Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021
Mùa xuân dưới góc nhìn thơ thiền Việt Nam
Mùa xuân dưới góc nhìn
Trong thiền học, phương thức soi chiếu quy luật của đạo bằng
hình tượng thiên nhiên có nguồn gốc từ triết lý thiên nhân hợp nhất của Đạo
giáo và vạn vật nhất thể của thiền. Con người luôn được đặt trong vị trí giao
hòa với tự nhiên, trở thành một phần của tự nhiên, cần hành động theo quy luật
của tạo hóa bởi đó là luật của vũ trụ, vô tư, vô ngã. Thiền vô ngôn mà biểu được
đa ý sự vĩnh hằng, bất diệt của tự nhiên. Mỗi hình ảnh, âm thanh mùa xuân đều
được thấu biết một cách tinh tế qua tâm thức của các thiền gia - thi sĩ.
Mùa xuân dưới góc nhìn thơ thiền mang dư vị riêng, một tiếng
sấm rền vang, một chồi non bừng nở ban sớm, một làn gió ấm áp thổi không chỉ tạo
nên khung cảnh xuân đầy hương sắc như bao hình ảnh thơ thường thấy trong thi
ca, mà còn dung chứa ý niệm thiền uyên áo. Cảnh sắc xuân dưới thanh nhãn và tâm
thế của thi sĩ - thiền sư hiện lên nhuốm màu của đạo thiền, biểu đạt nhận thức
về quy luật tự nhiên, sự vô thường của tạo hóa. Mùa xuân nhuốm màu thiền đạo
góp phần làm phong phú thêm bức tranh xuân đa sắc trong thi ca Việt Nam.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét