Tiếng gọi 1
Tập 1
Chiều nay dìu hiu lạ lùng! Người ta bảo Đà Lạt chỉ thích hợp
cho những đôi tình nhân, còn những người đơn lẻ, cảm thấy mình đơn côi hơn khi
đến nơi này. điều này có lẽ đúng. Cũng như chiều nay, gió nhè nhẹ chỉ đủ làm
người ta gai gai lạnh. Không gian tĩnh lặng làm cho người ta cảm thấy cô đơn
hơn. Từ triền đồi này, gió mơn man đưa một câu hát ru từ một nơi nào đó cứ đọng
trên ngọn cỏ, làm sắt se lòng người:
"Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em lấy chồng anh tiếc lắm thay."
Nàng nghiêng đầu lắng nghe cho rõ tiếng hát ru. Giọng buồn buồn
như một lời tự tình, trách móc.
"Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giừo em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra..."
Tiếng hát ru nhỏ dần rồi mất hút, thế mà cái nét buồn vẫn cứ
mang mang trong gúi trên đầu cây, ngọn cỏ. Chẳng biết người đàn bà nào ngồi ru
con mà vẫn tiếc nuối, nhớ về một miền quá khứ để giận hờn, trách cứ. Buồn! Có
người đàn ông nào nghe những lời buồn này hay không? Có ai trong số những người
đàn ông chia sẻ được nỗi buòn lạ lùng đó với một người đàn bà. Ròi người chồng
của bà, nghĩ gì, thấy hiểu được điều gì sau câu hát ru đó không?
° ° °
Ngọn đồi vẫn im lặng tiếng hát ru chẳng còn. Nàng lại cảm thấy
mình trơ trọi, trống vắng. Sự cô đơn ở cao nguyên này nó có nét gì đó thật khó
tả. Nàng nhờ tới gia đình, tới bạn bè mà nàng để lại ở quê nhà. Đôi lúc nàng tự
hỏi tại sao lại đi dạy ở đây cơ chứ. Tìm đến đây để rồi bây giờ mình chuốc lấy
sự cô đơn.
- Thưa cô.
Có tiếng gọi ngập ngừng. Trúc Khanh quay đầu lại và mỉm cười.
Khi thấy cậu học trò đang đứng nhìn minh:
- Ồ, Dạ Lữ đó à? Có chuyện gì không?
Cậu học trò nghiêng đầu:
- Dạ Lữ cảm thấy cô rất cô đơn. Có một cái gì đó thật buồn
trong dáng ngồi của cô.
"Ôi cậu bé đang phân tích tâm hồn của tôi chăng?’ Nàng lắc
đầu cười nhẹ rồi bảo:
- Ở một nơi thật yên tĩnh, dù không muốn, vẫn có một chút gì
đó rất cô đơn. Em ngồi xuống đây và nói cho cô biết em gặp cô có chuyện gì?
Dạ Lữ ngồi xuống cỏ, Trúc Khanh nhìn cậu học trò và chợt thấy
nó đã lớn tự bao giờ. Nó chững chạc và có chút gì rất phong trần trong trang phục
của cậu ta. Cậu ta như muốn nói với những người xung quanh mình. "Toi đã lớn
rồi đấy!" Có lẽ khuôn mặt chữ điền làm cho cậu ta có nét nghiêm nghị hơn.
- Dạ Lữ mang đến cho cô một chậu hoa hồng rất đẹp và lạ nữa.
Lạ một điều là Dạ Lữ biết Trúc Khanh rất yêu hoa hồng. Nàng
sáng mắt khi nghe Dạ Lữ nói:
- Thế à, đó là một loài hồng lạ sao?
- Đúng vậy cô à? Người ta gọi nó là hồng nữ hoàng. Cô nhìn sẽ
thích ngay. Dạ Lữ tới nhà, thấy cô khép cửa, đặt chậu hoa ở phía trước rồi đi
lên đây vì biết chắc là cô đang ở đây mà.
Đôi lúc Trúc Khanh buồn cười cho cậu học trò. Chỉ có một điều
đáng nói, chú ta là một học trò giỏi, rất ngoan. Ít nhất là trong môn toán của
nàng.
- Ở xứ sở này, cô đi cũng chẳng biết đi đâu.
Dạ Lữ nhìn Trúc Khanh đăm đăm.
- Cô nói lạ, thiên hạ đua nhau lên Đà Lạt, đi du lịch, vậy àm
cô chẳng biết đi đâu.
Nàng cười nhẹ nhàng:
- Bởi họ không ở đây. Nếu họ làm việc và sống ở đây họ cũng
có nhận xét như thế. Cô không hề có ý nói rằng nó không phải là một thành phố
duyên dáng đâu nghe em.
Cậu học trò gật đầu:
- Dạ Lữ biết chứ, cô có một cái nhìn rất nghệ thuật về thành
phố này. Đôi lúc Dạ Lữ tự hỏi tại sao cô không chọn ngành mỹ thuật.
Lần này thì Trúc Khanh phá ra cười, cậu học trò nhíu vầng
trán khó chịu. Nàng bảo:
- Đừng ngốc ngếch thế. Học mỹ thuật đâu phải chỉ có đôi mắt?
Nghệ thuật phải có sự đam mê nữa đấy. Cô ở lại với môn toán của cô thôi. Nào
chúng ta vào nhà để xem hoa hồng em mang đến cho cô có dáng dấp thế nào. Có
kiêu sa lắm không?
Trúc Khanh đứng dậy, Dạ Lữ cũng đứng dậy theo.
Trúc Khanh trở xuống đồi, ngôi nhà nhỏ của nàng nép bên sườn
của nọgn đồi bên cạnh. Gió thổi, nàng đưa tay vuốt tóc rồi nói:
- Dù sao, đây cũng là một buổi chiều thật đẹp phải không em?
Dạ Lữ im lặng không trả lời. Nàng thấy tâm hồn mình chợt trở
nên thanh thản.
Sáng nay nàng dến lớp, giờ đầu tiên ở lớp 12A1, một lớp đặc
biệt của ngôi trường mang tên Bùi Thị Xuân này. Gió sớm mai lạnh, nàng cố che
mình trong chiếc áo khoác dày và chiếc nón len giữ những sợi tóc của nàng. ĐÀ Lạt
vào đông rồi. Tuy vậy, cái lạnh của Đà lạt cũng dễ chịu chẳng mang cái vẻ ướt
át buồn bã của mùa đông miền Trung hoặc miền Bắc.
- Chào cô ạ.
Hai cô học trò lễ phép chào. Trúc Khanh gật đầu rồi lại bước
đi. Không hiểu từ đâu Dạ Lữ tiến lại trước mặt nàng:
- Sáng nay cô có cảm thấy vui không hả cô?
Nàng nhún vai:
- Trời hôm nay thật đẹp phải không em?
- ¬ Dạ.
Trúc Khanh rẽ qua văn phòng, còn Dạ Lữ về lớp của mình. Chỉ một
lát là tiếng trông vào lớp vang lên. Trúc Khanh theo những giáo viên khác rẽ đi
các lớp.
Tiếng cười đùa từ trong lớp vọng ra làm Trúc Khanh mỉm cười. Ở
cái tuổi hai mươi hai nàng vẫn còn quen thuộc với những trò đùa học trò. Đôi
lúc nàng thấy mình ở trong đó nữa. Thế nhưgn nàng phải nhớ ra mình là cô giáo,
thế là nàng nghiêm mặt lại. Tiếng cười nói im bặt khi nàng bước vào. Ba mươi mấy
đôi mắt cùng nhìn về một phía. Nàng gật đầu rồi bảo:
- Các em ngồi xuống.
Tiếng sột soạt của những tà áo dài, tiếng xê dịch của những
chiếc ghế, Trúc Khanh đến bàn giáo viên và mở tròn mắt khi nhìn thấy đoá hồng
trong chiếc bình thuỷ tinh. Nó kiêu hãnh vươn lên giữa màu xanh của những chiếc
lá và duyên dáng nhìn nàng, Trúc Khanh đưa tay vuốt những cánh hoa rồi nói:
- Cám ơn các em đã đem đến một đoá hoa tuyệt vời. Bây giờ
chúgn ta học bài.
Dạ Lữ nhìn cô giáo rồi cậu ta mỉm cười hài lòng. Dù sao đó
cũng là một điều tuyệt diệu khi làm một điều gì đó, dù nhỏ thôi nhưng làm người
khác hài lòng.
Trúc Khanh rời bàn giáo viên khi đã viết một đề toán lên bảng.
Khi nàng đến gần cửa ra vào, một người đàn ông xuất hiện, ông ta hỏi thật tình:
- Cô bé ơi, có cô giáo ở đây không cô bé.
Trúc Khanh há hốc miệng khi nghe người đàn ông hỏi. Tiếng cười
khúc khích từ dưới lớp vang lên. Những tiếng cười như muốn nói nàng là một cô
giáo nhỏ xíu. Nhưng rồi nàng cũng mỉm cười. Nàng nhìn người dàn ông rồi điềm
nhiên.
- Tôi là cô giáo đây. Ông cần gì?
Không có việc nào làm ông ta ngạc nhiên hơn thì phải. Ông ta
rối rít xin lỗi:
- Ôi, xin lỗi cô giáo, đúng là tôi hồ đồ. Nhưng kẻ đáng trách
chẳng phải là tôi mà bởi vì cô quá trẻ.
Trúc Khanh chẳng biết trả lời sao. đôi mắt người đàn ông có một
chút tinh quái thì phải. Ông ta nói tiếp:
- Tôi ở Vũng Tàu đến. Có một người nhờ tôi gởi cho cô một chậu
hồng Kenedy.
đến bây giờ Trúc Khanh mới nhìn thấy chậu hồng vàng. Nàng
nhìn cái màu vàng đặc biệt của nó.
- Cám ơn ông và cám ơn cả người đã gởi cho tôi chậu hoa. Ông
làm ơn cho tôi biết người đó là ai được không?
Ông ta xua tay lắc đầu:
- Không cần thiết như thế đâu cô giáo. Chào cô. Ôi cháu
tôi...
Ông ta quay lưng đi mà Trúc Khanh cũng không thể gọi được.
Nàng quay lại đã Dạ Lữ đứng bên nàng rồi. Cậu học trò thản nhiên.
- Để Dạ Lữ giúp cô.
Nàng đành gật đầu. Cậu ta bê chậu hoa đặt ở gần bục giảng.
xong việc cậu ta trở về chỗ ngồi. Riêng Trúc Khanh cứ tự hỏi mình tại sao có ai
đó biết rằng nàng rất yêu hoa hồng. Người đó là ai cơ chứ.
Tiếng rì rầm trong lớp nhắc nàng trở lại với công việc của
mình. Nàng bình thản hỏi:
- Các em có lầm tôi là học trò như người đàn ông lúc nãy
không?
Cả lớp yên lặng rồi một bóng người đứng lên. Nhìn lại chính
là Dạ Lữ. anh chàng nhìn Trúc Khanh rồi đáp thật thà.
- Thưa cô, nếu tụi em không là học trò của cô, tụi em cũng
làm như người đàn ông nọ.
Trúc Khanh nhìn khắp lớ và thấy đây đó những đôi mắt đồng
tình. Nàng vẫy tay:
- Em ngồi xuống đi Dạ Lữ.
Chẳng hiểu sao Trúc Khanh cứ thấy mình buồn cười sap ấy.
- Chúng ta học bài thôi. Có em nào giải được bài tập trên hay
không?
Vân Đình đứng lên, Trúc Khanh gật đầu. Cô bé chậm rãi lên giải
bài. Trúc Khanh ngồi lặng lẽ ngắm đoá hoa hồng.
Chẳng biết từ khi nào, có lẽ là từ lúc bước chân đến thành phố
của hoa này, Trúc Khanh thấy mình bị choáng trước màu sắc của hoa hồng. Giữa
muôn ngàn màu sắc, đoá hoa hồng mảnh mai, kiêu hãnh, với những cánh hoa mìn như
nhung cứ hút lấy ánh nhìn của nàng. Từ ngày đó nàng mới tìm cách sưu tập những
đoá hồng, đủ loại, đủ màu, đủ kích cỡ. Chúng từ từ đến trú ngụ trong khu vườn
nhỏ của nàng. Có những giốgn hồgn rất lạ, rất quý mà ở làng hoa Đà Lạt không phải
ai cũng có.
Hôm nay, lại thêm một giống hồng mới. Hoa hồng vàng mang tên
cựu tổng thống Mỹ. Hẳn nó phải có một giai thoại đẹp về mình. Rồi đây màu vàng
này làm bừng sáng thêm khu vườn nhỏ của nàng.
- Thưa cô, xong rồi ạ.
Vân Đình lễ phép đứng sang một bên, Trúc Khanh nhìn bài làm của
học trò, cô gật đầu:
- Em làm tốt lắm, Vân Đình. Cô cho em mười điểm. Về chỗ.
Vân Đình nhoẻn miệng cười sung sướng. Trúc Khanh quay xuống
nhìn lớp học.
- Có một cách giải nữa, ngắn gọn hơn và cũng đầy chất trí tuệ,
Các em thử tìm xem.
Những cái đầu cúi xuống, những vầng trán phẳgn, thanh thản giờ
hằn lên những nếp nhăn. Trúc Khanh nhìn những cô cậu học trò của mình và cảm thấy
hành phúc.
- Thưa cô.
- Dạ Lữ. Em tìm được lời giải rồi à?
DẠ Lữ đứng lên, chỉ ba hàng là đã xong bài toán.
- Em là một chàng trai rất thông mình, Dạ Lữ ạ. Đây là giải
pháp tối ưu. Các em hãy nhìn kỹ dạng này. Khi đi thi, hãy chọn một phương pháp
rõ nhất, ngắn nhất và khoa học nhất. Hôm nay cô rất vui. Nào lớp muốn cô làm điều
gì cho các em?
Có tiếng xầm xì rồi Vân Đình rụt rè:
- Thưa cô, cô hát cho tụi em nghe được không?
Trúc Khanh bật cười. Nàng cầm cây đàn từ tay một đứa học trò
rồi nắn những phím đàn. Nàng lại thấy mình là cô học trò Trúc Khanh thuở nào.
Nàng cất tiếng hát:
"Một chuyện tình yêu anh hoạ sĩ. Gửi trong tranh vẽ những
nối buồn, và anh thầm yêu nàng ca sĩ. Cô gái rất yêu bao đoá hồng".
Buổi sáng mùa đông Đà Lạt như bừng sáng bởi những sắc hoa.
Cánh hoa hông cũng đang rung rung cánh như cảm nhận điều hạnh phúc. Ở dưới kia,
có đôi mắt của một chàng trai mênh mông.
Lại chiều đến, thời gian đi thật nhanh như một mũi tên bắn
vào quá khứ. Thời gian cứ trôi tuột đi như chúng đai qua kẽ ngón tay. Một buổi
chiều đông ở Đà Lạt buốt lạnh và buồn. Bên dưới khung cửa sổ, Trúc Khanh ôm cây
ghita và rải những hợp âm mang âm hưởng của thời xa xưa.
Trúc Khanh hát một mình. Chiếc áo màu hoàng yến với tay dài
cùng với một chiếc mũ len trong Trúc Khanh như là một cô bé đang ở tuổi học
trò. KHông hiểu có phải do dáng vóc nhỏ bé hay do nét mặt khả ái và vẫn mang
dáng dấp trẻ thơ. Có lẽ Trúc Khanh không hề biết, có một cậu con trai đang lặng
yên ngắm mình.
Tiếng đàn như một lời thì thầm:
"Tội nghiệp thằng bé, nhớ thương mãi quê nhà. Giàn thiên
lý đã xa đã rời xa. Đứa bé lỡ yêu, lỡ yêu cô em rồi ..."
Đột nhiên tiếng đàn ngừng lại, Trúc KHanh ngước mắt lên, nàng
mỉm cười khi thấy Dạ Lữ.
- Em đó à, em tới lâu chưa?
- Dạ mới tới thôi ạ. Hôm nay là chiều cuối tuần, cô không đi
đâu sao?
Nàng vẫn ôm cây đàn và ánh mắt chợt xa xôi:
- Không, còn em sao không đ đâu vào chiều cuối tuần?
Dạ Lữ lắc đầu:
- Cô nói sai rồi. Dạ Lữ đang đứng ở đây chứ đâu phải ở nhà.
Lần này thì nàng bật cười với ý nghĩ mình bị một đứa học trò
sửa sai.
- Ồ, cô xin lỗi. Em đến cô có chuyện gì không?
Dạ Lữ vuốt nhẹ những đoá hồng bên cạnh mình rồi đáp:
- Dạ Lữ đến thăm cô và ngắm những đoá hồng thôi.
Trúc Khanh gật đầu. Nàng vào nhà bưng một tách trà nóng cho Dạ
Lữ rồi cười nhẹ:
- Đông Đà Lạt thật buồn. Cô đang nhớ nhà khủng khiếp. Mùa hè
này cô mới có dịp về thăm.
Dạ Lữ nhìn cô giáo. Dường như mọi thứ đều quá nặng nề so với
cô thì phải. Cô quá nhỏ bé, quá mong manh. Khi ở bên cô, Dạ Lữ thấy mình vụt lớn,
vụt trưởng thành. Luc nào đó cô có thể đến nhà Dạ Lữ chơi. Ở đó có một không
khí gia đình ấm cùng, sẽ làm cho cô đỡ thấy cô đơn.
Trúc Khanh cười nhẹ, lắc đầu:
- Cám ơn em. Nhưng em biết không, khi rời nơi ấy trở về đây một
mình, cô lại thấy cô đơn hơn. Thà rằng chịu đựng nó, rồi mộtlúc nào đó mình sẽ
quen đi.
Có nỗi buồn kỳ lạ trong giọng nói của Trúc Khanh, Dạ Lữ phải
cố ghìm mình để không có một cử chỉ thương yêu. Cậu ta xoay qua chậu hoa hồng
vàng mà một người đàn ông đã tặng hôm nào.
- Cái màu vàng này kiêu sa quá đi chứ, phải vậy không cô?
Như ra khỏi một vùng tối. Trúc Khanh gật đầu, đôi mắt nàng
sáng lên khi nhìn đoá hoa kiều diễm lạ kỳ.
- Nó như thắp sáng những gì xung quanh nó. Cô rất thích chậu
hoa này.
Dạ Lữ thấy rõ điều đó. Đôi khi chàng tự hỏi mình, tại sao
Trúc Khanh lại yêu hoa hồng đến vậy? Có điều gì ẩn sau sở thích đó không. Nhưng
rồi đôi mắt thật trong sáng của Trúc Khanh đã đánh bẹp những ý nghĩ đó. Dạ Lữ
tin rằng đó chỉ là một sự yêu thích xuất phát từ trái tim của nàng mà thôi.
- Năm nay em đi đại học rội, Dạ Lữ. Em chọn nghề gì vậy?
Dạ Lữ mỉm cười:
- Lẽ ra Dạ Lữ đã thi cách đây 2 năm nếu không vì trái tim bất
bình thường của Dạ Lữ.
TRúc Khanh cũng cười theo:
- À, thì ra vậy. Chuyện không thể thay đổi mà. Cô đã từng ngạc
nhiên vì vẻ chững chạc của em trong lớp. Thì ra em đã 20 tuổi ư? Em thua cô hai
tuổi.
Dạ Lữ gật đầu theo:
- Chỉ hai tuổi thôi, có lẽ vì vậy mà Dạ Lữ chẳng thấy cô lớn
hơn chút nào ngoài cái chức danh cô giáo.
Trúc Khanh mở lớn mắt nhìn "thằng" học trò bạo miệng.
Nhưng rồi hắn ta lại cười ngay, một nụ cười vô tư lự, dễ mến.
- Cô biết không, mấy đứa lớp mình kháo nhau, cô là một cô
giáo giỏi.
Mấy cô gái đế thêm vào:
- Cô mình còn đa tài nữa.
Nhỏ Vân Đình tư lự:
- Cô giỏi thế sao không chọn nghề khác mà chọn nghề giáo
viên?
Trúc Khanh nghiêng đầu lắng nghe Dạ Lữ nói. Nàng buồn cười
cho những ý nghĩ rất học trò đó. Khi Dạ Lữ nói xong, nàng chầm chậm giải thích:
- Ngay từ thuở bé, cô đã thích nghề sư phạm. Cô chọn nghề này
không nghĩ tới vấn đề kinh tế. Thực tế mà nói, nghề sư phạm cần những người giỏi
và hiểu biết rộng. Có như vậy mới sản sinh ra những học trò giỏi được chứ. Còn
chuệyn đa tài, điều đó không đúng là phụ nữ, cái gì cũng nên biết một chút vậy
mà.
Dạ Lữ cứ ngồi lặng nghe cô giáo bộc bạch. Sự chân thật, không
màu mè ở nàng làm cậu học trò mở to mắt, nhìn:
- Em dự định thi vào nghề gì?
Dạ Lữ mỉm cười bối rối. Cậu học trò nhíu vầng trán của mình rồi
đáp:
- Có lẽ Dạ Lữ sẽ chọn ngành tin học. Đó là một nghề mới và
đang thiếu nhân lực trầm trọng.
Trúc Khanh gật đầu. Khuôn mặt nàng chợt thay đổi và Dạ Lữ thấy
cô nhỏ trước mắt mình chợt biến mất. Cô giáo nhỏ lại đúng là cô giáo khi cô nói
cho học trò nghe những điều cô trăn trở.
- Em biết không, đôi lúc cô cảm thấy ngoài vai trò là một ngừơi
truyền đạt kiến thức, cô còn thấy mình như một người chị hướng dẫn cho các em
tìm một hướng đi đúng cho đời mình. Học tin học thì rất hay, nhưng đó là một
nghành rất cực nhọc.
Dạ Lữ hiểu những điều cô giáo nói, chàng gật đầu:
- Dạ Lữ hiểu mà cô. Trước khi quyết định học, Dạ Lữ đã hỏi những
sinh viên đang theo học và thấy rằng sức mìh làm được. Cô đừng lo. đôi lúc Dạ Lữ
thấy thời gian đi thật chậm nếu không muốn nói là quá chậm.
Trúc Khanh nháy mắt:
- Em nôn nóng thế sao?
Dạ Lữ gật đầu:
- "Làm sao cô hiểu được tại sao ta lại thấy mình nông
nóng đến thế. Có ai muốn rời bỏ quãng đời đẹp nhất của mình đâu. Không, chẳng
bao giờ cô nghĩ ra lý do đích thực của nó".
- Thời gian có chờ đợi ai đâu cô.
Trúc Khanh lại gật đầu:
- Đúng vậy, thời gian chẳng chờ đợi ai cả. Em hãy cố tận dụng
thời gian của mình để thực hiện điều mình mơ ước.
- Cám ơn cô! Dạ Lữ sẽ cố nghe lời cô dạy.
Đôi moi Dạ Lữ cứ thoáng một nụ cười là lạ. "Đúng như thế,
Dạ Lữ sẽ làm theo lời cô, sẽ cố tận dụng chút thời gian ít ỏi của mình."
- Cô ơi, Dạ Lữ về đây.
Trúc Khanh gật đầu, thầm cám ơn đứa gich trì đã xoá tan vẻ cô
đơn trong một chiều đông buồn như thế. Chẳng hiểu sao cái nụ cười kỳ lạ trên
môi Dạ Lữ lại làm Trúc Khanh chú ý. Nhưng rồi nàng lại lắc đầu đuổi những ý
nghĩ đó đi xa.
Dạ Lữ đã ra khỏi cổng rồi đưa tay vẫy vẫy Trúc Khanh. Nàng cười,
rồi trở lại với cây đàn và bài hát:
"Dưới ánh nắng, sương long lanh, triệu cành hồng khoe sắc
thắm..."
° ° °
Dạ Lữ ngồi trước đống sách vở ngổn ngang của mình. Một bài
toán khó như một cục xương khó nuốt, nó đứng đó, trêu ngươi Dạ Lữ. Nó đang cười
nhạo Dạ Lữ đấy thôi.
Bỗng nhiên Dạ Lữ thấy cô giáo của mình đang chầm chậm đi tới.
Vẫn cái dáng thon mảnh hao gầy nhưng nụ cười thì tươi kỳ lạ. Dạ Lữ đứng lên
nhưng cô giáo biến mất. Dạ Lữ lắc đầu và ngồi xuống bàn học của mình.
"Lại ảo ảnh, tại sao những ảo ảnh cứ đến với mình như thế.
Trong mọi lúc mà ta đang mệt mỏi nhất. Tại sao lại chỉ là cô giáo. Cái đầu ta
đang nghĩ điều gì vậy nhỉ?"
Dạ Lữ lại thở dài. Ngay khi cô giáo bước vào lớp. Dạ Lữ đã thấy
trái tim mình lạc nhịp. Nhưng vì sao thì cậu ta cũng chẳng biết. Thế rồi ngày lại
ngày, cậu ta cứ thấy mình suy nghĩ về cô giáo của mình nhiều hơn. Cho tới một
lúc không kiềm chế được, cậu chạy tới căn nhà nhỏ của cô, đến để nhìn, để được
nghe cô nói, thế thôi. Sau mỗi lúc như thế này, cậu ta lại thấy mình có tội với
cô giáo của mình. Để chuộc lại lỗi lầm, cậu cắm đầu cắm cổ học toán. Nhưng muốn
nói rằng cô giáo chẳng làm ảnh hưởng tới việc học của cậu.
Nếu mọi chuyện chỉ dừng lại ở đó thì tốt biết bao. Nhưng có lẽ
trái tim chẳng biết nói tiếng dừng. Chẳng hạn như đêm nay khi đã mệt nhoài với
những bài học, Dạ Lữ leo lên giường nằm ngủ. Giấc ngủ của một anh chàng 20 tuổi
đến thật nhanh. Nhưng rồi một giấc mơ kì lạ đến với Dạ Lữ và chàgn bừng tỉnh, sợ
hãi nhìn quanh mình, như mình đã làm một điề gì đó phạm tội. Khi thấy mọi chuyện
đều bình thường. Dạ Lữ thở phào nhẹ nhõm trở lại ngồi ở bàn học. Dạ Lữ mong rằng
sự mệt mỏi sẽ giúp Dạ Lữ trở về với giấc ngủ của mình.
Thế mà ngay cả khi tỉnh, cơn mơ vẫn cứ tiếp diễn đấy thôi. Dạ
Lữ cứ thừ người ra như thế. Cái cảm giác có tội cứ như chiếm lấy cái đầu Dạ Lữ.
Đối với một người học trò, cô giáo như một đáng tiền bối. Thế mà chẳng hiểu sao
Dạ Lữ lại có những giấc mở tồi tệ như thế.
Chuông đồng hồ thong thả gõ 1 tiếng. Đêm Đà Lạt sâu và lạnh
buốt, giờ này cô giáo chắc đã ngủ yên. Thế mà Dạ Lữ lại thèm nghe tiếng nói của
cô biết bao nhiêu, ước muốn đó mãnh liệt đến kỳ lạ, nó thúc đẩy Dạ Lữ làm cậu
ta đứng ngồi không yên. Cuối cùng Dạ Lữ đành bấm số. Đầu dây là tiếng chuông lảnh
lót. Trong đêm khuya, tiếng chuông như chói tai hơn thì phải, có tiếng nhấc máy
và một giọng nói quen thuộc vang lên.
- Alô, Trúc Khanh đây.
Cái nỗi sợ hãi mơ hồ lúc nãy lại vây lấy Dạ Lữ. Lúc chưa gọi,
Dạ Lữ mong được nghe tiếng nói ấy biết bao nhiêu. Còn bây giờ thì anh chàng sợ.
Sợ cô giáo sẽ trách mắng, sợ những tình cảm của chính mình.
- Alô, Trúc Khanh đây. Xin lỗi ai đang gọi vậy? Tại sao lại
im lặng?
Dạ Lữ không thể nào mở miệng được. Chàng cứ áp ống nghe vào
tai như thế. Một lúc lâu thật lâu, ở đầu dây vang lên tiếng "cạch".
Đường dây đã bị cắt. Dạ Lữ thẫn thờ đặt ống nói xuống, thở dài.
Tại sao lại như thế này cơ chứ! Ta nghĩ rằng ta rất mến cô
giáo của mình. Mến hơn nhữgn người khác, nhưng chưa bao giờ ta dự liệu những điều
này. Đố là cô giáo của ta cơ mà. Cô đang dạy dỗ ta. Làm sao ta lại có thể có những
loại tình cảm như thế với cô giáo của mình. Ta là một người đáng chết. Đáng chết
cả nghìn lần. Trời ơi, ta biết làm sao bây giờ.
Dạ Lữ độc thoại một mình, chưa bao giờ Dạ Lữ bối rối như lúc
này. Những bài học đạo đức từ nhỏ cho tới lớn như hiện lại trong đầu mình. Dạ Lữ
lắc đầu lia lịa:
- Không thể thế được, không thể được. Ta là một kẻ vô đạo đức,
ta là kẻ đáng chết.
Dạ Lữ đứng phắt dậy, mở tung cửa sổ. Một cơn gió lạnh buốt phủ
chặt lấy Dạ Lữ làm Dạ Lữ rùng mình. Dạ Lữ thấy mình tỉnh táo hẳn. Chàng ta quay
lại đóng cửa sổ rồi nói một mình.
- Được rồi, cứ cho đó là tình cảm bậy bạ, biến thiên từ sự cảm
mến của ta. Từ bây giờ trở đi, sẽ không bao giờ như thế nữa. Không bao giờ có
quyền như thế. đi ngủ thôi. Hay cứ…
Nhưng rồi Dạ Lữ lại thấy sợ giấc ngủ. Trong giấc ngủ, chẳng
ai kiểm soát đựơc những ý nghĩ của mình. Dạ Lữ trở lại bàn học, nơi có một bài
toán khó đang trêu ngươi.
Những đường vạch thêm thời gian cứ trôi và cuối cùng Dạ Lữ đã
có lời giải đáp. Chàng vươn vai cho đỡ mỏi, đưa tay bấm nút chiếc máy, một giọng
hát trầm ấm vang lên.
"Và khi bình minh em tỉnh giấc, tưởng còn say đắm giấc
mơ nồng…"
Dạ Lữ cứ ngần người ra vì giọnghát, chàng lại thấy mình nhớ
cô giáo mình biết bao. Chàng gục đầu trên trang vở, cảm thấy một nỗi đau kỳ lạ
xâm chiếm lấy chàng. Nỗi đau cứ làm chàng ngẩn ngơ.
Bà Tuyết Lê đẩy cánh cửa phòng con trai, căn phòng sáng đèn,
bà nhíu mày khi thấy đứa con trai gục đầu trên bàn ngủ ngon lành. Bà tiến lại
và gọi con.
- Dạ Lữ, dậy đi con.
Dạ Lữ mở mắt rồi hỏi mẹ:
- Sáng rồi hả mẹ?
Bà lắc đầu nhìn convới cái nhìn yêu thương.
- Chưa con trai ạ. Nhưng con vô giường ngủ đi.
Dạ Lữ giụi mắt thêm một lần nữa mới tin lời mẹ là thực. Chàng
tìm đến giường của mình rồi nhắm mắt lại.
- Mẹ đi ngủ đi, đừng lo lắng cho con.
- Được rồi, con trai. Nhưng con phải biết lo lắng cho mình. Nếu
không làm sao còn đủ sức để thi đại học nữa?
Dạ Lữ xua tay:
- Được rồi mà mẹ. Con trai 20 tuổi có gì mà phải lo lắng cơ
chú. Con khoẻ như voi thôi. Mẹ đi ngủ đi, chúc mẹ ngủ ngon.
Bà Tuyết Lê bước ra sau khi đã tắt đèn. Căn phòng mờ tối , những
ý nghĩ lại trờ về dày vò Dạ Lữ. Cũng rất may mắn Dạ Lữ là một người có trấch
nhiệm với chính mình. Nhưng nỗi lo làm chàng ngạc nhiên rằng tại sao mình lại
lo lắng đến thế. Mọi chuỵên rồi sẽ tốt thôi. Chàng nhủ mình hãy là một cậu học
trò ngoan và học giỏi như từ trước đến nay.
Đêm đang dần đi qua để thời gian dần về sáng. Có lẽ đây là một
đêm đáng nhớ của Dạ Lữ. Một đêm ngồi nhìn lại mình và hoạch định cho tương lai
của mình. Nhưng rồi từ trong một góc sâu thẳm nào đó, chàng vẫn lo lắng rằng
mình có vượt qua dược những tình cảm đó hay khôgn?
Ở tuổi 20, điều gì cũng có thể xảy ra. Mọi thứ dường như nhỏ
và đơn giản ở cái tuổi đó. Dạ Lữ nhắm mắt lại và mỉm cười:
- Em sẽ không bao giờ phàm lỗi với cô như thế nữa, cô giáo
thân yêu ạ.
Đồng hồ gõ năm tiếng, đêm đang dần đi qua, trời về sáng mất rồi.
Dạ Lữ ngồi dậy, mở tung cánh cửa sổ để không khí trong lành ban mai ùa vào, lạnh
nhưng dễ chịu. Chàng vươn vai nhìn ngắm đất trời. Rồi đôi mắt chàng dừng lại
bên cửa sổ, một đoá hồng vươn cao, mảnh khảnh và nở ra một đoá hoa. Những cánh
hoa mịn màng tươi rói như muốn nói một lời chúc tốt lành. Dạ Lữ chợt thoáng nhớ
tới cô giáo của mình. "Giờ này cô đã dậy chưa nhỉ? Cô có đứng ngắm nhìn những
đoá hồng hay không?"
° ° °
Đi dạy về Trúc Khanh cảm thấy mình mệt mỏi làm sao. Đêm hôm
qua nàng đã có một giấc ngủ không bình yên. Hôm nay năm tiết dạy đã làm nàng đuối
sức. Nàng lê bước trở về nhà của mình như một con thú tìm về tổ của chúng để
nghỉ ngơi. Tiếng chuông cửa làm nàng thở dài.
"Trời đất, ai lại tới ngay giờ này? Ta đang mệt đến muốn
chết đây". Vừa lầm bầm chửi rủa, Trúc Khanh vừa đi ra. Cánh cửa vừa mở ra,
Xuân Đài ùa vào ôm chầm lấy cổ bạn la lên:
- Ái chà! Cuối cùng ta cũng tìm thấy nhỉ, để ta ngắm nghía nhỏ
một chút nào.
Trúc Khanh cứ mở lớn mắt nhìn cô bạn, nhưng không tin điều
trwcs mắt mình là sự thật. Đang thao thao bất tuyệt, cuối cùng Xuân Đài hỏi:
- Làm cái gì mà nhỏ nhìn ta dữ vậy? Bộ lạ lắm à?
Trúc Khanh lắc đầu:
- Ta đang lang thang ở chín tầng mây, tâm hồn chưa tìm về hạ
giới. Có đúng nhỏ về thăm ta không Xuân Đài?
Con nhỏ kia phát cho Trúc Khanh một cái đau điếng làm Trúc
Khanh la chói lói. Nó cười lớn:
- Đó là phương pháp đưa hồn về hạ giới. Bây giờ thì tiỉnh
chưa? Ta đang đứng trước mặt nhỏ đây.
Trúc Khanh vẫn còn nhăn nhó vì cái phát lúc nãy, hỏi:
- Ta bỗng dưng nghi ngờ thiện chí của nhỏ. Tự nhiên nhỏ mò
lên đây thăm ta. Ngồi đi rồi nói.
Trúc Khanh đẩy nhỏ bạn ngã ngồi lên ghế. Chẳng thèm để ý, nhỏ
liền gác chân lên ghế rồi nằm thoải mái, mắt lim dim.
- Lò dò từ Sài Gòn lên Đà lạt để nghe câu hỏi trên thì cũng
hơi buồn. Nhưng không sao, ta đây cũng xin thành thật khai báo với nhỏ, đây là
Đà Lạt, tâm thần ta có chút gì đó không ổn định, ta bò lên đây nghỉ ngơi, gặp dịp
để thăm đứa bạn gái luôn thể.
Trúc Khanh cười khanh khách, lấy cho bạn một ly nước quả,
Trúc Khanh nói:
- Nghe nhỏ nói xong ta buồn chấu cắn. Nhưng dù sao đó cũng là
sự thật. Sao? Đà Lạt thế nào?
Nhìn ra khung cửa sổ nơi những đoá hồng đang leo và thả những
đoá hoa hồng đung đưa, màu hồng nhạt, Xuân Đài gật gù:
- Ta cứ ngõ đây là chốn thần tiên. Kể ra nhỏ cũng khôn ngoan
để tìm tới xứ này sống một cuộc đời bình dị, nhưng ở Sài Gòn mấy đứa bạn cho rằng
nhỏ chạy trốn cuộc đời.
Trúc Khanh cười phì vì cách đại ngôn của lũ bạn:
- Ta đang sống và làm việc chứ trốn bao giờ.
Nhưgn có vẻ như nhỏ Xuân Đài đang nói thật thì phải. Nhỏ lắc
đầu rồi thở dài thườn thượt.
- Cuộc sống ở Sài Gòn sôi nổi, năng động lắm, mỗi một ngày một
ggiờ đều có nhiều cái để suy gẫm, đẻ làm. Ở Sài Gòn có cơ hội thăng tiến nữa, tại
sao lại bỏ lên đây. Một con nhỏ giỏi, và sắc sảo như nhỏ, bỗng dưng tìm về nơi
đây - một chốn bình yên, đầu óc có cì cho nhỏ thi thố tài năng?
Trúc Khanh nhìn vào mặt bạn cười. "Ta đã từng nghĩ đến
những điều như nhỏ nói. Nhưng rồi có một lúc, ta thấy rằng mình lựa chọn
đúng."
- Xuân Đài, ở đây ngày một buổi tới lớp, còn lại ở nhà học để
nâng kiến thức cho mình. Trồng hoa và sống một cuộc sống an nhiên, tự tại như
thế không tốt hơn sao?
- Đương nhiên là tốt nhưng ở SÀi Gòn, điều kiện vật chất sẽ tốt
cho nhỏ hơn.
Lần này thì Tuyết Lê lắc đầu cười nhẹ:
- Tiền bạc, nhu cầu chẳng bến chẳng bờ, làm sao ta cảm thấy đủ
là được rồi Xuân Đài ạ. Nhỏ cứ ở đây mấy hôm đi, nhỏ sẽ thấy cuộc sống cũng thú
vị lắm.
Xuân Đài cười trở dậy đến bên cửa sổ, nhìn xuống vườn hoa đầy
màu sắc của Trúc Khanh hỏi:
- Bây giờ chắc nhỏ không còn lém lỉnh như xưa.
Ngã người ra ghế, Trúc Khanh nhướng mắt:
- Bộ nhỏ thấy ta già lắm sao?
- Ồ không, so ra nhỏ trẻ hơn cả đám tụi mình.
- VẬy ta vẫn là nhỏ Trúc Khanh ngày trước đó. Có điều mang tiếng
là giáo viên cho nên lúc nào ta cũng phải tỏ ra nghiêm nghị, đứng đắn. Nếu
không ta bị lộn với học trò hoài à.
Lần này thì cả hai đều phá ra cười như nắc nẻ. Tiếng cười trẻ
trung và chứa đầy nhựa sống, chỉ những đóa hoa hồng, Xuân Đài hỏi:
- Nhỏ chơi hoa sao?
Lắc đầu Trúc Khanh triết lý:
- Đừng nói vậy, mình là hoa sao lại chơi hoa? Ta thích hoa hồng,
trồng cho vui vậy mà.
Xuân Đài gật gù. Những đoá hồng mơn mởn, màu hồng cam nồng
nàn quyến rũ, màu vàng kiêu sa, màu đỏ nhung mịn màng say đắm, màu hồng ngây
thơ, dịu dàng, hồng trắng tinh khiết thánh thiện. Màu đỏ thẫm buồn ứa máu. Quay
sang Trúc Khanh, Xuân Đài bảo:
- Ta đang tưởng tượng nàng tiểu thư nhỏ nhẵn dễ thương trong
chiếc áo len mềm, đầu đội mũ len, ôm đàn hát cho hoa nghe. Ai mà vô phước thấy
một lần sẽ bị ám ảnh suốt một kiếp người.
Trúc Khanh ngạc nhiên, chẳng tin lời Xuân Đài:
- Mỗi chiều đông Đà Lạt, ta đều như thế, ngồi bên khung cửa sổ
và hát nghêu ngao. Thế mà chẳng ai bị chết hoặc mê man như nhỏ nói cả Xuân Đài
à.
Xuân Đài vẫn cứng đầu cứng cổ bướng bỉnh.
- Có lẽ họ mê man mà nhỏ không biết đấy thôi. Người như ta
còn bị xây xẩm mặt mày chỉ vì tưởng tượng thôi đấy.
Trúc Khanh cười khì, đến đứng bên cạnh Xuân Đài, tựa người
vào khung cửa sổ bảo:
- Ta ở đây mới mấy tháng, chưa thấy một mống đàn ông nào lai
vãng xung quanh mình nữa chứ đừng nói cái giọng như nhỏ.
- Không, ta không tin một cô gái như nhỏ mà không có một kẻ
nào. Nhỏ bỏ Sài Gòn mà đi, vậy mà mấy anh chàng trúng thuốc của nhỏ vẫn chưa ai
tỉnh cơ mà.
Lại thêm một trận cười thật giòn. Hai đứa bạn gái thân giờ gặp
lại nhau, có cả triệu điều muốn nói. Vậy mà chẳng biết bắt đầu từ đâu ngoài mấy
chuyện trời ơi.
- Đừng có đổ tội cho tôi nhỏ. Họ yêu nhỏ thì có chứ yêu gì
ta.
Chỉ ngay lên một khoảnh trời xanh lộ ra ở khugn cửa sổ, Xuân
Đài đáp:
- Có trời chứng giám, ta lên đây cũng vì một chuyện như thế.
có một người ăn không ngon, ngủ không yên vì nhỏ.
Nghe tới đó, Trúc Khanh xua tay:
- Thôi thôi, stop cho ta nhờ. Bây giờ ta không nghĩ tới những
chuyện như thế nữa. Đi tắm rửa đi rồi ta sẽ mang nhỏ đi lang thang Đà Lạt để nhỏ
tận hưởng bầu không khí trong lành, mà Sài Gòn có tìm chảy nước mắt cũng không
thấy đâu.
Nhìn mặt Trúc Khanh, Xuân Đài gật đầu phán:
- Thôi được, ta tạm tha cho nhỏ, nhưng ta sẽ trở lại vấn đề
này. Ta sẽ nghe lời nhỏ cố gắng hít thật nhiều không khí về nhà một ít cho tụi
nó thưởng thức chơi, coi như quà Đà Lạt.
Trúc Khanh cười nắc nẻ, nàng chợt nhớ về một thời học trò,
sinh viên của mình, nàng chợt thấy mắt mình cay cay.
Nàng đó, chiếc áo dài màu hoa cà nhẹ nhàng làm nàng như quyễn
rũ hơn trong một nỗi buồn mơ hồ. Mái tóc dài, vẫn đôi môi hồng phụng phịu, đôi
mắt đen thật đen, như hai hạt nhãn, như soi bógn của chàng. Nàng đi đến và
chàng mừng rỡ dang hai tay ôm siết nàng vào lòng. Chàng hôn lên mắt, lên môi,
lên làn da mịn màng của nàng. Nụ hôn nồng nàn, ngọt ngào. Chưa bao giờ chàng thấy
mình sung sướng như thé. Chàng ôm siết lấy nàng để giảm bớt cơn đau ngất ngây
đang xâm chiếm lấy chàng. Thế rồi mọi thứ vỡ bùng ra và chàng gọi tên nàng tha
thiết.
- Trúc Khanh, Trúc Khanh. Anh yêu em như chưa bao giờ yêu ai
như thế. Em có nghe anh nói không Trúc Khanh. Một tiếng gọi từ đâu vọng lại,
như từ một nơi nào xa xa lắm.
- Dạ Lữ, Dạ Lữ…
Tiếng gọi càng lúc càng rõ ràng hơn và chàng mở choàng mắt
trược mặt chàng là mẹ. Chàng dụi mắt để tin rằng tất cả là thật. Chàng nhìn
quanh, tìm tòi, dò xét. Bà Tuyết Lê hỏi:
- Có chuyện gì mà con ú ớ mãi thế. Con mơ à?
Bây giờ thì Dạ Lữ biết chắc chỉ là một giấc mơ. Chàng chợt thấy
mình hẫng làm sao. Chàng gật đầu đáp nhỏ.
- Đúng là con mơ mẹ ạ
¬- Nhưng con mơ thấy điều gì vậy?
Dạ Lữ mỉm cười rồi lắc đầu:
- Một cơn mơ mà con chẳng nhớ gì sau khi thức dậy. Mẹ đi ngủ
đi mẹ, con không sao đâu.
Bà Tuyết Lê vuốt tóc con thầm nhủ:
"Con đã là một chàng trai trẻ rồi đấy, cơn mơ cho con thấy
gì nhỉ? Mẹ muốn biết biết bao. Mẹ sẽ giúp con cơ mà. Nhưng thôi, dường như đó
là một điều bí mật con cứ giữ điều đó cho riêng mình."
- Chúc con ngon giấc. Mẹ đi ngủ đây. Nhưng con nhớ là đừng
suy nghĩ bậy bạ. Những ý nghĩ đó sẽ làm mất giấc ngủ của con.
Ngoan ngoãn Dạ Lữ gật đầu. Bà Tuyết Lê vừa ra khỏi phòng,
cánh cửa vừa khép lại, Dạ Lữ đã suy nghĩ mông lung. Những ý nghĩ cho rằng mình
phạm tội lại xâm chiếm lấy Dạ Lữ.
"Tại sao cái đầu ta lại bịnh hoạn đến thế nhỉ. Nhưng giấc
mơ như thế khác nào ta đang xúc phạm tới cô giáo của ta. Ta không hề có ý định
đó. Ngoài lòng cảm mến mà cô luôn luôn khơi dậy ở ta, ta rất kính trọng cô. Ta
không hiểu tại sao mà mình lại có thể hồ đồ như vậy nhỉ?
Ta cảm thấy mình có tội, cái cảm giác đó làm tê cứng cả con
người ta. Thế nhưng nó không ngăn được những ý nghĩ của ta hướng về cô. Còn một
điều mà lúc nào ta cũng tự dối mình. Dù sợ hãi như thế nhưng ta cảm thấy mình
mong muốn những giấc mơ như thế luôn xảy ra. Như vậy ta lại phạm tội và tội nặng
hơn những giấc mơ mà ta không mong muốn".
Dạ Lữ thở dài, trở mình. Những ý nghĩ cứ bám riết lấy đầu óc
của Dạ Lữ. Một phần chàng muốn ngủ, nhưng một phần chàng sợ lại nối tiếp những
giấc mơ. Chàng tự mâu thuẫn với chính mình mà không thể nào làm khác được, cô
giáo chàng chẳng hề biết rằng có một đứa học trò đem lòng yêu cô giáo. Chính
cái cảm giác tội lỗi đó kích thích chàng nhiều hơn. Lúc nào những ý nghĩ của
chàng cũng dành cho cô giáo càng trốn chạy khỏi nó, nó càng tìm đến mình nhiều
hơn.
Cứ sau mỗi cơn mơ, nỗi đau âm í xâm chiếm chàng. Chàng oằn
người trong cơn đau không tên tuổi, và kông có thuốc điều trị nó. Những lúc như
vậy chàng mong chàng không phải là một đứa học trò để chàng có thể chạy đến bên
Trúc Khanh, nói với nàng rằng chàng yêu nàng biết bao.
Ai bảo Trúc Khanh chỉ là một cô giáo nhỏ, cô giáo chỉ hơn học
trò đúng hai tuổi mà thôi. Cái khoảng cách mong manh ấy dễ bị xoá mờ đi, làm
sao mỗi lúc đứng cạnh Trúc Khanh, Dạ Lữ đều ý thức rằng mình chững chạc hơn cả
nàng nhiều lần. ĐÃ có một lần chàng muón chuyển qua lớp khác để không phải làm
học tro của Trúc Khanh. Nhưng rồi chàng thấy không nên như vậy, bởi môn toán mà
Trúc Khanh dạy thật hấp dẫn. Dù là một cuộc tính đơn phương, nhưng mỗi ngày đều
nhìn thấy nàng, nghe nàng nói, nỗi nhớ trong chàng sẽ đỡ quay quắt.
Không biết giờ đây Trúc Khanh đang làm gì, có lúc nào trong một
thoáng nàng nghĩ tới đứa học trò tên là Dạ Lữ hay không?
Lại trở minh, giấc ngủ muộn chạy biến khỏi Dạ Lữ mất rồi. Đôi
mắt cay mỏi mệt cứ thao láo. Những kỷ niệm ào về…
Mưa, mưa tháng chín cứ như tiếng khóc, cả lớp co ro trong cơn
mưa ấy. Mưa ĐÀ Lạt như buốt, như kim châm.
Dạ Lữ bẻ cao cổ áo để tránh làn gió lạnh. Nhỏ Vân Đình ân cần:
- Bạn khép cửa sổ lại cho đỡ lạnh. Sao cô giáo mới lâu tới thế
nhỉ?
Đứng dậy khép cánh cửa, Dạ Lữ đáp:
- Tại Đà Lạt mưa mà. Trời này chẳng ai muốn bước chân ra
ngoài.
Cũng lúc đó có một bóng người bướcc vào cửa lớp, chiếc áo mưa
thùng thình nhưng khuôn mặt cứ như một đứa học trò.
- Tôi chào tất cả các em. Tôi là giáo viên dạy toán.
Dạ Lữ đưa mắt nhìn cả lớp, ai cũng có vẻ ngạc nhiên như
chàng. Khi cởi chiếc áo mưa, cô giáo chỉ còn là cô nhỏ. Dạ Lữ thấy trái tim
mình đập dồn dập và mình cứ ngơ ngác thế nào ấy. Sau này đọc sách. Mới biết đó
là một cú sét mà nó in hằn vào tâm hồn Dạ Lữ.
Đôi găng tay bằng da màu trắng che những ngón tay khỏi cơn lạnh,
nụ cười cứ tươi như một đoá hồng và đôi mắt đen thật đen. Đen như hai hạt nhãn.
- Cô tên là Trúc Khanh, vừa mới ra khỏi giảng đường đại học.
Cô chẳng hiểu sao lại phân cho cô dạy lớp 12. Đó là tất cả thông tin về cô, bây
giờ chúng ta học bài.
"Một cô giáo trẻ măng xinh xắn thế này thì dạy toán thế
nào nhỉ?"
Dạ Lữ tự hỏi mình và có lẽ bạn bè cũng tự hỏi như thế. Tuy vậy
một giờ học qua đi và mỗi người mới vỡ lẽ rằng, không đơn giản như cái bên
ngoài đó. Cô giáo nắm rất vững môn toán của mình.
Từ hôm đó trở đi, giờ toán là giờ được chờ đợi nhiều nhất với
Dạ Lữ, chàng còn mong điều đó nhiều hơn đến nỗi có một ngày chủ nhật không gặp
cô giáo, Dạ Lữ đã tìm cách đến thăm nhà.
Một căn nhà nhỏ nằm bên sườn đồi, một khu vườn nho nhỏ đươc
trồng toàn hoa hồng. Cô giáo như một cô học trò trong chiếc áo đàm màu hoa cà,
đang chăm sóc hoa. Dạ Lữ cứ ngớ người ra trước cảnh đó mất một lúc lâu, để rồi
chàng nhận ra rằng chẳng bao giờ chàng thôi yêu người con gái đó.
Thế mà đã mấy tháng rồi, giờ nằm đây, trong đêm vắng để nghĩ
về những hồi ức, khiến Dạ Lữ cứ bâng khuâng. Đạo đức cùng bài học tôn sư trọng
đạo ngày càng được Dạ Lữ nhớ tới nhiều lần hơn. Thế nhưng hàng rào đó vẫn không
có tác dụng với những suy nghĩ thì phải. Nó không làm sao đẩy những tình cảm mà
chàng vướng phải ra khỏi đầu chàng. Đôi lúc chàng tự hỏi "Ta đúng là có tội
không!" Nhưng chàng vẫn không thể trả lời.
Tiếng đồng hồ gõ nhịp buồn buồn trong đêm vắng. Dạ Lữ thấy
mình mỏi mệt làm sao, chàng trở mình rồi nhắm mắt từ từ chìm vào giấc ngủ nặng
nhọc với những sợ hãi, những ưu tư.
Đêm Đà Lạt cứ trôi.
Choàng chiếc áo khoác lên vai bạn, Trúc Khanh gật đầu.
- Được rồi đấy nhỏ, bây giờ thì đi dạo Đà Lạt thôi.
Còn nhỏ Xuân Đài chớp mắt xuýt xoa:
- Cái xứ này làm nhỏ đẹp ra đấy Trúc Khanh ạ, thằng quỉ kia
khi nhận ra vấn đề, hắn không trách cứ cái xứ sở này nhiều đâu.
Nghe nhỏ bạn cuối cùng cũng chỉ tìm về đúng câu chuyện bỏ dở
hôm trước, Trúc Khanh cười khì:
- Nhỏ nói lạ, chưa một ai dám trách cứ cái thành phố duyên
dáng quyến rũ này cả nhỏ ạ. Ai đến đây cũng tự mình dừng chân ngắm nghía và có
người quên mất đường về. Bản thân cái đẹp chẳng có tội gì cả.
Thong thả xuống triền dốc và lại leo một con dốc khác, Xuân
Đài gật đầu:
- Chí lý! Bản thân cái đẹp chẳng có lỗi. Ừ nhỏ, thế mà thằng
quỉ con kia cứ trách cái nét đẹp kỳ lạ của nhỏ làm nó chẳng thể nào quên.
Biết không tránh né được, Trúc Khanh nhìn vào mắt bạn:
- Bây giờ thì nhỏ trả lời đi. Cái thằng mà luôn luôn nhỏ nhắc
đến là ai vậy? Ta nào có lỗi gì mà hắn ta luôn trách móc ta?
Những con đường quanh co của ĐÀ Lạt cứ như tranh vẽ. Sườn dốc
thoai thoải, những đoá quì vàng tươi cười bên hàng rào như báo gọi mùa xuân
đang đến. Xuân Đài mở lớn mắt thu hết nét duyên dáng của từng ngôi nhà, từng biệt
thự cho tới những đồi thông, Đà Lạt làm cho tâm hồn những con người trở nên nhẹ
nhõm làm sao, vừa nhìn ngắm, Xuân Đài vừa lắng nghe Trúc Khanh nói. Nàng gật đầu
như lại chợt ngạc nhiên:
- Ủa, vậy nhỏ không biết hắn là ai vậy sao?
Trúc Khanh thở dài:
- Đó mới là điều đáng bàn. Ta tốt nghiệp xong là bò lên đây
nhận lớp, trong suốt thời gian ở Sài Gòn ta chỉ chơi với cái đám quỉ sứ của
mình chớ đâu có yêu ai.
Lần này thì Xuân Đài nhíu mày như cố nhớ cho ra mọi chuyện:
- Chết rồi, vậy ra hắn ta yêu thầm nhỏ, vậy mà ta cứ tưởng nhỏ
và hắn yêu nhau chứ.
Trúc Khanh giậm chân:
- Nhưng hắn là ai cơ chứ?
Xuân Đài bật cười, đưa đôi mắt ngắm thiên hạ, ngắm trời đất một
hồi rồi mới đáp:
- Hắn chính là thằgn Hữu Thịnh!
Đôi mắt đen của Trúc Khanh mở to thật to khiến cái hột nhãn
như muốn lồi ra ngoài. Vẻ ngạc nhiên của Trúc Khanh khiến Xuân Đài cười ngặt
nghẽo. Nhưng đây là điều ngoài dự đoán của Xuân Đài con nhỏ có đôi mắt lá răm
luôn liếc ngang liếc dọc, cùng mái tóc nhuộm cái thứ gì mà nó trở nen nâu nâu
ngộ nghĩnh. Nhỏ vác cái đầu đó cùng đôi mắt lá răm nghênh ngang giữa đời. Trúc
Khanh nhìn nhỏ cười, bảo:
- Cái gì mà nhỏ cười một cách sung sướng thế. Hữu Thịnh từ hồi
nảo hồi nào hắn đã chơi với tụi mình cũng chửi nhau như chó với mèo ấy, chứ vừa
gì đâu. Thế mà chưa bao giờ ta nghe nói hắn yêu ta cả. Hồi đó, ta nhớ mình chọc
hắn với con nhỏ gì ở lớp bên nhỉ?
Lần này thì Xuân Đài gật đầu đồng ý:
- Đúng, chính ta chứng kiến sự cãi nhau triền miên đó. Nhưng
hắn vẫn cứ yêu nhỏ mà không dám nói. cho đến ngày nhỏ bay tít lên cái xứ cao
nguyên này hắn mới hốt hoảng vì đau khổ. Hắn than trời như bọng, nhưng khổ nỗi,
đang làm đề án tốt nghiệp nên chẳng thế tìm lên đây. Ta động lòng trắc ẩn, tìm
lên đây nói với nhỉ để nhỏ còn biết mà đoái hoài tới hắn một chút.
Từ sự ngạc nhiên tột độ chuyển sang buồn cười. Chưa bao giờ
Trúc Khanh có thể tưởng tượng ra một điều gì gần giống như thế. Cả hai cứ đi
lang thang và chưa bao giờ Trúc Khanh thấy mình vui như vậy.
- Ta không hề nghĩ tới điều đó đâu. Xuân Đài, Hữu Thịnh đùa đấy
thôi.
Nhưng Xuân Đài gật đầu chắc nịch, nhỏ ví von:
- Ta nói thật như việc ta đang đi ở Đà Lạt bên cạnh nhỏ vậy.
- Ta nghỉ chân đi.
Trúc Khanh kéo Xuân Đài vào một quán cà phê không tên, nơi ngồi
ở đó có thể nhìn ngắm mọi thứ xung quanh mình.Bưng tách cà phê trên tay, Trúc
Khanh nhìn màu đen của nó, thở dài. Xuân Đài soi mói.
- Chà suy tư dữ rồi hả, nhìn tướng của nhỏ, mấy thằgn học trò
nhỏ cũng yêu nhỏ chứ đừng nói Hữu Thịnh!
Trúc Khanh xua tay lia lịa như nhỏ Xuân Đài vừa nói ra một điều
khủng khiếp lắm vậy.
- Đúng là con nhỏ quậy phá này coi trời bằng vung. Nhỏ vừa
nói điều lộng ngôn gì đó hả. Làm gì có chyện quỉ quái đó hả nhỏ.
Bưng tách cà phê, con nhỏ cười khanh khách:
- Coi kìa, làm gì mà sợ xanh mặt thế kia. Đó cũng là điều
bình thường ấy chứ.
- Bình thường cái con quỉ.
Nhưng con nhỏ kia vẫn cười như chẳng có gì xảy ra.
- Hắn là người nhỏ cũng là người, tại sao hắn lại không có
quyền yêu nhỏ cơ chứ.
Con nhỏ này nó không sợ trời, không sợ đất. Cãi với nhỏ cũng
mệt. Trúc Khanh tuyên bố chắc nịch:
- Ta là cô giáo, có nghĩa là thầy…
- Đương nhiên, ở lớp nó vẫn tôn trọng cô giáo đấy chứ. Sau
khi rời khỏi đời học trò, nó không có quyền yêu nhỏ hả. Ta cầu mong cho có một
thằng học trò nào đấy, yêu nhỏ một cách say đắm để nhỏ la làng cho vui.
Trúc Khanh chỉ còn biết cầu nguyện mà không dám nói gì cả. Ly
cà phê chợt đắng nghét khi ý nghĩ tối tăm ấy len vào. Nhìn thấy Trúc Khanh như
vậy, nhỏ kia lại cười.
- Ta hù nhỏ thôi, ở cái xứ bình yên này, chắc chẳng ai có gan
làm điều đó. Có phải kìa là Hồ Xuân Hương không nhỏ?
Nhìn theo tay chỉ của Xuân Đài, Trúc Khanh gật đầu:
- Ừ, Xuân Hương đó. Tới bờ hồ nghe đàn dương cầm nghe.
Khác với Trúc Khanh, Xuân Đài không mấy rành về âm nhạc. Đối
với nàng, những ca từ dễ hiểu hơn. Còn những nốt nhạc chúng cao siêu quá đến mức
nàng ít cảm thụ được chúng. Thế nhưng ngắm cảnh hồ thì nàng chẳng từ chối.
Cả hai đi tới bờ hồ. Chọn một chỗ ngồi vừa ý, cả hai ngồi xuống
trên bãi cỏ.
Gió ở đây chẳng có ai níu giữ nên tha hồ thổi, mặt hồ gợn
sóng lăn tăn. Tiếng đàn dương cầm thánh thót làm Xuân Đài cũng có cảm giác như
đang ở một cõi mộng mị nào đó. Trúc Khanh triết lý một mình:
"Cuộc sống thì phù du, thế mà con người cứ chạy theo những
điều phù du ấy. Có những lúc ôm cây đàn trong tay, rãi những nốt nhạc, ta chợt
thầy thèm một cuộc sống vô tư lự, không bon chen như cuộc đời ta hiện tại. Thế
mà nhỏ Xuân Đài cứ muốn kéo ta về với chốn ồn ào, bụi bặm ấy."
- Ê, nhỏ đang nghĩ gì vậy?
Nghe Xuân Đài hỏi, Trúc Khanh nghiêng đầu:
- Nhỏ có thấy ở đây dễ chịu không? Ta thấy mình hạnh phúc mà
chằng cần để ý tới những điều nhỏ vừa nói.
Cả hai nhìn ra hồ, nơi có những chiếc thuyền với đủ mọi hình
thù. Những du khách như đang thả trôi tâm hồn của mình, Xuân Đài chợt nhận ra một
điều: "Đâu cần phải đua chen, vội vã đến thế đâu, cuộc sống còn nhiều điều
quá mà".
Nhìn sang Trúc Khanh đang lắng nghe tiếng đàn dương cầm đang
lan trên mặt nước.
° ° °
Chiếc bàn bằgn đã kê dưới giàn thiên lý, xung quanh đó là những
đoá hồng. Cuối mùa đông, chuẩn bị mùa xuân đến, những đoá hồng bắt đầu vươn những
nụ hoa lên, có những nụ hoa đã khoe những cánh hoa mịn màng của minh, Xuân Đài
nâng một đoá hoa bảo Trúc Khanh:
- Hoa ở Đà Lạt cứ tươi roi rói. Dường như đó là một nét riêng
của Đà Lạt hay sao ấy.
Trúc Khanh thuận tay cắt những chiếc lá sâu, đáp:
- Nhở có thấy khí trời ở đây hay không, lành lạnh, dễ chịu,
người còn thấy vậy huóng gì hoa.
Xuân Đài gật đầu, một tiếng nói ngập ngừng:
- Thưa cô…
Trúc Khanh ngẩng đầu lên, nàng mỉm cười vồn vã:
- Ủa, em hả Dạ Lữ. Nào ngồi đây chơi.
Trúc Khanh chỉ chiếc ghế và Dạ Lữ ngồi xuống, chàng nhìn cô
gái bên cạnh Trúc Khanh với ánh mắt kỳ lạ. Ở cô gái có một chút nghịch ngợm, quậy
phá. Trúc Khanh cười với Dạ Lữ:
- Đây là cô Xuân Đài, bạn của cô từ Sài Gòn lên chơi.
Dạ Lữ gật đầu nhỏ nhẹ:
- Chào cô!
Nhưng Xuân Đài xua tay:
- Khỏi, khỏi, tôi không dạy em, cứ gọi tôi là chị Xuân Đài là
được rồi. Học trò của Trúc Khanh đây hả?
Trúc Khanh gật đầu. Dạ Lữ chưa kịp nói gì đã nhe Xuân Đài nói
tiếp:
- Kiểu này thì chết rồi. Học trò gì trông chững trạc hơn cả
cô giáo, kiểu này làm sao mà yên tâm để học đây?
Trúc Khanh không biết làm sao để ngừng cái miệng của Xuân Đài
được, thế nhưng Dạ Lữ vẫn cứ thản nhiên, Trúc Khanh đành bảo:
- Nhỏ đừng đầu độc học trò của ta nhỏ. Dạ Lữ, em đừng nghe cô
ấy nói.
Dạ Lữ mím môi cười, Xuân Đài liếc ngang Trúc Khanh một cái muốn
đứt mặt. Nàng sừng sộ:
- Ta làm gì mà nhỏ cho là đầu độc? Cái đầu nhỏ bảo thủ quá lắm
đấy. Dạ Lữ, tôi nói có đúng không?
Dạ Lữ chỉ mỉm cười mà chẳng phải nói gì. Trúc Khanh nói tiếp:
- Em đừng nghe nhỏ đó nói. Em tới cô có chuyện gì không?
Dạ Lữ suy tư: "Chẳng lẽ em lạinói rằng chỉ tới đây vì
quá nhớ cô? điều này em giữ kín trong lòng của mình, không thể chia sẻ với một
ai, kể cả cô". Tuy vậy Dạ Lữ chỉ nói:
- Dạ Lữ học bài hoài nhức đầu muốn chết, đi lang thang một
chút cho nhẹ đầu vậy mà, ở cô có một vườn hồng tuyệt đẹp.
Trúc Khanh cười:
- Làm biếng học hả. Nói vậy thôi, đừng ép mình quá, phải biết
nghỉ ngơi vì còn cả mùa thi học kỳ, đại học ở phía trước.
Dạ Lữ hơi cúi đầu như muốn chứng tỏ nghe lời cô giáo. Chàng
bưng tách trà nhấp môi và vô tình vương dôi mắt sắc như sap của Xuân Đài, cô
gái tốc nâu này đâu dễ dàng lừa như cô giáo Trúc Khanh, Xuân Đài mỉm cười:
- Em có thường đến đây không Dạ Lữ?
"Chẳng hiểu sao cái cô này lại hỏi như thế nhỉ? Phải cẩn
thận với cô này mới được". Dạ Lữ thản nhiên:
- Cũng không thường lắm.
Làm như rất thản nhiên, Xuân Đài đùa:
- Dạ Lữ biết không, tôi đã tưởng nói với cô giáo nhỏ xíu của
em rằng, học trò chắc sẽ thương thầm cô giáo mất thôi. Vậy mà cô giáo em mới la
tôi đó.
- Xuân Đài, nhỏ có bỏ chuyện đó hay không? Dạ Lữ, em xem cây
hoa hồng nữ hoàng cho cô một chút. Dường như nó bị bệnh thì phải.
Được ra khỏi đôi mắt soi mói của Xuân Đài là một điều nhẹ
nhõm. Dạ Lữ đến bên cây hồng nữ hoàng ở cuối vườn. Xuân Đài cười một cách khoái
trá khi thấy vẻ mặt cáu kỉnh của Trúc Khanh.
- Cái gì làm nhỏ khó chịu thế hả Trúc Khanh?
Trúc Khanh nhắp một ngụm trà rồi đáp:
- Nghề giáo không đơn như nhỏ nghĩ đâu, đừng tưởng những điều
vô thưởng vô phạt lại không ảnh hưởng tới học trò. Nhỏ vô tình vi phạm một điều
rất quan trọng, làm mình bình thường đi trước mắt học trò. Ta chẳng trách nhỏ bởi
ta biết cái tính nhỏ hay đùa. Nhưng đâu phải ai cũng hiểu như ta đang hiểu
không. Con quỉ, hãy nghiêm túc một chút nào.
Xuân Đài lấy tay giấu một nụ cười. Biết rằng những điều Trúc
Khanh nói đều đúng cả. Nhưng sao Xuân Đài vẫn thấy như có một chút giáo điều,
khô khan, bảo thủ trong đó. Đối với nàng mọi việc đều đơn giản. Tình yêu có gì
mà nó không đặt chân đến được nơi này.
Thế nhưng Xuân Đài biết mình chẳng nên cãi cọ với Trúc Khanh
làm gì. Với một mớ lý luận mà nhỏ học được ở trường cùng với cái đầu của nhỏ,
Xuân Đài không phải là đối thủ. Tuy nhiên nhỏ Trúc Khanh chắc không tháy nét là
lạ trong đôi mắt của cậu học trò lớn đó đâu.
- Thôi được rồi con quỷ. Ta sẽ không nói những điều như vậy.
Nhưng nhỏ biết không, ta vẫn không khỏi lo cho đám học trò vì chúgn có một cô
giáo xinh đẹp, dễ thương và trẻ trung đến vậy.
Nói xong con nhỏ bỏ chạy dọc theo những luống hoa hồng. Cái đầu
tóc tém nhuộm nâu như trêu người mọi người, Trúc Khanh cũng phải bật cười. Trúc
Khanh nói lớn:
- Ê, con quỷ kia, đừng giẫm đạp những cây hoa hồng của ta đấy
nhé. Ta chẳng rượt đuổi nhỏ đâu.
Xuân Đài chạy đến cuối vườn thì ngừng lại. Dạ Lữ đang chăm
cho những cây hoa hồng gần đó. Xuân Đài nhìn vẻ cẩn thận của Dạ Lữ hỏi:
- Cô Trúc Khanh dạy ra sao Dạ Lữ?
Dạ Lữ đáp gọn:
- Cô dạy giỏi và dễ hiểu. Cô lại có nhiều tài vặt nên được học
trò rất nể cô.
"Điều này em khỏi nói tôi cũng biết. Con nhỏ nó còn biết
nhiều điều mà em chưa từng chứng kiến đâu. Nhưng tôi muốn biết điều khác, có phải
vì một anh chàng nào đấy hút nhỏ lên đây hay không nhỉ? Biết một điều bí mật
bao giừo cũng làm ta khoái chí!"
- Ngày cô Trúc Khanh mới tới đây, em thấy ra sao?
Lần này Dạ Lữ cười và Xuân Đài thấy cậu trai có nụ cười dễ gần
và duyên dáng làm sao.
- Lúc mới thấy cô, tụi em tưởng cô là học trò.
Xuân Đài che miệng cười theo Dạ Lữ. Anh chàng nói tiếp:
- Cả lớp không tin rằng cô dạy toán. Thế nhưng chỉ sau một tiết
học, không ai cười được nữa. Chỉ có những người lạ, vẫn gọi là : "Bé ơi,
cho tôi hỏi cô giáo Trúc Khanh đâu rồi?"
Lần này thì Xuân Đài không sao giữ được nụ cười. Nàng cười
giòn. Một lúc sau nàng hỏi:
- Ở đây, có anh chàng nào là người yêu của cô Trúc Khanh hay
không?
Lần này thì Dạ Lữ lắc đầu:
- Dạ Lữ không thấy ai cả.
Xuân Đài gật đầu. Vừa lúc ấy Trúc Khanh bước tới:
- Có chuyện gì mà vui vậy?
Xuân Đài lắc đầu. Quay sang Dạ Lữ, Trúc Khanh hỏi:
- Cây hồng ra sao rồi Dạ Lữ?
¬- Dạ Lữ đã chăm sóc nó xong rồi. Nó sẽ sống tốt thôi. Xin
phép cô Dạ Lữ về. Chào cô Xuân Đài.
Dạ Lữ về rồi, Xuân Đài đứng ngẩn người ra nhìn theo rồi phán
một câu xanh rờn:
- Nhỏ có một cậu học trò thật dễ thương. Nếu nhỏ không là cô
giáo của hắn ta, ta đã tán thằng nhỏ rồi.
Trúc Khanh đành đưa tay chào thua con nhỏ quỷ sứ. "Làm
sao mà hắn lại nghĩ đến một điều khủng khiếp và khôi hài thế nhỉ, không, tao
không thể trả lời".
Sáng nay Trúc Khanh đến lớp. Đi bên cạnh nàng là cái đầu màu
nâu ngộ nghĩnh của Xuân Đài. Nhỏ đã năn nỉ cả buổi với đủ lí do:
- Trúc Khanh, nhỏ cho ta đi dạy với nhỏ để xem nhỏ dạy ra sao
đã mà. Yên tâm là ta sẽ không hề nói một câu nào làm nhỏ khó chịu đâu mà.
Trúc Khanh vẫn chưa thể tin được. Nàng lắc đầu:
- Nhưng còn cái đầu tóc nâu cùng những bộ đồ ngổ ngáo của nhỏ
thì sao?
Cái mặt nhỏ như ngớ hẳn ra. Nhỏ nhăn nhó:
- Đầu tóc ta thì làm sao mà thay đổi được mà nhỏ nói - Nhưng
rồi đôi mắt nhỏ sáng bừng lên. Nhỏ kéo tay Trúc Khanh: - Ơ mà chẳng có gì phải
lo lắng cả ta sẽ mặc một bộ áo dài của nhỏ. Lúc đó, cái đầu tóc nâu của ta sẽ
không nổi cộm quá đâu.
- À, thế mà tại sao ta không nghĩ ra được nhỉ? Được rồi, nhỏ
mở tủ lấy nào tuỳ thích.
Giờ đây đi bên cạnh Trúc Khanh, cái đầu tóc nâu cung không nổi
cộm lắm, Xuân Đài vui lắm:
- Lần đầu tiên trở lại lớp học của thời học trò, ta cảm thấy
hồi hộp sao ấy, y như cái thời não thời nao vừa đi học.
Trúc Khanh đệm vào:
- Chưa bằng cái cảm giác khi đứng trên bục giảng lần đầu cứ
run như bị giam ngoài mưa mùa dông suốt hai tiếng đồng hồ.
Cả hai cười khúc khích. Cổng trường đây rồi, nhỏ Trúc Khanh
bình thản bước về lớp của mình khi tiếng trống vào lớp vừa đổ. Những mái tóc
dài ngắn đủ kiểu trong những chiếc áo dài trắng của các cô gái làm Xuân Đài ngẩn
ngơ. Nàng bước thấp bước cao theo sau Trúc Khanh.
Cả lớp đứng dậy chào, Trúc Khanh thản nhiên và Xuân Đài cảm
thấy nhỏ Trúc Khanh đã lớn từ bao giờ.
- Đây là cô Xuân Đài, hôm nay cô sẽ học cùng chúng ta.
Những đôi mắt đổ dồn về phía Xuân Đài và nàng chợt thấy tiếc
mái tóc đen của mình. Tuy vậy giờ học tới cũng đã giải thoát cho nàng những ánh
mắt nhìn.
- Hôm nay ai cắm bình hoa này?
Trúc Khanh vuốt nhẹ những cánh hoa, Vân Đình đứng dậy:
- Thưa cô, hôm nay lớp trưởng cắm đấy ạ.
Trúc Khanh thực sự ngạc nhiên vì cái hồn của bình hoa này.
Nàng gật đầu:
- Dạ Lữ cắm khá lắm. Bây giờ chúng ta bắt đầu học bài.
Xuân Đài đưa đôi mắt ngắm lớp học. Chúng đang im lặng trong
bài giảng của Trúc Khanh. Thế nhưng cũng có một đôi cô cậu chẳng để tâm tới bài
học. Học chung lớp với Trúc Khanh từ nhỏ, Xuân Đài biết rõ khả năng của Trúc
Khanh. Với kiến thức và phong cách này, ở Sài Gòn, nhỏ sẽ là một giáo viên
không ít tiếng tăm.
Đôi lúc dù được nghe Trúc Khanh giải thích nhiêù lần nhưng
Xuân Đài vẫn không thể hiểu nổi có điều gì đó lớn hơn địa vị vật chất, tiếng
tăm. Nàng đã tự hỏi mình, tự đặt mình vô vị trí của Trúc Khanh, nhưng vẫn không
thể nào trả lời câu hỏi được. Nhớ lần có Trúc Khanh nói:
- Xuân Đài, con người ở trong cuộc sống hiện tại đôi lúc bị lẫn
giữa thực tế và thực dụng. Cái ranh giới ấy quá mong manh nên chúng ta dễ bị
chuyển chỗ mà không nhận thấy. Có những điều hay hơn cả một số tiền lớn đó là
biết ta là ai, ta đang làm gì, và có ích cho ai. Nhỏ đừng mày mò tìm kiếm lời
giải đáp cho mệt xác. Chỉ cần hiểu, trả lời được những câu hỏi vừa rồi là hiểu
ngay vấn đề.
Thế nhưng Xuân Đài lại chẳng hiểu, tại sao nhỏ lại sống đơn
giản như thế. Nhỏ bảo tìm thấy hạnh phúc ở đây. Chẳng lẽ hạnh phúc dễ kiếm tìm
đến thế sao.
Buổi học vẫn tiếp tục, còn Xuân Đài chìm trong những suy tư
trăn trở của riêng mình. Nhưng tại sao nàng lại phải trăn trở như thế, nàng
cũng không hiểu.
- Nào Vân Đình, em có hiểu cô vừa nói hay không?
Cô bé được gọi là Vân Đình từ từ đứng lên rồi đáp nhỏ:
- Thưa cô, em mới hiểu một ít thôi.
Trúc Khanh mỉm cười thân thiện:
- Như thế là tốt rồi. Dạ Lữ, em sẽ giúp Vân Đình những phần
mà bạn chưa hiểu nghe.
- Vâng, thưa cô.
Lại một lần nữa Xuân Đài ngạc nhiên khi thấy Dạ Lữ ở trong lớp
này. Nó rất chững so với bạn bè chugn lớp. Cử chỉ của nó cũng thật lạ lùng.
- Chúng ta sẽ kết thúc bài học tại đây. Thời gian còn lại
chúng ta làm gì nào?
Xuân Đài nhìn Trúc Khanh và thấy nụ cười của bạn. Những tiếng
nhao nhao làm cho lớp ồn ào hẳn lên. Cuối cùng, một cô bé đề nghị:
- Thưa cô, cô kể cho chúng em nghe câu chuyện tình Romeo và
Juliette.
Xuân Đài ngạc nhiên nhưng Trúc Khanh đã bắt đầu kể, giọng
nàng truyền cảm lạ. Chính Xuân Đài cũng bị cuốn hút lúc nào không hay. Cả căn
phòng im phăng phắc, có lẽ những trái tim trinh nguyên của các em học trò cũng
đang thổn thức vì một chuyện tình nhuốm khổ đau.
- Các em thân mến! Chuyện tình Romeo và Juliette đã trở thành
huyền thoại. Nó tượng trưng cho tình yêu đẹp. nhưng có một điều chẳng hiểu sao,
những chuyện tình đẹp đều nhuốm khổ đau.
ĐÃ bao nhiêu năm qua đi, thời gian chẳng thể làm lãng quên được
sự huyền thoại ấy. Không biết bao nhiêu người trên mọi quốc gia khác nhau đều dựng
Romeo và Juliette như để tôn vinh sự vĩnh cửu. Cô sẽ hát cho các em nghe bài
hát Romeo và Juliette. Tiếng ghita trong điệu boston chậm buồn, giọng hát Trúc
Khanh vang lên.
"Giây phút êm đêm, ngày ta gặp nhau, mắt yêu thầm
trao.."
Những ca từ day dứt muộn phiền nhưng thiết tha. Giờ thì Xuân
Đài lý giải được tại sao học trò lại yêu thương Trúc Khanh đến thế.
Bài hát chấm dứt, trống tiết giờ cũng vang lên. Những tiếng vỗ
tay cùng nụ cưòi sáng rỡ của học sinh làm Trúc Khanh thấy mình sung sướng. Rời
lớp học, cả hai thong thả cầm tay nhau đi dọc hàng cây trên sân trường, Xuân
Đài cười:
- Đi dạy với nhỏ một buổi ta mới thấy mở ra một mặt mới của
cuộc sống. Nhỏ rất yêu công việc của mình phải không?
Trúc Khanh gật đầu. Ôm chiếc cặp trước ngực mình, nàng nói:
- Đó cũng là một điều hạnh phúc.
- Ta đã từng nghĩ chẳng lẽ hạnh phúc đến với nhỏ một cách dễ
dàng thế sao. Có những người tìm cả một đời người cũng không tìm thấy hạnh
phúc, thế mà nhỏ…
Xuân Đài ngừng lời nhìn sang Trúc Khanh. Nụ cười trên môi
nàng ngây thơ một cách kỳ lạ. Trúc Khanh đáp:
- Nhỏ có biết tại sao họ không bao giờ tìm thấy hạnh phúc
không? Bởi họ quá tham lam. Hộ không bao giờ hài lòng với những gì mình hiện
có. Họ đi tìm thứ họ chưa có. Khi đạt rồi, họ lại chán, lại tìm. Thực sự hạnh
phúc cũng đơn giản lắm, nếu ta hài lòng và thế là ta có hạnh phúc.
Xuân Đài gật đầu, thế rồi nàng nheo mắt hỏi tiếp:
- Thế còn tinh yêu thì sao?
Trúc Khanh hơi chững lại khi nghe câu hỏi đó. Nhưng chỉ một
thoáng, nàng đã lại cười:
- Tình yêu ư? Ta nghĩ cũng như những tình cảm khác trong cuộc
sống. Nhưng bây giờ chưa thể trả lời với nhỏ được vì ta vẫn chưa có tình yêu.
Cả hai ngước lên nhìn những vòm cây và họ bống thấy mình đang
cười vui vẻ.
° ° °
Tổ chức một chuyến đi xa hơn cái nơi Đà lạt thơ mông, đến một
vùng biển đầy nắng và cát chẳng hạn, đó là mơ ước của lũ học sinh lớp 12. Chúng
thi nhau dụ dỗ cô giáo, người mà thích đi chơi xa chẳng thua gì tụi nó cả. Dạ Lữ
năn nỉ:
- Đi một chuyến rồi về học thi đại học cô. Những người đi trước
bảo Dạ Lữ rằng nếu không đi, chẳng có một dịp nào được đi với đầy đủ bạn bè như
thế.
Trúc Khanh chẳng biết tính sao cho vẹn cả đôi bề. Nàng lo sợ ảnh
hưỏng đến kỳ thi đại học.
- Các em đã nghĩ kỹ chưa?
- Đã kỹ rồi thưa cô.
Vân Đình cô học trò xinh xắn dịu dàng cầm tay Trúc Khanh:
- Cô đi với tụi em một chuyến đi. Tụi em thương cô lắm.
Cuối cùng Trúc Khanh gật đầu đồng ý. Cả lớp vỗ tay hoan hô,
Trúc Khanh cười hỏi cả lớp:
- Nhưng chúng ta sẽ đi đâu?
Cũng Vân Đình đề nghị:
- Đi Mũi Né Phan Thiết đi cô. Chú em nói đó là bãi biển tuyệt
vời.
Trúc Khanh cứ ngẩn người ra vì cái đề nghị đó. Chẳng biết từ
bao giờ, Mũi Né trở thành một điểm du lịch nhỉ? Trúc Khanh lặp lại:
- Đi Mũi Né sao?
Thế là Vân Đình mạnh dạn thuyết phục Trúc Khanh vì vẻ đẹp của
nơi ấy. Cô bé nói một cách nhiệt tình về rừng dừa, về bãi biển mà Trúc Khanh biết
chúng chỉ nghe theo lời kể. Dạ Lữ đến bên nói nhỏ vào tai Trúc Khanh:
- Cô đồng ý đi mà.
Trúc Khanh cười nhẹ ròi bảo Vân Đình:
- Thôi được rồi, đừng nói nữa. Cô biết về Mũi Né nhiều hơn cả
chú em gấp một triệu lần, chúng ta sẽ đi đến đó vậy.
Cả lớp vỗ tay rần rần, chúng bàn bạc râm ran. Trúc Khanh cảm
thấy vui khi thấy sự hân hoan của chúng. Nàng gọi Dạ Lữ:
- Bây giờ lớp trưởng bàn với cô xem chúng ta sẽ tổ chức ra
sao cho chuyến đi này.
Dạ Lữ thở ra nhè nhẹ như giữ lại niềm vui sướng trong lòng
mình. Chàng nhìn Trúc Khanh và thấy nàng nhỏ nhắn giữa cái lớp 12 đang lúc lớn
như thổi này. Thế là chỉ còn một tháng nữa chàng không còn là học trò. Chẳng hiểu
được gì và mất gì khi thoát qua cái ngưỡng cửa tuyệt vời đó. Chàng cũng chẳng
biết mình làm gì sau khi rời khỏi lớp học. Tuy vậy, chàng vẫn cảm thấy sự nhẹ
nhõm và một niềm vui mà chàng không dám thú nhận bởi chàng cho rằng đó là tội lỗi.
Dù đã cố không nghĩ về Trúc Khanh nhưng nàng vẫn cứ ám ảnh chàng trong mỗi giấc
ngủ. Cho đến lúc chàng buông tay, không còn đủ sức chống lại nàng.
Hôm nay là lần cuối cùng có một buổi đi chơi trên danh nghĩa
thầy trò. Kỷ niệm rất đẹp của một đời người rồi chàng sẽ bước vào con đường đại
học. Chàng sẽ tìm cách để trốn chạy khỏi người ám ảnh chàng.
- Dạ Lữ!
Nghe tiếng gọi, Dạ Lữ vội chạy tới. Trúc Khanh đang đứng thở
vì một mớ nhữgn đồ đạc mà nàng vừa mang về. Dạ Lữ lấy chiếc khăn giấy đưa cho
Trúc Khanh làm nàng ngạc nhiên:
- Cám ơn em.
- Không sao, cô nghỉ đi, Dạ Lữ làm cho.
Tất cả trong phút chốc được thu gọn gàng lên xe. Trúc Khanh
không nghĩ là một chuyến đi gây nhiều điều phiền toái đến thế. Đủ thứ cần phải
chuẩn bị cũng may chiếc xe đã có người lo. Nếu không xong chuyến đi, cái thân
bé bỏng của Trúc Khanh chỉ còn một nhúm.
- Cô ơi, cho mọi người lên xe chưa cô.
Trúc Khanh gật đầu. Dạ Lữ kéo Vân Đình rồi dặn dò.
- Nè, Vân Đình, bạn để đồ của cô ở đây, giành nguyên ghế này
để cô có thể nghỉ ngơi chút.
Vân Đình gật đầu. Dạ Lữ lại cho thu xếp tiếp. Tiếng cười nói,
tiếng gọi nhau ơi ới vang lên. Trúc Khanh nhìn cảnh đó và thấy cơn mệt chợt biến
đi mất. Nàng hài lòng về Dạ Lữ. Đứa học trò đưa vai gánh một phần lớn trách nhiệm
của nàng.
- Cô ơi, cô lên xe nghỉ một chút đi.
Giọng nói thật yêu thương khiến tim Trúc Khanh mềm lại.
- Em mệt đâu thua gì cô đâu Dạ Lữ.
Dạ Lữ lắc đầu, cái lắc đầu rất dễ thương.
- Nhưng Dạ Lữ là con trai. À, đây là thuốc mình mang theo nè
cô.
Nàgn gật đầu. Vân Đình réo tên Dạ Lữ làm anh chàng vội chạy
đi. Đến bây giờ Trúc Khanh mới trở vào nhà lấy đồ đạc cho mình.
Từ nhỏ, Trúc Khanh đã sống xa nhà, cái nơi mang danh Mũi Né,
thật êm đềm với nhữgn vườn dừa mát rượi và bãi biển xanh rì thật xanh, nơi đó
có căn nhà cùng ba mẹ của nàng. Dù quen sống xa nhà nhưng bao giờ Trúc Khanh
ciũng nhớ về nơi đó. Hôm nay, một chuếyn đi bất ngờ trở về nơi đó, không biết
ba mẹ có ngạc nhiên lắm không?
- Cô, mọi thứ xong cả rồi. Cô để Dạ Lữ mang đồ ra cho cô.
Nói xong, Dạ Lữ xách chiếc valy cho nàng. Vừa đóng cửa, Trúc
Khanh vừa nói:
- Em là một chàgn trai khéo léo và nhiệt tình, Dạ Lữ ạ. Rồi
em sẽ trở thành một chàgn sinh viên đáng mến đấy.
Dạ Lữ chỉ cười không đáp. "Dạ Lữ chỉ cần một người mến
mình thôi mà chẳng dễ chút nào. Nhưng cô biết không, nhữgn gì của hôm nay sẽ là
một kỷ niệm đẹp của cuộc đời Dạ Lữ."
Cả hai cô trò lên xe. Tiếng cười nói vọng tới tai Trúc Khanh.
Đưa tay cho Dạ Lữ kéo lên xde, Dạ Lữ chỉ chiếc ghế được dành riêng cho nàng.
- Cô có thể nằm nghỉ khi quá mệt.
Nụ cười trên môi nàng như một lời biết ơn. Dạ Lữ ngồi ở chiếc
ghế sát cạnh Trúc Khanh, Tuấn gọi vang lên:
- Lớp trưởng ơi, khởi hành được rồi.
Chiếc xe từ từ ra khỏi Đà Lạt hướng về phía ngoại ô. Nơi con
đường đi về Phan Thiết. Tiếng hát vang vang cùng với tiếng đàn, Trúc Khanh nhìn
ra ngoài cửa xe thầm nghĩ:
"Có lẽ không có tuổi nào đẹp như tuổi học trò. Chúng mới
vui vẻ làm sao. Dường như mọi nỗi lo không ảnh hưởng tới chúng được. Thôi, hãy
‘quẳng gánh lo đi’ để có thể đùa vui. Rồi một mai đây, trên đường dài mệt mỏi với
những tính toán đời thường, các em sẽ nhớ có một chuyến đi như thế. Có nhữgn kỷ
niệm như thế để mình mỉm cười khi nhớ về…"
Trúc Khanh chợt nhớ tới thuở nào của mình cũng những câu chuyện
nổ giòn như pháo tết, cũng những chuyến đi tới một vùng đất nào đó mà cả lũ chẳng
ai biết tên. Mới đó mà tất cả giờ đã quá xa. Kể cả con nhỏ Xuân Đài, suốt ngày
chỉ lo quậy phá. Nhỏ có một câu nói: "Ta côi tiền to bằng trời, nhưng coi
trời lại bằng cọng tăm thôi." Ngày ấy nhỏ như thế, còn bây giờ nhỏ cũng
nghĩ tới phải làm ra thật nhiều tiền. Phải có nhà, có xe và cuộc sống đầy đủ về
vật chất như những người xung quanh. Thế đó, con ngườidễ thay đổi vì môi trường
xung quanh.
Còn Trúc Khanh, dường như cuộc sống sôi động xung quanh chẳng
ảnh hưởng tới cuộc sống của nàng. Nàng cảm thấy mình hạnh phúc trong sự đơn giản
đó.
- Cô ơi, cô có mệt không?
Trúc Khanh quay lại nhìn Dạ Lữ. Dạ Lữ đưa chai nước khoáng
cho nàng. Nàng cám ơn và cầm lấy. Một niềm vui đến với nàng: "Cuộc sống nếu
thiếu vắng những điều thế này thì còn gì để nói đâu, thì ra ta là người giàu có
đấy chứ."
Tiếng cười nói của đám học trò vẳng lại tai nàng.
- Cô hát cho tụi em nghe đi.
Vân Đình đề nghị, vậy là chúng nhao nhao lên. Ôm cây đàn,
Trúc Khanh cất tiếng:
"Hạnh phúc ở quanh ta, đâu là chuyện hoang đường. Dường
như ai khôn lớn…"
Bãi tắm Mũi Né, vào những ngày bình thường nó bình yên làm
sao. Cả đám học trò phá tan sự bình yên đó, tiếng cười, tiếng nói, tiếng gọi
nhau í ới khắo bãi. Từng trại một, mỗi trại mười người, cô giáo có riêng một trại,
nằm sát nhau. Những hàng dừa làm cho bãi tắm trở nên mát rượi. Qua một quãng đường
dài, cái mệt như ngấm vào từng thớ thịt của Trúc Khanh. Nàng nằm yên nhìn ra biển
khơi. Nơi những con sóng vẫn thay nhau vỗ bờ, nơi những con tàu vẫn ngược xuôi
tìm kiếm hải sản dưới làn nước xanh.
Biển thật an nhiên tự tại, sự tĩnh tại ăn giấu một sức mạnh
khủng khiếp. Có trò đùa gì đó của lũ học trò làm nàng mỉm cười. Giờ đây khi đã
đi một quãng đường, nàng chỉ muốn yên lặng nằm ngắm biển mà thôi.
Chiều tà, nắng đang ngả về tây, những tia nắng tươi màu đỏ
lên mặt biển. Mặt biển như thẫm lại dưới ánh sáng dữ dội đó. Trúc Khanh vươn
vai đứng dậy, bước ra với lũ học trò của mình. Nàng đưa mắt tìm Dạ Lữ nhưng chẳng
thấy đâu. Vân Đình chạy tới.
- Cô ơi cô, đi tắm bây giờ được không cô?
Nhìn cô bé dễ thương, nhút nhát hàng ngày chợt như dạn dĩ hẳn
lên, Trúc Khanh gật đầu:
- Ừ, tắm đi.
Cả đám chỉ chờ có thế. Chỉ một lát sai đã thấy bờ biển những
người là người. Chúng đùa giỡn. Một cái đầu sũng nước xuất hiện bên Trúc Khanh:
- Cô không tắm sao?
Trúc Khanh cười lắc đầu:
- Chưa, một lúc nữa. Em tắm đâu mà nãy giờ cô không thấy?
Dạ Lữ ngồi xuống bên Trúc Khanh, cơ thể vạm vỡ như rực lên
trong nắng chiều.
- Dạ Lữ bơi ra xa, ở đó vẫn nhìn thấy cô đó chứ. Biển ở đây
thật yên bình, mát mẻ. Nhìn nhữgn hàng dừa xanh, Dạ Lữ như muốn đắm mình mãi ở
đây không về.
Trúc Khanh ngạc nhiên nhìn cậu học trò mà khi ở bên cô giáo,
cậu ta chững chạc hơn cô giáo của mình. Nhưng rồi Trúc Khanh chợt hiểu, ở cái
tuổi thế này, bất cứ điều gì, bất cứ nét đẹp nào cũng trở nên tuyệt diệu, cũng
làm cho trái tim của cậu ta mở rộng ra, rung lên từng nhịp một.
- Dạ Lữ sống ở cao nguyên, nơi mọi người cho là vùng đất đẹp
nhất. Nhưng khi Dạ Lữ tới đây, Dạ Lữ thấy đây cũng là một miền đất đẹp. Thì ra
cái đẹp nó không đồng nhất một kiểu, nó mang nhiều dáng dấp khác nhau và màu sắc
khác nhau, ở đây là màu xanh của biển trời và màu xanh của những tàu dừa đứng
chải tóc bên bờ biển. Quê cô ở đây à?
Nghe hỏi một cách bất ngờ, Trúc Khanh nhìn sang Dạ Lữ:
- Ủa, sao em biết?
Nụ cười lạ lùng, điều mà Trúc Khanh thường thấy ở Dạ Lữ,
chàng đáp:
- Dạ Lữ còn biết nhiều điều mà cô chẳng ngờ đâu. Tại sao cô
chưa về nhà?
Trúc Khanh thở dài rồi nhìn mông ra biển. Nàng cười nhẹ:
- Cô mà về giờ này ba mẹ cô sẽ giữ cô ở nhà. Để ngày mai khi
chuẩn bị về Đà Lạt hãy ghé qua.
Dạ Lữ im lặng một lúc, chàng ngắm khuôn mặt xin đẹp của cô
giáo trong nắng chiều.
- Trước kia và cả bây giờ nữa. Mũi Né vẫn rất yên bình. Cô
cũng thích vùng đất này nhưng cô lại thích đi xa, tới những vùng đất mà mình
chưa biết. Thế là cô tốt nghiệp ở Sài Gòn, lại bò lên Đà Lạt dạy học. Cũng may,
cô tìm thấy hạnh phúc ở đó.
- Rồi ngày nào đó cô sẽ rời xa Đà Lạt hả cô?
Lắc đầu, Trúc Khanh đứng dậy bước từng bước chậm trên bãi
cát. Mái tóc của nàng tung bay trong gió. Dạ Lữ vẫn đi bên cạnh nàng.
- Đương nhiên, đến một lúc cô sẽ rời vùng đất hiền hoà đó.
Nhưng bao giờ thì cô chưa quyết định được.
- Nhưng mà cô nói ở đó cô cảm thấy hạnh phúc mà.
Trúc Khanh nhún vai, đôi chân trần của nàng bước từng bước chậm.
Cát thấm ướt chân nàng mát rượi. Gió vẫn lao xao những ngọn dừa. Nàng cười nhẹ:
- Cô đã nói rồi, cô đi tìm cái đẹp ở những miền đất khác nhau
mà. Cô đi tắm đây.
Chỉ với mấy sải tay, Trúc Khanh đã bơi mút ra xa, nàng để Dạ
Lữ đứng ở bờ, nhìn theo.
Trong cái nắng buổi chiều, Trúc Khanh như một chú cá nhỏ
quăng mình trong làn nước. Dạ Lữ đứng khoanh tay nghĩ về nàng.
"Trúc Khanh, đôi lúc ta cứ ngỡ nàng là một cô bé, cũng
là một cô học trò xinh xắn. Nhưng những lúc thế này ta chợt thấy mình phải suy
nghĩ lại mọi điều. Có một phần trong tâm hồn nàng, khi nghĩ về cuộc sống, nàng
lại vô cùng chín chắn. Có lex chính ta, ta vẫn chưa thể với tới đó được. Nhưng
Trúc Khanh ơi, ta cứ mãi xoay quanh trong một mớ bòng bong không thể thoát ra
được. Ta yêu nàng, càng ngày tình yêu đó càng định hình rõ ràng hơn. Không,
không phải chỉ là sự cảm mến bình thường của một đứa học trò dành cho cô giáo.
Ta hiểu đó là nốt rung của một người con trai dành cho con gái. Biết làm sao để
xoá mọi tình cảm đã nảy nở trong trái tim mình. Biết rằng đứa học trò yêu cô
giáo là một sự mạo phạm. Vi phạm một ý thức đạo đức từ ngàn xưa để lại, đó là sự
tôn sư trọng đạo. Ta không hề có ý xấu xa. Tình yêu trong ta cũng vậy, nó nảy nở
một cách tự nhiên. Thực ra trong cuộc sống, có ngờ được mọi việc lại diễn tiến
như thế đâu. Tình yêu chẳng phân biệt địa vị, tuổi tác cơ mà. Ta thử tìm trong
quá khứ có bao giờ xảy ra một việc thế chăng? Đôi lúc ta tự bảo mình hãy thôi
nghĩ về Trúc Khanh nhưng ta không thể. Cũng như lúc này đây, ta lại thấy một
tình yêu dậy lên trong trái tim ta.
Không thể quên, không thể xa, phải tìm một cách khác. Nhưng
đã không thể thì mọi cachs cũng vô dụng mà thôi. Hay ta cứ giữ tình yêu của
mình".
Vừa nghĩ tới đó, Dạ Lữ giật thót mình nhưng hằng hiểu sao lại
thấy mình nhẹ nhõm hẳn đi. Những âu lo như vừa cất khỏi đôi vai của mình.
"Đúng, ta chuẩn bị đi thi đại học. Nếu ta đậu đại học,
ta sẽ trở lại tìm Trúc Khanh, ta sẽ bảo với nàng rằng, ta yêu nàng và chính
tình yêu thật sự thì không có lỗi, không hề có tội."
Những tiếng cười đùa cũng đã bớt đi nhiều. Có lẽ các bạn đã
trở về trại của mình để nghỉ ngơi. Màn đêm cũng vừa về, gió biển thổi lồng lộng.
Trúc Khanh bơi từ ngoài vào và đi trên cát, đến trước mặt Dạ Lữ. Dạ Lữ thấy
trái tim mình đập thật mạnh. Nàng như trong giấc mơ của chàng, y như thế. Tròn
trịa, mảnh mai trong từgn đường cong của cơ thể mình. Dạ Lữ ước gì chàng được
ôm chặt lấy nàng như trong giấc mơ.
- Em vẫn đứng đó đợi cô à?
Giọng nói vang lên và ảo ảnh tan biến. Dạ Lữ nói bâng quơ.
- Cô bơi rất đẹp.
- Em đói chưa?
Dạ Lữ gật đầu. Trúc Khanh vuốt những sợi tóc ướt của mình ra
phía sau rồi bước đi.
- Chúng ta về lo ăn tối cho mọi người đi Dạ Lữ.
Dạ Lữ ậm ừ rồi bước theo Trúc Khanh từ phía sau, chàng khoác
chiếc khăn tắm qua bờ vai nàng, Trúc Khanh ngừng bước chân lại mở to mắt nhìn Dạ
Lữ. Dạ Lữ chỉ đứng cười. Rồi đôi môi Trúc Khanh cũng hé ra một nụ cười và nói:
- Cô cám ơn!
Cả hai bước đi, lặng im, mặt trăgn thượng tuần lơ lửng ở phía
xa tiếng sóng biển thầm thì như một lời ru ngàn đời không ngừng nghỉ.
Ánh lửa bập bùng lúc tỏ lúc mờ trên từng khuôn mặt của mọi
người. Đêm đốt lửa trại của lớp 12 ở bãi biển, Tuấn to cao kều nhưng khuôn mặt
đầy mụn trứng thùng thình trong chiếc áo thun với những hình vẽ kỳ quái đưa cao
tay, cất cái giọng ồ ồ của mình.
- Alô, cho tôi nói…
Những tiếng cười bật lên:
- Thì bạn cứ nói đi.
Lần này Trúc Khanh lên tiếng:
- Các em im lặng để Tuấn được nói nè.
Trật tự được lặp lại, chỉ còn tiếng củi nổ lép bép, tiếng
sóng rì rầm mà thôi. Tuấn trầm giọng:
- Thưa cô cùng các bạn, hôm nay có lẽ là lần cuối cùg chúgn
ta ngồi bên nhau một cách đầy đủ thế này. Từ chiều mai thôi. Khi chúng ta về đến
Đà Lạt, chúng ta sẽ không có dịp để gặp nhau thế này nữa. Con đường đại học
đang chờ đón chúng ta. Rồi mai này mỗi người trong chúgn ta tìm cho mình một hướng
đi riêng. Đây trở thành kỷ niệm, vậy chúng ta hãy nói, hãy hát cho nhau nghe, để
mai đât chúng ta sẽ nhớ mãi mãi.
Tiếng vỗ tay vang lên khi Tuấn vừa nói dứt. Ai cũng chợt thấy
hôm nay cái khuôn mặt mụn của Tuấn dễ thưoơg ghê. Vân Đình nói nhỏ:
- Sao hôm nay Tuấn nói hay thế?
Đằng hắng như kìm sự cảm động của mình, Tuấn nói tiếp:
- Riêng cô, dù chỉ một năm học với cô, nhưng cô đã để lại
trong đầu óc, trong tâm hồn chúgn em những tình cảm đẹp nhất. Cô đã cho tụi em
thật nhiều. Đêm nay em lại muốn nghe cô hát, như đã từng nghe cô hát ở lớp vậy.
Những tiếng vỗ tay rồi tiếng la lên hưởng ứng. Dạ Lữ ôm đàn
cười, có ai đó chuyển đến tay cô giáo thêm một cây đàn. Trúc Khanh cầm lấy rồi
nhẹ giọng:
- Các em thân mến! Có lẽ khó có một kỷ niệm nào khó quên như
chuyến đi này của chúng ta. Các em là lớp học trò đầu tiên của cô, nên các em
ghi lại dấu ấn trong tâm hồn cô rất rõ nét. Chúng ta đã cùng nhau học tập, cùng
chia sẻ với nhau những chuyện vui buồn ở lớp. Rồi ngày mai, các em rời khỏi mái
trường, rời khỏi sự lo lắng của cô để bay vào bầu trời rộng lớn. Ngày mai, các
em sẽ là những người em của cô, những người đi sau cô, cũng có thể các em là nhữgn
người bạn của cô, bởi cô với các em cùng chung một thế hệ. Rồi biết đâu có một
số em là những đồng nghiệp của cô. Nhưng dù sao, cô vẫn rất nhớ tới các em. Mai
này, cô xin làm một người chị, một người bạn của các em, nếu các em còn nhớ tới
cô. Còn bây giờ, cô sẽ hát tặng các em một bài hát mà các em đã từng hát.
Thế là trong ánh lửa bập bùng, trong tiếng sóng vỗ rì rầm của
biển, giọng Trúc Khanh vang lên:
"Em vẫn từng đợi anh, như hoa từng đợi nắng, như gió tìm
rặng phi lao, như trời cao mong mây trắng…"
Tiếng đàn ghi ta hoà quyện lấy nhau hoà quyện với đất trời và
tiếng hát thì chơi vơi lạ. Dạ Lữ ngạc nhiên vì chưa bao giờ Trúc Khanh hát hay
đến vậy. Nàng vuốt tiếng đàn như nhữgn lời thì thầm, như những lời yêu thương.
Tiếng hát dứt rồi mà mọi người vẫn lặng yên. Tuấn là người vỗ
tay đầu tiên, còn Vân đình thỏ thẻ:
- Cô hát hay hơn mấy cô ca sĩ nữa à.
Trúc Khanh chỉ cười hiền hoà. Có tiếng ai đó nhắc:
- Bây giờ thì lớp trưởng hát đi chứ.
Vuốt phím đàn để vang lên những nốt nhạc, Dạ Lữ chọn lựa từng
từ một để nói:
- Thưa cô, Dạ Lữ cũng như các bạn, rất yêu thương và kính trọng
cô, nhưng từ sâu thẳm tâm hồn, Dạ Lữ vẫn mong mình là một người bạn của cô. Vì
nếu trên đời có một người bạn tốt, đã quá đủ cho cuộc đời mình. Mà cô thì quá tốt.
Trúc Khanh ngẩn người khi nghe Dạ Lữ nói. Dường như những người
xung quanh cũng vậy. Nhưng Dạ Lữ nói rất đúng, chẳng thể nào trách cứ được. Với
lại, nàng đã nói rằng nàng rất muốn làm bạn với họ khi họ đã rời khỏi trường của
mình đó sao. Trúc Khanh hơi mỉm cười:
- Lúc nãy cô nói rồi, khi các em ra trường, các em có thể coi
cô như một người chị, người bạn vì chúng ta cùng chugn một thế hệ mà.
Những tiếng thở ra nhẹ nhõm, dù cố giấu. Có lẽ ai cũng sợ Dạ
Lữ bị cô giáo mắng. Dạ Lữ nói tiếp:
- Dạ Lữ xin hát tặng cô và các bạn một bài.
Giọng nam trầm, mạnh mẽ, tha thiết như tiếng sóng đang vỗ
ngoài kia.
"Anh xa em trăng cũng lẻ mặt trời cũng lẻ. Biển vẫn cậy
mình dài rộng thế. Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn…"
Trúc Khanh lắng nghe bài tình ca từ một bài thơ của Hữu Thịnh
mà nàng biết từ thời còn sinh viên. Nhưng tiếng hát của Dạ Lữ như một lời tự bạch.
Nàng ngạc nhiên vì Dạ Lữ vừa 20 tuổi đấy thôi, nhưng rồi như hôm nào, nàng lại
tự hỏi mình:
- "20 tuổi, trái tim như một khu vườn hoang sơ, chưa
khai phá chỉ cần một người đến, khu vườn sẽ bừng lên, lắm màu. Trái tim 20 tuổi
ào ạt như sóng dậy."
Tiếng vỗ tay vang lên không ngớt. Rồi những câu chuỵên kể nhữgn
lời thầm thì, nhữgn trò chơi học trò dễ thương làm sao. Chúng cứ chơi một cách
hồn nhiên, nhiệt tình như thế, như cái tuổi 18 đôi mươi của chúng vậy.
Đêm về khuya, ngọn lửa đã tàn, vậy mà tiếng cười vẫn cứ trong
veo. Trúc Khanh cứ ngỡ mình cũng 12 tuổi. Nàng nhìn đăm đăm học trò cười đùa và
nàng cũng cười đùa như thế. Chỉ còn lại một đống than hồng. Những đôi mắt nhíp
lại và buổi lửa trại chấm dứt. Ai nấy lo chui về trại của nhóm mình. Chỉ một
lát, chúng đã ngủ thật ngon.
Trúc Khanh đi một vòng để kiểm tra tất cả, rồi về lều của
mình tìm chiếc áo khoác. Khoác qua vai mình rồi nàng lang thàng ra bờ biển.
Trăng thượng tuần đã ngã về Tây, nhưgn ánh sáng mờ ảo của trăng vẫn làm những
con sóng như thêm quyễn rũ. Chúng gối đầu lên nhau, xô vào bờ, cần mẫn, mải miết.
Trúc Khanh lang thang một mình nàng trong đêm khuya. Đầu óc
nàng thật thanh thản nhẹ nhàng. Nàng mỉm cười một mình khi nhớ về những câu đùa
của đám học trò. Có lẽ chưa có ai trong cuộc đời đi dạy lại gặp một câu chuyện
như nàng. Đứa học trò lại muốn làm một người bạn của nàng, chỉ vì nàng là một
người bạn tốt.
- Cô chưa ngủ sao?
Nghe tiếng hỏi, nàng ngừng lại, quay nhìn và thấy Dạ Lữ:
- Ồ, em cũng chưa ngủ à?
Dạ Lữ tiến lên, cùng đi song song với nàng, nói:
- Đêm thì yên tĩnh, nhưng tiếng sóng biển rì rầm mời gọi, Dạ
Lữ không ngủ được nên ra bờ biển đi lang thang không ngờ cô cũng không ngủ.
Cùng bước đi, Trúc Khanh thở dài rồi đáp:
- Đã một năm rồi cô không trở về biển. Giờ đứng trước biển,
cô mới thấy mình nhớ biển làm sao!
"Thế là Trúc Khanh yêu biển lắm. Một ngày nào đó, khi đã
mỏi gối chùn chân với những chuyến đi xa, Trúc Khanh lại trở về chốn này
thôi."
Chơi vơi trên kìa, vầng trăng thượng tuần vẫn yên bình toả
ánh sáng mơ màng. Tiếng sóng biển dội vào, Trúc Khanh nói như chỉ nói môt mình:
- Làm sao quên tiếng sóng biển cơ chứ?
Dạ Lữ tiếp lời:
- Giống như khi mình yêu một người nào đó, dù là mình cố,
mình cũng không thể quên.
Nói xong, Dạ Lữ bỏ đi, lầm lũi một mình. Còn Trúc Khanh lại
thêm một lần ngẩn người trước đứa học trò khó hiểu.
° ° °
Chiếc xe trở về Đà Lạt không như lúc đi, tiếng hò, tiếng hát,
tiếng cãi nhau loạn xạ vang lên. Bây giờ mọi người đều ngủ gà, ngủ gật súôt hai
ngày đùa giỡn la hét, hai đêm thức trắng để cười đùa làm mọi người quá ư mệt mỏi.
đôi mắt Trúc Khanh cứ trĩu xuống. Nàng nhắm mắt lại cho đỡ mỏi mắt, Dạ Lữ lo lắng
hỏi:
- Cô ơi, cô mệt lắm hả?
Hơi hé mắt ra, Trúc Khanh nhìn thấy sự lo lắng của dk, nàng lắc
đầu:
- Không có gì, cô chỉ hơi mệt thôi. Em không ngủ sao?
Dạ Lữ gật đầu, tựa tay vào ghế của Trúc Khanh, nhắm mắt:
- Dạ Lữ cũng rất mệt. Cô cứ ngủ đi.
Thế nhưng bây giờ thì Trúc Khanh không buồn ngủ nữa. Nàng mở
mắt ngắm cảnh vật của thiên nhiên đang vụt qua một cách rất nhanh. Nàng mỉm cười
khi thấy một cảnh đẹp. Nhưng rồi mãi đầu của Dạ Lữ làm chàng quay những ý nghĩ
của nàng về phía Dạ Lữ.
"Tại sao Dạ Lữ có một chút gì đó rất quan tâm tới ta.
Lúc đầu ta chẳng nghĩ gì về thái độ đó, nhưng rồi dường như ta phát hiện ra một
điều gì đó, chưa rõ ràng lắm nhưng cũng đủ cho ta suy ngẫm.
Suốt hai ngày cứ mỗi lúc ta mệt thì Dạ Lữ đã ở bên. Đôi mắt
đó nói thật nhiều những điều mà cái miệng không thể nói thì phải. À, cái gì nhỉ?
Sự thông cảm, lòng nể phục? Hay đơn giản đó chỉ là tình cảm của một đứa học trò
dành cho cô giáo của nó?
Vô lý, điều đó có nhưng không mang sắc màu như thế. Phải có một
điều gì đó khác hơn, khác hơn. Phải chăng? Không thể như thế, ta đã sai lầm. Nó
là một đứa học trò rất ngoan. Nó không thể có những ý nghĩ thế được. Vậy ta sẽ
giải thích thế nào đây về những gì mà ta đã chứng kiến."
- Cô ơi, cô ăn trái cây đi cô.
Nghe Vân Đình gọi, Trúc Khanh giật mình. Nàng cầm miếng táo rồi
hỏi:
- Em có thấy mình vui hay không Vân Đình?
Cô bé nhoẻn miệng cười, cầm tay Trúc Khanh cô bé đáp:
- Rất vui, dù bây giừo tụi em mệt nhưng trong suốt cuộc đời học
trò, chưa bao giờ tụi em vui như vậy.
Trúc Khanh gật đầu, nàng chỉ Dạ Lữ nhưng Vân Đình lắc đầu:
- Lớp trưởng mệt lắm rồi, cho lớp trưởng ngủ đi cô.
Trúc Khanh gật đầu, Vân Đình chạy lại chỗ của mình. Nàng lại
nghĩ mông lung.
Thế là hết một năm dạy. Có những kỷ niệm thật khó quên. Trước
khi bước vào vai trò cô giáo, Trúc Khanh hãy còn là một cô bé. Ai cũng gọi như
thế. Khi khoác chiếc áo dài và đứng trên bục giảng, Trúc Khanh chợt thấy mình lớn
lên.
Đã qua một năm, có thật nhiều điều đáng nhớ. Tối nay, khi trở
về căn nhà nhỏ của mình, Trúc Khanh sẽ ghi vào nhật ký.
- Cô không ngủ nữa sao?
Lại Dạ Lữ, Trúc Khanh đành mím cười rời khỏi những suy nghĩ của
mình.
- Cô hết buồn ngủ rồi, Em ngủ có ngon không?
- Rất ngon. Có lẽ là do Dạ Lữ quá mệt. Cô có nghe Tuấn kể
chuyện hôm qua không hả cô?
- Có chứ, thường ngày nó đâu có khỉ như vậy.
Dạ Lữ gật gật đầu:
- Nó sẽ lớn rồi đó cô.
Không hiểu sao Dạ Lữ nói vậy. tuy thế Trúc Khanh cũng rất thực
tình.
- Đúng vậy, khi các em rời khỏi mái trường, các em đủ lớn lên
nhiều lắm. Đến lúc đó các em sẽ không cần tới thầy cô nữa.
Nụ cười cô giáo thật lạ, có một chút buồn. Dạ Lữ không hiểu nổi.
- Mỗi người đều lớn lên theo ngày, tháng. Có lúc cô nhìn mỗi
ngày, cô thấy mọi điều bình thường. Khi học trò rời xa cô, cô mới thấy chúng đã
lớn. Riêng Dạ Lữ, nếu xa cô, Dạ Lữ sẽ buồn lắm đấy.
- Lớp trưởng ơi, lại đây có chuyện nè.
Tiếng Tuấn ồm ồm gọi khi Dạ Lữ vừa nói xong. Trúc Khanh định
hỏi cho rõ những điều Dạ Lữ vừa nói. Nhưng cậu học trò đã đi rồi. Từ cuối xe, vọng
lên những tiếng nói.
- Tụi này biết lớp trưỏng học rất giỏi, sẽ đầu đại học thôi.
- Học tài thi phận mà.
- Nhưng đúng là tuị mình sẽ rất buồn khi rời khỏi lớp mình.
- Lớp trưởng ơi, Vân Đình yêu lớp trưởng đó.
Thế là ngay tức khắc, giọng nói Vân Đình vang lên:
- Nè, mấy người đang nói bậy bạ gì đó.
Vẫn cái giọng ồm ồm của Tuấn:
- Yêu thầm không dám nói, tụi này nghĩ tình bạn bè nên nói hộ
cho bạn đấy chứ.
Thế là những tiếng nói khác chen vào biến thành một cuộc cãi
cọ khiến Trúc Khanh mỉm cười. Nàng đã từng trải như thế mà.
"Trúc Khanh, anh chàng Hữu Thịnh yêu nhỏ đó.
Liếc sang con nhỏ mái tóc tết từng lọn nhỏ loăn xoăn như người
châu Phi của nhỏ Xuân Đài, Trúc Khanh mắng:
- Cái lưỡi nhỏ bị làm sao thế? Cứ phải nói bậy mới được à?
Nhưng con nhỏ Xuân Đài vẫn cười giòn như pháo mà chẳng quan
tâm gì đến cái mặt hình sự của Trúc Khanh:
- Cái lưỡi ta hay nói lên sự thật chớ bị làm sao. Nhỏ hỏi Hữu
Thịnh xem ta nói có đúng không?
Ngay tức khắc, Trúc Khanh tóm lấy cổ áo của Hữu Thịnh:
- Ông nói đi, sao ông im thinh vậy? (Bà này đúng ngố thật
:lmao: )
Hữu Thịnh lắc đầu nguầy nguậy:
- Tui không biết gì à!
Xuân Đài thở dài:
- Ối giời ơi là giời! Thế gian này lại còn một kẻ ngu như ông
hả Hữu Thịnh. Ông yêu mà ngu như vậy tới hết kiếp này ông cũng không thể nào lấy
vợ được. Tôi hối hận đã nhiệt tình giúp đỡ ông.
Cái đầu Xuân Đài cứ lắc qua lắc lại làm mọi người bật cười.
Trúc Khanh mắng mỏ:
- Đó nhỏ thấy chưa. Hữu Thịnh là một chàng trai trong sạch,
làm sao mà nghĩ tới chuyện yêu đương được. Chỉ có cái lưỡi cùng cái đầu đầy tội
lỗi của nhỏ thôi, ta sẽ trị nhỏ cho nhỏ biêt tay.
Nhỏ Xuân Đài vội chạy biến. Những tiếng cười rộ lên, Trúc
Khanh quay sang Hữu Thịnh cười cười:
- Tôi nghĩ ông là bạn gái của tôi đấy.
Hữu Thịnh há hốc mồm thốt lên:
- Cái gì?"
Nhưng tiếng cười đã phủ lấp tất cả. Đó là kỷ niệm, thế mà một
thời gian sau, lại chính Xuân Đài lặp lại cái điều quái chiêu đó, thật là buồn
cười.
Thế rồi lớp người trẻ hơn, lại lặp lại nhữgn trò đùa của lớp
trước. Dường như đó là những trò biểu lộ tình cảm, chẳng thể mất được hay sao ấy.
- Bây giờ Dạ Lữ nói đi, Dạ Lữ có yêu Vân Đình không?
Trúc Khanh cười thầm nghĩ: "Để coi cậu học trò có vẻ chững
chạc này trả lời sao với câu hỏi hóc búa này".
Cả lớp nhao nhao, Dạ Lữ vẫn cười:
- Ai lại ép người như vậy. Là con gái, bạn cso quyền nói đấy
Vân Đình!
Vân Đình ngây thơ.
- Đừng nói bâỵ, tôi có yêu bạn bao giờ đâu.
Dạ Lữ đưa hai tay lên trời:
- Đó các bạn thấy không, Vân đình không yêu mình mà. Đừng ép
buộc bạn ấy.
"Một câu từ chối khá hay. So với Hữu Thịnh ngày ấy, anh
chàng này khôn ngoan hơn nhiều, thì ra tuổi tác đâu phải là khoảng cách lớn về
sự thông minh và khôn khéo đâu!" Cứ như thế, Trúc Khanh để cho đầu óc mình
chạy theo những trò đùa của cái lớp nghịch ngợm này.
Lại một năm học mới đến, một lớp học mới, những đứa học trò mới
mà cô giáo thì lớn hơn một chút. Những ngày đầu năm học với những sự sắp xếp,
làm quen với môn học mới cũng đủ làm cho ai nấy phờ người. Chưa gì mà Trúc
Khanh đã thấy mình mệt mỏi. Nhớ lại năm đầu tiên của đời người thầy, những náo
nức mệt mỏi dễ thương làm sao. Một năm trôi qua, mọi điều chẳng còn dễ dàng.
Trúc Khanh mở cửa ra vườn, vườn hồng của nàng nở bốn mùa. Tuy
vậy, những hạt mưa làm những cánh hoa tan tác và nàng lại thấy mình nát lòng
khi nhìn những đoá hoa rũ mình trong mưa.
Một bóng người đi lên sườn dốc, Trúc Khanh đứng nhìn khi thấy
đúng là ông già đưa thư thì nàng mỉm cười.
- Bác vào uống với con một tách trà đi bác.
- Thôi cô! Cô có thư, tôi đi vội đây. Trời Đà Lạt vẫn thế,
mưa, buốt lạnh, buồn!
Đưa lá thư cho Trúc Khanh, ông ta lại trở xuống sườn đồi.
Nàng trở vào rồi cắt phong thư, lá thư rơi ra, nàng cầm lấy đọc:
"Trúc Khanh thương yêu!
Thế là những ngày đầu tiên của cuộc đời sinh viên. Nó cũng
thú vị, nhưng điều thú vị nhất có lẽ là anh đã thực sự lớn. Thế giới giảng đường
cho anh những suy nghĩ mới. Anh đã từng cảm thấy tâm hồn mình nặng trĩu khi yêu
em. Còn bây giờ, anh thấy mọi chuyện chẳng có gì đến nỗi làm anh cứ sợ toát mồ
hôi. Khi nghĩ đến em, anh yêu em thì đâu có tội gì đúng không.
Anh đang học bài, những bài học mở đầu cho môn toán cao cấp.
Em đã từng say mê môn toán, phải không? Anh nhớ em lắm, có nỗi nhớ nào làm mình
bồn chồn, ray rứt như mình nhớ người yêu không hả em?
Đọc những dòng chữ này, em tự hỏi mình chẳng biết anh chàng
nào đã viết thư cho mình. Một người thật quen nhưng vô cùng lạ. Một người em đã
biết thật nhiều nhưng em lại chưa biết gìvề họ cả. Hẹn em những lá thư sau.
Chào em".
Đọc xong thư, Trúc Khanh nhíu mày suy nghxi chẳng biết ai lại
có thể viết nhữgn dòng chữ này. Tuy không biết Trúc Khanh vẫn nhận rõ người này
thật quen với nàng. Quen đến nỗi biết tất cả những gì thuộc về nàng. Cảm giác vừa
lạ vừa quen đó làm nàng cứ suy nghĩ mãi không thôi.
Những lá thư đến, lặng lẽ như những dòng nhật ký viết cho
nàng. Mỗi ngày đều như thế, đến nỗi no trở nên quen thuộc với nàng. Chỉ có một
điều, không có địa chỉ người gửi.
Nhưng ai có thể đủ kiên nhẫn để gởi những lá thư đi mà không
một dòng hồi âm? Điều này thì nàng đành chịu. Nàng lại hỏi mục đích của người gửi
thư. Lời trong thư dù đầy lòng yêu thương nhưng cũng rất chân thật. Nàng như cảm
nhận được những tình cảm của người cầm bút viết thư.
Nhưng ai? Thử rà soát lại những mối quan hệ của mình, Trúc
Khanh chẳng thấy có một tia sáng nhỏ nhoi nào cả, không thể là Hữu Thịnh vì anh
chàng rất vụng về cơ mà.
Chuông điện thoại đổ và Trúc Khanh nhấc máy:
- Alô, Trúc Khanh đây.
- Ta đây nhỏ ạ. Sao, hôm nay đã nhận được lá thư của anh
chàng bí mật chưa?
Nghe cái giọng chua lè của Xuân Đài, Trúc Khanh cười phì: - Đồ
quỉ, phone tới chưa hỏi thăm gì tới sức khoẻ của ta đã hỏi tới chuyện thư từ.
Tiếng cười của Xuân Đài cũng giống như tính cách của nhỏ vậy:
- Chuyện ly kỳ hấp dẫn mà. Mấy đứa bạn ta đều tròn mắt khi
nghe ta kể về những lá thư.
Trúc Khanh vò đầu khổ sở:
- Ôi trời, sao nhỏ lại nói lung tung ra thế nhỉ?
Nhỏ kia đáp tỉnh lại:
- Chà ai biết nhỏ là con cóc khô nào đâu mà phải sợ.
Trúc Khanh tưởng tượng ra cái tướng bụi đời cùng cái đầu tóc
nâu của Xuân Đài. Coi đời chỉ là một cái tăm nhỏ xíu. Nhỏ kia nói tiếp:
- Ê, đã nhận được lá thư chưa? Thư nói gì?
- Vẫn những lời yêu thương như cũ, những dòng nhật ký cho một
người con gái thế thôi.
Nhỏ kia im lặng một hồi rồi hỏi:
- Nhưng vẫn chẳng tìm ra manh mối gì à?
- Đúng vậy, chẳng có một manh mối gì dù nhỏ. Khuôn trường đại
học thì có cả chục khuôn như thế làm sao ta biết được. Còn cuộc đời sinh viên
thì chúng ta cũng đã từng trải qua, nó cũng giống nhau còn cái mà anh ta khác
thì ta chịu thua, không đoán ra.
Tiếng thở dài đánh sượt từ con nhỏ kia làm Trúc Khanh muốn
phì cười. Có lẽ nó cũng đang truy tìm thủ phạm của trò chơi ma mãnh. Trúc Khanh
kể:
- Nhỏ biết không, đôi lúc ta cũng có mong chờ nhữgn dòng chữ
thật là thật quen đó. Một điều không tránh khỏi khi mà lơì yêu thương gởi đến
mình mỗi ngày, mỗi giờ như vậy. Có một điều mà ta chẳng nói ra, có lúc, lá thư
như một người tình, thủ thỉ những lời yêu thương.
Con nhỏ Xuân Đài vội vã cắt ngang những lời nói của Trúc
Khanh:
- Ê nhỏ! Nhỏ đừng nói với ta là nhỏ cảm tình với nhữgn lá thư
đó nghe chưa.
Trúc Khanh mỉm cười:
- Ta đang muốn nói với nhỏ điều đó đấy. Dù chỉ là những dòng
chứ nhưng ta biết đây là một anh chàng sâu sắc và khá chân thật. Tìm được một
người con trai như vậy dâu có dễ dnàg chút nào.
Xuân Đài vẫn giữ vững ý kiến của mình:
- Nhưng đó chỉ là những lá thư. Biết đâu đó là nhữgn trò đùa
của một anh chàng nào đó thích đùa.
Im lặng trước cái lý do bất chợt nhưng cũng có thể xảy ra đó.
Tuy vậy, Trúc Khanh lắc đầu:
- Chẳng có ai đem trái tim mình ra làm trò đùa cả. Những dòng
chữ đó là những suy nghĩ của cả tâm hồn. Làm sao có kẻ nào lại đùa giỡn như thế
hả Xuân Đài?
Xuân Đài kéo dài giọng:
- Thôi nhỏ, nhỏ sống ở cái xứ sở yên bình đó nên nhỏ cảm thấy
mọi người quá tốt. Nhỏ cứ về Sài Gòn sống, nhỏ sẽ thấy như ta thôi.
Trúc Khanh vẫn giữ ý định cùng lý do của mình.
- Như nhỏ thì cuộc sống này đáng chán lắm. Nào bạn, hãy tin
người một chút đi chứ.
Xuân Đài vẻ như đang lắc đầu thì phải:
- Nhưng nhỏ tin đời như thế cũgn có ngày chết. Còn chuyện Hữu
Thịnh, nhỏ tính làm sao?
Trúc Khanh lại thấy mình trở nên ngây ngô. Nàng hỏi laị:
- Có nghĩ mọi chuyện hôm trước nhỏ nói đều thật hay sao?
Con nhỏ kia thở thật mạnh rồi than thở:
- Chuyện như thế mà nhỏ tưởng ta đùa thì kỳ thật. Nhỏ trả lời
đi.
Trúc Khanh chẳng biết làm sao. Trái tim nàng dù chưa có chủ
nhưng những lá thư như ám ảnh nàng. Nhưng Hữu Thịnh thì chưa bao giờ đặt chân đến
một phần nào của tim nàng.
- Không, Xuân Đài. Ta đã quen coi Hữu Thịnh là một người bạn
thân và ta không muốn thay đổi chút nào.
- Đó là câu trả lời chính thức à?
- Đúng.
- Nếu vậy, Hữu Thịnh sẽ tìm mọi cách để thay đổi ý nghĩ của
nhỏ. Chúc vui vẻ.
Cạch. Đường dây đã bị cắt. Trúc Khanh nhìn ống nghe thầm rủa
nhỏ. Bạn trời thần, thích gọi thì gọi, thích cắt thì cắt, chẳng thèm biết nàng
có muốn nói gì nữa không. Nhưng rồi những dòng chữ ở lá thư lại hiện về. Một
câu hỏi không có lời giải đáp? Ai? Ai đã viết những dòng chữ này.
° ° °
Những giờ học mệt nhoài còn ở phổ thông, những giờ toán đã
làm cho Dạ Lữ cảm thấy mệt. Giờ đây nghĩ lại, thấy nó nhẹ nhàng làm sao. Còn
cái đống kiến thức ở đại học cần phải ngấu nghiến thì thật kinh khủng.
Vuốt những sợi tóc loà xoà trước trán ra sau. Dạ Lữ chợt thấy
mình nhớ nụ cười của Trúc Khanh đến nôn nao. Giá như có nàng ở đây thì tuyệt vời
biết bao nhiêu.
Nửa năm học đã qua, Dạ Lữ chưa về nhà, chưa tìm gặp Trúc
Khanh dù biết nàng vẫn khoẻ mạnh. Nỗi nhớ cứ gặm lấy chàng khiến nụ cười yêu đời
của chàng biến mất. Những ý nghĩ về nàng làm chàng ray rứt. Những lá thư những
dòng chứ, chừng đó vẫn chưa đủ làm nguôi ngoai nỗi nhớ. Chàng muốn nghe lại giọng
nói của nàng, nghe tiếng cười giòn, trẻ trung của nàng. Thế mà không thể, không
thể làm theo ý của mình dù mình rất muốn.
Đã từng nghe mọi người nói về một tình yêu đơn phương nhưng
chưa bao giờ Dạ Lữ nghĩ nó lại mang nhiều ray rứt, nhiều muộn phiền đến thế. Nó
đày đoạ mình trong những nỗi lo mà chẳng có một chút căn cứ nào. Nó đầy đoạ
mình trong nỗi nhớ triền miên, những câu hỏi cứ như xoáy lấy mình: "Bây giờ
nàng đang làm gi? Nàng có nhớ tới mình hay không? Những lá thư có hé mở cho
nàng điều gì? Có lẽ nàng sẽ không ngờ chính ta là chủ nhân của những lá thư
đó."
Những kỷ niệm cứ như những mũi kim nó kéo ta vào những nỗi nhớ.
Đến một lúc, cái cồn cào đó nó trở thành một phần của đời sống. Thà rằng có nó
còn hơn chịu đựng sự trống rỗng khủng khiếp.
"Bầu trời kia chơi vơi đầy sao. Nó bí ẩn, không dễ gì hiểu
được. Thế mà cũng đến một lúc con người tìm ra thế giới đó. Họ biết được tại
sao có những dãy thiên hà họ biết được nguồn gốc sự tạo thành vũ trụ. Đúng là sự
diệu kỳ. Thế mà những con người sống trong cùng một xã hội, họ không thể hiểu
nhau, không thể biết được người đối diện mình đang nghĩ gì? Đến lúc nào đó họ
có thể thay đổi."
Nàng đứng đó, nhìn những vì sao, dáng dấp nhỏ bé, nhỏ bé so với
chức danh của nàng - một cô giáo. Những lúc thế này, Dạ Lữ muốn mình được như
trong những giấc mơ sẻ chia với nàng những điều nàng trăn trở.
Con người là một xã hội thu nhỏ lại, xã hội vốn đầy dẫy những
mâu thuẫn, những bí ẩn. Vì thế con người cũng vậy, nhưng đó cũng là một nét hấp
dẫn của đời sống. Khi mình hiểu hết thì có gì cần phải tìm tòi nữa đâu.
Dạ Lữ đáp lời của Trúc Khanh. Nàng thở dài. Có vẻ như nàng
cho rằng Dạ Lữ chưa hiểu gì để tranh luận với nàng. Chiếc khăn quàng cùng với
chiếc áo đầm rộng như làm cho nàng quyến rũ hơn trước gió biển. Đêm ở biển thật
quyến rũ, đầy những âm thanh, dù là những âm thanh rất dịu dàng.
Con người là thế đó, dù họ than vãn trách cứ điều đó nhưng họ
vẫn tạo điều kiện cho nó tồn tài. Ừ, dó là một vấn đề. Ồ không, nàng không vứt
bỏ ý kiến của chàng mà nàng vẫn suy ngẫm đấy thôi. Dạ Lữ cảm thấy mình cũng có
những suy nghĩ như nàng.
Bước chân nàng thật nhẹ, thật êm trên bờ cát trắng trở về biệt
thự nhà nàng. Những khóm cây với đầy đủ những hình dáng màu sắc giờ đây đứng
trong bóng đêm, ru mình cùng với gió. Dạ Lữ vẫn đi cùng với Trúc Khanh. Những
lúc thế này, chàng nhận ra chiều sâu tâm hồn nàng thăm thẳm. Dạ Lữ lắng nghe tiếng
lá cây chạm vào nhau xạc xào. Trúc Khanh nói nhỏ:
- Tiếng đêm đấy.
Dạ Lữ gật đầu ngồi gần bên nàng bê cây huệ tây, giọng nàng thật
trầm:
- Nhỏ Xuân Đài luôn tiến đến một thế giới động và cho rằng cô
đang sống trong một cuộc sống quá tĩnh. Như quên rằng làm gì có một trạgn thái
tĩnh? Đây cũng là một thế giới động đấy thôi.
Dạ Lữ gật đầu nhưng nhớ ngay tới cô gái có một mái tóc nâu rất
kỳ cục cùng với tính cách thẳng thắn, không ngại nói ra những điều nàng đang
nghĩ. chàng nói:
- Thực sự ra sao chẳng có một thế giới tĩnh lặng ở trong sự sống.
Trái ĐẤt cũng chẳng yên tĩnh vì nó đang quay trục của nó và quay quanh mặt trời
cơ mà.
Trúc Khanh gật đầu, má nàng sát với hoa huệ tây, màu đỏ ban
đêm thẫm lại cứ mãi nhìn nàng không chớp mắt. Những câu chuyện chẳng đầu chẳng
đũa cứ như ma lực vẫn cuốn hút chàng và làm chàng rất vui. Đó là một sự kỳ diệu,
phải không?
Kỷ niệm đã trôi qua từ lâu, thế mà chúng chưa một lần nhạt
màu trong ký ức, khuôn mặt cùng dáng dấp của nàng. Hôm ấy vẫn như còn hiển hiện
trước mắt chàng.
- Ê, đang suy tư gì đó?
Cái vỗ vai của thằng bạn chung phòng làm Dạ Lữ giật nẩy mình.
Chàng mỉm cười, nhưng có lẽ nụ cười ngây ngô lắm nên anh chàng Quang Thiện mới
phá ra cười.
- Ối giời! Cái mặt mày cứ như từ cõi nào mới trở lại trái đất.
Cái đầu mày đang nghĩ tới điều gì vậy?
Dạ Lữ nhìn khuôn mặt với nụ cười lém lỉnh của Quang Thiện, liền
chối biến:
- Tao đang khổ với bài tập đại cương đây ông tướng.
Chầm chậm Quang Thiện lắc đầu:
- Không đâu, cái mặt mày ngơ ngác thế kia không phải nghĩ tới
toán tiếc gì đâu. TAo biết là mày đang nghĩ tới cô người yêu trong mộng của mày
thôi.
"Chà, cái thằng này lợi hại thật? Làm sao mà nó vừa nhìn
mặt là đoán ra liền ấy nhỉ?" Tuy vậy Dạ Lữ vẫn lắc đầu: - Làm gì có chuyện
đó.
Nhưng Quang Thiện đã xua tay:
- Thôi đi ông tướng, đừng nói dối làm chi cho mệt xác. Ta biết
tỏng rồi, nhưng thôi, cứ giữ nàng cho riêng trái tim mày, nếu mày muốn. Tao
nghĩ với cái lối viết thư như nhật ký thế kia thì đá cũng phải đổ chứ đừng nói
tới chi là nàng của mày.
"Thôi, thế là thằng quỉ này nó biết cả rồi còn gì mà giấu
nữa." Dạ Lữ than thầm, chàng vừa cười vừa hỏi:
- Đổ không? Nhưng tao chir nói cho nàng nghe những ý nghĩ của
tao trong một ngày thôi mà.
Quang Thiện gật gật đầu ra vẻ hiểu biết lắm.
- Đương nhiên, nhưng đó là những việc rất thật, đúng không?
Mà sự thật thì dễ làm xao lòng người khác. Tao phục sự kiên nhẫn của mày. Mày
không muốn nhận một lá thư trả lời hay sao?
Lần này thì Quang Thiện đánh đúng tim của Dạ Lữ. Chàng thở
dài:
- Ai không mong trả lời dù chỉ là một chứ. Có điều tao không
thể làm được điều đó.
Quang Thiện đặt tay lên vai Dạ Lữ bảo:
- Mày kể cho tao nghe về nàng của mày đi.
Nhìn Quang Thiện một lúc rồi Dạ Lữ đứng lên, leo tuốt lên giường
của mình rồi mới đáp:
- Một ngày nào đó, tao sẽ kể cho mày nghe. Còn bây giờ thì
mày đừng hỏi.
Chàng bỏ mặc Quang Thiện với sự ngớ ngẩn của hắn. Nhắm mắt lại,
chàng lại tưởng tượng ra khuôn mặt khả ái cùng đôi mắt đen thật đen của nàng.
"Dạ Lữ mong một ngày nào đó sẽ có được em mãi mãi, Trúc Khanh ơi."
Đêm Đà Lạt sâu thẳm và dịu dàng, cái lạnh của sứ sưoơg mù khiến
ai nấy trốn vào chăn và giấc ngủ tìm đến, dịu ngọt nhẹ nhàng.
Biết bao đêm như thế, cho tới một lúc, bỗng dưng nàng thấy
đêm Đà Lạt thật dài, đó là nàng thấy giấc ngủ đến không dễ dàng nữa, cũng như
đêm nay đây, nàng đã trở qua, trở lại không biết bao nhiêu lần. Nàng đã đếm mấy
nghin con số, vẫn không thể chợp mắt được. Ngọn đèn bàn toả ánh sáng dịu xuống,
chiếc bàn với một quyển sách đang mở ngỏ.
Trời khá lạnh, Trúc Khanh trở dậy, bỏ câhn vào đôi giầy lông
mềm, khoác thêm chiếc áo khoác vào người, Trúc Khanh trở lại bàn và đọc sách.
Những dòng chữ cứ như nhảy múa trước mắt nàng. Ở gần đó, đoá hồng nhung rung
rinh như đang mỉm cười. Chẳng hiểu sao, nàng lại chạm tay tới những lá thư, thở
dài, nàng mở ra và đọc:
"Em yêu dấu, bây giờ đã quá khuya rồi, Sài Gòn vẫn đông
đúc, vẫn ồn ào. Giờ này ở Đà Lạt, em đã yên tĩnh như một chú mèo nhỏ trong chăn
ấm rồi. Anh chợt thèm được nhìn thấy em biết bao.
Những đoá hồng ra sao rồi hả em? Chúng vẫn ngoan ngoãn đấy chứ?
Mùa này hoa chưa đua nở hết đâu nên những đoá hồng đủ màu sắc sẽ làm ngôi nhà
nhỏ như một bức tranh đấy.
Sáng nay anh đi ngang một quầy bán hoa và đột nhiên thấy một
đoá hoa vàng Kenedy. Em cũng kiêu sao như vậy đấy. Anh chỉ mong em đừng khó gần
như nó mà thôi."
Rời những dòng chữ Trúc Khanh mỉm cười một mình. Nàng cũng là
một con người như bao con người khác, một cô gái như những cô gái khác đấy
thôi. Có sự cô đơn nào mà không đáng sợ khi mà trái tim nàng cũng rất muốn yêu
thương. Nàng thường tưởng tượng người đang gởi thư cho nàng và đó cũng chỉ là tởng
tưởng mà thôi. Anh chàng cũng chỉ viết những lá thư gửi đến mà giấu biệt mình
là ai. Duy chỉ có những lời yêu thương nồng nàn thì vẫn thế. Anh chàng làm cho
những đên như đêm này, thời gian dài đi một chút.
Trúc Khanh lật một lá thư đọc tiếp:
"Mỗi một con người đều có một cõi riêng cho mình. Một
cõi riêng để từ đó nhìn ra đời sống xung quanh, để biết mình tồn tại. Em là cõi
riêng của anh, cõi mà rất vô hạn nhưng cũng vô cùng hữu hạn - Cõi yêu
Em sẽ chờ anh chứ? Một ngày nào đó anh sẽ trở lại bên em, để
nói những lời yêu thương xuất phát từ trái tim mình. Anh không hiểu lúc đó em
có chấp nhận tình yêu của anh không nhỉ? Dù gì đi chăng nữa, anh vẫn ý thức được
rằng chúng ta còn cả một triệu điều cần nói. Riêng anh, phải vượt qua nhiều thật
nhiều để có được em. Nhưng để có em, bất cứ điều gì trên đời này, cũng trở nen
nhỏ bé trước mắt anh."
Trúc Khanh trở lại giường nằm và suy nghĩ về những điều mình
vừa đọc. Với những ý tưởng trên, người con trai ấy viô cùng dũng cảm. Anh ta rất
đáng để ta trao gởi trái tim mình. Nhưng vì lý do gì mà anh ta giấu mình lâu thế?
Phải chăng đó là một người quá quen. Quen đến nỗi ngại ngùng, nếu nói thật? Hay
bởi người đó quá lạ. Lạ đến nỗi chẳng dám đường đột để tỏ tình? Cả hai đều vô
lý. Nếu quá quen thì ta đã đoán biết là ai. Tại sao anh ta không từ sự quen biết
ấy để tiến sâu hơn trong tình cảm của mình. Còn nếu lạ, không phải có một lý do
nào khác nhưng lý do đó là gì thì ta cũng không biết nữa.
Tuy thế, dù chỉ là những lời tự tình nhưng tình yêu anh ta thật
nòng nàn và say đắm. Trái tim anh ta cũng rất đôn hậu, sâu lắng. Ta mong làm
sao đến một ngày ta sẽ nhìn thấy anh chàng và được nghe những lời yêu thương từ
chính đôi môi chàng.
Ở Sài gòn này anh chàng đang làm gì nhỉ? Có suy nghĩ tới ta
như ta đang nghĩ tới anh chàng hay không? Thật là một điều kỳ lạ, trái tim ta
đagn bình yên. Tâm hồn ta đang không có một nỗi lo nào dày vò. Giấc ngủ của ta
khiến những đoá hồng kia còn phải ghen tị. Thế rồi bây giờ, thời gian ổn đã đi
xa, thật xa. Có một điều lạ lùng là ta không hề tiếc sự bình yên ấy. Ta tự
nguyeenj cột chặt mình vào những vui buồn vô cớ ấy.
Nhưng nếu tất cả chỉ là một trò đùa như nhỏ Xuân Đài nói thì
sao nhỉ? Không thể có một ai đủ kiên nhẫn, đủ dối lừa để làm điều đó cả. Trái
tim ta mách bảo với anh ta điều ấy.
Trở mình, Trúc Khanh bấm số điện thoại. Tiếng chuôn lảnh lót
rồi giọng nói ngái ngủ của Xuân Đài:
- Alô, Xuân Đài đây.
Nghe giọng hình sự của nhỏ, Trúc Khanh đã thấy buồn cười:
- Ta đây, Trúc Khanh đây mà. Nhỏ đã ngủ ngon rồi ư?
Từ đầu dây có giọng hoảng hốt một cách khôi hài:
- Chuyện gì vậy? Nhà bị cháy hay nhỏ vừa bị bệnh vô bệnh
viên? Tệ nhất là vườn hồng bị phá tan tành.
Trúc Khanh lắc nhẹ mái đầu rồi đáp nhỏ:
- Chẳng có gì cả, đừng trù ẻo ta nhỏ quỉ sứ kia.
- Thế tại sao nhỏ phone cho ta vào lúc nửa đên khi mà ta đang
mơ một giấc mơ tuyệt đẹp đến nỗi bây giờ vẫn còn thèm mơ tiếp.
Tưởng tượng ra khuôn mặt nhăn nhăn nhó nhó của Xuân Đài, Trúc
Khanh làm bộ gằn giọng:
- Nếu ta làm phiền nhỏ quá thì thôi vậy.
Con nhỏ ngái ngủ đầu dây kia biến mất, nhỏ la lên:
- Á, đừng cắt máy. Bỗng dưng nhỏ dựng ta dậy giữa đêm khuya rồi
bảo làm phiền ta. Có chuyện gì thì nói đi nhỏ, dù sao cũng phiền rồi.
Trúc Khanh cười khúc khích:
- Đó là tại chính nhỏ nói đó nghe chưa, đó đừng đổ lỗi cho ta
à.
- Con nhỏ quỉ sứ, nhưng ta ngạc nhiên vì giờ này nhỏ gọi cho
ta. Đêm Đà Lạt lạnh lắm à nhỏ.
- Đúng, đêm Đà Lạt vẫn lạnh. Chỉ có điều gối chăn không làm
cho mình thoát khỏi cảm giác cô đơn.
Đầu dây có tiếng cười của Xuân Đài, dường như nhỏ ngạc nhiên
lắm khi nghe Trúc Khanh nói rằng mình buồn, cô đơn. Nhỏ mỉa mai:
- Thế thì lạ thật, chẳng lẽ những lá thư không làm cho nhỏ bớt
cô đơn được sao. Thế mà ta cứ nghĩ chỉ cần có những lá thư nhỏ chẳng thèm lấy
chồng!
Có lẽ Xuân Đài tưởng Trúc Khanh sẽ chối cãi, không ngờ Trúc
Khanh đáp gọn:
- Cũng đúng một mặt nào đó. Ta đang buồn đây nhỏ ạ. Anh chàng
ghi thư vẫn bặt tăm hơi dù những lá thư vẫn đến đều đặn.
- Đừng dại dột như thế nhỏ ơi. Cũng đến tuổi lấy chồng rồi chọn
một ngưòi đàn ông nào đó để yêu, đừng bám víu vào những lá thư, đến một lúc mới
thấy mình thất vọng.
Đêm vẫn đang trôi, nhưng Trúc Khanh cảm giác mình lại buồn bởi
không thể chia sẻ niềm tin của mình cho một ai, kể cả đứa bạn thân của mình.
Nàng chợt nói:
- Thôi đi ngủ đi nhỏ.
Không chờ Xuân Đài đáp, Trúc Khanh đã cắt máy. Giờ này nàng lại
thấy mình cô đơn hơn lúc nào hết.
Người con trai trong những lá thư kia, tại sao không đến? Tại
sao không sẻ chia với ta những nỗi cô đơn như sự cô đơn đang hiện hữu trong ta?
Một cơn gió làm những chiếc lá xạc xào bên ngoài cửa sổ, đoá
hồng đung đưa mờ ảo. Kéo mền lên tận cổ, Trúc Khanh chìm dần trong giấc ngủ nặng
nề, chẳng bình yên.
° ° °
Cầm tờ giấy, Dạ Lữ vuốt lại cho thẳng rồi mới viết:
"Em yêu dấu! Có lẽ anh không chờ được lâu hơn. Thêm một
năm qua đi, ba trăm sáu mươi lăm ngày trôi tuột vào quá khứ. Anh tự nhủ mình đừng
vội vã, hãy kiên nhẫn thêm một chút. Anh muốn em thấy anh ở một vai trò mới. Xứng
đáng với em hơn. Nhưng có lẽ anh đã đuối sức trong sự chờ đợi mỏi mòn. Em có cảm
nhận điều mà anh đang cảm nhận chăng?
Có những đêm dài, những giấc mơ về em cứ xoắn lấy anh, cứ đày
đoạ anh trong nỗi nhớ. Anh phải chống chọi lại ước muốn cháy bỏng được chạy về
bên em và ôm chặt lấy em. Tưới nhữgn nụ hôn lên đôi môi em. Thế nhưng chẳng thể
nào chiều theo ý của mình. Em có biết những điều đó đôi lúc lại làm anh mệt
nhoài. Anh tự nhủ mình thôi mặc, hãy cứ chạy về bên em, nói với em rằng ta yêu
em rồi chuyện gì xảy ra cũng được. Thế nhưng anh chỉ biết oằn người trong cái ước
muốn cháy bỏng đó mà chẳng thể làm gì được.
Em yêu! Có bao giờ trong những đêm dài em nghĩ đến những điều
như anh đang nghĩ hay không? Lá thư này anh sẽ hé mở một phần nhỏ về cuộc sống
của anh. Hãy ghi thư theo địa chỉ này em nhé. Anh mong sẽ nhận được thư
em."
Ngừng bút, ngước mắt lên và Dạ Lữ thấy Quang Thiện đang đăm
đăm nhìn mình. Dạ Lữ vội che tờ giấy lại, nhưng Quang Thiện đã cười:
- Đừng che, mất công, mạn phép ta đã đọc hết rồi. Có điều tao
không hiểu cái tình yêu oan nghiệt của mày sao sống dai vậy.
Dạ Lữ trợn mắt doạ nạt:
- Tình yêu là tình yêu. Sao mày cho là oan nghiệt?
Quang Thiện nháy nháy đôi mắt lé của mình:
- Tao đã biết hết rồi, thằgn quỉ ạ. Nhưng đó là chuỵên bình
thường, tại sao mày phải giấu nàng. Bản thân tình yêu có phân biệt giai cấp, địa
vị đâu nào Dạ Lữ.
Lần này thì Dạ Lữ chột dạ thật tình, nhưng vẫn chẳng hé một lời
và câu chuyện của mình. Quang Thiện liếc nhìn Dạ Lữ một lúc rồi nói tiếp:
- Tại sao phải tự đày đoạ mình như thế? Tao ngạc nhiên khi thấy
mày chịu đựng giỏi thế. Nhưng hãy can đảm lên cứ nói thật mọi điều với nàng. Và
thuyết phục nàng bằng tình yêu chân thật của mình.
"Cái thằng này nói cứ như thánh ấy. Nhưng hắn làm sao biết
được cái vị trí khó xử của ta nhỉ!"
- Ta cũng muốn nói lắm chứ nhưng mọi điều chẳng giản đơn chút
nào. Mày có biết nàng là ai không mà mày nói cứng vậy?
Thằng kia đưa tay vuốt những sợi ria lún phún của mình một
cách ngạo mạn. Hắn ta cười:
- Đương nhiên là biết, tao có ngu ngơ như mày đâu mà. Tên
nàng là Trúc Khanh, một cái tên thật đẹp, đúng vậy không?
Quang Thiện chờ Dạ Lữ trả lời, nhưng chàng đã cười khẩy:
- Tưởng mày biết chuyện gì lớn hơn chứ ai dè chuyện bé xíu.
Đúng, tên nàng là Trúc Khanh, thế thì sao nào?
Hắn lại đưa tay vuốt ria con kiến thấy ghét. Hắn kéo dài thời
giờ để cho Dạ Lữ mặc sức chờ đợi một hồi lâu hắn mới dấm dẳng.
- Thôi đừng giấu nữa, tao biết nhiều điều hơn mày tưởng.
- Mày cứ nói điều mày biết đi. Nếu không, tao sẽ đi gơỉ thư
cho nàng vậy.
Quang Thiện cười phá lên thích chí. Hắn ta lè lưỡi:
- Lại gởi thư, hai năm này rồi vẫn chỉ những dòng chữ gởi đi
mà không hề có một dòng nào gởi lại. Tại sao mày không gặp mặt nàng để nói. Mày
sợ dư luận hay mày sợ những bài học đạo đức mà mày đượcdạy dỗ từ thuở nào?
Đang hứng chí vậy mà nghe Quang Thiện nói, Dạ Lữ giật nẩy
mình. Mở tròn mắt nhìn Quang Thiện như không tin vào điều mình nghe được. Quang
Thiện bóp vai của Dạ Lữ:
- Không có gì đáng ngạc nhiên thế đâu bạn. Hai năm rồi, cái
tên Trúc Khanh cùng với cuộc tình của mày ám ảnh tao. Tao đã tìm ra nàng khi bạn
mày tới thăm. Cô bạn Vân Đình của mày giật nẩy mình khi tao vờ hỏi thăm: -
"Trúc Khanh có khỏe không Vân Đình?". Đôi mắt cô ta cũng mở tròn như
mày bây giờ. - "Sao anh biết cô giáo tụi em!" Chính tao cũng không ngờ
chuyện lại dẫn đến như vậy. Nhưng có vậy tao mới giải thích được sự kiên nhẫn đến
kỳ lạ của mày.
Dạ Lữ từ từ ngồi xuống chiếc ghế. Khuôn mặt chàng cứ như một
quả bóng xì hơi. Đã lâu nay chàng giữ bí mật đó cho riêng mình. Không ngờ Quang
Thiện đã biết, chàng bất ngờ đến nỗi chẳng biết nói gì.
- Sao lại ngồi im lặng thế?
Quang Thiện hỏi, Dạ Lữ thở dài rồi đáp:
- Đó là sự thật Tao biết nói sao với mày bây giờ.
Cái mặt thằng quỉ đó giãn ra một chút. Vẻ trâng tráo biến mất
như một phép màu. Giờ thì hắn lại thân tình vô số kể. Hắn ta cười nhẹ:
- Ta đang định khuyên mày cứ nói thật mày là ai và tình yêu của
mày đi Dạ Lữ.
Suy nghĩ một lúc lâu rồi Dạ Lữ thở dài:
- Tao yêu nàng từ khi mới gặp lầ đầu. Nàng mong manh, xinh xắn
và đáng yêu lắm. Nhưng khi tao biết nàng sẽ chủ nhiệm lớp tao thì tao hết hồn.
Tao cảm giác tao có tội khi yêu nàng. Tao đuổi hỉnh ảnh của nàng ra khỏi đầu óc
tao cho đến khi tao mệt lử. Đến bây giờ tao mới ý thức được rằng tao đã yêu
nàng. Mày biết rằng, người Việt mình có những vấn đề nó trở thành luân lý. Tao
không thể yêu nàng. Tao gặp nàng một lần cuối rồi tao sẽ rời xa nàng mãi mãi.
Nhưng tao lầm, lần gặp đó lại thêm nhiều kủ niệm, làm tao nhớ về nàng hơn cho tới
một lúc tao quyết định tao phải nói để nhẹ lòng. Thế là tao viết thư cho nàng.
Nhưng mày biết đó, đây là một cuộc tình đơn phương. Nàng chẳgn hề biết gì về
tình cảm của tao. Trong nàng, tao vẫn là một thằng học trò ngoan, học giỏi, thế
thôi. Tao không ngờ cuộc tình đơn phương nó lại hành hạ mình đến vậy. Tao khổ sở
vì nó dù nó chăng muốn làm cho tao khổ. Tuy vậy tao vẫn không dám đối diện với
nàng. Tao sợ nàng từ chối. Tao sợ nàng mắng tao như mắng đứa học trò ngày nào.
Có bao giờ mày nghe đâu đó có một câu chuyện thế này không?
Nhìn sự thành thật của Dạ Lữ, Quang Thiện không dám đùa,
chàng thông cảm với sự khổ sở của Dạ Lữ. Chàng cũng từng nghĩ nhiều về diều
này.
- Đúng đây là một vai trò đặc biệt, một tình yêu đặc biệt.
Nhưng mày đừng cho đó là điều duy nhất. Tao đã từng chứng kiến thầy giáo yêu cô
học trò của mình và kết thành vợ chồng. Nếu điều đó xảy ra thì cuộc tình của
mày đâu phải không chấp nhận được.
Dạ Lữ xua tay:
- Nhưng còn dư luận, còn đạo đức?
Quang Thiện đi tới đi lui trong phòng bảo:
- Đạo đức? Mày đang có quan niệm cứng nhắc về đạo đức đấy. Đạo
đức của thời kỳ này káhc với thời kỳ khác. Trong một xã hội khác nó lại được
quan niệm khác. Thế là có nghĩa đạo đức tuỳ theo sự qui định của một xã hội
trong một giai đoạn nào đấy. Còn dư luận ư/. Nếu mày làm đúng, không có gì trái
với lương tâm của mày, tại sao mày sợ dư luận?
Im lặng kéo dài, Dạ Lữ bóp trán, dường như chàng suy nghĩ nhiều
lắm. Chàng lắc đầu cười như cười chính mình.
- Đúng là không ai ngờ được, tình yêu nó cũng chẳng đi theo một
quy tắc nào cả. Có biết bao người con gái xung quanh ta, tao lại chẳng hề để ý
đến. Trái tim tao chỉ đập lộn nhịp khi đứng trước nàng thôi. Tao không muốn đi
ngược lại những truyền thống vốn đã được định sẵn. Nhưng tao biết phải làm gì
bây giờ?
Quang Thiện thử đặt mình về một vị trí khác, không phải là bạn
của Dạ Lữ. Chàng thấy mọi chuyện cũng bình thường. Tại sao vậy? Có phải tại
chàng còn trẻ nên dễ thông cảm hơn chăng?
- Dạ Lữ, đúng là hơi "chéo cẳng ngỗng" một chút.
Nàng là cô giáo của mày lại hơn mày hai tuổi. Chính điều đó làm cho mối quan hệ
của mày mang màu sắc đặc biệt. Nhưng tình yêu là bất qui tắc mà. Khi bỏ cái
danh xưng cô giáo, nàng cũng chỉ là một người con gái mà thôi. Xét về mọi khía
cạnh nếu mình làm điều gì mà không trái với lương tâm của mình thì vẫn chấp nhận
được.
"Chẳng lẽ mọi điều lại đơn giản thế sao? Vậy thì tại sao
ta phải trăn trở những ba năm trời. Hay đúng như Quang Thiện nói: Ta quá cứng
nhắc?"
- Quang Thiện, ta suy nghĩ suốt ba năm trời mà vẫn không tìm
ra một lời giải đáp cho chuyện tình cảm của mình. Giờ nghe mày nói, dù sao, tao
cũng cảm thấy nhẹ nhõm vì có một người có thể chia sẻ những điều sâu kín với
tao. Nhưng nàng sẽ nghĩ gì về điều này trong suốt hai năm dài nàng đọc những
dòng chữ và nàng tưởng tượng ra một người đàn ông khác. Giờ tao xuất hiện nàng
có ngỡ ngàng và từ chối mọi thứ chăng?
Quang Thiện nhăn trán. Thật là một câu hỏi hóc búa. Thực sự
Quang Thiện đã biết gì về Trúc Khanh đâu để trả lời điều này cho thằgn bạn đang
yêu và bị chính tình yêu đoạ đầy. Nhưng rồi chàng chợt nghĩ một người con gái
được một anh chàng như Dạ Lữ yêu thương không phải là một cô nàng bình thường.
Nghĩ vậy nên Quang Thiện mới đáp:
- Nàng hẳn là một cô gái có mọt chiều sâu tâm hồn.
Dạ Lữ gật đầu ngay:
- Đúng vậy.
- Thông mình, cởi mở, nhã nhặn?
- Đúng vậy, sao mày biết?
Đưa một ngón tay ra dấu đó là điều bí mật. Quang Thiện hỏi tiếp:
- Đối với nàng, tiền bạc chẳng phải là vấn đề quan trọng.
Dạ Lữ nhớ về cô gái tên là Xuân Đài, đã cãi triền miên với
Trúc Khanh về vấn đề đó. Chàng gật đầu:
- Nàng thích một cuộc sống bình yên và làm được điều mà nàng
muốn. Nàng cho đó là hạnh phúc.
Quang Thiện vỗ bàn đánh chát làm Dạ Lữ giật mình:
- Thế thì tốt, đương nhiên, lúc đầu nàng sẽ do dự, điều đó
cũng không lạ, bởi mày đã từng không chấp nhận tình yêu đó và do sự sáng suốt
ba năm đấy thôi. Đừng nản lòng, hãy chứng tỏ cho nàng biết là mày chỉ yêu mỗi
mình nàng thôi. Tình yêu đó rất chân thực. tao nghĩ nàng sẽ chấp nhận.
Tuy Quang Thiện nói cứng nhưng Dạ Lữ vẫn cứ phân vân. Chàng sẽ
phải mở lời ra sao với Trúc Khanh đây. Đó không phải là chuyện dễ dàng.
- Tao sợ câu đầu tiên nàng hỏi tao là: Em về thăm cô hả Dạ Lữ?
Quang Thiện phá ra cười . Chàng cười sự ngây ngô của thằng bạn.
Ừ mà tình yêu làm cho con ngưòi trở nên dại dột một cách dễ thương đấy thôi.
- Tao có bảo mày ngay bây giờ chạy đến với nàng đâu. Mày cho
nàng địa chỉ rồi chờ nhận thư trả lời cái đã.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét