, nguyên khiết, tiếng suối Côn Sơn đúng
là bản nhạc chủ đạo chảy róc rách vào đá, vào lòng người. Chảy mãi, chảy mãi
như tiếng lòng con người vĩ đại ấy mãi chạm đến cõi lòng nhân thế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét