Mùa thu đối với tôi luôn là
mùa đẹp nhất bởi những điều thật tự nhiên, thật đặc biệt. Nắng nhẹ nhàng như
tơ, sương giăng kín lối, heo may lùa se sẻ, lá khởi sắc vàng, hoa sữa nồng nàn
những đêm… Tất cả đã đi vào biết bao sáng tác nghệ thuật, có âm nhạc, có thơ
văn, có hội hoạ… Trong đó nhiều tác phẩm âm nhạc đã trở nên bất hủ trong lòng
người nghe. Hãy cùng điểm lại 10 ca khúc tiêu biểu về mùa thu để cảm nhận mùa
thu thật là món quà quý giá mà tạo hoá ban tặng cho cuộc đời.
Mùa thu đối với tôi luôn là
mùa đẹp nhất bởi những điều thật tự nhiên, thật đặc biệt. Nắng nhẹ nhàng như
tơ, sương giăng kín lối, heo may lùa se sẽ, lá khởi sắc vàng, hoa sữa nồng nàn
những đêm… Tất cả đã đi vào biết bao sáng tác nghệ thuật, có âm nhạc, có thơ
văn, có hội hoạ… Trong đó nhiều tác phẩm âm nhạc đã trở nên bất hủ trong lòng
người nghe. Hãy cùng điểm lại 10 ca khúc tiêu biểu về mùa thu để cảm nhận mùa
thu thật là món quà quý giá mà tạo hoá ban tặng cho cuộc đời.
Thu vàng (Nhạc & lời:
Cung Tiến)
“…Chiều hôm qua lang thang trên đường
Buồn hiu hắt và nhớ bâng khuâng
Lòng xa xôi và sầu mênh mông
Có nghe lá vàng não nề rơi không?...”
Mùa thu trong bài hát là một mùa thu tràn ngập nỗi buồn, nỗi nhớ, cảm xúc mùa
thu dâng trào trong trái tim mỗi người nghe. Nhiều nốt trầm hơn những nốt cao
trong từng câu hát. Và “hiu hắt”, “bâng khuâng”, “não nề”,… cho ta cảm giác
trĩu nặng. Nhưng ta lại cảm thấy yêu mùa thu hơn vì đó mới chính là những gì
riêng biệt của mùa thu. Nên có lẽ, hết thảy những người yêu nhạc nhẹ Việt đều cảm
thấy “Thu vàng” xứng đáng là một bài hát Việt về mùa thu hay nhất mọi thời đại.
Bên cạnh cuộc sống thường nhật với ngàn vạn bon chen để đảm bảo sự sống, nơi
khoảng lặng ta cảm nhận những kỷ niệm trong hồi ức, hay thưởng thức giai điệu
thật đẹp của “Thu vàng” qua giọng hát của Hồng Nhung quả thật tuyệt vời!
Đâu phải bởi mùa thu (Nhạc
& lời: nhạc sĩ Phú Quang)
“Em ru gì, lời ru cho đá núi
Đá núi tật nguyền, vết sẹo
thời gian
Em ru gì, lời ru cho biển
khơi
Mùa thu của Phú Quang buồn da diết. Lời hát nào khắc khoải làm đá núi hoá tật
nguyền, hằn sâu vết sẹo năm tháng. Đó là nỗi nhớ hằn in trong ký ức. Lại lời
hát ấy mãi vỗ vể biển khơi sóng nước chẳng bao giờ yên lặng. Đó là nỗi nhớ sôi
sục, khôn nguôi. Ôi, mùa thu “em” hát cho người nghe cuộc đời đam mê là biết
bao giông tố… Dù chỉ có duy nhất một từ “mùa thu” ở cuối cùng bài hát nhưng rõ
ràng, từng hơi thở của mùa thu vẫn thấm đượm từng ca từ. Âm nhạc Phú Quang là vậy,
dữ dội và sâu sắc. Lại thêm giọng hát nồng nàn, mạnh mẽ của Mỹ Tâm đã khiến
“Đâu phải bởi mùa thu” trở thành khúc tình ca mùa thu bất hủ.
Thơ tình cuối mùa thu (Nhạc:
Phan Huỳnh Điểu – Thơ: Xuân Quỳnh)
“Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá…”
Mùa thu sắp qua đi, như những gì tạo hoá đã sắp đặt từ khi sinh ra Trái Đất.
Bao nhiêu năm qua, từng nốt nhạc vẫn vang lên đưa người nghe vào một không gian
trữ tình nhẹ nhàng, say đắm. Lá vàng đã rụng, hoa cúc đã vàng,… nhưng một mùa
thu nào đó vẫn ở lại. Đó là mùa thu của tình yêu. Nội dung bài hát không đẫm buồn,
nhưng đặc trưng của mùa thu thì buồn, vì thế mà giai điệu thật nhẹ nhàng, tha
thiết. Nó lôi cuốn trái tim người nghe một cách thật tự nhiên như chính hồn thơ
lãng mạn của Xuân Quỳnh vậy. Qua nhiều thế hệ ca sĩ đến nay thì Bảo Yến với giọng
hát đằm thắm, được coi là người thể hiện xuất sắc nhất “Thơ tình cuối mùa thu”.
Hoa sữa (Nhạc & lời:
Hồng Đăng)
“…Kỷ niệm ngày xưa, vẫn còn
đâu đó
Những bạn bè chung, những con đường nhỏ
Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm
Có lẽ nào, anh lại quên em, có lẽ nào…”
Những bạn bè chung, những con đường nhỏ
Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm
Có lẽ nào, anh lại quên em, có lẽ nào…”
Hoa sữa được biết đến đặc biệt
hơn bởi nó xuất hiện trong bộ phim “Hà Nội mùa chim làm tổ” của nữ đạo diễn Đức
Hoàn vào năm 1978. Nó đã nhanh chóng tìm được chỗ đứng riêng trong đời sống âm nhạc.
Đẹp sao những kỷ niệm một thời đôi lứa, những tình cảm vụng dại đầu tiên trong
mùa thu xưa, khi hoa sữa toả hương nồng nàn. Ca khúc không dài, nhưng lắng đọng
trong lòng người nghe những gì đặc trưng nhất của mùa thu. Bởi chẳng có mùa thu
nào người ta không nhắc tới hoa sữa như nhắc tới một kỷ niệm sống mãi. NSND Lê
Dung là người đầu tiên thể hiện ca khúc này nhưng đến những năm 90, “Hoa sữa” lại
trở nên nổi tiếng qua giọng ca Thanh Lam.
“... Với bao tà áo xanh đây
mùa thu
Hoa lá tàn, hàng cây đứng hững
hờ
Lá vàng, từng cánh rơi từng
cánh
Rơi xuống âm thầm trên đất
xưa...”
Mùa thu với bao vẻ đẹp nên
thơ của đất trời đã gieo cảm xúc khiến hai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và Từ Linh viết
nên những giai điệu làm say đắm lòng người. Một bức tranh sinh động về mùa thu
đã được cố nhạc sĩ gửi gắm trong từng nốt nhạc và ca từ đầy lãng mạn, man mác một
nỗi buồn trùm lên cảnh vật. Đó là một mùa thu khiến tác giả “thấy hối tiếc nhiều”
vì “thuyền đã sang bờ, đường về không lối”. Gửi gió cho mây ngàn bay qua giọng
ca trầm ấm của Khánh Ly đã chiếm giữ một vị trí quan trọng trong trái tim người
yêu nhạc Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua.
Và
nhắc đến mùa thu thì các nhạc sĩ vẫn ưu ái dành một phần đặc biệt để sáng tác
riêng về mùa thu Hà Nội. Dù chưa từng tới Hà Nội vào mùa thu, nhưng những tuyệt
phẩm âm nhạc viết về Hà Nội của các nhạc sĩ vẫn làm say đắm trái tim ta. “Một
Hà Nội ngây ngất nắng, một Hà Nội du dương heo may” vẫn hiện ra trước mắt ta thật
tuyệt vời.
Nhớ mùa thu Hà Nội (Nhạc
& lời: Trịnh Công Sơn)
“Hà Nội mùa thu, cây cơm
nguội vàng
Cây bàng lá đỏ nằm kề
bên nhau
Phố xưa nhà cổ, mái ngói
thâm nâu…”
Đây là ca khúc tuyệt vời nhất, nổi tiếng nhất về mùa thu Hà Nội. Vẫn những hình
ảnh quen thuộc, thân thương của Hà Nội, tác giả đã vẽ nên chúng bằng những mảng
màu sắc: màu vàng của cây cơm nguội, màu đỏ của lá bàng, màu nâu của mái nhà cổ;
bằng những hương vị đặc trưng: hoa sữa nồng nàn từng con phố, cốm xanh phảng phất
từng bàn tay... Và một hình ảnh đặc biệt chưa một sáng tác nào có được, đó là bầy
sâm cầm ở Hồ Tây. Những hình ảnh đó giúp cho người nghe cảm nhận được một Hà Nội
thu mộc mạc, thân thương mà dịu dàng đầy quyến rũ, đặc biệt mang lại cho người
nghe và chính tác giả một nỗi nhớ mênh mang không tên. Hồng Nhung – một người
con của Hà Nội đã thể hiện thành công nhất ca khúc này.
Có phải em mùa thu Hà Nội (Nhạc:
Trần Quang Lộc – Thơ: Tô Như Châu)
“Tháng tám mùa thu, lá
khơi vàng chưa nhỉ?
Từ độ người đi, thương
nhớ âm thầm
Có phải em là mùa thu Hà
Nội
Tuổi phong sương tôi
cũng gắng đi tìm…”
Tuy không sinh ra và lớn lên
tại Hà Nội, nhưng với những tình cảm xuất phát từ tận đáy lòng mình dành cho mảnh
đất này, nhạc sĩ Trần Quang Lộc đã tạo nên một tác phẩm bất hủ về mùa thu.
Không biết tự bao giờ, “Có phải em mùa thu Hà Nội” đã trở nên thân
thuộc với người yêu nhạc Việt Nam vẫn thường vang lên mỗi độ thu về bởi cái
giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết, là lời tự tình của chính tác giả. Trong những
ngày thu dịu êm này, hẳn bất kỳ ai cũng sẽ cảm thấy rung động khi tình cờ nghe
lại những giai điệu thật đẹp ấy. Giọng hát đầy khỏe khoắn và truyền cảm của nữ
ca sĩ Thu Phương khi cất lên từng lời ca đã lập tức làm say đắm lòng người.
Hà Nội đêm trở gió (Nhạc
Trọng Đài – Lời: Trọng Đài, Chu Lai)
“…Chiều mùa thu gió về dọc
trên phố phường
Nắng vàng hồng tươi những
nụ cười
Hà Nội ơi ta nhớ không
quên
Hà Nội ơi trong trái tim
ta”
Nhạc sĩ Trọng Đài đã sáng tác ca khúc này khi ông đi du học tại Nga. Đây là khoảng
thời gian tác giả tìm về kỷ niệm đẹp đẽ của mùa thu Hà Nội với những hình ảnh đặc
biệt mà ít nhạc phẩm nào có được. Đó là tiếng rao hè phố, cành me “gục đầu vào
dĩ vãng”, “sấu rụng ngoài ngõ vắng”, và “áo học trò xanh những hàng me”. Qua
ngôn từ sắc sảo đầy sáng tạo của nhạc sĩ, những hình ảnh ấy đã hiện lên thật
lãng mạn, thật sinh động, gần gũi khơi dậy bao cảm xúc trong lòng người nghe từ
những người đang sống tại Hà Nội, những người xa Hà Nội, đến những người chưa từng
đặt chân tới nơi đây. “Hà Nội đêm trở gió” qua giọng ca Mỹ Linh đã trở thành nhạc
phẩm bất hủ của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại.
Hà Nội mùa thu (nhạc sĩ
Vũ Thanh)
"... Em nghe chăng,
trong lắng sâu nơi hồng trái tim mình
Hà Nội mùa thu, ôi xao xuyến
trong lòng ta
Như bâng khuâng, nghe gió
đưa
Vang vọng giữa Ba
Đình..."
Hà Nội mùa thu là một trong
những sáng tác nổi tiếng nhất của cố nhạc sĩ Vũ Thanh. Lời ca da diết mang nỗi
nhớ khắc khoải về mùa thu "năm ấy" được thể hiện qua từng câu hát đi
vào lòng người. Dù từng phải trải qua biết bao cuộc kháng chiến trường kỳ với
những khó khăn, gian khổ nhưng Hà Nội “vẫn ngát xanh, xanh mùa thu”. “Hà Nội
mùa thu” đích thực là bài tình ca hay ở sự chân thành, sâu sắc bởi không khí
bài hát, giai điệu toát lên vị ngọt ngào, vẻ dìu dặt, mê say, gắn liền với tình
yêu. Nhạc phẩm này ngày trước với hình ảnh nữ ca sĩ Thùy Dung duyên dáng bên
cây đàn piano trong ngôi nhà cổ, được coi là một trong những hình ảnh đại diện
của thiếu nữ Hà Nội lúc bấy giờ và đã hằn sâu trong tâm trí người hâm mộ.
Điều
không thể thiếu của mùa thu chính là ngày khai trường. Các tác giả không chỉ
sáng tác về mùa thu với những cảm xúc lãng mạn, mà còn dành tặng tuổi thơ những
giai điệu đẹp nhất, rộn ràng nhất để cùng các em chào đón năm học mới. Và ca
khúc này sẽ là cái kết hoàn hảo cho danh sách những ca khúc bất hủ về mùa thu với
đủ mọi cung bậc cảm xúc.
Mùa thu ngày khai trường (Nhạc
và lời: Vũ Trọng Tường)
“Tiếng trống trường rộn rã làm tan cái nắng hè
Dịu đi những tiếng ve còn vương trên vòm cây xanh lá
Mùa thu sang đẹp quá
Xao xuyến bao tâm hồn...”
Ôi! Tiếng trống trường vang lên rộn rã bao hiệu năm học mới bắt đầu, đồng nghĩa với việc một mùa thu mới đã đến. Mùa hè đã trôi qua với cái nắng oi bức, với tiếng ve râm ran và biết bao cuộc vui chơi thỏa thích. Trong lòng mỗi chúng ta lúc này đầy ắp những cảm xúc khó tả, xao xuyến, hân hoan... Trang sách mới mở ra, tiếng hát cất cao chào mừng năm học mới... tất cả đẹp như chính mùa thu vậy. Đã bao năm tháng, “Mùa thu ngày khai trường” vẫn vang lên trong ngày khai trường của học sinh Việt Nam. Ôi! Những cảm xúc sao hồn nhiên và thân thương đến thế!
Ôi! Tiếng trống trường vang lên rộn rã bao hiệu năm học mới bắt đầu, đồng nghĩa với việc một mùa thu mới đã đến. Mùa hè đã trôi qua với cái nắng oi bức, với tiếng ve râm ran và biết bao cuộc vui chơi thỏa thích. Trong lòng mỗi chúng ta lúc này đầy ắp những cảm xúc khó tả, xao xuyến, hân hoan... Trang sách mới mở ra, tiếng hát cất cao chào mừng năm học mới... tất cả đẹp như chính mùa thu vậy. Đã bao năm tháng, “Mùa thu ngày khai trường” vẫn vang lên trong ngày khai trường của học sinh Việt Nam. Ôi! Những cảm xúc sao hồn nhiên và thân thương đến thế!
Đỗ Anh Thư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét