Thường nghe vang lên trong
các hội nghị, hội thảo về văn chương ở ta vào thời gian gần đây nhận định quen
thuộc sau: Còn thiếu, thiếu lắm những tác phẩm đỉnh cao, kết tinh tài
năng, trí tuệ của dân tộc đang nhanh chóng chuyển mình trong thế kỷ mới, hòa nhập
với thế giới hiện đại. Chắc chả mấy ai hòai nghi về tính xác thực của đánh
giá tương tự.
Chỉ nhói lên một trăn trở: tại
sao, tại sao vậy? Có phải các nhà văn thiếu vốn sống? Không hẳn. Nhiều cây
bút sống hết mình, đam mê viết, ra sức tận dụng hết thảy những trải nghiệm sống
động của đời mình. Chỉ tiếc là lắm khi họ còn tỏ ra vung vãi, phung phí quá nhiều
chất liệu. Như con sâu ấy, thịt thì nhiều, mà sao xương cốt lại yếu ớt làm vậy. Hay
có thể do yếu tay nghề? Cũng không hẳn. Trong thời buổi giàu có thông tin như
hiện nay, rất nhiều người, nhất là các cây bút trẻ, đọc nhiều, biết nhiều, và
không ít người trong số họ thường xuyên có ý thức bứt phá, quyết thay đổi cách
thức thể hiện, những mong tạo ra cách viết mới, thích ứng hơn với cuộc sống hôm
nay. Đến giờ, thật đáng buồn khi phải thừa nhận là hiệu quả đổi mới về thi pháp
chưa cao, thậm chí đây đó còn chưa rõ. Ngay những người hăm hở nhất đôi lúc
cũng đã có dấu hiệu mệt mỏi, ít nhất là tỏ ra không mấy hài lòng với sự táo bạo
vào một lúc nào đó, trên một chặng nào đó của chính mình…
Còn
có thể đưa ra nhiều cách lý giải khác nữa xoay quanh sức vóc, vốn liếng của nhà
văn. Riêng tôi nghĩ cái thiếu nhất trong văn chương ta giữa lúc này có lẽ chính
là tầm tư tưởng, sức suy nghĩ ẩn chứa trong tác phẩm. Ta thường đòi hỏi sự
khám phá của tác phẩm, tính sáng tạo của người viết. Nhiều người tìm những phẩm
chất quý giá này trong mối tương quan giữa văn chương với đời sống. Với họ,
khám phá cao nhất là khám phá ở hiện thực; sáng tạo lớn nhất là sáng tạo ra những
hình tượng về hiện thực. Tôi không phủ nhận hạt nhân hợp lý của quan niệm này
trong một thời điểm nhất định và với một dạng văn chương nào đó. Như văn chương
hiện thực, trong những năm tháng kháng chiến gian khó mà oanh liệt chống kẻ thù
ngọai xâm khi ta phải coi trọng sức mạnh tuyên dương, tuyên truyền của nghệ thuật.
Nhìn bao quát thì một quan niệm như vậy khó tránh khỏi hời hợt và phiến diện. Cần
thấy biểu hiện trước hết và trên hết của sức khám phá và sáng tạo trong nghệ
thuật là trên phương diện tư tưởng.
Có
thể nhận ra điều đó qua bài học nghề nghiệp của các nhà văn bậc thầy. Chẳng hạn,
Ts. Aitmatov. Ông là nhà văn Kiecghidia, thuộc vùng Trung Á. Rất nhiều tác phẩm
của ông từ lâu đã trở nên quen thuộc với bạn đọc Việt Nam, như Chuyện núi
đồi và thảo nguyên, Vĩnh biệt Gunxarưi, Con tàu trắng, Một ngày dài hơn thế kỷ,
Đọan đầu đài…Một lần, ông có kể lại trường hợp viết truyện ngắn nổi tiếng Con
chó khoang chạy ven bờ biển của mình. Trong văn nghiệp đồ sộ và thành đạt
của mình, hầu như Ts. Aitmatov chỉ viết về một đề tài duy nhất: mảnh đất và con
người quê hương ông. Truyện ngắn trên thì khác. Câu chuyện lại xảy ra với dân tộc
Nipkh ở miền Đông bắc Xibiria. Thật là một ngọai lệ thú vị! Nguyên do là ông có
một người bạn tên là Sanghi - nhà văn đầu tiên của dân tộc Nipkh. Dạo còn học với
nhau ở Trường viết văn Gorki, nhà văn này có kể cho Ts. Aitmatov nghe một câu
chuyện có thật xảy ra với chính anh ta lúc còn nhỏ. Lần ấy, anh đi
săn hải cầu với ba người lớn khác. Bất hạnh lớn đã xảy ra. Họ bị lạc
trong sương mù dày đặc. La bàn mang theo lại bị mất. Hơn hai ngày lênh đênh
trên biển, và gần như họ mất hết hy vọng thóat nạn. Người ông của anh bảo mọi
người ngưng chèo. Đúng lúc ấy có một con chim lớn bay ngang qua, và những người
trên thuyền dõi theo hướng bay của nó. Thế rồi họ quyết định dồn hết sức lực
còn lại chèo thuyền theo hướng đó. Chẳng bao lâu sau, đất liền hiện ra. Mọi người
ôm lấy nhau khóc vì sung sướng.
Câu
chuyện có thật xảy ra chỉ có vậy. Bình thường, quá bình thường, không có gì thật
đáng nhớ cả. Như bao câu chuyện ly kỳ khác ta từng được nghe kể trong đời. Tuy
nhiên, Ts. Aitmatov đã sử dụng câu chuyện mà ông cho là “tình cờ” không có gì
quá đặc sắc ấy để viết nên một truyện ngắn được nhiều người xem là kiệt tác của
ông khi thêm vào chỉ một chi tiết (chi tiết đinh – như các nhà nghiên
cứu văn chương thường nói). Trong truyện của mình, nhà văn để cho con chim chỉ
bay ngang qua sau khi xảy ra một bi kịch: người ông, người bác, và sau cùng là
người cha đã lần lượt nhảy xuống biển để dành chút nước ngọt cuối cùng cho cậu
bé. Nếu cuộc sống cần tiếp tục thì cậu bé phải là người sống sót. Giải thích về
cách xử lý này, Ts. Aitmatov nói: “Tôi không viết một chuyện mạo hiểm. Tôi muốn
mời người đọc suy nghĩ về những quy luật đạo đức của lòng nhân ái, về lương
tâm, bổn phận, tóm lại về tất cả những gì làm cho con người có tính người”.
Thế
là đã rõ, nhà văn không kể về đời sống, mà qua những câu chuyện của đời
sống để nói về và với con người. Đích sau cùng của mọi thứ văn chương chân
chính khác nhau trên đời là làm sao để con người ngày một giàu chất người hơn.
Có thể giải thích quy luật đạo đức mà Ts. Aitmatov mong muốn gửi gắm tới bạn đọc
trong truyện ngắn trên như sau: Ta thường nói các bậc tiền bối sống trong
lòng các thế hệ kế theo. Tuy không nên chỉ hiểu vấn đề giản đơn trên phương diện
dòng giống. Thế hệ đi trước chỉ thực sự sống trong tâm trí của các thế hệ đi
sau khi họ biết hy sinh cuộc sống quý giá của chính mình cho thế hệ kế tiếp. Một
bài học nhân sinh lớn lao, quảng đại mà thật sâu sắc! Tôi nghĩ, đó chính là chiếc
chìa khóa thần kỳ làm nên sự bất tử của mọi tác phẩm văn chương lớn xưa nay.
Nói như Ts. Aitmatov: “Như thế, chuyện của tôi được xây dựng trên những con người
và những biến cố có thực. Nhưng văn học phải vượt qua cái thực của sự kiện ấy”
(Xin xem Nhà văn bàn về nghề văn, Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Nam –
Đà Nẵng, 1983).
Lẽ
nào bài học giàu ý nghĩa nghề nghiệp ấy đã lỗi thời trong thời đại chúng ta? Và
đối với nhà văn nước ta? Nếu không phải thế thì căn bệnh suy tư tưởng vẫn
còn bắt những vầng trán của những người giàu tâm huyết với sự nghiệp văn chương
nước nhà phải tiếp tục đau đáu nghĩ suy …
Cuộc sống càng hiện đại, văn
chương càng cần thiết
Từ lâu, người ta đã bắt đầu
đo lường sự sung túc của con người và xã hội không chỉ bằng GDP (tổng thu nhập
quốc nội) và GNP (tổng sản phẩm quốc dân) mà còn bằng, và đặc biệt bằng BNB (tổng
hạnh phúc quốc dân). Thật phù hợp với quy luật phát triển của con người và xã hội
hiện đại!
Vậy để đạt được hạnh phúc,
con người cần phải thỏa mãn những nhu cầu nào? Như mọi người từ lâu
đ thống nhất, đó là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Riêng vai trị của từng
loại nhu cầu ấy trong việc tạo nên hạnh phúc chung của con người và x hội thì
xem ra ý kiến cịn khc nhau. Đôi khi khác nhau quá xa.Vậy mà việc vươn tới một
cuộc sống tịan diện, hi hịa lại gần như hịan tịan ty thuộc vo việc giải quyết mối
quan hệ thiết cốt ấy. Về phần mình, tôi luôn đề caoThuyết Kim tự tháp các nhu cầu
do nhà tâm lý học theo chủ nghĩa hành vi Abraham Maslow đề xướng từ năm 1943.
Đáy Kim tự tháp của ông là những nhu cầu thiết yếu của đời sống con người như
ăn, uống và các tiện nghi vật chất khác. Tầng trên là nhu cầu được an toàn và
được bảo vệ. Sau đó là các nhu cầu được yêu thương và tùy thuộc, nhất là nhu cầu
được gia đình, tập thể và cộng sự, đồng nghiệp chấp nhận. Trên nữa là nhu cầu
biết ơn, nhu cầu tự trọng và được người khác tôn trọng. Cao nhất, trên đỉnh
tháp, là điều mà ông gọi là nhu cầu hoàn thiện cá nhân, nghĩa là nhu cầu
đem lại hạnh phúc cho con người sau khi đã phát huy hết năng lực tiềm ẩn của bản
thân.
Abraham Maslow còn khẳng định,
nhu cầu hoàn thiện cá nhân là động lực cao nhất của con người khi đã thỏa mãn
các nhu cầu bậc thấp hơn. Như vậy, vật chất rõ ràng là rất quan trọng, nhằm thỏa
mãn các điều kiện thiết yếu cho cuộc sống. Nhưng vật chất chỉ là cơ sở ban đầu
giúp xã hội vươn tới những nhu cầu tinh thần ở bậc cao hơn, giàu chất người
hơn. Đáng lưu ý là các cuộc điều tra xã hội học đã xác nhận tính thuyết phục của
Thuyết Kim tự tháp các nhu cầu của Abraham Maslow. Trong thực tế, những người
có thu nhập thấp sẽ trở nên hạnh phúc rõ rệt khi có thu nhập cao hơn. Tuy
nhiên, khi đã vượt qua mức thu nhập nào đó (chừng 10.000 đôla Mỹ mỗi người
trong một năm), thì những khoản thu nhập bổ sung chỉ làm tăng rất ít hạnh phúc
của con người và xã hội.
Rõ ràng, theo thuyết này của
Abraham Maslow, thì cuộc sống càng hiện đại, văn chương càng cần thiết trong việc
thỏa mãn những nhu cầu ngày một cao của con người. Các nhà văn chúng ta hoàn
toàn có đủ lý do để hiến thân cho sự nghiệp sáng tạo cao quý vì nhu cầu tinh thần
vô hạn của con người và xã hội hiện đại.
Phạm Quang Trung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét