Xuất hiện giữa mùa hạ nóng bức và mùa đông lạnh
lẽo, mùa thu mát dịu và mơ màng là nguồn cảm hứng bất tận của văn nhân, thi sĩ
xưa nay. Viết Thu vịnh và Đây mùa thu tới, Nguyễn Khuyến và Xuân Diệu đã đóng
góp cho văn học sử nước nhà hai bài thơ hay về cảnh thu và tình thu. Với Tiếng
thu, Lưu Trọng Lư viết thu thanh và đã dọn cho mình một chỗ ngồi khá độc đáo
trên văn đàn của những thi sĩ mùa thu:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Chủ đề tiếng thu đã được nhà thơ thể hiện trước
hết bằng từ ngữ. Xuyên suốt bài thơ là một từ “nghe” xuất hiện ba lần ở đầu mỗi
khổ thơ. Người đọc nghe gì? Chúng ta nghe lời “thổn thức” dưới ánh
trăng mờ của mùa thu được nhân cách hóa, nghe tiếng lòng “rạo rực” của
người cô phụ có chồng đi đánh giặc xa, nghe tiếng lá thu rơi “xào xạc” trong rừng
vắng.
Chủ đề tiếng thu còn được tác giả diễn tả bằng
thanh âm. Đó là hai câu thơ có toàn thanh bằng xuất hiện ở đầu khổ thơ thứ nhất
và thứ ba: “Em không nghe rừng thu”
Trước cách mạng tháng Tám, trong khi câu thơ
Đường và thơ lục bát với luật gián cách bằng trắc còn ngự trị trên văn đàn, Lưu
Trọng Lư đã sáng tạo và độc đáo khi tự do viết những câu thơ ngũ ngôn có toàn
thanh bằng để miêu tả tiếng thu. Đọc những câu thơ này, cùng với sự hỗ trợ của
nguyên âm “u” tròn môi xuất hiện nhiều lần ở cuối câu thơ, ta như nghe được tiếng
thu êm đềm, nhẹ nhàng và vang vang của tác giả.
Cú pháp của bài thơ cũng góp phần biểu hiện
tiếng thu. Không phải ngẫu nhiên mà cả ba khổ thơ của bài Tiếng thu đều được viết
bằng ba dấu hỏi ở cuối ba khổ thơ này. Tại sao tác giả phải hỏi liên tục như vậy?
Tại vì nhà thơ không tin người em nào đó có thể nghe được cái tiếng thu quá xa
vắng và mơ hồ. Không nghe ư? Em hãy lắng lòng sâu đậm để tiếp nhận tiếng thu dịu
nhẹ và mơ màng ấy.
Cấu trúc của bài thơ cũng được tác giả sử dụng
để thể hiện chủ đề tiếng thu. Hầu hết các bài thơ cũ và thơ mới đều được viết
thành những khổ bốn câu đều đặn. Ở bài thơ này, số dòng trong mỗi khổ thơ tăng
dần đều. Nếu xem mỗi dòng là mỗi khổ thơ thì khổ thứ nhất có hai câu, khổ thứ
hai có ba câu, khổ thứ ba có bốn câu. Nhà thi sĩ có ý thức khi viết những khổ
thơ như vậy để diễn tả một cách có nghệ thuật cái tính chất ngân nga, lan tỏa của
thu thanh. Thêm vào đó, cách gieo vần liền bằng các từ láy đặt ở cuối câu thơ
đã liên kết các câu thơ trong khổ (“xào xạc” với “ngơ ngác”) và các khổ trong
bài (“thổn thức” và “rạo rực”), vừa làm giàu yếu tố nhạc của thơ, vừa làm cho
các câu thơ và khổ thơ như kéo dài ta và nối lại với nhau, tạo cho bài thơ cái
âm hưởng miên man của khúc thu ca.
Để thưởng thức trọn vẹn giai điệu mùa thu của
Lưu Trọng Lư, hãy đọc lại Tiếng Thu, đọc liền mạch và chỉ dừng lại một giây khi
gặp dấu chấm hỏi. Hãy tưởng tượng có ai đó ném xuống mặt nước phẳng lặng của hồ
thu một viên đá nhỏ. Nhiều vòng tròn sóng đồng tâm xuất hiện và lan tỏa mãi. Đó
là hình ảnh làn sóng âm thanh của tiếng thu mà nhà thi sĩ Lưu Trọng Lư đã làm
vang lên trong tâm hồn mỗi người.
Hai dòng thơ cuối của Tiếng thu đã vẽ lên trước
mắt người đọc hình ảnh:
"Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô"
Đạp trên lá vàng khô"
Ta nghe gì khi nhìn thấy hình ảnh ấy? Có phải
ta nghe tiếng lá vàng khô vỡ vụn dưới những bước chân nai ngơ ngác? Tiếng thu
đích thực của Lưu Trọng Lư là như vậy đó. Ta không nghe tiếng thu ấy bằng tai
mà nghe bằng trí tưởng tượng, nghe vang lên trong tâm hồn, mỗi khi thấy lá
ngoài đường rụng nhiều và những đám mây bàng bạc trên không...
Tắt một lời, thu thanh của Lưu Trọng Lư là vô
thanh. Đó là cái "vô thanh thắng hữu thanh" mà tác giả Tỳ Bà Hành là
Bạch Cư Dị đã một lần khẳng định trong cảnh trăng nước tương giao trên bến Tầm
Dương. Với nhận thức tinh tế của nhà thi sĩ, trong Đây mùa thu tới, Xuân Diệu
đã cảm được cái tiếng thu ấy khi nhìn những "thiếu nữ buồn không nói”. Bằng
trí tuệ của một nhà phê bình có biệt tài, trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan
đã "ngộ" được cái thu thanh ấy khi bình Tiếng thu của Lưu Trọng Lư:
"Tiếng thu" ấy, riêng gì mùa
thu mới có? Tuy nó phát khởi từ mùa thu nhưng nó đã vang bên tai loài người từ
muôn đời thì bao giờ chả còn chút dư âm sau những ngày thu tàn tạ. Đã sống nhiều
trong cuộc đời tư tưởng thì dầu trong mùa đông hay mùa xuân, mùa thu hay mùa hạ,
ai là người không có những buổi “chiều thu”, những buổi mà cái buồn vẩn vơ nó đến
van lơn cám dỗ, những buổi mà tiếng thu vàng, gieo vừa nhẹ, vừa chìm.
Hãy lắng nghe “Tiếng thu”
Như một phút chợt dừng trong trường tình phiêu lưu của Lưu Trọng Lư, "Tiếng thu” dội lên âm thanh day dứt của một thời bơ vơ xa xưa. Va còn vọng mãi đến bao giờ?
Như một phút chợt dừng trong trường tình phiêu lưu của Lưu Trọng Lư, "Tiếng thu” dội lên âm thanh day dứt của một thời bơ vơ xa xưa. Va còn vọng mãi đến bao giờ?
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh người chinh phụ
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh người chinh phụ
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.
Bằng hình thức kết cấu cú pháp. Điệp ngữ phủ
định và câu hỏi tu từ, bài thơ "Tiếng thu” đã được Lưu Trọng Lư thể hiện tới
toàn bích trong hơi thở thấm đẫm của văn học lãng mạn thời Thơ Mới.
Nhà thơ Nguyễn Vỹ từng viết: "Lưu Trọng
Lư bước vào làng thơ Việt Nam, gót chân lơ đễnh, cặp mắt ngơ ngác, nụ cười xa vắng,
tay cầm một quyển truyện mỏng của anh vừa in xong, nhan đề "Người Sơn
Nhân”. Một quyển truyện? Thật ra, không hẳn là một quyển truyện. Nhan đề Người
Sơn Nhân cũng không hẳn là sơn nhân. Có thể gọi đó là một bài thơ cũng được. Và
có thể đổi nhan đề là "Người thi nhân" cũng được Lưu Trọng Lư đâu có
biết Lưu Trọng Lư là thi sĩ. Lưu Trọng Lư cũng không biết Lưu Trọng Lư là Lưu
Trọng Lư... Dễ thương làm sao?"
Còn nhà phê bình Hoài Thanh trong "Thi
nhân Việt Nam" thì viết: "ở đời này, ít có người lơ đãng hơn. Thi sĩ
đời nay họ khôn lắm, có khi ranh nữa. Và yêu thơ, thường ta chẳng nên biết người.
Thiệt thòi cho họ và thiệt thời ngay cho mình. Những yêu thơ Lư mà quen Lư thì
vô hại, vì đời Lư cũng là một bài thơ. Nếu quả như người ta vẫn nói, thi sĩ là
mời ké ngơ ngơ ngác ngác chân bước chập chững trên đường đời, thì có lẽ Lư thi
sĩ hơn ai hết.
Có lẽ thế nên khi viết riêng về "Tiếng
thu”, mặc dù có ý rằng Lưu Trọng Lư ảnh hưởng một bài thơ Nhật Bản, Nguyễn Vỹ vẫn
cứ cho rằng thơ Lưu Trọng Lư đâm đặc chất thi sĩ hơn và vì thế có ý ở trên sự tả
hơn bài thơ tả cảnh của nhà thơ Sumaru từ thế kỷ VIII của Nhật Bản. Ông viết:
“Lưu Trọng Lư là một ảnh tượng lơ lửng trong thời gian. Mảnh tim của anh bay vời
vợi trên khung xanh như con thều giấy, đính vào trần gian bằng một sợi tơ mỏng
manh, chập chờn trong gió, vi vu trong mây. Cho nên thơ của Lưu Trọng Lư cũng
phảng phất một hơi thu, một nắng hè thu mát, một khói lam chiều, một thuyền mơ
phiêu dạt, một hơi tiêu man mác, một tiếng hước của con nai vàng xào xạc trên
lá vàng khô...".
Ta thấy điều khác nhau ấy thật rõ ràng khi điệp
ngữ phủ định "Em không nghe" được sử dụng làm môtíp chính để phát triển
toàn bộ cảm xúc của tác giả. Hai lần "Em không nghe" ở khổ đầu và khố
tiếp theo với các hình ảnh "trăng mờ", "chinh phụ”, "cô phụ”
đã gợi ra không khí quạnh vắng cổ điển của "Chinh phụ ngâm". Tự nhiên
làm ta nhớ đến câu thơ "Mặt chinh phụ trăng dọi dọi soi”. Tiếng thu ở đây
được phát hiện như tiếng thở khẽ của nỗi cô đơn. Câu hỏi tu từ được tác giả sử
dụng để gợi ý định hướng độc giả lắng nghe về phía cô đơn ấy mà tác giả không
trực tiếp trả lời.
Từ một ánh trăng mờ đầy ấn tượng thổn thức đến
nỗi mong nhớ chồng rạo rực của người đàn bà cô độc trong căn phòng mang một màu
ẩm tối, lần "Em không nghe" cuối cùng mới hướng độc giả tới nỗi bơ vơ
cùng cực. Ở khổ kết này, sau phương thức chuyển nghĩa nhân cách hóa ở câu thứ
hai: "Lá thu kêu xào xạc", nỗi bơ vơ được chiếc lá mùa thu kêu lên
như người, thì sự nhân cách hóa nói trên. Chính tư tưởng của nhà thơ thời Thơ Mới
đã khiến cho Lưu Trọng Lư tìm ra chữ “kêu” xuất thần đẩy bài thơ đến tầm cao,
vươn tới toàn mỹ. Hai câu thơ cuối được hình thành chuyển nghĩa bằng định ngữ
"vàng". Hai màu vàng đạp lên nhau:
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp lên lá vàng khô?
Đạp lên lá vàng khô?
Đã tạo ra một không gian cô đơn vô bờ bến. Đấy
là bước làm mới bất ngờ từ sự tả cảnh ở bài thơ cổ kia:
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp lên lá vàng khô
Đạp lên lá vàng khô
Hai chất màu: "Vàng ngơ ngác" rồi đến
“vàng khô" xiết lên nhau, khiến ta nhớ đến Nguyễn Gia Thiều với: "Trải
vách quế gió vàng hiu hắt" và Nguyễn Du với: "Giếng vàng đã rụng một
vài lá ngô". Điều đó đã đẩy tâm trạng độc giả tới sự đồng cảm sâu sắc với
tâm hồn của tác giả. Một lối chuyển nghĩa độc đáo khiến tiếng thu thấm sâu vào
ta. Tiếng thu, tiếng của nỗi cô đơn, bơ vơ của con người thời không phương hưởng
trong cảnh nước mất nhà tan còn ẩn dấu một dự báo về sự "cùng tắc biến"
của xã hội ta thời ấy. Một dự báo về một thời chiến chinh như những thuở xưa.
Hãy lắng nghe tiếng thu mà thấy.
Nhờ chất nhạc mạnh mẽ trong bài thơ, "Tiếng
thu” được khá nhiều nhạc sĩ của các thế hệ khác nhau phổ nhạc. Thời tiền chiến
thì có Võ Đức Thu Lê Thương. Thời bây giờ thì có Phan Huỳnh Điểu, Hữu Xuân và
Hoàng Phức Thắng. Nghe "Tiếng thu” được hát lên cũng thấy nao nao xúc động.
Nhưng thú thực, khi tự mình đọc "Tiếng thu” lên để nghe hai màu vàng đạp
lên nhau trong tâm tưởng, mới thấy cái tuyệt đỉnh của thơ mà không một sự thêm
vào nào làm nó mới được hơn nữa, hay hơn được nữa. quyến rũ như mùa thu.
Nguyễn Thụy Kha
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét