Tường Vi
Căn phòng nhỏ - tiếng mưa
đêm ngoài song cửa. Hình ảnh mưa, bám đuổi, hòa quyện. Cảm xúc tôi lắng đọng,
miên man giữa dòng tình… “Khi mặt trời vắng bóng, khi lời nguyền khuất
lấp…” Nhạc khúc như thoát khỏi sự chi phối bởi cấu trúc âm nhạc; cao trào
ở điệp khúc, và theo dòng cảm xúc, cứ dâng lên từng đợt, từng đợt chơi vơi, rồi
lắng đọng trong dòng tự sự:
“Như mưa ngày nào thấm
ướt vai em
Như mưa ngày nào khuất lấp sao đêm
Như mưa ngày nào, thấm ướt môi mềm…”
Hòa quyện hay tách xa. Những âm tiết xen kẽ, dàn trải những cảm giác day dứt, mênh mang - vừa hụt hẫng, vừa trống vắng cô đơn. “Thương nhau ngày mưa” –một nốt “thăng” của Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang với định mệnh âm nhạc. Tình khúc “ray rứt” cảm xúc ấy là một bứt phá của dòng nhạc Trẻ hiện sinh, thuở vàng son của Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà, Tùng Giang- những mảng linh hồn của ban nhạc Phượng Hoàng trong những Thập niên 60-70.
Nguyễn Trung Cang- người nhạc sĩ tài hoa ấy, và cái chết của ông vẫn luôn là ẩn số như một giai thoại trong âm nhạc Việt. Chỉ biết ở những năm tháng cuối đời, ông lây lất trong nghèo khó và bệnh tật.
Một đêm mưa, rất mưa. Mưa như khơi gợi những lãng đãng bất chợt khi tâm tư tôi lắng đọng trong điệu khúc “Còn yêu em mãi”. Và những liên tưởng về một huyền thoại âm nhạc John Lennon. Ông và những tháng năm mặn nồng bên người vợ yêu của mình là Yoko Ono- một người Mỹ, gốc Nhật. Người đã đem nguồn cảm hứng trong tuyệt tác bất hủ Imagine của John Lennon. Nguyễn Trung Cang (dường như) cũng đầy những da diết, ưu tư với một nửa của mình. “Còn yêu em mãi” - “biệt tình khúc” cuối đời của Nguyễn Trung Cang viết cho người vợ yêu quý giữa hoang vu tâm hồn
“Riêng ta nơi núi rừng
Về đêm càng nghe hồn băng giá…
Câu ca hay khúc nhạc
Càng cho sầu thêm tình tan nát…”
Cái cảm giác kết hợp về sự cân bằng hài hòa giữa giai điệu và ca từ đầy cảm xúc, dẫu giữa những “cách xa mỏi mòn” nhưng tâm cảm của người nghệ sĩ vẫn đầy trọn vẹn với tin yêu da diết:
“... Này em hỡi,
ta mơ ngày sẽ tới,
khi tương phùng,
em khóc cho niềm vui vì hạnh phúc...”
Như mưa ngày nào khuất lấp sao đêm
Như mưa ngày nào, thấm ướt môi mềm…”
Hòa quyện hay tách xa. Những âm tiết xen kẽ, dàn trải những cảm giác day dứt, mênh mang - vừa hụt hẫng, vừa trống vắng cô đơn. “Thương nhau ngày mưa” –một nốt “thăng” của Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang với định mệnh âm nhạc. Tình khúc “ray rứt” cảm xúc ấy là một bứt phá của dòng nhạc Trẻ hiện sinh, thuở vàng son của Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà, Tùng Giang- những mảng linh hồn của ban nhạc Phượng Hoàng trong những Thập niên 60-70.
Nguyễn Trung Cang- người nhạc sĩ tài hoa ấy, và cái chết của ông vẫn luôn là ẩn số như một giai thoại trong âm nhạc Việt. Chỉ biết ở những năm tháng cuối đời, ông lây lất trong nghèo khó và bệnh tật.
Một đêm mưa, rất mưa. Mưa như khơi gợi những lãng đãng bất chợt khi tâm tư tôi lắng đọng trong điệu khúc “Còn yêu em mãi”. Và những liên tưởng về một huyền thoại âm nhạc John Lennon. Ông và những tháng năm mặn nồng bên người vợ yêu của mình là Yoko Ono- một người Mỹ, gốc Nhật. Người đã đem nguồn cảm hứng trong tuyệt tác bất hủ Imagine của John Lennon. Nguyễn Trung Cang (dường như) cũng đầy những da diết, ưu tư với một nửa của mình. “Còn yêu em mãi” - “biệt tình khúc” cuối đời của Nguyễn Trung Cang viết cho người vợ yêu quý giữa hoang vu tâm hồn
“Riêng ta nơi núi rừng
Về đêm càng nghe hồn băng giá…
Câu ca hay khúc nhạc
Càng cho sầu thêm tình tan nát…”
Cái cảm giác kết hợp về sự cân bằng hài hòa giữa giai điệu và ca từ đầy cảm xúc, dẫu giữa những “cách xa mỏi mòn” nhưng tâm cảm của người nghệ sĩ vẫn đầy trọn vẹn với tin yêu da diết:
“... Này em hỡi,
ta mơ ngày sẽ tới,
khi tương phùng,
em khóc cho niềm vui vì hạnh phúc...”
Ngày ấy, dẫu “xác thân
héo gầy”, ông vẫn mơ đến ngày tương phùng để được nhìn “Em
khóc cho niềm vui vì hạnh phúc…”
Và “Dạ Khúc”, cũng là một “biệt khúc” cuối cùng của Nguyễn Trung Cang; những âm tiết của nuối tiếc trên từng mộng du cuộc tình:
“...Từng đêm phiêu lãng ru hồn say
Hương xưa trên môi tình yêu dấu
Bóng dáng thuở ấy nay còn đâu...”
Đêm vật vờ giữa thánh thót mưa. Và tiếng hát Tuấn Ngọc da diết nỗi niềm… Tôi nghe mưa. Mưa mang một trạng thái cảm xúc khác trong “Bâng khuâng chiều nội trú”.
Và “Dạ Khúc”, cũng là một “biệt khúc” cuối cùng của Nguyễn Trung Cang; những âm tiết của nuối tiếc trên từng mộng du cuộc tình:
“...Từng đêm phiêu lãng ru hồn say
Hương xưa trên môi tình yêu dấu
Bóng dáng thuở ấy nay còn đâu...”
Đêm vật vờ giữa thánh thót mưa. Và tiếng hát Tuấn Ngọc da diết nỗi niềm… Tôi nghe mưa. Mưa mang một trạng thái cảm xúc khác trong “Bâng khuâng chiều nội trú”.
"Chiều nội trú bâng
khuâng
như đôi mắt ai ngày nào tao ngộ
Chiều nội trú bâng khuâng
như đôi mắt ai vời vợi tha thiết
Ánh mắt thật gần mà cũng thật xa
ôi yêu thương quá ánh mắt êm đềm
Mong tình yêu cho hồn trở lớn khôn thêm
Là một thoáng mây bay trong đôi mắt ai một ngày nắng
đẹp
Là một thoáng giăng mây trong đôi mắt ai một ngày u ám
Ánh mắt mơ hồ phủ kín hồn tôi
Nghe sao chới với có thế quên người
Mưa chiều nay cho hồn tôi luống bâng khuâng
như đôi mắt ai ngày nào tao ngộ
Chiều nội trú bâng khuâng
như đôi mắt ai vời vợi tha thiết
Ánh mắt thật gần mà cũng thật xa
ôi yêu thương quá ánh mắt êm đềm
Mong tình yêu cho hồn trở lớn khôn thêm
Là một thoáng mây bay trong đôi mắt ai một ngày nắng
đẹp
Là một thoáng giăng mây trong đôi mắt ai một ngày u ám
Ánh mắt mơ hồ phủ kín hồn tôi
Nghe sao chới với có thế quên người
Mưa chiều nay cho hồn tôi luống bâng khuâng
Mưa đầu mùa hạt nhỏ long
lanh
Mưa quấn quýt giọt dài giọt vắn
Mưa hỡi mưa ơi có bao giờ nhớ nắng
Sao ta buồn lại nhớ thương nhau…”
Mưa quấn quýt giọt dài giọt vắn
Mưa hỡi mưa ơi có bao giờ nhớ nắng
Sao ta buồn lại nhớ thương nhau…”
Ca từ là sự kết hợp từ
cảm hứng của hai bài thơ “Bâng khuâng chiều nội trú” và “Mưa”. Tác giả là một
“thi sĩ nghiệp dư”, cô sinh viên trường Luật thuở ấy có cái tên Hoài Mỹ. Nguyễn
Trung Cang đưa thơ vào nhạc, đẹp trong từng âm cảm, tiết tấu hài hòa. Giai điệu
như lang thang vào từng ngã rẽ ký ức tôi, “Em có nghe mưa tưởng
chăng lời anh nói. Rất nồng nàn ngọt tiếng: Yêu em…”
Viết về Nguyễn Trung Cang và những ca khúc một thời của ban nhạc Phượng Hoàng, và đỉnh cao là chất giọng đặc thù của Elvis Phương- giọng ca “chủ lực” của Phượng Hoàng Band. Giai điệu, sự kích động đầy phấn khích của tiết tấu sôi nổi; và sự yên lặng bình thản của những tiết âm chậm... Âm nhạc của Nguyễn Trung Cang thể hiện cảm âm từ một tâm chất đầy nghệ sĩ tính. Âm nhạc lúc bấy giờ không phải là một hình thức của cuộc sống mà chính là bản thân của cuộc sống... Những suy cảm của tiết tấu như một thông điệp nhân bản về Tình Yêu và Nhân Loại. Dẫu “Đời sống có lúc như mật đắng”. Và, niềm tin từ“niềm quý mến nhau là xâu chuỗi màu, buồng tim yêu thương là châu báu…” mà Nguyễn Trung Cang đã gởi gắm trong “Kho tàng của chúng ta”:
Viết về Nguyễn Trung Cang và những ca khúc một thời của ban nhạc Phượng Hoàng, và đỉnh cao là chất giọng đặc thù của Elvis Phương- giọng ca “chủ lực” của Phượng Hoàng Band. Giai điệu, sự kích động đầy phấn khích của tiết tấu sôi nổi; và sự yên lặng bình thản của những tiết âm chậm... Âm nhạc của Nguyễn Trung Cang thể hiện cảm âm từ một tâm chất đầy nghệ sĩ tính. Âm nhạc lúc bấy giờ không phải là một hình thức của cuộc sống mà chính là bản thân của cuộc sống... Những suy cảm của tiết tấu như một thông điệp nhân bản về Tình Yêu và Nhân Loại. Dẫu “Đời sống có lúc như mật đắng”. Và, niềm tin từ“niềm quý mến nhau là xâu chuỗi màu, buồng tim yêu thương là châu báu…” mà Nguyễn Trung Cang đã gởi gắm trong “Kho tàng của chúng ta”:
Ban nhạc Phượng Hoàng với
Lê Hựu Hà , Nguyễn Trung Cang cùng “Vua Nhạc Trẻ” Trường Kỳ và Nam Lộc
“Tôi xin mua lại căm thù
Tôi xin mua lại lao tù
Bằng những cánh hoa cài trên áo người
Bằng đôi tay non còn rướm máu…”
Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Tùng Giang, Trường Kỳ, Nam Lộc... những “linh hồn” của thập niên sôi động cuộc cách mạng nhạc Trẻ Việt. Nguyễn Trung Cang đã “Từng đêm phiêu lãng ru hồn say” trên những nẻo đường Sài Gòn xưa cũ. Nhạc khúc “Mặt trời Đen” ra đời, nhẩn nhơ giữa những niềm tin tan vỡ, bước xa mộng mơ như bi kịch của một thế hệ không lối thoát trong nhịp đời bế tắc:
Mặt trời đen quá đen, đen như đời ta
Đời hằng mong thoát ly đến khung trời xa
Cuộc đời như chó hoang lang thang về đêm
Cuộc tình không mấy khi nghe câu dịu êm…
Tôi xin mua lại lao tù
Bằng những cánh hoa cài trên áo người
Bằng đôi tay non còn rướm máu…”
Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Tùng Giang, Trường Kỳ, Nam Lộc... những “linh hồn” của thập niên sôi động cuộc cách mạng nhạc Trẻ Việt. Nguyễn Trung Cang đã “Từng đêm phiêu lãng ru hồn say” trên những nẻo đường Sài Gòn xưa cũ. Nhạc khúc “Mặt trời Đen” ra đời, nhẩn nhơ giữa những niềm tin tan vỡ, bước xa mộng mơ như bi kịch của một thế hệ không lối thoát trong nhịp đời bế tắc:
Mặt trời đen quá đen, đen như đời ta
Đời hằng mong thoát ly đến khung trời xa
Cuộc đời như chó hoang lang thang về đêm
Cuộc tình không mấy khi nghe câu dịu êm…
Mặt trời không muốn sáng
soi cho ta thấy
nắng lên trong đêm dài, cho đời ta ấm áp.
Nụ cười ta đánh rơi mất khi còn thơ,
Chỉ còn hiu hắt trên đôi môi hững hờ.
Từng niềm tin vỡ tan, bước xa mộng mơ.
Mặt trời đen vẫn xua bóng đêm nhẩn nhơ
Nụ cười chưa vang tiếng sao nghe nước mắt
thấm lên đôi vai gầy. Ôi! buồn đau biết mấy.
Mặt trời đen, quá đen, đen như đời ta.
Đời hằng mong thoát đi thấy khung trời xa.
Cuộc đời như thú hoang lang thang về đêm.
Cuộc tình không mấy khi nghe câu dịu êm.
Đời buồn mong quên hết, ta mong quên hết.
Vứt đi bao âu sầu luôn tìm nơi nương náu.
Sao ta vẫn thấy mặt trời đen, đen như mực.
đen như đêm ma quái. Ah. ha ha ha..
Sao ta vẫn thấy mặt trời đen, đen như mực.
đen như đêm ma quái. Ah..
nắng lên trong đêm dài, cho đời ta ấm áp.
Nụ cười ta đánh rơi mất khi còn thơ,
Chỉ còn hiu hắt trên đôi môi hững hờ.
Từng niềm tin vỡ tan, bước xa mộng mơ.
Mặt trời đen vẫn xua bóng đêm nhẩn nhơ
Nụ cười chưa vang tiếng sao nghe nước mắt
thấm lên đôi vai gầy. Ôi! buồn đau biết mấy.
Mặt trời đen, quá đen, đen như đời ta.
Đời hằng mong thoát đi thấy khung trời xa.
Cuộc đời như thú hoang lang thang về đêm.
Cuộc tình không mấy khi nghe câu dịu êm.
Đời buồn mong quên hết, ta mong quên hết.
Vứt đi bao âu sầu luôn tìm nơi nương náu.
Sao ta vẫn thấy mặt trời đen, đen như mực.
đen như đêm ma quái. Ah. ha ha ha..
Sao ta vẫn thấy mặt trời đen, đen như mực.
đen như đêm ma quái. Ah..
Và dẫu những chất nặng
của ký ức tình yêu, người nhạc sĩ vẫn chuyên chở cảm xúc trong dòng đời với
Hương Thừa, Đêm Dài, Tình Như Sương Khói, Một Giấc Mơ, Anh Vẫn Biết, Đêm Buồn
Như Thánh Ca, Phiên Khúc Mùa Đông....
Tôi và một đêm mưa, hồn chợt lạc điệu trên những nốt nhạc tình Nguyễn Trung Cang...
Tôi và một đêm mưa, hồn chợt lạc điệu trên những nốt nhạc tình Nguyễn Trung Cang...
Ban nhạc Phượng Hoàng;
những người trụ cột (đã mất): Lê Hựu Hà (đầu hàng từ trái qua) và Nguyễn Trung
Cang (thứ hai, phải qua)
Đặng Mỹ Hạnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét