Hành trình của nhạc phẩm Mùa xuân đầu tiên
Có thể nói, hầu hết các ca
khúc viết về mùa xuân thường mang âm hưởng tưng bừng, rộn ràng, bởi mùa xuân là
mùa của những niềm vui, hy vọng. Tuy nhiên, nền âm nhạc Việt nam lại có một ca
khúc viết về mùa xuân không hề sao chép khuôn mẫu ấy, nhưng khi vang lên, vẫn
trào dâng cảm xúc yêu đời, yêu người, yêu quê hương đất nước rất đỗi đằm thắm.
Đó là Mùa xuân đầu tiên của cố nhạc sỹ Văn Cao. Đã gần 40 năm kể từ
khi Mùa xuân đầu tiên được thai nghén, nhưng có vẻ như ca khúc này chỉ
được công chúng biết đến sau Mùa xuân cuối cùng của ông (ông mất tháng 7 năm
1995). Quả là một hành trình dài với một một nhạc phẩm tuyệt vời như thế.
Hà nội đã những ngày cuối
năm. QT xin được chép lại tâm sự của nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha về nỗi truân
chuyên của ca khúc này, như một nén hương tưởng nhớ tới một nhân cách, một tài
năng lớn.
Từ khi bắt đầu tơ vương cùng
nghệ thuật, cảm hứng chính trong sáng tác của Văn Cao thường là mùa thu hay mùa
đông. Có lẽ vì ông sinh vào dịp cuối thu và chớm đông (15.11.1923) mà. Mùa xuân
trong sáng tác của Văn Cao chỉ chợt lóe lên trong Bến xuân được vài
năm thì lại phải chìm khuất đi thànhĐàn chim Việt. Khi ông bắt đầu reo lên “Mùa
xuân tới nước băng qua ngàn, nước in ven bờ xanh bóng tre” ở Sông Lô, và
muốn bay cao với Sérénatte mùa xuân năm 1948: “Lắng nghe mùa xuân –
Tiếng chim nào vui – Bao mùa xuân đã qua – nay mùa xuân tới đây…” thì khói lửa
chiến tranh khốc liệt lại bắt ông phải rắn lại “Mười năm qua tôi đã mất một mùa
xuân – Tuổi thanh xuân nơi ta không bao giờ được nở” (Mùa xuân không nở –
1957) và ông đã tự sự đầy day dứt: “Trong cả mùa xuân đời tôi – Trong cả một cuộc
chiến tranh giữ nước – Tôi đã mất sắc da tuổi trẻ… ”. Nhưng chính vì “mùa xuân
không kịp nở” ấy đã cứ chứa chất mãi trong Văn Cao những hy vọng, khát khao:
“Mãi trong tôi – những tháng ngày khát khao hy vọng” (trong Mùa xuân đời
tôi – 1959).
Có lúc suốt những năm dài chịu đựng Văn Cao đã nghĩ mùa xuân đời ông chỉ còn lại trong tình yêu: “Em ở đây với anh – cho bớt lạnh sáng mùa xuân náo nức – thịt da em cho anh sưởi – chúng ta đi vào bí mật của mùa xuân”. Nhưng tác động mạnh mẽ của Mùa xuân thống nhất năm 1976 đã khiến Văn Cao bừng thức sau bao nhiêu năm. Ông cảm thấy trẻ lại, cảm thấy những ngày đầu năm 1976 cũng rạo rực chẳng khác gì năm 1946. Lần đầu tiên sau 30 năm, cả hai miền cùng ăn chung một cái Tết Thống nhất. Niềm hân hoan chợt dấy lên trong lòng Văn Cao. Và Văn Cao khẽ khàng ngồi vào đàn. Một nét gì đó có nhịp điệu của Làng tôi khi xưa bởi vì xuân này, bao người lính sẽ trở về bên mẹ hiền nhưng giai điệu dù có cùng tuyến đi lên thì cũng có gì dịu dàng hơn, thanh thản hơn. Và những câu đầu tiên của Mùa xuân đầu tiên:
Có lúc suốt những năm dài chịu đựng Văn Cao đã nghĩ mùa xuân đời ông chỉ còn lại trong tình yêu: “Em ở đây với anh – cho bớt lạnh sáng mùa xuân náo nức – thịt da em cho anh sưởi – chúng ta đi vào bí mật của mùa xuân”. Nhưng tác động mạnh mẽ của Mùa xuân thống nhất năm 1976 đã khiến Văn Cao bừng thức sau bao nhiêu năm. Ông cảm thấy trẻ lại, cảm thấy những ngày đầu năm 1976 cũng rạo rực chẳng khác gì năm 1946. Lần đầu tiên sau 30 năm, cả hai miền cùng ăn chung một cái Tết Thống nhất. Niềm hân hoan chợt dấy lên trong lòng Văn Cao. Và Văn Cao khẽ khàng ngồi vào đàn. Một nét gì đó có nhịp điệu của Làng tôi khi xưa bởi vì xuân này, bao người lính sẽ trở về bên mẹ hiền nhưng giai điệu dù có cùng tuyến đi lên thì cũng có gì dịu dàng hơn, thanh thản hơn. Và những câu đầu tiên của Mùa xuân đầu tiên:
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én
về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông gà đang gáy trưa
Bên sông một trưa nắng vui cho bao tâm hồn
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông gà đang gáy trưa
Bên sông một trưa nắng vui cho bao tâm hồn
Văn Cao thấy cần phải nhắc lại
giai điệu này nhưng ca từ phải vượt qua phần kể tả của sự trình bày. Và lời ca
lại nối tiếp:
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én
về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh giọt rơi ấm đôi
vai anh niềm vui phút giây như đang long lanh
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh giọt rơi ấm đôi
vai anh niềm vui phút giây như đang long lanh
Không khí khải huyền dâng
lên bất tận. Nỗi cảm thán như vừa thắt lại nghẹn ngào, vừa như bật ra nức nở:
Ôi giờ phút yêu quê hương
làm sao trong xuân vui đầu tiên
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người…
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người…
Bản vallse cho ngày toàn thắng
của Văn Cao thật sâu lắng, không ồn ào. Bởi vậy, cũng không lạ gì khi nó bị
chìm nghỉm giữa những tiếng reo hò sung sướng lúc đó. Riêng “cặp mắt xanh” của
NXB Âm nhạc Moscou thì không nhầm. Mùa xuân đầu tiên đã được dịch
ngay sang tiếng Nga là Pe-rờ-vai-a Véc-sna và ấn hành ngay vào mùa
xuân 1977. Song dù cho nó được in mãi tận bên Liên Xô, dù cho đó là tác phẩm của
Văn Cao, thì thói quen nghĩ về Văn Cao lúc đó cũng chẳng làm thế nào cho Mùa
xuân đầu tiên vang lên được. Nó được Văn Cao cất cẩn thận trong chiếc tủ
cũ và chấp nhận thời gian dần dà phủ bụi.
Sau Đại hội Nhạc sĩ Việt Nam
lần thứ ba, mùa thu 1983, sinh nhật 60 tuổi của Văn Cao được tổ chức tại căn
gác nhà 51 Trần Hưng Đạo – Hà Nội. Lần đầu tiên, những Thiên thai, Trương
Chi, Suối mơ… mới được hát trở lại sau quá nhiều lãng quên. Văn Cao cũng được bầu
lại là Ủy viên Ban chấp hành Hội. Đấy là thời điểm quan trọng cho việc phục
sinh một Văn Cao sừng sững. Cuối năm đó, tôi đưa Văn Cao về Hải Phòng. Và một
hành khúc cho công nhân toa xe nhưng ở tầm khái quát cao đã ra đời: “Đàn hải âu
tung bay về bến – Những toa tàu ra – Những toa tàu đi khắp miền xa…”. Mùa thu
1994 tôi đưa Văn Cao trở lại trung du sau ngót 40 năm xa, Tình ca trung du –
tác phẩm âm nhạc cuối cùng của Văn Cao ra đời vừa rất Văn Cao, vừa rất trẻ: “Một
cánh tay sông Hồng – Một cánh tay sông Lô – Hai cánh tay như ôm trung du”. Qua
nhiều tâm sự, chia sẻ, Văn Cao mới e dè đưa cho tôi xem Mùa xuân đầu tiênvới
bản dịch tiếng Nga vào mùa xuân 1985. Đọc giai điệu, tôi gai người. “Văn Cao
lúc nào cũng thật Văn Cao. Hay thế này mà chẳng ai hay?”.
Giữa lúc ấy, Văn Cao cùng
Nguyễn Trọng Tạo và tôi được tỉnh Nghĩa Bình mời vào nhân Kỷ niệm 10 năm giải
phóng tỉnh. Khi đó, in một tờ bướm theo kiểu Sê-len là không đùa. Để có một cái
gì đó như kiểu danh thiếp khi vào tiếp xúc với cán bộ và nhân dân tỉnh Nghĩa
Bình, tôi “liều mạng” cho in 3 người mỗi người một tờ nhạc bướm tác phẩm của
mình. Văn Cao thì in Mùa xuân đầu tiên, làm như thế, tôi những mong Mùa
xuân đầu tiên sẽ được hát lên.
Mãi tới mùa xuân năm 1988,
những Đêm nhạc Văn Cao mới thực sự được hát trở lại, thực sự làm thức tỉnh công
chúng VN. Nhưng Mùa xuân đầu tiên vẫn chưa được hát trong các đêm nhạc
đó. Không hát bởi vì mọi người vẫn mê mải “hoài cổ” phần lãng mạn tiền chiến của
Văn Cao mà chưa để mắt tới Mùa xuân đầu tiên trong tuyển tập nhạc Thiên
thai của Văn Cao mùa xuân 1988 – mùa xuân Phục sinh Văn Cao ở tuổi 65. Mùa
xuân ấy, Văn Cao đã viết lại một bài thơ về mùa xuân: “Mùa xuân thả trên bàn
tay em – Có lẽ cuộc đời chúng ta còn đi – dài như mùa xuân đã đến – ta đợi nhau
– như chờ mùa xuân…”.
Song cái số của Mùa
xuân đầu tiên quả là “cao số”. Biết bao Đêm nhạc Văn Cao tổ chức mà Mùa
xuân đầu tiên vẫn cứ nằm im trên khuông nhạc. Mãi tới mùa xuân năm 1991, lần
đầu tiên Tố Hữu đến chúc Tết Văn Cao sau bao nhiêu năm không gặp nhau, hình như
xui khiến đó mới tự nhiên giải tỏa cho Mùa xuân đầu tiên. Năm ấy, do được
Ban Việt kiều Trung ương đặt làm phim về Văn Cao, tôi quyết định thu thanh Mùa
xuân đầu tiên và Tình ca trung du. Ca sĩ Quốc Đông trở thành ca sĩ đầu
tiên hát Mùa xuân đầu tiên và Tình ca trung du qua phần đệm
khá điệu nghệ của nhạc sĩ Hoàng Lương.
Mãi tới mùa thu 1993, trong
đêm nhạc “Văn Cao – một đồng hành tuổi trẻ”, nhân kỷ niệm Văn Cao 70 tuổi, Mùa
xuân đầu tiên mới được nữ ca sĩ Minh Hoa thể hiện. Rồi trong video ca nhạc
“Văn Cao – Giấc mơ một đời người”, Mùa xuân đầu tiên mới được vang
lên qua trình diễn của Thanh Thúy xinh đẹp.
Song, dường như phải chờ đến
khi Văn Cao tạ thế (10.7.1995) Mùa xuân đầu tiên mới thực sự loang
sâu vào đời sống âm nhạc hôm nay. Đó là nỗi truân chuyên của từng tác phẩm. Phải
nói rằng, trong những sáng tác âm nhạc của Văn Cao thì Mùa xuân đầu tiên được
biết đến chậm nhất, phải sau 20 năm (1976 – 1996) phải tới mùa xuân đầu tiên,
Văn Cao mãi mãi vắng trên cõi đời thì bài hát Mùa xuân đầu tiên của
ông mới thực sự có đời sống.
Tôi không bao giờ quên gương
mặt của Văn Cao và Thanh Thảo khi nghe băng cassette giọng hát Quốc Đông thể hiện
rất nồng nàn Mùa xuân đầu tiên và Tình ca trung du hồi cuối
năm 1991. Thanh Thảo yêu cầu tôi sang cho một băng mang về Quảng Ngãi “nghe cho
sướng” và sau đó, Thanh Thảo đã viết “Đi trong mùa xuân của Văn Cao”, trong đó
có đoạn: “Cả một dòng sông vui, nhưng không trào cuộn ồn ào, mà như lắng lại,
nghe kỹ thấy những lượn sóng đang run run, những lượn sóng như nhắn nhủ cái gì,
báo trước điều gì. Chợt sáng, chợt nhòe, ánh tượng ấy chập chờn trong tôi, ám
vào tôi day dứt. Cuộc đời này rồi sẽ ra sao, chúng ta rồi sẽ đi về đâu. Liệu
cái thời khắc trẻ thơ kỳ diệu ấy có đủ sức nâng đỡ ta trong những ngày nặng nề
của cuộc đời”. Tôi không biết. Và tôi cũng không rõ Văn Cao có biết không…
Trong cuốn Văn Cao – Người đi dọc biển, Mùa xuân đầu tiên là 1 chương trong 21
chương sách với cái tên “Trở lại mùa xuân đầu tiên”. Đó là chương 17.
Theo Quả Thông
Mùa xuân đầu tiên – Thanh Thuý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét