Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Nhạc Quán: “Một Cõi Đi Về” - Đêm nhạc thính phòng TCS - Đà Lạt

Nhạc Quán: “Một Cõi Đi Về” - Đêm nhạc 

thính phòng TCS - Đà Lạt

Thân tặng những người yêu mến nhạc T.C.Sơn
 Một  buổi sáng Đà Lạt, trời se se lạnh, xuống phố trên đuờng Trần Hưng Đạo, chúng tôi đang lang thang tìm hoa Mimosa, một lòai hoa tôi yêu, hình dáng nhỏ như “đóa hoa vàng mỏng manh” rất dễ thuơng, hình như chỉ có duy nhất ở Đà Lạt. Bất chợt nhìn thấy bên đuờng đi, nhiều đóa hoa Tú Cầu nở tròn to xinh đẹp,tôi lại nhớ hình ảnh kỷ niệm năm xưa :con gái út ( 4 tuổi) chụp sát mặt với hoa Tú Cầu ( mặt con gái và hoa đều dễ thuơng như nhau). Thời còn ở Việt Nam, gần như hè năm nào gia đình tôi cũng đều lên đây chơi, nên Đà Lạt là thành phố thân thuơng nhất sau Saigòn. Nhờ lăng xăng chụp ảnh hoa Tú Cầu, mới phát hiện có Quán nhạc Guitar,chúng tôi bèn đi vào bên trong và khám phá phía trên cửa vào nhạc quán có bảng gổ viết chữ theo kiểu thư pháp: Nhạc Quán “Một Cõi Đi Về”.Thật là thú vị ! vì tình cờ gặp đuợc nguời “đồng điệu”,bởi chỉ cần thấy tên quán, cũng đủ hiểu chủ quán nhạc cũng là nguời say mê nhạc Trịnh Công Sơn đến thế nào…
Buổi chiều bạn tôi thân hành đến tận quán gặp anh Dũng, chủ quán để xin đặt bàn truớc cho tối nay, vì chúng tôi muốn có một chổ ngồi tốt, ấm cúng để thuởng thức một đêm nhạc thính phòng đẹp. Chúng tôi hẹn sẽ đến quán vào lúc 9 giờ tối, không thể đến sớm hơn,vì còn phải đi xem diễn hành xe hoa (Festival Hoa Đà Lạt) cũng rất hấp dẫn.
Tối đó khi chuơng trình giới thiệu các xe hoa vừa xong, dù còn rất nhiều tiết mục hấp dẫn khác, chúng tôi cũng vôi gọi taxi để đến nhạc quán truớc 9 giờ tối! Buớc vào quán, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy chỗ mình đặt truớc đã có nguời ngồi?? Bạn tôi đi gặp chủ quán …và đuợc nhân viên dẫn tới ngồi chổ khác, dĩ nhiên không tốt và không thỏai mái kèm với lời xin lỗi. Bạn tôi cho biết những nguời ngồi chổ của chúng tôi là những cán bộ cao cấp từ Hà Nội, Thanh hóa vào dự lễ Festival ĐL, nên phải nhuờng họ..Tôi không đồng ý và muốn gặp chủ quán, anh Dũng ra găp tôi :”Chúng tôi muốn có một đêm nghe nhạc thỏai mái nên đã bỏ công đến tận quán đặt chổ truớc, anh đã nhận lời, xin anh vui lòng giữ chữ Tín…” Sau đó chúng tôi đuợc thu xếp ngồi vào chỗ chúng tôi đã đặt truớc, Thật may, nếu không cảm xúc đêm nghe nhạc này đã bị phá hủy ngay từ đầu…
Không gian nhạc quán tuy nhỏ nhưng rất ấm cúng, một lò suởi với những khúc củi lớn đang cháy bập bùng tỏa ánh sáng và sự ấm áp cho cả gian phòng. Ở góc phòng, một sân khấu nhỏ (đúng nghĩa của nó) chỉ đủ chỗ cho một nhạc công phía sau và một ca sĩ đứng hát, ca sĩ có thể buớc xuống tới gần với khán giả ngồi chung quanh và nghe lời yêu cầu nhạc của họ. Mỗi bàn kiếng truớc khán gỉa đều có một ngọn nến và một bình hoa Hồng tuơi,khách có thể lấy hoa Hồng từ đó tặng ca sĩ để bày tỏ lòng cám ơn, một cử chỉ “trân trọng nghệ sĩ”, rất tình nguời và rất dễ thuơng mà ngày xưa Trịnh công Sơn đã từng cổ vũ, khuyến khích. Tôi nhớ anh đã từng nói : “ Tại sao không tăng hoa cho nghệ sĩ, ngay khi họ vừa cống hiến. Điều đó sẽ giúp họ mỉm cuời và rất vui vì họ có thể cảm nhận niềm hạnh phúc đuợc yêu mến và trân trọng…Đừng đợi đến khi họ qua đời rồi mới đem bao nhiêu là hoa tuơi chất quanh quan tài và mộ bia…lúc đó họ không còn cảm xúc để tiếp nhận nữa…”

“ Nếu có yêu tôi thì hãy yêu tôi bây giờ
Đừng đợi ngày mai, đến khi tôi qua đời
Đừng đợi ngày mai đến khi tôi thành mây khói
Cát bụi làm sao mà biết mỉm cuời…”
Phía trên góc chính của gian phòng, nơi có sân khấu nhỏ là bức ảnh chân dung lớn của Trịnh Công Sơn với điếu thuốc trên tay, bên trái là một mãnh gổ nghệ thuật có khắc hình Trịnh Công Sơn với cây đàn Guitar và những dòng chữ thư pháp lời TCS viết. Bên phải thấp duới dàn amply là bức vẽ nghệ thuật lồng trong khung kính, mang dáng dấp TCS với hàng chữ thư pháp “Một cõi đi về”. Giữa phòng là lò suởi với ánh lửa bập bùng, phía trên lò suởi là một chân nến với 6 ngọn nến lung linh trong bóng tối càng làm tăng tính chất lãng mạn của một đêm nhạc thính phòng mùa đông! Sát với sân khấu là một giỏ hoa Hồng tuơi thắm, Đà Lạt đúng là xứ sở của Hoa, nên hoa Hồng hiện diện khắp nơi trong khán phòng. Có bàn truớc mặt khách, ngọn nến đuợc thắp trồi lên ở giũa một đĩa hoa hồng tuơi thắm và bên cạnh lại thêm một bình hoa nhỏ…
Hai ca sĩ chính là Mỹ Hạnh và Ngọc Dung, hát rất tới, họ thay phiên nhau hát những bản nhạc trừ tình của TCS, VTA…hoặc theo yêu cầu của khách. Anh Dũng chủ quán, có vẽ nghệ sĩ, nguời chơi guitar cho quán, thỉnh thỏang anh lên sân khấu hát theo cảm hứng hoặc theo yêu cầu của khán giả. Khi giới thiệu về nhạc TCS, anh giới thiệu năm sáng tác, anh thuộc tùng lời văn, câu nói của TCS… Tối nay anh hát bài “Kinh Khổ” của Trầm Tử Thiêng,theo yêu cầu của khán giả,giọng anh tha thiết:

“Lạnh lùng một ngày, một qua mau
Lời kinh mù suơng mờ trên đầu,
Mộng chờ sau đêm. Ngày mai thật lạ!
Thù hằn anh em, bỗng nhìn nhau gọi nhau thật đậm đà…”
Anh Dũng và hai ca sĩ tỏ ra rất trân trọng khán giả. Lúc đầu có một chút trục trặc về chỗ ngồi, nhưng anh Dũng đã tỏ ra có thiện chí và giải quyết khá tốt. Vậy mà sau đó anh còn lên sân khấu, nói lời xin lổi, hai ca sĩ thì luôn đáp ứng nhanh chóng những lời yêu cầu nhạc của khán giả…Khán giả gồm một số khách địa phương và du khách, Việt kiều về thăm quê huơng, một số cán bộ cao cấp từ Hà nội, Thanh hóa vào tham dự Festival Tôi thấy họ vẫn thích nghe nhạc xưa, nhạc TCS, VTAn, NTMiên, không hề thấy họ nhắc tới nhạc đỏ ! Họ cũng có vẽ biết chuyện khi chấp nhận trả lại chỗ ngồi tốt, hàng ghế đầu sát bên lò suởi, vì chúng tôi đặt chổ truớc từ chiều!
Thấy ca sĩ hát theo yêu cầu của khách khá nhiều, nên tôi lấy giấy viết ra để yêu cầu một số bài hát của TCS. Mỹ Hạnh mở đầu với “Hạ Trắng” và câu kết của bài hát là câu tôi thấy ý nghĩa nhất, nó nói lên sự ân tình và chung thủy đáng quý mà ngày nay, gần như nguời ta đã đánh mất hết:

“Đời xin có nhau, dài cho mãi sau, nắng không gọi sầu
Áo xưa dũ nhàu, cũng xin bạc đầu, gọi mãi tên nhau”
Đến khi bài “Diễm xưa” đuợc cất lên một lát, thì phía sau có giọng hát diễu cợt cất lên: “Em vẫn lăn tăn trên từng phố nhỏ..” Tôi thấy khó chịu, nhưng cố nhịn, nhưng họ lại tiếp tục lớn hơn “Xưa rồi Diễm..”, tôi bèn quay đầu lại nhìn họ:
- Đến đây là để nghe nhạc, xin vui lòng biết tôn trọng ca sĩ và những nguời chung quanh..
Có lẽ họ bị “quê”! nhưng tôi biết làm sao hơn? Chẳng lẽ cứ im lặng làm lơ truớc cái sai, để họ tiếp tục hát linh tinh, rồi phá hủy cảm xúc một đêm nhạc thính phòng TCS mà lâu lắm tôi mới có đuợc sao? Nhưng may quá, họ giảm dần cuờng độ âm thanh…rồi tắt hẳn, tôi thầm nghĩ ít ra họ biết họ sai và tiếp thu để sửa đổi. Vậy là một thái độ tốt! Nhờ đó tôi có thể tiếp tục thuởng thức phần nhạc yêu cầu thỏai mái hơn…
Một lát sau, tới phần nhạc yêu cầu của nguời khác, tôi và cô bạn đứng dậy ra phía sau tìm W.C. Lúc trở lại, vừa ngồi vào ghế, tôi ngạc nhiên khi một nguời ngồi phía sau chồm lên nói nhỏ:
- Em xin lỗi cô, vì lúc nãy đã có thái độ không đúng khi nghe nhạc, làm phiền cô!
- Không sao! Anh đã biết tôn trọng và giữ yên lặng lại, là tốt rồi! Cám ơn anh!
- Không! Cô nói rất đúng “đến đây là để nghe nhạc”, không phải chỗ hát linh tinh..
Rồi anh đưa tay ra để bắt tay tôi, tôi hiểu đó là cử chỉ xin lỗi và hòa giải, nên đáp ứng! Một lời hát của TCS bỗng trở về: “Tôi chợt nhìn ra tôi”, nếu trong đời sống này,  ai cũng biết có lúc dừng lại để “nhìn ra tôi” rồi tiếp thu, sửa sai thì cuộc sống này sẽ đẹp hơn biết bao! Vì: “Ngày sau sỏi đá vẫn cần có nhau”
Cô bạn quay sang hỏi nhỏ tôi:
- Cái gì mà cứ thấy nói qua, nói lại hòai vậy ?
Tôi cuời tóm tắt sự việc xảy ra, bạn tôi tròn mắt nhìn tôi thán phục:
- Thiệt tình, phục bạn quá! từ vụ chỗ ngồi tới vụ này! Sao cái gì cũng dám nói mà không sợ gì hết vậy?
- Ủa, tại sao lại sợ ? Mình nói đúng mà! Ai cũng im lặng làm lơ không dám nói truớc cái sai, nên cái sai mới có dịp tồn tại và phát triễn trong xả hội!
- Nhưng nói ra không sợ bị phản ứng nguợc sao?
- Tại sao chưa nói đã sợ? như 2 vụ tối nay, sau khi nói ra đều có kết quả tốt!
Điều này chứng tỏ trong tâm mỗi nguời đều có mầm “Thiện”, mình phải biết khơi gợi và giúp nó phát triển tốt…Hơn nữa tôi vẫn tin rằng những nguời đến nhạc quán này đêm nay, vì yêu thích nhạc TCS, thì ít ra tâm hồn họ cũng còn cái mầm Thiện…và quả là như vậy!
Trên sân khấu, anh Dũng đang giới thiệu một bài hát mà tôi yêu cầu : “Để gió cuốn đi”, trong lời tâm tình khi giới thiệu bài hát, có một câu mà tôi rất thích và thấy rất ý nghĩa: “Nguời ta có thể đem con nguời ra khỏi Quê huơng, nhưng nguời ta không thể đem Quê huơng ra khỏi con nguời!” Đúng vậy, nếu ta có tấm lòng với Quê huơng với con nguời Việt Nam thì không ai có thể lấy nó ra khỏi trái tim ta :

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…”
Bài hát đuợc trình này song ca ( Nam – Nữ,) thật hay và nhịp nhàng nên lôi cuốn khán giả vổ tay hát nhịp theo!

“Hãy yêu ngày tới, dù quá mệt kiếp nguời,
Còn cuộc đời ta cứ vui..”
Thật là một đêm nhạc tràn đầy tình tự dân tộc và tình nguời! Trong không khí giá lạnh của Đà Lạt đêm đông, bên cạnh ánh lửa bập bùng của lò suởi,quả là một đêm nhạc thính phòng tuyệt vời trong cuộc đời mà tôi đuợc huởng.
Rồi một tình khúc của Lê Uyên Phuơng đuơc cất lên, đôi uyên uơng song ca này cũng xuất thân từ Đà Lạt, nó gợi nhớ những kỷ niệm thân thuơng năm xưa. Lòng tôi chợt chùng xuống khi nghe :

“Xin cho yêu em nồng nàn, xin cho yêu em nồng nàn
Dù biết yêu tình yêu muộn màng”
Lời hát ngày xưa tôi nhận đuợc từ một nguời tự nguyện dâng hiến dù bị từ chối..nghe sao da diết quá! Rồi những bài hát nói về Đà Lạt, thành phố mù suơng, nơi khởi đầu của bao nhiêu mối tình thơ mộng! Kỷ niệm tình yêu đầu đời thời sinh viên nhẹ nhàng trở về trong tôi, dù nay “Tình đã chắp cánh bay xa” bởi đời vốn là “vô thuờng” như lời một câu hát của Lê Tìn Huơng, nghe sao mà thấm thía:

“Đứng bao giờ hứa mai sau ta luôn bên nhau
Thời gian tựa cánh chim bay
Bay nhanh xa xăm như cơn mộng thắm”
Tình yêu dù say mê, dù muộn màng, dù thành đôi hay chia lìa..rồi cũng sẽ trở thành quá khứ : “Dù tình vu vơ hay yêu thiên thu cũng chìm trôi”, nhưng lòng tôi  vẫn tha thiết:

“Muốn một lần tạ ơn với đời
  Chút mặn nồng cho tôi…”
Một số bài hát về Đà Lạt thành phố khói suơng, thành phố của thiên nhiên, đồi núi và nhất là hoa tuơi…đuợc cất lên;

“Ai lên xứ hoa Đào, đừng quên lần buớc theo đuờng hoa
Hoa đến bên nguời, ngại ngần rồi hoa theo chân ai..”
Ngày nay Đà Lạt đã đổi thay nhiều, quán Thanh Thủy bên bờ Hồ Xuân Huơng, một địa chỉ quen thuộc của du khách Đà Lạt năm xưa, nay đã đuợc tân trang lại và sơn tòan màu tím, càng tăng thêm tính lãng mạn vốn sắn có của  nơi này:

“Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ
Màu lam tím Đà Lạt suơng phủ mờ"
Ngày xưa Trịnh công Sơn cũng gặp Khánh ly ở thành phố lãng mạn và trữ tình này, nên từ đó mới tạo ra hiện tuợng “TCS – KL” đã để lại cho đời sống biết bao nhiêu cảm xúc tuyệt vời về âm nhạc của một thời đã qua,Và có lẽ sẽ còn lưu lại trong lòng mọi nguời không những thời đó mà có lẽ ngay cả nhiều thế hệ mai sau nũa. Xin cám ơn thành phố khói suơng đã tạo nguồn cảm hứng và những găp gỡ âm nhạc diệu kỳ của đời sống! Nhớ lại thời sinh viên tôi đã từng say mê nghe tiếng hát nồng nàn da diết của Khánh Ly như một lời tự sự hòa với tiếng đệm đàn guitar trầm ấm của TCS để càng cảm thấy “ơn đời” nhiều hơn bởi đã đuợc học hỏi và chiêm nghiệm nhiều điều hơn về cuộc sống này:

“Đời cho ta thế cứ hãy cất buớc đi mọi nơi
Đời cho ta thế, cứ hãy sống tới như mọi ai’

Bây giờ càng trãi nghiệm cuộc sống, càng thấy ý nghĩa của những lời nhạc TCS lại thêm phần thấm thía hơn. Tôi tin rằng không chỉ riêng tôi mà còn nhiều nguời khác nữa, có một lúc nào đó bạn sẽ bắt gặp mình trong những ca từ, ý thơ của nhạc TCS.
Khi đêm nhạc gần hết, anh Dũng đến bỏ nhỏ:
“Một lát mời các cô nán lại, em sẽ đàn guitar và hát nhạc TCS để riêng tặng mấy cô”
Tôi cuời cám ơn, nhưng lòng thầm nghĩ chắc là một lối nói “business” để đẹp lòng khách mà thôi!
Một anh chàng Việt Kiều xin lên đàn guitar một bài về Quê huơng để tặng mọi nguời,có lẽ vì khi “ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”  Quả thật:

“Tim mỗi nguời là quê nhà nhỏ
Tình nồng thắm như mặt trời xa’
Khi đêm nhạc chấm dứt mọi nguời ra về, chúng tôi cũng đứng lên ra về…nhưng khi ra tới sân, gặp anh Dũng:

- Ô, sao các cô lại về ? xin phép cho em tiễn khách xong, em sẽ trở lại ngay để tự đệm đàn và hát nhạc TCS tặng các cô
Truớc ý tốt và sự ân cần của anh Dũng, chúng tôi quay trở lại ngồi bên lò suỡi vẫn còn ấm nồng để nghe nguời nghệ sĩ lãng tử, chủ quán nhạc, ôm cây đàn guitat tự đệm đàn và hát những ca khúc của TCS. Tôi nhớ ngày xưa TCS luôn dùng đàn thùng guitar để đệm nhạc cho những ai hát các ca khúc của anh Thực ra nhạc TCS chỉ hát với guitar thùng là hợp nhất, tiếng đàn nghe trầm ấm, nghệ thuật và đầy nghệ sĩ tính.
Trên sân khấu nhỏ anh Dũng đang gảy đàn và hát nhạc Trịnh với tất cả niềm đam mê của mình, anh hát như để tặng tri âm, một lần tình cờ gặp gỡ trong đời. Hết bài “Này em có nhớ” lại đến “Như một lời chia tay” Một không khí thân tình ấm áp lan tỏa giữa nguời hát và nguời nghe:

“Làm sao biết từng nỗi đời riêng
Để yêu thêm yêu cho nồng nàn”…
Phút cuối bà chị tôi chợt nhớ và yêu cầu bài “Mưa Hồng”, anh Dũng lại ôm đàn hát tiếp. Đúng là chủ quán nghệ sĩ có khác, luôn hết lòng với nguời nghe tiếng hát của mình. Quả là “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ!”, nên chúng tôi thuởng thức tới giọt âm nhạc cuối cùng của đêm nay rồi mới ra về.
Ân cần tiễn những nguời khách cuối cùng của quán ra tận cổng, ngòai anh Dũng còn có anh chàng bị “nhắc nhỡ” lúc nãy, vẫn còn đây, lại ân cần xin lỗi, rồi đón Taxi dùm. Tiễn lên xe rồi đóng cửa lại vẫn còn đứng vẫy tay lưu luyến…
Thật là một đêm nhạc thú vị và tràn đầy tình nguời mà tôi hân hạnh có trong cuộc đời, và nhạc TCS chính là nhịp nối tình nguời trong đêm nay. Ấn tuợng đêm nhạc tuyệt vời này có lẽ sẽ theo tôi suốt phần đời còn lại :
“..xin tạ ơn nguời, tạ ơn đời, tạ ơn ai đã cho tôi còn những ngày…”
Đà Lạt, một đêm đông cuối năm
Phượng Vũ




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Trong thung lũng thần linh 1. Hà Khê bảo nàng yêu hết tất cả các buổi chiều. Bất kể nắng mưa. Yêu cái dịu nhẹ râm mát chợt chùng xuống s...