Trần gian - Địa ngục - Thiên đường
Xưa nay, những tiếng nói của chân nhân sở dĩ
không lọt vào “cái nghe” của cõi người, ấy không phải vì con người không biết
nghe. Ấy chỉ vì: trước khi nghe tiếng đó, lời đó, hai tai người đã nghe những
thứ âm thanh gì nhảy múa lung tung làm giập đi tuốt hết cả vang bóng của tinh
thể thi ca, văn chương ngôn ngữ.
(Bùi Giáng, Bài Tựa Hoa Ngõ Hạnh)
(Bùi Giáng, Bài Tựa Hoa Ngõ Hạnh)
KỶ NIỆM TRẦN GIAN
Những ngày điên rồ
Thật là vui
Những ngày tỉnh táo
Cũng thật vui. Thật vui cũng thật là buồn
Thật buồn cũng thật thật buồn u u
B.G
KỶ NIỆM SUỐI VÀNG
Những ngày thật lạnh
Những đêm thật dài
Thèm cà phê rất mực
B.G
KỶ NIỆM THIÊN ĐƯỜNG
Cà phê đầy phố
Hủ tiếu khắp nơi
Bún bò khắp chốn
La de không lời
B.G
Những ngày điên rồ
Thật là vui
Những ngày tỉnh táo
Cũng thật vui. Thật vui cũng thật là buồn
Thật buồn cũng thật thật buồn u u
B.G
KỶ NIỆM SUỐI VÀNG
Những ngày thật lạnh
Những đêm thật dài
Thèm cà phê rất mực
B.G
KỶ NIỆM THIÊN ĐƯỜNG
Cà phê đầy phố
Hủ tiếu khắp nơi
Bún bò khắp chốn
La de không lời
B.G
Ba bài thơ nói về ba đề tài, ba “xứ sở”,
nhưng thật ra chỉ là một xứ sở: Cuộc sống hiện tiền này.
Trần gian có đủ cả kỷ niệm vui buồn, ấy là trần gian đầy đủ tố chất trần gian thật thà. Trần gian có những ngày tháng buồn hiu, lạnh ngắt, ấy là trần gian bất chợt suối vàng địa ngục. Trần gian có những ngày tháng vui vẻ với anh em, ấm cúng với bạn bè, ấy là trần gian bỗng nhiên thiên đường ân huệ. Nói một cách khác, cả ba cảnh giới đều là tiên cảnh mà loài người chớ quên.
Ba bài thơ, ba đề tài, ba cảnh giới, nhưng chung qui là một thế giới, một thế giới có thật duy nhất này: TRẦN GIAN. Trần gian có đủ cả niềm vui của thiên đường mặt đất và nỗi buồn của địa ngục mặt đất. Chỉ có thế giới thật trên mặt đất này mà thôi. Nếu nói khác đi, đó là vọng tưởng. Nếu vẽ vời những cảnh giới vô ý thức, đó là mù quáng. Nếu cố ý thêu thùa để trục lợi, đó là tội ác. Sự thật, nếu có địa ngục, thì địa ngục gần gũi nhất và kinh khủng nhất chính là cái địa ngục trần gian này, địa ngục do sự mê muội truyền kiếp này, địa ngục do chính con người ta gây ra những nỗi thống khổ triền miên này.
Nhận rõ lý nhơn quả, lý nhơn duyên là tác dụng của trí tuệ. Chính do nhận xét thấu đáo, phân tích rành mạch, khiến trí tuệ càng phát triển. Nếu một đối tượng trước mắt, chúng ta cứ thừa nhận là tự nhiên nó có, do tạo hóa làm nên, thế là còn gì phải nhận xét, phải phân tích. Cứ thế mãi, trí huệ sẽ cùn mằn, không thể nào bén nhạy được. Đó là cái cớ khiến người ta lười suy xét, lâu ngày trở thành tâm trí ù lì chai cứng.
(Thích Thanh Từ, Bước Đầu Học Phật)
Tất cả sự dụ dỗ ép buộc để theo đạo, nhà Phật hoàn toàn phản đối. Mỗi người tự nhận thức rõ ràng về đạo Phật rồi phát tâm đến với đạo, mới đúng tinh thần Phật Tử. Hiểu rồi mới theo là hành động đúng với tinh thần giác ngộ. Dùng thuật hay, phép lạ để dẫn người vào đạo, đó là mê tín. Dùng mọi quyền lợi để dụ người ta vào đạo, đó là cám dỗ kẻ ngu si, không phù hợp với tinh thần giác ngộ.
(Thích Thanh Từ, Bước Đầu Học Phật)
Người tu cốt xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo, sao lại biến thành kẻ thụ hưởng! Trái với mục đích xuất gia, trở thành kẻ hư hèn, chính vì nhận đồng tiền phi pháp. Cầu nguyện là một điều nhỏ nhít trong Phật Pháp, vì nó không phải là chơn lý. Thế mà, người ta thổi phồng nó lên, để rồi cả đời người tu gần như hết 80% Phật Sự đều nằm trong những lễ cầu nguyện. Truyền bá một điều không phải là chơn lý, ắt hẳn chánh pháp phải bị suy đồi. Người có trách nhiệm hướng dẫn Phật Tử mà một bề cổ xúy cho sự cầu cúng, là đưa họ vào rừng mê tín, gây thêm lòng tham lam, ích kỷ của họ. Quả là kẻ tạo thêm tội lỗi, chứ không phải người tu hành.
(Thích Thanh Từ, Bước Đầu Học Phật)
Bởi vì Phật Tử đòi hỏi việc đưa ma cúng đám, Tăng, Ni mới thiếu thì giờ học tập. Tăng Ni là người hướng dẫn Phật Tử, tại sao chúng ta mãi để những đòi hỏi không đúng, làm mất thì giờ vàng ngọc của người ta? Chính tại Tăng Ni không gan, chẳng dám nói thẳng, sợ mất cảm tình, khiến tệ đoan càng ngày càng thêm. Đâu những thế, có một số Tăng Ni lại bày biện đủ cách rối ren, khiến đã mất thì giờ lại thêm mất thì giờ. Những kẻ này bề ngoài dường như thương Phật Pháp, kỳ thực họ lợi dụng Phật Pháp làm kế sinh nhai. Người Phật Tử dốt nát không biết, thấy bày biện chừng nào càng thích chừng ấy, quả thật kẻ mù dắt đám mù.
(Thích Thanh Từ, Bước Đầu Học Phật) Trở lại cảnh thiên đường và địa ngục trần gian của Bùi Giáng;
KỶ NIỆM THIÊN ĐƯỜNG
Cà phê đầy phố
Hủ tiếu khắp nơi
Bún bò khắp chốn
La de không lời
Đó là một góc phố thơ mộng nho nhỏ trong toàn bộ cảnh giới thiên đường có thật trăm phần trăm. Có sẵn thường xuyên quanh ta. Vậy mà người ta cứ hững hờ. Cho rằng cái đơn sơ đạm bạc chẳng phải là thiên đường. Và họ tưởng tượng ra cảnh thiên đường phải là nơi có nhiều cung điện nguy nga, tràn đầy vàng ngọc, nhung gấm lụa là, rượu ngon và ... gái đẹp! Hỡi ôi! Rất đáng buồn cho phụ nữ. Một sự xúc phạm lớn lao! Bọn họ chỉ xem phụ nữ giống như là một loại rượu để tiêu khiển, giải trí. Họ không hề mảy may nghĩ đến việc phụ nữ cũng là một con người như họ, cũng đang trầm luân trong bể khổ như họ, và cũng đang thao thức như họ về trần gian, về địa ngục và thiên đường.
Con người nhỏ bé yếu đuối, mà trong lòng vốn đang ngập tràn sợ hãi rằng mình sẽ bị phán xét tại địa ngục, vội vàng ôm lấy phần thưởng thiên đường bánh vẽ được hứa hẹn dành cho.
Thánh nhân ngày xưa, khi mô tả cái vẻ đẹp của trần gian ôn thuận bình yên, họ đơn giản gọi tên nó là thiên đường, và khi muốn ám chỉ cái âm u lạnh lẽo của cõi đời mê muội, họ đơn sơ gọi tên nó là địa ngục. Khổ đau là địa ngục. An lạc là thiên đường. Văn vẻ ẩn dụ vậy thôi.
Trần gian có đủ cả kỷ niệm vui buồn, ấy là trần gian đầy đủ tố chất trần gian thật thà. Trần gian có những ngày tháng buồn hiu, lạnh ngắt, ấy là trần gian bất chợt suối vàng địa ngục. Trần gian có những ngày tháng vui vẻ với anh em, ấm cúng với bạn bè, ấy là trần gian bỗng nhiên thiên đường ân huệ. Nói một cách khác, cả ba cảnh giới đều là tiên cảnh mà loài người chớ quên.
Ba bài thơ, ba đề tài, ba cảnh giới, nhưng chung qui là một thế giới, một thế giới có thật duy nhất này: TRẦN GIAN. Trần gian có đủ cả niềm vui của thiên đường mặt đất và nỗi buồn của địa ngục mặt đất. Chỉ có thế giới thật trên mặt đất này mà thôi. Nếu nói khác đi, đó là vọng tưởng. Nếu vẽ vời những cảnh giới vô ý thức, đó là mù quáng. Nếu cố ý thêu thùa để trục lợi, đó là tội ác. Sự thật, nếu có địa ngục, thì địa ngục gần gũi nhất và kinh khủng nhất chính là cái địa ngục trần gian này, địa ngục do sự mê muội truyền kiếp này, địa ngục do chính con người ta gây ra những nỗi thống khổ triền miên này.
Nhận rõ lý nhơn quả, lý nhơn duyên là tác dụng của trí tuệ. Chính do nhận xét thấu đáo, phân tích rành mạch, khiến trí tuệ càng phát triển. Nếu một đối tượng trước mắt, chúng ta cứ thừa nhận là tự nhiên nó có, do tạo hóa làm nên, thế là còn gì phải nhận xét, phải phân tích. Cứ thế mãi, trí huệ sẽ cùn mằn, không thể nào bén nhạy được. Đó là cái cớ khiến người ta lười suy xét, lâu ngày trở thành tâm trí ù lì chai cứng.
(Thích Thanh Từ, Bước Đầu Học Phật)
Tất cả sự dụ dỗ ép buộc để theo đạo, nhà Phật hoàn toàn phản đối. Mỗi người tự nhận thức rõ ràng về đạo Phật rồi phát tâm đến với đạo, mới đúng tinh thần Phật Tử. Hiểu rồi mới theo là hành động đúng với tinh thần giác ngộ. Dùng thuật hay, phép lạ để dẫn người vào đạo, đó là mê tín. Dùng mọi quyền lợi để dụ người ta vào đạo, đó là cám dỗ kẻ ngu si, không phù hợp với tinh thần giác ngộ.
(Thích Thanh Từ, Bước Đầu Học Phật)
Người tu cốt xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo, sao lại biến thành kẻ thụ hưởng! Trái với mục đích xuất gia, trở thành kẻ hư hèn, chính vì nhận đồng tiền phi pháp. Cầu nguyện là một điều nhỏ nhít trong Phật Pháp, vì nó không phải là chơn lý. Thế mà, người ta thổi phồng nó lên, để rồi cả đời người tu gần như hết 80% Phật Sự đều nằm trong những lễ cầu nguyện. Truyền bá một điều không phải là chơn lý, ắt hẳn chánh pháp phải bị suy đồi. Người có trách nhiệm hướng dẫn Phật Tử mà một bề cổ xúy cho sự cầu cúng, là đưa họ vào rừng mê tín, gây thêm lòng tham lam, ích kỷ của họ. Quả là kẻ tạo thêm tội lỗi, chứ không phải người tu hành.
(Thích Thanh Từ, Bước Đầu Học Phật)
Bởi vì Phật Tử đòi hỏi việc đưa ma cúng đám, Tăng, Ni mới thiếu thì giờ học tập. Tăng Ni là người hướng dẫn Phật Tử, tại sao chúng ta mãi để những đòi hỏi không đúng, làm mất thì giờ vàng ngọc của người ta? Chính tại Tăng Ni không gan, chẳng dám nói thẳng, sợ mất cảm tình, khiến tệ đoan càng ngày càng thêm. Đâu những thế, có một số Tăng Ni lại bày biện đủ cách rối ren, khiến đã mất thì giờ lại thêm mất thì giờ. Những kẻ này bề ngoài dường như thương Phật Pháp, kỳ thực họ lợi dụng Phật Pháp làm kế sinh nhai. Người Phật Tử dốt nát không biết, thấy bày biện chừng nào càng thích chừng ấy, quả thật kẻ mù dắt đám mù.
(Thích Thanh Từ, Bước Đầu Học Phật) Trở lại cảnh thiên đường và địa ngục trần gian của Bùi Giáng;
KỶ NIỆM THIÊN ĐƯỜNG
Cà phê đầy phố
Hủ tiếu khắp nơi
Bún bò khắp chốn
La de không lời
Đó là một góc phố thơ mộng nho nhỏ trong toàn bộ cảnh giới thiên đường có thật trăm phần trăm. Có sẵn thường xuyên quanh ta. Vậy mà người ta cứ hững hờ. Cho rằng cái đơn sơ đạm bạc chẳng phải là thiên đường. Và họ tưởng tượng ra cảnh thiên đường phải là nơi có nhiều cung điện nguy nga, tràn đầy vàng ngọc, nhung gấm lụa là, rượu ngon và ... gái đẹp! Hỡi ôi! Rất đáng buồn cho phụ nữ. Một sự xúc phạm lớn lao! Bọn họ chỉ xem phụ nữ giống như là một loại rượu để tiêu khiển, giải trí. Họ không hề mảy may nghĩ đến việc phụ nữ cũng là một con người như họ, cũng đang trầm luân trong bể khổ như họ, và cũng đang thao thức như họ về trần gian, về địa ngục và thiên đường.
Con người nhỏ bé yếu đuối, mà trong lòng vốn đang ngập tràn sợ hãi rằng mình sẽ bị phán xét tại địa ngục, vội vàng ôm lấy phần thưởng thiên đường bánh vẽ được hứa hẹn dành cho.
Thánh nhân ngày xưa, khi mô tả cái vẻ đẹp của trần gian ôn thuận bình yên, họ đơn giản gọi tên nó là thiên đường, và khi muốn ám chỉ cái âm u lạnh lẽo của cõi đời mê muội, họ đơn sơ gọi tên nó là địa ngục. Khổ đau là địa ngục. An lạc là thiên đường. Văn vẻ ẩn dụ vậy thôi.
Nguyễn Tư Thạnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét