Chiếc áo cưới màu hồng 2
Chương V
Phượng theo chồng về Sàigòn, ở biệt thự đường Testard.
Trong bảy năm ở độc thân, ông Giáo ngày hai buổi đi dạy học,
trưa chiều ăn cơm tiệm, ông chỉ nuôi một bà xẩm già, đáng tin cậy để coi nhà và
quét tước dọn dẹp. Bây giờ có vợ, ông mướn thêm một chị bếp để đi chợ với Phượng
và nấu nướng.
Thời khắc biểu của Phượng Ià của một người nội trợ đảm đương
và thông minh. Buổi sáng dậy sớm lo bữa điểm tâm, rồi đi chợ cùng một lượt với
chồng đi dạy học. Mười giờ coi việc bếp núc, sửa soạn bữa trưa đợi chồng về.
Chiều, chồng đi dạy, cô đóng cửa ở trên lầu, đọc các sách của ông Giáo mua về,
để trau dồi văn hóa.
Năm giờ cô xuống phụ với chị bếp, sửa soạn bữa cơm tối. Tám
giờ cơm nước xong, ông Giáo soạn bài, cô xem sách, hoặc hai vợ chồng đi xem chớp
bóng, đi nghe diễn thuyết, hay dạo mát trên bờ sông. Phần nhiều các buổi tối,
đôi vợ chồng chỉ thích nằm nhà, chuyện trò âu yếm. Phượng mê nghe những câu
chuyện của chồng, rất lý thú và bổ ích cho sự mở mang trí óc của cô. Ông Giáo
cũng thích nghe Phượng nói về công việc trồng tỉa bông hoa, và các chuyện mộc mạc
lý thú, nhiều khi rất cảm động, của các giới cần lao thợ thuyền hay thôn dã.
Hai người tâm đầu ý hợp nhau lắm, và mỗi ngày họ càng hiểu nhau thêm, càng yêu
quý nhau nhiều hơn. Phượng đối với chồng, vừa yêu, vừa kính, vừa phục. Ông Giáo
cư xử với vợ vừa là người chồng, người tình nhơn, và người bạn tri kỷ. Họ tin
nhau hoàn toàn, và cả hai đều dịu dàng hòa nhã, phước hậu. Một tháng sau lễ cưới,
một buôi tối thứ Bảy ông Giáo vừa vặn máy phát thanh trổi lên một bản nhạc, thì
Phượng đứng sát cạnh chồng, một tay âu yếm choàng trên vai ông, đầu tựa vào vai
bên nầy, bẽn lẽn gọi chồng:
- Mình!
Ông Giáo ngó Phượng với đôi mắt dịu dàng say đắm, và mỉm cười
trông thấy vẻ mặt thẹn thùng của vợ:
- Anh đoán mình muốn nói gì rồi.
Phượng mân mê chiếc cravate của chồng:
- Mình đoán chắc đúng. Em bắt đầu có thai mình ạ.
Ông Giáo tủm tỉm cười:
- Anh đã biết lúc trưa khi thấy mình muốn nôn.
- Mình tài quá.
Ông Giáo khẽ kéo Phượng ôm vào lòng, và hai người hôn nhau...
ghi dấu nỗi niềm vui mừng, sung-sướng ấy.
Họ yêu nhau tha thiết quá, vừa buông ra, nhìn nhau thật tình
tứ một phút, rồi lại môi kề môi hôn nhau say sưa …trong lúc bản nhạc của máy
phát thanh tiếp tục trầm bổng du dương.
Sáng chủ nhật, ông Giáo lái xe ra phố một mình. Phượng muốn
đi với chồng, nhưng ông cười, có vẻ bí mật:
- Không. Mình ở nhà nghĩ cho khỏe. Anh đi một lát về ngay,
Sự thật, là ông định để dành cho Phượng một ngạc nhiên.
Ba mươi phút sau, ông chở về một máy may thật đẹp, gồm cả máy
thêu. Phượng reo mừng, sung sướng. Ông bảo:
- Anh tặng mình cái máy kiểu mới nầy, để mình may và thêu
không mỏi mệt,
Phuợng hôn chồng, rồi thỏ thẻ nói:
- Em cảm ơn mình. Nhưng mình biết em bắt đầu may và thêu cho
ai không?
- Cho con.
- Mình giỏi quá... Rồi cho ai nữa?
- Cho... mình.
- Không! cho chồng em trước chứ!
Ông Giáo âu yếm vỗ vai vợ:
- Mình đáng quý lắm. Lúc nào mình cũng nghĩ đến anh. Nhưng
anh thích mình may thêm đồ cho mình trước, vì mình thiếu áo mặc.
Phượng cười:
- À quên! Mình có hai sơ mi rách cổ. Mình bằng lòng cho em
khánh thành máy may ngay bây giờ không?
- Bằng lòng... Nhưng anh quên mua chỉ!
- Nhơn tiện, mình cho em đi ra phố với mình nhé? Chúng ta mua
chỉ may và các thứ chỉ thêu luôn.
- Phải đấy.
Phượng không cần trang điểm, chỉ mặc cái áo dài vào, rồi cùng
ra xe, ngồi cạnh chồng.
Phượng ở Sàigòn với chồng được bốn tháng, đến kỳ nghĩ hè. Vợ
chồng về Đàlạt, đem cả chị bếp và máy may theo. Ở biệt thự đường Prenn cũng đã
có nhiều thay đổi, theo ý muốn của ông Giáo từ sau khi cưới Phượng. Vợ chồng
ông Cai bây giờ đã già yếu, không thể làm vườn được. Ông Giáo mời hai ông bà
lên ở biệt thự tại đây ông để giành riêng một căn buồng khá rộng ở từng dưới,
giữa phòng ăn và phòng khách. Trước kia, buồng này được dùng làm thư trang của
ông Giáo, có cửa sổ rộng ngó ra sân hoa và vườn rau. Trong buồng có lò sưởi.
Dọn dẹp trang hoàng mời vợ chồng ông Cai về ở ông Giáo dời
thư phòng của ông lên lầu, cạnh phòng ngủ. Ở Sàigòn về, ông Giáo và Phượng ở
trên lầu, riêng biệt và tĩnh mịch. Máy may của Phượng cũng để trong thư phòng,
tại đây có cả một thư viện gồm ba bốn trăm quyển sách Việt, Pháp. Anh, có ghế
dài để nằm đọc sách, bàn viết, máy phát thanh, lò sưởi. Phượng và ông Giáo chỉ
xuống dưới nhà trong các bữa ăn, hoặc tiếp khách, hay dạo vườn hoa, vườn rau.
Nhà gác dan bây giờ để hai vợ chồng anh làm vườn trọ, từ Quảng
nam mới tản cư vào, ở làm công cho ông Cai. Hoa lợi nhà vườn vẫn để ông Cai hưởng
hết, y như trước. Bà Cai vẫn nuôi gà, vịt, để bán.
Nghe Phượng nói đã có mang bốn tháng, bà Cai vui mừng khôn xiết.
Bà chỉ bảo cho con gái những cách thức dưỡng thai và ăn uống kiêng cử trong thời
kỳ thai nghén.
Ba tháng hè. Phượng nghỉ ngơi, không làm việc gì nặng nhọc.
Ông Giáo cũng không cho vợ
đạp máy may nữa. Có điều đôi vợ chồng trẻ không vui, là mãn kỳ
nghỉ hè ba tháng Bác sĩ khuyên ông Giáo đi Sàigòn một mình, nên để bà Giáoở lại
Đà lạt, vì Phượng đã có mang bảy tháng, sợ rủi ro dọc đường.
Ông bà Bác sĩ là bạn thân trong gia đình đều đồng ý không nên
để Phượng đi xa trong lúc gần sanh nở. Bà Đốc bảo:
- Đường sá lúc này không đuợc an ninh. Để bác gái đi,sợ dọc
đuờng xe gặp phải tai nạn, thì
khó khăn lắm, Bác à. Một mình bác trai có thể xoay xở được,
chứ có bác gái đi nữa thì thật là bất tiện. Nhỡ xẩy ra chuyện gì bất trắc, bụng
mang dạ chửa, bác sẽ Iàm thế nào? Chi bằng bác trai cứ về Sàigòn một mình, ở
trên này bác gái đã có hai Cụ và chúng tôi săn sóc cho. Bác đừng lo ngại gì cả.
Thật ta, Phượng không muốn xa chồng, và ông Giáo cũng khôrg
muốn vắng mặt vợ, nhưng lời nói của vợ chồng ông Bác sĩ có ảnh hưởng đến sự định
đọat cuối cùng của ông Giáo bà Giáo
Phượng tiễn chồng ra xe, lòng nao nao buồn. Hai ngấn lệ chạy
quanh trong đôi mắt ngà, Phượng cầm bàn tay của chồng, đưa lên môi hôn. Ông
Giáo nắm tay vợ:
- Anh đi, nhưng trái tim của anh và tâm hồn của anh, anh để hết
lại cho mình. Anh đem theo hình ảnh yêu quý của mình, là tia sáng của tất cả đời
anh, là nguồn an ủi duy nhất của anh trong những ngày ly biệt.
Xe ông Giáo ra khỏi cổng, vùn vụt xuống dốc Prenn, cô vợ trẻ
có mang còn đứng góc cây xá lị, buồn bã ngó theo.
Trong thời gian vắng ông Giáo, Phượng ít xuống nhà, trừ những
bữa cơm cô ăn chung với cha mẹ già, và tiếp vài người bạn thân.
Cô chỉ quanh quẩn trên lầu, nằm ghế dài coi sách hàng giờ, hoặc
ngồi thêu tay những chiếc áo và mũ xinh xắn cho đứa con sắp ra chào đời. Gặp những
giờ phát thanh, cô mở máy nhưng thích mở nhỏ để nghe văng vẳng những điệu đơn
xa lạ của ngoại quốc. Cô ôn lại những bài Anh ngữ cô đã học của chồng được sáu
tháng, biết khá nhiều. Cô rất thích ở trong thư phòng của ông Giáo, nơi đây cô
đã quen với không khí đầm ấm thanh tao của văn nghệ. Cô nhớ ở Sàigòn một hôm sẵn
bút chì xanh đỏ của chồng, cô thử vẽ chơi một vài bức tranh thiên nhiên xứ Mọi.
Ông Giáo thấy đẹp, và lần đầu tiên khám phá được một tài ba họa sĩ bất ngờ, tiềm
tàng trong hoa tay của vợ. Ông liền khen ngợi và khuyến khích cô. Từ hôm ấy,
Phượng luyện tập bồi bổ về hội họa, bên cạnh người chồng Giáo sư văn chương và
triết học theo dõi một cách chăm chú và say mê những phát triển phi thường của
cô vợ tài hoa.
Vắng ông giáo, Phượng thỉnh thoảng vẻ những bức tranh rừng
núi với những màu sắc kỳ diệu để gởi tặng chồng.
Một buổi sáng nắng đẹp, Phượng xuống sân bắt sâu cho những
khóm hoa hồng. Tự nhiên, cô sực nhớ cảnh lột đậu ở trước sân, giữa ông giáo và
cô hồi lễ Nô ên năm ngoái,
Cô ngồi trên chiếc ghế mây dưới bông hoa xá lị, hồi tưởng lại
rõ ràng tất cả những chi tiết của ký ức êm đềm đẹp đẽ ấy. Cô mỉm cười
sung sướng, rồi nhớ lại lần hồi những kỷ niệm lý thú khác... Cô đứng dậy, đi
thong thả xuống vườn rau, ra đến mương, đứng nhìn miếng ván mục đã làm cô té,
nay còn nằm ngâm dưới nước và tấm ván cầu vững chắc do ông Giáo tự tay bắt qua
mương. Cô nhớ rõ lại những cử chỉ rất đáng yêu của ông Giáo trong các trường hợp
ấy, cô hãy còn là một cô gái nông dân, con người gác dan của ông Giáo.
Do sự liên hệ tư tưởng, dần dần cô nhớ lại cậu Tình, vị hôn
phu cũ của cô hồi ba năm trước. Cô bẻ một lá bạc hà lớn mọc nơi bờ mương, trải
lên cỏ để cô ngồi. Cô mơ tưởng đến Tình, người yêu xấu số mà cô không thể nào
chờ đợi được nữa, bởi ba năm anh lưu lạc nơi nào, biệt vô tín. Vì yêu anh, Phượng
đã đau khổ buồn rầu trong ba năm trời. Vì yêu anh, Phượng đã từ chối hai lần
tình thương thiết tha trung thành của ông Giáo. Vì yêu anh, Phượng đã quyết chí
chờ đợi anh về, để giữ vẹn lời thề chung thủy với người yêu đầu tiên đã tặng cô
chiếc áo cưới màu hồng hai tháng trước ngày hôn lễ. Nhưng than ôi, hoàn cảnh của
Phượng không cho Phượng giữ được mối chung tình... Cha già mẹ yếu mà phận lỡ
duyên ôi. Cô đã cố gắng kiên nhẫn trong ba năm, nay cô đành bội ước,
không còn hy vọng ngày tái ngộ với Tình. Nhưng dù sao, Phượng vẫn thương Tình.
Phượng vẫn không sao quên hẳn được tình yêu đầu tiên, mộc mạc nhưng cảm động,
đã nẩy nở trong núi rừng hoang, và... đìu hiu lạnh lẽo như núi rừng hoang!
Phượng buồn bã đứng dậy đi vào nhà. Cô ghé trước tiên vào
gian nhà gỗ của gác dan, nơi đây còn để biết bao nhiêu là kỷ niệm trong ba năm ở
với, mà bây giờo73là nhà trọ của vợ chồng người làm vườn mới đến. Cô bước vô
nhà,đi đủng đỉnh, đứng trước cửa buồng của cô. Cô ngó vô buồng, lòng ngậm
ngùi ảm đạm. Cô trở ra gặp vợ chồng người làm vườn tay lấm chân bùn, cung kính
cúi đầu chào:
- Thưa bà chủ.
Cô dịu dàng đáp:
- Tôi không dám. Chào anh ba và chị ba.
Cô mỉm cười nói tiếp:
- Xin lỗi anh chị nhé. Tôi vừa vô xem qua gian nhà trong lúc
anh chị mắc tưới rau ngoài vườn.
Vợ chồng người phu vườn kính cẩn đáp:
- Dạ, xin bà chủ đừng ngại.
- Phượng hiền lành nhã nhặn:
- Cảm ơn anh chị. Chào anh chị.
- Dạ, xin chào bà chủ.
Phượng trở về biệt thự, vào ngay căn phòng riêng của cha mẹ
cô. Bà cai đang ngồi têm trầu, âu yếm hỏi cô:
- Con đi chơi ngoài vườn, đã về?
- Dạ...
Cô ngồi xuống chiếc ghế mây, thở một lúc, rồi khẽ hỏi bà Cai:
- Mẹ à, chiếc áo cưới màu hồng của anh Tình cho con, còn
trong rương chớ, mẹ?
Bà Cai làm thinh một hồi lâu mới chậm rãi trả lời:
- Hãy còn đó... Con hỏi chi vậy?
Phượng buồn bã:
- Con hỏi cho biết đó thôi.
- Hôm mấy tháng trước con còn ở SàiGòn, mẹ có soạn lại đồ
trong rương, thấy áo bị gián nhấm hư hết như con đã biết, nên mẹ muốn lấy cho
chị Tư Lò gạch. Vì chị ấy nghèo hơn mình. Nhưng không biết ý con thế nào, nên mẹ
do dự, để lại đó. Nếu con muốn cho chị Tư, thì bữa nào chị lên mua hột vịt, mẹ
cho chị.
- Con muốn lấy ra coi.
Phượng đứng dậy, định đến mở rương, nhưng bà Cai bảo:
- Con ngồi đó, để mẹ đi soạn ra cho.
- Dạ con soạn cũng được.
Phượng đến mở chiếc rương cũ của cô, còn y nguyên khóa cũ, để
dướl đầu gầm giường lấy hết một chồng quần áo mới của bà Cai, để lên giường,
Phượng thấy gần đáy rương chiếc áo cưới màu hồng còn xếp y nguyên như trước.
Màu hồng vẫn còn tươi như lúc Tình mới mua. Phượng rũ áo ra xem lại những chỗ bị
gián cắn. Cô bảo:
- Mẹ à, áo nầy mạng lại còn mặc được... Có lẽ mạng tay khéo
hơn mạng máy... Bây giờ con rảnh, để con đem lên lầu, mạng thử coi.
- Con mạng lại để con mặc sao?
- Dạ không. Con đâu có mặc nữa. Không phải vì con chê áo
rách, nhưng vì là chiếc áo cưới của anh Tình. Con với ảnh không có duyên hội ngộ,
nay con đã có chồng thì dù là áo gấm mới tinh của ảnh cho, con cũng không thể
nào mặc được. Nhưng con mạng lại tử tế để mẹ cho chị Tư Lò Gạch.
- Con làm sao đó con làm.
Phượng ngồi giường mẹ, tay mân mê chiếc áo cưới vô duyên mà
cô chưa mặc một lần nào trừ hôm đầu tiên cô thử áo. Phượng suy nghĩ một lát, rồi
nói:
- Tội nghiệp anh Tình! Ảnh cũng thương con nhiều lắm, chỉ vì
một việc rủi ro bất ngờ mà hai đứa đành phải cách xa đôi ngã, duyên nợ không
thành! Ngày nay con đã thành gia thất với người khác, đời con đã sung sướng
giàu sang, còn ảnh thì... Biết đãu ảnh đang bị đày dọa trong một cảnh lao lù,
hay phiêu lạc nơi chân trời góc bể, chịu phong ba bão táp của một kiếp người lận
đận!... Nghĩ đến anh Tình, con vẫn không sao không thương nhớ ảnh được! Nếu
ngày nay con biết ảnh bị hoạn nạn nơi nào mà con có thể cứu giúp ảnh được, con
cũng không từ chối.
Phượng buồn bã cúi xuống ngó chiếc áo hồng nằm hẩm hiu trong
lòng cô. Hai hàng lệ long lanh khóe mắt, rơi trên tà áo.
Cô trở ra, cầm áo đứng dậy. Đi ngang trước mặt bà Cai, Phượng
khẽ chào:
- Mẹ nghỉ. Con xin phép mẹ, con lên lầu.
Phượng đóng cửa thư phòng, ngồi một mình với chiếc áo. Cô đếm
kỹ tất cả bị muời hai chỗ gián cắn lủng, và năm chỗ bị nhấm sợi gần rách. Bỗng
Phượng nẩy ra một ý nghĩ: ‘‘Hay là ta lấy chỉ tơ đỏ thêu hoa Phượng trên những
chỗ gián nhấm để che lấp những chỗ ấy đi, và thế luôn những hoa phượng lác
đác trên áo, để cho đẹp luôn thể? Như thế, chiếc áo cưới màu hồng nầy tuy ta
không mặc, nhưng vẫn là chiếc áo cười nở đầy hoa phượng!’’ Thấy ý nghĩ hay hay
Phượng lấy chỉ tơ đỏ bắt đầu thêu hoa phượng...
Cả buổi chiều, cho đến mười hai giờ khuya, cô thêu lần hồi những
cánh hoa phượng che lấp hết những chỗ gián nhấm, và lác đác trên màu áo hồng những
màu hoa phượng dễ thương lạ!
Thêu xong hết, cô cắm bàn ủi điện, ủi lại áo, treo vào mắc áo
và đứng ngắm thấy đẹp vô cùng!
Sáng hôm sau, cô đem áo đưa bà Cai:
- Đây, Mẹ. Con đã thêu hoa phượng trên chiếc áo cưới màu hồng
bạc phận. Con không mặc được nữa thì mẹ cứ cho chị Tư Lò Gạch. Chứ chôn mãi nó
dưới đáy rương, tội nghiệp nó!
Ông Giáo xuống Sài gòn được hơn hai tháng thì ở Đà lạt Phượng
đã đến kỳ sanh nở. Ông Giáo nhận được điện tín của vợ cho hay vừa sanh được con
trai, ông mừng rỡ vội vàng xin phép nghỉ một tuần lễ về Đàlạt. Trước đứa con đầu
lòng ngộ nghĩnh mới ra chào đời, nỗi hân hoan đầm ấm của đôi vợ chồng không sao
tả xiết. Ông giáo hãnh diện được làm cha, cũng như Phượng vui mừng sung sướng từ
nay đã lên địa vị một bà mẹ. Đêm ngày, đôi uyên ương lăng xăng ríu rít trong tổ
ấm ngào ngạt huơng hoa, chung quanh đứa con quý báu mà thần Ái tình đã ban thưởng
cho họ.
- Xe anh đang chạy số hai lên đèo Chuối, vừa quẹo cua sắp sửa
qua cầu. Anh bóp còi. Bỗng dưng một chiếc xe nhà binh tám bánh lù lù từ bên kia
cầu vụt qua thật mau, đang quẹo cua mà không ôm tay phải, sắp đâm vào xe anh.
Anh hoảng hốt, nhưng điềm tỉnh lại liền, bẻ tay bánh leo lên lề đường, cách miệng
hố chỉ còn chừng ba phân tây. Tài xế xe nhà binh là một chú lính da đen, cũng
giựt mình nhưng bẻ sang bên trái không kịp nữa. Chú vội thắng xe, chỉ cách một
ly nữa là ủi vào xe anh. Còn một ly nữa là cả xe lẫn anh phải lăn nhào xuống hố.
Chú lính da đen hoảng hồn lật đật mở cửa xe nhảy xuống, xin lỗi anh. Nhưng anh
bình tĩnh, mỉm cười:
- Không sao, chú đừng lo. Vợ tôi và đứa con trai của tôi đang
chờ tôi về ăn Tết ở Đà lạt, vậy không có lý do nào tôi lại nhảy xuống đốt pháo ở
dưới hố sâu nầy hôm nay!
Mặt chú lính đầy vẽ sợ sệt, chú xin lỗi anh một lần nữa. Anh
xuống xe để xem địa thế như thế nào. Chú lính cũng luống cuống, chạy tới chạy
lui coi có cách nào cứu vãn xe anh bị kẹt giữa xe nhà binh và miệng hố. Anh bảo:
- Chỉ có một cách. Anh coi chừng giùm cho tôi lái xe lùi ra
sau.
- Mạo hiểm quá, ông ơi!
- Nếu không, anh phải lùi xe anh, thì đít xe chắc chắn là sẽ
tống vào cột cầu. Không biết chừng chính anh sẽ nhảy dù xuống vực thẳm đa!
Chú lính da đen xoay tròn cặp mắt trắng như hai hột vịt, ngó
hai bánh xe của anh nằm sát trên bờ hố. Rồi chú ngó xe chú, chính chú cũng
không hiểu chú đã lái cách nào mà để chiếc xe kết xù, to bằng hai thớt voi ở sở
Thú, lại nằm chắn xiên đường cái, đầu xe gần ủi vào xe anh, đít xe sắp chỉa vào
cột cầu xi măng. Chú lắc đầu, hổ thẹn. Anh leo lên xe rồ máy, và quây lại bảo
chú lính đứng sau đít xe:
- Chú ngó chừng nhé, nhưng đừng làm tôi hoảng hốt đấy!
- Ông lùi nhẹ nhẹ... Nhẹ nhẹ... chút xíu nữa.... Qua bên trái
một tí... một tí thôi... Nhẹ nhẹ... được rồi... Qua bên phải một tí... coi chừng...
một tí thôi... Được rồi. Tuyệt! ông cừ lắm!
Xe anh tụt khá xa xuống dưới dốc, để dư chỗ cho xe chú lính
quẹo tay bánh tiến tới, và bẻ qua bên phải. Xong, anh lại sang số hai, vượt lên
đèo. Đi ngang chú lính da đen, chú ngồi trong xe thò đầu ra, nhe hai hàm răng
trắng phếu để cười và chào anh:
- Chúc ông gặp may và xin gởi chào vợ ông và con trai ông!
Anh cười chào lại.
Phượng hồi hộp nghe. Ông Giáo vừa dứt lời, cô thở ra một hơi
nhẹ nhàng, để tay trên ngực nhìn lên trần nhà:
- Cảm ơn Trời Phật đã độ mạng cho chồng tôi!
Nhưng Phượng lại âu yếm trách chồng:
- Thế mà hôm Tết mình về đến nhà không nói cho em biết... Để
đến hôm nay...
- Anh không muốn nói vội, vì anh sợ mấy ngày Tết vui vẻ mình
lại bị ám ảnh tai nạn xe hơi, giựt mình ngủ không ngon giấc. Anh không muốn đầu
năm mình nằm chiêm bao thấy anh té xuống hố!
- Sáng sớm mai, mình lại đi Sàigòn, em lo quá.
- Chẳng lẽ anh lại chạm trán với chú lính da đen ấy nữa sao?
- Nhưng em không yên tâm. Thôi, em muốn lần nầy về Sàigòn mình
đăng báo tìm một người tài xế. Sàigòn xe cộ càng ngày càng nhiều, thường ngày
em đọc báo thấy có lai nạn xe hơi hoài, em cứ lo sợ. Vả lại mình cũng thường về
Đà lạt thăm em và thăm con, đường xá nguy hiểm lỡ gặp sự rủi ro, em biết làm
sao? Mình chìu em một chút đi. Trên nầy em coi báo, khi nào được thấy lời rao
tìm tài xế của mình, em mới vững lòng.
Ông giáo cúi xuống hôn Phượng:
- Vâng. Về Sàigòn anh sẽ đăng báo ngay. Còn ngày mai, mình cứ
chúc anh bốn chữ: ‘‘ thượng lộ binh an’’ là anh sẽ bình an vô sự!
Chương VI
Vừa xuống đến Sàigòn buổi trưa, chiều ông Giáo lái xe đến liền
một tòa báo, thuê đăng lời rao vặt:
‘‘Cần một anh tài xế, biết giỏi máy móc, và có giấy chứng chỉ
tốt.
Hỏi số nhà... đường Testard buổi trưa hoặc tối.’’
Ngay hôm đầu có báo đăng lời rao, đã có ba anh tài xế đến xin
việc. Nhưng anh thứ nhứt có giấy chứng chỉ không được tốt lắm. Anh thứ nhì nói
năn vô phép, có vẻ phách lối. Anh thứ ba mới thi được giấy phép lái xe hôm trước
Tết, máy móc không biết gì. Kế tiếp đến mười anh nữa, nhưng ông Giáo không bằng
lòng một anh nào cả.
Trưa hôm sau, một chàng thanh niên đến gõ cửa. Ông Giáo mở cửa,
hỏi:
- Anh là tài xế?
- Dạ, thưa ông, tôi có thấy trong nhựt trình đăng ở đây có cần
một tài xế...
- Phải. Anh có giấy phép lái xe, và giấy chứng chỉ của chủ
cũ?
- Dạ, thưa ông, tôi có.
Chàng thanh niên lấy bóp rút ra hai thứ giấy cần thiết, hait
ay kính cẩn đưa ông Giáo. Ông Giáo xem xong, gật đầu. Ông ngó chàng, nhận thấy
một nét mặt hiền lành thật thà, và cử chỉ đàng hoàng lễ phép. Nhưng ông xem lại
giấy tờ, hỏi:
- Anh ở Đà nẵng à ? Và anh đã giúp việc chp nhà binh
Pháp ở ngoải ?
- Dạ. Thưa ông, tôi là người quê ở trong nầy, nhưng vì một
trường hợp đặc biệt tôi đã học lái xe ở Đà nẵng, và vì vậy giấy phép lái xe của
tôi được cấp tại sở Trường Tiên Đà nẵng.
- Anh có thẻ căn cước không ?
- Dạ, thưa ông có. Thẻ căn cước của tôi cấp tại Biên hòa.
- Anh bao nhiêu tuổi ?
- Dạ, thưa ông, năm nay tôi hai mươi bốn tuổi.
- Anh cho tôi xem căn cước.
- Dạ.
Chàng thanh niên lại mở bóp lấy ra giấy căn cước, cầm hai tay
cúi đưa ông Giáo. Ông vừa xem vừa hỏi :
- Tên anh là Trần văn Tình ?
- Dạ.
- Trước kia anh làm thợ mộc trong đồn điền Cao su, ở Trảng
Bom ?
- Dạ.
Ông Giáo thấy Trần văn Tình mới có hai mươi bốn tuổi, nét mặt
hiền lành dễ thương, nhưng trong căn cước cấp tại Biên hòa đầu năm 1945 làm thợ
mộc ở đồn điền Cao su, mà giấy phép lái xe thì do sở Trường Tiền Đà nẵng cấp
năm 1948, và giấy chứng chỉ hạnh kiểm tốt và tài xế giỏi lại do Nhà binh Pháp ở
Đà nẵng cho ngày 27 tháng 5. Ông Giáo hỏi:
- Tháng 12 năm ngoái anh còn làm cho nhà binh Pháp ở Đà nẵng,
sao bây giờ anh lại ở Sàigòn?
- Dạ thưa ông, tôi thôi việc nhà binh Pháp, rồi sau có tàu
chiến nhà binh vô Sàigòn, tôi xin đi theo.
- Anh về đến Sàigòn đã lâu chưa?
- Dạ, tôi về đếnSàigòn đúng ngày 25 tháng chạp ta năm ngoái.
- Từ đó đến nay, anh giúp việc cho ai?
- Dạ, thưa ông, hiện giờ tôi còn thất nghiệp.
- Sao đang làm tài xế cho nhà binh Pháp ở Đà nẵng, anh lại
xin thôi, về Sàigòn chịu thất nghiệp?
Tình do dự trả lời:
- Dạ..., Vì... tôi nhớ Saigòn quá, không thích ở Đà nẵng nữa.
- Tôi hơi ngạc nhiên tại sao nhà binh Pháp lại dùng một thường
dân như anh không phải là binh sĩ, làm tài xế? Anh có đi lính cho Pháp không?
- Dạ... không.
Tình luống cuống không biết trả lời cách nào cho suông sè.
Ông giáo thì nghi Tình là một binh sĩ, đào ngũ ở Đà nẵng trốn về Sài gòn. Nhưng
Tình đánh bạo nói:
- Thưa ông, chuyện của tôi làm cho nhà binh Pháp ở Đà nẵng, nếu
tôi kể cho ông nghe rõ thì hơi dài, sợ mất thì giờ của ông…
- Không sao. Trước khi nhờ anh giúp việc cho tôi, tôi cần hiểu
trước kia anh làm cho ai, và tại sao anh thôi. Anh kể tóm tắt cũng được. Không
cần thuật rõ. Anh vào nhà.
Ông Giáo quây lưng vào phòng khách, Tình rón rén bước theo
sau. Ông ngồi xuống ghế, chỉ một chiếc ghế khác bảo Tình ngồi. Ông mỉm cười ngó
Tình:
- Tôi thích những cuộc phiêu lưu của tuổi trẻ. Anh kể sơ cho
tôi nghe làm sao từ anh thợ mộc ở Biên Hòa anh trở thành tài xế cho nhà binh
Pháp ở Đà nẵng? Rồi lại bỏ nhà binh Pháp ở Đà nẵng về Sài gòn?
- Dạ, thưa ông, chẳng qua là vì thời buổi loạn ly mà ra cả.
Tháng ba năm 1946 một buổi tối tôi đứng chơi với người anh em, nghe âm nhạc cải
cách trước một rạp hát ở Biên hòa, bỗng dưng ba tiếng Iựu đạn nổ ngay trong tiệm
cà phê bên cạnb. Bốn người lính Tây chết, ba hay bốn người lính Ma rốc bị
thương nặng. Không biết là ai ném nhưng lập tức lính Pháp và thân binh ùa tới
bao vây các nẽo đường chung quanh rạp hát, bố ráp dân chúng. Tôi bi6 bắt cùng với
trên hai trăm người. Dẫn về đồn lính Pháp, sáng ngày sau xét giấy tờ, một trăm
năm mươi người được tha về. Tôi bị giam lại với trên năm mươi người khác, toàn
là thanh niên cả. Tôi không hiểu vì sao tôi không được tha. Tôi khóc lóc với
ông quan ba rằng tôi vô tội, tôi không có ném lựu đạn, nhưng ông quan ba không
nghe, giữ tôi lại làm ‘‘tù binh’’ với trên năm mươi an hem kia. Ba ngày sau họ
chia chúng tôi làm hai kíp. Một kíp hai muơi ba người bị giải qua đồn lính Ma rốc,
có lẽ là những anh bị tình nghi nặng hơn. Còn ba mươi người với tôi ở lại đồn
lính Pháp để đào hầm và làm các việc lặt vặt trong đồn, không được ai đi ra
ngoài. Cũng không được người nhà tới thăm viếng. Không được giao thiệp với một
người Việt nào ở trong đồn cả. Ba tháng sau, một đêm tối, hai xe cam nhông nhà
binh che kín mít, đến chở hết chúng tôi ra Vũng tàu. Có năm người lính nai nịt
súng liên thanh và lựu đạn đi hộ tống ngồi hai bên kèm chúng tôi, Ra Vũng tàu,
họ đưa chúng tôi xuống một chiếc tàu chiến Pháp rồi bốn giờ sáng tàu nhỗ neo ra
biển. Xuống tàu, họ nhốt chúng tôi dưới hầm, có lính canh. Chúng tôi không biết
họ đưa đi đâu, ai nấy đều hồi hộp lo sợ. Vài ba hôm sau. Tàu đậu trước một hải
cảng mà chúng tôi không biết là nơi nào. Lính áp dẫn chúng tôi xuống bến. Tại
đây có hai chiếc cam nhông nhà binh đợi sẵn, chở chúng tới đến một đồn lính
Pháp trên một khoảnh đất to rộng, chung quanh rào giây kẽm gai. Bốn góc có bốn
chòi canh bằng xi măng cốt sắt. Trong lúc xe chạy qua các đường phố, chúng tôi
ngó ra ngoài thấy vài ba tấm bảng chỉ địa điểm, mới biết đây là thành phố
Đà nẵng.
Ở đồn binh Đà nẵng, vài tháng đầu chúng- tôi còn bị giam,
nhưng lần lần về sau họ để cho được đôi chút tự do. Riêng phần tôi nhờ hồi trước
có học thi bằng tiểu học, biết chút ít tiếng Pháp, nên tôi được ông quan ba chỉ
huy đồn tin dùng làm việc vặt trong nhà ông. Lúc đầu ông sai tôi làm cỏ trong
các bồn bông trước sân. Sau ông bắt tôi quét dọn gara và lau xe. Tôi bắt đầu
làm quen với anh lính Pháp tài xế của ông, tên là Jean. Anh nầy lại là một thợ
máy chuyên môn sửa chữa xe hơi. Ông quan ba cho phép anh dùng tôi làm cu li để
anh sai khiến. Nhờ nói được chút ít tiếng Pháp, và có lẽ cũng nhờ tính nết của
tôi thật thà vui vẻ tôi được anh Jean tin cậy và thương mến. Thấy tình thế
trong đồn khó mà thoát ly trốn được ra ngoài và sự đối đãi của binh lính với
‘‘tù binh’’ cũng không khắc khổ lắm, riêng tôi được sự tin cậy của ông quan ba
và anh Jean, tôi quyết chí lợi dụng thời gian bị giam hãm ở đây để học nghề thợ
máy xe hơi. Nhờ sự chăm chỉ tập sự, lần lần tôi hiểu hết các bộ phận trong máy
và bắt đầu tập lái xe ngay chung quanh sân đồn, sau hàng giây kẽm gai. Chỉ
trong mười ngày tôi đã tự lái xe được, lần đầu là xe jeep, traction, rồi đến xe
hạng nặng. Ông quan ba thương tôi và khen tôi sáng trí học hiểu mau biết. Trong
thời gian hai năm tôi tự mình lái được xe nhà và cả xe cam nhông nhà binh, như
một người tài xế giỏi thiệt thọ. Nhờ sự giới thiệu của anh binh sĩ Jean, tài xế
của ông quan ba, tôi được dự thi lấy bằng lái xe, và được sở Trường tiền Đà nẵng
cấp bằng, hồi tháng sáu năm 1948.
Tôi cũng quen thạo các máy móc và anh lính Jean cho tôi
tự sửa chữa các xe bị hỏng máy dưới sự coi ngó và chỉ bảo của anh. Nhiều chiếc
xe bị panh đem về xưởng, anh lính Jean bận việc, giao tôi tự sửa lấy, và tôi
hãnh diện vui sướng đã thành công nhờ sự kiên nhẫn của tôi. Sau bốn năm chung đụng
hằng ngày trong đồn binh, ông quan ba xét thấy là tôi đã bị bắt oan. Với cảm
tình cá nhơn của ông đối với tôi, ông khuyên tôi sung vào quân đội Liên hiệp
Pháp để làm tài xế cho ông và ông hứa sẽ tiến cử tôi mau lên cấp bực. Nhưng tôi
nói thật với ông rằng tôi nhớ nhà quá, vì bốn năm tôi xa cách mẹ cha không tin
tức. Sẵn dịp lễ Nô en, tôi khóc lóc xin ông trả tự do cho tôi, để tôi được về
Biên hòa thăm cha mẹ. Vốn người nhơn từ rộng lượng, và hiểu lòng thành thật của
tôi, ông quan ba thả tôi ra. Hơn nữa, chính ông vui lòng cấp cho tôi giấy chứng
chỉ tốt, coi tôi như người giúp việc thật sự của ông vậy, chớ không phải ‘‘tù
binh’’. Sẵn có chiếc tàu từ Đà nẵng về Sài gòn, ông quan ba giới thiệu tôi được
quá giang về đây. Tôi vui sướng thấy rằng trong đoàn chúng tôi cả thảy ba mươi
anh em, có hăm lăm anh cũng được trả tự do và cùng về với tôi một chuyến tàu.
Còn năm anh ở lại Đà nẵng sanh sống, trong đó một anh làm thợ hớt tóc, hai anh
làm thợ máy và hai anh làm thư ký cho một nhà hàng.
Ông giáo cười vui vẻ:
- Thế mới biết ở đời chuyện rủi có khi là chuyện may. Anh bị
bắt đi ở tù, đó là chuyện rủi. Vì ở tù mà anh học được nghề tài xế và thợ
máy xe hơi, đó lại là chuyện may!
- Dạ thưa ông, nhưng chuyện may cũng lại là chuyện rủi! Vì,
khi tôi được trả tự do, về quê nhà thì được thấy làng tôi ở một khu rừng hẻo
lánh đã bị đốt phá từ năm 1946 và cha mẹ tôi đã thất lạc đâu rồi
- Ủa! Thế thì anh chưa gặp được gia đình của anh sao?
- Dạ thưa ông, chưa. Tôi có về tìm một bà Dì ở Biên hòa để hỏi
tin tức nhưng bà đã chết. Người con trai một của bả đã đi hai năm nay, sau khi
bán nhà cho người khác.
Ông giáo rất thương hoàn cảnh của anh Tình, tài iế thất
nghiệp. Ông lại hỏi:
- Anh làm sao tìm Ba má anh?
- Thưa ông, tôi định tìm những người bà con quen biết cũ, để
dò hỏi. Tôi đoán là Ba má tôi nếu không bị tai nạn trong lúc xóm nhà của tội bị
đốt rụi, thì cũng dọn về ở Biên Hòa hay Sàigòn. Nhưng tôi ở Đà nẵng về đây chưa
gặp được ai. Cha tôi trước chiến tranh làm Đồn điề, cao su ở Trảng bom, tôi có
lên đó hỏi thì Ba tôi không làm ở đấy nữa. Thưa ông, hiện giờ tôi thất nghiệp,
trong túi không còn đồng xu nào, nên dù có muốn đi tìm kiếm gia đình tôi cũng
khó quá. May sáng nay đọc nhựt trình thấy ông cần tài xế nên tôi hỏi đến làm hầu
ông. Tôi định có công ăn việc làm cho yên, rồi tôi mới dò hỏi tin tức để tìm Ba
má tôi và vợ tôi.
- Vợ anh cũng thất lạc à?
- Dạ, thưa ông, vợ tôi chưa cưới. Còn hai tháng làm lễ thành
hôn thì tôi bị bắt, thành ra đôi bên cách biệt, không ai được tin tức của ai
trong bốn năm nay.
- Vì sao vợ anh thất lạc?
- Dạ, vợ tôi cũng ở một xóm với tôi, nhà cửa cũng bị đốt rồi
không biết cô ấy lưu lạc nơi nào.
Ông Giáo lắc đầu, chắc lưỡi, tỏ vẽ rất thương hại anh tài xế
còn trẻ tuổi:
- Tội nghiệp anh quá! Hiện giờ anh ở đâu?
- Dạ, thưa ông, tôi ở tạm nhà một người thợ hồ ờ Bàn cờ, quen
với tôi hồi còn làm chung trong sở cao su.
Ông Giáo, tính nhân từ phúc hậu, hay thương người đau khổ,
giúp kẻ bần hàn, nay nghe anh tài xế Tình kể rõ nỗi đoạn trường như thế, ông rất
cảm động, và thương mến vô cùng, ông đứng dậy trả giấy tờ cho tài xế và bảo:
- Được. Chiều nay anh dọn đến đây. Lương của anh mỗi tháng
hai ngàn đồng, cơm ăn, nhà ở. Ngày hai buổi, anh lái xe cho tôi đến trường và
đưa tôi về nhà. Ngoài ra, anh được rảnh rang, tự do làm gì thì làm. Xe tôi còn
mới, máy móc tốt, khỏi sửa chữa gì, chỉ mỗi tuần anh chịu khó lau dầu lại một lần
là được. Trước kia tôi cũng có chiếc Citroën. Vì tôi thích traction, hơn các kiểu
mới bây giờ.
Ông giáo thấy áo quần anh tài xế rách vá và đôi giầy lính tây
cũ cũng vá, liền rút bóp trong túi áo lấy ra hai ngàn đồng đưa anh:
- Đây không phải là tiền lương của anh. Tiền lương, cứ cuối
tháng tôi mới trả, số tiền này, la tôi biếu riêng anh để anh mua sắm vài bộ áo
quần mới giày mới, và để anh có tiền túi xài vặt đến cuối tháng. Số tiền nầy là
tôi biếu hẳn anh, chớ không phải cho anh mượn trước rồi trừ vào tiền lương
tháng của anh đâu.
Tình vô cùng cảm động. Vì tấm lòng tốt rất cao thượng của ông
chủ mới. Anh do dự chưa dám nhận tiền. Nhưng ông Giáo nhã nhặn vui vẻ đặt hai
ghim bạc mới tinh trong bàn tay anh tài xế:
- Anh cất tiền, đừng ngại. Chiều nay, năm giờ, anh đến ở đây.
Anh ăn cơm với bà xẩm già và chị bếp. Anh ở căn phòng tài xế, cạnh ga ra. Chừng
nào anh tìm được vợ anh, tôi sẽ cho phép anh đem chị ấy về ở chung với anh cho
vui.
Tình cúi đầu vâng lời ông chủ, nhưng không biết nỗi cảm ơn
cách nào cho xứng đáng vì anh thấy ông chủ tử tế quá và nhơn từ phước đức ít ai
bằng. Anh chỉ lẩm bẩm được mấy lời:
- Thưa ông chủ, ông chủ có lòng thương và bao bọc giùm kẻ thất
nghiệp như tôi, thật tôi không biết nói gì để tỏ lòng biết ơn của tôi... Tôi
xin hứa sẽ tận tâm làm hầu ông chủ, để xứng đáng lòng thương rộng lượng của ông
chủ.
Ông Giáo cười thân mật vỗ vai anh tài xế tiễn anh ra cửa, và
bắt tay anh.
Tình bước lui vài bước, còn quây lại chấp tay lên ngực, cúi đầu
chào.
5 giờ chiều ông Giáo lái xe từ trường học về nhà thì đã thấy
anh tài xế đứng chờ trước cửa ga ra. Tình lễ phép chào. Ông Giáo xuống xe vui vẻ
bắt tay anh:
- Đồ đạc của anh đâu?
- Dạ thưa ông, tôi không có đồ đạc.
- Không có va-li, rương?
- Dạ không.
- Anh phải mua một cái để đựng đồ... Anh đã thấy phòng riêng
của anh chưa?
- Dạ chưa
Ông Giáo dẫn Tình đi qua trước cửa ga ra, vòng bên hông, có
hai gian phòng. Một gian là kho để đồ vặt, và một gian trống. Ông lấy chìa khóa
mở gian này:
- Đây, phòng tài xế, là phòng của anh. Có sẵn giường, tủ, bản,
ghế, đèn điện. Phòng nầy vừa hai người ở. Tôi giao chìa khóa anh giữ. Muốn xuống
bếp, anh đi thẳng sân nhỏ nầy vòng ra sân sau. Anh đi về tự do.
Ông Giáo trở ra ga ra, Tình theo sau. Ông bảo:
- Đây, chìa khóa nhà xe, tôi cũng giao cho anh. Tôi đã có
riêng một chìa khác. Bây giờ anh cho xe vào, rồi về phòng nghỉ.
-Dạ
Tình mở cửa xe vào ngồi, cầm tay bánh, mở xăng, nhẹ
nhàng rồ máy, lái xe từ từ cho vô ga ra,
Ông Giáo đứng ngoài xem, bằng lòng và tin cậy. Rồi ông vô
nhà.
Tám giờ tối, ông ngồi bàn giấy viết thư cho vợ.
Saigon, 7-7-1957.
Phượng yêu dấu của anh,
Chắc mình đã thấy lời rao cần tài xế, đăng trong báo hai kỳ rồi
ngưng. Anh đã dùng một ank tài xế còn trẻ tuổi, có giấy chứng chỉ tốt của
nhà binh, người hiền lành, thật thà, và lễ phép. Anh ấy đã dọn đến ở và bắt đầu
nhận việc từ chiều nay. Anh rất sung sướng nghĩ rằng được tin này chắc mình yên
lòng.
Anh nhớ mình và nhớ con lắm. Anh hãnh diện mỗi khi nhìn bức họa
tuyệt đẹp mà nét bút huyền dịu của một bà mẹ tài hoa, đã phác họa hình dung của
đứa con trai yêu quý. Bao nhiêu âu yếm đắm say trong các màu sắc linh động kia!
Anh tưởng tượng như mình vẽ hình ảnh của con bằng hơi thở thơm tho của mình,
mình tô điểm nụ cười của con bằng hương phấn huyền mơ trong nụ cười của mình.
Anh đã tự tay anh lồng kiến và đặt bức họa trong một khung
vàng, treo nơi bàn giấy ngay trước mắt anh, như ý mình muốn. Những đêm ngày, giờ
phút, của anh ở trong gian nhà nầy, và ở giữa Sàigon quạnh hiu vắng vẻ nầy, đều
tràn ngập những hương thơm và màu sắc rạo rực, đê mê, của nét bút mình, của hơi
thở mình, của nụ cười mình của Tình yêu thiêng liêng ôm ấp cả bầu trời.
Đêm nào, ngày nào, mơ tưởng của anh cũng bay về Đà lạt. Chỉ
lúc sáng dậy, anh mở mắt nhìn chung quanh mới sực nhớ rằng anh đang sống ở Sài
gòn.
Sàigon là một bãi sa mạc minh mông, vô tận, vô biên. Anh là một
lữ khách đi lang thang tháng ngày trong vắng lặng. Nhưng xa xa, xa xa, nơi đồi
thông xanh thẳm mịt mờ, Mình và con là ánh mộng chập chờn trước nhãn tuyến của
anh. Mình và con, là nguồn suối đào tiên, mát mẻ, dịu dàng, để tâm hồn anh về
đây cảm thông cùng mây gió.
Về đây? Biết bao giờ anh lại được trở về nữa, bên cạnh mình
và con? Còn một tháng thì đến lễ Hai Bà Trưng, trường anh được nghỉ hai
ngày. Nhưng một tháng, còn lâu quá! Một tháng là ba mươi ngày và ba mươi đêm xa
cách mình và con! Anh hồi hộp đợi chờ từ nay cho đến ngày mồng sáu tháng hai, lễ
hai bà Trưng. Lần nầy anh về, chắc mình vững dạ, vì đã có anh tài xế. Mình sẽ
khỏi lo anh rơi
xuống đèo Chuối! Dù sao, anh cũng tin rằng Thần Hộ mạng của
anh chính là mình và con, cho nên riêng anh không bao giờ lo ngại những rủi ro
dọc đường.
Mỹ Phượng yêu quý, anh vừa để bút xuống bàn nhắm mắt tưởng tượng
anh ôm chặt mình vào lòng, anh đặt trên môi mình một nụ hôn say mê, đắm đuối, rất
lâu... rất lâu... vô cùng tận... Và anh gởi con một nụ hôn âu yếm của Ba.
TRẦN-TẤT-BẢO.
Tám giờ sáng hôm sau, Tình lái xe đưa ông Giáo đi dạy học. Đến
cổng trường, ông mở cặp da, lấy phong thư chưa dán con niêm, và hai đồng bạc
đưa Tình:
- Anh ra nhà giây thép mua tem dán thư, bỏ thư vào thùng, rồi
mười giờ đem xe trở về dây, tôi đi dạy trường khác.
- Dạ.
Tình lái xe đi. Đến sở bưu điện anh vào mua tem. Trong lúc
dán tem lên góc phong bì, anh thấy tên người nhận thư và địa chỉ:
Bà TRẦN-TẤT-BẢO
Biệt thự MỸ PHƯỢNG
Đường Prenn
ĐALAT
Anh tủm tỉm cười, nghĩ thầm:
- Mỹ Phượng? Cái tên Biệt thự cũng giống tên vợ mình quá nhỉ!
Anh không có một chút nghi ngờ rằng Mỹ Phượng chính là vợ ông
Giáo. Anh vui vẻ, tự nhiên, lái xe ra chợ Bến thành, tìm chỗ may vài bộ quần áo
mới và mua một đôi giày với số tiền hai ngàn đồng mà ông Giáo tử tế đã cho anh.
°
Ông Giáo thật bằng lòng anh tài xế trẻ tuổi của ông,rất hiền
lành, thật thà, lễ phép, anh không hề có những cử chỉ cộc cằn hoặc ngôn ngữ thô
lỗ. Anh rất tận tâm, cần mẫn trong việc săn sóc chiếc xe của chủ. Anh lái xe thận,
không chạy ẩu, không qua mặt láo xược, lúc nào cũng tôn trọng luật lệ đi đường.
Với anh, ông Giáo không lo sợ tai nạn.
Được một điều tốt nữa khiến ông Giáo rất mến anh, là anh
không hay sà đà nhậu nhẹt, không uống rượu, không chơi bời lêu lỗng, không cờ bạc.
Ông Giáo mến chuộng những người thanh niên có tư cách như vậy.
Anh vào làm cho ông chiều ngày 17 tháng Hai dương lịch, đến
cuối tháng hai mới được mười hai ngày, nhưng ông trả đủ lương tháng cho anh hai
ngàn đồng. Với số tiền ông đã cho riêng anh để giúp đỡ anh trong khi thất nghiệp,
anh chỉ sắm ba áo sơ mi trắng, và ba quần vải xanh lao động, mặc vừa đủ sạch sẽ,
đứng đắn, xứng đáng là anh tài xế của ông Giáo sư. Giày, thì anh mua hai đôi
giày cũ đóng lại tạm coi được thôi. Ngoài ra, anh không tiêu xài hoang phí. Anh
để dành tiền là mong một ngày tìm lại được cha mẹ và cô vợ sắp cưới, Mỹ Phượng.
Với tiền tiết kiệm, anh hy vọng sẽ cưới Phượng đàng hoàng và sắm thêm cho Phượng
vài ba áo hàng. Anh tin rằng không sớm thì muộn anh cũng sẽ tìm lại được Phượng.
Anh chắc chắn Phượng chưa lấy chồng khác và cũng đang đau đớn chờ đợi anh. Nhiều
đêm trằn trọc, anh nằm chèo queo trên chiếc giường cô độc trong phòng tài xế ở
nhà ông Giáo, anh tự nhủ thầm: ‘‘Chiếc áo cưới màu hồng của mình tặng Phượng,
chắc Phượng chưa mặc lần nào chắc Phượng chờ ngày cưới sẽ mặc cho mình coi.’’
Nhớ Phượng, Tình buồn rầu không xiết. Anh than thở’: ‘‘Nếu mình nghe lời Phượng
bữa đó mình đừng đi Biên hòa, thì đâu có xẩy ra chuyện biệt ly đằng đẵng bốn
năm! Nhưng thôi, chuyệu cũ đã qua, nhớ lại chi cho thêm não lòng! Mình chỉ
thương Phượng, chắc bốn năm qua Phượng âm thầm đau đớn lắm! Tội nghiệp Phượng
quá! Không biết ngày giờ nầy Phượng ở nơi nào? Phượng đang làm gì? Phượng đâu
có biết mình đã về Sài gòn, và đang tìm kiếm Phượng?... Phượng ơi! Anh đang kiếm
em khắp hang cùng ngõ hẽm mà chẳng gặp em! Làm sao anh biết em ở đâu để anh chạy
tới, anh ôm em và khóc với em?
Phượng ơi! Em thương nhớ anh, đau khổ vì anh, bỏ ăn bỏ ngủ,
chắc ngày nay em gầy ốm lắm phải không em? Phượng ơi! Phượng ơi! Em ở đâu? Em
còn sống, hay em đã chết? Em vui hay em buồn? Em ơi I Em!’’ Nghĩ đến đó, Tình
ngồi nhỏm dậy trên giường, ôm mặt khóc âm thầm trong đêm vắng. Tình muốn kêu
lên một tiếng thật to: ‘‘Phượng ơi!’’ nhưng đêm khuya phẳng lặng, anh chỉ nấc
lên một hơi, rồi gục đầu xuống thổn thức, nước mắt chảy đầm đìa trên gối chiếc.
Hình ảnh của Phượng hiện ra trước mắt anh trong đêm tối, buồn bã âu sầu. Mệt lả,
anh nằm co ro xuống chiếu, thiêm thiếp ngủ, nhưng hình ảnh Phượng vẫn chập chờn
trong chiêm bao, Tình vẫn ôm ấp trong tương tư giấc mộng của chiếc áo cưới màu
hồng… phất phơ trong nắng sớm…
Chương VII
Sáng hôm thứ Bảy trước ngày lễ Hai Bà Trưng, khác mọi ngày
thường, ông Giáo cho gọi anh tài xế lúc bảy giờ. Tình vừa mới tỉnh dậy vội vàng
thay đồ rồi chạy lên nhà. Cửa phòng khách đã mở. Anh vào đứng đợi. Anh nghe từ
trong phòng giấy kế cận, tiếng ông Giáo gọi vọng ra
- Anh tài đó phải không?
- Dạ.
- Anh vô đây.
Lần đầu tiên, Tình được ông chủ kêu vô văn phòng của ông. Ông
đang ngồi bàn giấy, soạn nhiều đồ lặt vặt bỏ vào cặp da.
Ông quây lại bảo anh:
- Hôm nay chúng ta đi Đà lạt. Anh sắp đặt tám giờ đi. Bây giờ
anh lái xe ra chợ mua bánh mì lạp xưởng và bốn chai limonade, để dùng dọc đường.
Nếu anh có quen biết ai ở Đà lạt, muốn mua chút ít quà lên biếu, thì mua luôn.
Đây, tôi đưa anh một trăm đồng. À, anh nhớ mua cho tôi một kí chả lụa thiệt
ngon. Nhà tôi thích chả lụa lắm.
- Dạ.
Tình cầm tấm giấy một trăm, chào ông, đi ra. Nhưng anh vừa bị
một ngạc nhiên đau đớn mà anh chưa trấn tĩnh được. Lúc anh mới bước vào văn
phòng của ông chủ và đứng sau lưng ông, thì bỗng dưng anh trông thấy trên tường,
ngay trước mặt anh, một bức họa hình dung đứa con mới sanh, dưới có một giòng
chữ:
Tặng chồng yêu quý của em
và ký tên: MỸ PHƯỢNG
Tự nhiên, anh choáng váng, xẩm mày xẩm mặt. Cũng may là ông
Giáo không để ý đến điệu bộ bối rối đột ngột của anh, Lúc ra đi, anh đụng
mạnh một cái ghế lớn giữa phòng khách, anh giựt mình, nhưng hình như ông Giáo
cũng không hay biết gì. Không nghe ông hỏi. Tình vừa đi ra cửa, vừa hỏi thầm:
‘‘Vợ ông Giáo cũng tên là Mỹ Phượng sao?... Mỹ Phượng khác, hay là Mỹ Phượng của
mình?’’ Nhưng Tình lắc đầu, tự nhủ: ‘‘ không có lý! Chắc bà giáo là cô Mỹ Phượng
nào khác.’’
Tình tủm tỉm cười: ‘‘ Tại mình thương nhớ vợ mình quá nên vợ
người ta mà mình tưởng lầm là vợ mình! Vô lý!’’ Tình đủng đỉnh ra mở cửa nhà
xe, lái xe ra chợ.
Ngồi trong xe, anh lại suy nghĩ: ‘‘ Minh không quen biết ai ở
Đà lạt... Biết mua quà cho ai bây giờ?... Ông Giáo tử tế thật. Ông lo giùm cho
mình. Nhưng lâu năm mình không có dịp nào lên Đà lạt, nếu có quen biết ai, chưa
chắc họ còn ở đó! À... chị Tư Lò Gạch! Phải rồi, chị Tư Lành ở đường Lò Gạch, hồi
trước quen với gia đình mình mà cũng quen với gia đình Phượng... Lạy Trời, chị
Tư Lành còn ở đường Lò Gạch! Nếu chị Tư còn ở chỗ cũ, mình hỏi tin tức ông già
bà già mình, và tin tức gia đình Phượng, có lẽ chị biết! Có lẽ..., nhưng đâu có
chắc được?’’.
Bỗng Tình thắng xe cái ‘‘kít’’. Anh vừa giựt mình thấy xe anh
toan vượt qua một ngả tư không nhường cho chiếc xe khác từ bên tay phải phóng
ngang qua, xuýt đâm vào xe anh. Anh tài xế xe kia trừng mắt chộ anh với một
câu: ‘‘Mù à?’’ Anh làm thinh, không trả lời. Nhưng anh không dám nghĩ vẩn vơ nữa,
chăm chú chạy ra chợ.
Lúc trở về đến nhà mới bảy giờ hai mươi.
Sửa soạn xong, tám giờ khởi hành. Tình lái. Ông Giáo ngồi cạnh
Tình, còn ghế sau để đồ đạc. Ông Giáo nói:
- Lễ Hai Bà Trưng, tôi chỉ được nghỉ một ngày thứ Bảy, nhờ có
ngày Chúa nhựt nên được hai ngày. Tôi phải xin nghỉ thêm ngày thứ Hai nữa, là
ba ngày. Vậy, chúng ta chỉ ở Đà lạt chiều nay, và ngày chú nhật, rồi sáng thứ
Hai phải về Sàigon.
- Dạ.
Tình ‘‘dạ’’ như cái máy, vì trí óc anh không sao hết lẩn vẩn
những ý nghĩ hoang mang về tên ký ‘‘Mỹ Phượng’’ trên bức họa đứa nhỏ mới sanh, ở
nhà ông chủ. Lên khỏi Thủ đức, Tình hãy còn nghiền ngẫm mấy câu tự hỏi và mấy
câu tự trả lời trong đầu óc: ‘‘có lẽ nào Mỹ Phượng của mình lại lấy ông Giáo?
Hai người trước kia đâu có quen nhau. Ông Giáo ở Sài gòn, Đà lat, hai nơi phồn
hoa đô hội hiếm gì các cô tiểu thơ, còn Phượng ở Tân phú, một xóm nhà lụp xụp ở
khu rừng hẻo lánh, làm sao hai người gặp nhau được? Huống chi ông Giáo là một
người làm lớn, địa vị giàu sang, ông đâu có thèm lấy một cô gái nghèo nàn quê
mùa như Phượng?... Vô lý! Mình nghi ngờ bậy bạ, oan cho Phượng của mình! Đâu có
phải riêng gì vợ mình mới có tên là Mỹ Phượng? Biết đâu ở Sài gòn, Đà lạt, còn
có nhiều cô Mỹ Phượng khác nữa? … Nhưng …Mỹ Phượng… Mỹ Phượng sao lại có sự
trùng tên kỳ cục vậy kìa?
Thấy Tình trầm ngâm, ông Giáo hỏi:
- Anh suy nghĩ gì mà coi bộ băn khoăn dữ vậy?
Tình giựt mình, đáp:
- Dạ, không ạ.Ông giáo hỏi đùa:
- Nhớ vợ?...
- Dạ, không ạ
- Anh đã dọ hỏi tin tức Ba má và vợ anh chưa?
- Dạ, tôi đã dọ hỏi nhiều nơi nhưng chưa tìm được.
- Sao anh không đăng báo?
- Thưa ông, đăng báo cách nào ạ?
- Như tôi đã đăng kiếm tài xế hồi tháng trước đó. Anh đang thất
nghiệp đâu có biết là tôi cần dùng một người tài xế, cũng như tôi đâu có biết
anh là ai, nhưng nhờ anh coi mấy lời của tôi rao, trên mặt báo anh mới biết tìm
đến tôi. Bây giờ anh muốn kiếm vợ anh không biết thất lạc nơi nào, thì anh nhờ
nhà bào đăng mấy câu, có ngày vợ anh đọc báo, biết chỗ anh ở sẽ kiếm đến anh.
Tình nghe ông Giáo nói có lý. Chuyện đăng báo. từ trước đến
giờ anh đâu có hiểu. Anh hỏi thêm cho rõ để khi về Sàigòn, anh sẽ nghe lời ông
chủ:
- Dạ thưa ông, như tôi muốn gặp vợ tôi, thì tôi đăng cách sao
để gặp được?
- Đại khái anh rao lên mặt báo như thế nầy:
Vi chiến tranh, vợ tôi thất lạc 4 năm nay, bà con cô bác ai
biết tin tức xin mách dùm. Đa tạ.
TRẦN-VĂN-TÌNH
ở nhà ông Giáo TRẦN-TẤT-BẢO
Biệt thự MỸ PHƯỢNG
đường Prenn - ĐÀ LẠT
hoặc đường Testard - SÀI GÒN.
May ra có một ngày vợ anh đọc báo thấy lời rao như thế liền
tìm đến biệt thự Mỹ Phượng ở Đà lạt để gặp anh, hoặc đường Testard, Saigon.
- Dạ, lần nầy về Sài gòn, chắc tôi phải đăng báo, may ra tìm
được tin tức vợ tôi chăng?
- Anh cứ đăng như thế, không tốn tiền bao nhiêu đâu.
- Dạ
Tình mừng được ông giáo chỉ vẽ cho việc đăng báo, nhưng Tình
cũng buồn bực mỗi lần nghe đến tên ‘‘Mỹ Phượng’’. Tình lại trầm ngâm, suy nghĩ:
‘‘Lạ thiệt! Vợ mình tên Mỹ Phượng. Vợ ông Giáo cũng tên Mỹ Phượng! Chỉ trùng
tên không thôi, cũng đã lạ rồi, nếu mà trùng vợ nữa thì mình có nước tự tử mất!
Chuyện nầy kỳ cục quá, nghĩ mãi không ra!’’.
Tình bối rối bỗng lạc tay bánh xuýt đâm xe vào một chiếc xe
chở gỗ. Ông Giáo nói đùa:
- Anh làm tôi hết hồn!
- Dạ, tại chiếc xe bò đi kỳ quá.
Qua khỏi Trảng bom, Tình lại hoang mang nghĩ ngợi. Anh ăn năn
tự trách anh: ‘‘Mình cứ nghĩ vớ vẩn hoài! Mỹ Phượng của mình mà lấy ông giáo là
chuyện vô lý không thể tưởng tượng được. Tại sao mình nghi ngờ bậy bạ? Ừ mà
mình quên một điều quan trọng, là Phượng của mình đâu có phải là Họa sĩ! Phượng
làm gì vẽ được bức họa xinh đẹp treo nhà ông chủ? Hồi Phượng đi học ở Đà lạt là
một cô nữ sinh tiểu học, cũng đã có khiếu vẽ rồi nhưng sau về rừng, sống bên
góc núi, có bao giờ Phượng thích tập vẽ đâu! Mình có bao giờ thấy Phượng họa những
bức tranh như họa sĩ đâu! Thôi! Thôi! Đừng có nghĩ lẩn quẩn nữa! Lên Đà lạt rồi
sẽ biết!...’’
Tình nóng lòng cho xe chạy vùn vụt trên đường núi. Sẵn đường
vắng xe, Tình thả ga, phóng một trăm hai chục cây số một giờ. Xe chạy bon bon
như nuốt trững con đường dài thăm thẳm. Ông Giáo tủm tỉm cười:
- Anh muốn đốt giai đoạn, hở anh tài?
Nghe ông Giáo rầy một cách nhã nhặn, Tình tốp bớt, cho xe chạy
còn độ một trăm cây số giờ.
Nhưng từ Tân phú, nơi làng cũ của Tình và Phượng nay đã cháy
rụi, chỉ còn lại mấy đống tro tàn, Tình bỗng đạp ga phóng lên thật nhanh Đôi mắt
lờ mờ như chim trong đám sương mù, Tình cho xe chạy vùn vụt như gió bão. Tình
có cảm giác lạ lùng cố đuổi theo cho kịp hình ảnh của Phượng cứ chờn vờn trước
mắt anh, cứ chạy lùi mãi trước tấm kiến xe hơi, nhưng anh đuổi theo hoài mà
không bắt được. Có phải bóng Phượng đang chạy trong đám sương mù ở phía trước
kia không?...Tình quá tưởng tượng vì Tình quá đau khổ, nhưng sự thật là chính
Tình đang khóc. Đôi mắt Tình ràng rụa nước mắt … Chiếc xe lảo đảo trên con đường
đèo dốc quanh co…Bỗng xuống một khúc quanh, Tình vội thắng xe: một tiếng
‘‘kít!’’. Ông Giáo đang ngồi ngủ lim dim, giựt mình tĩnh dậy, ngó ra đường:
- Sao đó, anh tài?
Ông kinh ngạc thấy xe vừa ngưng kịp bên đầu cầu, mũi xe sắp ủi
vào cột cầu, và sắp chúi xuống một bờ suối lỏm chỏm những tảng đá.
Ông lặng lẽ ngó anh tài xế. Ông càng ngạc nhiên thấy đôi mắt
anh đầm đìa những lệ, Tình không nói được nửa lời, hai tay ôm tay bánh, gục đầu
xuống khóc nức nở.
Ông giáo không hiểu lý do vì sao xe đang chạy ‘‘ngon trớn’’,
không có gì trở ngại mà tự nhiên xuýt va phải đầu cầu? Anh tài thắng kịp để xe
khỏi rớt xuống suối, thật là một sự may mắn vô cùng, ông cũng không hiểu anh
tài có tâm sự buồn khổ thế nào mà khóc sướt mướt trong lúc đang lái xe chạy
trên con đường khúc khủy giữa núi rừng? Nhưng ông là người rất lịch sự, ông
không muốn rầy la anh tài xế đã đau khổ của ông. Ông cũng không tỏ vẻ giận dỗi
hay bất bình. Ông chỉ nói:
- Trí óc anh hôm nay không được yên tỉnh. Hay là đi đường núi
không quen, anh bị chóng mặt. Thôi, anh nên ngồi nghĩ. Để tôi lái.
Tình lau nước mắt. Ăn năn vì đã làm phiền ông chủ và cảm kích
lòng tử tế của ông, anh lễ phép nói:
- Dạ ông để tôi lái.
- Tôi quen đường Đà lạt rồi, anh cứ trao tay bánh cho tôi. Vả
lại anh đã chạy trên một trăm mấy chục cây số.
Ông giáo đổi chỗ cho tài xế. Ông lùi xe ra giữa đường, rồi
sang số qua cầu.
Đợi một lát anh tài bình tĩnh trở lại, Ông hỏi chuyện để anh
khuây khỏa:
- Tại sao lúc nãy anh khóc, anh tài?
Tình thành thật đáp:
- Dạ, tôi nhớ ba má tôi và vợ tôi.
Ông giáo khen anh:
- Người con có hiếu và người chồng trung thành như anh, ít có
lắm đấy.
Một lát, ông lại hỏi:
- Anh năm nay mấy tuổi?
- Thưa ông, tôi hai mươi bốn tuổi.
Qua một khúc quanh, ông lại nói:
- Hai mươi bốn tuổi, một thanh niên như anh đáng lẽ phải có
cuộc đời vui vẻ trẻ trung, chớ sao lại tâm sầu thê thảm? Tôi cũng hai mươi bốn
tuổi mới có vợ lần thứ nhứt. Nhưng được một năm, vợ tôi chết. Anh thử tưởng tượng
một người thanh niên như tôi, mới hai mươi lăm tuổi đã phải chịu tang vợ, một
người vợ trẻ đẹp đã đem lại hanh phúc cho tôi! Nhưng tôi chỉ đau khổ một thời
gian, rồi tôi phấn đấu... Tôi tự phấn đấu với tôi, đã chịu biết bao nhiêu kiên
nhẫn và bao nhiêu hy sinh. Ngày nay tôi sung sướng, bở vì tôi đã thắng. Anh
cũng nên theo gương tôi, anh tài à! Anh nên có can đảm
Thấy anh đang ở trong tình thế đau khổ đáng thương, tôi rất cảm
động. Một người con thất lạc cha mẹ, một người chồng bị ly biệt với cô vợ mến
yêu, đó là một hoàn cảnh rất não nùng thê thảm. Tôi hiểu tâm sự anh bây giờ xót
xa vô kể. Nhưng anh phải cố gắng tự phấn đấu với số kiếp của anh, để thực hiện
ý nguyện của đời anh. Anh phải kiên nhẫn, không cần than khóc làm chi, kiên nhẫn
tìm ba má anh và vợ anh. Kiên nhẫn xây dựng lại tổ ấm của gia đình.
- Dạ. Thưa ông, ông có lòng thương khuyên bảo tôi, tôi xin
vâng lời. Tôi cố gắng tìm lại ba má tôi và vợ tôi, thì đời tôi mới có hạnh phúc
được.
- Thế nào anh cũng tìm lại được gia đình của anh, anh đừng
buồn. Tôi thấy nhiều người, vợ chồng, cha con, cũng vì hoàn cảnh bất ngờ phải
cách biệt nhau mười năm, hai mươi năm, nhưng họ còn tìm lại được, nữa là anh mới
xa gia đình trong bốn năm! Trái đất nhỏ lắm, anh à. Người ta có xa nhau đến
đâu đi nữa, rốt cuộc rồi cũng gần nhau hết! Anh với tôi trước đây hai
tháng đâu có biết nhau? Thế mà ngày giờ nầy ai có ngờ đâu anh và tôi ngồi
chung trong một xe! Anh thấy không?
Ông giáo cười, anh tài xế cũng cười. Tình thầm phục ông Giáo
có nhiều tư tưởng cao rộng, và câu chuyện vui vẻ lý thú của ông đã an ủi anh một
đôi phần. Đến Blao, anh hỏi ông Giáo có mệt để anh lái. Ông Giáo cười:
- Anh khỏi sợ tôi mệt! Đường Sài gòn – Đà lạt tôi đi đã
mòn hết một chiếc xe! Chỉ một mình tôi lái. Lần nầy là lần đầu tiên tôi
mới có một người tài xế ngồi bên cạnh tôi. Sự thay đổi ấy chính là do nhà tôi.
Tình chăm chú nghe, nhưng thấy ông Giáo làm thinh, anh hỏi:
- Thưa ông, tại sao ạ?
- Tại nhà tôi, và cũng là tại tôi. Nói đúng hơn, là tại mộ
chú lính da đen!
Tình mỗi lúc mỗi ngạc nhiên. Ông Giáo thuật rõ tai nạn xe hơi
xuýt chết lần trước tại Đèo Chuối do chú lính da đen lái xe nhà binh chạy ẩu. Rồi
ông kết luận.
- Tại có tai nạn hụt ấy, nhà tôi mới bảo tôi đăng báo kiếm
người tài xế. Nhà tôi biết tôi đã có tài xế, thì nhà tôi mới yên tâm. Lần nầy
tôi về Đà lạt, nhà tôi thấy có một người tài xế, hiền lành, thật thà như anh,
chắc nhà tôi bằng lòng lắm.
Nghĩ một chút, ông Giáo nói tiếp:
- Nhà tôi tánh cũng dễ dãi như tôi. Nhưng tôi dặn anh điều nầy,
anh nhớ nhé. Anh đừng nói lại cho nhà tôi biết chuyện anh đâm xe vào cột cầu
lúc nãy. Nhà tôi mà nghe chuyện ấy thì chắc là lo sợ cho tánh mạng của tôi lắm
đó. Anh nhớ, nghe anh tài?
- Dạ, tôi đâu dám nói chuyện ấy với bà.
- Ừ, đừng nói. Riêng tôi, tôi không hở môi cho nhà tôi biết
đâu.
Từ đây ông Giáo hơi mỏi mệt ít nói nữa. Anh tài xế cũng vậy.
Nhưng ông Giáo không có chuyện tâm tình gì thắc mắc, chỉ mong
mau mau về đến Đà lạt thăm vợ con yêu quý, chớ anh tài xế của ông tuy ngồi yên
tĩnh bên cạnh, nhưng lòng anh rạo rực đau buồn.
Anh nghĩ kỹ lại, có nhiều lý do để anh tin rằng Mỹ Phượng vợ
của ông Giáo, không phải là Mỹ Phượng vợ của ông Giáo, không phải là Mỹ Phượng
vị hôn thê của anh. Mặc dù vậy, anh vẫn có linh tính báo cho anh biết rằng có
chuyện gì không hay, sẽ xẩy ra cho anh ở Đà lạt. Chuyện gì ? Có lẽ anh sẽ
gặp Phượng chăng? Vợ ông Giáo có thể là một cô Mỹ Phượng tiểu thơ nào đó, thật
tình anh không dám nghi ngờ nữa, nhưng biết đâu chính Mỹ Phượng của anh cũng đã
lấy một người chồng nào khác ? Rất có thể như thế lắm. Rất có thể sau khi
xóm làng Tân phú bị đốt cháy, Phượng tản cư lên Đà lạt, gặp một người đàn ông
nào đó, hai bên làm quen với nhau rồi lấy nhau? Tình suy nghĩ nếu gặp trường hợp
ấy anh sẽ cư xử với Phượng như thế nào? Anh sẽ đối phó với hoàn cảnh mới
như thế nào?
Nghĩ như thế, Tình buồn rười rượi trong lòng. Tình chán nản,
dự định sẽ có một cuộc thanh toán quyết liệt …
Chiếc xe traction15 CV của ông Giáo vùn vụt chạy qua Djirng,
Liêm Khàng, Finnom, một giờ trưa bắt đầu vọt lên đèo Prenn. Ông Giáo vui mừng
đã về gần đến Đà lạt. Chỉ còn qua cái đèo. Ông mở hết tốc lực cho chiếc xe đen
bóng loáng của ông vượt lên đường núi quanh co, trời mây quang đãng, như đang
bay về động Thiên thai…
Ánh nắng vàng dìu dịu hòa với rừng thông bát ngát xanh um những
sắc màu rung động. Trái tim của núi rừng hồi hộp với trái tim của lữ khách ở xa
về.
Tràn ngập nỗi niềm vui sướng, ông Giáo mỉm cười, nhìn trước mắt
con đường êm ái chạy về biệt thự Mỹ Phượng, ông cao hứng nói một mình, như muốn
reo ca lên:
- Mỹ Phượng ! Mỹ Phượng ! Chắc giờ phút nầy mình
đang ôm con chờ anh trước cửa ! …
Nghe đến hai tiếng ‘‘Mỹ Phượng’’; Tình bỗng thấy tối
tăm mặt mày. Bầu trời như đen xẩm ; Anh nghe như gió thổi ào ạt, như một
cơn phong ba bão táp vừa nổi dậy trong lòng anh…Quay lại thấy anh tài tự nhiên
tái mét, ông Giáo hỏi:
- Anh chóng mặt, hả anh tài?
- Dạ…thưa ông…tôi chóng mặt…
- Anh đi Đà lạt vài lần sẽ quen.
Chiếc Traction từ từ quẹo vô cổng, đổ trước sân. Ông Giáo mở
cửa xe bước ra, vừa vô đến hè thì Mỹ Phượng trong nhà cũng vui mừng vừa chạy
ra. Hai vợ chồng ôm nhau hôn say mê ngay trước cửa. Một phút sau, ông quay ra
chỉ người trẻ tuổi mặc quần vãi xanh, đứng cạnh xe:
- Mình à, đây là anh tài xế.
Mỹ Phượng trố mắt ngó Tình, bỗng dưng cô xẩm mày xẩm mặt té gục
vào tay chồng.
Ông Giáo vội la lên:
- Mình sao vậy ? Mình sao vậy?
Rồi ông gọi ra sân :
- Anh tài! vào đỡ với tôi đưa bà lên lầu! Mau lên!
Nhưng anh tài cũng vừa té xỉu xuống đất, nằm bất tĩnh bên cạnh
bánh xe.
O-ng Giáo một mình xốc vợ lên hai cánh tay, bế vào đặt trên
ghế đi văng ở phòng khách ở phòng khách.
Ông hoảng hốt bấm chuông điện gọi người nhà.
Chương VIII
Bảy giờ tối, Phượng đã tĩnh. Nằm giường ngủ trên lầu, Phượng
chớp mắt hỏi ông Giáo đang ngồi săn sóc bên cạnh cô:
- Con trai thức hay ngủ, hả mình?
- Con ngủ. Anh vừa cho con bú sữa chai.
Phượng ngồi nhỏm dậy, nghiêng mình ngó trong nôi, con trai nằm
ngủ ngon giấc. Cô yên lòng nằm xuống lại Ông Giáo nắm tay cô, khẽ hỏi:
- Mình khỏe chưa?
- Em hơi khỏe rồi, mình à.
- Lúc trưa, mình bị đau sao?
- Em trúng gió mình à. Tại vì hai hôm nay em cảm, trong người
còn yếu, lúc trưa em chạy ra cửa đón mình, bỗng dưng bị trúng gió, em xỉu…
- Lúc bác Đốc đến xem mạch cho mình, mình có biết không?
- Em đang mê man, nhưng em biết. Bác Đốc chích thuốc gì cho
em đó hả mình?
- Một mũi Pressyl, bổ tim. Bác Đốc bảo Mình bị bịnh yếu tim
chuyến trước nằm nhà thương Sàigon đã khỏi, lâu lâu khi nào trong người yếu,
mình bị cảm mạo bịnh có thể trở lại. Nhưng không sao. Bác Đốc sẽ chích mỗi
ngày, mình sẽ khỏe mạnh như thường. Chốc nữa mình ăn com với anh nhé? Anh có
mua chả lụa ngon ở Sàigòn.
- Em sẽ ngồi với mình cho vui, nhưng chắc em ăn cơm chưa được.
Vì trong người em còn mệt. mình bấm chuông gọi chị bếp giùm em.
Phượng dặn chị bếp nấu cho cô một tô cháo, đập hai quả trứng
gà bỏ vào, và nêm một tí nước mắm hành tiêu.
Chị bếp, người Bắc, lễ phép hỏi:
- Vâng ạ. Thưa bà, chiều nay bà mệt, chốc nữa cháu bưng cháo
lên đây để bà dùng, hay là cứ dọn nơi phòng ăn?
- Chị cứ dọn trên bàn ăn. Tôi sẽ ăn với nhà tôi một lượt.
- Thưa bà, vâng ạ.
Chị bếp quay hỏi ông Giáo:
- Dạ thưa ông, lúc nãy ông dặn cháu nấu thêm phần cơm cho anh
tài. Cháu đã dọn cơm, nhưng anh ấy đi đâu chưa về ạ.
- Anh ấy đi hồi nào?
- Dạ thưa ông, anh vừa mới đi lúc năm giờ. Cháu có dặn anh bảy
giờ về ăn cơm. Nhưng
anh đi vội vàng, chả bảo gì với cháu cả.
- Chị cứ để phần cơm chờ anh ấy nhé.
- Thưa ông, vâng ạ.
Chị bếp xuống. Ông Giáo quây nói chuyện với Phượng:
- Anh tài nầy lái xe khá lắm. Nhưng có lẽ ảnh chưa đi đường
Đà lạt quen, nên ảnh bị chóng mặt. Lên đèo Prenn, anh ấy tự nhiên bị xẩm này xẩm
mặt. Lúc trưa mình bị cảm gió, thì ảnh cũng té xỉu cạnh chiếc xe. Trong khi anh
và chị bếp ẵm mình lên lầu. thì anh có nhờ vợ chồng anh Ba làm vườn đỡ anh tài
vào căn buồng của ảnh, và nhờ vợ chồng anh ấy săn sóc giùm. Chị Ba làm vườn nói
là anh tài bị trúng gió, nên vội vàng đốt chổi xề trong buồng ảnh, để ảnh mau hồi
tỉnh lại. Anh Ba làm vườn thì lấy dầu nóng xoa lưng và ngực. Lúc hai giờ bác Đốc
đến thăm bịnh cho mình xong, bác có xuống xem cho anh tài, và chích cho ảnh một
ống thuốc khỏe. Bác nói cảm xoàng, nhưng dặn phải nằm nghỉ yên đêm nay. Sáng
mai bác sẽ đến chích thêm cho một ống thuốc khỏe nữa. Thế mà chưa chi, vừa tĩnh
dậy anh ấy đã đi chơi rồi!
Phượng làm thinh nghe, nhưng chăm chỉ từng câu nói của chồng,
ông Giáo nói tiếp:
- Trong số hơn mười người tài xế đến xin việc, anh thấy hoàn
cảnh anh nầy đáng thương nhất, nên anh dùng. Chớ thật ra lúc ảnh đưa giấy chứng
chỉ cho anh xem, anh hơi nghi ngờ là một binh lính trong Quân đội Pháp ở Đà nẵng
đào ngũ bỏ trốn vô Sài gòn. Hỏi kỹ, anh ta mới kể thật chuyện ảnh hồi trước làm
thợ mộc ở đồn điền cao su, bị bố ráp ở Biên Hòa năm 1946, bị bắt làm ‘‘tù
binh’’, bị giam trong một đồn binh Pháp ở Đà nẵng. Ở đó bốn năm được sống tự do
trong trại lính, anh ta học lái xe và sửa máy xe hơi. Nô en năm ngoái anh ta được
tha về Sài gòn với giấy phép lái xe của sở Lục lộ Đà nẵng và giấy chứng chỉ làm
tài xế cho ông quan Ba Pháp ở Đà nẵng. Từ Sài gòn, anh về thăm quê nhà, thấy
nhà cửa xóm làng bị chiến tranh tàn phá hết. Cha mẹ ảnh và vợ ảnh, - người vợ sắp
cưới mà ảnh thương yêu lắm – bị thất lạc đâu mất! Ảnh tìm kiếm chưa được. Ảnh
có than thở với anh rằng từ hôm về Sài gòn, anh ta dọ hỏi tin tức nhiều nơi,
nhưng bà con quen thuộc ảnh không ai biết hiện giờ cô vợ ấy còn sống hay chết ở
nơi nào, hoặc còn ở vậy chờ anh ta, hay đã lấy chồng rồi? Ngẫu nhiên ảnh đọc
báo thấy lời rao cần tài xế, ảnh đến xin việc. Anh thấy ảnh hiền lành tội nghiệp,
anh thương mến và giúp đỡ. Anh ta làm việc tận tâm và giỏi dắn, nhưng lâu lâu
thấy bộ anh ta như người thất tình. Nguyên do chỉ vì anh ta thương nhớ cha mẹ
và cô vợ sắp cưới mà ảnh đã từ giã hai tháng trước ngày hôn lễ! Lên Đà lạt
lần nầy, anh ta có nói với anh rằng anh ta ước mong được gặp lại vị hôn thê…Lúc
chiều anh chàng bị cảm gió vừa mới tỉnh dậy đã hối hả đi như thế, chắc là đi
kiếm vợ!...
Ông Giáo cười rất tự nhiên, vô tình. Rồi ông đứng dậy đi uống
một tách nước nóng. Ông không thấy trong lúc đó cô vợ cưng yêu, kiều diễm của
ông vội quay mặt sang bên kia, cầm khăn lau mấy giọt lệ ứa trào xuống đôi má.
Ông Giáo chưa cạn tách nước trà thì chị bếp từ dưới cầu thang bước lên:
- Mời ông bà đi xơi cơm ạ.
Chị đến cạnh giường bà chủ:
- Thưa bà, bà mệt, cháu xin đỡ bà xuống ạ.
- Cám ơn chị, Nhà tôi đỡ tôi đi được. Chị xuống trước đi.
Ông Giáo trở lại giường, trông thấy nét mặt ủ dột uể oải của
vợ, liền âu yếm ngồi bên cạnh, nắm tay vợ:
- Chắc mình còn mệt? Mình không nên cố gượng đi xuống cầu
thang. Để anh bảo chị bếp bưng cháo lên. Mình ngồi ăn cho khỏe, và trông con
luôn thể.
- Dạ, mình muốn thế cũng được. Nhưng em thích ngồi với mình
cho vui.
- Trưa mai mình khỏe hẳn, chúng ta sẽ ăn cơm chung với nhau.
- Dạ.
Ông Giáo hôn vợ, rồi đi xuống phòng ăn. Ông bảo chị bếp bưng
cháo lên lầu. Ông ngồi bàn một mình.
Chị bếp bưng tô cháo còn nóng hổi, khói bay thơm phức, để
trong một chiếc khay với một chén nước mắm, một cái bát, một đôi đũa mun, đặt
trên bàn ngủ, lễ phép mời bà Giáo:
- Xin mời bà xơi cho nóng ạ. Cháu có thêm vài cọng ngò trong
cháo cho được thơm.
- Cám ơn chị, chị để đó cho tôi. Chị xuống nhà hầu cơm ông.
- Vâng ạ.
Chị bếp đi. Phượng nằm luôn trên giường, không muốn dậy. Một
mình trong phòng, Phượng úp mặt vào gối thổn thức khóc. Hình ảnh của Tình, vị
hôn phu của cô, với chiếc áo sơ mi vải, quần xanh, lại hiện ra trước mắt cô như
một mối hậu trường bi ai thảm thiết. Cô cảm thấy cả một mối sầu tình đè nặng
trên tâm tư đày đạo của cô. Tình đã về đây, lại làm tài xế cho chồng cô, có phải
là một mỉa mai đau đớn, mà số kiếp tàn nhẩn đã gán buộc cho cô chăng? Cô sẽ chịu
một hình phạt gì ghê gớm của lương tâm? Cô phải chờ đợi một bội bạc gì đắng cay
của duyên nợ? Cô yêu chồng cô, một người chồng hoàn toàn, một người yêu tha thiết.
Nhưng tình yêu ấy phải chăng một mối hận thiên thu? Cô thương nhớ Tình, quý mến
Tình, nhưng ai hiểu cho nỗi niềm đau khổ, thầm kín trong thâm tâm cô? Bao nhiêu
lệ nỉ non trong bao nhiêu đêm trường, mà nay giòng suối hận chưa khô, lòng thiếu
phụ còn ngập tràn thảm lệ!
Bỗng đứa con trai nằm trong nôi quẩy cựa, cất tiếng khóc. Phượng
vói lên đầu giường lấy khăn ướt lau mặt, ngồi đây ẵm con, cho con bú. Cô vẫn
cho con bú đệm, kế tiếp một lần sữa mẹ, một lần sữa chai. Cô lấy khăn lau mặt lại
một lần nữa, tự nhủ thầm: ‘‘Ta không nên để con ta nhìn thấy những giọt lệ trên
mắt ta, mặc dầu con chưa hiểu gì. Ta muốn đôi mắt trong sạch ngây thơ của con
ta chỉ trông thấy nơi ta những gì tinh khiết, thanh cao, những nụ cười êm dịu.
Ta không muốn bao giờ đôi mắt âu yếm của chồng ta sẽ nhìn thấy trông con ngươi
của ta phảng phất một áng mây sầu … Nhưng ta có nên giấu diếm chồng ta nỗi niềm
tâm sự nầy chăng? Ta nên thành thật hoàn toàn để tin yêu hoàn toàn, hay nên che
đậy mắt chàng một mối buồn u thảm của ta?...’’
Phượng vừa nghĩ đến đó thì nghe tiếng giày của ông Giáo bước
lên thang lầu. Ông mỉm cười đến gần vợ, ngồi kề vợ, âu yếm đặt trên vai vợ:
- Sao mình chưa ăn cháo?...Anh sợ cháo nguội rồi, mình
à.
- Lúc nãy cháo nóng quá, em chưa ăn được. Em định cho con bú
xong em ăn cũng vừa,
Ông Giáo cúi xuống hôn trán con,- hôn gò má ửng hồng của con,
và khẽ vuốt ve bàn tay mủm mỉm đang mân mê tà áo mẹ.
Tình đi đâu lúc năm giờ? Chính Tình cũng không biết là Tình
đi đâu I Lúc xe đã về đậu trong sân. Tình trông thấy Phượng từ trong nhà chạy
ra cửa mừng rỡ đón chồng, thì anh té che-1t giấc anh cũng không nhớ nữa. Ai đem
anh vô gian buồng tài xế cạnh gara? Anh nằm mê man trên chiếc giường gỗ
cho đến năm giờ anh tỉnh dậy, thấy căn nhà lạ, thấy một ống thuốc tiêm đã
chích rồi còn bỏ trên bàn... Anh mới sực nhớ là anh vừa trống thấy Phượng, vị
hôn thê của anh mà bây giờ là vợ của ông Giáo! Anh sực nhớ là anh đang ở trong
nhà của Phượng, và đang làm tài xế cho chồng của Phượng... Ôi! Mỉa mai! Ôi! Đau
đớn! Hay là Tình chiêm bao? Một ác mộng chăng? Một ám ảnh chăng? Không! Rõ ràng
như bạch nhựt! Vợ của ông giáo chính là vợ của anh! Bà chủ Mỹ Phượng
chính là vị hôn thê của Tình!
Tình uất ức, đứng phăng dậy, bỏ đi ra. Chị bếp hái ngò và
hành gàn đó, trông thấy anh ra cổng, liền cất tiếng bảo:
- Anh tài, đi chơi nhớ bảy giờ về ăn cơm nhé!
Tình đi thẳng ra đường cái, không thèm quay lại. Không trả lời.
Anh đi lang thang vô thành phố nhưng không nhứt định đi đến đâu? và đi làm gì?
Đầu tóc bơ phờ, Tình cúi mặt bước đi, không dám nhìn lên sợ người ta trông thấy
mắt anh đỏ ngầu, đầm đề hạt lệ. Đi một quảng gần, Tình trông thấy một hồ nước bạc
long lanh dưới ánh nắng hoàng hôn. Anh đi thẳng ra đó, tìm một chỗ vắng và ngồi
trên bãi cỏ. Ở đây, giữa trời mây non nước. Tình gục mặt xuống đầu gối khóc nức
nở. Bỗng Tình có ý nghĩ đen tối, uất hận cho đời, tủi nhục cho duyên. Tình muốn
nhảy tỏm xuống hồ để chôn vùi thân thể! Nước lạnh, màu nước xanh rì, gió
thổi đìu hiu, mặt hồ lăn tăn gợn sóng. Đăm đăm nhìn xuống tấm gương ảo mộng.
Tình chỉ thấy hình ảnh của Phượng trong sa mù... Chiếc áo cưới màu hồng phất
phơ trong nắng dịu... và Phượng mừng rỡ đón chồng, ông Giáo và Phương ôm vào
nhau hôn say mê trước cửa... Phượng với nét họa đứa bé sơ sinh ‘‘âu yếm tặng
chồng em’’-. Tình thấy như bầu trời u ám lại, mặt hồ như xáo động bỗng dưng mở
rộng nấp mồ, mời Tình nhảy xuống... Tình xầm mặt, trầm ngâm nghĩ ngợi:
‘‘Ta đến đây vẫn cô độc nơi cùng đường tận số. Ta chết giờ phút nầy chưa trọn
nghĩa chung tình. Phượng bỏ ta, nhưng ta không bao giờ bỏ Phượng. Ta đã thề
cùng sống với Phượng, sao giờ nầy ta không thề cùng chết với vị hôn thê của ta?
Ta thấy bóng Phượng trong tay người khác mà ta chưa tìm lại được Phượng trong
tay ta! Ta phải … Ta nhứt định phải...’’
Tình không dám nói ra mặc dầu là nói thầm, ý nghĩ kín đáo vừa
nảy ra trong óc Tình. Anh vùng đứng dậy, ngó mặt hồ một lần nữa như muốn nhắn lại
một lời: ‘‘Ta sẽ trở lại đây... với giọt nước mắt của ta và giọt máu của Phượng.
Ta muốn nơi đây hoa Phượng sẽ nở bốn mùa, ngàn thu nhuộm đỏ khối tình bất diệt
của ta!’’
Tình quay gót đi ra đường cái lớn. Anh đã có ý định ra phố
mua một con dao, để dứt khoát mối tình oan trái. Dọc theo bờ hồ, qua một chiếc
cầu lên dốc chợ, anh âm thầm nhắc đi nhắc lại trong trí óc một ý nghĩ ; ‘‘ta kiếm
mua một con dao nhọn thật bén.. Tối nay ta về nhà ông Giáo… Ta lựa một cơ hội
nào chỉ ta với Phượng … Ta quyết …’’ Tình biết ý định nầy là tội ác lớn, anh biết
đó là một hành động dã man, nhưng anh đang bị cơn uất hận nặng nề đè lên tư tưởng
của anh. Anh như một oan hồn mù quáng đang lạc loài trong âm ty của tội lỗi.
Anh cúi đầu đi thui thủi chung quanh chợ, không dám ngó ai, mà thật ra anh cũng
không quen biết ai. Tất cả mọi người đều xa lạ. Đến trước một cửa tiệm Hoa Kiều,
anh đứng nhìn vào tủ kiến bày biện đủ các thứ đồ dùng. Anh ngó một bàn ủi điện,
một đèn dầu hôi, một chồng chén, tách, bình trà, một cối xay cà-phê, một con
dao xắt thịt... Đôi mắt Tình bỗng sáng rực lên. Anh trố mắt nhìn kỹ con dao xắt
thịt... Cán gỗ có đôi chút mỹ thuật, xinh xắn vừa vặn với tay anh. Lưỡi dao bén
và nhọn, sáng quắc, dài độ một gan tay. Tình do dự một lúc, hơi ngạc nhiên là
đã tìm được ngay một vật mà anh đang muốn có nội trong đêm nay. Anh đánh bạo bước
vào, đến trước mặt một Hoa Kiều đứng bán hàng trong tiệm, tay anh run run chỉ
con dao, giọng nói mất tự nhiên:
- Bán tôi cái kia!
Người Hoa Kiều hỏi:
- Cái kia là cái gì?
Anh đến tủ kiến chỉ vào đồ vật mà anh muốn mua:
- Đây này.
Người Hoa Kiều hỏi:
- Cái dao xắt thịt hả?
Anh gật đầu.
Hoa kiều mở tủ lấy con dao đưa anh.
Tình cầm con dao, làm bộ ngắm nghía, xem xét kỹ càng, quây
qua quây lại hai bên, nhưng sự thật là anh cố giấu nỗi hồi hộp bối rối mà anh
lo sợ lộ ra trên mặt. Rồi anh hỏi:
- Bao nhiêu?
- Hai mươi đồng.
Anh không trả giá. Suy nghĩ một lúc nữa, rồi anh quyết định
mua, thò tay vào túi quần móc chiếc bóp của anh. Toàn giấy bạc mới tinh, còn
nguyên vẹn ba ghim. Anh lấy một ghim, rút ra một tờ, làm thinh đưa cho chú Chệt.
Trong lúc chú nầy lấy tiền thối lại, Tình tự nhủ thầm: ‘‘ Đây
là tiền ông Giáo, chồng của Phượng …’’
Anh bảo người Hoa kiều:
- Cho tôi miếng giấy gói lại.
Chú Chệt để tiền thối bảy mươi đồng trên quày trước mặt khách
hàng, quay ra sau lấy một tờ nhựt trình cũ, xé làm hai, đưa anh một nửa. Anh tự
gói con dao, rồi cầm dao đi ra. Khách gọi lại:
- Nầy, anh! Còn tiền thối!
Tình quay vô lấy tiền, có vẻ không thiết lắm.
Đèn điện đã bật sáng trưng hai bên các dãy phố. Ngó đồng hồ
treo trong một tiệm may, Tình thấy vừa đúng bảy giờ. Anh đang đứng một mình, thẩn
thờ trên vĩa đường Minh Mạng tay cầm con dao gói trong nhựt trình. Anh chưa định
đi đâu. Về nhà ông Giáo? Anh cho là hơi sớm quá. Anh nghĩ thầm: ‘‘Giờ nầy họ
đang ăn cơm’’. Đi vào tiệm ăn? Anh không đói bụng. Lần đầu tiên, anh mua một
gói thuốc hút. Ngày thường anh không ưa hút thuốc, nhưng chiều nay anh thấy lọm
giọng, cứ muốn chóng mặt, cứ nhổ nước miếng hoài. Nhất là từ lúc anh mua con
dao xắt thịt, anh thấy rờn rợn nơi tóc gáy. Đà lạt mùa nầy ấm áp, đêm nay gió
mát, cờ xí phất phơ, dân thành phố tấp nập vui chơi mừng ngày lễ Hai Bà Trưng.
Nhưng Tình ơn ớn lạnh trong lòng. Trái tim anh đập mạnh. Anh thấy gần như nghẹt
thở. Anh bước đi, chưa biết đi đâu. Bỗng anh dừng chơn trước một người đàn bà
gánh một gánh hột vịt lộn và bắp nướng, với một lò than đỏ. Có một em bé chừng
mười tuổi đi theo. Gặp anh, người đàn bà ngạc nhiên, ngó chàng chòng chọc, rồi
cười:
- Cậu quên tôi rồi sao?
Tình bỡ ngỡ
- Tôi thấy chị quen quen, nhưng không nhớ là ai?
- Cậu có phải là cậu Tình không?
- Phải. Còn chị, xin lỗi chị có phải là …
- Đố cậu nhớ?
Tình ngó chị một lát rồi cười:
- À thôi, tôi nhớ rồi. Chị Tư Lành!
- Đúng.
Tình vui mừng lộ ra mặt:
- Chu cha! Lâu quá, bây giờ mới được gặp chị! Chị ở đâu, chị
Tư?
- Ở Lò gạch. Bà cai với cô Phượng cứ kêu tôi là chị Tư Lò Gạch,
là tại vậy đó. Còn cậu ở đâu?
- Tôi ở Sàigòn.
- Bây giờ cậu làm gì?
Tình tủm tỉm cười:
- Tôi làm tài xế.
- Ủa, chớ cậu làm tài xế hồi nào?
- Bốn năm nay rồi, chị Tư à.
- Cậu làm tài xế cho ai?
Tình lại mỉm cười:
- Tôi đang thất nghiệp đây... À, chị Tư nè. sẵn gặp thị đây,
tôi muốn đến thăm chị cho biết nhà và nói với chị một chút chuyện.
Chị tư cười:
- Chuyện chi, tôi biết rồi, nhưng được sẵn gặp cậu, mời cậu về
nhà tôi chơi. Cậu đợi tôi gánh, gánh nầy lại chỗ gốc cột đèn để con nhỏ nó bán
rồi tôi đưa cậu về nhà.
Chị gánh đến cột đèn, cách đó năm bước. Tình đi theo sau. Chị
soạn thùng hột vịt lộn và thùng bắp để riêng ra, và bỏ thêm than vào lò rồi quạt
mấy cái. Chị dặn em nhỏ:
-Con vừa bán vừa coi chúng nghe con! Má đưa cậu Tình về nhà rồi
má biểu dì Sáu con tới bán.
- Dạ.
Em bé mười tuổi lanh lợi ngồi trên ghế thấp bán hàng. Chị Tư
Lò gạch quay lại cậu Tình:
- Con Vẹn, con gái của tôi đó, cậu á! Bữa nào tôi hay dì Sáu
nó bận viện việc thì một mình nó bán hết hai chục hột vịt lộn và ba chục trái bắp
nướng
Giao lại thúng hàng cho con Vẹn, chị Tư Lành đưa cậu Tình về
đường Lò Gạch. Hai người vừa đi vừa rủ rỉ chuyện trò.
- Mấy năm nay cậu làm gì ở đâu?
- Tôi bị bắt ở Biên Hòa, bị đưa đi giam ngoài Đà Nẵng, trong
đồn binh Pháp. Ở đó, tôi học lái xe hơi. Tháng chạp vừa rồi rồi được tha. Về
Tân phú thấy nhà cửa và làng xóm bị đốt rụi, tôi xuống Sài gòn, kiếm việc làm.
- Cậu được tin tức của ba má cậu không?
- Không. Tôi hỏi người quen không ai biết. Tôi đang đi tìm.
- Bà Chín chết rồi. Cậu đi độ ba tháng thì bà Chín ho nặng rồi
qua đời.
Tình giựt mình, kêu hoảng:
- Trời ơi, mẹ tôi chết rồi sao?
- Sau đó, tôi không nhớ là bao lâu, dân làng Tân phú bị bố
ráp vì một trận phục kích ở gần đó. Cả xóm bị đốt hết. Ông Chín bị bắt, sau chết
trong tù.
- Cha tôi cũng chết?
Tình, nước mắt ràn rụa, muốn khóc rú lên. Nhưng đường phố
đông người, ai nấy đều vui vẻ kéo nhau đi xem cộ đèn chớp bóng không tiền ở Chợ,
Tình cố nén lòng đau khổ và nỗi uất hận cực điểm của anh. Chị Tư khuyên giải:
- Tôi cho việc đời gì gì chẳng qua là số phận cả, cậu Tình à.
Cậu đừng buồn nữa. Ông Chín bà Chín cùng già rồi. Và giả tỉ như hồi đó cậu còn ở
nhà thì cậu cũng bị bắt, chớ tránh sao khỏi! Nếu cậu bị bắt chuyến sau nầy,
không biết chừng ngày nay cậu cũng không còn sống nữa! Cho nên tôi nghĩ như vụ
cậu bị bắt ở Biên hòa là một chuyện rủi mà hóa ra một chuyện may!
- Sao chị gọi là một chuyện may?
- May, là ngày nay cậu còn sống để kế tự ông Chín bà Chín...
À, mà tôi hỏi thiệt cậu, cậu ở Sài gòn lên Đà lạt có chuyện gì?
- Đi... chơi!
- Cậu nói cậu thất nghiệp, mà cậu đi chơi?
- Sẵn tiện tôi đi kiếm việc làm
- Cậu lên đây bao giờ?
- Tôi mới lên chiều nay, chị Tư à.
- Cậu ở nhà ai?
- Tôi... chưa ở nhà ai hết. Ở Đà lạt tôi đâu có quen ai? Trừ
chị ra, mà tôi cũng không chắc chị còn ở Đà lạt nữa!
- Không ở Đà lạt thì ở đâu?
Nhà chị Tư Lành, ở trong một ngõ hẽm đường Lò Gạch. Một gian
nhà lá thấp lè tè,cũ kỹ. Chị Tư gõ cửa:
- Chị về đây, Sáu. Mở cửa cho chị.
- Dạ.
Một thiếu nữ đẹp, chạc hai mươi hai tuổi, mở cửa hỏi:
- Sao chị về? Chị để một mình cháu Vẹn bán sao?
- Ừ. chị gặp cậu Tình ở Sài gòn lên, nên mời cậu về chơi cho
biết nhà.
Chị quay lai Tình đứng sau lưng chị:
- Đây là con Sáu Hiền, em ruột của tôi, cậu còn nhớ chứ? Mời
cậu vô nhà.
Tình cúi đầu chào. Cô Hiền rất bình thản, tự nhiên, chào lại.
Chị Tư bảo:
- Em pha nước uống, rồi lên bán hàng, kẻo tối nay đông người
ta, một mình con Vẹn sợ bán không kịp.
- Dạ.
Cô Sáu Hiền bước vào nhà trong. Cô mặc áo bà ba trắng, tóc bỏ
xỏa xuống lưng. Nét mặt xinh xắn đều đặn, nhưng có vẻ dày dạn phong sương, đôi
mắt Iong lanh, điệu bộ rất nghiêm trang, đứng đắn. Cô vào nhà một lúc, xách ra
một bình nước trà đặt vào khay gỗ với hai cái tách để trên bàn. Cô pha nước mời
chị và mời khách, xong nói với chị Tư:
- Em lên chợ, nghe chị.
- Ừ, em đi.
Quay lại Tình, cô Sáu Hiền chào:
- Anh ngồi chơi.
- Chào cô.
Chị Tư mời Tình một chén trà, rồi nói:
- Con Sáu cũng ở đây với tôi, Io làm ăn buôn bán gần một năm
nay. Còn tôi từ khi anh Tư nó thọ bịnh chết trong nhà thương, tôi ở vậy
nuôi thằng Năm và con Sáu đi học, và nuôi đứa con tôi, là con Vẹn. Lúc
hai anh em nó rủ nhau vô Bưng Biền, tôi ở nhà một mình vẫn lo buôn bán. Hồi cậu
còn ở nhà. cậu còn nhớ thỉnh thoảng tôi đi Biên hòa có ghé vô thăm ông Chín bà
Chín và vợ chồng ông Cai. Sau khi cậu bị bắt ở Biên Hòa tôi cũng còn ghé thăm
hai gia đình, cho đến khi vợ chồng ông Cai và cô Phượng dọn về... Đà Iạt;
Chị Tư Lành làm thinh một lúc lâu, lấy que đan và cuộn len
đan áo. Chị rất ngạc nhiên thấy Tình không hỏi han một câu nào về cô Phượng, Chị
hỏi:
- Cậu có biết tin tức cô Phượng chưa?
Tình lặng lẽ một lúc lâu mới trả lời:
- Tôi nói thiệt với chi Tư, chi Tư à. Bây giờ tôi muốn quên hết
chuyện cũ.
Chị Tư tủm tỉm cười:
- Cái đó cũng hay. Chuyện gì đã qua là đã qua... Nhưng chắc cậu
đã biết rõ việc cô Phượng đã có chồng rồi chứ?
Tình cười gằng:
- Có gì lạ đâu, chị Tư!
Tình ngó chiếc đồng hồ reo trên bàn, thấy đã 9 giờ. Sợ lỡ
công việc dự định, anh đứng dậy:
- Thôi, xin lỗi chi Tư, tôi có chuyện phải đi gấp. Không biết
chừng mai tôi lại đến thăm chị, và nói chuyện nhiều.
- Cậu ngồi chơi đã chớ, có việc gì gấp lắm sao?
- Có chút chuyện riêng, chị Tư à.
Chị Tư thấy thái độ của Tình có vẽ kỳ dị, mỉm cười hỏi:
- Chuyện gì mà giờ này đi gấp vậy?
Tình ngượng nghịu:
- Chị tha lỗi...
Tình bước ra cửa, tay anh không rời con dao xắt thịt gói kín
trong nhựt trình.
Đi đường về Biệt thự của ông Giáo, Tình suy nghĩ lung về công
việc anh sắp làm. Lúc nãy gặp chị Tư Lò Gạch, anh muốn hỏi chị về việc Phượng lấy
chồng từ bao giờ và trong trường họp nào. Xem chừng chị Tư biết rõ. Nhưng lạ
quá, chị Tư vừa nói đến tên Phượng, là Tình không muốn nghe nữa. Tình thấy uất
hận nổi lên, và chỉ chực chạy về nhà ông Giáo để giết Phượng ngay. Tình sắp đặt
kế hoạch, nếu thi hành thủ đoạn tội ác nầy đêm nay không thành, thì ngày mai,
ngày mốt. Anh hẹn cho anh một kỳ hạn là ba ngày.
Về đến cổng Biệt thự Mỹ Phượng. Anh muốn rút dao ra đâm ngay
hai chữ ‘‘Mỹ Phượng’’ nhưng ngó kỹ lại thì hai chữ mà anh thù ghét lại khắc
trên một tấm đá cẩm thạch và thếp vàng, đóng đinh hẳn trên trụ ngõ. Tình xô ngõ
đi vào. Nhà không có chó. Anh đi nhè nhẹ trong sân, ngó vào phòng khách thấy có
hai người khách đang ngồi chuyện trò vui vẻ với ông giáo, ngó lên lầu thấy
có đèn điện sáng trưng. Mỹ Phượng chắc ở trên lầu. Tình muốn đi quanh nhà để dò
biết rõ địa điểm; vì lúc chiều anh chưa kịp xem xét. Anh bắt đầu đi ngang qua
ga ra, quẹo lại gian buồng tài xế, cửa buồng vẫn mở như hồi anh ra đi. Anh tạt
vào: gói quần áo của anh bọc trong túi kaki nhà binh của anh lính Jean cho anh ở
Đà nẵng, vẫn cò y nguyên trên bàn. Ống thuốc chích vứt bỏ vẫn còn nằm trên nền
gạch hoa đã bể ra nhiều mảnh. Anh đóng kín cửa, mở gói nhựt trình, lấy con dao
ra. Anh thử giấu con dao trong lưng quần, nhưng khó khăn lắm. Anh chỉ mặc một
chiếc sơ mi vải không làm sao giấu được lưỡi dao mà không lòi ra cái cán. Anh
chợt nhớ lại có đem theo chiếc áo len cũ dài tay. Anh vội mở túi ka ki nhà binh
lấy ra cái áo. Anh choàng vào đầu, kéo xuống kín hai cánh tay và phủ dưới áo
len. Anh ngó kỹ không thấy cộn, rồi đi ra. Anh vòng ra nhà bếp. Chị Bếp vừa
trông thấy anh liền bảo:
- Anh tài đi đâu bây giờ mới về? Đã ăn cơm chưa?
- Tôi ăn rồi, cám ơn chị,
- Ông chủ có bảo để phần cơm cho anh.
- Ông chủ có bảo gì tôi nữa không?
- Ông bảo là chắc anh đi xem rước cộ đèn.
- Đúng.
- Cộ đèn đẹp không, anh tài?
- Đẹp lắm.
Tình vờ vĩnh nói chuyện, nhưng mắt cứ ngó nơi cái cửa duy nhất,
chắc là nối liền nhà bếp với nhà trên. Anh đến cửa xem xét cho rõ. Anh thấy cửa
thông thương với một hành lang rộng, qua hai căn phòng. Anh hỏi chị Bếp: - Hành lang này đi đâu vậy chị bếp?
- Đi ra phòng khách.
- Hành lang có hai cửa vào phòng nào nữa đây?
- Một cửa gần bếp, vào phòng ăn, Một cửa vào văn phòng của
ông chủ hồi trước, bây giờ là buồng riêng của ông Cụ bà Cụ.
- Ông chủ còn ông Cụ bà Cụ sao?
- Ba Má của bà chủ đấy chứ. Ba má của ông đã qua đời lâu rồi.
Tình tự nhủ: ‘‘Vợ chồng ông Cai cũng ở chung trong nhà nầy
à?’’ Tình vờ hỏi chị Bếp:
- Ông Cụ bà Cụ chắc đã già lắm hả? Sao tôi không thấy?
- Ông Cụ bà Cụ đi Ban mê thuột thăm người bà con từ hôm nọ.
- Chừng nào các Cụ về?
- Ông cụ còn nấu hổ cốt đem về Đà lạt bán. Nghe nói các Cụ đi
một tháng mới về.
Tình không thấy cầu thang lên lầu, muốn đi thẳng vô hành lan
để xem xét cho tường tận. Anh nghĩ rằng anh là tài xế ở trong nhà, anh tò mò
cũng là việc thường. Nhưng trước khi bước vô hành lan, anh vờ hỏi chị Bếp:
- Ông chủ có khách hả chị?
- Vâng, sẵn có anh đây, nhờ anh làm ơn xách ấm nước sôi lên
châm thêm trà giùm tôi. Tôi phải khuấy chai sữa cho bà gấp đây nầy. Chú ấy đang
khóc the thé trên lầu, anh nghe không?
Tình muốn chụp ngay cơ hội liền bảo:
- Chị đưa chai sữa tôi đem lên lầu giùm cho thì được. Chứ tôi
đâu phải là bồi hầu hạ quan khách!
- Anh lên lầu đâu có được, bà chủ mắng chết!
- Sao vậy?
- Bà chủ thích ở yên trên lầu, không thích có ai lên xuống. Từ
hôm tôi mới vào làm đến nay, đã 8 tháng, chỉ một mình tôi được bà chủ gọi lên
thôi. Bà chủ rất hiền lành, giản dị. Bà phúc đức lắm, đối đãi với người ăn kẻ ở
rất là tử tế. Bà bình dân, không có kiểu cách như ai, nhưng rất nghiêm.
- Tôi là tài xế của ông chủ bà chủ, chứ ai xa lạ sao mà không
được lên lầu?
- Tài xế thì tài xế chứ.
- Thì chị vừa đem ấm nước ra phòng khách vừa cầm chai sữa lên
lầu cũng được vậy.
- Trái lối đi. Ra phòng khách rồi trở vào phòng ăn mới lên lầu
được
- Thế à?
- Chứ sao!
Chị bếp không nhờ anh tài nữa. Chị cầm chai sữa lên lầu. Tình
bước theo xem chị đi ngả nào. Chị bếp ra hành lan vào cửa phòng ăn, tại đấy có
cầu thang. Tình do dự, không dám theo chân chị. Một phút sau chị xuống, bảo:
- Có bà Đốc ngồi chơi với bà chủ. Lại phải châm trà lên trên
lầu.
Tình làm thinh, bỏ đi về buồng tài xế.
Anh thấy kế hoạch sát nhơn của anh không thể thi hành được
đêm nay. Anh tắt đèn nằm ngủ chờ ngày mai.
Sáu giờ sáng hôm sau Tình dậy, tưởng một mình anh dậy sớm nhất.
Không ngờ. anh vừa mở cửa ra ngoài, đã thấy ông Giáo mặc đồ pyjama ngồi bắt sâu
cho mấy khóm hoa trước sân, và nưng niu mấy nụ hoa mới nở. Trông thấy anh, ông
Giáo tươi cười:
- Anh cũng dậy sớm vậy, anh tài?
- Dạ chào ông.
- Anh ngủ ngon không?
- Dạ, cám ơn ông.
- Sáng nay anh đã khỏe chưa?
- Dạ chưa.
Tình ngượng nghịu, nói tiếp:
- Tôi xin phép ông cho tôi nghỉ vài ba ngày,
- Được, anh cứ nghỉ vài ba ngày cho thật khoẻ. Nhà tôi cũng mệt,
bị bịnh đau tim trở lại. Tôi muốn để xe ở lại nhà, lúc nào nhà tôi cần thì anh
lái xe đi mời Bác Sĩ.
- Ông về Sàigòn bằng gì?
- Sáng mai tôi đi máy bay.
Tình mừng thầm vì được cơ hội tốt. Ông Giáo chỉ còn ở nhà
ngày nay. Ngày mai, Tình sẽ nói chuyện với Phượng. Ngày nay Tình viện cớ là còn
đau, xin phép ông giáo cho đi lên phố tìm bà con. Nói như thế để đi vắng, khỏi
bị ai nghi ngờ.
Tình vào buồng, dấu kín con dao xắt thịt ở trong kẹt dưới chiếc
giường gỗ, rồi anh đến nhà chị Tư Lò Gạch,
Chị Tư đi chợ, chỉ có cô Sáu Hiền ở nhà với cháu Vẹn. Sau năm
ba câu chuyện hỏi thăm về gia đình, cô Sáu hỏi Tình:
- Anh có biết chị Mỹ Phượng bây giờ lấy chồng làm gì không?
- Không.
- Chồng chị ấy làm Giáo sư Đại học Sàigòn.
- Tại sao hai người quen nhau? Họ quen nhau từ hồi nào, chắc
co Sáu biết chớ?
- Em không biết, vì trong thời gian đó, em ở trong Bưng.
Nhưng theo lời chị Tư em nói lại, thì ông Giáo thường ở Sài gòn, ông có Biệt thự
ở Đalạt nhưng không ai coi, nên ông mướn ông Cai làm gác dan. Do đó, ông giáo mỗi
khi về Đàlat lại gặp chị Phượng. Rồi hai người thương nhau.
- Họ lấy nhau bao giờ?
- Mới Tết năm ngoái. Chị Phượng vừa mới sanh được đứa con
trai. Coi bộ hai ông bà thương nhau lắm.
- Sao cô Sáu biết rõ như thế?
- Chị Tư em đến thăm luôn. Hồi chị Phượng chưa lấy ông giáo,
chị còn làm việc vườn rau với ông Cai, còn bà Cai thường ra chợ bán trứng gà trứng
vịt, và bông hoa. Một hôm chị Tư em đi chợ gặp bà Cai, bà mời về nhà chơi, rồi
từ đó chị Tư em thường đến mua hột gà hột vịt của bà. Đám cưới của chị Phượng
ngày mùng một Tết năm ngoái, chị Tư em và em có đến giúp.
- Cô Sáu có thường đến nhà ấy không?
- Ngày thường em bận việc ít hay đến. Buồn cười hồi tháng
chín năm ngoái, một hôm chị Tư em đến mua hột vịt như mọi lần, bà Cai lấy cho
chị Tư em một cái áo dài màu hồng, còn mới tinh, thêu những hoa phượng đỏ. Bà
Cai nói đó là áo cưới của anh cho chị Phượng nhưng chị Phượng chưa mặc lần nào,
cất trong rương lâu ngày bị gián nhấm. Chị Tư lấy về cho em mặc.
Cô Hiền vui vẻ đứng dậy vào trong buồng, lấy ra chiếc áo hồng,
đưa Tình xem. Tình sầm mặt chỉ liếc chớ không muốn ngó. Cô Hiền nói tiếp:
- Em cũng mới mặc thử một lần thôi. Anh coi đây nè. Chiếc áo
cưới màu hồng của anh cho chị Phượng, chị chờ anh về cưới chị nhưng chờ hơn ba
năm anh không về, chị cứ cất mãi trong rương, không dè bị gián nhấm loang lỗ hết.
Mãi đến bảy tháng sau khi chị Phượng lấy chồng, chị soạn đồ trong rương ra mới
thấy. Chị bèn lấy chỉ tơ đỏ thêu những cành hoa phượng để lấp mấy chỗ gián cắn,
và sẵn đó chị thêu lác đác nhiều cánh hoa phượng trên áo. Nhưng vì chị đã có chồng
khác, chị không mặc được chiếc áo cưới của anh, nên chị cho chị Tư em. Chị Tư
đem về cho lại em. Anh xem, chiếc áo cưới màu hồng của anh cho chị Phượng nay vẫn
là chiếc áo cưới nở đầy hoa phượng! Em cũng mới mặc thử một lần thôi, thấy đẹp
quá. Nên em cất đấy, để giành!
Tình ngồi lặng lẽ nghe, nước mắt chảy ràn rụa.
Cô Hiền hỏi:
- Sao anh khóc, anh Tình?
- Thấy chiếc áo cưới màu hồng kia, tôi buồn tủi cho tôi.
Hiền tỏ vẻ hối hận đã vô tình nhắc chuyện ấy ra:
- Trời ơi! Em xin lỗi anh, nghe anh Tình! Em thật thà tưởng
nói chuyện vui chơi, biết đâu là, ai ngờ đã làm cho anh buồn!
Hiền lấy que đan và cuộn len, cúi đầu đan. Một lúc cô khẽ bảo:
- Ờ mà quên, em thật là vô tình! Nhắc chi chuyện chiếc áo cưới
màu hồng của anh cho chị Phượng?...
Hai người đều im lặng. Một lát, thấy Tình khóc thút thít, Hiền
nói:
- Thôi, anh Tình à. Chẳng qua là số phận, anh đừng buồn nữa.
- Tôi chỉ giận thói đời đen bạc...
- Chị Phượng đã giữ một dạ trung thành với anh chớ, chị có bạc
nghĩa với anh đâu mà anh giận?
- Trung thành?
- Vâng, chị Phượng vẫn một lòng thủy chung với anh. Mãi cho đến
ba năm sau khi chỉ hoàn toàn tuyệt vọng, không có tin tức gì của anh nữa, chỉ mới
chịu lấy chồng. Theo chỗ em biết nếu chị Phượng không còn thương anh, thì chị
đi lấy chồng lâu rồi, chớ không đợi đến Tết năm ngoái!
Tình đang tức giận cười gằng:
- Cô ấy trung thành với tôi như thế, tôi cũng xin cảm ơn cổ!
Trung thành hay không, rồi đây cổ sẽ biết tôi!
Hiền trố mắt ngó Tình:
- Anh nói gì vậy?
Tình bỗng hối hận vì đã lỡ lời vô ý để cho cô Hiền nghi ngờ.
Tình liền cải chánh:
- Tôi giận cổ nên nói tầm bậy đó. Chớ thật ra tôi đã định bỏ
qua, không nhắc đến cô Phượng nữa. Hiện giờ tôi chỉ lo kiếm việc làm khỏi thất
nghiệp.
- Anh nói phải đó. Chuyện đã qua nên cho nó qua! Một nam nhi
như anh trong lúc nước nhà gặp cơn nguy biến không làm gì hơn sao, lại để than
thở buồn rầu vì một chuyện ái tình?
Tình không muốn nghe cô Hiền nửa. Anh đang còn mang nặng khối
hận trong lòng, quyết trút hết cho nhẹ cái mà anh cho là mối thù quyết liệt của
anh.
Tình từ giã cô Hiền, nét mặt càng âu sầu ủ dột.
Tám giờ sáng ngày thứ hai, ông Giáo đi Liên khàng để đáp máy
bay xuống Sàigòn. Chín giờ chị bếp đi chợ. Hai vợ chồng anh Ba làm vườn cũng đã
đi tưới rau. Trong nhà chỉ còn một mình Phượng. Tình viện cớ là đau, giả bộ nằm
trùm mền trong buồng tài xế, chín giờ vẫn chưa ngồi dậy.
Nhưng chín giờ mười lăm, biết lúc nhà thật vắng vẻ không còn
ai nữa,Tình lốp ngốp bò dậy. Cử chỉ đầu tiên của anh là lấy con dao xắt thịt
đút trong lưng quần, phủ dưới áo len.
Nhưng anh còn do dự... bối rối, tay chưn bủn rủn, đứng trong
cửa nghe ngóng một lác. Bỗng có tiếng guốc đi ngang qua ga ra, quẹo lại phòng
anh. Tiếng gõ cửa. Anh hỏi:
- Ai?
- Tôi.
Tình mở hé cửa, thấy Phượng? Nhưng Phượng nhìn anh và dịu
dàng bảo:
- Anh Tình, tôi có câu chuyện muốn nói với anh. Xin mời anh
lên nhà.
Tình rất đỗi ngạc nhiên, càng thèm bối rối. Anh không ngờ Phượng
đến tìm anh sáng nay! Tìm để làm gì? Tìm để nói gì? Nhưng anh đã nhứt định thi
hành thủ đoạn mau lẹ, trong chốc lát. Anh đi theo Phượng. Phượng mặc áo len
xanh trên áo bà ba trắng, quần đen, đi guốc, tóc bới, vẻ mặt vẫn hiền từ nhưng
nghiêm trang. Phượng tuyệt đẹp, đẹp hơn xưa.
Phượng mời anh ngồi ghế lớn giữa phòng khách, rồi thong thả
khép cánh cửa. Tình toan nhảy xổ lại đâm một nhát dao thật lẹ, rồi tẩu thoát.
Nhưng tự nhiên tay anh run. Anh ngồi yên không nhúc nhích. Phượng quay vào ngồi
ghế đối diện anh, Phượng ngó Tình với đôi mắt dịu dàng mà Tình đã quen nhìn thuở
trước. Tình bỗng ứa nước mắt, nhưng cố nén lòng, hỏi một cách giận dữ:
- Cô còn muốn nói gì nữa?
Phượng ôn tồn bảo, giọng nói thành thật như xưa, nhưng lần
này rất cảm động:
- Mong anh đừng giận tôi và nghe tôi nói hết lời. Tôi rất vui
mừng được thấy anh trở về, sau bao nhiêu năm cách biệt. Bao nhiêu năm ấy, tôi
đã chờ đợi anh, thương nhớ anh, dù hỏi tin tức anh, nhưng ba năm biền biệt, tôi
đã thành ra con người tuyệt vọng...
- Tôi cảm ơn cô, nhưng tôi không cần nghe những câu giả dối ấy
nữa!
- Anh đừng nóng, anh Tình à. Ngày nay mặc dầu vì hoàn cảnh
tôi đã đi lấy chồng, tôi vẫn còn giữ cảm tình với anh nhiều lắm...
Tình run run đứng phăng dậy, nói to:
- Tôi không cần cảm tình của cô! Cô là kẻ thù của tôi, cô biết
chưa? Cô là đồ khốn nạn!
- Không! Tôi không phải là kẻ thù của anh, Tôi mong sẽ là bạn
của anh. Chồng tôi và tôi sẽ là hai người bạn tốt của anh.
Tình chỏ ngón tay vào Phượng, nói như người điên:
- Tôi đếch cần cô và chồng cô! Cái mặt cô mà xứng đáng làm bạn
với tôi à? Cô là con đĩ mà! Cô là con gái điếm, cô biết chưa? Tôi rất tiếc
là tôi đã phí tiền mua cho cô chiếc áo cưới màu hồng! Nè, cô Phượng, tôi cho cô
biết...
Tình run rẩy thò tay vào dưới áo len, rút ra con dao bén sáng
ngời, chỉ dao vào mặt Phượng:
- Bữa nay tôi tặng cô con dao nầy để làm kỷ niệm...
Tình tiến gần đến Phượng. Phượng ngồi yên trên ghế không nhúc
nhích, đăm đăm ngó Tình nước mắt cô chảy ràn rụa trên hai gò má. Tình đến ngay
trước mặt cô, chòng chọc ngó cô, đôi mắt anh đỏ ngầu, nhưng tay anh run cầm cập
tự nhiên để con dao rơi xuống gạch hoa, kêu một tiếng ‘‘kẻng’’…Anh giựt
mình khóc òa lên, bỏ chạy ra cửa, xô cửa chạy ra sân, chạy thẳng ra ngoài đường.
Phượng vẫn ngồi yên, gục đầu vào thành ghế khóc nức nở.
Tình đi lảo đảo chừng mười bước, gặp chiếc xe ngựa, anh trèo
lên:
- Đường Lò Gạch.
Anh đến nhà chị Tư Lành:
Chi Tư đi chợ, không có ở nhà, anh thú thật hết với cô Hiền
những việc vừa xẩy ra tại nhà cô Phượng.
Nghe rõ đầu đuôi câu chuyện và tấn thảm kịch vừa rồi, cô Hiền
nghiêm nghị bảo Tình:
- Em không phục thái độ của anh đối với chị Phượng như thế.
Trước kia em biết anh là một thanh niên hiền lành đúng đắn, chị Tư của em cũng
khen anh, và chị Phượng cũng thường ca ngợi anh, nhưng bây giờ nghe anh vừa kể
rõ lối cư xử của anh đối với chị Phượng, em thấy tụi em đều hiểu lầm anh hết. Cử
chỉ và ngôn ngữ của anh sáng nay trước mặt chị Phượng, rõ rằng anh là một kẻ
thô lỗ, đê hèn, tàn bạo, một người không xứng đáng là người, một tên vô loại,
không có tư cách, không có lương tâm. Nếu chị Tư của em nghe anh thuật lại rõ
ràng hành động vô liêm sỉ của anh sáng nay đối với chị Phượng, chắc là chị Tư
đuổi anh ra khỏi nhà. Chính bây giờ em cũng không muốn tiếp anh nữa. Xin lỗi
anh Tình, em nói thật như thế.
Tình mắc cỡ quá, rưng rưng nước mắt tìm lời bào chữa:
- Tôi biết rằng tôi quá nóng giận, nhưng cô Sáu nên hiểu giùm
nỗi uất hận của tôi...
- Anh uất hậu nỗi gì? Chị Phượng có tội lỗi gì đối với anh?
- Tội phản bội lời thề xưa...
- Phản bội? Chị Phượng đã một lòng tha thiết yêu anh, thương
nhớ anh trong bao nhiêu năm trời, anh có biết không? Ông giáo sư đã ba lần cầu
hôn với chị ba lần chị đều nhứt định từ chối, và cương quyết chờ đợi anh, anh
có biết không? Suốt ba năm, chỉ đã khóc lóc, đau khổ vì không có tin tức của
anh, vì lo sợ cho anh, anh có biết không? Thế anh gọi là phản bội? Chiếc áo cưới
màu hồng của anh tặng chị, chị quý hóa giữ gìn trong rương cho đến mãi sau khi
chị lấy chồng rồi chị vẫn còn thương tiếc, thấy nó rách chị còn chịu khó thức đến
một hai giờ khuya để thêu những cành hoa phượng, thế anh gọi là phản bội? Đàn
bà đời nay, chồng người ta chết chưa mãn tang người ta đã tái giá, còn chị Phượng
biệt vô âm tín của anh trong ba năm trường, mà vẫn kiên nhẫn đợi anh, thế anh gọi
là phản bội? Nếu chị Phượng cố tình phản bội, nếu chị Phượng đã như ai chỉ biết
trọng tiền tài mà quên nhơn nghĩa, nếu chị Phượng như ai đã ham nhà cao cửa rộng
chức cả quyền cao, thì chị đã lấy chồng ba năm nay rồi, chớ không đợi đến năm
ngoái, anh đã biết chưa, anh Tình?
Tình ngồi cúi đầu nghe cô Hiền công kích anh, như nghe một bản
án của quan tòa. Hiền nói tiếp:
- Anh ích kỷ lắm! Anh chỉ biết buộc người ta phải trung thành
với anh, mặc dầu trong bao nhiêu năm cách biệt người ta đã đau nặng, gần chết
phải đi nằm nhà thương Sài gòn một tháng! Tôi nói thật với anh, một cô thiếu nữ
biết yêu, biết yêu say mê, biết yêu điên cuồng như chị Mỹ Phượng, trên đời nầy
không phải là nhiều đâu nhé!
Cô Hiền lấy que đan và cuộn len, đan được vài mũi lại bỏ xuống:
- Tôi không cần binh vực chị Phượng. Tôi không phải là bạn
thân của chị. Trái lại, tôi là bạn của anh, quen biết anh từ thuở còn đi học ở
trường Đà lạt. Nhưng hôm nay, tôi thành thật nói với anh rằng tôi mất hết cảm
tình với anh rồi. Anh để tay lên lương tâm của anh mà ngẫm nghĩ lại coi: những
lời mà anh đã chửi mắng chị Phượng có phải là những lời lẽ của một người có đôi
chút giáo dục hay không? Tại sao anh có thể mở miệng nhiếc chị Phượng là đồ dĩ?
là còn gái điếm? là đồ khốn nạn? Anh thô lỗ hỗn xược như thế ấy, mà chị Phượng
làm thinh, chị còn đáp lại bằng những câu rất tao nhã, rất cao thượng, thế
mà anh không biết nhục à? cho đến khi anh cầm con dao bén nhọn tiến tới định
đâm chị, mà chỉ vẫn ngồi yên, không nhúc nhích, nước mắt chảy ràn rụa, tôi hỏi
anh, có ai can đảm và bình tĩnh được như chị Phượng không? Trước cử chỉ hèn
nhát của anh, chị vẫn giữ được thái độ hòa nhã, thanh tao, tôi như anh thì tôi
xấu hổ lắm! Anh biết sao chị Phượng ngồi điềm nhiên trước lưỡi dao sát nhơn của
anh không? Vì chị biết rằng anh không thể nào giết chị được! Chị biết rằng một
người như anh Tình không bao giờ có can đảm giết một người như chị Phượng! Chị
hiểu rõ anh như thế đó. Chị hiểu rõ anh hơn anh. Chỉ một điềm đó cũng đã thấy rằng
anh thua kém chị Phượng xa lắm, anh Tình à. Anh không xứng đáng làm chồng chị
Phương đâu! Không! không!
Hiền nói đến đây thì chị Tư đi chợ về. Chị Tư rất ngạc nhiên
thấy Tình ngồi gục đầu xuống bàn khóc sướt mướt. Hiền nói lại cho chị Tư nghe
những việc vừa xảy ra lúc chín giờ tại nhà cô Phượng, do Tình thú thiệt hết.
Nghe xong, chị Tư kéo ghế ngồi đối diện với Tình, và khẽ bảo:
- Thôi, cậu Tình à, cậu đừng khóc nữa. Em của tôi, nó công
kích hành động của cậu như thế cũng là phải. Nhưng cậu tha lỗi cho, đó là nó lấy
tình bạn bè quen biết lâu năm mà thành thật phê bình cậu. Tôi cũng đồng ý với
nó. Bây giờ việc đã qua rồi, cậu nên suy nghĩ lại về hoàn cảnh của cậu mà thay
đổi thái độ, nhận xét chỗ sai lầm, và xây đắp một cuộc đời lành mạnh, tốt đẹp
hơn, vui vẻ hơn, cậu còn thanh niên, tuổi cậu cũng còn nhiều hy vọng, tương lai
của cậu còn nhiều hứa hẹn.
Hiền tiếp lời chị:
- Một nam nhi như anh còn biết bao nhiệm vụ cao cả đối với xã
hội, với Quốc gia, Dân tộc! Tuổi nầy đâu có phải để than khóc hão huyền vì một
mối tình oan trái? Tình yêu? Vâng, nó cũng là một trong những động cơ chánh của
cuộc sống bồng bột của tuổi trẻ, nhưng nó đâu phải là một lẽ sống duy nhứt
của chúng ta? Chỉ những kẻ nào không có chí hướng, không có mục đích cao quý,
không có lý tưởng đấu tranh cho Lẽ Phải, chỉ những kẻ ấy mới lấy nhục thú của
tình yêu làm trọng, mới sẵn sàng phạm tội ác vì tình yêu, hủy bỏ tấm thân cho
tình yêu, và hy sinh điên dại cho tình yêu. Em biết anh chỉ lỡ lầm trong giây
phút cuồng điên chớ anh đâu phải là một thanh niên suy đồi, vô dụng. Anh có nhiều
đức tánh quý báu của thanh niên Việt nam. Anh còn cứu vớt được danh dự và phẩm
giá của anh bằng sự phấn khởi, hy sinh đời anh cho nghĩa vụ lớn lao...
Chị Tư cũng an ủi Tình nhiều lời dịu dàng và mời Tình ở lại
ăn cơm trưa. Tình xin phép chị cho anh mượn ghế bố để nằm nghỉ một lát. Chị Tư
và cô Hiền xuống bếp làm cơm và sửa sọan một thúng đậu phộng luộc, và đậu phộng
rang để một giờ trưa cho Vẹn đi bán.
Tình kêu ớn lạnh và nhức đầu. Cô Hiền lấy đưa anh hai viên
calmine và rót tách nước mời anh uống thuốc. Xong, cô vô buồng lấy ra một chiếc
mền đưa anh đắp.
Trưa Tình nóng vùi, nằm mê man không biết gì hết. Cô Hiền vội
vàng lấy dầu thoa cho anh, và chạy ra tiệm mua thuốc cảm sốt về cho anh uống.
Chiều cô đi hái các thứ lá về nấu xông cho Tình.
Cơn sốt hạ được vài tiếng đồng hồ, rồi 8 giờ tối Tình nóng lại.
Cô Hiền để tay lên trán anh, thấy nóng hực. Nhưng trong người anh vẫn lạnh.
Tình nằm trên chiếc ghế bố để nhà ngoài, trùm một chiếc mền và hai chiếc chiếu
vẫn còn run cầm cập. Chị Tư và bé Vẹn gánh hột vịt lộn, bắp nướng và đậu phộng
rang đi bán trên phố Chợ. Một mình cô Hiền ở nhà bắt ghế ngồi cạnh ghế bố, đan
áo vừa coi chừng bịnh nhơn. Gian nhà vắng lặng. Dưới ánh đèn leo lét, Hiền để
cuộn len xuống đầu gối, nhìn Tình, thương hại. Chốc chốc Tình khẽ bảo,giọng nói
rên rỉ, uể oải:
- Cô Sáu ơi, làm ơn cho tôi xin tách nước...
Hiền đứng dậy lại bàn rót nước đem đến giường, dịu dàng đỡ
Tình dậy. Cô cầm tách nước khẽ nghiêng vào miệng cho Tình uống.
Một lát Vẹn về đưa Hiền một gói thuốc, lễ phép nói:
- Thưa Dì Sáu, Má con bảo đưa Dì Sáu gói thuốc nóng Iạnh. Dì
Sáu rót nước bỏ một chút đường, cho cậu Tình uống liền bây giờ.
- Cám ơn cháu.
Hiền rót một tách nước khác, bỏ thuốc vào với một muỗng nhỏ
đường, lẫy muỗng hòa cho đường thật tan, rồi cầm đến cho Tình uống.
Tình uống xong, nhìn Hiền với cặp mắt biết ơn rất cảm động:
- Tôi làm phiền cô Sáu quá... cô Sáu tha lỗi cho tôi...
Hiền mỉm cười dịu dàng, đỡ Tình nằm xuống:
- Anh ngủ đi.
Sáng dậy thật sớm, Tình đi lên phố một lúc, gần chín giờ trở
về nhà chị Tư. Tình mượn cô Hiền một cây bút, lọ mực, và xin một tờ giấy. Tình
ngồi bàn, suy nghĩ một hồi lâu, rồi viết:
Lò Gạch, ngày 7 tháng 2.
Kính gởi cô Mỹ Phượng
Tôi rất ăn năn vì những lời nói vô lễ và cử chỉ hỗn xược của
tôi đối với cô hồi sáng hôm qua.
Tôi rất hối hận vì đã có ý nghĩ sai lầm về cô.
Hơn nữa, tôi rất kính phục tư cách hòa nhã và cao thượng của
cô. Lòng tốt quảng đại vô biên của: cô đã khiến tôi cảm kích vô cùng.
Tôi xin cô tha lỗi cho một kẻ đã mất trí, hành động và tư tưởng
mù quáng, tâm hồn bị đè nặng dưới một niềm đau khổ điên cuồng mà tôi kém phần tự
chủ.
Tôi xin nghiêng mình thành thật cảm ơn cô và kính chào cô.
TRẦN VĂN TÌNH
Tình đưa thư cho Chị Tư Lành và cô Hiền xem, rồi bỏ vào phong
bì không dán, rồi nói:
- Chị Tư à, sáng nay em phiền chị một việc, nhờ chị giúp em.
Em vừa ra phố may mắn gặp anh Hai Ngơi mà em đã quen từ dưới Sàigòn. Anh là một
tài xế giỏi, rất thạo máy và tư cách đàng hoàng, tính nết hiền lành lễ phép.
Anh cũng đang thất nghiệp vì chủ anh là người Tây vừa mới xuống tàu về Pháp. Em
có chỉ nhà ở đây và hẹn anh chín giờ rưởi đến. Anh vui vẻ nhận lời em nhờ anh
vô giúp việc cho ông Giáo và cô, thay thế em. Vì em đã suy nghĩ kỹ: em nên xin
thôi, để kiếm việc làm nơi khác. Em cũng không nên phá hạnh phúc của cô Phượng,
hạnh phúc êm đẹp mà cô rất xứng đáng được hưởng, và em cũng thành thật mừng cho
cô đã gặp được người chồng rất tốt như ông Giáo. Em đã hoàn toàn hối hận về
hành động của em hôm qua. Vậy, chốc nữa anh Hai Ngơi đến, em nhờ chị làm ơn cầm
bức thư nầy đến đưa cô Phượng, nhờ chị nói rõ ý định của em và chị giới thiệu
giùm anh tài xế mới. Anh có đủ các giấy tờ chứng chỉ tốt.
Chị Tư cười:
- Được, việc ấy tôi xin sẵn lòng giúp cậu.
Cô Hiền cũng mỉm cười, dịu-dàng nói:
- Thế là anh Tình đã trở lại anh Tình! Anh Tình có thế mới là
anh Tình chứ!
Hiền và Tình trao đổi cùng nhau một nụ cười đầy hứa hẹn..
Chương IX
Năm năm sau. Một buổi sáng tưng bừng rực rỡ trên Đại lộ Nguyễn
Huệ, ở trung tâm Sàigòn, dân chúng đứng hai bên lề đường đông nghẹt xem một cuộc
duyệt binh lạ thường, rất oai nghiêm và cảm động. Bộ đội kháng chiến của Thiếu
tướng Trịnh minh Thế, từ chiến khu Tây Ninh, kéo về hợp tác với Chính phủ.
Đứng dài suốt dọc đường Nguyễn Huệ, giữa hai giãy cây cổ thụ
xanh um và một vườn cờ phất phơ màu vàng màu đỏ trước hai hàng phố, binh sĩ và
các lớp chỉ huy toàn mặc đồ bà ba đen của Nghĩa dũng quân, sắp hàng tư, nai nịt
đủ súng ống, nét mặt người nào cũng đầy vẽ oai nghi lẫm liệt. Họ đã sống bao
nhiêu năm gay go anh dũng trong núi rừng, chiến đấu trung kiên cho lý tưởng cao
cả: Việt nam độc lập. Không đảng phái, không âm mưu vụ lợi, họ chỉ biết phục vụ
cho Tổ quốc Việt nam, Dân tộc Việt nam, và trải qua bao nhiêu thử thách,
bao nhiêu cạm bẫy, họ vẫn giữ trung thành với chí hướng cho đến phút thành
công.
Dân chúng Thủ đô đã từng nghe danh tiếng lẫy lừng của Bộ đội
Liên Minh Trịnh minh Thế. Nay được chứng kiến tường tận buổi lễ khải hoàn nầy,
họ kéo đi xem rất đông, với tấm lòng hân hoan ngưỡng mộ.
Nhân ngày lễ nghỉ, ông Giáo sư Trần tất Bảo và cô vợ trẻ đẹp
Mỹ Phượng dắt cậu con trai sáu tuổi, cô con gái bốn tuổi,và ẳm một cô bé hai tuổi
trên tay, cũng đứng coi chỗ góc đường Huỳnh thúc Kháng.
Sau các nghi lễ long trọng mà Thiếu tướng Trịnh minh Thế nhận
lãnh lá Quốc Kỳ, bộ đội kháng chiến bắt đầu biểu diễn qua trước khán đài danh dự.
Họ bước đi đều đặn, oai nghiêm, quay mặt vào khán đài.
Bỗng Mỹ Phượng đăm đăm nhìn một chiến sĩ hùng dũng nhứt, một
Đại Đội trưởng, dẫn đầu một tốp quân. Mỹ Phượng ngạc nhiên, vui mừng nhận rõ mặt
người chiến sĩ kia là anh Tình. Duy có ông Giáo vì lâu ngày không còn nhớ rõ mặt
người tài xế cũ của ông chỉ giúp việc cho ông không quá 15 ngày. Tình cũng đã
trông thấy Phượng. Vừa đi qua trước mặt Phượng, anh nghiêm nghị, cảm động, đưa
tay lên theo kiểu nhà binh chào hai vợ chồng ông Giáo. Phượng nghiêng đầu đáp lễ.
Đi một quãng đến khúc quẹo qua đường Lê Lợi, anh Đại Đội trưởng
âu yếm ngó một thiếu nữ cũng rất đẹp, nhưng đứng một mình, mỉm cười vẫy anh; cô
Sáu Hiền ở Đà lạt mới xuống hôm trước để đón người chiến sĩ của lòng cô.
Nửa tháng sau, ông Giáo đưa vợ coi một thiệp cưới vừa nhận được:
- Cô Lê thị Hiền là ai đây, hả mình?
Mỹ Phượng cười:
- Mình có nhớ hôm lễ cưới của hai đứa mình ở nhà Ba Má, lúc
mình và em âu yếm đeo cho nhau chiếc nhẫn cưới, có một cô bạn gái rất đẹp của
em vỗ tay hoan hô, mình có nhớ không?
- Có. Chính cô ấy đem đến mời anh chiếc bánh in hình con chim
phượng, phải không?
- Phải. Cô bạn ranh mãnh ấy là Lê thị Hiền tức là cô Sáu Hiền
đó. Và chiếc bánh cưới in hình chim phượng là chính tự tay cô làm ra để tặng
mình với em.
- Còn Trần văn Tình là ai? Anh nhớ mang máng cái tên mà không
nhớ người.
Phượng phì cười:
- Thưa ông Giáo sư Văn chương của em, lần đầu tiên ông
không thuộc bài: đó là tên anh tài xế cũ của ông Giáo đó ạ!
Mỹ Phượng nói tiếp:
- Sau khi xin thôi việc ở nhà mình, anh ấy đi chiến khu Tây
Ninh, do sự giới thiệu của cô Hiền, vị hôn thê mới của anh, ờ đường Lò Gạch Đà
lạt.
Ông Giáo ngạc nhiên:
- Còn người vị hôn thê cũ của anh ta, anh không tìm được sao?
Mỹ Phượng ngã đầu âu yếm vào vai chồng:
- Hình như người ấy đã có chồng rồi...
Ông Giáo và Mỹ Phượng đồng ý gởi nhiều quà cưới rất lịch sự tặng
vợ chồng anh Đại đội trưởng và cô bạn ranh mãnh năm xưa. Tình và Hiền hết sức cảm
động.
Lễ cưới xong, hôm sau, vợ chồng ông Giáo viết giấy mời Tình
và Hiền dùng một bữa cơm thân mật trong gia đình. Đôi vợ chồng mới vui vẻ hân hạnh
nhận lời.
Đúng bảy giờ tối, hai người đỗ xe tắc xi trước cổng Biệt thự
Mỹ Phượng, đường Prenn.
Ông Giáo còn bận chút việc trên lầu, Phượng xuống trước mời
hai bạn vào phòng khách, Phượng rất đỗi ngạc nhiên thấy cô sáu Hiền mặc chiếc
áo hồng, thêu bông phượng … Nhìn kỹ, chính chiếc áo cưới màu hồng từ 8 năm trước
của Tình tặng Phượng thêu hoa… nay vẫn còn như mới tinh.
Hiền mặc vừa sít sao. Ôm chặt thân hình thướt tha uyển chuyển
của nàng.
Phượng, Hiền và Tình vui đùa chung quanh kỷ niệm lý thú ấy
thì ông Giáo vừa xuống. Ông thân mật bắt tay Tình :
- Tôi không ngờ bữa nay được hân hạnh tiếp một chiến sĩ anh
dũng của Thiếu Tướng Trịnh Minh Thế ! Tôi càng không ngờ anh tài xế cũ của
tôi hôm nay lại là chồng yêu quý của cô bạn Lê thị Hiền là người đã có mỹ ý tặng
tôi năm xưa chiếc nhánh cưới in hình con chim phượng.
Cả nhóm vui cười rần rộ. Ông quay lại cô Hiền, ngắm nghía
chiếc áo dài của cô, rồi cũng với giọng nói vui vẻ bình dân ấy, ông khen:
- Bà Đại Đội Trưởng mặc chiếc áo đẹp quá!
Hiền thân mật đáp:
- Chiếc áo cưới màu hồng của chị Mỹ Phượng tặng em đấy ạ!
Tiếng cười lại nổ ran lên, vang dậy cả phòng khách, như một
tràng pháo cưới.
Nguyễn Vỹ
Nguyễn Vỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét