Chút tản mạn sông Hương qua các ca khúc Huế !
Âm nhạc Huế không nằm ngoài được sự chi phối
của cảnh quan tự nhiên và chắc chắn vẻ đẹp lắng đọng của sông Hương in dấu rõ
nét nhất. Hầu như bóng dáng của sông Hương có mặt trong hầu hết các ca khúc của
Huế. Đúng như ai đã từng nói: “Nếu mất sông Hương, Huế mất đi quá nửa phần
“hồn” của mình”
Vẻ đẹp của sông Hương làm nền cho những câu hò Huế có từ xa xưa .Thử hỏi xem không sông Hương thì đâu có “chiều chiều trước bến Văn Lâu ai ngồi ai câu, ai sầu, ai thảm…” “và “điệu Nam Ai, Nam Bình “ biết lấy nơi đâu để vang vọng đến diết da trong chiều tím hoàng hôn.
Sông Hương ẩn mình làm nền cho hình ảnh của một cô gái Huế xưa dịu dàng, đài các thuần khiết :”Tôi có người em sông Hương núi Ngự ….Buổi trưa em che nón lá, cá sông Hương liếc nhìn ngẩn ngơ ..” (Huế xưa). Sự tinh tế đến mơ mộng như thế thì chắc chỉ có vẻ đẹp dòng Hương mới chiều được người nhạc sỹ sáng tác mà thôi. Từ “Hương” –chỉ thế thôi đã làm ta liên tưởng đến người con gái rồi –nhẹ nhàng và thanh tao như là hương hoa vậy. Hương Giang uốn mềm như một mái tóc người con gái mang hương cỏ hoa từ dãy Trường Sơn –Đẹp trìu tượng nhưng không khó để tưởng tượng !Sông Hương ơi , mong “em “ lưu lại cho thời gian trôi những nét xưa đẹp trong vắt của người Huế !
Sông Hương tràn đầy vô tận như tình cảm của một cô gái xứ Huế dành cho ai đó muốn đến hoặc đi xa muốn trở về :” Nước sông Hương còn thương chưa cạn ,thuyền bến Ngự còn đợi khách về…” (Ai ra xứ Huế ).Dòng Hương những lần tôi đến luôn trong xanh mát dịu khi ngược về Thiên Mụ ,hòn Chén và có lẽ thật là thế , sông Hương có thể cạn ? Hỡi cô gái sông Hương , em hãy cứ giữ mãi “nguồn thương” không cạn trong tim mình cho tất cả và cũng chỉ riêng ai đó thôi nhé !
Hoặc thật lãng mạn và rất riêng khi hình ảnh người khách trở lại Huế được thấy :” Trở lại Huế thương , bài thơ khắc trong chiếc nón , em cầm trên tay ra đứng bờ sông , sông Hương nước chảy thuyền trôi lững lờ , em trao nón đợi và em hẹn hò…”(Huế thương ) –Nghe đến đây ta mới thấy Huế thương –Cô gái Huế dễ thương và …sông Hương còn thân thương hơn với Huế đến nhường nào ! Có thể mọi thứ sẽ biến đổi nhưng sông Hương sẽ mãi “nước chảy “ cùng bài hát này như một dư âm không phai gắn liền với vẻ đẹp Huế trong lòng bao người “nặng lòng với Huế “! Có phải thể không Huế hôm nay và ngày mai?
Vẻ đẹp của sông Hương làm nền cho những câu hò Huế có từ xa xưa .Thử hỏi xem không sông Hương thì đâu có “chiều chiều trước bến Văn Lâu ai ngồi ai câu, ai sầu, ai thảm…” “và “điệu Nam Ai, Nam Bình “ biết lấy nơi đâu để vang vọng đến diết da trong chiều tím hoàng hôn.
Sông Hương ẩn mình làm nền cho hình ảnh của một cô gái Huế xưa dịu dàng, đài các thuần khiết :”Tôi có người em sông Hương núi Ngự ….Buổi trưa em che nón lá, cá sông Hương liếc nhìn ngẩn ngơ ..” (Huế xưa). Sự tinh tế đến mơ mộng như thế thì chắc chỉ có vẻ đẹp dòng Hương mới chiều được người nhạc sỹ sáng tác mà thôi. Từ “Hương” –chỉ thế thôi đã làm ta liên tưởng đến người con gái rồi –nhẹ nhàng và thanh tao như là hương hoa vậy. Hương Giang uốn mềm như một mái tóc người con gái mang hương cỏ hoa từ dãy Trường Sơn –Đẹp trìu tượng nhưng không khó để tưởng tượng !Sông Hương ơi , mong “em “ lưu lại cho thời gian trôi những nét xưa đẹp trong vắt của người Huế !
Sông Hương tràn đầy vô tận như tình cảm của một cô gái xứ Huế dành cho ai đó muốn đến hoặc đi xa muốn trở về :” Nước sông Hương còn thương chưa cạn ,thuyền bến Ngự còn đợi khách về…” (Ai ra xứ Huế ).Dòng Hương những lần tôi đến luôn trong xanh mát dịu khi ngược về Thiên Mụ ,hòn Chén và có lẽ thật là thế , sông Hương có thể cạn ? Hỡi cô gái sông Hương , em hãy cứ giữ mãi “nguồn thương” không cạn trong tim mình cho tất cả và cũng chỉ riêng ai đó thôi nhé !
Hoặc thật lãng mạn và rất riêng khi hình ảnh người khách trở lại Huế được thấy :” Trở lại Huế thương , bài thơ khắc trong chiếc nón , em cầm trên tay ra đứng bờ sông , sông Hương nước chảy thuyền trôi lững lờ , em trao nón đợi và em hẹn hò…”(Huế thương ) –Nghe đến đây ta mới thấy Huế thương –Cô gái Huế dễ thương và …sông Hương còn thân thương hơn với Huế đến nhường nào ! Có thể mọi thứ sẽ biến đổi nhưng sông Hương sẽ mãi “nước chảy “ cùng bài hát này như một dư âm không phai gắn liền với vẻ đẹp Huế trong lòng bao người “nặng lòng với Huế “! Có phải thể không Huế hôm nay và ngày mai?
Dịu dàng đấy , dung dung dị đấy nhưng cũng rất
đằm thắm thâm trầm trong lòng sâu thẳm:” Con sông dùng dằng ,con sông không
chảy.Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu …” (Tạm biệt Huế).Hình ảnh cũng rất đẹp
, nếu ai đã có lần nhìn ngắm những bức anh sông Hương chụp từ trên độ cao vào
lúc hoàng hôn hay khua ánh trăng vàng trên dòng nước Hương Giang thì mới thấy
chất thơ để tạo ra nhạc của bản “tự sự khúc “ này –cho phép tôi gọi là thế khi
nghe hết bài hát này .Sao lại “dùng dằng không chảy” nhỉ ? tôi cứ hỏi mãi mình
về điều này khi biết độ nghiêng rất lý học và thủy động học của tự nhiên .Lại
“nỗi niềm chi rứa Huế ơi “ ???. Có lẽ tính cách trầm mặc của Huế , ít thích
“dịch chuyển” của người Huế -tự tại , hướng nội , khép kín đã được nhạc sỹ này
vô tình hay hữu ý “cảm “ được để đưa vào bài hát này. Ở miền Bắc , trong quan
họ cũng có cảm xúc “dùng dằng nửa ở nửa đi “ trong ca điệu giã bạn.Hay là cũng
như bao nhiêu người, sông Hương –vẻ đẹp của “Huế” ngày đó cũng làm cho nhạc sỹ
hay bao nhiêu người dùng dằng “chân bước không đành “???. Có lẽ vẻ đẹp càng ẩn
giấu và bí ẩn của sông Hương thì càng làm cho Huế “lôi cuốn” hay “hấp dẫn” hơn?
Những ẩn ngữ của câu hát này làm tôi nghe đi nghe lại bài hát này mà không thấy
nhàm chán !
Hay “Hương Giang ơi , nước Hương Giang miên man chùa Thiên Mụ , cánh Ngọ Môn rộng mở đón khách về, ta vẹn lời thề về với đất thần kinh…” (Trở về thăm Huế) . Vẻ đẹp của vũ khúc bốn mùa(mưa dai dẳng…”Trời mưa hai hôm rồi cho héo lòng ai …(Huế vẫn còn thương)] đã làm cho bản nhạc Huế đẹp man mác , miên man rồi ,sông Hương lại chảy trong miên man nữa , mà miên man cả nơi được coi là “tịnh tâm” nhất ở cõi Phật thiền thì phải nói rằng ý nghĩa và lay động xúc cảm phải như thế nào của Hương Giang ! Hương Giang làm cho người xa quê hay người không phải ở Huế trở về như làm trọn lời thề ,mà đã thề thì nó phải thiêng liêng đến mức nào !Sông Hương ơi ,sẽ còn mãi đó cho ai đó trọn lời lời khi trở lại !
Hay “Hương Giang ơi , nước Hương Giang miên man chùa Thiên Mụ , cánh Ngọ Môn rộng mở đón khách về, ta vẹn lời thề về với đất thần kinh…” (Trở về thăm Huế) . Vẻ đẹp của vũ khúc bốn mùa(mưa dai dẳng…”Trời mưa hai hôm rồi cho héo lòng ai …(Huế vẫn còn thương)] đã làm cho bản nhạc Huế đẹp man mác , miên man rồi ,sông Hương lại chảy trong miên man nữa , mà miên man cả nơi được coi là “tịnh tâm” nhất ở cõi Phật thiền thì phải nói rằng ý nghĩa và lay động xúc cảm phải như thế nào của Hương Giang ! Hương Giang làm cho người xa quê hay người không phải ở Huế trở về như làm trọn lời thề ,mà đã thề thì nó phải thiêng liêng đến mức nào !Sông Hương ơi ,sẽ còn mãi đó cho ai đó trọn lời lời khi trở lại !
Sông Hương Huế đẹp và theo suy ngẫm riêng tôi
là đẹp như một cô gái “công-dung –ngôn –hạnh “ và trong số các dòng sông thì
cũng được so là một trong “quốc sắc thiên hương “ nhưng không biết tại sao luôn
làm tôi cảm nhận một nét gì đó mơ hồ buồn.Nhưng như có phải vì thế mà bao nhiêu
sự cộng cảm hay trắc ẩn đã dành cho Hương Giang để thành những bài hát không
kém phần đi vào lòng người :
“…Hương Giang nghe như vọng về điệu Nam Ai hững hờ, xa xôi lắm con đò hẹn hò yêu thương bến bờ…”-( Huế đêm trăng ).Xem và nghe trên video clip của một ca sỹ người Huế, hình ảnh minh họa cho Huế đêm trăng hay sông Hương đêm trăng mênh mang sông nước trải ra chút gì đó trống trải làm liên tưởng đến một điệu thơ của nhà thơ Trung Quốc nào đó . Có mơ hồ buồn vì điệu Nam Ai hững hờ và xa xôi lắm con đò?! Nơi đâu cũng có chuyện tình buồn gắn với một dòng sông nhưng với sông Hương nó nên nhạc hay trong miên man da diết!
Trong “ Chuyện tình sông Hương “ –câu chuyện tình yêu buồn của một cô gái được vẻ đẹp và nhân cách hóa bởi sông Hương :”Nhìn thu dòng tóc buông dỗi hờn …Ngày đó sông Hương chưa từng biết buồn… Chừ sông nước nghe rồi …Vì ai vẫn còn ngát thơm một dòng hương….Từ đó sông Hương biết hờn biết giận .. “-Có phải khi “cô gái buồn , hờn giận …mà đến tóc quên không vấn để buông xuống mà sao thấy đẹp và thương quá mức đi thôi .Chàng trai đó đã quên và lỗi hẹn để ai đó phải đêm ngày “mong mỏi mong mòn “. Sông Hương đã đau buồn vì ai đó không giữ lời hứa cho kiếp “hồng nhan” trôi qua mau trong tàn tạ “kiếp hoa” nơi bến đợi .Sông Hương vẫn đợi vì có lẽ miền đất Thần kinh nho giáo in sâu vào tính cách sự thủy chung, đoan chính đến… oan nghiệt.Tại sao cũng cùng một nguồn tiếp nhận nho giáo mà bậc “chính nhân quân tử “ không thực hiện bổn mệnh và thất hứa để rơi lệ sầu của nữ “tiết hạnh công dung”???.Nàng Tô Thị chờ chồng đến hóa đá còn “nàng sông Hương”chờ người thương đêm ngày dấu lệ thầm hóa thành “nước lụt tràn dâng” .Vâng , ai đó nhìn sông Hương như mái tóc buông dài , cũng đúng thôi nhưng càng nghe giai điệu của bài hát này người ta lại liên tưởng sông Hương như đôi mắt buồn sâu thẳm ngóng vọng người thương đau đáu trở về , ánh mắt đó vẫn kéo dài từ dãy Trường Sơn và kết thúc vọng đến những con sóng xa khơi nơi cửa biển Thuận An! Sao thương đến thắt lòng lại Hương Giang ơi! Hãy lắng nghe :”Ngược dòng Hương Giang , sóng dập dìu mênh mang , con thuyền nhỏ , trăng vàng tỏ mái chèo khua .Biết về nơi đâu mênh mang bến đợi chờ ai , mây lững lờ trôi Phu Văn Lâu nhớ người xưa ,giữa dòng nước chảy thuyền em, Giữa đời xuôi ngược người ơi , mình em cô đơn …” (Ngược dòng Hương Giang) – Hương Giang ngày xưa , chắc không xa ngày nay là mấy! Cảm giác bâng khuâng mơ hồ vẫn còn đâu đây, không diễn tả nổi trên những con thuyền trên sông Hương đưa những nhóm hát đêm kết thúc trở lại bến sau khi tàn đêm hát .Sóng lấp lánh đến mộng mơ của những chiếc đèn màu trên sông Hương chạm nhẹ và vỡ tan trên những mạn thuyền máy .Sóng vẫn cứ dập dìu mênh mang –mênh mang nơi sâu cõi lòng về muôn nơi xa Huế để khép lại một đêm diễn trên sông Hương !
“…Hương Giang nghe như vọng về điệu Nam Ai hững hờ, xa xôi lắm con đò hẹn hò yêu thương bến bờ…”-( Huế đêm trăng ).Xem và nghe trên video clip của một ca sỹ người Huế, hình ảnh minh họa cho Huế đêm trăng hay sông Hương đêm trăng mênh mang sông nước trải ra chút gì đó trống trải làm liên tưởng đến một điệu thơ của nhà thơ Trung Quốc nào đó . Có mơ hồ buồn vì điệu Nam Ai hững hờ và xa xôi lắm con đò?! Nơi đâu cũng có chuyện tình buồn gắn với một dòng sông nhưng với sông Hương nó nên nhạc hay trong miên man da diết!
Trong “ Chuyện tình sông Hương “ –câu chuyện tình yêu buồn của một cô gái được vẻ đẹp và nhân cách hóa bởi sông Hương :”Nhìn thu dòng tóc buông dỗi hờn …Ngày đó sông Hương chưa từng biết buồn… Chừ sông nước nghe rồi …Vì ai vẫn còn ngát thơm một dòng hương….Từ đó sông Hương biết hờn biết giận .. “-Có phải khi “cô gái buồn , hờn giận …mà đến tóc quên không vấn để buông xuống mà sao thấy đẹp và thương quá mức đi thôi .Chàng trai đó đã quên và lỗi hẹn để ai đó phải đêm ngày “mong mỏi mong mòn “. Sông Hương đã đau buồn vì ai đó không giữ lời hứa cho kiếp “hồng nhan” trôi qua mau trong tàn tạ “kiếp hoa” nơi bến đợi .Sông Hương vẫn đợi vì có lẽ miền đất Thần kinh nho giáo in sâu vào tính cách sự thủy chung, đoan chính đến… oan nghiệt.Tại sao cũng cùng một nguồn tiếp nhận nho giáo mà bậc “chính nhân quân tử “ không thực hiện bổn mệnh và thất hứa để rơi lệ sầu của nữ “tiết hạnh công dung”???.Nàng Tô Thị chờ chồng đến hóa đá còn “nàng sông Hương”chờ người thương đêm ngày dấu lệ thầm hóa thành “nước lụt tràn dâng” .Vâng , ai đó nhìn sông Hương như mái tóc buông dài , cũng đúng thôi nhưng càng nghe giai điệu của bài hát này người ta lại liên tưởng sông Hương như đôi mắt buồn sâu thẳm ngóng vọng người thương đau đáu trở về , ánh mắt đó vẫn kéo dài từ dãy Trường Sơn và kết thúc vọng đến những con sóng xa khơi nơi cửa biển Thuận An! Sao thương đến thắt lòng lại Hương Giang ơi! Hãy lắng nghe :”Ngược dòng Hương Giang , sóng dập dìu mênh mang , con thuyền nhỏ , trăng vàng tỏ mái chèo khua .Biết về nơi đâu mênh mang bến đợi chờ ai , mây lững lờ trôi Phu Văn Lâu nhớ người xưa ,giữa dòng nước chảy thuyền em, Giữa đời xuôi ngược người ơi , mình em cô đơn …” (Ngược dòng Hương Giang) – Hương Giang ngày xưa , chắc không xa ngày nay là mấy! Cảm giác bâng khuâng mơ hồ vẫn còn đâu đây, không diễn tả nổi trên những con thuyền trên sông Hương đưa những nhóm hát đêm kết thúc trở lại bến sau khi tàn đêm hát .Sóng lấp lánh đến mộng mơ của những chiếc đèn màu trên sông Hương chạm nhẹ và vỡ tan trên những mạn thuyền máy .Sóng vẫn cứ dập dìu mênh mang –mênh mang nơi sâu cõi lòng về muôn nơi xa Huế để khép lại một đêm diễn trên sông Hương !
Sông nơi đâu cũng có , nhưng có lẽ sông Hương
là nơi tiếp nhận sự “gửi sầu “ của biết bao trái tim khi đến Huế .Những ngày
còn ngồi trên giảng đường ,những trang sách viết về sông Hương đã đi vào trong
trí tưởng tượng của một cậu sinh viên mơ mộng khối xã hội , nó càng được nhân
lên qua những câu chuyện của thày giáo trưởng khoa –vốn xuất thân từ chuyên
ngành lịch sử , thày làm tôi mơ màng với hình ảnh “con sông dùng dằng” được lặp
đi lặp lại nhiều lần trong những tiết học và đã được mơ màng thật sự cùng với
sông Hương đến gần 10 lần nhưng đến lúc này tôi mới cảm nhận thực sự được hình
ảnh ấy .
Những gì tôi đã nghe về sông Hương đã nhiều ,
trải nghiệm Hương Giang đã có nhưng trong không gian đêm nay , lắng nghe những
ca khúc mà tôi nghĩ là không ít nhiều người biết đến thì chợt dâng lên trong
lòng tôi những thôi thúc, có khi đến nhói buốt trong nỗi nhớ Huế nên tôi đã
viết chút ít tản mạn , chắt lọc từ sự hữu hạn trong hiểu biết văn chương cũng
như âm nhạc của Huế để hòa cùng vào với bao nhiêu nhịp đập thương yêu cho cố Đô
cho Hương Giang.Cái kết cho dòng tản mạn này có lẽ đối với nhiều người là chưa
“đồng điệu “. Đó là của riêng mình tôi - một góc nhìn trong đa diện góc nhìn về
sông Hương Huế. Sông Hương Huế luôn đẹp miên man trong nỗi nhớ của một người
không là người Huế !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét